samedi 22 juin 2013

Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR (16)


Lạm dụng thời gian là điều rất xấu. Những điều xấu khác còn tệ hơn thế theo sau văn chương và nghệ thuật. Cũng như vậy là sự xa hoa, được sinh ra như chúng từ sự rảnh rỗi và sự kiêu ngạo của con người. Sự xa hoa hiếm khi không đi cùng khoa học và nghệ thuật, và không bao giờ khoa học và nghệ thuật lại không đi cùng nó. Tôi biết là triết học của chúng ta, luôn luôn phì nhiêu về những châm ngôn lạ lùng, cho rằng, ngược lại với kinh nghiệm của mọi thế kỷ, là sự xa hoa làm nên vẻ huy hoàng của các nhà nước; nhưng sau khi đã quên đi sự cần thiết của các đạo luật về tiêu pha, liệu triết học có còn dám chối rằng thuần phong mỹ tục mới là thiết yếu cho sự bền lâu của các đế chế, và rằng sự xa hoa là hoàn toàn đối ngược với thuần phong mỹ tục ? Thì sự xa hoa là một dấu hiệu chắc chắn của sự giàu có; thì nó giúp ích, nếu ta muốn, cho việc nhân lên sự giàu có : Vậy sẽ cần kết luận gì về cái nghịch lý thật xứng đáng được sinh ra từ thời đại của chúng ta; và đức hạnh sẽ trở thành gì, nếu sẽ cần phải làm giàu bằng bất cứ giá nào ? Những chính khách xưa không ngừng nói về tập quán và đức hạnh; những chính khách của chúng ta chỉ nói về thương mại và tiền. Người này sẽ nói cho bạn rằng một người đáng giá ở vùng nào đó số tiến mà người ta sẽ bán nó ở Alger; một người khác theo cách tính toán này sẽ tìm ra những nước mà ở đó con người không đáng giá gì cả, và những nước khác mà ở đó nó đáng giá còn kém hơn không là gì cả. Họ đánh giá con người như những bầy gia súc. Theo họ, một con người chỉ đáng giá cho nhà nước bằng sự tiêu thụ mà nó thực hiện ở đó. Như vậy một người dân Sybaris có lẽ sẽ đáng giá hẳn bằng ba mươi người Lacédémone. Thì người ta thử đoán xem nước nào trong số hai nền Cộng hòa này, Sparte hay là Sybaris, đã bị khuất phục bởi một nhúm nông dân, và nước nào đã làm run sợ cả châu Á.

Nền quân chủ của các vua Cyrus đã bị chinh phục với ba mươi ngàn người bởi một ông hoàng nghèo hơn một quan trấn thủ nhỏ nhất ở Ba Tư; và những người Scythe, dân tộc nghèo hèn nhất trong tất cả, đã kháng cự lại được những vị vua hùng mạnh nhất của vũ trụ. Hai nền cộng hòa lừng danh tranh giành nhau đế chế của thế giới; nước này rất giàu, nước kia chẳng có gì, và chính là nước này đã tiêu hủy nước kia. Đế chế La Mã, đến lượt nó, sau khi đã nuốt trọng tất cả những của cải của vũ trụ, lại làm mồi cho những kẻ thậm chí không biết giàu có là gì. Những người Francs chinh phục xứ Gaules, những người Saxons chinh phục nước Anh không cần kho báu nào khác hơn là lòng can đảm và sự nghèo khổ của họ. Mội đội quân những người miền núi nghèo khổ mà tất cả sự thèm muốn chỉ đơn thuần là vài miếng da cừu, sau khi đã chế ngự niềm tự hào nước Áo, đã nghiền nát Ngôi nhà Bourgogne sang trọng và đáng sợ mà đã làm run sợ những quyền lực cao nhất của châu Âu. Cuối cùng là tất cả sự hùng mạnh và tất cả sự khôn ngoan của người kế vị Charles Quint, được hỗ trợ bởi tất cả những kho tàng của Ấn Độ, đã lao vào vỡ tan nơi một nhóm những người đánh cá trích. Mong các thể chế chính trị của chúng ta đoái tới việc tạm ngưng những tính toán của họ để suy nghĩ về những ví dụ này, và mong họ học được chỉ một lần rằng người ta có thể có mọi thứ với tiền, ngoại trừ thuần phong mỹ tục và những công dân.

Vậy vấn đề chính xác trong câu hỏi về sự xa hoa này là gì ? Là biết được điều gì quan trọng nhất đối với các đế chế, là chói sáng và tạm thời, hay là đạo đức và lâu bền. Tôi nói chói sáng, nhưng là với sự rực rỡ nào ? Thị hiếu về sự tráng lệ không hề kết hợp được trong cùng những tâm hồn với thị hiếu về sự lương thiện. Không, không thể nào những trí tuệ suy thoái bởi vô số những chăm chút phù phiếm lại có bao giờ nâng mình lên tới điều gì lớn lao; và khi chúng có được sức mạnh cho điều ấy, thì chúng sẽ lại thiếu lòng can đảm.

------------------------------------- 
C'est un grand mal que l'abus du temps. D'autre maux pires encore suivent les lettres et les arts. Tel est le luxe, né comme eux de l'oisiveté et de la vanité des hommes. Le luxe va rarement sans les sciences et les arts, et jamais ils ne vont sans lui. Je sais que notre philosophie, toujours féconde en maximes singulières, prétend, contre l'expérience de tous les siècles, que le luxe fait la splendeur des Etats; mais après avoir oublié la nécessité des lois somptuaires, osera-t-elle nier encore que les bonnes moeurs ne soit essentielles à la durée des empires, et que le luxe ne soit diamétralement opposé aux bonnes moeurs? Que le luxe soit un signe certain des richesses; qu'il serve même si l'on veut à les multiplier: Que faudra-t-il conclure de ce paradoxe si digne d'être né de nos jours; et que deviendra la vertu, quand il faudra s'enrichir à quelque prix que ce soit? Les anciens politiques parlaient sans cesse de moeurs et de vertu; les nôtres ne parlent que de commerce et d'argent. L'un vous dira qu'un homme vaut en telle contrée la somme qu'on le vendrait à Alger; un autre en suivant ce calcul trouvera des pays où un homme ne vaut rien, et d'autres où il vaut moins que rien. Ils évaluent les hommes comme des troupeaux de bétail. Selon eux, un homme ne vaut à l'Etat que la consommation qu'il y fait. Ainsi un Sybarite aurait bien valu trente Lacédémoniens. Qu'on devine donc laquelle de ces deux Républiques, de Sparte ou de Sybaris, fut subjuguée par une poignée de paysans, et laquelle fit trembler l'Asie.
La monarchie de Cyrus a été conquise avec trente mille hommes par un prince plus pauvre que le moindre des satrapes de Perse; et les Scythes, le plus misérable de tous les peuples, a résisté aux plus puissants monarques de l'univers. Deux fameuses républiques se disputèrent l'empire du monde; l'une était très riche, l'autre n'avait rien, et ce fut celle-ci qui détruisit l'autre. L'empire romain à son tour, après avoir englouti toutes les richesses de l'univers, fut la proie de gens qui ne savaient pas même ce que c'était que richesse. Les Francs conquirent les Gaules, les Saxons l'Angleterre sans autres trésors que leur bravoure et leur pauvreté. Une troupe de pauvres montagnards dont toute l'avidité se bornait à quelques peaux de moutons, après avoir dompté la fierté autrichienne, écrasa cette opulente et redoutable Maison de Bourgogne qui faisait trembler les potentats de l'Europe. Enfin toute la puissance et toute la sagesse de l'héritier de Charles Quint, soutenues de tous les trésors des Indes, vinrent se briser contre une poignée de pêcheurs de hareng. Que nos politiques daignent suspendre leurs calculs pour réfléchir à ces exemples, et qu'ils apprennent une fois qu'on a de tout avec de l'argent, hormis des moeurs et des citoyens.
De quoi s'agit-il donc précisément dans cette question du luxe? De savoir lequel importe le plus aux empires d'être brillants et momentanés, ou vertueux et durables. Je dis brillant, mais de quel éclat? Le goût du faste ne s'associe guère dans les mêmes âmes avec celui de l'honnête. Non, il n'est pas possible que des esprits dégradés par une multitude de soins futiles s'élèvent jamais à rien de grand; et quand ils en auraient la force, le courage leur manquerait.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire