vendredi 3 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (15)


Nhưng khi những khó khăn bao quanh tất cả những câu hỏi này sẽ còn để cho ta cơ hội thảo luận về sự khác biệt giữa con người và thú vật, thì có một phẩm chất khác rất đặc thù để phân biệt chúng, mà về điều đó thì không thể có sự bác bỏ, đó là khả năng tự hoàn thiện; khả năng mà, với sự thuận lợi của hoàn cảnh, sẽ lần lượt phát triển tất cả những khả năng khác, và tồn tại nơi chúng ta trong giống loài cũng như trong mỗi cá nhân, trong khi mà một con vật thì, sau vài tháng, sẽ trở thành như chúng vốn thế suốt cả đời, và giống loài của nó, sau một ngàn năm, vẫn là giống loài nó đã từng là như vậy vào cái năm đầu tiên của một ngàn năm ấy. Tại sao chỉ có con người là phải chịu trở nên ngu ngốc ? Không phải là như vậy nó trở lại trạng thái nguyên thủy của nó hay sao, và rằng, trong khi mà con vật, vốn chẳng đạt được gì, cũng không có gì để mất, vẫn giữ nguyên bản năng của nó, thì con người, lại đánh mất đi bởi tuổi già hay bởi những tai nạn khác, tất cả những gì mà tính hoàn thiện của nó đã giúp nó đạt được, lại rơi xuống như vậy còn thấp hơn cả con vật nữa ? Sẽ thật buồn cho chúng ta khi bị buộc phải thừa nhận rằng, cái khả năng khác biệt, và gần như không có giới hạn này, là nguồn gốc của tất cả những bất hạnh của con người; rằng chính là nó đã kéo con người, theo thời gian, ra khỏi cái điều kiện nguyên thuỷ này, mà trong đó con người trôi qua những ngày yên bình và ngây thơ; rằng chính nó, đã làm nở rộ qua bao thế kỷ những ánh sáng và sai lầm, những thói xấu và những đức hạnh của nó, khiến cho con người dần trở nên bạo chúa của chính mình và của tự nhiên (ghi chú 9). Sẽ thật là kinh khủng khi bị bắt buộc phải ca ngợi như là một sinh vật từ tâm, cái người đầu tiên đã gợi ý cho người dân ở bên bờ sông Orénoque cách sử dụng những mảnh gỗ mỏng dùng để dán lên thái dương của những đứa trẻ, và đảm bảo cho chúng chí ít là một phần sự ngu ngốc của chúng, và hạnh phúc nguyên thủy của chúng.

----------------------------------------- 

Mais, quand les difficultés qui environnent toutes ces questions, laisseraient quelque lieu de disputer sur cette différence de l'homme et de l'animal, il y a une autre qualité très spécifique qui les distingue, et sur laquelle il ne peut y avoir de contestation, c'est la faculté de se perfectionner; faculté qui, à l'aide des circonstances, développe successivement toutes les autres, et réside parmi nous tant dans l'espèce que dans l'individu, au lieu qu'un animal est, au bout des quelques mois, ce qu'il sera toute sa vie, et son espèce, au bout de mille ans, ce qu'elle était la première année de ces mille ans. Pourquoi l'homme seul est-il sujet à devenir imbécile? N'est-ce point qu'il retourne ainsi dans son état primitif, et que, tandis que la bête, qui n'a rien acquis et qui n'a rien non plus à perdre, reste toujours avec son instinct, l'homme reperdant par la vieillesse ou d'autres accidents tout ce que sa perfectibilité lui avait fait acquérir, retombe ainsi plus bas que la bête même? Il serait triste pour nous d'être forcés de convenir, que cette faculté distinctive, et presque illimitée, est la source de tous les malheurs de l'homme; que c'est elle qui le tire, à force de temps, de cette condition originaire, dans laquelle il coulerait des jours tranquilles et innocents; que c'est elle, qui faisait éclore avec les siècles ses lumières et ses erreurs, ses vices et ses vertus, le rend à la longue le tyran de lui-même et de la nature (note 9). Il serait affreux d'être obligés de louer comme un être bienfaisant celui qui le premier suggéra à l'habitant des rives de l'Orénoque l'usage de ces ais qu'il applique sur les tempes des enfants, et qui leur assurent du moins une partie de leur imbécillité, et de leur bonheur originel.




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire