lundi 28 octobre 2019

Thủ tướng Anh: Thế giới sốc trước thảm kịch 39 người thiệt mạng trong thùng container

PLS : Điều kinh khủng nữa là hầu hết bọn họ tuổi còn rất trẻ ! Tôi ngờ rằng tất cả đều là người Việt Nam.

Bác Xuân Phúc, em có lời nhờ bác. Xin bác làm ơn để mắt và can thiệp tới việc bầu chọn Hoa hậu của Việt Nam, điều đó nó ảnh hưởng đến cảm xúc của dân chúng đấy ! Phải chọn những cô khoẻ mạnh, phúc hậu, chăm chỉ, đừng chọn những cô yếu đuối, lười biếng, tham lam. Tránh các cô tuổi Thìn ra, một cô thì còn chịu được, chứ chọn toàn các cô tuổi Thìn, thì cái tuổi ấy nó bạo lực lắm, dạo này Việt Nam toàn bị những tai nạn rất là bi thảm. Xin bác để ý giùm ! Em xin cảm ơn bác !


Bác Trọng, bác Phúc ơi ! Nếu mà cảnh sát Anh họ điều tra ra là có nhiều người Việt Nam chết trên xe container, là Việt Nam phải phát quốc tang đó ! Một là để chia sẻ đau buồn với các gia đình, dân chúng, hai là để các gia đình họ bảo nhau đừng đưa thanh niên của họ ra nước ngoài theo con đường nhập lậu nữa ! 

Tôi cũng ngạc nhiên là có vài bác có vẻ là trí thức có tiếng, chỉ trích chính sách xuất khẩu lao động của chính phủ. Đó là cơ hội cho thanh niên đi nước ngoài, lao động, học tập, mở mang đầu óc, nếu thích thì ở lại nước bản xứ, vì họ cũng cần lao động, nếu không thích thì về lại Việt Nam, có chút vốn liếng khởi nghiệp, tốt đẹp đủ đường, tại sao các bác lại ngăn cản họ ? Vô duyên thiệt đó !


Thủ tướng Anh: Thế giới sốc trước thảm kịch 39 người thiệt mạng trong thùng container

20:25 28/10/2019
Thủ tướng Anh Boris Johnson gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ 39 thi thể đông cứng trong thùng container gần London và cho biết Anh sẽ làm mọi thứ để đưa thủ phạm ra công lý.


"Chúng tôi tiếc thương vô cùng những người đã thiệt mạng và chia sẻ nỗi đau với gia đình của họ. Chúng tôi lên án những người chịu trách nhiệm cho tội ác và Chính phủ Anh sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đưa những kẻ thủ ác ra trước công lý", Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 28-10 viết trong sổ tang cho 39 nạn nhân thiệt mạng trong container được phát hiện ở Essex hồi tuần trước, theo Reuters.
Thủ tướng Anh ghi sổ tang các nạn nhân. Ảnh: ITN
Ông Johsnson cũng cho biết sự việc đau lòng này khiến "cả nước Anh và thế giới sốc". "Điều tàn nhẫn đã xảy đến với những người vô tội, vốn chỉ hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn ở đất nước này", ông Jonson viết thêm.
Thủ tướng Anh cùng Bộ trưởng Nội vụ và nhiều nghị sĩ đã đến hiện trường vụ việc vào giờ nghỉ trưa (theo giờ Anh), dù đang bận rộn với loạt vấn đề như Brexit và khả năng tổng tuyển cử sớm. Theo BBC, các thành viên trong đoàn cũng lần lượt viết vào sổ chia buồn các nạn nhân và gia đình.
Trước đó, trong phiên điều trần tại Quốc hội Anh ngày 24-10, ông Johnson nói không thể tưởng tượng được ông sẽ như thế nào nếu là người đầu tiên mở container và chứng kiến những thi thể đã đông cứng bên trong.
Lời chia buồn của Thủ tướng Johnson. Ảnh: Twitter
"Tôi biết vẫn còn những đường dây như thế này và chúng vẫn sẽ tiếp diễn. Phải tìm cho được những kẻ buôn người và đưa chúng ra xét xử", ông Johnson nhấn mạnh.
Cùng ngày, theo Reuters, tài xế Mo Robinson, người lái xe đầu kéo và phát hiện 39 thi thể trong container, đã bị xét xử phiên đầu tiên. Y không được cho đến tòa án mà phải khai báo và xác nhận danh tính qua đường truyền video giữa buồng giam với tòa án.
Tài xế này đối mặt với 39 cáo buộc ngộ sát, buôn người, hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp và rửa tiền. Robinson bị từ chối bảo lãnh tại ngoại và sẽ được xét xử tiếp vào ngày 25-11. Liên quan đến vụ việc, ngoài Robinson có 3 nghi phạm nữa bị bắt giữ song đều được cho tại ngoại.
Thiện Nhân

http://cand.com.vn/the-gioi-24h/thu-tuong-anh-ca-the-gioi-soc-truoc-tham-kich-39-nguoi-thiet-mang-trong-thung-container-567440/

jeudi 24 octobre 2019

Việt Nam vào top 20 nền kinh tế đóng góp tăng trưởng toàn cầu

PLS : Bác Xuân Phúc, bác giỏi thật đấy ! Bác cừ quá ! Bác phải là một trong những vị Thủ tướng giỏi nhất thế giới ! Em nể bác quá ! :-) :-D

Em kính chúc bác nhiều sức khoẻ, năng động, giỏi giang, sáng suốt !






http://baochinhphu.vn/Doi-ngoai/Bieu-hien-cua-quan-he-Doi-tac-chien-luoc-sau-rong-Viet-NamNhat-Ban/378144.vgp


Việt Nam vào top 20 nền kinh tế đóng góp tăng trưởng toàn cầu

Thứ Ba, 22/10/2019, 16:56:30
 

Việt Nam có tên trong danh sách 20 nền kinh tế đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng toàn cầu năm 2019. (Ảnh: Shutterstock)
NDĐT - Số liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, Việt Nam dự kiến sẽ nằm trong top 20 nền kinh tế đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay.
Hãng tin Bloomberg mới đây đã phân tích số liệu từ IMF để đưa ra thống kê về 20 nền kinh tế được dự báo sẽ đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng toàn cầu năm 2019. Trong danh sách này có tên Việt Nam, trong đó mức đóng góp của Việt Nam tương đương với các nền kinh tế Malaysia, Thái-lan và Canada.
Được điều chỉnh theo sức mua tương đương, dữ liệu của IMF cho thấy, nhóm 20 quốc gia này sẽ đóng góp lên tới 85,8% tăng trưởng GDP toàn cầu cho năm nay. Trung Quốc hiện đứng thứ nhất với mức đóng góp 32,7%, xếp thứ hai là Mỹ với tỷ lệ đóng góp 13,8%, theo sau lần lượt là Ấn Độ (13,5%), Indonesia (3,9%), Nhật Bản (2,4%), Nga (2%)…
20 nền kinh tế đóng góp cho tăng trưởng toàn cầu năm 2019. (Nguồn: Bloomberg phân tích dữ liệu từ IMF)
Tuy nhiên, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới năm 2019 vừa được công bố cách đây một tuần, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống chỉ còn 3% cho năm 2019, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ. Theo IMF, tăng trưởng toàn cầu chậm lại dự kiến sẽ ảnh hưởng tới 90% nền kinh tế trên toàn thế giới.
Số liệu của IMF cũng cho thấy, kinh tế toàn cầu vốn đang chứng kiến những căng thẳng cản trở thương mại quốc tế kèm bất ổn gia tăng sẽ tăng trưởng chậm lại trong nửa thập kỷ tới, thể hiện ở sự giảm tốc của một loạt các nền kinh tế chủ chốt.
Đáng chú ý, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt mặt Mỹ để vươn lên số hai trong danh sách đóng góp cho động lực tăng trưởng toàn cầu trong năm năm tới, với tỷ lệ đóng góp dự kiến tăng từ 13,5% lên 15,5%, đẩy nền kinh tế xứ Cờ hoa xuống thứ ba, giảm từ 13,8% xuống còn 9,2% vào năm 2024.
Indonesia vẫn duy trì vị trí thứ tư, với mức đóng góp tăng trưởng 3,7% vào năm 2024, giảm nhẹ so với 3,9% vào năm 2019. Còn đối với Anh, bối cảnh Brexit dự báo sẽ khiến nền kinh tế này tụt hạng từ vị trí thứ chín năm nay xuống thứ 13 năm năm tới.
Mức đóng góp tăng trưởng GDP thế giới của Nga dự kiến sẽ giữ nguyên ở mức 2% sau năm năm nữa, nhưng nước này có thể sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nước đóng góp tăng trưởng lớn thứ năm, còn nền kinh tế xứ Mặt trời mọc sẽ rơi xuống vị trí thứ chín vào năm 2024.
Ngoài ra, IMF cũng dự báo, một số gương mặt mới sẽ có tên trong danh sách 20 nền kinh tế hàng đầu có đóng góp tích cực vào tăng trưởng toàn cầu trong năm năm tới, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Pakistan và A-rập Xê-út.
TRUNG HƯNG
Theo: Bloomberg

samedi 19 octobre 2019

Bản tin về một cái chết cấp cao




 https://baotiengdan.com/2019/10/18/thu-truong-le-hai-an-qua-doi-do-vo-y-te-lau-hay-bi-ai-ham-hai/

PLS : Tôi đọc tin này, tôi choáng váng hết mấy bữa nay ! Trông gương mặt là thấy con người thông minh trung hậu, mà còn trẻ quá ! Sao lại có thể để cho những người tài giỏi tử tế chết dễ như vậy được ? Họ không được bảo vệ tí nào hay sao ? Thật là khủng khiếp !

Ông Rousseau ông ấy nói một người lãnh đạo tốt là khi mà lợi ích của người đó phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Các bác thử tưởng tượng xem, thằng nào giết ông ấy, là nó muốn leo cao luồn sâu lên làm lãnh đạo thiên hạ cơ đấy, nó mà lên được rồi, thì bao người tài giỏi nó diệt sạch, thủ tiêu sạch, thì cộng đồng sẽ ra sao ?

Từ khi cái vụ chạy điểm ở Hà Giang, Sơn La nổ ra, là tôi đã cảnh báo các bác sự nguy hiểm rồi, nhưng hồi đó tôi tưởng là ông Mai Văn Trinh bị nguy kia ! Tôi thấy người Việt Nam mình không có ý thức bảo vệ người tốt, bảo vệ lẫn nhau, thế là các bác dại lắm, các bác để bọn xấu chúng hoành hành, còn người tốt thì bị thiệt thòi, bị mất mạng ! Thế thì các bác còn đòi hỏi cái gì kia chứ ? Đòi đủ thứ, đéo biết mình muốn gì !




Bản tin về một cái chết cấp cao

Tâm Chánh
19-10-2019
Rất nhanh chóng, Bộ Giáo dục phát đi thông tin về cái chết của thứ trưởng Lê Hải An. Cũng gần như ngay lập tức cơ chế truyền tin của xã hội lan truyền thông tin về nguyên nhân của cái chết ấy.

Điều lạ lùng là cho đến thời điểm hiện tại, các bản tin xung quanh cái chết này hầu như cũng chỉ cung cấp các dữ liệu cơ bản về nhân thân ông Lê Hải An, về địa điểm xảy ra, khung thời gian của cái chết.
Nhưng trong tiếp nhận của công chúng, cái chết ấy đã là một cái chết có tính chất chính trị. Nhất là khi tiến trình chính trị chuẩn bị cho “mùa” nhân sự của thể chế vào chính vụ.
Không khí chính trị như gợi lại hình dung bí ẩn về cái chết của các vị tướng chuẩn bị cho chức bộ trưởng bộ quốc phòng nhu Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn trong kí ức chính trị Việt Nam thời đổi mới.
Ngay đến thông tin khẳng định cái chết là do tai nạn, ông An ngã từ tầng 8 trụ sở làm việc của mình, cũng không nêu rõ do ai xác định.
Cũng như chưa thấy những nhân vật có trách nhiệm phát ngôn về cái chết của một công chức cao cấp, ở ngay chính trụ sở đầu não, ngay trong giờ cao điểm làm việc.
Người có trách nhiệm phát ngôn cụ thể, trong trường hợp đột tử này, theo phân cấp quản lí cán bộ, lần lượt là ông Phùng Xuân Nhạ – Bộ trưởng, ông Vũ Đức Đam – phó Thủ tướng và ông Trần Quốc Vượng – thường trực Ban bí thư.
Cần nhớ, ông Lê Hải An là một cán bộ cao cấp thuộc diện qui hoạch đội ngũ lãnh đạo cấp chiến lược thuộc thẩm quyền quản lí nhân sự của bộ chính trị, ban bí thư. Ông An là cấp phó của Bộ trưởng. Trong phân công điều hành Chính phủ, phạm vi này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc uỷ quyền cho phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Một bản tin đầy đủ về cái chết của thứ trưởng Lê Hải An, trong khung cảnh dễ dẫn đến tiếp nhận sai lệch hiện nay, cần phải được phát đi từ chính Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sau khi ông đã trưng tập đầy đủ các kết luận liên quan đến chức trách xác định hiện trường vụ việc.
Có như vậy, tin tức về cái chết của một cán bộ cấp cao mới thực sự đáp ứng được yêu cầu về quyền tiếp cận thông tin của người dân theo luật tiếp cận thông tin. Đó là chưa kể, tin tức này còn phải xác định cụ thể các vấn đề thuộc phạm vi công việc và trách nhiệm liên quan đến ông Lê Hải An.
Niềm tin cái chết của ông An là một vụ tai nạn chỉ có thể được hình thành khi tin tức được bảo đảm bằng các luận cứ thông tin khách quan và trách nhiệm phát ngôn của người có thẩm quyền.
Thời cuộc không còn đơn giản bảo tin là tin, thông tin không thể vẽ vời được lòng tin, dù chỉ là trên giấy.

https://baotiengdan.com/2019/10/19/ban-tin-ve-mot-cai-chet-cap-cao/

vendredi 18 octobre 2019

Việt Nam và Liên minh châu Âu ký hiệp định FPA

PLS : Wouaouh ! Tin tức tốt lành quá chừng luôn !

Em thấy biển Đông như vậy là khá ổn rồi đó :-) Cho nên là, bác Trọng ơi, nếu mà bác thực sự không đi Mỹ được thì cũng không sao, ông Phúc đi cũng được, vì quan hệ với Mỹ nên đặc biệt chú trọng về kinh tế. Và nếu ông Phúc muốn làm Tổng bí thư nhiệm kỳ tới thì em cũng đồng ý luôn (nếu mà bác đồng ý). Tuy nhiên, em thực sự mong là chính bác, bác Trọng ạ, chính bác sẽ đi Mỹ, vì về mặt biểu tượng và lan toả, thì việc đó sẽ có tác động rất lớn. Em kính chúc bác luôn mạnh khoẻ, sáng suốt, dẻo dai.



Việt Nam và Liên minh châu Âu ký hiệp định FPA

Đối với EU, việc ký FPA, qua đó thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Liên minh này trong việc tăng cường hợp tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Việt Nam và Liên minh châu Âu ký hiệp định FPA
 
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và bà Federica Moreghini, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu ký Hiệp định FPA. (Ảnh: TTXVN).
Nhân dịp dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm Liên minh châu Âu (EU), ngày 17/10, tại Brussels (Bỉ), thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) về thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của Liên minh châu Âu (FPA).
Sau khoảng thời gian đàm phán tích cực và hoàn thiện các thủ tục nội bộ của cả hai bên, việc Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng bà Federica Mogherini, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh, ký Hiệp định FPA đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và EU, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA).
Hiệp định FPA này là hiệp định khung nhằm thiết lập quan hệ hợp tác, thể hiện cam kết chính trị, tạo cơ sở để ký các thỏa thuận triển khai hợp tác cụ thể ở những nội dung hai bên thống nhất.
Hiệp định này mở đường để Việt Nam có thể tham gia vào các hoạt động quản lý khủng hoảng mang tính chất nhân đạo, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; trong đó nguyên tắc quan trọng nhất là toàn quyền lựa chọn lĩnh vực, mức độ tham gia phù hợp với chính sách đối ngoại, nhu cầu và khả năng của mình.
Trên cơ sở nguyên tắc đó, các nội dung được Bộ Quốc phòng Việt Nam lựa chọn để hợp tác với EU là: thiết lập đối thoại chính sách quốc phòng với Cơ quan Hành động đối ngoại EU, đào tạo, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Việt Nam và Liên minh châu Âu ký hiệp định FPA - 1
 
Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và bà Federica Mogherini, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu ký Hiệp định FPA. (Ảnh: TTXVN).
Đối với EU, việc ký FPA, qua đó thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Liên minh này trong việc tăng cường hợp tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tính đến thời điểm hiện tại EU đã ký FPA với nhiều quốc gia, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngoài Việt Nam là Hàn Quốc và Australia.
Ngay sau lễ ký FPA, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã hội kiến với bà Federica Mogherini. Hai bên bày tỏ vui mừng khi FPA được ký kết, khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác phòng song phương. Đại tướng Ngô Xuân Lịch và bà Federica Mogherini nhất trí sớm triển khai các lĩnh vực hợp tác mà Việt Nam lựa chọn tham gia trong khuôn khổ FPA.
Hai bên cho rằng, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh cũng nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ cấu trúc an ninh khu vực do ASEAN đóng vai trò trung tâm.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định, Bộ Quốc phòng Việt Nam ủng hộ mong muốn của EU về việc tham gia vào các cấu trúc quốc phòng an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bà Federica Mogherini cho biết, EU tin tưởng, Việt Nam tiếp tục có những đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2020.
Hai bên tăng cường hợp tác trong việc đối phó với các thách thức an ninh chung trong đó có an ninh phi truyền thống như tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển và cướp có vũ trang nhằm vào tàu thuyền, tội phạm có tổ chức và buôn lậu, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bà Federica Mogherini bày tỏ, EU và các quốc gia thành viên quan ngại về tình hình phức tạp ở Biển Đông gần đây, EU kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
EU ủng hộ việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) một cách minh bạch, đáp ứng lợi ích của các nước trong khu vực và các nước đối tác.
Việt Nam và Liên minh châu Âu ký hiệp định FPA - 2
 
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã hội kiến với Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Federica Mogherini. (Ảnh: TTXVN).
Trước đó, tối 16/10, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có cuộc gặp với Chủ tịch Uỷ ban Quân sự EU, Đại tướng Claudio Graziano. 
Tại cuộc gặp, hai bên ghi nhận nỗ lực song phương trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cả Việt Nam và EU, cụ thể trong các lĩnh vực trao đổi đoàn quân sự cấp cao, đào tạo, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc...
Thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác, tập trung vào các lĩnh vực như trao đổi đoàn, thúc đẩy các cơ chế hợp tác, đào tạo.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị EU tiếp tục hỗ trợ Bộ Quốc phòng Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo, nhất là đào tạo tiếng Anh và tiếng Pháp cho quân nhân Việt Nam.
Về phía Việt Nam, Bộ Quốc phòng Việt Nam sẵn sàng đón các sỹ quan của EU và các quốc gia thành viên tham dự một số khóa học tiếng Việt và nghiên cứu chiến lược tại các học viện nhà trường quân đội.
Cũng tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết Bộ Quốc phòng Việt Nam sẵn sàng đón các tàu mang sứ mệnh của EU và tàu của các quốc gia thành viên EU thăm thiện chí các cảng của Việt Nam trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị Đại tướng Claudio Graziano trên  cương vị của mình tạo điều kiện để Việt Nam tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với các quốc gia thành viên EU nói riêng và EU nói chung. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng hoan nghênh Chủ tịch Uỷ ban Quân sự EU sang thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp.
Nhất trí với những ý kiến của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự EU bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ hợp tác, trong đó có hợp tác quốc phòng, giữa EU với ASEAN nói chung cũng như các thành viên ASEAN nói riêng.
Việt Nam và Liên minh châu Âu ký hiệp định FPA - 3
 
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch gặp Chủ tịch Uỷ ban Quân sự EU, Đại tướng Claudio Graziano. (Ảnh: TTXVN).
 
Theo TTXVN
http://daidoanket.vn/chinh-tri/viet-nam-va-lien-minh-chau-au-ky-hiep-dinh-fpa-tintuc450097

mercredi 16 octobre 2019

Thời khắc thảm họa với chính sách Trung Đông của Hoa Kỳ

PLS : Cái anh Jeremy Bowen này là ảnh hoàn toàn nói láo ! Bây giờ tôi phải đi ngủ, mai mốt rảnh tôi sẽ nói cho các bác nghe tại sao.


Ông Trump, ông Trump ! Trước tiên em nói cho ông nghe nè ! Mặc dù em hổng có nói gì hết, nhưng mà kẻ thù của ông họ cũng nhìn ra điểm yếu của ông đấy, và họ tấn công ông rất dữ ở điểm ấy, đấy là ông rất dễ nổi nóng. Ông có đọc truyện "Sư tử và ruồi" của La Fontaine chưa ? Ông mà không cẩn thận là ông mệt đó !

Cho nên em thấy là ông để ông John Bolton ra đi là ông sai lầm đó. Ông Bolton bảo vệ ông rất tốt ở điểm này, từ khi ổng đi là ông xính vính luôn, ông thấy không ? Em thì cũng không ưa ông Bolton mấy, vì ổng tính tình hung tợn mà lại hiếu chiến nữa, cho nên ổng không hợp với các nước châu Á. Nhưng mà em thấy là ông nên làm lành với ổng đi, và giao cho ổng vùng Trung Đông, vì ở đấy toàn thứ dữ, và nếu không phải là ông Bolton, thì em chưa thấy ai có thể đảm trách được (và ổng sẽ trị được mụ Pelosi đấy !)


@ M. Putin : Ông Putin, ông chơi với quân phản trắc, thì ông phải luôn cẩn thận, em thấy ông thật là dũng cảm đó. Em bật mí cho ông nghe nè : bọn phản trắc là bọn đối xử tồi với phụ nữ. Lý do là vì, bình thường ra, một đứa trẻ được mẹ nó yêu thương thì sau này lớn lên nó sẽ tử tế với phụ nữ và tốt với mọi người. Còn cái loại mẹ ngu xuẩn vô học, tối ngày chỉ cùng nhau chiều một lão chồng hủi, tọng đầy ruột những đồ ngọt, "người thì béo trục béo tròn, ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày", thì chỉ có mà nuôi con như nuôi súc vật, sau này chúng lớn lên, không thành khủng bố, mà có lên làm tổng thống đi nữa, thì cũng chỉ là một thằng phản trắc !



Thời khắc thảm họa với chính sách Trung Đông của Hoa Kỳ

16 tháng 10 2019




Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Syria đang tiến về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Damascus đạt được thỏa thuận với lực lượng người Kurd

Đã một tuần kể từ khi Tổng thống Donald Trump sử dụng cái mà ông gọi là "trí tuệ vĩ đại và không gì sánh được" để ra lệnh rút quân đội Hoa Kỳ khỏi miền bắc Syria, bản đồ cuộc chiến Syria đã được vẽ lại.
Một chuỗi sự kiện do ông đưa ra đã thể hiện sự phản bội với đồng minh của Mỹ là người Kurd ở Syria và mở ra các cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ, chế độ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad, cùng với các quốc gia hậu thuẫn là Nga và Iran, và những chiến binh cực đoan thánh chiến của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tám năm chiến tranh ở Syria đã định hình và thay đổi Trung Đông. Cuối tuần qua đánh dấu một bước ngoặt khác. Có lẽ sự khôn ngoan của Tổng thống Trump đã giúp ông thấy trước các sự kiện. Hoặc có thể thói quen hành động theo 'bản năng' của ông là một sai lầm nghiêm trọng khi nó liên quan đến tình hình phức tạp không hồi kết ở Trung Đông.


Nhiều năm qua, rõ ràng số phận của Syria được quyết định bởi người nước ngoài, chứ không phải người Syria. Sự can thiệp lặp đi lặp lại được duy trì suốt nhiều năm và leo thang thành chiến tranh. Viết về cuộc đua ảnh hưởng và quyền lực ở Syria nên được bắt đầu bằng nạn nhân của chiến tranh. Mỗi lần gia tăng quân đội là thảm họa và thường gây tử vong cho dân thường. Những nhà lãnh đạo đưa ra mệnh lệnh cần phải được xem những video về sự chịu đựng của người dân. Không khó để tìm kiếm những hình ảnh này trên mạng hoặc truyền hình.
Quyết định của Tổng thống Trump nhằm kéo Hoa Kỳ ra khỏi cái mà ông gọi là cuộc chiến không hồi kết đã bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Syria. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố ông muốn truy kích người Kurd của Lực lượng Dân chủ Syria (Syrian Democratic Forces - SDF) bởi vì họ là đồng minh của phiến quân người Kurd. Kế hoạch của ông là kiểm soát cả hai phía biên giới với đông bắc Syria, và thành lập khu vực chiếm đóng vào sâu khoảng 32km. Ông muốn chuyển một triệu hoặc hơn người tị nạn Syria đến khu vực đó.
Khi Hoa Kỳ quyết định trang bị và đào tạo cho người Kurd ở Syria, cũng như một số người Arab để chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo IS, họ đã nhận biết được một vấn đề tiềm ẩn, đó là đồng minh người Kurd của họ vốn bị các đồng minh Nato và Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.
Washington đã nhắm mắt làm ngơ trước vấn đề họ biết có thể xảy ra trong tương lai. Và giờ tương lai đang ở đây, vấn đề đó đang xảy ra.
Cách đây một tuần, một số ít lính Mỹ vẫn còn là biểu tượng hữu hình của cái dường như là một sự đảm bảo an ninh cho người Kurd ở Syria, vốn là đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống chiến binh thánh chiến IS. Người Kurd đã chiến đấu và chết trên mặt trận trong khi Mỹ, Anh và các quốc gia khác cung cấp không quân và lực lượng đặc nhiệm.




Người Kurd: Họ là ai?
Nhưng không lâu sau khi Tổng thống Trump đăng một số tweet, người Kurd ở Syria bị buộc phải nhận ra rằng họ đã bị bỏ rơi, làm dấy lên sự phẫn nộ trong quân đội Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper phủ nhận rằng người Kurd đã bị bỏ rơi. Nhưng trong lúc Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị tấn công, người Mỹ đang rời đi, đó không phải là cảm nhận của người Kurd ở Syria.
Một lần nữa trong lịch sử khó khăn của họ, người Kurd trở thành đồng minh "dùng một lần" của cường quốc bên ngoài. Họ quay sang kẻ thù cũ của họ ở Damascus.
Hôm 13/10, người Kurd tuyên bố một thỏa thuận với chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng ý cho quân đội của nước này tiến vào khu vực chưa bị kiểm soát bởi Damascus kể từ năm 2012, ngay sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là một chiến thắng lớn. Các binh sĩ nhanh chóng rời khỏi các căn cứ họ chiếm đóng ở đông bắc.
Nó được xem là ngày thảm họa với chính sách Trung Đông của Hoa Kỳ. Liên minh với người Kurd, và đảm bảo an ninh an toàn cho quyền tự trị của họ ở Syria, đã cho người Mỹ tham gia vào hồi cuối của cuộc chiến. Đó cũng là cách chống lại những người ủng hộ chế độ Assad là Nga và Iran. Sự ra đi của người Mỹ, và sự tiến lên của quân đội Syria, là chiến thắng cho cả hai.


Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh tiếp tục tấn công vào các thị trấn biên giới do người Kurd chiếm giữ ở đông bắc Syria

Cơ hội mới dường như đang mở ra cho những phần tử cực đoan thánh chiến của IS. Trên ứng dụng nhắn tin Telegram, họ tuyên bố mở một chiến dịch bạo lực trên khắp Syria. Họ bị mất lãnh thổ, nhưng những ai đang ở bên ngoài nhà tù đang tự cải tổ để tiến hành các cuộc tấn công du kích.
Bây giờ, khi người Kurd đang chao đảo, họ thấy cơ hội để giải thoát hàng nghìn chiến binh đang bị nhốt trong các nhà tù do người Kurd cai quản. Một vài trong số họ là những kẻ giết người khét tiếng, sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng nếu họ có thể thoát ra ngoài và lại cầm súng cùng với bom, không chỉ ở Syria mà còn xa hơn nữa.
Chính phủ châu Âu, vốn loay hoay khi các vấn đề của Trung Đông đang gõ cửa, đang kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngưng tấn công.
Một số thành viên Nato có thể thấy một kịch bản ác mộng đang diễn ra, khi Syria được Nga hậu thuẫn, có khả năng đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Nato.
Nga nói rằng họ duy trì quan hệ bình thường với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng xung đột quân sự có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Cơ hội cho sự hiểu lầm, sai lầm và leo thang luôn rình rập.
Có lẽ những gì xảy ra trong tuần qua đã đơn giản hóa hồi kết của cuộc chiến Syria. Cả Mỹ và người Kurd có vẻ như nằm ngoài bức tranh.
Và Tổng thống Assad, cùng với đồng minh Nga và Iran, tiếp tục củng cố chiến thắng của họ trong cuộc chiến thảm khốc ở Syria.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50055007

Farewell of Slavianka


lundi 14 octobre 2019

Nữ chính trị gia người Kurd bị đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ phục giết

PLS : Xin bà hãy vật chết thằng giặc Erdogan và phù hộ cho người Kurd !


Nữ chính trị gia người Kurd bị đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ phục giết

(PLO)- Tổng thư ký đảng Tương lai Syria Hevrin Khalaf 35 tuổi và tài xế của nữ chính trị gia này đã bị phục kích, giết chết.

Ngày thứ năm chiến dịch Mùa xuân hòa bình, quân Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng tay súng mình bảo trợ tiến sâu hơn vào lãnh thổ Syria, bất chấp chỉ trích từ Mỹ, Liên minh châu Âu và Liên đoàn Ả Rập. Mục tiêu chính của Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch này là tấn công lực lượng tay súng người Kurd ở Syria (YPG) - lực lượng bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là cánh tay nối dài của tổ chức ly khai đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở miền Nam mà mình cho là khủng bố.
Một diễn biến đáng chú ý trong ngày chiến dịch thứ năm (13-10) là các tay súng đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ ở Syria đã giết một nữ chính trị gia người Kurd. Các lực lượng tay súng được Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ chủ yếu là các phiến quân Ả Rập từng nằm trong liên minh phe nổi dậy chiến đấu chống lại quân chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhưng sau đó phá vỡ liên minh và quay sang nhận bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo tin từ đài phát thanh Kurdistan 24, Tổng thư ký đảng Tương lai Syria Hevrin Khalaf 35 tuổi và tài xế của nữ chính trị gia này đã bị phục kích, giết chết khi đang trên đường từ vùng tự trị Jazeera (một trong ba vùng tự trị lớn của người Kurd ở đông bắc Syria) trở về tỉnh Raqqa. 

Tổng Thư ký đảng Tương lai Syria Hevrin Khalaf, 35 tuổi vừa bị các tay súng đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ phục kích và hành hình. Ảnh: SDC PRESS
Tổng thư ký đảng Tương lai Syria Hevrin Khalaf 35 tuổi vừa bị các tay súng đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ phục kích và hành hình. Ảnh: SDC PRESS
Trước đó nữ chính trị gia này từng chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ không chịu thích nghi với thực tế hiện diện của người Kurd ở biên giới Syria mà chỉ chăm chăm đơn phương hành động với lý lẽ bảo vệ người Thổ.
Hội đồng Dân chủ Syria - đại diện về chính trị của tổ chức Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF - tổ chức mà YPG là thành viên chính) xác nhận nữ thủ lĩnh Khalaf “bị đưa ra khỏi xe trong một cuộc tấn công do Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ và bị các lính đánh thuê Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ hành hình”. Tài xế của thủ lĩnh Khalaf cũng bị giết.
“Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy phía Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục chính sách vô đạo đức của mình với những người dân không có vũ trang” - Hội đồng Dân chủ Syria tuyên bố.
Người Kurd biểu tình phản đối việc Tổng Thư ký đảng Tương lai Syria Hevrin Khalaf, 35 tuổi bị các tay súng đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ phục kích và hành hình. Ảnh: SDC PRESS
Người Kurd biểu tình phản đối việc Tổng thư ký đảng Tương lai Syria Hevrin Khalaf 35 tuổi bị các tay súng đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ phục kích và hành hình. Ảnh: SDC PRESS
Một số quan chức Mỹ đã xác nhận tính xác thực của thông tin này.
Thổ Nhĩ Kỳ nói mình đã tiêu diệt được 415 tay súng YPG kể từ khi bắt đầu chiến dịch nhưng theo quan sát và thống kê của tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (Anh) thì số tay súng YPG bị giết là 81, ngoài ra còn có 38 dân thường thiệt mạng trong giao tranh.

https://plo.vn/quoc-te/su-kien/nu-chinh-tri-gia-nguoi-kurd-bi-dong-minh-tho-nhi-ky-phuc-giet-863732.html

Nhận diện vai trò của Bắc Kinh trong chiến tranh biên giới Tây Nam

PLS : Xin cảm ơn ông Nayan Chanda !


(Tôi bỏ bớt cái hình những sọ người ở Ba Chúc vì nó làm tôi sợ quá !)



Nhận diện vai trò của Bắc Kinh trong chiến tranh biên giới Tây Nam

VietTimes - Bốn thập niên sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, tháng 10/2019, tại TP.HCM, nhà báo Nayan Chanda, hiện là Giáo sư Đại học Ashoka (Ấn Độ) đã chia sẻ với VietTimes những quan sát và nhận định của ông về cuộc xung đột trong quá khứ, bài học lịch sử và những mắc mứu trong mối quan hệ tay ba Mỹ - Việt – Trung hiện nay.
 
Nhà báo Nayan Chanda hiện là Giáo sư Đại học Ashoka (Ấn Độ). Ảnh: Luân Nguyễn.
Nhà báo Nayan Chanda hiện là Giáo sư Đại học Ashoka (Ấn Độ). Ảnh: Luân Nguyễn.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng dinh Độc Lập, nhà báo Nayan Chanda, phóng viên thường trú của tờ Kinh tế Viễn Đông (FEER) đang đứng ở ngay góc đường nay là Đại lộ Lê Duẩn để ghi lại những khoảnh khắc lịch sử đánh dấu cột mốc kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 2 đã kéo dài hàng chục năm.
Khi đó, ông Chanda không bao giờ hình dung được rằng chỉ chưa đầy ba năm sau, cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba lại nổ ra, lần này giữa những người xã hội chủ nghĩa từng cùng chung chiến hào: Việt Nam, Trung Quốc.
Nhà báo Chanda trở thành người ghi chép lại một giai đoạn lịch sử đặc biệt, và sau này được ông viết thành cuốn sách nổi tiếng “Brothers Enemy: The war after the war” (tạm dịch là: Những kẻ thù anh em: Cuộc chiến tiếp sau cuộc chiến) xuất bản năm 1986.
Nhận diện vai trò của Bắc Kinh trong chiến tranh biên giới Tây Nam - ảnh 1
Quân tình nguyện Việt Nam tại Campu chia. Ảnh tư liệu.
Được viết dựa trên những chuyến đi thực địa, các nghiên cứu chuyên sâu và hàng trăm cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo ở cả Hà Nội, Bắc Kinh, Phnompenh, Washington và Moscow, “Brother Enemy” được coi là một trong những cuốn sách chân thực và thuyết phục nhất, nguồn tài liệu không thể thiếu cho những ai muốn tìm hiểu nguồn gốc của xung đột Việt – Trung và nguồn cơn cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Khmer Đỏ.
Khmer Đỏ là đối tác lý tưởng của Bắc Kinh
- Bốn mươi năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba kết thúc, mà người Việt chúng tôi gọi là chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc. Đã có nhiều bài viết, bài phát biểu, phân tích từ nhiều phía liên quan đến cuộc chiến này và dường như đến giờ nó vẫn gây tranh cãi.
Là một trong những người được chứng kiến trực tiếp giai đoạn lịch sử này, theo ông thì vì sao chỉ ba năm sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, những người từng gọi nhau là đồng chí, anh em lại trở thành kẻ thù trong một cuộc chiến khốc liệt không kém?
 Giáo sư Nayan Chanda: Cuộc xung đột Campuchia vô cùng phức tạp theo nghĩa rằng nó dính líu đến hầu hết các diễn viên quan trọng nhất trên sân khấu chính trị thế giới thời đó.
Nhưng trước tiên, nguyên nhân của cuộc chiến đã tiềm tàng từ lâu trong lịch sử. Đế chế Angkor từng trải dài trên bán đảo Đông Dương và từ thế kỷ 17 trở đi lãnh thổ của nó đã bị thu hẹp dần sau các cuộc xung đột quân sự với Việt Nam và Thái Lan. Ngay sau khi chiến tranh Đông Dương lần 2 kết thúc vào năm 1975, Khmer Đỏ cho rằng mình đã sẵn sàng để khôi phục đế chế Angkor hùng mạnh năm nào.
Trước sự phản đối của các thành viên truyền thống từng có quan hệ với Việt Nam, Pol Pot và tay chân đã tiến hành cuộc thanh trừng nội bộ, đồng thời triển khai hàng loạt các cuộc tấn công sát hại dân thường vào các làng mạc Việt Nam dọc biên giới từ sau năm 1975.
Vào ngày 31 tháng 12 năm 1977, chế độ Pol Pot đã công khai cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Lúc này, cuộc chiến đã trở thành khó tránh khỏi. Mặc dù vẫn là bí mật vào thời điểm đó, vào tháng 1 năm 1978, Việt Nam đã quyết định bắt đầu chuẩn bị cho việc loại bỏ chế độ Pol Pot.
Năm 1978, Việt Nam đã quyết định dỡ bỏ bức màn về cuộc chiến tranh biên giới với những người từng là đồng chí của mình, những người lúc bấy giờ đang cướp đi hàng trăm mạng sống của người Việt Nam.
Tôi vẫn còn nhớ mãi lần đầu tiên chứng kiến sự tàn ác của Khmer Đỏ. Trong một chuyến đi tới Sài Gòn tháng 3 năm 1978, tôi bị một cán bộ ngoại giao Việt Nam đi kèm đánh thức từ sớm. Tôi được đưa vội đến sân bay, nơi tôi cùng hai phóng viên nước ngoài khác được đưa lên một chiếc trực thăng Chinook đã rỉ sét với những ô cửa sổ trống hoác.
Theo lệnh của một nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam, chúng tôi đã bay đến Hà Tiên, một tỉnh ở cực nam Việt Nam (nay là tỉnh Kiên Giang – PV). Khi chúng tôi đi bộ đến làng, một mùi hôi thối nồng nặc cho chúng tôi biết những gì sẽ được chứng kiến. Đó vẫn là một cảnh tượng hãi hùng. Mười lăm đàn ông, phụ nữ và trẻ em, bị Khmer Đỏ đánh đập đến chết, nằm rải rác xung quanh ba túp lều tranh của họ.
Lời giải thích cho cuộc thảm sát nằm trên những bức tường đất của một túp lều, nơi ai đó đã vẽ nghệch ngoạc bằng than củi dòng chữ Khmer: “Đây là đất của chúng tao!”.
Nói cách khác, cuộc xung đột Việt Nam – Campuchia bắt nguồn từ những mâu thuẫn lãnh thổ từ xa xưa trong lịch sử, được thổi bùng lên bởi tham vọng ngạo mạn của chế độ Pol Pot.
Nhận diện vai trò của Bắc Kinh trong chiến tranh biên giới Tây Nam - ảnh 2
Giáo sư Nayan Chanda nói chuyện tại TP.HCM,  tháng 10/2019.
- Trong cuốn sách “Brothers Enemy”, ông đã nêu rõ vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến này. Điều gì đã khiến Bắc Kinh, từ vai trò một đồng minh trụ cột của Hà Nội trong cuộc chiến tranh Việt Nam trước đó, chuyển sang vị thế đối địch?
Giáo sư Nayan Chanda: Chúng ta phải thấy rõ một thực tế là Bắc Kinh, ngay cả khi là một trong những đồng minh thân cận nhất của Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng là vì xuất phát từ lợi ích của chính họ. Họ muốn giữ cho biên giới phía Nam của mình luôn an toàn và miền Bắc Việt Nam đối với Trung Quốc có tác dụng như một “vùng đệm an ninh”.
Bởi vậy, họ viện trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ nhưng không bao giờ muốn Việt Nam trở nên mạnh hơn. Bắc Kinh từng khuyên Hà Nội kiên trì đường lối chiến tranh du kích, kéo dài cuộc chiến thay vì nỗ lực nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Việc Việt Nam thống nhất đất nước tháng 4 năm 1975 đã đảo lộn những toan tính của Trung Quốc. Sau khi giải phóng miền Nam, Hà Nội đã có sức mạnh vượt trội, sẵn sàng nắm lấy vai trò tiên phong ở khu vực này. Trung Quốc luôn lo sợ về sự mất cân bằng trong cán cân quyền lực ở Đông Nam Á và khả năng Liên Xô thay thế khoảng trống quyền lực Mỹ để lại, thể hiện thông qua sự trỗi dậy của Việt Nam, một đồng minh thân cận của Liên Xô.
Vì vậy, để làm suy yếu Việt Nam, Campuchia của Khmer Đỏ trở thành một đối tác lý tưởng của Bắc Kinh. Kể từ năm 1975, Trung Quốc bắt đầu viện trợ ồ ạt, không giới hạn cho chính quyền Pol Pot tại Campuchia, bao gồm tiền bạc, vũ khí. Trong khi đó, họ cắt hoàn toàn viện trợ đối với Việt Nam, đúng thời điểm Hà Nội đang ở giữa thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ hai.
Việc Trung Quốc cắt viện trợ, cùng với sự thay đổi quyền lực tại Bắc Kinh (Đặng Tiểu Bình lên nằm quyền lãnh đạo tuyệt đối), đã buộc Việt Nam phải xích lại gần hơn với Liên Xô, thể hiện qua Hiệp ước đồng minh Việt – Xô.
Và khi không ép được Hà Nội làm theo mong muốn của mình thì Bắc Kinh đã chính thức xem Việt Nam là kẻ thù. Năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh đạo tuyệt đối tại Bắc Kinh thì một quyết định cứng rắn đã được đưa ra – tấn công Việt Nam.
Hà Nội đã chủ động chuẩn bị
- Việc Bắc Kinh hậu thuẫn cho chế độ diệt chủng Khmer Đỏ thì ai cũng đã thấy. Nhưng còn vai trò của Mỹ, người vừa rút lui khỏi Đông Dương thì sao?
Giáo sư Nayan Chanda: Ban đầu, Mỹ không hề muốn dính líu gì đến cuộc xung đột giữa Việt Nam và Campuchia bởi vì sau khi rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ chỉ muốn quên đi thất bại nhục nhã này. Năm 1977, khi Jimmy Carter lên làm Tổng thống, chính quyền Mỹ bắt đầu cân nhắc việc bình thường hóa quan hệ với Hà Nội, nhằm hàn gắn những vết thương chiến tranh.
Ban đầu, Carter muốn bình thường hóa quan hệ với cả Bắc Kinh và Hà Nội.
Tuy nhiên, khi cuộc xung đột giữa Việt Nam và Campuchia leo thang và người Trung Quốc bắt đầu can dự sâu hơn, họ đã thuyết phục được Washington rằng Việt Nam đang hành động đại diện cho lợi ích của Liên Xô, kẻ thù lớn nhất của Mỹ thời đó. Lập luận của Trung Quốc là nếu Mỹ và Trung Quốc không liên minh để ngăn chặn Việt Nam thì Liên Xô sẽ xác lập bá quyền của mình ở Đông Nam Á.
Luận điệu này đã giành được sự ủng hộ của giới tinh hoa chính trị ở Washington, mà nổi bật là Brzezinski, cố vấn an ninh của Tổng thống, một người Mỹ gốc Ba Lan. Với lập trường chống Liên Xô, Brzezinski, ngay từ đầu năm 1978, đã xem xung đột Việt Nam - Campuchia là một "cuộc chiến ủy nhiệm giữa Trung Quốc và Liên Xô."  

Hơn 40 năm qua đi, nhưng những dấu vết của cuộc thảm sát năm xưa mà quân Pol Pot thực hiện ở Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) vẫn chưa phai mờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
 
Mỹ và Trung Quốc chính thức phục hồi quan hệ ngoại giao vào ngày đầu tiên của năm 1979. Một tuần sau, quân đội Việt Nam tiến vào thủ đô Phnom Penh. Khả năng bình thường hóa quan hệ với Mỹ nay được đặt ra với điều kiện Hà Nội rút toàn bộ quân đội ra khỏi Campuchia.
Ngày 29/1/1979, trong cuộc gặp với Tổng thống Carter tại Nhà Trắng, ông Đặng Tiểu Bình đã tiết lộ quyết định đánh Việt Nam, “cho họ một bài học hạn chế phù hợp”, để đáp trả sự “bành trướng” của Liên Xô. Đặng yêu cầu Mỹ “ủng hộ tinh thần” trên trường quốc tế.
Dù yêu cầu Trung Quốc kiềm chế, nhưng sau khi chiến tranh nổ ra, Mỹ hầu như không có động thái nào phản đối Bắc Kinh. Ngược lại, Washington đã liên minh với Bắc Kinh và vận động các nước khác phong tỏa, cấm vận Việt Nam trong suốt hơn mười năm sau đó.
- Như vậy, Bắc Kinh không chỉ có vai trò hậu thuẫn cho chế độ Polpot chống Việt Nam những năm 1978-1979 mà họ còn dẫn đầu cuộc chiến ngoại giao trường kỳ cô lập Việt Nam suốt mười năm sau?
Giáo sư Nayan Chanda: Đúng vậy. Tất cả những gì diễn ra ở Đông Dương suốt hơn một thập niên sau đó và bây giờ ở Biển Đông cho thấy sự thành công của cái gọi là chiến lược “giành chiến thắng mà không cần phải thực sự chiến đấu”. Nó cũng cho thấy quyết tâm và sự kiên trì đến mức tàn nhẫn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ngay từ tháng 11 năm 1978, Trung Quốc đã chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài chống Việt Nam khi Hà Nội tiến vào Campuchia. Tôi đã xuất bản một bài báo tóm tắt kế hoạch này trên tờ Kinh tế Viễn Đông tháng 12 năm 1978.
Như bài báo đưa tin, trong chuyến thăm Campuchia tháng 11 năm đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Đông Hưng đã khuyên Pol Pot từ bỏ Phnom Penh, rút lui vào rừng để tiến hành chiến tranh du kích.
Vương lập luận rằng bằng cách từ bỏ thủ đô khi đối mặt với Việt Nam và lực lượng nổi dậy, người Campuchia sẽ không chỉ làm nổi bật “ý đồ xâm lược” của Hà Nội đối với các nước láng giềng Đông Nam Á đang đầy lo lắng, mà cuối cùng còn giúp đánh bại người Việt Nam bằng cách làm cho Việt Nam sa lầy vào một cuộc chiến tranh du kích đầy tốn kém.
Những gì xảy ra sau đó theo đúng kịch bản mà Trung Quốc đã dự liệu. Việc Việt Nam bị Khmer Đỏ cầm chân ở Campuchia lâu dài đã cho Bắc Kinh lý do để bêu xấu Hà Nội.
Cuộc chơi lâu dài của Trung Quốc là phớt lờ nạn diệt chủng vốn có lẽ đã cướp đi hơn 1 triệu sinh mạng; viện trợ tiền bạc và trang bị vũ khí cho đội quân du kích chống Việt Nam, giữ ghế tại Liên Hợp Quốc cho một chế độ Khmer Đỏ hỗn loạn trong vai trò một chính phủ hợp pháp; vận động dư luận quốc tế chống Việt Nam.
Trong hơn chục năm đối đầu với Việt Nam trên chiến trường thông qua những tay súng ủy nhiệm và trong các diễn đàn ngoại giao quốc tế, Trung Quốc đã kiên trì theo đuổi chính sách mà họ đã đặt ra trong các cuộc họp bí mật ở Bắc Kinh và Thái Lan.
Nhận diện vai trò của Bắc Kinh trong chiến tranh biên giới Tây Nam - ảnh 4
Nhà báo Chanda là tác giả cuốn sách nổi tiếng “Brothers Enemy: The war after the war” (tạm dịch là: Những kẻ thù anh em: Cuộc chiến tiếp sau cuộc chiến) xuất bản năm 1986.
 
Năm 1989, quân đội Việt Nam đã được rút khỏi Campuchia dưới áp lực ngoại giao mạnh mẽ, bao gồm cả từ Liên Xô, nước mà Trung Quốc vừa đạt được một sự hòa hoãn ngoại giao. Tháng 9 năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam bí mật bay tới Thành Đô, Trung Quốc để đạt được một thỏa thuận, mở đường cho việc hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1991.
Giờ đây, sau bốn mươi năm, Bắc Kinh đã xác lập ảnh hưởng gần rất lớn đối với Campuchia. Campuchia đã trở thành nước nhận các khoản vay và viện trợ lớn nhất (hơn 10 tỷ USD) của Trung Quốc ở Đông Nam Á và là một trong những điểm đến quan trọng nhất của đầu tư từ Trung Quốc.
Sự phụ thuộc của đất nước này vào Trung Quốc được nhấn mạnh bởi thực tế là 62% nợ của Campuchia hiện tại là nợ Trung Quốc. Thủ tướng Campuchia Hun Sen, người từng gọi Trung Quốc khi họ ủng hộ chế độ Khmer Đỏ, là “gốc rễ của mọi thứ xấu xa”, giờ đây lại trở thành đồng minh trung thành của Trung Quốc.

- Ông có nghĩ rằng người Việt Nam chúng tôi khi đó đã có phần ngây thơ về Trung Quốc, một đồng minh từng giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh không?
GS Nayan Chanda: Tôi không cho rằng Việt Nam ngây thơ trước ý đồ của Trung Quốc. Nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam khi đó đều tin vào các nguyên tắc, giá trị của chủ nghĩa xã hội và họ hy vọng rằng, Trung Quốc, trong tư cách một nước xã hội chủ nghĩa anh em, sẽ hành xử một cách tử tế.
Và vì thế, Hà Nội cảm thấy khá là thất vọng khi Trung Quốc ứng xử giống một quốc gia bá quyền thay vì là một nước cùng theo chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc gặp ở Thành Đô năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đề nghị tái lập quan hệ xã hội chủ nghĩa anh em nhưng Trung Quốc đã từ chối.
Tôi cho rằng giờ đây thì có lẽ không mấy ai còn mơ hồ về Trung Quốc nữa. Những gì đã xảy ra là minh chứng rõ ràng cho sự thật mà Lord Palmerston từng nêu: "Một quốc gia không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn".
(Còn tiếp)

https://viettimes.vn/nhan-dien-vai-tro-cua-bac-kinh-trong-chien-tranh-bien-gioi-tay-nam-369614.html

dimanche 13 octobre 2019

Quốc phòng VN: Chính sách 'Không liên minh quân sự' đang gây nguy cơ gì? - CHHV

PLS : Ehehe, Tiến sĩ Luật Sorbonne cũng có khác ! Chàng vẫn chưa bị lụt nghề ! Nhưng mà vụ ông Trump đối xử với người Kurd trong lúc này liệu có làm cho anh chắc ăn là Việt Nam nên là đồng minh của Mỹ không ?

Từ tốn, từ tốn, "dục tốc bất đạt" ! Em thấy là ta nên phát triển thương mại với Mỹ, vì cái ông Trump này số của ổng có vẻ sinh ra tiền. Nhưng về liên minh quân sự, thì chắc là phải nghĩ tới châu Âu. Liên minh với châu Âu thì đâu có ảnh hưởng gì tới chính sách "3 không" của ta đâu hén ?


Quốc phòng VN: Chính sách 'Không liên minh quân sự' đang gây nguy cơ gì?

 
8 tháng 10 2019

Bản quyền hình ảnh Linh Pham/Getty Images
Image caption "Câu hỏi tiếp theo là liệu liên minh quân sự với Mỹ có dẫn đến "mất Đảng"? Câu trả lời của tôi tiếp tục là "KHÔNG"...
Vào tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Obama đã tung ra chiến lược mới: "Xoay trục sang châu Á" (Pivot to Asia) để ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trong khu vực nói chung, biển Đông nói riêng.
Để triển khai, Báo cáo chiến lược quân sự quốc gia của Mỹ năm 2012 nhấn mạnh nước này phải phát triển quan hệ quân sự với Việt Nam, xây dựng Việt Nam trở thành đối tác chiến lược mới.

Tuy nhiên, bằng chứng ngọan mục nhất của quyết tâm "biến cựu thù thành đồng minh" của Tổng thống Obama là việc ông đón tiếp chính thức tại Nhà Trắng Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7/2015. Thực vậy, đây là lần đầu tiên một người đứng đầu một đảng cộng sản được Mỹ tiếp đón cấp Nhà nước.
Tổng thống Trump, về phần mình, tiếp tục chiến lược "Xoay trục sang châu Á" của người tiền nhiệm nhưng với cái tên mới: "Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Nếu như Chính quyền Obama để lại dấu ấn với việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam thì Chính quyền Trump năm 2018 đưa ra Chiến lược quốc phòng (NDS) coi Trung Quốc là "mối đe dọa lớn nhất", được minh họa một cách ấn tượng bằng việc tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng Đà Năng, sự kiện chưa từng có thuộc loại này kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975.
Tóm lại, theo quan điểm của tôi, người đã có nhiều cuộc trao đổi với giới quan sát chính sách đối ngoại của Washington, Mỹ nay đã sẵn sàng cho một liên minh quân sự với Việt Nam để chống Trung Quốc độc chiếm biển Đông cho dù vẫn luôn quan ngại về dân chủ và nhân quyền ở quốc gia Đông Nam Á này.

Sập bẫy Trung Quốc

Bản quyền hình ảnh VCG/Gety Images
Image caption Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang căng thẳng trên Biển Đông
Về phần mình, ban lãnh đạo Việt Nam cho đến nay giữ một thái độ tiêu cực với một ý tưởng quốc phòng như vậy khi theo đuổi chính sách "Ba Không".
Hồi thăm Trung Quốc tháng 10/2010, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, gọi đó là chính sách "Ba Không".
Ngày 24/9/2014, bốn tháng sau khi Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc Hoàng Sa, sự kiện gây ra một làn sóng biểu tình phản đối Trung Quốc trên cả nước với quy mô lớn chưa từng có, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tái khẳng định chính sách "Ba Không".
Chính sách này mới đây đã được luật hóa bằng Khoản 3 Điều 4 Luật Quốc phòng 2018, có hiệu lực từ 01/01/2019.
Nhưng lý do đằng sau chính sách "Ba Không" xuất phát từ sự kiện Hà Nội mất đồng minh Liên Xô.
Khi các chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu bắt đầu sụp đổ vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước - tại Hội nghị toàn quốc của ĐCSLX 28/6-1/7/1988, Tổng bí thư Gorbachev đã giải tán 23 ủy ban trực thuộc Trung ương Đảng, trên thực tế là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sự kiện này làm các đảng cộng sản cầm quyền ở Đông Âu lâm vào thế tan rã - một cách bản năng ban lãnh đạo Việt Nam xác định bảo vệ chế độ cộng sản trong nước là ưu tiên hàng đầu trong khi Việt Nam không còn nhận được viện trợ từ đồng minh quân sự Liên Xô để duy trì cuộc chiến chống Khmer Đỏ được Trung Quốc chống lưng ở Campuchia.
Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, vốn bị cắt đứt bởi cuộc chiến tranh xâm lược do chính láng giềng phương Bắc này phát động vào năm 1979, vì vậy được đặt ra một cách khẩn cấp. Điều này không những tạo điều kiện cho việc đạt thỏa thuận với Trung Quốc về việc Khmer Đỏ không quay trở lại cầm quyền một khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, mà quan trọng hơn, giúp chính quyền cộng sản Việt Nam đối phó thành công với những cuộc phản loạn tiềm tàng được "các thế lực thù địch quốc tế" yểm trợ.
Thực vậy, Trung Quốc không chỉ có cùng chế độ chính trị mà còn chung biên giới, rất thuận tiện cho việc trở thành "hậu phương lớn" cho Đảng cộng sản Việt Nam trong tình huống chống lật đổ nói trên, như nước lớn này đã từng là trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đây.
Lẽ dĩ nhiên Trung Quốc nắm ngay cái "thóp" này của ban lãnh đạo Việt Nam để đẩy mạnh hơn nữa xâm lược đảo và quyền chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông. Đặng Tiểu Bình đã mời ban lãnh đạo Việt Nam đến Thành Đô, Trung Quốc vào tháng 9/1990 để thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, điều này đã được thực hiện một năm sau đó, vào tháng 11/1991. Tuy nhiên, Trung Quốc hiểu toan tính của họ chỉ có thể được thực hiện trót lọt chừng nào Việt Nam còn đơn độc về quân sự, cụ thể không phải là đồng minh quân sự của bất cứ nước nào, nhất là Mỹ.
Do đó, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, từ Giang Trạch Dân cho đến Tập Cận Bình, đều ra sức khoét sâu nỗi lo "mất Đảng", "mất chế độ xã hội chủ nghĩa" của ban lãnh đạo Việt Nam và nêu cao tương đồng chế độ chính trị hai nước. Họ đưa ra những khẩu hiệu "lý tưởng tương đồng", "vận mệnh tương quan", "đồng chí tốt" với kết cục là ban lãnh đạo Việt Nam đã mắc bẫy "dương Đông kích Tây" của Trung Quốc khi đồng ý lấy đó làm phương châm để xử lý quan hệ giữa hai nước.
Nói cách khác, sẽ không có chuyện Việt Nam tìm kiếm ủng hộ quân sự từ cường quốc khác, nhất là với Mỹ, vốn được coi là kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản. Chính sách "Ba Không" mà cốt lõi là "không liên minh quân sự" từ đó mà ra.
Điều cần lưu ý là chính sách "không liên minh quân sự" không chỉ dẫn đến mất lãnh thổ và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông vào tay Trung Quốc mà còn đe dọa an ninh tổng thể của Việt Nam trong trường hợp chiến tranh xâm lược năm 1979 được lặp lại.
Thực vậy, so với cách đây 4 thập kỷ sức chiến đấu của quân đội Trung Quốc đã có bước nhảy vọt với chi phí quốc phòng lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ, mà cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hôm 1/10 đã cho thấy rõ, và nhất là người Trung Quốc đã chiếm cứ dưới vỏ bọc kinh doanh hầu hết các khu vực xung yếu về an ninh - quốc phòng của Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là trong tình huống "mất Nước" như vậy liệu quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam có còn tồn tại?
Tôi khẳng định là "KHÔNG" vì lịch sử của chính đảng này cho thấy cho thấy khi một chính quyền để mất Nước thì nhân dân tất đứng lên để thay thế chính quyền ấy bằng một chính quyền cứu Nước. Thực vậy, Cách mạng Tháng 8 năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của Đảng cộng sản Việt Nam) đã phế bỏ Nhà Nguyễn, một chính quyền đã để mất Nước vào tay Pháp rồi Nhật, để thiết lập nền Dân chủ Cộng hòa và tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9 cùng năm.
Tóm lại, chính sách "không liên minh quân sự" chẳng những không giữ được Nước trước xâm lược Trung Quốc mà cũng không giữ nổi chế độ cộng sản, hay làm Đảng cộng sản Việt Nam "mất cả chì lẫn chài" như cách nói của người xưa.

'Đi với Mỹ không mất Đảng'

Câu hỏi tiếp theo là liệu liên minh quân sự với Mỹ có dẫn đến "mất Đảng"? Câu trả lời của tôi tiếp tục là "KHÔNG"
Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt cùng với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, Mỹ không còn coi chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam là mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ. Ngược lại, chủ nghĩa bành trướng bằng vũ lực của Trung Quốc, cụ thể là mưu toan biến biển Đông thành "ao nhà" của nước này đe dọa trực tiếp quyền tự do đi lại trên biển nói riêng, lợi ích của Mỹ với tư cách cường quốc toàn cầu nói chung.
Do đó, Mỹ sẽ không tự bắn vào chân mình khi đánh đổi đồng minh đầy tiềm năng và hơn thế nữa, chủ chốt, trong chiến lược của mình chống bành trướng Trung Quốc để lấy thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Nhưng Mỹ sẽ không tìm kiếm liên minh quân sự với Việt Nam bằng mọi giá, mà phải trên cơ sở nước này cải thiện nhân quyền và dân chủ cũng như thúc đẩy Nhà nước pháp quyền theo một lộ trình có thể kiểm chứng.
Câu hỏi còn lại là liệu Mỹ có "hy sinh" Việt Nam với tư cách đồng minh quân sự cho quan hệ Mỹ - Trung như Mỹ đã từng "bỏ rơi" Việt Nam Cộng hòa? Câu trả lời của tôi là "KHÔNG" vì tình hình Việt Nam và quốc tế đã khác hẳn.
Từ năm 1972 Chính phủ Mỹ đã quyết định rút khỏi cuộc chiến ở Việt Nam trước hết vì địch thủ của Mỹ - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và "Việt cộng" - là người Việt Nam, điều này đã khiến Mỹ không có sự chính danh ngay từ trong nước như Mỹ đã có trong Thế Chiến II khi Đức, Ý, Nhật là các lực lượng xâm lược nước ngoài
Tiếp theo, rút quân khỏi Việt Nam, đồng nhất với loại bỏ nguy cơ xung đột quân sự trực tiếp với Trung Quốc, đã mang lại cho Mỹ một sự hòa hoãn đáng kể với Trung Quốc để từ đó dùng nước này cho mặt trận phá Liên Xô, trụ cột của chủ nghĩa cộng sản thế giới. Mục tiêu này đã được hoàn thành với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, đồng nhất với sự kết thúc chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản của Mỹ và các nước phương Tây khác được biết dưới cái tên "Chiến tranh lạnh".
Nay, chiến lược của Hoa Kỳ là chống Trung Quốc bành trướng bằng vũ lực ở Biển Đông, và ở đây Việt Nam đóng vai trò then chốt nên Washington sẵn sàng sát cánh với Việt Nam về quân sự. Như vậy, chỉ khi nào Trung Quốc từ bỏ tham vọng của mình ở biển Đông thì Mỹ mới có thể thôi là đồng minh của Việt Nam.
Bài học từ Cuộc chiến 1979 cho thấy nếu Việt Nam có được quan hệ ngoại giao với Mỹ ngay sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975 thì đã không bị Bắc Kinh tấn công. Do đó, Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ sớm ngày nào thì nguy cơ tiếp tục mất đảo, mất quyền chủ quyền trên Biển Đông vào tay Trung Quốc cũng như nguy cơ hứng chịu một cuộc chiến tranh trên biển lẫn đất liền bị đẩy lùi ngày ấy.
Hy vọng dưới sự điều hành Tổng bí thư, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người mới đây kêu gọi "đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên tối cao" trong bối cảnh đội tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục tiến sâu vào bãi Tư Chính (Vanguard Bank) thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hội nghị Trung ương Đảng CSVN lần thứ 11 (khoá XII), đang diễn ra tại Hà Nội, sẽ tạo đột phá với việc từ bỏ chính sách 'Ba Không" để hướng tới một liên minh vì an ninh chung của hai nước Việt - Mỹ.
Tác giả là một luật gia, học giả và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị Việt Nam, hiện sống tại Washington DC. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-49968857

Thủ lĩnh người Kurd nói Mỹ “bỏ mặc chúng tôi bị tàn sát”, muốn hợp tác với Nga

PLS : Ông Trump, ông làm sao thế ?

Có những thứ có thể chờ, và chờ rất lâu, nhưng có những thứ không thể chờ, bởi vì sẽ có những người phải bỏ mạng ! Quân đội Kurd có rất nhiều phụ nữ chiến đấu, ông định để bọn Thổ Nhĩ Kỳ tàn sát họ hết hay sao ?

Erdogan là thằng khủng bố, đả đảo, đả đảo ! Ta cầu cho trời chu đất diệt mày, đồ khốn nạn tham lam, chỉ chờ chực đâm sau lưng, cứ thừa nước đục là thả câu, ăn trên xương máu của người khác !





Thủ lĩnh người Kurd nói Mỹ “bỏ mặc chúng tôi bị tàn sát”, muốn hợp tác với Nga

VietTimes -- Tướng lĩnh của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) mà người Kurd dẫn đầu đã nói với một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ rằng "Các bạn bỏ mặc chúng tôi bị tàn sát" và muốn được biết liệu Mỹ có động thái gì để bảo vệ người Kurd ở Syria hay không trong lúc Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện chiến dịch nhằm vào họ.
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và phe nổi dậy mà họ hậu thuẫn ở Syria tập trung bên ngoài thị trấn Ras al-Ayn, Đông Bắc Syria hôm 12/10 (Ảnh: AFP)
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và phe nổi dậy mà họ hậu thuẫn ở Syria tập trung bên ngoài thị trấn Ras al-Ayn, Đông Bắc Syria hôm 12/10 (Ảnh: AFP)

"Các bạn đã từ bỏ chúng tôi. Các bạn bỏ mặc chúng tôi bị tàn sát" - Tướng Mazloum Kobani Abdi nói với Phó Đặc phái viên “Liên minh toàn cầu đánh bại IS” William Roebuck trong một cuộc họp mới đây - "Các bạn không sẵn lòng bảo vệ mọi người, nhưng các bạn lại không muốn lực lượng khác đến để bảo vệ chúng tôi. Các bạn đã bán đứng chúng tôi. Thật phi nhân đạo".
Vị tướng lĩnh trên khẳng định rằng Mỹ phải ra lựa chọn, một là giúp ngăn chặn cuộc tấn công của người Thổ, hai là cho phép SDF ký thỏa thuận với chính quyền Damascus và bên hậu thuẫn là Nga, cho phép phi cơ chiến đấu Nga thực thi vùng cấm bay ở Đông Bắc Syria để chặn các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi Mỹ không muốn người Kurd quay sang phía Nga - CNN dẫn lời một số quan chức chính quyền Mỹ cho hay.
"Chúng tôi cần phải biết liệu các bạn có đủ khả năng bảo vệ người của chúng tôi, chặn những trái bom rơi xuống đầu chúng tôi hay không. Tôi cần phải biết bởi nếu các bạn không làm vậy, tôi cần phải thỏa thuận với Nga và chính quyền (Syria) và mời phi cơ chiến đấu của họ tới bảo vệ khu vực" - ông Mazloum nói.
Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi động chiến dịch mà họ đe dọa sẽ thực hiện từ lâu trên lãnh thổ Syria sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra chỉ thị rút binh sĩ Mỹ khỏi khu vực biên giới vì tin rằng chiến dịch quân sự của Thổ điều sớm muộn cũng xảy ra. Trước đó, như một biện pháp xây dựng lòng tin với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã thuyết phục người Kurd giải trừ các lớp phòng thủ dọc biên giới và rút quân. Mỹ nói rằng Ankara cũng chấp nhận sự dàn xếp trên - vốn nhằm mục đích ngăn chặn hành động quân sự đơn phương của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều thành viên trong chính quyền Trump từng khẳng định rằng Thổ Nhĩ Kỳ sớm muộn cũng tổ chức chiến dịch nhằm vào Syria dù có sự hiện diện của binh sĩ Mỹ hay không, và rằng Mỹ không hề "phản bội" người Kurd. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, Mỹ chưa có bất kỳ động thái nào thể hiện cam kết đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm thứ Sáu vừa qua nói Mỹ không bỏ rơi các đồng minh Kurd, dù vẫn nhắc lại rằng Mỹ sẽ không can thiện vào chiến dịch hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Chúng tôi không bỏ rơi lực lượng đối tác người Kurd và binh sĩ Mỹ sẽ vẫn ở lại với họ tại nhiều khu vực khác của Syria" - ông Esper nói trước báo giới tại Lầu Năm Góc.
"Chúng tôi vẫn đang hợp tác chặt chẽ với SDF, bên đã giúp chúng tôi hủy diệt nhà nước Caliphate của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nhưng tôi sẽ không đặt binh sĩ Mỹ vào giữa một cuộc xung đột kéo dài giữa người Thổ và người Kurd, đó không phải lý do chúng tôi tới Syria" - ông Esper nói thêm.
Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng chính quyền Trump "đã ủng hộ người Kurd rất nhiều" và rằng họ luôn là đối tác tốt của nước Mỹ. "Tôi rất tự tin khi nói rằng chính quyền này sẽ tiếp tục ủng hộ những người bạn tốt của nước Mỹ" - ông Pompeo nói.
Trong hôm thứ Sáu, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp trao cho Bộ Tài chính "quyền lực áp lệnh trừng phạt mới" nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới hành động của nước này ở Syria, tuy nhiên Mỹ chưa có kế hoạch vận dụng tới đòn trừng phạt đó.
Theo tiết lộ của giới chức chính quyền Trump, ông Mazloum còn nói với ông Roebuck rằng: "Tôi đã phải tự ngăn mình không tiếp xúc với báo giới và nói rằng Mỹ đã từ bỏ chúng tôi trong 2 ngày qua, và rằng tôi muốn các ông ra khỏi khu vực của chúng tôi để tôi có thể mời phi cơ của Nga và chính quyền Syria tới. Hoặc các bạn ngừng đợt ném bom này hoặc hãy đứng sang một bên để chúng tôi mời người Nga tới".

Ông Roebuck nói với ông Mazloum "không nên đưa ra quyết định nhanh chóng", nói rằng ông sẽ chuyển thông điệp của lãnh đạo người Kurd tới Bộ Ngoại giao và thêm rằng Mỹ đang làm việc với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn đợt tấn công, ký thỏa thuận ngừng bắn.
Theo CNN

https://viettimes.vn/thu-linh-nguoi-kurd-noi-my-bo-mac-chung-toi-bi-tan-sat-muon-hop-tac-voi-nga-369515.html

samedi 12 octobre 2019

Tiến Bước Dưới Quân Kỳ

 Hi các bác,

Em mới vừa được xem đội kèn trống vũ công của bác Tô Lâm biểu diễn ở Hồ Gươm, thích quá, bèn gửi tặng các bác bản nhạc này. ((Hehe em rất thích bài này, nhiều khi đi trên đường huýt sáo, sực nhớ ra lại im bặt, vì sợ Việt Kiều nghe thấy.)







Ghi sâu trong lòng từng bước ta đi 
Mãi mãi vững tin Đảng tiên phong


mercredi 9 octobre 2019

Tin nóng: Tổng thống Erdogan tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria

PLS : Tôi khinh bỉ cái thằng thổ tả này, bất lương, bịp bợm, nói dối như ranh và chuyên đâm người sau lưng !

Tôi xin cầu nguyện Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn cứu các bạn Kurd khỏi cơn hoạn nạn !


PS : Cái thằng khốn này nó nuôi khủng bố để tống tiền cả châu Âu ! Tôi sẽ cầu khấn Phật Bà Quan Âm trừng phạt nó ! Liệu mà chuẩn bị ăn chay trường theo hầu Ngài đi nghe con !


Tin nóng: Tổng thống Erdogan tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria

09/10/2019 20:54


Chỉ vài giờ trước tuyên bố của ông Erdogan, lực lượng Kurd đã cảnh báo về một thảm họa nhân đạo ở khu vực.


Keyword đầu tiên có dấu
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vừa tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự chống người Kurd ở Syria.

Trang GlobaNews.ca đưa tin, tuyên bố trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdgan thông báo rằng quân đội nước này đã chính thức bắt đầu chiến dịch quân sự ở khu vực Đông Bắc Syria.
Ông Erdogan đã gọi đây là "Chiến dịch hòa bình mùa Xuân". Theo nhà lãnh đạo, chiến dịch trên được phát động nhằm mục tiêu trung lập các mối đe dọa khủng bố, thiết lập vùng đệm an ninh và từng bước đưa người tị nạn Syria hồi hương.
"Chúng tôi sẽ duy trì sự hợp nhất lãnh thổ của Syria và giải phóng các cộng đồng dân cư khỏi các tay súng khủng bố" - ông Erdgan viết.
Theo GlobaNews.ca, chỉ vài giờ trước tuyên bố của ông Erdogan, lực lượng chiến binh người Kurd đã lên tiếng cảnh báo về một thảm họa nhân đạo nếu Thổ Nhĩ Kỳ hành động.


https://www.baogiaothong.vn/tin-nong-tong-thong-erdogan-tuyen-bo-bat-dau-chien-dich-quan-su-o-syria-d437684.html

samedi 5 octobre 2019

Chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Trọng và vấn đề căng thẳng với Trung Quốc tại Biển Đông

PLS : Gay go nhỉ ?

Bác Trọng, việc giữ được ExxonMobil ở mỏ Cá Voi Xanh là rất quan trọng, em hy vọng ta đàm phán được với họ. Em thấy rõ là có một phe đang điên cuồng lồng lộn chửi bác rất ghê, bọn ấy gớm thật !  Chúng quyết phò Tàu để diệt Việt Nam đó !

Em rất mong bác đủ sức khoẻ để đi Mỹ kỳ này, em rất lo vì em biết có một bọn quyết cản trở không để bác đi, cho nên em mới phải im thin thít như vậy, để chúng không dò ra được ý em !

Trong mọi trường hợp, thì những điều bác đã làm được cho Việt Nam thật là tuyệt vời, em định chờ bác đi Mỹ về rồi thì em sẽ tổng kết lại. Việt Nam đã trở nên vững mạnh hơn trong những năm vừa qua chính là nhờ sự khôn ngoan của bác. Chỉ cần ta khai thác được mỏ Cá Voi Xanh là ổn. Nếu không thì sẽ phải tính tiếp ! Nhưng chắc là em phải cứu ông Trump, hehe !

Ông Trump, ông đừng có nổi nóng làm gì mà lên tăng xông ! Em thấy ông phải nhón tay giúp Việt Nam kỳ này, điều đó sẽ mang lại may mắn cho ông đấy ! Ông cố gắng cầm cự cho đến đầu năm tới, rồi mọi chuyện sẽ ổn thoả tốt đẹp thôi. Cuối năm rồi, vận hạn sắp hết rồi, những khó khăn lớn nhất đã qua rồi, ông đừng có nóng. 


PS : Bác Trọng, em tưởng là từ bấy đến nay bác đã khoẻ lên nhiều rồi chứ ? Mụ Kim Tiến này thật là vô dụng !!! Bác nghe em nói nè :

Người già họ thường hay bị suy dinh dưỡng, giống như trẻ em ấy, cho nên phải chăm sóc chuyện ăn uống của họ thật cẩn thận. Bác nghe em nói nè : mỗi ngày bác phải ăn một bát cháo, cháo đậu xanh, đậu đen hoặc là đậu đỏ (đậu khô rất tốt cho sức khoẻ). Cháo thì bác có thể ăn cháo thịt, cháo cá, cháo sườn, cháo lòng, vv. Mỗi ngày bác chỉ cần ăn một chén như vậy thôi, là bác sẽ khoẻ lên ngay, và khoẻ mãi. Bác nhớ cho chút rau thơm, tía tô, vv. vào, vừa ngon miệng lại thêm vitamines. Em kính chúc bác mạnh khoẻ, dẻo dai ! :-)


Chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Trọng và vấn đề căng thẳng với Trung Quốc tại Biển Đông

RFA
2019-09-30
Ngày 23/10/18, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu và chính thức trở thành Chủ tịch nước Việt Nam.
Ngày 23/10/18, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu và chính thức trở thành Chủ tịch nước Việt Nam.
RFA
Tác giả David Hutt vừa có một bài xã luận đăng tải trên tờ The Diplomat hôm 27 tháng 9 liên quan đến vai trò của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian tới, tùy thuộc vào sức khỏe của ông ấy ra sao?

Ông Nguyễn Phú Trọng khỏe hay yếu?

Trong bài viết có nhan đề ‘Is Vietnam’s Trong still going strong?’ (tạm dịch ‘Tổng Trọng của Việt Nam sẽ tiếp tục mạnh mẽ?’), tác giả David Hutt đề cập đến tình trạng sức khỏe của ông Trọng mà dư luận trong và ngoài nước đang đặc biệt chú ý, trong bối cảnh Hội nghị Trung ương 11 dự kiến diễn ra trong tháng 10 này.
Ông David Hutt nhắc lại mặc dù truyền thông Nhà nước loan báo sức khỏe của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, 75 tuổi được hồi phục sau cơn bạo bệnh xảy ra hồi tháng 4 vừa qua; tuy nhiên vẫn có những hoài nghi rằng sức khỏe của ông Trọng đang bị suy yếu qua các lần xuất hiện của ông trong những sự kiện gần đây. Một viện dẫn như hồi đầu tháng 8, ông Trọng tiếp đón Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith. Ông chỉ gặp gỡ chóng vánh Chủ tịch Lào và sau đó dành vỏn vẹn 25 phút tiếp xúc với Thủ tướng Malaysia -Mahathir Mohamad trong chuyến viếng thăm 3 ngày của Thủ tướng Malaysia đến Việt Nam vào cuối tháng 8. Ông Trọng cũng đã chưa hề có chuyến đi công du nước ngoài nào kể từ tháng 5 đến nay.
Một trong những sự kiện mà dư luận đặc biệt quan tâm là chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 10, theo lời mời của Tổng thống Donald Trump. Chuyến đi này được giới quan sát chính trị thế giới theo dõi vì căng thẳng leo thang tại bãi Tư Chính ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều diễn biến phức tạp, mà theo đánh giá của tác giả David Hutt là “thái độ của Bắc Kinh càng trở nên công kích và hiếu chiến hơn kể từ lần xảy ra xung đột tệ hại nhất ở Biển Đông hồi năm 2014”, đồng thời cũng trong bối cảnh Tổng thống Trump yêu cầu Hà Nội cần phải có biện pháp để giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước.
Tác giả David Hutt nhấn mạnh trong bài xã luận của ông rằng không ít ý kiến cho rằng có thể Mỹ và Việt Nam sẽ nâng tầm lên cấp quan hệ “đối tác chiến lược” qua chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng trong tháng 10; thế nhưng cho đến thời điểm này (cuối tháng 9, sắp bước sang đầu tháng 10) cả hai phía Việt Nam lẫn Hoa Kỳ vẫn kín tiếng về chuyến thăm đang được trông đợi này.
Nước Mỹ trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tiến đến công nhận các chủ quyền theo luật pháp quốc tế của các nước ở trong khu vực đấy. Thế thì công nhận đó đối với Việt Nam là như Mỹ đã nói dựa theo luật pháp quốc tế về biển, trong đó có ‘Công ước về Luật biển’ thì Trung Quốc không có chủ quyền gì ở Biển Đông hết, chỉ có những nước như Việt Nam hiện nay có thềm lục địa kéo dài 350 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác định rất rõ theo đúng nền tảng về ‘Công ước về Luật biển’. Mỹ trong khi không đứng về phía bên nào trong vấn đề tranh chấp về mặt chủ quyền cả thì Mỹ vẫn công nhận chủ quyền của Việt Nam theo Luật biển
-Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp về lợi ích chiến lược và chiến lược quốc tế từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á vào tối ngày 30 tháng 9 nhận định với RFA rằng dù sức khỏe của ông Tổng Trọng thế nào đi nữa thì chuyến thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Trump sẽ diễn ra và có thể là sau Hội nghị Trung ương 11.
Theo lập luận của Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì chuyến thăm này sẽ dự kiến trước thời điểm Hoa Kỳ tập trung cho các hoạt động vận động bầu cử trong những ngày cuối năm 2019.
Trong khi đó, tác gỉa David Hutt nêu lên rằng cả Mỹ và Việt Nam chưa bên nào xác nhận về chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của ông Trọng. Đây có thể là do phía Việt Nam chưa chắc chắn về sức khỏe của ông Trọng. Ngoài ra, còn có những đồn đoán rằng, nếu sức khỏe không cho phép thì người thay ông Trọng sang Mỹ có thể là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - người đã từng vài lần gặp gỡ và làm việc trực tiếp với Thổng thống Trump, đồng thời là người được cho là năng động và ngoại giao linh hoạt hơn so với ông Trọng.
Mặc dù vậy, tác giả David Hutt nhận định nếu như ông Nguyễn Phú Trọng đích thân công du đến Mỹ thì sẽ gửi một thông điệp rõ ràng cho Bắc Kinh rằng mối quan hệ Việt-Mỹ là hệ trọng.
Còn Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì lại nhấn mạnh rằng dù ông Trọng hay một nhân vật khác thay mặt ông Trọng đến thăm Hoa Kỳ thì mối quan hệ Việt-Mỹ vẫn dựa trên nền tảng là đối tác, đồng thời là “một người bạn”. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp phân tích:
“Nền tảng để coi đối tác và bạn là Việt Nam là một nước nhỏ đang bị nước lớn là Trung Quốc bắt nạt và nền tảng quan trọng nhất giữa Việt Nam và Mỹ là cùng thượng tôn pháp luật quốc tế, tức là đảm bảo hòa bình, đảm bảo an ninh, chống lại các vi phạm về vi phạm luật pháp quốc tế và chống lại sự thay đổi hay các mưu toan thay đổi trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ đang có.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cũng khẳng định không nhất thiết phải quan trọng mối quan hệ Việt-Mỹ dưới hình thức nào, mà điều cần thiết là phải nhận biết Việt Nam có được những lợi ích gì trong chính sách của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương:
“Những cái cụ thể thì các bên đã nói với nhau rồi. Đặc biệt bây giờ Mỹ có một chính sách rất quan trọng và rất rõ ràng là đặt Biển Đông trong khuôn khổ của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (gọi là Indo-Pacific). Trong chính sách này có các điểm quan trọng nhất; bao gồm Mỹ cùng các nước trong khu vực Indo-Pacific, đặc biệt là 4 nước trụ cột (Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia) phải cố gắng làm sao đảm bảo được hòa bình, an ninh và tự do hàng hải ở trong khu vực này, đặc biệt tại Biển Đông. Thứ hai nữa, nước Mỹ trong chiến lược đó tiến đến công nhận các chủ quyền theo luật pháp quốc tế của các nước ở trong khu vực đấy. Thế thì công nhận đó đối với Việt Nam là như Mỹ đã nói dựa theo luật pháp quốc tế về biển, trong đó có ‘Công ước về Luật biển’ thì Trung Quốc không có chủ quyền gì ở Biển Đông hết, chỉ có những nước như Việt Nam hiện nay có thềm lục địa kéo dài 350 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác định rất rõ theo đúng nền tảng về ‘Công ước về Luật biển’. Mỹ trong khi không đứng về phía bên nào trong vấn đề tranh chấp về mặt chủ quyền cả thì Mỹ vẫn công nhận chủ quyền của Việt Nam theo Luật biển.”

Tàu thăm dò của Trung Quốc và vị trí thăm dò hồi đầu tháng 07/19.
Tàu thăm dò của Trung Quốc và vị trí thăm dò hồi đầu tháng 07/19. Courtesy of Ryan Martinson/ RFA Edited
Khi Tổng Trọng không còn khỏe mạnh

Trong tình huống mà tác giả David Hutt đặt ra ông Tổng Trọng không đủ khỏe mạnh để công du thăm Mỹ sắp tới đây thì đó cũng là một vấn đề quan trọng cho thấy dấu hiệu rằng ông Trọng không còn đủ sức khỏe để tiếp tục vị trí lãnh đạo của mình nữa và câu hỏi đặt ra là ai sẽ thay thế ông Trọng sau Đại hội Đảng XIII vào năm 2021? Tác giả David Hutt nhắc đến 3 nhân vật “tam trụ” còn lại bao gồm Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nhận định về ứng cử viên sáng giá nào có thể thay thế ông Trọng, trong tình huống ông Trọng không còn tiếp tục tại vị được nữa, Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng từng khẳng định “Truyền nhân được nhìn thấy rõ ràng nhất của ông Trọng là ông Trần Quốc Vượng.”
Theo quan điểm của ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand, khi đề cập đến ông Trần Quốc Vượng, qua email gửi đến RFA nhận định rằng:
Chiếu theo Quy định 90 thì ông Trần Quốc Vượng hoàn toàn đủ tiêu chuẩn làm tổng bí thư, nhưng các thành viên cộm cán khác của Bộ Chính trị cũng đáp ứng được yêu cầu. Sự ủng hộ của Tổng bí thư Trọng sẽ là lợi thế lớn nếu ông Vượng muốn giữ chức tổng bí thư nhiệm kỳ tới, nhưng ông Vượng cũng có những hạn chế về kinh nghiệm quản trị và tuổi tác. Tiếng nói của ông Trọng có trọng lượng lớn, nhưng là không đủ để lấn át toàn bộ tiếng nói của Bộ Chính trị và đặc biệt là Ban chấp hành Trung ương.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì lại có quan điểm trái ngược:
Chiếu theo Quy định 90 thì ông Trần Quốc Vượng hoàn toàn đủ tiêu chuẩn làm tổng bí thư, nhưng các thành viên cộm cán khác của Bộ Chính trị cũng đáp ứng được yêu cầu. Sự ủng hộ của Tổng bí thư Trọng sẽ là lợi thế lớn nếu ông Vượng muốn giữ chức tổng bí thư nhiệm kỳ tới, nhưng ông Vượng cũng có những hạn chế về kinh nghiệm quản trị và tuổi tác. Tiếng nói của ông Trọng có trọng lượng lớn, nhưng là không đủ để lấn át toàn bộ tiếng nói của Bộ Chính trị và đặc biệt là Ban chấp hành Trung ương
-Ông Nguyễn Khắc Giang
“Ông Vượng quá tuổi rồi, không được tính vào đây nữa. Mặc dù ông ấy là ‘Thường trực Ban bí thư’ nhưng nếu như nhìn kỹ lại thì từ trước đến nay rất ít người làm ‘Thường trực Ban bí thư’ lại lên ‘Tổng Bí thư’. Ít lắm! Trong lịch sử hơn 80 của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có một người từ ‘Bộ Chính trị’ hay ‘Thường trực Ban bí thư’ lên ‘Tổng Bí thư’ là ông Lê Khả Phiêu. Chứ còn những người khác có lên được đâu. Kể cả ông Trọng khi làm ‘Thường trực Ban bí thư’ nhưng khóa đấy ông không lên được. Với lại, ông Vượng thì một là quá tuổi và hai là quá trình công tác thì chưa qua nhiều chỗ, chưa làm ở nhiều chỗ khác nhau: chưa bao giờ làm bí thư tỉnh ủy hay thành ủy; chưa làm gì ở bên chính quyền cả mà chỉ mới làm ở hệ thống tư pháp là ở Viện Kiểm sát thôi và làm bên công tác Đảng. Thế thôi.”
Còn tiến sĩ Phạm Chí Dũng lại cho rằng mặc dù nhiều chính khách mong muốn ông Trọng sẽ rút lui khỏi chính trường không vì lý do tuổi tác thì cũng vì lý do sức khỏe; tuy nhiên vẫn còn một ẩn số rất lớn, không loại trừ rằng ông Tổng Trọng tiếp tục tự cho mình là “trường hợp đặc biệt”.
Trong khi đó, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp lập luận rằng có khả năng lớn là ông Trọng sẽ thôi chức vì tuổi cao, cũng như sức khỏe không được tốt. Và dù cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân khóa sau được chọn làm ‘Tổng Bí thư’ thì đều “có thể cán đán được công việc vì cả hai người đều trẻ hơn, năng động hơn và làm được nhiều việc hơn ông Trọng”.
Tác giả David Hutt đặt lời kết trong bài ghi nhận của mình rằng nếu như tình huống xấu nhất mà ông Trọng không tiếp tục tại vị trong vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam, thì Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn một người để nắm quyền hành lãnh đạo tối cao và sẽ có một sự chạy đua ở chính trường Việt Nam để thay thế vai trò không còn năng động của Tổng Trọng trong vòng 15 tháng nữa.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-trong-trip-to-us-and-the-escalating-tension-with-china-at-east-sea-09302019142113.html