mercredi 15 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (21)


Ngôn ngữ đầu tiên của con người, ngôn ngữ phổ quát nhất, mạnh mẽ nhất, và duy nhất mà nó cần, trước khi mà nó phải thuyết phục những con người tập hợp lại, là tiếng kêu của tự nhiên. Như là tiếng kêu chỉ bị bật ra bởi một thứ bản năng trong những trường hợp khẩn cấp, để cầu xin sự trợ giúp trong những cơn nguy biến, hoặc làm giảm nhẹ những cơn đau dữ dội, nó không phải là rất hữu dụng trong tiến trình bình thường của cuộc sống, nơi ngự trị những tình cảm ôn hòa hơn. Khi những ý tưởng của con người bắt đầu mở rộng và nhân lên, và giữa họ thiết lập một sự giao tiếp chặt chẽ hơn, họ tìm kiếm nhiều dấu hiệu và một ngôn ngữ trải rộng hơn: họ nhân lên những âm điệu của giọng nói, và hòa vào đó những cử chỉ, mà do bản chất của chúng, biểu cảm hơn, và ý nghĩa phụ thuộc ít hơn vào một quyết định trước đó. Họ diễn tả như vậy bằng những cử chỉ những đối tượng nhìn thấy được và chuyển động, và những đối tượng đập vào thính giác, bởi những âm thanh bắt chước: nhưng do cử chỉ chỉ cho thấy được những vật đang hiện diện, hoặc dễ mô tả, và những hành động nhìn thấy được; do nó không có một công dụng phổ quát, bởi vì bóng tối, hoặc sự chen vào của một vật thể làm nó trở nên vô dụng, và do nó đòi hỏi hơn là kích thích sự chú ý, rốt cuộc người ta nghĩ ra thay thế nó bằng những hợp âm của giọng nói, mà, không có cùng mối quan hệ với một số ý tưởng, chúng thích hợp hơn để thể hiện tất cả những ý tưởng ấy, như là những dấu hiệu thiết lập; sự thay thế mà chỉ thực hiện được với một thỏa thuận chung, và theo một cách khá khó khăn để thực hành đối với những người mà những bộ phận thô thiển còn chưa có một sự luyện tập nào, và còn khó hơn nữa để quan niệm trong chính nó, bởi vì cái sự thỏa thuận nhất trí này phải có động lực thúc đẩy, và bởi vì lời nói có vẻ đã là rất cần thiết, để thiết lập việc sử dụng lời nói.
----------------------------------- 
Le premier langage de l'homme, le langage le plus universel, le plus énergique, et le seul dont il eut besoin, avant qu'il fallût persuader des hommes assemblés, est le cri de la nature. Comme ce cri n'était arraché que par une sorte d'instinct dans les occasions pressantes, pour implorer du secours dans les grands dangers, ou du soulagement dans les maux violents, il n'était pas d'un grand usage dans le cours ordinaire de la vie, où règnent des sentiments plus modérés. Quand les idées des hommes commencèrent à s'étendre et à se multiplier, et qu'il s'établit entre eux une communication plus étroite, ils cherchèrent des signes plus nombreux et un langage plus étendu: ils multiplièrent les inflexions de la voix, et y joignirent les gestes, qui, par leur nature, sont plus expressifs, et dont le sens dépend moins d'une détermination antérieure. Ils exprimaient donc les objets visibles et mobiles par des gestes, et ceux qui frappent l'ouïe, par des sons imitatifs: mais comme le geste n'indique guère que les objets présents, ou faciles à décrire, et les actions visibles; qu'il n'est pas d'un usage universel, puisque l'obscurité, ou l'interposition d'un corps le rendent inutile, et qu'il exige l'attention plutôt qu'il ne l'excite, on s'avisa enfin de lui substituer les articulations de la voix, qui, sans avoir le même rapport avec certaines idées, sont plus propres à les représenter toutes, comme signes institués; substitution qui ne peut se faire que d'un commun consentement, et d'une manière assez difficile à pratiquer pour des hommes dont les organes grossiers n'avaient encore aucun exercice, et plus difficile encore à concevoir en elle-même, puisque cet accord unanime dut être motivé, et que la parole paraît avoir été fort nécessaire, pour établir l'usage de la parole. 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire