vendredi 16 mars 2012

Sénèque - Về sử dụng thời gian

Bức thư thứ nhất : Về sử dụng thời gian

Hãy theo đuổi kế hoạch của bạn, Lucilius thân mến; hãy lấy lại quyền sở hữu chính mình: thời gian mà cho tới lúc này đã bị tước đoạt, đánh cắp, hay là chính bạn đã để mất, hãy thu lượm lại nó và sắp đặt nó. Hãy thuyết phục chính mình rằng sự việc xảy ra như là tôi viết cho bạn ! có những giờ mà người ta lấy đi của chúng ta bằng vũ lực, những giờ khác một cách bất ngờ, những giờ khác nữa lại trôi đi từ chính tay của chúng ta. Vậy mà sự mất mát đáng xấu hổ nhất chính là do chểnh mảng; và nếu bạn để ý, phần lớn nhất của thời gian của cuộc đời trôi qua vào việc làm sai, một phần lớn vào việc không làm gì, và tất cả vào việc làm khác hơn điều mà người ta phải làm. Hãy chỉ cho tôi một người nào đã cho thời gian một cái giá dù là thấp nhất, hay người nào biết rằng một ngày đáng giá chừng nào, hay hiểu rằng mỗi ngày ông ta đang chết đi một ít! Bởi chúng ta thật sai lầm khi chỉ nhìn thấy cái chết ở phía trước mình : chúng ta đã để nó phần lớn ở phía sau rồi; tất cả khoảng cách đã vượt qua đã thuộc về nó.

Vậy thì hãy kiên trì, bạn ơi, mà làm điều mà bạn yêu cầu tôi : hãy là chủ nhân hoàn toàn của thời giờ của bạn. Bạn sẽ phụ thuộc ít hơn vào ngày mai, nếu bạn yên tâm hơn ngày hôm nay. Trong khi mà người ta hoãn nó lại, thì cuộc sống trôi đi. Lucilius thân mến, tất cả những thứ khác chỉ là vay mượn, chỉ có thời gian mới là của cải của chúng ta. Đó là vật duy nhất, thoáng qua và trơn tuột, mà tự nhiên đã giành cho ta làm tài sản; và tước đoạt nó của chúng ta khi ta muốn. Nhưng sự điên rồ của con người là như vậy đấy : món quà mỏng mảnh nhất và dễ vuột mất nhất, mà sự mất mát chí ít là còn sửa chữa được, chúng ta chắc hẳn phải biết ơn vì đã có được nó; vậy mà không ai tự cho rằng mình mang nợ về thời gian giành cho mình, cái kho báu duy nhất mà ý chí tốt đẹp nhất cũng không thể trả lại được.

Có lẽ bạn sẽ hỏi xem tôi làm như thế nào, người nói với bạn những lời răn hay này. Tôi sẽ thẳng thắn thú nhận : tôi hành xử như một người giàu sang, nhưng có trật tự; tôi ghi chép việc chi tiêu của mình. Tôi không thể tự khen mình là đã không để mất gì cả, nhưng những gì mà tôi mất, lý do vì sao và như thế nào mà mất, tôi có thể nói được, tôi có thể nhận thấy được phiền phức của mình. Rồi thì cũng xảy đến với tôi như là với phần lớn những người bị kiệt quệ cho dù đó không phải là lỗi của họ : mọi người đều tha thứ cho họ, nhưng không ai giúp họ cả. Nhưng sao kia ! Tôi chẳng hề coi là nghèo cái người mà, cho dù chỉ còn rất ít thôi, vẫn cảm thấy hài lòng. Tuy vậy tôi sẽ thích thấy bạn coi sóc tài sản của mình hơn, và lúc này là tốt để bắt đầu rồi. Quả nhiên là như cha ông chúng ta đã đánh giá : chăm lo phần đáy bình, là bắt đầu trễ rồi. Bởi vì phần cuối cùng còn sót lại không chỉ là phần ít nhất, mà còn là phần tồi tệ nhất.
(Hết)

---------------------------------------------- 


Lettre 1 : Sur l'emploi du temps

1. Suis ton plan, cher Lucilius[1] ; reprends possession de toi-même : le temps qui jusqu’ici t’était ravi, ou dérobé, ou que tu laissais perdre, recueille et ménage-le. Persuade-toi que la chose a lieu comme je te l’écris : il est des heures qu’on nous enlève par force, d’autres par surprise, d’autres coulent de nos mains. Or la plus honteuse perte est celle qui vient de négligence ; et, si tu y prends garde, la plus grande part de la vie se passe à mal faire, une grande à ne rien faire, le tout à faire autre chose que ce qu’on devrait. 2. Montre-moi un homme qui mette au temps le moindre prix, qui sache ce que vaut un jour, qui comprenne que chaque jour il meurt en détail ! Car c’est notre erreur de ne voir la mort que devant nous : en grande partie déjà on l’a laissée derrière ; tout l’espace franchi est à elle.
Persiste donc, ami, à faire ce que tu me mandes : sois complètement maître de toutes tes heures. Tu dépendras moins de demain, si tu t’assures bien d’aujourd’hui. Tandis qu’on l’ajourne, la vie passe. 3. Cher Lucilius, tout le reste est d’emprunt, le temps seul est notre bien. C’est la seule chose, fugitive et glissante, dont la nature nous livre la propriété ; et nous en dépossède qui veut. Mais telle est la folie humaine : le don le plus mince et le plus futile, dont la perte au moins se répare, on veut bien se croire obligé pour l’avoir obtenu ; et nul ne se juge redevable du temps qu’on lui donne, de ce seul trésor que la meilleure volonté ne peut rendre.
4. Tu demanderas peut-être comment je fais, moi qui t’adresse ces beaux préceptes. Je l’avouerai franchement : je fais comme un homme de grand luxe, mais qui a de l’ordre ; je tiens note de ma dépense. Je ne puis me flatter de ne rien perdre ; mais ce que je perds, et le pourquoi et le comment, je puis le dire, je puis rendre compte de ma gêne. Puis il m’arrive comme à la plupart des gens ruinés sans que ce soit leur faute : chacun les excuse, personne ne les aide. 5. Mais quoi ! je n’estime point pauvre l’homme qui, si peu qu’il lui demeure, est content. Pourtant j’aime mieux te voir veiller sur ton bien, et le moment est bon pour commencer. Comme l’ont en effet jugé nos pères : ménager le fond du vase, c’est s’y prendre tard. Car la partie qui reste la dernière est non-seulement la moindre, mais la pire[2]
(Fin)

lundi 12 mars 2012

FAUST - La nuit (Ban đêm) (2)

Hãy giải phóng chính mình ! Ném mình vào không gian ! Cuốn sách huyền bí này, hoàn toàn được viết từ bàn tay của Nostradamus, không đủ để dẫn dắt ngươi sao ? Ngươi sẽ biết được dòng chuyển động của các vì tinh tú, khi đó, nếu tự nhiên đoái dạy bảo ngươi, năng lượng của tâm hồn ngươi sẽ được giao chuyển, như một tinh thần tới một tinh thần khác. Sẽ là vô ích nếu như, bởi một giác quan cằn cỗi, ngươi muốn giải nghĩa những dấu hiệu thần thánh ở đây… Hỡi những tinh thần đang bơi lượn quanh tôi, hãy trả lời tôi, nếu các người nghe được tôi ! (Ông đập lên cuốn sách, và xem xét dấu hiệu của đại vũ trụ.) A! Thật là một niềm hứng khởi xâm chiếm toàn bộ con người tôi khi tôi nhìn nó ! Tôi tưởng chừng cảm nhận một cuộc sống mới, thánh khiết và sôi sục, đang chảy trong những sợi thần kinh và trong huyết mạch của tôi. Phải chăng chúng được vạch ra từ bàn tay một vị thần, những chữ viết này, chúng làm dịu những nỗi đau của tâm hồn tôi, khiến cho trái tim khốn khổ của tôi say sưa trong niềm vui, và vén màn xung quanh tôi những sức mạnh huyền bí của tự nhiên ? Phải chăng chính tôi là một vị thần ? Mọi thứ trở nên thật sáng rõ với tôi ! Trong những đường nét đơn giản này, thế giới tiết lộ cho tâm hồn tôi tất cả chuyển động của cuộc sống của nó, tất cả năng lượng của sự sáng tạo của nó. Tôi đã nhận ra rồi sự thật của những lời nói của nhà hiền triết : “ Thế giới tâm linh không hề đóng kín; giác quan của ngươi đang ngủ gật, trái tim của ngươi đã chết. Hãy đứng lên, đệ tử, và đưa lồng ngực phàm của ngươi tắm ngập trong ánh sáng đỏ tía của hừng đông!” (Ông nhìn vào dấu hiệu.) Kìa mọi vật đều đang chuyển động trong vũ trụ ! Kìa mọi vật, cái này trong cái khác, đều vận động và sống cùng một sự tồn tại ! Kìa những quyền năng của trời đang chuyển động lên xuống chuyền tay nhau những xô vàng ! Từ bầu trời xuống đến mặt đất, chúng trải ra một làn sương làm mát dịu mặt đất khô cằn, và những đôi cánh của chúng lay động làm ngập tràn những khoảng không âm vang với một hòa âm khôn tả.

Cảnh tượng ghê gớm ! Nhưng than ôi, đó chỉ là một cảnh tượng ! Nắm được người nơi đâu, hỡi tự nhiên vô tận ? Vậy là tôi cũng sẽ không thể ép những bầu vú của người, nơi treo lơ lửng cả trời và đất ? Tôi muốn uống thỏa thuê mạch sữa bất tận này… nhưng nó lan tràn khắp nơi, làm ngập lụt tất cả, và tôi, tôi ưu phiền vô vọng theo sau nó! (Ông đập cuốn sách với vẻ khinh bỉ, và xem xét dấu hiệu của Tinh thần của trái đất.) Dấu hiệu này tác động lên tôi mới khác chứ ! Tinh thần của trái đất, ngươi đang tiến lại gần; tôi đã cảm thấy ngay sức lực của tôi gia tăng; tôi đã sủi tăm như một chất rượu mới : Tôi cảm thấy lòng can đảm để trải hiểm nguy trên thế giới, chịu đựng những nỗi muộn phiền và những sự thịnh vượng; chiến đấu chống lại giông bão, và chẳng hề tái mặt vì nghe tiếng răng rắc của chiến thuyền của tôi. Những đám mây chồng chất phía trên đầu tôi ! Mặt trăng che giấu ánh sáng của nó… ngọn đèn phụt tắt, nó tỏa khói!...  Những tia sáng mãnh liệt xoay chuyển quanh đầu tôi.  Từ mái vòm rơi xuống một cơn rùng mình nhập vào tôi và ép chặt tôi. Tôi cảm thấy ngươi đang khuấy động quanh tôi, hỡi tinh thần mà tôi đã gọi hồn! A ! Lồng ngực tôi bị xé rách! Giác quan của tôi mở ra đón những cảm giác mới ! Tất cả trái tim tôi buông thả cho ngươi ! Hãy hiện ra ! Hãy hiện ra ! cho dù tôi có phải mất cả mạng sống !

Ông nắm lấy cuốn sách và thốt ra những dấu hiệu huyền bí của Tinh thần. Ông thắp một ngọn lửa đỏ, Tinh thần hiện ra trong ngọn lửa.

TINH THẦN : Ai gọi tôi ?
FAUST : Ảo giác kinh khủng !

vendredi 9 mars 2012

FAUST - La nuit (Ban đêm) (1)


Đêm, trong một căn phòng có mái vòm cao, hẹp, kiểu gô-tích. Faust, ưu tư, ngồi trước bàn làm việc.

Faust, một mình.

Triết học, than ôi, luật học, y học, và ngươi nữa, thần học buồn tẻ ! … Vậy là ta đã nghiên cứu các ngươi đến tận cùng với nhiệt tình và kiên nhẫn : và giờ thì tôi đây, kẻ điên tội nghiệp, cũng thông thái như trước đây. Tôi được gọi, thật vậy, là thầy, là tiến sĩ, và, từ mười năm nay, tôi dẫn dắt các học trò của mình bằng cách kéo mũi họ - Và tôi biết rõ rằng chúng ta chẳng có thể hiểu biết điều gì cả ! Chính điều đó làm máu tôi nóng lên ! Tôi chỉ biết rõ, thật vậy, rằng chỉ có toàn là những thằng ngốc, những tiến sĩ,  những vị thầy, nhà văn và thầy tu ở trên cõi đời này. Chẳng có sự cẩn trọng hay nghi ngờ nào dày vò tôi nữa ! Tôi chẳng sợ gì quỷ dữ, cũng như địa ngục ; nhưng tất cả niềm vui cũng bị lấy đi. Tôi quả thực không tin mình biết được điều gì tốt đẹp, cũng như không thể chỉ dạy gì cho con người để cải tạo họ hay là giáo hóa họ. Bởi thế tôi cũng chẳng có của cải, tiền bạc, danh dự, quyền lực thống trị nào trên thế giới này : một con chó cũng không muốn cuộc sống với giá này ! Từ nay tôi chỉ còn biết thả mình vào ma thuật. Ôi ước gì sức mạnh của trí tuệ và của lời nói có thể vén màn những bí mật mà tôi không hay biết, ước gì tôi không bị bắt buộc phải cực nhọc nói ra điều mà tôi không biết ; ước gì cuối cùng tôi có thể biết được tất cả những gì mà thế giới giấu trong lòng nó, và không tự ràng buộc mình vào những lời vô ích, thấy được điều mà tự nhiên cất giấu như là những năng lượng bí mật và những hạt giống vĩnh cửu ! Hỡi vì tinh tú với ánh sáng bạc, mặt trăng lặng lẽ, xin hãy đoái nhìn một ánh mắt lên nỗi phiền muộn của tôi ! Tôi vẫn thường xuyên thức đêm bên chiếc bàn này ! Khi đó bạn thường hiện ra với tôi trải lên chồng sách và giấy tờ, người bạn u hoài của tôi ! A, ước gì tôi có thể, dưới ánh sáng dịu dàng của bạn, leo lên những ngọn núi cao, lang thang trong những hang động cùng các linh hồn, nhảy múa trên thảm cỏ non của những cánh đồng, quên đi tất cả những nỗi khổ cực của khoa học, và tắm mình trẻ trung trong hơi mát của sương đêm !

Than ôi, tôi vẫn còn ưu phiền trong ngục tối của mình ! Cái lỗ hổng khốn khổ trên bức tường này, nơi ánh sáng êm dịu của bầu trời chỉ có thể khó nhọc xuyên qua những tấm kính màu ; qua đống sách bụi bặm và sâu mọt này, và giấy tờ chồng chất lên đến tận trần nhà. Tôi chỉ có thể nhìn thấy xung quanh mình những thủy tinh, hộp, dụng cụ, đồ đạc mục rữa, gia tài của tổ tiên tôi… Và đấy là thế giới của ngươi, và cái đó được gọi là thế giới !

Và ngươi vẫn hỏi tại sao trái tim ngươi thắt lại trong lồng ngực với nỗi lo âu, tại sao một nỗi đau thầm kín ngăn trở ngươi trong mọi chuyển động của cuộc sống ! Ngươi hỏi điều đó !... Và thay vì bao bọc mình bởi tự nhiên sống động trong đó Thượng đế đã tạo ra ngươi, thì ngươi lại chỉ bao quanh mình toàn là khói và nấm mốc, xác động vật và xương người chết !
(còn tiếp)

jeudi 8 mars 2012

Faust - cachot (trong ngục)

Faust, par Johann Wolfgang von Goethe, traduction française de Gérard de Nerval.

Trong ngục
FAUST (với một chùm chìa khóa và một ngọn đèn, trước một cánh cửa sắt nhỏ). Tôi cảm thấy một cơn ớn lạnh bất thường xâm chiếm lấy mình. Tất cả nỗi đau khổ của nhân loại đè nặng lên đầu tôi. Ở đây, nơi những bức tường ẩm ướt này, đó là nơi nàng sống, và tội lỗi của nàng chỉ là một sự lầm lẫn ngọt ngào ! Faust, ngươi run sợ khi tiến lại gần ! ngươi sợ gặp lại nàng ! Hãy vào đi thôi ! sự rụt rè của ngươi làm vội hơn khoảnh khắc cực hình của nàng.
Chàng quay chìa khóa, người ta hát ở bên trong :
Chính là cha tôi, tên vô lại
Đã cắt cổ tôi
Chính là mẹ tôi, một con đĩ
Đã ăn thịt tôi
Và chị tôi, người trẻ nhất, kẻ điên
Đã ném xương tôi vào một nơi ẩm lạnh
Và tôi hóa thành một con chim xinh đẹp bay lượn.
FAUST (đang mở cửa) : Nàng không biết rằng người yêu của nàng đang lắng nghe nàng, và nghe thấy tiếng lách cách của chuỗi xích và tiếng sột soạt của ổ rơm của nàng. (Chàng bước vào).
MARGUERITE (nấp trong chăn) : Than ôi ! Than ôi ! Họ tới rồi kìa. Cái chết thật cay đắng !
FAUST (nói khẽ) : Bình yên ! Bình yên ! Anh đến giải thoát cho em.
MARGUERITE (lê tới chân chàng) : Người có phải là một con người không ? Người sẽ thông cảm với nỗi đau khổ của tôi.
FAUST : Tiếng kêu của em sẽ đánh thức lính canh mất ! (Chàng cầm lấy chuỗi xích để tháo chúng ra).
MARGUERITE : Đao phủ ! Ai cho ngươi quyền lực này đối với ta ? Mới nửa đêm,  ngươi đã đến tìm ta rồi ! Xin hãy thương xót, hãy để cho tôi sống. Ngày mai, ngay từ sáng sớm, không phải là quá sớm ư ?
(Nàng đứng dậy). Thế mà tôi còn trẻ quá, trẻ quá, mà tôi đã phải chết rồi ! Tôi cũng đã từng xinh đẹp nữa, chính điều đó đã gây họa cho tôi.
Người thương của tôi đã từng ở bên tôi, bây giờ chàng đã xa rồi ; vương miện của tôi đã bị giằng mất, những bông hoa vương vãi khắp nơi…
Đừng kéo tôi mạnh thế ! hãy tha cho tôi ! Tôi đã làm gì người ? Đừng vô cảm với những giọt nước mắt của tôi : trong đời tôi chưa từng gặp người.
FAUST : Liệu tôi có thể chịu đựng được cảnh tượng đau đớn này chăng ?
MARGUERITE : Tôi hoàn toàn thuộc về quyền lực của người, nhưng hay để cho tôi còn được cho con bú ; Họ vừa mới tước đoạt nó đi để làm tôi phiền lòng, rồi bây giờ lại nói rằng chính tôi đã giết nó.
Không bao giờ niềm vui trở lại với tôi nữa. Họ hát những bài hát về tôi ! Họ thật là xấu. Có một câu chuyện cổ tích đã kết thúc như vậy. Họ muốn ám chỉ ai thế ?
FAUST (buông mình xuống chân nàng) : Người tình của em đang ở dưới chân em, chàng đang tìm cách tháo những xiềng xích đau đớn của em…
MARGUERITE (cũng quỳ gối xuống) : Ồ vâng, chúng ta hãy quỳ gối để cầu xin những vị thánh. Anh thấy không dưới những bậc thang này, ngay ngưỡng cửa này… địa ngục đang sôi sục ! Và ma quỷ, với những tiếng nghiến răng kinh khủng… Tiếng động ghê quá !
FAUST (nói to hơn) : Marguerite ! Marguerite !
MARGUERITE (chăm chú lắng nghe) : Đấy là tiếng của người thương của tôi ! (Nàng lao tới, xiềng xích rơi xuống). Chàng đâu rồi ? Tôi đã nghe tiếng chàng gọi tôi. Tôi được tự do ! Không ai giữ được tôi nữa, và tôi muốn bay tới vòng tay chàng ; ngả mình trên ngực chàng ! Chàng đã gọi Marguerite, chàng kia, trên ngưỡng cửa. Giữa những tiếng gào hú và hỗn độn của địa ngục, qua những tiếng nghiến răng, những giọng cười quỷ dữ, tôi đã nhận ra giọng chàng thật dịu dàng, thật thân thương !
FAUST : chính là anh đây !
MARGUERITE : Đúng là anh ! Ôi, hãy nói nữa đi (Xiết chặt chàng vào mình). Đúng là chàng, là chàng rồi! Những đau đớn của em đâu cả rồi ? Những nỗi kinh hoàng của nhà tù ? Xiềng xích đâu cả rồi ?... Đúng là anh thật ! Anh đến cứu em… Em đã được cứu rồi ! Con đường ấy đây, nơi em đã gặp anh lần đầu ! Kia là khu vườn mà em và Marthes đã đợi anh.
FAUST (cố gắng kéo nàng đi) Tới đây, tới đây với anh !
MARGUERITE : Ôi hãy ở lại đây, ở lại thêm chút nữa… Em yêu thích biết bao được ở nơi có anh !
(Nàng hôn chàng)
FAUST : Mau lên, chúng ta sẽ trả giá đắt cho mỗi khoảnh khắc chậm trễ.
MARGUERITE : Sao cơ ! Anh không thể hôn em nữa ? Bạn thân ơi, từ khi mới chỉ xa em chưa bao lâu, mà anh đã quên hôn em rồi ư ? Tại sao trong vòng tay anh mà em cảm thấy lo lắng thế, trong khi mà ngày xưa, chỉ một lời nói, một ánh mắt của anh đã mở ra cho em cả một bầu trời, và anh đã hôn em đến làm em nghẹt thở. Vậy hãy hôn em đi, hay là chính em sẽ hôn anh vậy! (Nàng hôn chàng)! Ôi Chúa ơi, môi anh lạnh, câm lặng. Tình yêu của anh, anh đã để nó ở đâu rồi ? Ai đã lấy mất nó của em ?
(Nàng quay đi khỏi chàng.)
FAUST : Tới đây ! Đi theo anh ! Người thương của anh, can đảm lên ! Anh đang cháy bỏng vì em bởi ngàn ngọn lửa ; nhưng hãy đi theo anh ; đó là lời cầu xin duy nhất của anh !
MARGUERITE (nhìn chằm chằm vào chàng) : Có đúng là anh thật không ? Anh có chắc đúng là anh không ?
FAUST : Chính là anh, tới đây nào !
MARGUERITE : Anh tháo xích cho em, anh ôm em vào lòng, làm thế nào mà anh lại không quay lưng lại với em với sự ghê tởm ? Và anh có biết rõ, bạn thân của em, anh có biết rõ là anh giải thoát cho ai không ?
FAUST : Đến đây, đến đây : Đêm tối bắt đầu rạng rồi !
MARGUERITE :  Mẹ em đã chết vì phiền muộn ! Con của em, em đã dìm nó chết đuối ! Nó đã được sinh ra cho anh như là cho em, vâng cho cả anh nữa. Vậy là anh thật ! Em hầu như không tin được. Đưa tay anh cho em. Không, đây không phải là giấc mơ. Bàn tay yêu dấu !... À, nhưng mà nó ẩm, vậy thì hãy lau nó đi ! Em thấy hình như là máu ! Ôi Chúa ơi, anh đã làm gì vậy ? Hãy cất thanh gươm này đi, em cầu xin anh đấy !
FAUST : Hãy để quá khứ lại quá khứ ! Em làm anh chết mất.
MARGUERITE : Không, anh phải theo em ! Em sẽ miêu tả cho anh ngôi mộ mà ngay ngày mai anh sẽ chăm chút đắp lên; phải dành chỗ tốt đẹp nhất cho mẹ em, anh trai em sẽ nằm ngay cạnh mẹ, còn em thì đặt một bên, tuy nhiên cũng đừng xa quá, và đứa bé ở trên ngực phải của em. Sẽ không có ai khác nữa ở bên cạnh em! Được yên nghỉ bên anh, đó sẽ là một niềm hạnh phúc thật là ngọt ngào, xúc động, nhưng từ nay điều đó sẽ không dành cho em nữa. Ngay khi em muốn lại gần anh, em luôn cảm thấy như anh đẩy em ra. Vậy mà đúng là anh thật, và cái nhìn của anh chứa đựng biết bao lòng tốt và âu yếm!
FAUST : Vì em đã cảm thấy là anh đang ở đây, vậy thì hãy đến đây!
MARGUERITE : Ra ngoài ư ?
FAUST : Tới tự do.
MARGUERITE : Ngoài kia, chính là nấm mồ ! Cái chết đang đợi em ! Từ đây đến nơi nghỉ vĩnh hằng, và không bước nào xa hơn nữa. Anh đi ư ! A Henri, ước gì em có thể đi theo anh !
FAUST : Em có thể, em chỉ cần muốn điều đó thôi, cửa đã mở !
MARGUERITE : Em không dám bước ra, em chẳng còn gì để hi vọng nữa, và đối với em, chạy trốn thì có ích lợi gì ? Họ rình rập nơi em qua ! Rồi nếu đến mức phải đi ăn mày, thì thật khốn khổ, lại còn với một lương tâm xấu nữa ! Thật khốn khổ khi phải lang thang nơi lưu đày ! Và đằng nào thì họ cũng biết cách bắt em trở lại.
FAUST : Vậy anh sẽ ở lại đây với em !
MARGUERITE : Mau lên ! Mau lên! Mau cứu con của anh ! Anh hãy đi đi, hãy đi theo con đường dọc theo dòng suối, vào con đường mòn, sâu trong rừng, nơi có đập ngăn nước, trong ao. Hãy nắm lấy nó, nó trồi lên mặt nước đấy, nó vẫn còn giãy dụa ! Hãy cứu nó ! cứu nó !
FAUST : Hãy định thần lại, chỉ một bước chân thôi, và em được tự do !
MARGUERITE : Nếu mà chúng ta đã vượt qua ngọn núi ! Mẹ em kia, đang ngồi trên phiến đá. Hơi lạnh ập lên gáy em ! Mẹ em kia, đang ngồi trên phiến đá, và bà lắc đầu, không tỏ với em bất kỳ dấu hiệu nào, không chớp mắt, đầu bà nặng trĩu, bà đã ngủ thật lâu ! … Bà không thức nữa, bà đã ngủ trong khi chúng ta đang vui thú. Đó là thời gian hạnh phúc.
FAUST : Vì rằng cả nước mắt cũng như lời nói cũng không hiệu lực gì với em, anh sẽ kéo em xa khỏi nơi đây.
MARGUERITE : Để em lại đây ! Không, em sẽ không chấp nhận bất cứ bạo lực nào ! Đừng nắm lấy em mạnh thế ! Em đã làm quá nhiều để vui lòng anh rồi !
FAUST : Trời sáng rồi ! Bạn thân của anh ! người thương của anh !
MARGUERITE : Trời sáng rồi ư ? Vâng, trời sáng rồi. Đây là ngày cuối cùng của em, nó cũng phải là ngày cưới của em nữa ! Đừng nói với ai là Marguerite đã tiếp đón anh từ sáng sớm như vậy nhé. A, danh dự của em, nó mới phiêu lưu làm sao ! Chúng ta sẽ gặp lại nhau, nhưng không phải ở buổi khiêu vũ. Đám đông dồn tới, người ta không ngừng nghe tiếng họ ; quảng trường, đường phố, liệu có đủ chứa họ không ? Tiếng chuông nhà thờ gọi em, chiếc đũa công lý đã bị bẻ gãy. Họ xích em mới chặt chứ ! Họ túm lấy em thật là mạnh ! Em đã được đưa lên giàn xử giảo, lưỡi dao sắc bén đã chém cổ bao người đã rơi trên cổ em. Kìa là cả thế giới im lặng như nấm mồ !
FAUST : Ôi ước gì tôi chưa bao giờ được sinh ra !
MEPHISTOPHELES (xuất hiện ở bên ngoài) ! Hay đi ra, hoặc là các người sẽ xong đời ! Toàn là những lời lẽ vô dụng, toàn là chậm trễ và băn khoăn ! Những con ngựa của tôi đang kích động, và ngày bắt đầu ló rạng rồi.
MARGUERITE : Ai hiện lên từ mặt đất như vậy ? Chính hắn ! Chính hắn ! Hãy đuổi hắn đi ; hắn tới đây làm gì trong địa thánh này ? Hắn muốn bắt em đấy !
FAUST : Em phải sống !
MARGUERITE : Sự công bình của Thiên chúa, tôi giao phó mình cho người !
MEPHISTOPHELES (nói với Faust) : Tới đây ! Tới đây ! Hoặc là tôi sẽ bỏ mặc ngài với cô ta dưới lưỡi chém !
MARGUERITE : Tôi thuộc về người, cha ơi, hãy cứu con ! Hỡi các thiên thần, hãy bảo bọc tôi với đội quân thần thánh. Henri, anh làm em ghê tởm !
MEPHISTOPHELES : Cô ta đã bị phán xử !
GIỌNG NÓI (từ trên cao) : Cô ấy đã được cứu rỗi !
MEPHISTOPHELES (nói với Faust) : Tới đây, với tôi ! (hắn biết mất cùng với Faust)
GIỌNG NÓI (từ phía sâu, yếu đi dần) : Henri ! Henri !

mardi 6 mars 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (22)

Nhưng tất cả những điều đó có gì là quan trọng, vì rằng tôi đã chẳng hề loại trừ họ ? Họ cứ việc nuôi dạy giới trẻ, nếu họ có khả năng, tôi không chống đối gì cả ; và điều mà ngài nói trên đây cũng chẳng có gì chống lại cuốn sách của tôi. Ngài cho rằng kế hoạch của tôi là xấu, chỉ bởi vì nó có thể phù hợp với cả những người khác hơn là những người của Giáo hội ? Nếu con người về bản chất là tốt, như tôi tin là đã chứng minh điều đó, thì suy ra là nó sẽ giữ nguyên bản chất như vậy chừng nào mà không có gì xa lạ với nó làm cho nó suy thoái ; và nếu con người ta độc ác, như là họ đã bỏ công dạy cho tôi điều ấy, thì suy ra là sự độc ác của họ đến từ nơi khác : vậy hãy đóng lại cánh cửa của thói xấu, và trái tim con người sẽ luôn tốt lành. Dựa trên nguyên tắc này tôi đã thiết lập cách giáo dục tiêu cực như là phương pháp tốt nhất hay đúng hơn là duy nhất đúng ; tôi cho thấy là tất cả một nền giáo dục tích cực theo đuổi, như là cách mà chúng ta tiến hành, một con đường đối lập với mục đích của nó ; và tôi chỉ ra như thế nào mà chúng ta hướng tới cùng một mục đích và người ta sẽ tới nơi bằng con đường mà tôi đã vạch ra.
Tôi gọi « giáo dục tích cực » để chỉ việc đào tạo trí tuệ trước tuổi, và cho trẻ con kiến thức về nghĩa vụ của con người. Tôi gọi là « giáo dục tiêu cực » phương pháp hướng tới hoàn thiện các cơ quan, công cụ của kiến thức của chúng ta, trước khi cho chúng ta những kiến thức này, và nó chuẩn bị cho lý trí bằng cách luyện tập các giác quan. Giáo dục tiêu cực không phải là nhàn rỗi, trái hẳn lại : nó không ban cho đức hạnh, nhưng nó ngăn ngừa thói xấu ; nó không dạy sự thật, nhưng nó phòng tránh sai lầm ; nó chuẩn bị đứa trẻ sẵn sàng cho tất cả những gì có thể dẫn nó tới sự thật khi nó có đủ khả năng để hiểu sự thật, và tới điều thiện khi nó có đủ khả năng để yêu điều thiện.
Phương thức này làm ngài khó chịu và bị sốc : rất dễ thấy vì sao. Ngài bắt đầu bằng việc vu khống những ý định của người đề nghị nó. Theo ngài, sự nhàn rỗi này của tâm hồn dường như là cần thiết đối với tôi để chuẩn bị nó cho những sai lầm mà tôi muốn làm tiêm nhiễm vào. Thế nhưng người ta không biết rõ lắm là sai lầm nào mà người này muốn tập cho học trò của mình khi người đó không dạy cho nó, với biết bao chăm chút, điều gì khác hơn là cảm nhận sự bất tri của nó và biết rằng nó chẳng biết gì cả.
------------------------------------------------
Mais qu'importe tout cela, puisque je ne leur ai point donné d'exclusion ? Qu'ils élèvent la jeunesse, s'ils en sont capables, je ne m'y oppose pas ; et ce que vous dites là-dessus 30 ne fait rien contre mon livre. Prétendriez-vous que mon plan fût mauvais, par cela seul qu'il peut convenir à d'autres qu'aux gens d'Église ? Si l'homme est bon par sa nature, comme je crois l'avoir démontré, il s'ensuit qu'il demeure tel tant que rien d'étranger à lui ne l'altère ; et si les hommes sont méchants, comme ils ont pris peine à me l'apprendre, il s'ensuit que leur méchanceté leur vient d'ailleurs : fermez donc l'entrée au vice, et le cœur humain sera toujours bon. Sur ce principe j'établis l'éducation négative comme la meilleure ou plutôt la seule bonne ; je fais voir comment toute éducation positive suit, comme qu'on s'y prenne, une route opposée à son but ; et je montre comment on tend au même but et comment on y arrive par le chemin que j'ai tracé.
J'appelle éducation positive ce qui tend à former l'esprit avant l'âge, et à donner à l'enfant la connaissance des devoirs de l'homme. J'appelle éducation négative celle qui tend à perfectionner les organes, instruments de nos connaissances, avant de nous donner ces connaissances, et qui prépare à la raison par l'exercice des sens. L'éducation négative n'est pas oisive, tant s'en faut : elle ne donne pas les vertus, mais elle prévient les vices ; elle n'apprend pas la vérité, mais elle préserve de l'erreur ; elle dispose l'enfant à tout ce qui peut le mener au vrai quand il est en état de l'entendre, et au bien quand il est en état de l'aimer.
Cette marche vous déplaît et vous choque : il est aisé de voir pourquoi. Vous commencez par calomnier les intentions de celui qui la propose. Selon vous, cette oisiveté de l'âme m'a paru nécessaire pour la disposer aux erreurs que je voulais inculquer. On ne sait pourtant pas trop quelle erreur veut donner à son élève celui qui ne lui apprend rien avec plus de soin qu'à sentir son ignorance et à savoir qu'il ne sait rien.

lundi 5 mars 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (21)

Còn nữa, mặc dù là, theo ngài, những sự sa ngã của giới trẻ vẫn còn là quá thường xuyên, quá nhân rộng do bởi khuynh hướng xấu của con người, dường như là về tổng thể ngài cũng không quá bực mình về chúng. Và ngài khá chiều lòng mình trong nền giáo dục lành mạnh và đạo đức mà những người thầy đầy đức hạnh, khôn ngoan và cảnh giác hiện nay đang dành cho chúng ; và rằng, theo ngài, chúng sẽ bị thiệt hại nhiều nếu được giáo dục theo một cách khác, và trong thâm tâm, ngài không nghĩ về thế kỷ này, "cặn bã của các thế kỷ", tất cả những điều tồi tệ mà ngài làm bộ nói tới ở phần mở đầu những lệnh thư của ngài.
Tôi đồng ý rằng tìm kiếm những kế hoạch giáo dục mới là thừa, khi người ta hài lòng đến thế về nền giáo dục đang tồn tại : nhưng ngài cũng phải thừa nhận, thưa Đức ông, rằng là về vấn đề này ngài không khó tính. Nếu như ngài cũng đã dễ dàng như vậy về mặt học thuyết, thì giáo phận của ngài sẽ ít bị kích động rối loạn hơn. Cơn bão mà ngài đã dấy lên đã chẳng hề giáng lên những linh mục dòng Tên ; tôi đã không bị đánh hội đồng bầm dập ; ngài đã được yên tĩnh hơn, mà tôi cũng thế. Ngài đã thừa nhận rằng để cải cách thế giới trong chừng mực mà sự yếu đuối cũng như là, theo ngài, sự tha hóa của bản chất tự nhiên của chúng ta, chỉ cần quan sát, dưới sự dẫn dắt và ấn tượng của ân sủng, những tia sáng đầu tiên của lí trí con người, nắm bắt chúng một cách cẩn thận, và hướng chúng về con đường dẫn tới sự thật. « Qua đó, ngài nói tiếp, những trí tuệ này, đang còn được miễn trừ khỏi những định kiến, sẽ luôn được gìn giữ chống lại sai lầm, những trái tim này, còn đang miễn nhiễm với những đam mê lớn, sẽ nhận được dấu ấn của tất cả mọi đức hạnh ». Vậy là chúng ta đồng ý với nhau về điểm này, bởi tôi cũng đã không nói khác hơn. Tôi đã không nói thêm, tôi thừa nhận như vậy, là cần phải nuôi dạy trẻ con bởi các linh mục ; thậm chí tôi cũng không nghĩ điều đó là cần thiết để tạo nên những công dân và những con người.
Sai lầm này, nếu nó là như vậy, là phổ biến cho nhiều người Công giáo, lại không phải là một tội lỗi lớn đến thế đối với một người Tin lành. Tôi không xét đoán xem, trong đất nước của ngài, chính các thầy tu có phải là những công dân tốt đến thế hay không ; nhưng do việc giáo dục thế hệ hiện nay là công việc của họ, thì giữa một bên là ngài, và một bên là những lệnh thư trước đây của ngài, sẽ cần phải quyết định xem thế hệ ấy có được hưởng lợi đến thế từ dòng sữa tinh thần ấy, liệu nó có tạo ra được những vị thánh cao cả đến thế, « những người tôn thờ Thiên chúa thực thụ », và những con người cao cả đến thế, « xứng đáng là tài nguyên và tô điểm cho tổ quốc ». Tôi có thể thêm vào một nhận xét mà nó sẽ gây ấn tượng cho tất cả những người Pháp tốt, và cũng như cả chính ngài vậy : đó là trong số biết bao vị vua mà quốc gia của chúng ta đã có, người tốt đẹp nhất cũng là người duy nhất đã không hề nuôi nấng các thầy tu.
-------------------------------------------------------------
Au reste, quoique, selon vous, les écarts de la jeunesse ne soient encore que trop fréquents, trop multipliés à cause de la pente de l'homme au mal, il paraît qu'à tout prendre vous n'êtes pas trop mécontent d'elle ; que vous vous complaisez assez dans l'éducation saine et vertueuse que lui donnent actuellement vos maîtres pleins de vertus, de sagesse et de vigilance ; que, selon vous, elle perdrait beaucoup à être élevée d'une autre manière, et qu'au fond vous ne pensez pas de ce siècle, la lie des siècles, tout le mal que vous affectez d'en dire à la tête de vos mandements.
Je conviens qu'il est superflu de chercher de nouveaux plans d'éducation, quand on est si content de celle qui existe : mais convenez aussi, monseigneur, qu'en ceci vous n'êtes pas difficile. Si vous eussiez été aussi coulant en matière de doctrine, votre diocèse eût été agité de moins de troubles ; l’orage que vous avez excité ne fût point retombé sur les jésuites ; je n'en aurais point été écrasé par compagnie ; vous fussiez resté plus tranquille, et moi aussi. Vous avouez que pour réformer le monde autant que le permettent la faiblesse et, selon vous, la corruption de notre nature, il suffirait d'observer, sous la direction et l'impression de la grâce, les premiers rayons de la raison humaine, de les saisir avec soin, et de les diriger vers la route qui conduit à la vérité 28. Par là, continuez vous, ces esprits, encore exempts de préjugés, seraient pour toujours en garde contre l'erreur : ces cœurs, encore exempts des grandes passions, prendraient les impressions de toutes les vertus. Nous sommes donc d'accord sur ce point, car je n'ai pas dit autre chose. Je n'ai pas ajouté, j'en conviens, qu'il fallût faire élever les enfants par des prêtres ; même je ne pensais pas que cela fût nécessaire pour en faire des citoyens et des hommes : et cette erreur, si c'en est une, commune à tant de catholiques, n'est pas un si grand crime à un protestant. Je n'examine pas si, dans votre pays, les prêtres eux-mêmes passent pour de si bons citoyens ; mais comme l'éducation de la génération présente est leur ouvrage, c'est entre vous d'un côté, et vos anciens mandements de l'autre, qu'il faut décider si leur lait spirituel lui a si bien profité, s'il en a fait de si grands saints 29, vrais adorateurs de Dieu, et de si grands hommes, dignes d'être la ressource et l'ornement de la patrie. Je puis ajouter une observation qui devrait frapper tous les bons Français, et vous-même comme tel : c'est que de tant de rois qu'a eus votre nation, le meilleur est le seul que n'ont point élevé les prêtres.