Thật sẽ êm dịu biết bao khi
được sống giữa chúng ta, nếu ứng xử bên ngoài luôn
là hình ảnh những gì sắp đặt trong tim; nếu sự đứng
đắn là đức hạnh, nếu những câu châm ngôn làm thành
quy tắc; nếu triết học thực sự không tách rời khỏi
danh xưng nhà triết học! Nhưng biết bao phẩm chất như
vậy quá hiếm khi được ở cùng nhau, và đức hạnh đâu
có vận hành một cách phô trương như vậy. Sự giàu có
của trang sức có thể báo trước một người có thị hiếu; con người lành mạnh và cường tráng được
nhận ra bởi những dấu hiệu khác: chính là dưới bộ
quần áo quê mùa của một thợ cày, chứ không phải dưới
ánh vàng son của một cận thần, mà ta tìm thấy sức
mạnh và sự tráng kiện của thân thể. Đồ trang sức
cũng xa lạ không kém đối với đức hạnh, vốn là sức
mạnh và sự tráng kiện của tâm hồn. Người tốt là
người thích chiến đấu trần truồng : nó khinh bỉ tất
cả những đồ trang trí thấp hèn này chúng làm vướng
víu nó khi sử dụng sức mạnh, mà phần lớn đã được
phát minh ra để che giấu đi một sự dị dạng nào đó.
Trước khi mà nghệ thuật đã
tạo nên kiểu cách của chúng ta và dạy cho đam mê nói
một thứ ngôn ngữ vay mượn, phong tục của chúng ta đã
là thô mộc, nhưng mà tự nhiên; và sự khác nhau giữa
những cách xử thế thông báo ngay cái nhìn đầu tiên sự
khác nhau của tính cách. Bản chất con người, về thực
chất, cũng không tốt hơn; nhưng con người đã tìm thấy
sự an toàn của họ trong việc dễ dàng thâm nhập lẫn
nhau, và lợi thế này, mà chúng ta không cảm thấy được
giá của nó nữa, đã tránh cho họ biết bao thói xấu.
Ngày nay khi mà những sự nghiên
cứu tinh tế hơn và một thị hiếu thanh nhã hơn đã giảm
thiểu nghệ thuật làm vui lòng thành nguyên tắc, trong các
tập quán của chúng ta ngự trị một sự đồng điệu
thấp hèn và lừa dối, và tất cả mọi trí tuệ dường
như đều đã được ném vào trong cùng một khuôn : không
ngừng lịch sự đòi hỏi, thuần phong ra lệnh : không
ngừng người ta theo những thói thường, mà không bao giờ
theo tài năng của chính mình. Người ta không dám tỏ ra
là chính mình nữa; và trong sự áp đặt vĩnh viễn này,
những con người tạo nên cái bầy đàn mà người ta gọi
là xã hội, được đặt vào cùng những tình huống như
nhau, đều sẽ làm những điều giống nhau, nếu những
động cơ mạnh mẽ hơn không làm họ đổi hướng. Vậy
là người ta sẽ không bao giờ biết mình đang có chuyện
với ai : vậy thì sẽ phải, để biết rõ bạn mình, chờ
đợi những cơ hội lớn, nghĩa là chờ đến khi không
còn thời gian nữa, bởi vì chính là vì những cơ hội đó
mà nhất thiết phải biết rõ người ấy.
--------------------------------------
Avant que l'art eût façonné nos manières et appris à nos passions à parler un langage apprêté, nos moeurs étaient rustiques, mais naturelles; et la différence des procédés annonçait au premier coup d'oeil celle des caractères. La nature humaine, au fond, n'était pas meilleure; mais les hommes trouvaient leur sécurité dans la facilité de se pénétrer réciproquement, et cet avantage, dont nous ne sentons plus le prix, leur épargnait bien des vices.
Aujourd'hui que des recherches plus subtiles et un goût plus fin ont réduit l'art de plaire en principes, il règne dans nos moeurs une vile et trompeuse uniformité, et tous les esprits semblent avoir été jetés dans un même moule: sans cesse la politesse exige, la bienséance ordonne: sans cesse on suit des usages, jamais son propre génie. On n'ose plus paraître ce qu'on est; et dans cette contrainte perpétuelle, les hommes qui forment ce troupeau qu'on appelle société, placés dans les mêmes circonstances, feront tous les mêmes choses si des motifs plus puissants ne les en détournent. On ne saura donc jamais bien à qui l'on a affaire: il faudra donc, pour connaître son ami, attendre les grandes occasions, c'est-à-dire attendre qu'il n'en soit plus temps, puisque c'est pour ces occasions mêmes qu'il eût été essentiel de le connaître.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire