mercredi 13 juin 2018

HẬU QUẢ TỨC THÌ

PLS : Quốc hội là bầy khỉ ! Quốc hội là bầy khỉ ! :-D :-D

Hehehe, tôi thì chỉ bận tâm đến vụ đặc khu chứ còn vụ An ninh mạng thì tôi thấy các bác đi biểu tình, tôi bèn cười khì khì ! Tôi lại còn nghe lão Lưu Bình Nhưỡng phát biểu rất hay ho, định cho lão ấy một bài hy vọng lão ấy câm tịt luôn (định thêm cả anh đại thi hào Phọt Phẹt luôn nhưng mà chưa kịp chửi thì thấy ảnh đã câm miệng hến rồi !)

Thế vì sao tôi lại cười khì  ? Vì tôi nghĩ bụng, cứ bấm đi, cứ bấm đi, rồi đến lúc vỡ mặt ra, thì lại họp Quốc hội để bấm lại, lòi đuôi khỉ ra chứ còn gì nữa !!!

Tôi cũng đang định viết một bài kêu gọi các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng về vụ đặc khu ! Nhưng mà tôi sắp bận đi nghỉ hè, không biết có kịp viết không hay là đợi đi về rồi mới viết ! (Năm nay chúng tôi đi nghỉ hè sớm vì sau đó phải về sớm trông thỏ !)

Kính chúc các bác vui khoẻ, luôn cảnh giác cao độ !


Luân Lê: HẬU QUẢ TỨC THÌ


Hậu quả tức thì

Luân Lê
13-6-2018

Thị trường chứng khoán lao dốc và bốc hơi đến gần 6 tỷ đô la chỉ trong vòng chưa đến một ngày ngắn ngủi bằng những phiên bán tháo với khối lượng lớn, trong đó đặc biệt là khối ngoại (nhà đầu tư nước ngoài). Đó là tình trạng xảy ra ngay sau khi quốc hội bấm nút thông qua luật an ninh mạng 2017. Và đó chính là dấu hiệu cho thấy dự luật này sẽ ảnh hưởng tiêu cực và gây tổn hại như thế nào cho đời sống kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Doanh nghiệp lo lắng đến dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp có bị hạn chê svaf xâm nhập trái phép hay không; họ có phải cung cấp bất kỳ thông tin, dữ liệu nào cho phía công an hay không; họ có bị ngăn cấm, hạn chế hay không được cung cấp dịch vụ mạng cho ai đó hay không; họ tính toán xem sẽ phải tốn thêm bao nhiêu chi phí để lắp đặt các thiét bị để phục vụ cho các điều kiện của luật an ninh mạng đòi hỏi họ phải đáp ứng hay không nếu muốn kinh doanh; họ xem rằng mình có thể được phản biện lại chính sách, luật pháp của nhà nước, đảng mà không bị trở thành tội phạm hoặc bị gây khó khăn hay không; họ sẽ phải cân nhắc về việc có bị kiểm tra đột xuất hoặc có văn bản yêu cầu của công an khi lực lượng này “xử lý hành vi vi phạm pháp luật” hay không?; họ sẽ phải xem xét mình có phải phản bội khách hàng trong nhiều trường hợp hay không; các quốc gia khác sẽ phải xe xét rằng họ có phải tốn hàng tỷ đô để xây dựng cơ sở lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam như luật an ninh nội địa nước này yêu cầu hay không; họ lo lắng rằng thị phần và khác hàng của họ sẽ ngày cảng giảm xuống và thu hẹp vì những rào cản và nhưngz sự xử lý từ phía công quyền đối với khách hàng của họ và đối với chính bản thân họ.


Thật là nguy hiểm với một dự luật mà một vị đại biểu là chủ nhiệm uỷ ban quốc phòng và an ninh có trách nhiệm chính để thuyết trình và thẩm tra dự luật trước quốc hội, dù không biết một chút gì về lĩnh vực này và về dự luật này, lại vẫn nhận được sự đồng tình của 423 đại biểu trong sự hết sức bình thường của nó. Chính phủ soạn thảo dự luật này cũng không đánh giá hết được tác động xấu của nó đem lại, nhưng vẫn trình và đề nghị thông qua. Một nhà hoạch định chính sách phải có kế hoạch chi tiết, phải trực tiếp thảo luận và được đóng góp ý kiến của các chuyên gia về ngành và về luật pháp. Phải khảo sát và tính toán tính thực tiễn và khả năng thực thi của nó, nếu ban hành ra mà hậu quả nó gây ra lớn hơn lợi ích nó đem lại thì phải huỷ bỏ chứ không cần một đạo luật như thế hiện diện. Đằng này họ ban hành mà không cần tính toán đến cả yếu tố chuyên môn lẫn tính thực tiễn của nó. Trong khi nó không có mục đích gì khác là kiểm soát thông tin và dữ liệu người dùng để đảm bảo “không có tiếng nói được cho là xấu nào” từ xã hội dân sự đối với nhà nước, đảng, lãnh đạo và chính sách mà họ sẽ vạch ra trong ưuas trình điều quản.

Quốc hội cần phải xem xét lại dự thảo này một cách nghiêm tú và chuyên nghiệp hơn. Phải mở các hội thảo để tiếp thu các ý kiến chuyên môn và chuyên ngành và về lập pháp. Để sửa đổi hoặc thay thế nhiều phần nội dung không thích hợp của nó.

Thông qua việc này, các doanh nghiệp nên mở mắt ra về việc bình chân như vại và thờ ơ trước các biến động của hiện tình đất nước và xã hội, coi những sự kiện thuộc về luật pháp và chính sách không có ảnh hưởng gì tới mình. Nếu nghĩ như thế thì không thể làm ăn, phát triển lớn mạnh và bền vững được, hoặc có phình to ra thì chắc hẳn là nhờ vào sự trục lợi dựa trên những bất ổn và tiêu cực của các hành vi quản lý và xây dựng chính sách này mang đến. Các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các hội nghề nghiệp liên quan cần phải lên tiếng đối với dự thảo luật này, khi vẫn còn cơ hội để thay đổi nó.
https://xuandienhannom.blogspot.com/2018/06/luan-le-hau-qua-tuc-thi.html

mercredi 6 juin 2018

Kính gửi bà Kim Ngân tươi đẹp, rạng rỡ

Kính thưa bà Chủ tịch Quốc hội,

Kính thưa bà, dân Việt Nam thật vui vẻ tự hào vì có một bà Chủ tịch Quốc hội thông minh, duyên dáng, thanh lịch như bà ! Tuy nhiên, liên quan đến luật đặc khu, tôi xin nhắc cho bà nhớ lại chuyện ngày xưa nàng Mỵ Châu xinh đẹp vì ngây thơ mà mất nước, khiến Việt Nam phải chịu ngàn năm Bắc thuộc !

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chu-tich-Quoc-hoi-neu-y-kien-ve-van-de-xuong-cap-dao-duc-giao-vien-post186884.gd


Vậy thì, có một ông sĩ quan nhận xét rất chí lý là, nếu ta nối ba điểm Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc, thì ta thấy được ngay mối liên quan của nó với cái đường lưỡi bò. Lại thêm việc cho thuê đất đến 99 năm, nghe mà giật cả mình ! Vì sao bà và Quốc hội lại ngây thơ như vậy ? Tôi thì thấy rằng các tỉnh Vân Đồn, Phú Quốc tạo với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thành hình cái nỏ, mà cái lẫy nỏ thì chính là Bắc Vân Phong đó !

Trong tình hình nước sôi lửa bỏng, thông tin thì bưng bít cho nên nước đến chân rồi thì dân ta mới biết. Tôi không rõ Đảng ta có nợ Trung Quốc nhiều tiền lắm không, hai bên có hứa hẹn gì với nhau không, mà đến bây giờ phải bắt buộc gán đất, bán biển, cùng bao nhiêu là dầu khí ở thềm lục địa. Tuy nhiên nếu còn cứu vãn được, thì bà không nên cho biểu quyết lập đặc khu ở Bắc Vân Phong. Giao Bắc Vân Phong vào tay anh Dương Khiết Trì, thì thật chẳng khác gì giao nỏ thần cho Trọng Thuỷ. Bà coi chừng mai mốt bà phải chạy khắp Việt Nam rải lông ngỗng, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau đó ! (Mà nghe nói Ải Nam Quan chẳng biết có còn không ?) 

Việc làm đặc khu rất là gấp rút, mà làm một lúc tới ba cái, chỉ càng thêm đáng ngờ ! Tại sao không làm một cái, hai cái, mà phải là ba cái đặc khu ? Vì sao không làm thử một cái thôi, để xem có lời lãi không, rồi mới làm cái thứ hai ? Cùng lắm thì làm hai cái ở Vân Đồn và Phú Quốc, còn Bắc Vân Phong thì nhất quyết không !!! Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chọn nằm trấn ở Quảng Bình, đem thân hộ quốc, là có lý do của Ngài ! Cái dải đất miền Trung ấy không thể trao vào tay giặc !


Trong trường hợp làm hai đặc khu ở Vân Đồn và Phú Quốc, mà Trung Quốc trở mặt tấn công, thì ta còn có thể dồn hết sức mà giành lại Phú Quốc, còn Vân Đồn thì nghe nói đã đầy Tàu ra rồi, nhưng mà có Ngài Khánh Dư trấn ở đấy, ta vẫn còn cầm cự được !

Trong trường hợp mà bà cùng Quốc hội, Chính phủ nhất quyết trao nỏ thần vào tay giặc, thì Việt Nam chỉ còn có cách cuối cùng là đảo chính giành chính quyền, đa nguyên đa đảng thôi, mong bà cùng các Nghị viên sáng suốt mà suy xét !

Kính mong bà luôn tin tưởng vào lòng kính trọng sâu sắc của tôi đối với riêng bà !

PLS kính thư




dimanche 3 juin 2018

Đặc khu kinh tế Tàu điên

PLS : Kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh, rất chắc chắn, tương lai chỉ vài năm nữa là cất cánh, cho nên Trung Quốc phát điên cố làm cú chót đấy, các bác hãy cảnh giác cao độ vào !  Nhưng mà tham thì thâm, muốn nuốt trọn một lúc cả ba tỉnh Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc, thì ta nhắn cho Tàu khựa biết là chúng mày có nuốt được vào thì dân Việt Nam cũng móc họng chúng mày ra !!!

Tôi đang căm lắm, các ông Phạm Vũ Luận, Đinh La Thăng, Phan Văn Vĩnh giỏi như thế, thì chúng từ từ loại bằng hết ! (Xem lão Bộ Trưởng GTVT làm cho tàu đâm nhau chí tử thì mới thấy được cái sự tài giỏi của ông Thăng, hén ?) Biển Đông đang khai thác dầu khí với Repsol đến đoạn khai thác thương mại rồi, chỉ còn đem tàu ra hứng dầu thôi, mà lão Nguyễn Sĩ Thanh cho dẹp ! Xuất khẩu nông nghiệp đang mạnh mẽ như thế, thì bây giờ chựng lại, để cho Trung Quốc lại thao túng giá cả ! Mấy thằng theo Tàu ấy là mấy thằng ngu, không có tiền của Tàu thì chúng tiêu từ lâu rồi, các bác thông minh tài giỏi thì các bác phải khéo léo tiêu diệt được chúng nó !

Bác Trọng, tôi chán ngấy cái vụ học đòi Tập Cận Bình chống tham nhũng của bác rồi đó nghen, bọn Tàu mượn tay bác xử người tài của ta ! Bác muốn chống tham nhũng thì bác sửa thể chế đi, còn bọn nào tham nhũng vừa phải, mà tài giỏi có đóng góp được cho đất nước, thì bác cũng nên nương tay cho họ !  Tôi hỏi bác chứ nếu phải chọn giữa tham nhũng và hàng phục Tàu, bán nước cho Tàu, thì ta nên chọn cái nào ? (Tôi chọn tham nhũng chứ còn gì nữa !) Vụ đặc khu không cần làm gấp rút như vậy !!! Tôi biết chắc chắn nó có liên quan đến cái Hội nghị Thành Đô, nghe nói là ta hứa Việt Nam trở thành tỉnh tự trị của Tàu trước 2020, bây giờ thấy nuốt không trôi thì cố cướp 3 tỉnh Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc chứ gì ? Bác Trọng, bác già rồi thì
bác phải khôn ngoan cẩn trọng chứ ???!!!


Đặc khu kinh tế: Tác động lan tỏa tới nền kinh tế


BNEWS.VN Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tác động lan tỏa của các đặc khu kinh tế.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: mpi.gov.vn
Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) vừa được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, đã có rất nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ và kỳ vọng khi Luật Đặc khu được thông qua sẽ mang lại luồng gió mới cho các nhà đầu tư.
Không những thế, 3 đặc khu này sẽ hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn, Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xung quanh nội dung này.

Phóng viên: Với tư duy thống nhất, mạnh dạn xây dựng một thể chế đột phá, tạo động lực phát triển cho 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, ông đánh giá như thế nào về sự lan tỏa của 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đến các vùng kinh tế và cả nước?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Các đặc khu kinh tế được định hướng phát triển với hai mục tiêu chính. Một là, hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế, thu hút công nghệ cao với những ngành nghề, lĩnh vực cạnh tranh phù hợp xu thế phát triển của thế giới. Các đặc khu này cũng sẽ trở thành nơi thịnh vượng về kinh tế song song với phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao đời sống của người dân.

Thêm nữa, với phương thức quản lý mới, hiện đại, các đặc khu cũng sẽ tạo ra môi trường sống hiện đại, xanh, an toàn cho người dân; tạo ra được giá trị mới và gia tăng cao trong một thời gian ngắn để bắt kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nâng cao thu nhập bình quân đầu người và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Hai là, chủ động tạo ra một “sân chơi mới” với các thể chế, chính sách đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh quốc tế cho phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (R&D); các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ mới 4.0; giáo dục, y tế chất lượng cao; dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, công nghiệp văn hóa; phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay; thương mại và tài chính quốc tế gắn với cảng biển.

Phóng viên: Thưa ông, để xây dựng các đặc khu thành công, một trong những yếu tố tiên quyết là phải tìm được nhà đầu tư chiến lược và xác định được dự án động lực. Nhưng cho đến nay, mới có Vân Đồn đã dần định hình “dáng dấp” nhà đầu tư chiến lược. Vậy, theo ông cách tiếp cận nhà đầu tư chiến lược đối với các đặc khu Phú Quốc và Bắc Vân Phong sẽ như thế nào?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Hiện nay, có 2 cách tiếp cận khác nhau về nhà đầu tư chiến lược. Đó là, xây dựng đặc khu dựa trên ý tưởng, kiến nghị của nhà đầu tư chiến lược sẵn có. Thể chế, chính sách cũng như mức độ cởi mở của đặc khu sẽ được Nhà nước xem xét dựa trên những kiến nghị này. Cách tiếp cận tiếp theo, chúng ta chủ động nghiên cứu thể chế, chính sách rồi mới xúc tiến kêu gọi đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược phù hợp.

Tôi cho rằng, ở cả hai cách tiếp cận này đều chỉ ra rằng nhà đầu tư chiến lược sẽ quyết định rất mạnh tới sự thành công của đặc khu từ việc phát triển ý tưởng, thể chế, khả năng quy hoạch tổng thể và khả năng đầu tư hạ tầng, kết nối với các nhà đầu tư khác để hội tụ tại đặc khu và cùng phát triển.

Phóng viên: Nhà đầu tư chiến lược sẽ có vai trò đặc biệt ở đặc khu. Do đó, để hút nhà đầu tư chiến lược, trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã xây dựng những chính sách gì, thưa ông ?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt đã đưa ra hàng loạt “quyền và nghĩa vụ chiến lược” đi kèm. Theo đó, nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư có từ 2 nhà đầu tư trở lên quan tâm đề xuất thực hiện; được tham gia đầu tư kinh doanh, phát triển, quản lý và vận hành các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và khu chức năng trong đặc khu; đến những ưu tiên hỗ trợ thủ tục đầu tư kinh doanh và thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.... hay thậm chí, là việc có thể tham gia lập, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng chính sách áp dụng tại đặc khu…

Theo tôi, mặc dù có 2 cách tiếp cận nhà đầu tư chiến lược để mở rộng thêm khả năng tiếp cận nhà đầu tư chiến lược cho cả 3 đặc khu sau khi hình thành nhưng rất nhiều hàng rào kỹ thuật đã được dựng lên để sàng lọc nhà đầu tư tiềm năng.
Nhà đầu tư chiến lược không phải chỉ dừng lại ở một vài dự án với một vài tỷ USD mà phải gắn với mục tiêu dài hạn và xuyên suốt sự phát triển của đặc khu.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư chiến lược ngoài việc đảm bảo các yếu tố về công nghệ cao, hiện đại, áp dụng phương thức quản lý hiện đại tiên tiến, có dự án quy mô lớn thì còn phải có đóng góp về ý tưởng phát triển đặc khu, quy hoạch đặc khu, đóng góp xây dựng cơ chế chính sách và kêu gọi các nhà đầu tư khác cùng tham gia đầu tư vào đặc khu.

Phóng viên: Xin ông cho biết, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở các đặc khu này sẽ được thực hiện như thế nào?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đặc khu là một cấp chính quyền, có Hội đồng nhân dân đặc khu và Ủy ban nhân dân đặc khu được tổ chức tinh gọn, hiệu quả, có một số điểm mới so với hệ thống chính quyền địa phương hiện nay.

Cụ thể, Hội đồng nhân dân đặc khu có tổng số đại biểu không quá 15 người, đa số đại biểu chuyên trách; không tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân; UBND đặc khu do Hội đồng nhân dân đặc khu bầu, chỉ bao gồm Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch.

Ở cấp xã, phường không tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND mà tổ chức các Khu hành chính. Trưởng Khu hành chính do Chủ tịch UBND đặc khu bổ nhiệm, là người đại diện của Chủ tịch UBND đặc khu tại khu hành chính.

Bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, UBND gồm Văn phòng giúp việc chung Hội đồng nhân dân và UBND, các cơ quan chuyên môn (không quá 7 cơ quan) và Trung tâm hành chính công.

Một điểm mới khác là sẽ giao thẩm quyền lớn cho Chủ tịch Ủy ban đặc khu để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong thực thi quản lý nhà nước tại đặc khu; Hội đồng nhân dân đặc khu, UBND đặc khu chỉ quyết định những nội dung lớn, quan trọng của đặc khu.

Về tổ chức cơ quan tư pháp; ngoài các thẩm quyền tương đương với Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định hiện hành; được bổ sung thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với các vụ việc, vụ án đặc thù về dân sự, hành chính (bao gồm cả các vụ án, vụ việc có yếu tố nước ngoài); về cơ cấu tổ chức, có thể được bổ sung các Tòa chuyên trách khác (như: Tòa kinh tế, Tòa hành chính) và có Thẩm phán cao cấp.

Phóng viên: Xin cám ơn ông!
http://bnews.vn/dac-khu-kinh-te-tac-dong-lan-toa-toi-nen-kinh-te/86431.html