mardi 4 juin 2013

Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR (9)


Nhưng tại sao lại phải tìm kiếm trong thời xa xưa những bằng chứng của một sự thật mà chúng ta có ngay trước mắt những chứng cớ đang tồn tại. Ở châu Á có một xứ sở mênh mông nơi văn học được vinh danh dẫn tới những chức sắc hàng đầu của nhà nước. Nếu khoa học làm trong lành tập quán, nếu khoa học dạy cho con người đổ máu vì tổ quốc, và kích động lòng can đảm, thì những dân tộc của nước Trung Hoa hẳn phải khôn ngoan, tự do và bất khả chiến bại. Nhưng nếu không hề có thói xấu thống trị họ, không hề có tội ác thân thuộc với họ; nếu không phải ánh sáng của các vị bộ trưởng, cũng không phải cái được cho là sự khôn ngoan của luật pháp, hay cũng không phải sự đông đúc của cư dân của đế quốc rộng lớn này đều đã không thể ngăn nó thoát khỏi ách Tartare ngu dốt và thô lỗ, thì tất cả những nhà thông thái của nó đã dùng được vào việc gì ? Kết quả nào nó đã rút ra được từ những vinh dự mà họ được chồng chất ? Đó là được cư trú bởi những kẻ nô lệ và độc ác chăng ?

Ngược lại với những bức tranh này là tập quán của một số nhỏ các dân tộc, được gìn giữ khỏi sự truyền nhiễm những kiến thức vô ích, nhờ đức hạnh mà đã tạo nên hạnh phúc của chính mình và tấm gương cho các quốc gia khác. Những người Ba-tư đầu tiên đã là như vậy, cái quốc gia đặc biệt này nơi người ta học đức hạnh như là ở nước ta người ta học khoa học; nó đã khuất phục châu Á thật là dễ dàng, và là nước duy nhất đã có vinh quang mà lịch sử của các thể chế của nó đã thay thế cho một cuốn tiểu thuyết triết học. Những người Scythes đã là như vậy, mà người ta đã để lại cho chúng ta những lời ngợi ca tuyệt đẹp. Những người Germains đã là như vậy, mà một ngòi bút, chán nản vì vạch ra những tội lỗi và những sự độc địa của một dân tộc có học vấn, đã tự giải thoát mà vẽ nên sự giản dị, ngây thơ và những đức hạnh. Ngay cả thành Rome cũng đã như vậy vào thời nó còn nghèo khổ và ngu dốt. Cuối cùng như là đã cho thấy cho tới tận ngày nay cái quốc gia thô mộc này, được ca tụng bởi lòng can đảm của nó mà nghịch cảnh đã không thể hạ gục, và bởi sự trung thành mà tấm gương đã không thể làm hư hỏng (ghi chú 3).

(Ghi chú 3) Tôi không dám nói về những quốc gia hạnh phúc này mà họ thậm chí không biết tới tên của những thói xấu mà chúng ta cực nhọc biết bao đề mà trấn áp, về những người hoang dã ở châu Mỹ mà Montaigne không hề ngần ngại thích luật lệ đơn giản và tự nhiên của họ hơn, không chỉ là thích hơn những luật lệ của Platon, mà thậm chí là thích hơn tất cả những gì mà triết học sẽ không bao giờ có thể tượng tượng ra là hoàn hảo hơn cho việc cai trị các dân tộc. Ông ấy kể ra rất nhiều ví dụ ấn tượng cho những ai biết thán phục chúng. Nhưng sao kia ! Ông ấy nói, họ chẳng hề mặc quần chẽn!

----------------------------------------- 
Mais pourquoi chercher dans des temps reculés des preuves d'une vérité dont nous avons sous nos yeux des témoignages subsistants. Il est en Asie une contrée immense où les lettres honorées conduisent aux premières dignités de l'Etat. Si les sciences épuraient les moeurs, si elles apprenaient aux hommes à verser leur sang pour la patrie, si elles animaient le courage, les peuples de la Chine devraient être sages, libres et invincibles. Mais s'il n'y a point de vice qui ne les domine, point de crime qui ne leur soit familier; si les lumières des ministres, ni la prétendue sagesse des lois, ni la multitude des habitants de ce vaste empire n'ont pu le garantir du joug du Tartare ignorant et grossier, de quoi lui ont servi tous ses savants? Quel fruit a-t-il retiré des honneurs dont ils sont comblés? Serait-ce d'être peuplé d'esclaves et de méchants ?
Opposons à ces tableaux celui des moeurs du petit nombre des peuples qui, préservés de cette contagion des vaines connaissances ont par leurs vertus fait leur propre bonheur et l'exemple des autres nations. Tels furent les premiers Perses, nation singulière chez laquelle on apprenait la vertu comme chez nous on apprend la science; qui subjugua l'Asie avec tant de facilité, et qui seule a eu cette gloire que l'histoire de ses institutions ait passé pour un roman de philosophie. Tels furent les Scythes, dont on nous a laissé de si magnifiques éloges. Tels les Germains, dont une plume, lasse de tracer les crimes et les noirceurs d'un peuple instruit, opulent et voluptueux, se soulageait à peindre la simplicité, l'innocence et les vertus. Telle avait été Rome même dans les temps de sa pauvreté et de son ignorance. Telle enfin s'est montrée jusqu'à nos jours cette nation rustique si vantée pour son courage que l'adversité n'a pu abattre, et pour sa fidélité que l'exemple n'a pu corrompre (note 3).  
(Note 3) Je n'ose parler de ces nations heureuses qui ne connaissent pas même de nom les vices que nous avons tant de peine à réprimer, de ces sauvages de l'Amérique dont Montaigne ne balance point à préférer la simple et naturelle police, non seulement aux lois de Platon, mais même à tout ce que la philosophie pourra jamais imaginer de plus parfait pour le gouvernement des peuples. Il en cite quantité d'exemples frappants pour qui les saurait admirer. Mais quoi! dit il, ils ne portent point de chausses!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire