vendredi 31 mai 2019

Những ai cắt cơm giảm béo cần xem lại vì thực tế nó chống béo phì

PLS : GS NTZ ơi ! GS NTZ ơi ! Em nói điều này vào tai anh từ bao nhiêu lâu nay rồi, mà anh hổng có tin em, anh tin cái thằng cha Thạc sĩ dinh dưỡng tào lao nào ấy ! Thế bây giờ anh gày béo ra sao rồi ? :-) :-)


Thế mà chúng vẫn chưa hiểu ra là tại sao, công nhận bọn dốt ngu lâu thiệt ! Thì cơm gạo nó ít chất dinh dưỡng, mà nó lại no lâu, chắc dạ, ãn nó vào thì no căng ruột ra, không thèm ăn những thứ khác béo nữa, chứ còn gì nữa ! Nó lại còn là đường chậm, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, nên cơ thể không bị đói, thì người hoạt động năng động lại càng giảm béo chứ còn gì nữa !



Hôm nọ em nghe con gái của em nói chuyện với bạn nó mà em không nhịn được cười. Nó bảo, bố mẹ tao là những người ăn gạo (mangeurs de riz), họ có một loại tô to, mà họ xới cơm đầy vào đấy, sau đó họ ăn hết nó với thức ăn, và họ lại xới cơm đầy vào đấy lần nữa, và lại ăn hết (bạn cứ tròn xoe cả mắt ra vì kinh ngạc) :-D :-D Gíáo sư múa của em cứ nghỉ lễ xong là trông ảnh hơi mũm mĩm, má phính, đang dạy nhiều khi ảnh phải đi ra ngoài hút thuốc lá giữ dáng, chắc cũng phải ăn kiêng nữa, để mai mốt mình chỉ cho chàng chiêu ăn cơm :-)




Những ai cắt cơm giảm béo cần xem lại vì thực tế nó chống béo phì

Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên Bloomberg cho thấy, ăn cơm có thể giúp ngăn ngừa béo phì. Bloomberg dẫn lời các chuyên gia, những người theo chế độ ăn kiêng dựa trên khẩu phần ăn hàng ngày là gạo (cơm), giống như châu Á hoặc theo trường phái của người Nhật sẽ ít bị béo phì hơn so với các quốc gia tiêu thụ gạo thấp.
Dựa trên lượng tiêu thụ gạo ở 136 quốc gia và dựa trên chỉ số cơ thể (BMI), các nhà khoa học cho biết mức tiêu thụ gạo tối thiểu 50g/ngày có thể làm giảm tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới xuống 1% (từ 650 triệu người lớn béo phì xuống còn 643,5 triệu người).
Các nhà nghiên cứu cho biết chế độ ăn ít carbohydrate - trong đó gạo bị hạn chế tiêu thụ - là một chiến lược giảm cân phổ biến ở các quốc gia phát triển, nhưng tác động của gạo đối với chứng béo phì vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng.
Nhung ai cat com giam beo can xem lai vi thuc te no chong beo phi
Ảnh minh họa. 
Theo những phát hiện trong nghiên cứu, người Anh chỉ tiêu thụ 19g gạo/ngày, thấp hơn hàng chục quốc gia khác, trong đó có Canada, Tây Ban Nha và Mỹ.
Nhóm nghiên cứu tính toán rằng việc gia tăng tiêu thụ gạo ngay cả ở mức khiêm tốn là 50 g/ngày/người cũng có thể làm giảm 1% tỷ lệ béo phì trên toàn cầu (từ 650 triệu người trưởng thành xuống 643,5 triệu).
Giáo sư Tomoko Imai thuộc Đại học nữ sinh Doshisha, Kyoto, Nhật Bản, người đứng đầu nghiên cứu này, cho biết: "Những mối liên hệ quan sát được cho thấy các quốc gia ăn cơm như một loại lương thực chính có tỷ lệ béo phì thấp. Do đó, chế độ ăn theo kiểu Nhật Bản hay kiểu châu Á dựa trên cơm gạo có thể giúp ngăn ngừa béo phì".

"Khi xét tới sự gia tăng tình trạng béo phì trên toàn thế giới, việc ăn nhiều cơm gạo hơn cần được khuyến khích nhằm chống lại béo phì ngay cả ở các nước phương Tây".
Giáo sư Imai cho rằng việc gạo có ít chất béo là một trong những lý do giải thích tại sao gạo có thể ngăn chặn béo phì, và nói thêm: "Có thể chất xơ, chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật có trong ngũ cốc nguyên hạt có thể gia tăng cảm giác no và ngăn không cho người ta ăn quá nhiều."
Các tác giả kết luận: "Tỷ lệ béo phì thấp hơn đáng kể ở các quốc gia tiêu thụ nhiều gạo, ngay cả khi các chỉ số về đời sống và kinh tế xã hội là như nhau."
Phát biểu tại Đại hội béo phì châu Âu diễn ra tại Glasgow, Chủ tịch Diễn đàn béo phì quốc gia, ông Tam Fry cho biết: "Hàng thế kỷ nay, chúng ta đã biết rằng người dân ở vùng viễn đông thường có xu hướng mảnh mai hơn người phương tây vì gạo là loại lương thực chính ở phương đông, nhưng hầu như không có chuyên gia nào về béo phì có thể đánh giá được lý do.
Nghiên cứu mới này là công trình đầu tiên đưa ra giả thuyết rằng chúng ta có thể ngăn chặn béo phì bằng cách ăn thêm một lượng vừa phải".
Theo Minh Minh/ĐSPL
 
https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/nhung-ai-cat-com-giam-beo-can-xem-lai-vi-thuc-te-no-chong-beo-phi-1230007.html

jeudi 30 mai 2019

Danse des Chevaliers


De 1:04 à 01:30 (ngắm chàng nhảy múa như én liệng mà cảm thấy tâm hồn thư thái quá :-) )






Đánh giá đúng giá trị kinh tế của việc nhà góp phần đấu tranh bình đẳng giới

PLS : Nghiên cứu hay quá, thích quá !

Mình bỏ công sức, sự nghiệp, bỏ ăn bỏ ngủ để chăm sóc gia đình, con cái, thế mà có lắm kẻ cứ coi mình là ù lì, ngu ngốc, lười biếng, thụ động, không làm gì cả !! Còn chúng thì chạy cong đuôi lên suốt ngày, con cái ăn toàn Mc Do, đồ ăn công nghiệp, đêm ăn, ngày ngủ, học dốt, tâm thần, tăng động... Thế mà chúng lại cứ muốn mình học tập, noi gương chúng chứ ! Bố lũ khỉ !!!



Đánh giá đúng giá trị kinh tế của việc nhà góp phần đấu tranh bình đẳng giới

Xem trên mobile

Trên thực tế, giá trị kinh tế của các công việc chăm sóc gia đình đã được thừa nhận nhưng chưa được lượng hoá và đánh giá đúng.
 
Sáng ngày 30/5, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã diễn ra Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu và góp ý báo cáo công việc chăm sóc không lương: Thực trạng và lượng hóa giá trị”.
dsc_9203.JPG
Bà Nguyễn Hoàng Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phụ nữ, thay mặt nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu do Oxfam tài trợ Học viện Phụ nữ phối hợp với trường ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện, khảo sát gần 550 người ở 3 tỉnh thành phố là Thái Bình, Thừa Thiên - Huế và TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi từ 18 đến 60.
Theo đó, 16 đầu công việc nội trợ hàng ngày trong gia đình như nấu cơm, rửa bát, đi chợ, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa, chăm sóc con nhỏ, người già, người ốm… được gọi là công việc chăm sóc không lương. Nghiên cứu cho thấy, người vợ vẫn chịu trách nhiệm chính trong phần lớn các công việc chăm sóc gia đình không được trả lương. Sự bất bình đẳng vẫn thể hiện trong quan niệm của mọi người tham gia khảo sát về người thực hiện các công việc đó.
TS Nguyễn Huy Trung, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày phương pháp lượng hoá giá trị công việc chăm sóc không lương. Nó được sắp xếp theo thời gian hao phí cho các công việc chăm sóc không lương, so sánh với chi phí thực tế chi trả cho các lao động đó. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sự bất bình đẳng thể hiện ngay cả khi nam giới tham gia việc nhà. Các việc nhà người chồng hay làm như sửa chữa đồ gia dụng, dạy con học, đi thăm họ hàng, mua sắm, đưa con đi học, chủ yếu là những công việc hướng ngoại, thường quy đổi giá trị cao hơn những công việc đi chợ, giặt giũ, nấu ăn, rửa bát, lau dọn nhà cửa… mà người vợ làm, vừa mất sức, vừa mất nhiều thời gian.
Công việc chăm sóc gia đình vẫn là yêu cầu khách quan và tiếp tục tồn tại trong điều kiện nước ta. Công việc này thực sự có giá trị lớn so với thu nhập của gia đình. Hiện nay, các thành viên trong gia đình đều tham gia làm việc nhà nhưng đa phần là phụ nữ. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề trong chính sách sử dụng phụ nữ.
Nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững. Trước hết là bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách đối với gia đình nói chung và lao động gia đình nói riêng. Từ đó tuyên truyền thay đổi nhận thức và hành vi thực hiện công việc chăm sóc gia đình.
viec-nha.jpg
Ảnh minh họa
Nghiên cứu đã nhận được nhiều phát biểu đóng góp tâm huyết của các đại biểu tham dự hội thảo.
Bà Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Chính sách Luật pháp (TƯ Hội LHPN Việt Nam), đánh giá cao tính thiết thực của nội dung nghiên cứu, gắn với việc thực hiện chức năng đại diện của Hội LHPNVN, giúp TƯ Hội có các bằng chứng thực tế để đề xuất các chính sách cho phụ nữ. Bà Cầm rất mong được chia sẻ các kết quả quý của nghiên cứu này sau khi bổ sung, hoàn thiện để làm một cơ sở tham mưu các chính sách cho phụ nữ và có thể áp dụng các khuyến nghị, đề xuất của nghiên cứu trong thực tế.
Bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ LĐTBXH, nhìn nhận kết quả nghiên cứu này có thể bổ sung những thiếu hụt cho các nghiên cứu để xây dựng Bộ chỉ tiêu phát triển quốc gia về bình đẳng giới. Bà cũng bổ sung thêm một thực trạng, phụ nữ ở độ tuổi nghỉ hưu dường như việc nhà lại tăng lên vì thêm các phần công việc chăm sóc cháu. Đồng thời mong muốn nghiên cứu chỉ ra những điểm khác biệt giữa thành thị và nông thôn bởi vì tính chất giữa thành thị và nông thôn rất khác nhau, như vậy kết quả thuyết phục và kỹ lưỡng hơn.
TS Nguyễn Minh Phong - Phó Vụ trưởng, Phó ban Tuyên truyền lý luận Báo Nhân dân, đánh giá đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc và đồ sộ, rất độc lập. Theo ông, tên gọi chăm sóc không lương nghe có vẻ từ thiện, khó hình dung, nên điều chỉnh tên gọi khu vực kinh tế gia đình. Nên phân biệt rõ, biện luận chặt chẽ việc chăm sóc người khác để không bị lẫn với việc tự chăm sóc. Tiêu chí đánh giá cần mang tính bao quát, phân nhóm lớn, đại chúng, phổ biến để có thể so sánh vùng, quốc gia. Đề nghị nhà nước đầu tư nghiên cứu, phối hợp Tổng cục Thống kê chủ trì để xây dựng hệ tiêu chí lượng hoá để đưa vào quản lý nhà nước khu vực kinh tế gia đình
PGSTS Mai Quốc Chánh đến từ trường ĐH KTQD nhận thấy kết quả đạt được theo mục tiêu về nghiên cứu sự bất bình đẳng giới, không chỉ ở cá nhân của vợ chồng mà còn liên quan đến cả bên nội, bên ngoại. Ông mong muốn, sự thay đổi nhận thức phải được thể hiện qua các văn bản nhà nước, coi công việc chăm sóc gia đình là một nghề, phải có chuẩn mực về nghề, có sự đào tạo kỹ năng chăm sóc, cấp chứng chỉ, từ đó sẽ có một hệ thống chính sách đi theo nghề này.
dsc_9239.JPG
Các đại biểu tham dự Hội thảo 
Bà Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ, thay mặt nhóm nghiên cứu cám ơn những ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, đưa ra nhiều gợi ý, gợi mở để nhóm có thể nâng cao chất lượng báo cáo của mình để khi công bố báo cáo sẽ có chất lượng tốt, tin cậy và thuyết phục.
Oxfam là một liên minh quốc tế bao gồm mạng lưới 17 tổ chức thành viên cùng liên kế hoạt động tại hơn 90 quốc gia, góp phần vò nỗ lực toàn cầu trong việc tạo ra thay đổi, xây dựng một tương lai không còn nghèo đói và bất công.
Tại Việt Nam, Oxfam hoạt động từ năm 1955, hoạt động tại các lĩnh vực: phát triển xã hội dân sự, phát triển nông thôn, giảm nhẹ rủi ro và thảm họa tiên tai, hỗ trợ người dân tộc thiểu số và bình đẳng giới.
Trao quyền cho phụ nữ và đấu tranh chống lại bất bình đẳng giới là một nhiệm vụ quan trọng của Oxfam.
Theo Báo cáo của Oxfam tháng 1/2009, nếu tất cả công việc chăm sóc gia đình do phụ nữ đang thực hiện không lương trên toàn cầu được chuyển cho một công ty đảm nhận thì công ty này sẽ có doanh thu hàng năm là 10 ngàn tỉ đô la - gấp 43 lần doanh thu của Apple.
Anh Vũ
http://phunuvietnam.vn/xa-hoi/danh-gia-dung-gia-tri-kinh-te-cua-viec-nha-gop-phan-dau-tranh-binh-dang-gioi-post60031.html

Phó Tư lệnh Quân khu 2 cảnh báo thượng nguồn Trung Quốc gây ô nhiễm sông suối Việt Nam

PLS : Nghe ảnh nói là thấy ảnh thông minh sắc sảo quá chừng, đúng không ?


Phó Tư lệnh Quân khu 2 cảnh báo thượng nguồn Trung Quốc gây ô nhiễm sông suối Việt Nam

0 Thanh Niên Online
Do địa thế phía Trung Quốc cao hơn Việt Nam, nên rất nhiều chất thải độc hại từ sự phát triển công nghiệp, khoáng sản ở nước này đã chảy vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Đại biểu Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2
Ảnh Ngọc Thắng
Phát biểu về vấn đề môi trường tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều nay (30.5), đại biểu Sùng Thìn Cò (Hà Giang), Phó tư lệnh Quân khu 2 cho rằng đã đến lúc cần phải có giải pháp bảo vệ môi trường tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Theo đại biểu, về địa thế tự nhiên, phía Trung Quốc cao hơn Việt Nam, nên sông suối đều chảy từ Trung Quốc về Việt Nam.
Điều này gây ra một số hệ lụy, khi phía Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khai thác tài nguyên khoáng sản mức độ lớn. Bên cạnh đó, với tốc độ đô thị hóa cao, phía Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều các trung tâm cư dân sát biên giới. Từ đó, không ít chất thải, nước thải độc hại đã được xả xuống sông, suối biên giới và chảy vào Việt Nam, gây không ít ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, sản xuất của người dân Việt Nam.
“Đề nghị Chính phủ rà soát, nếu chưa có hiệp định về quản lý, bảo vệ môi trường xuyên biên giới thì sớm đàm phán với Trung Quốc để ký hiệp định trên, để đảm bảo biên giới là lá phổi xanh của đất nước, bảo vệ sức khỏe, môi trường Việt Nam”, đại biểu này nói.
Vấn đề thứ hai được đại biểu nêu ra, cũng liên quan đến Trung Quốc, là việc nước này đầu tư rất nhiều hồ thủy điện cả to, vừa và nhỏ.
Theo công ước quốc tế, các nước thượng nguồn có trách nhiệm điều hòa nước cho hạ nguồn để đảm bảo đời sống, sản xuất. Tuy nhiên, theo đại biểu Cò, có những lúc phía Trung Quốc cố tình không điều hòa nước xuống hạ nguồn, có những lúc lại xả lũ bất ngờ không thông báo cho phía Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho tính mạng, mùa màng của người Việt Nam.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ và các tỉnh biên giới có công hàm, yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho Việt Nam nếu đúng là thiệt hại do phía Trung Quốc gây nên, để đảm bảo thực hiện đúng theo công ước quốc tế và các văn bản thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, đề cập đến vấn đề ô nhiễm nông thôn và việc hàng năm Việt Nam chi đến hơn 500 triệu USD để mua hàng ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật. “Hiện đã có nguy cơ ô nhiễm môi trường, đất đai, nguồn nước ở nông thôn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Tỷ lệ ung thư của người nông dân có xu hướng gia tăng. Đề nghị Chính phủ sớm có biện pháp, giải pháp xử lý để nhân dân yên tâm”, đại biểu Sùng Thìn Cò nói.
https://thanhnien.vn/thoi-su/pho-tu-lenh-quan-khu-2-canh-bao-thuong-nguon-trung-quoc-gay-o-nhiem-song-suoi-viet-nam-1087375.html

lundi 27 mai 2019

Femme d'aujourd'hui



Femme d'aujourd'hui - Jeanne Mas

 

Femme sous le drapeau de ses rêves,
Crie son nom, retire ses chaînes,
Femme qui se soutient différente,
Que d'espoir sur la balance,
Tu étouffes dans l'île de tes faiblesses,
Peur de ces blessures qui restent.
Toi le symbole de toutes nos libertés,
Tu es la terre qui cherche sa vérité,
Une femme d'aujourd'hui.
Détruisant des montagnes de tradition,
Tu reproposes une nouvelle version,
Une femme d'aujourd'hui.
Femme, une force qui vibre dans l'espace,
Tu es la passion sans arme.
Femme, complice intime ou guerrière,
Un voile tâché de mystère.
Toi le symbole de toutes nos libertés,
Tu es la terre qui cherche sa vérité,
Une femme d'aujourd'hui.
Détruisant des montagnes de tradition,
Tu reproposes une nouvelle version,
Une femme d'aujourd'hui.




Người nữ ngày nay



Người nữ dưới lá cờ ước mơ
Kêu tên mình, kéo bỏ xiềng xích
Người nữ muốn mình khác
Hơn là hy vọng trên bàn cân
Nghẹt thở trên hòn đảo của yếu đuối
Sợ những viết thương vẫn còn

Em là biểu tượng của tất cả tự do
Em là mặt đất tìm sự thật
Người nữ ngày nay
Phá huỷ những núi đồi truyền thống
Em tự đặt ra phiên bản mới

Người nữ ngày nay
Người nữ, sức mạnh rung động trong không gian
Em là niềm đam mê không có vũ khí
Kẻ đồng loã thân thiết hay nữ chiến binh
Tấm màn vương màu bí ẩn
 

Em là biểu tượng của tất cả tự do
Em là mặt đất tìm sự thật
Người nữ ngày nay
Phá huỷ những núi đồi truyền thống
Em tự đặt ra phiên bản mới.

Vụ sát hại nữ sinh giao gà: Cơ bản đã sáng tỏ

PLS : Công nhận là các anh Công an Điện Biên điều tra trầy trật thiệt, ai cũng xỏ mũi mấy ảnh dắt đi như trâu ấy ! Nhỡ điều tra lần này ra vẫn sai thì sao ? Ông Sùng A Hồng ổng lại còn nói cho dù bà Hiền có nhận tội hay không thì đấy là việc của bả, chứ không phải việc của ổng. E hèm, nhỡ có đi tù oan thì khi ra tù có được bồi thường mấy tỉ không ?

Bà Hiền giàu có như vậy, thì việc gì con gái bả phải đi bán gà ở chợ Điện Biên ? Bán được mấy con gà mừng quá phải đi giao hàng một mình chiều tối 30 Tết đến mất mạng ? Cái ông chủ tịch phường xã lại còn tên là Vì Văn gì ấy, nghe hãi quá, chắc là anh em của tên Vì Văn Toán chăng ?




Ôi thôi thôi!
Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;
Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.




Vụ sát hại nữ sinh giao gà: Cơ bản đã sáng tỏ



(Chinhphu.vn) - Đến thời điểm hiện tại, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có căn cứ để kết luận, vợ chồng Vi Văn Toán, các đối tượng Bùi Văn Công, Lường Văn Hùng và Trần Thị Hiền là một đường dây hay tổ chức buôn bán trái phép chất ma túy. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên bị sát hại.
Thiếu tướng Sùng A Hồng: Vụ sát hại nữ sinh giao gà cơ bản đã được làm sáng tỏ.
Sáng 27/5, bên hành lang kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Thiếu tướng Sùng A Hồng, đại biểu Quốc hội, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã có trao đổi với báo chí xung quanh vụ án nữ sinh Cao Mỹ Duyên (SN 1997) bị sát hại khi đi giao gà dịp Tết; cũng như việc khởi tố, bắt tạm giam bà Trần Thị Hiền (SN 1975, trú tại xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, mẹ Duyên) để điều tra, làm rõ về hành vi mua bán trái phép chất ma tuý.
“Cho đến thời điểm hiện tại, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) có căn cứ để kết luận, vợ chồng Vi Văn Toán, các đối tượng Bùi Văn Công, Lường Văn Hùng và Trần Thị Hiền là một đường dây hay tổ chức buôn bán trái phép chất ma túy. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc Cao Mỹ Duyên bị sát hại”, Thiếu tướng Sùng A Hồng nói.
Theo ông, đường dây ma túy này đã hoạt động từ lâu và một số đối tượng trong đường dây đã bị xử lý.
Về câu hỏi, sau khi bị khởi tố, bắt tạm giam bà Hiền đã khai nhận hành vi của mình như thế nào, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho hay, hiện nay, Cơ quan CSĐT mới khởi tố, bắt tạm giam bà này nên cần có thêm thời gian để làm rõ. “Nhận hay không nhận là việc của bà Hiền, còn trách nhiệm của cơ quan điều tra là chứng minh bà Hiền vi phạm pháp luật”, ông nêu.
Về việc có hay không mâu thuẫn giữa bà Hiền và nhóm của Toán, Công... đã dẫn đến việc nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị sát hại, Thiếu tướng Sùng A Hồng khẳng định một lần nữa, chính tổ chức (đường dây) này là nguyên nhân dẫn đến nữ sinh bị sát hại.
“Sau này, nếu cơ quan điều tra có tài liệu chứng cứ, chứng minh cho các hành vi khác thì theo quy định của pháp luật sẽ khởi tố bổ sung hoặc mở rộng vụ án. Nhưng trước mắt, cơ quan điều tra sẽ sớm kết thúc điều tra, truy tố để đưa vụ án liên quan đến việc Cao Mỹ Duyên bị sát hại ra xét xử. Còn đối với đường dây, tổ chức ma túy này không thể một sớm, một chiều mà cơ quan điều tra sẽ tiếp tục mở rộng điều tra để làm rõ”, ĐBQH tỉnh Điện Biên thông tin thêm.
Đối với thông tin cho rằng, do bà Hiền nợ tiền của nhóm Toán nên mới dẫn đến việc sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên, Thiếu tướng Sùng A Hồng cho biết cơ quan điều tra đang tiếp tục chứng minh, làm rõ điều này.
“Nhưng tôi đã nói rõ, tổ chức ma túy này chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của cháu Duyên. Còn sau này, cơ quan điều tra có đầy đủ căn cứ để chứng minh hành vi này, hành vi kia sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động tố tụng tương ứng với các đối tượng”, Thiếu tướng Sùng A Hồng cho hay.
Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cũng chia sẻ về những khó khăn của cơ quan điều tra khi điều tra, khám phá vụ án.
“Vô vàn khó khăn. Bản thân bà Hiền không trung thực khai báo để cơ quan điều tra cứu cháu Duyên hoặc truy tìm cháu Duyên. Khi bà Hiền đến trình báo cơ quan Công an cũng không trung thực”, Thiếu tướng Sùng A Hồng nói.
Ông cho biết thêm, khi cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai, cho bà Hiền viết tường trình, thậm chí cơ quan Công an đã gặp tất cả thân nhân gia đình thì bà này vẫn khai báo không trung thực. Dẫn đến cơ quan điều tra bị các đối tượng đánh lạc hướng.
Bên cạnh đó, vụ việc xảy ra vào mùa Đông, lại đúng dịp Tết nên việc điều tra là hết sức khó khăn. Những cán bộ Công an phải đêm hôm phải lặn xuống sông Nậm Rốm không không biết bao lần vì những đối tượng này khai tang vật chúng lấy được đang vứt dưới sông. Nhiều lần truy tìm không có kết quả. Sau đó, qua những tài liệu, chứng cứ tại hiện trường, trên tử thi, cơ quan điều tra kết luận đó là những lời khai không trung thực…
Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên khẳng định, đến thời điểm này, vụ án liên quan đến việc giết nữ sinh Cao Mỹ Duyên cơ bản được sáng tỏ.
Còn vụ án liên quan ma tuý là vụ án mới, đầu mối mới nên cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ.
Liên quan đến vụ án sát hại nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và Tòa án nhân dân Tối cao chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Điện Biên khẩn trương tiến hành điều tra, truy tố và sớm đưa các đối tượng phạm tội ra xét xử, áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất theo quy định của pháp luật để trừng trị loại tội phạm dã man, đặc biệt nghiêm trọng này./.
13:39, 27/05/2019

http://baochinhphu.vn/Phap-luat/Vu-sat-hai-nu-sinh-giao-ga-Co-ban-da-sang-to/366946.vgp

dimanche 26 mai 2019

VNTB- Đi Mỹ tiền trạm: Phạm Bình Minh ‘thế chỗ’ Trần Đại Quang?

PLS : Anh Minh, anh nghe em nói !

Anh không nên giữ chức Chủ tịch nước, em xin can ngăn anh, và can ngăn phu nhân của anh ! Cái chức Chủ tịch nước ấy không nắm Công An, không nắm Quân đội, mà nếu không thân Trung Quốc, thì bọn Trung Quốc ra tay ám sát rất dễ ! Xin anh trông gương ông Trần Đại Quang ! Vụ khai thác mỏ Cá Voi Xanh này là sẽ rất nguy hiểm cho những người lãnh đạo Việt Nam thân Tây. Anh mà làm Chủ tịch nước, thì thế nào anh cũng phải "sang thăm" Trung Quốc ! Rất là nguy hiểm đấy !

Em nghĩ là anh chỉ nên giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao là được rồi, chức nhỏ như vậy cho nó yên thân, hoặc mai mốt giữ chức phó Chủ Tịch Quốc Hội cũng được !

Em kính chúc anh nhiều sức khoẻ, dẻo dai, sáng suốt, thận trọng !



VNTB- Đi Mỹ tiền trạm: Phạm Bình Minh ‘thế chỗ’ Trần Đại Quang?


Thường Sơn

 


(VNTB) - Đã khá rõ không phải Tô Lâm bộ trưởng công an, mà Phạm Bình Minh ngoại trưởng Việt Nam mới là nhân vật được Nguyễn Phú Ttọng chọn là người đi tiền trạm chính thức ở Hoa Kỳ trước khi Trọng có chuyến công du sang Washington có thể trong vài tháng nữa.
Sau chuyến đi Cu Ba như một hành động cố gắng không làm mích lòng người anh em chủ nghĩa xã hội mà đã cùng nguyện thề ‘cùng thức canh giữ hòa bình thế giới’, Phạm Bình Minh đã đến Mỹ và lần lượt có những cuộc gặp tương đối quan trọng với Bộ trưởng Thương mại, Bộ trưởng Tài chính, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ; trao đổi với Hạ nghị sĩ, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot Engel.
Điểm nhấn rõ nhất có lẽ là cuộc gặp của Phạm Bình Minh với Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan, trong đó dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa chỉ là cái cớ, còn ‘làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện về quốc phòng’ mới là mục đích chính yếu.
Không hoài nghi rằng chuyến đi Mỹ sắp tới của Nguyễn Phú Trọng sẽ bàn sâu về một trong những nội dung trọng tâm là “làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng” và làm thế nào để Mỹ-Việt cùng khai thác triệt để mỏ Cá Voi Xanh mà không để “kẻ cướp” Trung Quốc dây phần.
Tình hình trục Hà Nội - Washington cho tới nay là rất logic với bầu không khí từ “cầu viện” biến thành nồng ấm hơn trong quan hệ Việt-Mỹ kể từ tháng Bảy năm 2017, khi Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch vội vã sang Hoa Kỳ, ngay sau vụ Trung Quốc đe dọa tấn công mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ – liên doanh giữa Việt Nam với hãng dầu khí Tây Ban Nha là Repsol và khiến Repsol phải “bỏ của chạy lấy người.” Sau đó Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã lần đầu tiên điều động hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến hiện diện tại cảng Đà Nẵng vào tháng Ba, năm 2018. Việc làm này phục vụ cho một nhu cầu cần thiết với Mỹ và tối cần thiết với Bộ Chính Trị Việt Nam: dự án khai thác mỏ dầu khí Cá Voi Xanh ở vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, có trữ lượng đến 150 tỷ mét khối, được liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ với Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, sẽ không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của “đồng chí bốn tốt.”
Kết quả có thể thấy rõ là ngay sau chuyến thăm Việt Nam một cách bất thường của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis vào tháng Mười Một năm 2018, cùng tuyên bố đầy thách thức “Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không” của Cố Vấn An Ninh Mỹ John Bolton, ExxonMobil đã một lần nữa quay lại nhà máy lọc dầu Bình Sơn để tiến hành hợp đồng FEED (tư vấn lập thiết kế tổng thể) trong dự án Cá Voi Xanh.
Nếu sau cuộc cuộc gặp Trump - Trọng sắp tới tại Washington hiện ra một văn bản được ký giữa hai bên như kiểu’ Hiệp ước tương trợ quốc phòng’ mà Mỹ đã ký với Philippines, hoặc ít ra cũng là một bản ghi nhớ về việc sẽ tiến hành chuyện đó, và hơn nữa là sự chuẩn bị cho ‘quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ - Việt’ và cụ thể hóa hơn chương trình một hàng không mẫu hạm của hải quân Hoa Kỳ sẽ lồ lộ ở quân cảng Cam Ranh vào nửa cuối năm 2019, Bộ Chính trị ở Hà Nội sẽ có thể như ‘sống lại’ để nhảy vào khai thác mỏ Cá Voi Xanh mà không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của ‘đồng chí bốn tốt’.
Bằng vào chuyếntiền trạm Hoa Kỳ lần này và đặc biệt có được cuộc gặp trao đổi với Bộ Quốc phòng Mỹ, Phạm Bình Minh dường như đã lặp lại ‘thành tích’ của Trần Đại Quang vào năm 2015.
Vào năm 2015 còn là bộ trưởng Công An, Trần Đại Quang cũng đã có một chuyến đi tiền trạm Hoa Kỳ cho Trọng vào tháng Ba, năm 2015, trong đó có những cuộc gặp không chỉ giới giới chức an ninh mà cả với Bộ Quốc Phòng Mỹ. Bốn tháng sau, Nguyễn Phú Trọng được TT Obama tiếp tại Washington và được báo đảng Việt Nam ca ngợi như “một thắng lợi ngoại giao chưa từng có.”
Nhưng 3 năm sau, Quang đột ngột chết.
Sau lần phải đọc báo cáo về chuyên đề dân số tại hội nghị trung ương 6 vào tháng 10 năm 2017 bất chấp thân là ngoại trưởng, Phạm Bình Minh đã ‘ngoan’ hơn với Nguyễn Phú Trọng. Sự biến đổi vừa kín đáo vừa lộ liễu như thế có lẽ đã mang lại kết quả ông ta được Trọng chọn làm người tiền trạm Hoa Kỳ, thay cho chuyến dọn đường ở Mỹ vào tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng công an Tô Lâm mà có thể đã chẳng nên công cán gì.

http://www.vietnamthoibao.org/2019/05/vntb-i-my-tien-tram-pham-binh-minh-cho.html

Khởi tố, bắt tạm giam mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên

PLS : Thưa ngài Tô Lâm,

Nếu mà bà mẹ này có liên quan đến vụ bắt cóc ám sát con gái của bà ấy, thì bà ấy không việc gì phải kiên quyết đòi tìm cho ra bằng được kẻ chủ mưu, bà ấy chỉ việc cứ để Công an Điện Biên xử thế nào thuận lợi cho họ thì xử, rồi vụ án sẽ từ từ chìm xuống.

Việc bắt bà ấy chắc hẳn là để khiến cho bà ấy câm mồm, không đòi tìm kẻ chủ mưu nữa. Kẻ chủ mưu ấy, tôi đoán là thằng thiếu uý công an ở Thái Nguyên (cô Mỹ Duyên cô ấy đang học đại học ở Thái Nguyên từ mấy năm rồi). Thằng ấy nó là con ông cháu cha ghê gớm lắm hay sao ?


Thưa ngài Tô Lâm, tôi hy vọng ngài không bỏ qua vụ này !


Khởi tố, bắt tạm giam mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên


Bà Trần Thị Hiền.

Bà Trần Thị Hiền.
Mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại Cao Mỹ Duyên đã bị bắt tạm giam vì liên quan đến đường dây buôn bán ma túy lớn ở tỉnh Điện Biên.

Chiều 25.5, lãnh đạo Công an tỉnh Điện Biên cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú tại xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên) về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Bà Trần Thị Hiền là mẹ của nữ sinh Cao Mỹ Duyên (22 tuổi, sinh viên Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên). Duyên bị nhóm Bùi Văn Công cùng 7 đồng phạm khác do Vì Văn Toán thuê bắt cóc, hiếp dâm và sát hại hôm mùng 3 Tết Kỷ Hợi.
Theo lãnh đạo Công an tỉnh Điện Biên, bà Hiền là một mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy ở tỉnh Điện Biên. Hiện chưa có căn cứ xác định bị can này liên quan đến vụ án sát hại con gái bà.
Cơ quan điều tra sẽ xác minh mối liên hệ giữa bà Hiền và nhóm tội phạm sát hại con gái bà. Trước đó, vợ của đối tượng Vì Văn Toán cũng bị khởi tố, bắt tạm giam tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Liên quan đến vụ án cưỡng bức, sát hại thiếu nữ giao gà ở Điện Biên, Công an tỉnh Điện Biên đến nay đã khởi tố 9 bị can, gồm: Vì Văn Toán (38 tuổi), Bùi Văn Công (44 tuổi), Vương Văn Hùng (35 tuổi), Phạm Văn Nhiệm (47 tuổi), Lường Văn Lả (26 tuổi), Lường Văn Hùng (39 tuổi), Phạm Văn Dũng (47 tuổi), Cầm Văn Chương (45 tuổi, cùng trú huyện Điện Biên).
Những người này bị khởi tố về các tội giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, tàng trữ trái phép chất ma túy, bắt giữ người trái pháp luật và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Riêng bị can Bùi Thị Kim Thu (44 tuổi, vợ Bùi Văn Công) bị khởi tố để điều tra về tội không tố giác tội phạm.
Cường Ngô

https://laodong.vn/phap-luat/khoi-to-bat-tam-giam-me-nu-sinh-giao-ga-bi-sat-hai-o-dien-bien-735542.ldo

samedi 25 mai 2019

Les Kadors

Hi there,
Các bác có muốn xem thày tôi múa không ? :-)


https://vimeo.com/10690132

(Đó là hồi ảnh còn trẻ, bây giờ thì không quậy như vậy nữa ! )

mercredi 22 mai 2019

Tiếng sáo chiều quê


Ba câu hỏi cốt lõi và lạ mà ông Nguyễn Phú Trọng đặt ra tại Hội nghị 10

PLS : Bác Trọng, em xin phát biểu trả lời :-)

E hèm, câu thứ nhất thì em chưa biết, vì em không rành kinh tế, để em đi hỏi thêm rồi sẽ trả lời cho bác nghen !

Nhưng ý kiến chung của em là như vầy : 


Em rất hãi các bác cứ thích "đổi mới, đổi mới" loạn xạ cả lên, làm cho mọi người không ai được ăn ngon ngủ yên. Em lưu ý các bác là những kẻ ấy đều là những kẻ ít học, dốt nát, lười biếng, chúng lười đến nỗi phát chán lên, nên cứ thích khuấy đảo mọi người lên để mua vui cho chúng ! Việc đéo gì mà cứ phải đổi mới, đổi mới ! Chúng mày thử đi học cái gì đi xem, học ngoại ngữ, học thể thao đi, xem chúng mày có còn thời gian mà phá bĩnh không ? Người thì xấu xí, đầu óc thì ngu si, mà lúc nào cũng làm nát bét toe toét mọi thứ ra để người khác phải đi dọn dẹp hầu hạ !


Câu thứ hai thì em trả lời như vầy :

Đổi mới chính trị không phải là đổi mới chế độ chính trị. Chế độ đang vận hành tốt mà thay đổi đi là nó loạn cào cào lên. Các bác cứ làm như người Pháp, "améliorer" (cải thiện, cải tiến) nó lên là được. Làm từ từ, thận trọng. Ví dụ như em nghe gợi ý các bác dành cho Việt kiều một số ghế trong Quốc hội thử xem !

Câu thứ ba thì cũng như câu thứ hai, em thấy là không có cái gì mà nó bất biến cả, cho nên cứ giữ như cũ thì có nhiều cái nó bị lạc hậu với thời cuộc. Vậy thì cũng nên nghiên cứu để từ từ sửa đổi, cải thiện các điều lệ của Đảng Cộng Sản, nó sẽ chỉ hay hơn mà thôi.

Nhưng em thấy là ta nên sửa đổi trước tiên là những gì liên quan đến phát triển kinh tế. Đừng sửa đổi nhiều quá một lúc là mình không có đảm đương, giám sát hết được, thì lại hỏng việc. Và những sửa đổi ấy phải phù hợp với việc hội nhập quốc tế. Những điều khác, các bác cứ để cho thế hệ sau chúng suy nghĩ, nếu cần thì chúng sẽ sửa, có khi chúng lại thấy thích không muốn sửa nữa ấy chứ ! :-)

Em lưu ý các bác là Việt Nam đang có an ninh, an toàn và phát triển kinh tế, những điều ấy thực sự là rất quý, những nước phát triển họ cũng thèm đấy. Vậy các bác cứ kiên nhẫn một tí, cố gắng một tí, từ từ lượng biến thành chất. Cũng như trong một gia đình thôi, cứ xào xáo lên là con cái te tua cả. Nhưng nếu cứ ổn định và phát triển, thì đến một lúc mọi thứ sẽ thăng hoa lên làm tất cả mọi người kinh ngạc.

Em xin chúc mừng bác khoẻ lại, xuất hiện trước công chúng. Em kính chúc bác luôn mạnh khoẻ, dẻo dai, mẫn tiệp !


(PS : Em sẽ suy nghĩ, hình dung xem Việt Nam đến năm 2030, 2045 sẽ như thế nào và báo cáo cho các bác biết !)


Ba câu hỏi cốt lõi và lạ mà ông Nguyễn Phú Trọng đặt ra tại Hội nghị 10

Tác giả: theo FB Trần Đình Thu
1. Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không?
2. Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
3. Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?
Ba câu hỏi cốt lõi này vừa bình thường vừa không bình thường.
Bình thường ở chỗ không thấy lóe lên cái gì trong câu chữ nhưng không bình thường ở chỗ có những câu hỏi chưa bao giờ hỏi (TĐT)
KD: Có thể nói, đây là một trong số những stt đàu tiên trên mạng FB bình về bài khai mạc của ông Tổng- Chủ tại Hội nghị 10. Tác giả TĐT tóm tắt thành 3 nội dung, vừa mới vừa không mới.
  • Không mới vì nó là những đề tài lâu nay đã được đưa ra trong XH ở chỗ này, chỗ khác, của nhiều trí thức, nhà KH, những ai ai quan tâm tới vận mệnh đất nước- tụt hậu và quá nhiều bất an trước đòi hỏi của sự phát triển trong thế giới hiện đại. Nhưng khá mới, vì nó chính thức được đưa ra trong lời khai mạc tại HN 10 lần này của quan chức lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước. Có những vấn đề thuộc loại cấm kỵ hoặc khá nhạy cảm, rất dễ bị quy chụp. Ví thứ vấn đề thứ 2!
  • Không mới vì nếu quan sát các QG văn minh, phát triển, thì kinh tế thị trường phát triển bao giờ cũng phải tương đồng, tương ứng, tương thích với một thể chế chính trị mà ở đó, không thể tồn tại tư duy kinh tế lỗi thời Xin- cho, ở đó Pháp luật độc lập, thượng tôn. Nhưng mới ở chỗ Kinh tế thị trường VN luôn có cái đuôi định hướng XHCN, tương đồng, tương thích, tương ứng với sự lãnh đạo toàn diện và duy nhất của Đảng CS (kể cả pháp luật cũng nằm dưới chiếu    ). Nhưng tư duy kinh tế Xin- cho của nước Việt đang ngày càng tỏ ra lỗi thời, và là vật cản sự phát triển lành mạnh cho một nền kinh tế. Thì nếu Kinh tế Nhà nước không còn tồn tại (hoặc tồn tại một phần rất nhỏ), thì tương ứng với nó là một thể chế chính trị … ra răng? 
  • Dĩ nhiên, nếu Kinh tế nhà nước thay đổi, kéo theo sự tương ứng của một thể chế, hài hòa và nâng đỡ nhau, thì việc sửa Điều lệ Đảng CS chỉ là hệ quả tiếp theo của hai nội dung cốt yếu nhất
Nhưng vấn đề đặt ra, liệu những ý kiến thẳng thắn, và có phần gai góc do sự khác biệt về nhận thức, tư duy thời cuộc, có bị “chụp” cho những chiếc mũ cũng đầy… gai sắc hay không?     
Trí tuệ và sự sáng tạo chỉ có thể thăng hoa trên nền tảng một môi trường XH thực sự dân chủ, vì lợi ích QG. Và ngược lại, nó sẽ lụi tàn trên nền tảng một đời sống XH những toan định kiến, tư duy áp đặt kiểu “kẻ mạnh là chân lý”
Vậy thôi. Hãy đợi ở thì… sắp đến!     
————— 
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bộ vét
Trong hình ảnh có thể có: 1 ngườiTrong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và bộ vét
Ông Trọng xuất hiện bằng xương bằng thịt tại Hội nghị 10, không như thông tin “việc tập đi vẫn còn khó khăn, lưỡi cứng chưa nói được” của 1 facebooker nổi tiếng, đặt ra 3 câu hỏi mang tính gợi mở:
1. Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không?
2. Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
3. Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?
Ba câu hỏi cốt lõi này vừa bình thường vừa không bình thường.
Bình thường ở chỗ không thấy lóe lên cái gì trong câu chữ nhưng không bình thường ở chỗ có những câu hỏi chưa bao giờ hỏi.

Câu hỏi có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước không là câu hỏi chưa bao giờ các lãnh đạo Đảng CSVN đặt ra kể từ đổi mới đến nay. Đây là câu hỏi cốt lõi cho định hướng kinh tế, giữ cái đuôi “định hướng XHCN” gây tai họa lâu nay hay bỏ đi. Mặc dầu ông Trọng có rào đón (dĩ nhiên là phải rào đón) rằng “Kinh tế nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không?” nhưng ông không hẳn kết luận trong câu chữ là giữ lại cái đuôi, bởi vì ông nói tiếp “Tôi nói ví dụ những vấn đề như vậy có cần bàn không? Lần này tôi nói mang tầm chiến lược là như thế.”.
Ở thời điểm này, gợi mở là một tiến bộ vì nó còn quá sớm để kết luận. Quá sớm là vì tình hình quốc tế chưa hoàn toàn thuận lợi, Mỹ và Trung đang giằng co, ông Trọng chưa đi Mỹ, nhận thức của 4 triệu đảng viên còn chưa thông suốt hoàn toàn, hàng ngũ lãnh đạo vẫn còn những kẻ muốn giữ cái đuôi để dễ bề kiếm chác. Nhưng xu thế lịch sử phải đưa tới chỗ bỏ cái đuôi này. Vậy thì trong hội nghị đầu tiên của kỳ đại hội này, chỉ cần gợi mở là đủ vì còn nhiều hội nghị khác cho tới trước khi đại hội.
Câu hỏi thứ 2 đã từng đặt ra nhưng cũng chưa từng đặt ra. Đổi mới đảng thì đã từng đặt ra nhưng đổi mới chính trị dường như chưa từng đặt ra.
Cái mới là câu hỏi “Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?”.
Mặc dầu liền sau đó ông Trọng vội “cố thủ” trở lại, bảo là chỉ “đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc…” nhưng ông Trọng cũng đã nói ra cái điều mà thời cuộc đặt cho ông: “Đổi mới chế độ chính trị”.
Đổi mới chế độ chính trị là không còn đảng CSVN lãnh đạo toàn diện mà sẽ có nhiều đảng cùng tham gia lãnh đạo, đó là mong muốn của thời đại nhưng cũng như đổi mới kinh tế, điều này còn quá sớm ở hội nghị 10 và ông Trọng đã khẳng định là không có chuyện đổi mới này. Nhưng, tôi đánh giá cao câu hỏi mang tính chất mà những người lãnh đạo cộng sản như ông Trọng coi là cấm kị ấy.
Hỏi một câu hỏi cấm kị với vị trí ông Trọng là một tiến bộ lớn.
Câu hỏi cuối cùng là có sửa điều lệ đảng của đảng ông ấy hay không.
Câu hỏi này ông Trọng đặt ra đầu tiên trong bài diễn văn nhưng tôi đặt cuối vì nó phụ thuộc 2 câu hỏi trên. Nếu có thay đổi về kinh tế và chính trị thì mới sửa điều lệ đảng CSVN còn nếu không thì không sửa.
Tôi còn đặc biệt chú ý đến đoạn này, mang tính khái quát cao:
“Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào? Đến năm 2045, nước ta sẽ như thế nào?”.
Ông Trọng trả lời cho câu hỏi trên:
“Đây là những vấn đề rất lớn, vô cùng khó”.
Hình dung Việt Nam đến 2045 khó thì đúng, vì nó quá xa, nhưng tới 2030, chỉ có 11 năm nhưng ông than khó, thì đó là tín hiệu cho thấy ông không thể chắc được điều gì.
Nó hoàn toàn khác với giọng điệu từng nghe từng thấy của các lãnh đạo đảng CSVN xưa nay “Chúng ta phải kiên trì trên con đường tiến lên CNXH và nhất định chúng ta sẽ thắng lợi”.
Trong một bài phát biểu ngắn chỉ 2.600 từ, ông Trọng 2 lần than thở không thể biết Việt Nam 10 năm sau như thế nào:
“Báo cáo trình ra Đại hội không giống như báo cáo thành tích hàng năm, mà cũng phải phân tích quá trình của địa phương, đơn vị mình hiện tại và sắp tới hình dung xem địa phương ta đến năm 2030 sẽ ra sao, đến năm 2045 sẽ là như thế nào.
Đây là việc khó lắm, không dễ, cho nên các đồng chí phải nghiên cứu, chuẩn bị hết sức công phu”.
Bài phát biểu của ông Trọng thật ra có rất nhiều thông điệp, không phải là một bài phát biểu “một lần như mọi lần” mà nhiều người đang phàn nàn trên facebook của họ.

https://kimdunghn.wordpress.com/2019/05/17/ba-cau-hoi-cot-loi-va-la-ma-ong-nguyen-phu-trong-dat-ra-tai-hoi-nghi-10/#more-45094

lundi 20 mai 2019

NGẪU HỨNG CHIỀU QUÊ





Có những chuyện ta tưởng là bất biến
Rồi bỗng nhiên sáng đúng, chiều sai
Có những thứ ta vẫn tin là quy luật
Rồi một hôm đảo lộn đến kinh người
Ngày trở lại bãi bồi thành bến lở
Đò bâng khuâng không biết nói cùng ai
Trời nín gió cho cánh diều chao đảo
Tiếc công anh nối sẵn sợi dây dài
Trời đổ lửa cho ai buồn héo hắt
Cóc nghiến răng ken két đợi ngày mai
Ta gom lại thơ tình xưa cũ
Như lão phu vá lưới, đan chài
Như Lã Vọng ngồi câu bên ghềnh đá
Chờ bồng bềnh một áng mây trôi
Cho lưỡi câu không vướng vào đàn cá
Đang ngược dòng tìm chốn để sinh sôi
Chờ con trẻ về nghe cổ tích
Chuyện cha ông ngớ ngẩn đến nực cười
Từng gào thét đến vỡ tung lồng ngực
Quên mất mình nhưng lại nhớ đến ai
Ta không đợi nhưng đất trời chuyển dạ
Để sinh ra mơ ước cho đời ...
H-T-N
19-5-2019
http://vanhien.vn/news/ngau-hung-chieu-que-69381 

:-) :-D

dimanche 19 mai 2019

Em có nghe âm thanh ngày mới


(Giọng ca dịu dàng, ảo diệu !)

Miền Nam anh dũng ở trong tim Người



https://bcdcnt.net/bai-hat/mien-nam-nho-mai-on-nguoi-2782.html


Hò ơ...
Ta quét sạch xâm lăng cho quê nhà yên vui
Nam Bắc kề vai chiến đấu ta xây ngày mai
Miền Nam anh dũng ở trong tim Người.


 https://www.invent-the-future.org/2015/05/fifty-years-on-the-frontline-the-revolutionary-contributions-of-ho-chi-minh/

 



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói lời tâm huyết phát động toàn dân tập bơi!

PLS : Hoan hô bác Đam, bác Nhạ ! Em xin thêm vào là môn bơi lội là môn thể thao khiến cho thân hình đẹp nhất ! Chỉ cần bơi mỗi tuần một lần 800m là thân hình lúc nào cũng đẹp như hoa hậu :-)

Bác Đam, bác Nhạ cố lên, nổi bật lên, chứ không thì
các bác thua anh kém em ghê quá !


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói lời tâm huyết phát động toàn dân tập bơi !

SONG MINH 19/05/2019 16:40

TGTTO
Sáng nay, đã diễn ra Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước tại Hà Nội. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh dù tỷ lệ tử vong do đuối nước ở Việt Nam những năm qua đã giảm, nhưng vẫn còn ở ngưỡng cao, đáng lo ngại.



Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước năm 2019 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức.

pho thu tuong vu duc dam noi loi tam huyet phat dong toan dan tap boi! hinh anh 1
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lãnh đạo các Bộ, ngành ấn nút phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước. Ảnh: Bùi Lượng.
Tới dự và phát biểu tại buổi lễ sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra số liệu, chia sẻ những lời tâm huyết:
"Bơi là một môn thể thao rất thú vị. Nhưng điều quan trọng, biết bơi và biết những kỹ năng phòng chống đuối nước còn là sự cần thiết để mỗi người chúng ta vượt qua hiểm họa, vượt qua những nguy cơ đe dọa tính mạng của bản thân, có thể cứu mạng mình và cứu mạng người khác.
Một năm ở Việt Nam có trên 6 nghìn người, trong đó có gần 2 nghìn trẻ em bị chết do đuối nước, tỷ lệ bằng khoảng 5,9/100 nghìn người.
Tỷ lệ này cao gấp 10 lần so với các nước phát triển và cao h, là 4,3/100 nghìn người".
pho thu tuong vu duc dam noi loi tam huyet phat dong toan dan tap boi! hinh anh 2

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự đau xót khi hàng năm ở Việt Nam có hơn 6 nghìn người chết vì đuối nước, trong đó có gần 2 nghìn trẻ em. Ảnh: Bùi Lượng.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các báo cáo của Bộ VHTTDL, Bộ Giáo dục và Đào tạo... đã nêu, dù có nhiều biện pháp đã triển khai, nhưng số người tử vong do đuối nước còn rất lớn, đặc biệt đau xót là vẫn còn gần 2 nghìn trẻ em tử vong hàng năm do đuối nước.
pho thu tuong vu duc dam noi loi tam huyet phat dong toan dan tap boi! hinh anh 3
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước sáng nay. Ảnh: Bùi Lượng.

"Chúng ta đã tích cực, nhưng hỏi rằng đã tích cực, nghiêm túc thật chưa? Rất nhiều chỉ đạo đã được đưa ra. Từ năm 2016, Thủ tướng thậm chí đã có chỉ thị.
Nhưng đến nay, trong số trên 50 nghìn trường học của ngành giáo dục, vẫn chỉ có chưa đầy 100 trường có triển khai chương tình 100% học sinh biết bơi.
Trong số trên 11 nghìn xã, mới chỉ có khoảng 1 nghìn xã triển khai chương trình này", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các cấp, các ngành phải cùng vào cuộc, cùng nhau làm thật sự, làm nghiêm túc, làm trách nhiệm.
"Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm trước tinh mạng của nhân dân, đặc biệt là tính mạng của trẻ em", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

pho thu tuong vu duc dam noi loi tam huyet phat dong toan dan tap boi! hinh anh 4
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ân cần hỏi thăm các em nhỏ đang tập bơi tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Long Biên. Ảnh: Bùi Lượng.
Về phần mình, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu:
"Để giảm thiểu tình trạng trẻ em bị đuối nước, việc phổ cập bơi và các kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em là giải pháp hết sức cấp thiết. Đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Bộ VHTTDL đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm phát triển môn bơi, coi môn bơi là một phương tiện hữu hiệu để phát triển thể lực, tầm vóc và phòng chống đuối nước trẻ em; quan tâm bố trí kinh phí triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em trong nguồn ngân sách hàng năm của địa phương; vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bể bơi, hồ bơi tại các xã, phường, thị trấn, trường học; có chế độ ưu tiên, miễn, giảm tiền thuê bể bơi, tiền học phí cho trẻ em, để tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được học bơi và tập luyện bơi; thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với các cơ sở tổ chức bơi, lặn, vui chơi giải trí dưới nước trên địa bàn, đồng thời tiến hành rà soát, cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho trẻ tại cộng đồng cũng như tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí an toàn cho trẻ".

Dưới đây là một số hình ảnh các em nhỏ có dịp vui giao lưu, vui chơi dưới nước tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Long Biên sáng nay:
pho thu tuong vu duc dam noi loi tam huyet phat dong toan dan tap boi! hinh anh 5
Sự có mặt của nghệ sĩ Xuân Bắc mang đến sự thích thú cho các em nhỏ.

pho thu tuong vu duc dam noi loi tam huyet phat dong toan dan tap boi! hinh anh 6
Các em nhỏ được tập luyện cùng huấn luyện viên bơi lội.

pho thu tuong vu duc dam noi loi tam huyet phat dong toan dan tap boi! hinh anh 7
pho thu tuong vu duc dam noi loi tam huyet phat dong toan dan tap boi! hinh anh 8
Không chỉ học bơi, các em còn được huấn luyện viên dạy kỹ năng cứu nạn. 

pho thu tuong vu duc dam noi loi tam huyet phat dong toan dan tap boi! hinh anh 9pho thu tuong vu duc dam noi loi tam huyet phat dong toan dan tap boi! hinh anh 10
Những nụ cười hồn nhiên, sảng khoái của các em khi được đùa nghịch trong nước dưới thời tiết nắng nóng tại Hà Nội sáng nay. 
https://thegioitiepthi.vn/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-noi-loi-tam-huyet-phat-dong-toan-dan-tap-boi-163608.html

samedi 18 mai 2019

Ân tình



Trong đêm sâu nên vầng sao chói sáng
Mây lên cao nên trời mây xanh ngắt
Ta trao nhau, nhìn nhau trong ánh mắt
Sống yêu thương với phận người sống vì nhau

Ôi mây nước trôi bao nhiêu lâu rồi
Qua đi biết bao nhiêu cuộc đời
Bao nhiêu trái tim chung một nhịp rồi
Không chia phôi vì đời buồn lứa đôi

Đừng xa nhau hỡi người ơi
Đừng xa nhau hỡi người ơi
Đừng phá vỡ ánh sao nơi ân tình bao lứa đôi

Ta nghe như bao lời than với khóc
Ta nghe như cuộc tình treo trên tóc
Ta nghe như đời mau phai sớm tắt
Sống cô đơn với phận người sống lẻ loi

Bơ vơ lắm, bơ vơ thay kiếp người
Bao nhiêu, biết bao nhiêu lạc loài
Bao ngang trái, bao nhiêu phen bùi ngùi
Nhưng than ôi, cuộc tình nhân thế ơi

Gần bên nhau hỡi người ơi
Gần bên nhau hỡi người ơi
Đừng phá vỡ ánh sao nơi ân tình bao lứa đôi


Trong bao la ta cùng nhau chung sống
Trong mênh mông ta cùng chia ánh sáng
Ai cho ta gặp nhau trong xa vắng
Giữa đơn côi có phận trời gíúp tình ta

Ta không dám mơ xa xôi vời vợi
Ta xin chút yêu thương ngọt bùi
Cho tan vỡ đi bơ vơ lạc loài
Vươn lên cao cuộc tình nhân thế ơi

Còn bên nhau muôn nghìn năm
Còn bên nhau muôn nghìn năm
Đừng phá vỡ ánh sao nơi ân tình bao lứa đôi !

vendredi 17 mai 2019

'Số người học đại học của Việt Nam còn rất thấp'

PLS  : Ah ah ! Tôi rất hài lòng là vấn đề này được đặt ra ! Tôi thường hay rất ngạc nhiên khi nghe mọi người kêu gào rằng bọn trẻ học đại học nhiều quá, cử nhân thất nghiệp, etc. không cho chúng học đại học nữa ! Tôi mới bảo, lý lẽ kỳ thật, không lẽ là mình ngu, hay mấy thằng đó bị khùng ? Bọn trẻ chúng càng học đại học nhiều thì càng mừng chứ ? Ít nhất là chúng có văn hoá, bớt cư xử như dân đá cá lăn dưa, thì xã hội càng dễ chịu. Đấy là chưa kể, bọn sinh viên mà đi làm việc ở Mc Do hay ở siêu thị chẳng hạn, thì một thằng làm bằng ba người thường, vì chúng làm việc vận dụng cả đầu óc lẫn chân tay, quan hệ lịch sự với mọi người.

Cho nên tôi tạm kết luận rằng thằng nào muốn ngăn cản bọn trẻ học đại học thì đấy là thằng đểu, chắc nó cũng chẳng có học hành gì nên muốn phá mọi người !



'Số người học đại học của Việt Nam còn rất thấp'

Số người học đại học của nước ta chiếm khoảng 28% dân số. Trong khi đó, ở các nước như Thái Lan, Malaysia, con số này lớn hơn rất nhiều, từ 43% đến 48%.
Đó là ý kiến của ông Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, trong buổi trao đổi, cung cấp thông tin cho báo chí sáng 17/5 về công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học tăng

Theo số liệu Bộ GD&ĐT công bố, năm 2019, hơn 880.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia, giảm gần 40.000 em so với năm ngoái. Tuy nhiên, số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng lại tăng hơn 10.000, ở mức 653.000 em, tương đương khoảng 74%.
Trong đó, thí sinh tự do chiếm khoảng 4,3%. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước cũng tăng 7,5% so với năm 2018.
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng của năm 2019 giữ ổn định so với năm 2017, 2018. Tuy nhiên, nếu so sánh với các năm từ 2015 trở về trước, học sinh có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng đã giảm nhiều.
Ông cho rằng đây là xu hướng tích cực, cho thấy hiệu quả của công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông.
'So nguoi hoc dai hoc cua Viet Nam con rat thap' hinh anh 1
Ông Mai Văn Trinh cho rằng nhiều thí sinh chọn giáo dục nghề nghiệp là điều đáng mừng. Ảnh: M.N.
“Sau khi tốt nghiệp THPT, các em có thể bước vào cuộc sống hoặc chọn học các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Đây cũng là xu hướng của quốc tế. Nhìn rộng ra các nước có nền kinh tế phát triển, họ cũng đều trải qua những giai đoạn như chúng ta hiện nay. Càng ngày, số thí sinh vào các trường nghề sẽ tăng lên”, ông Trinh nói.
Ngoài ra, vị đại diện Bộ GD&ĐT này cũng cho rằng khung trình độ quốc gia ra đời là một tiến bộ, cho phép liên thông giữa các loại hình, bậc học. Bằng cách này hay cách khác, thí sinh cũng có thể học lên bậc cao hơn.
Mặt khác, điều này cũng cho thấy sự hiệu quả của công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông. Tất cả yếu tố trên cộng thêm sự tác động thực tế của nhu cầu xã hộ, nền kinh tế, khiến tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng giảm.

Giáo dục nghề nghiệp không thiếu nguồn tuyển sinh

Ông Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thông tin tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019 là hơn 480.000, tăng 7,5% so với năm 2018. Trong đó, nhiều trường được tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở những ngành đã đạt kiểm định chất lượng đào tạo.
Ông Nghệ cho rằng dù chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng tăng, số người học đại học của nước ta chỉ mới 28% dân số. Con số này ở các nước như Thái Lan, Malaysia lớn hơn rất nhiều, khoảng từ 43% đến 48%. Ở Hàn Quốc và các nước phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn nữa.
'So nguoi hoc dai hoc cua Viet Nam con rat thap' hinh anh 2
Ông Nghệ cho rằng các trường giáo dục nghề nghiệp có nguồn tuyển sinh rất dồi dào. Ảnh: M.N.
“Nói các khác, dù tổng chỉ tiêu tăng 7,5%, phù hợp năng lực đào tạo của các trường, số người học đại học của Việt Nam còn rất thấp so với nước khác”, ông Nghệ nhấn mạnh.
Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cũng cho hay có thông tin cho rằng các trường đại học tuyển nhiều quá thì không còn nguồn tuyển cho các trường dạy nghề, như vậy là không đúng.
Năm nay, gần 900.000 thí sinh dự thi, 74% trong số đó đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Trong khi đó, các trường xác định tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 480.000, kết quả thực tuyển trong khoảng 82%-85% chỉ tiêu đề ra. Các trường đại học, cao đẳng có tuyển sinh tốt thì cũng chỉ được khoảng 400.000 em. Như vậy, số thí sinh khi tốt nghiệp THPT, sau khi đã vào đại học, vẫn còn thừa gần 500.000 em, chưa kể số thí sinh còn tồn đọng ở các năm trước.
“Mặt khác, hàng năm, số học sinh tốt nghiệp THCS nhưng không vào học THPT cũng dao động 250.000-300.000 em. Như vậy, nguồn tuyển vào các trường giáo dục nghề nghiệp rất lớn, không lo thiếu. Vấn đề là các trường giáo dục nghề nghiệp có thu hút được thí sinh hay không mà thôi”, ông Nghệ trình bày.

https://news.zing.vn/so-nguoi-hoc-dai-hoc-cua-viet-nam-con-rat-thap-post947136.html

dimanche 12 mai 2019

VNTB- ‘Tôn trọng tự do hàng hải’: Việt Nam lại đu dây chiến lược với Mỹ

PLS : Tôi khoái bài này vì nó có con khỉ xinh :-D :-D

VNTB- ‘Tôn trọng tự do hàng hải’: Việt Nam lại đu dây chiến lược với Mỹ



Thường Sơn

(VNTB ) - Ngày 9/5/2019, chính thể nổi tiếng đu dây quốc tế là Việt Nam đã thêm một lần nữa bảo vệ quan điểm ‘can đảm bám Mỹ để khai thác dầu khí’.


Tại cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ‘đọc bài’: “Là một quốc gia ven Biển Đông và là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982”.
Phát ngôn trên xuất hiện trong bối cảnh hai tàu chiến Mỹ áp sát khu vực thuộc kiểm soát của Trung Quốc ở Trường Sa khiến Bắc Kinh giận dữ phản đối.
Vào tháng 2 năm 2019, thậm chí còn hiện ra một khái niệm mới trong cách phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam: “Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia”. Đó là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam không chỉ ‘tôn trọng tự do hàng hải’ mà còn ‘tôn trọng tự do hàng không’. Hiện tượng phát ngôn đặc biệt này xuất hiện trong bối cảnh Hải quân Mỹ thông báo hai khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Spruance và USS Preble của nước này đã áp sát Đá Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đá Vành Khăn nằm trong số 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và ngang nhiên bồi đắp thành đảo nhân tạo trong vài năm gần đây.
Tính liên hệ cao của ‘tôn trọng tự do hàng không’ có thể là quân sự, với sự kiện ‘Trung Đoàn không quân Sao Đỏ rời Hà Nội, lên chốt giữ vùng Tây Bắc’ vào cuối tháng Mười Một năm 2018.
Rất có thể, Bộ Quốc Phòng Việt Nam cùng quân ủy trung ương của ông Nguyễn Phú Trọng - bằng chỉ đạo cho công khai cuộc chuyển quân của đoàn không quân Sao Đỏ lên vùng Tây Bắc - đang muốn lặp lại chiến thuật “răn đe Trung Quốc” khi Việt Nam mời cả một hàng không mẫu hạm của quân đội Hoa Kỳ - USS Carl Vinson - đến “giao lưu quân sự” tại cảng Đà Nẵng vào tháng Ba năm 2018.
USS Carl Vinson lại là một tàu sân bay hùng hậu của Mỹ đang chờ sẵn ngoài Thái Bình Dương.
Mạch logic quan hệ phòng vệ quốc phòng song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đã hình thành kể từ tháng Bảy năm 2017 khi Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch phải đi Mỹ cầu viện - thời điểm mà Việt Nam ‘mất ăn’ ở mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ ở đông nam Biển Đông. Từ đó đến nay, ngày càng nhiều tàu khu trục Mỹ xuất hiện ở Biển Đông và thách thức Trung Quốc bằng động tác áp sát một số đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng không chỉ có thế, cái cách phát ngôn ‘tôn trọng tự do hàng không’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam rất có thể đang mở đường cho máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động trên không phận Biển Đông như một hàm ý ‘máy bay Mỹ bay qua vô hại ở Biển Đông’, tiếp nối khẩu ngữ ‘tàu Mỹ đi qua vô hại ở Biển Đông’ bật ra lần đầu tiên vào đầu năm 2016.
Vào tháng Mười năm 2018, hai máy bay B-52 của Mỹ đã áp sát các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông.
Như vậy đã có đến ba lần trong 5 tháng đầu năm 2019 và hầu như đã mang tính hệ thống và logic, Bộ Ngoại giao và đứng phía sau là Bộ Chính trị Việt Nam đã không phản đối, nếu không muốn nói là có thể hiện thái độ cổ vũ, trước hoạt động áp sát quần đảo Hoàng Sa của các tàu chiến Mỹ. Lần đầu tiên là ‘tàu Mỹ đi qua vô hại ở Biển Đông’ vào đầu năm 2016.
Giờ đây, hy vọng mỏng manh còn lại cho nhu cầu ăn dầu và trám rỗng ngân sách của Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông.
Không thể khác hơn, đó là nguồn cơn khiến Bộ Ngoại Giao Việt Nam tỏ ra “can đảm” từ bất ngờ đến dần có hệ thống khi đưa ra tuyên bố hoặc “tàu Mỹ đi qua vô hại”, “tàu Mỹ tự do giao thông ở Biển Đông” và ‘tôn trọng tự do hàng hải’.
 
http://www.vietnamthoibao.org/2019/05/vntb-ton-trong-tu-do-hang-hai-viet-nam.html

Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương

PLS : Các bác có biết họ đang khen ai không ? Hehe, khen ông Xuân Phúc chứ còn gì nữa !

Bác Xuân Phúc ơi, tôi nghe họ đang bàn bạc là bác có thể lên Tổng Bí Thư làm tôi rất lo lắng ! Bác suy nghĩ kỹ mà xem, bác đừng ham chức to, chức Thủ Tướng của bác quan trọng hơn, vì phát triển kinh tế là sự sống còn của đất nước, và cũng là của Đảng Cộng Sản của bác đấy !  Bác nên tiếp tục làm Thủ Tướng, vì tôi hiện chưa thấy ai có thể thay thế bác được. Kinh tế dưới thời của bác phát triển rất tốt, rất lành mạnh, nếu  một người kém lên thay, là nó sẽ chựng lại và có thể là tiêu tùng luôn đấy ! Nếu bác muốn làm Tổng Bí Thư, thì đợi sau nhiệm kỳ Thủ Tướng thứ hai, bác lên cũng chưa muộn, lúc đó kinh tế Việt Nam cũng sẽ vững mạnh lên nhiều rồi. 


Khả năng thứ hai là họ muốn ông Trần Quốc Vượng. Tôi thì không thích ông Vượng lắm, nhưng tuổi của ổng tốt thì ổng cứ lên thôi. Tôi không thích ông Vượng vì ổng có vẻ bảo thủ và không được cởi mở lắm trong vấn đề hội nhập, đối ngoại. Mà lịch sử thì đã cho thấy là hễ Việt Nam cứ đóng cửa là trù úm nhau, đánh giết nhau, mọi sự thối nát cả. Ông Vượng hình như quê ở Thái Bình, và cái vụ lão Trần Thủ Độ một ngàn năm trước tiêu diệt cả một triều đại rực rỡ nhất của Việt Nam vẫn còn làm tôi ghê tởm, tôi hy vọng cái lịch sử bi thảm ấy sẽ không lặp lại. Tôi thích ông Tô Lâm hơn. Trong trường hợp mà ông Vượng lên, thì tôi mong ông Tô Lâm để ý giúp ổng. Ông Vượng tuổi Rồng, ông Lâm tuổi Phụng, hai ông kết hợp với nhau sẽ là đẹp lắm. Nhưng ông Lâm à, nếu ông thấy ông Vượng có vẻ dữ dằn độc ác quá thì đừng giúp ổng, hại mình, hại cả người.

Tôi nhắn ông Vượng là, ông phải hiền và nhân hậu. Những người đi trước ông, họ cũng có đóng góp cho đất nước, không phải mình cứ lên là mình tiêu diệt họ. Nếu mà ông độc ác quá, thì tôi sẽ không để cho ông yên, ông đừng coi thường PLS này !


Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương

06:24' 10/05/2019 (GMT+7)
|
 - Fitch nhận định, Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất so với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như so với nhóm các nước đồng hạng BB, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do lợi thế chi phí thấp.
 
Tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức ổn định lên tích cực
 
Ngày 9/5/2019, tổ chức xếp hạng tín nhiệm (XHTN) Fitch Ratings đã có thông cáo báo chí nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức ổn định lên tích cực, khẳng định duy trì mức xếp hạng BB.
 
Việc cải thiện triển vọng XHTN của Việt Nam lên mức Tích cực thể hiện ghi nhận của Fitch đối với thành quả của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cải thiện chất lượng và hiệu quả điều hành kinh tế, góp phần tăng cường mức đệm dự phòng trước những cú sốc từ bên ngoài thông qua bảo đảm thặng dư tài khoản vãng lai, giảm dần nợ Chính phủ trong khi tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với tốc độ cao và lạm phát ổn định.
 
Theo đánh giá của Fitch, Chính phủ Việt Nam tiếp tục quyết liệt thực hiện cam kết củng cố tài khóa và kiềm chế nợ công, và đã thành công trong việc đưa nợ Chính phủ từ mức 53% GDP năm 2016 xuống khoảng 50,5% GDP vào cuối năm 2018. Tổ chức này dự báo nợ Chính phủ của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm xuống còn khoảng 46% GDP vào năm 2020. Nợ công của Việt Nam theo tính toán của Fitch cũng giảm xuống còn khoảng 58% GDP vào cuối năm 2018.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đây là kết quả được Fitch đánh giá cao trong bối cảnh chỉ tiêu nợ công tiệm cận mức trần 65% GDP được Quốc hội cho phép vào cuối năm 2016, và có sự đóng góp của việc kìm hãm bội chi ngân sách thấp hơn dự toán, thực hiện chủ trương siết chặt cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, cũng như tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa cao hơn kế hoạch đề ra.
 
Trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 sẽ khoảng 6,7%
 
Cũng theo đánh giá của Fitch Ratings, Việt Nam tiếp tục tập trung phấn đấu tạo nền tảng vĩ mô ổn định vững chắc hơn trong những năm tiếp theo, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ, chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất cũng như mở rộng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp, cũng góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 
Fitch dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 sẽ khoảng 6,7%, trong mục tiêu từ 6,6 - 6,8% do Quốc hội đề ra.
 
Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạo áp lực lên dòng chảy thương mại khu vực và có khả năng ảnh hưởng mạnh tới các nền kinh tế có độ mở thương mại lớn. Tuy nhiên, Fitch nhận định Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất so với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như so với nhóm các nước đồng hạng BB, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do lợi thế chi phí thấp.
 
Hơn nữa, có dấu hiệu cho thấy, Việt Nam có thể hưởng lợi dưới tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung trong thời gian qua từ việc dòng thương mại chuyển hướng ra khỏi Trung Quốc.
 
Fitch nhìn nhận cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam nhìn chung được điều hành linh hoạt hơn, tuy vậy quy mô dự trữ ngoại hối so với nhu cầu thanh toán quốc tế vẫn thấp hơn trung vị của các nước với XHTN quốc gia tương đồng.
 
Những điểm yếu mang tính cơ cấu của khu vực ngân hàng tiếp tục là lý do Fitch đưa ra cho việc hệ số tín nhiệm quốc gia chưa ở mức cao hơn. Nhu cầu tái cấp vốn của khu vực ngân hàng vẫn bị coi là rủi ro đối với Chính phủ, và tốc độ tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao trong những năm vừa qua có khả năng ảnh hưởng tiêu cực lên tính ổn định của hệ thống tài chính.
 
Bên cạnh đó, nghĩa vụ nợ dự phòng tiềm ẩn từ những vấn đề chưa được giải quyết triệt để đối với một số doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn cũng có khả năng gây áp lực lên nền tài chính công, tuy nợ Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
 
Minh Ngọc
http://vnmedia.vn/kinh-te/201905/viet-nam-se-la-mot-trong-nhung-nen-kinh-te-phat-trien-nhanh-nhat-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-632908/