jeudi 28 février 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (7)

-->
-->
Nếu dạy : "Chúng bây phải vâng theo quyền-phép" chỉ nghĩa là : "Chúng bây phải chìu theo cái cường-lực", thì tôi cũng cho lời dạy ấy là phải, nhưng tôi tưởng là không cần mấy, vì tôi dám đoan rằng không ai làm trái lời dạy ấy đâu. Tôi cũng biết rằng quyền-lực là của Trời giao cho. Nhưng mà cái bịnh cũng là gốc nơi Trời mà ra vậy. Tôi có nên kêu thầy-thuốc đến hay không ? Anh ăn-cướp đón tôi tại gốc rừng, tôi phải móc hết túi tôi ra, nhưng tôi có thể giữ lại được thì có cái gì buộc lương-tâm tôi phải đưa hết bạc cho anh ăn-cướp hay không ? Cây súng-sáu của anh ăn-cướp cũng là một cái quyền-lực vậy.

Thế thì cái cường-lực không bao giờ sanh ra quyền-lực được. Và chỉ quyền-pháp trúng-lý mới được ép người.
(Còn tiếp)
 ---------------------------------------------------------- 


Obéissez aux puissances. Si cela veut dire, cédez à la force, le précepte est bon, mais superflu, je réponds qu'il ne sera jamais violé. Toute puissance vient de Dieu, je l'avoue; mais toute maladie en vient aussi. Est-ce à dire qu'il soit défendu d'appeler le médecin? Qu'un brigand me surprenne au coin d'un bois: non seulement il faut par force donner la bourse, mais quand je pourrais la soustraire suis-je en conscience obligé de la donner? car enfin le pistolet qu'il tient est aussi une puissance.
Convenons donc que force ne fait pas droit, et qu'on n'est obligé d'obéir qu'aux puissances légitimes. Ainsi ma question primitive revient toujours.

(à suivre)

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (6)

-->
Anh cường mạnh hơn hết, nếu không đổi cường-lực của mình ra quyền-lực, và không hóa sự ép người vâng lời tùng-phục mình ra một cái phận-sự, thì không thể nào mạnh hoài mà làm chủ người hoài hoài được. Cái quyền-lực của người mạnh hơn là ở nơi đó ra. Cái quyền-lực này nói ra như cười chơi, nhưng thật thì nó có gốc rễ rất chắc. Nhưng mà ai đâu giải thử "quyền-lực của kẻ mạnh hơn" là gì ? Cường-lực nó là lực của xác-thịt của vật-chất. Tôi không hiểu sao lực ấy kết quả hòa hợp với tâm-đức. Chịu thua cái cường-lực là vì ép mình phải chịu thua, chớ không phải ai muốn chịu thua, có giỏi lắm thì cho là vì cẩn-thủ mà thôi. Sao mà cho sự nhịn ấy là phận-sự được ?

Tỷ như ta nhận rằng hễ người nào mạnh hơn hết thì được quyền-lực, thì lại hóa ra lộn đầu lộn đuôi, vì nếu cái cường-lực mà sanh ra quyền-lực được thì hễ gốc đổi, ngọn cũng đổi : có cái cường-lực nào mới mà thắng được cái cường-lực đầu thì được giựt cầm cái quyền-lực. Lúc nào ta cãi lịnh mà khỏi bị phạt thì ta được phép cãi lịnh. Hễ mạnh thì hơn, thì ta cứ làm sao cho mạnh hơn. Hễ cái cường-lực tan đi thì cái quyền-lực cũng tan theo, thì cái quyền-lực ấy ra gì ? Nếu có người ép phải vâng lời thì cần gì bày ra cái phận-sự phải vâng lời ? Nếu không còn ai ép mình vâng theo nữa, thì mình khỏi vâng theo nữa. Đấy thì cái quyền-lực này có thêm chút chi cho cái cường-lực đâu; nó không có nghĩa lý gì hết.
(Còn tiếp)
 ---------------------------------------------------------
-->
CHAPITRE III




DU DROIT DU PLUS FORT

Le plus fort n'est jamais assez fort pour être toujours le maître, s'il ne transforme sa force en droit et l'obéissance en devoir. De là le droit du plus fort; droit pris ironiquement en apparence, et réellement établi en principe: Mais ne nous expliquera-t-on jamais ce mot? La force est une puissance physique; je ne vois point quelle moralité peut résulter de ses effets. Céder à la force est un acte de nécessité, non de volonté; c'est tout au plus un acte de prudence. En quel sens pourra-ce être un devoir?
Supposons un moment ce prétendu droit. Je dis qu'il n'en résulte qu'un galimatias inexplicable. Car sitôt que c'est la force qui fait le droit, l'effet change avec la cause; toute force qui surmonte la première succède à son droit. Sitôt qu'on peut désobéir impunément on le peut légitimement, et puisque le plus fort a toujours raison, il ne s'agit que de faire en sorte qu'on soit le plus fort. Or qu'est-ce qu'un droit qui périt quand la force cesse? S'il faut obéir par force on n'a pas besoin d'obéir par devoir, et si l'on n'est plus forcé d'obéir on n'y est plus obligé. On voit donc que ce mot de droit n'ajoute rien à la force; il ne signifie ici rien du tout.



(à suivre)

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (5)



Anh Aristote nói trúng, nhưng anh ta lấy cái ngọn cho là gốc. Người sanh ra trong vòng nô-lệ thì sanh ra đặng làm nô-lê, điều ấy không chối được. Người mắc phải vòng nô-lệ thì mất hết cả quyền-lợi của mình, cho đến không còn trông mong ra khỏi vòng nô-lệ, lại say mê cái nô-lệ của mình như anh say rượu thèm mê rượu nó làm cho mình ra ngu khờ vậy. Nếu có người sanh ra làm nô-lệ như là Trời đã phú ra vậy, là vì trước đã có người bị phải điều nghịch với Trời nó buộc mình làm nô-lệ. Trước có cái cường-lực nó ép làm nô-lệ, sau vì cái tánh yếu-nhát của bọn nô-lệ nó truyền nối cái phường nô-lệ ra.

Tôi không nói về đức vua A-đông và đức hoàng-đế Nô-ê là cha của ba anh chúa mà chia nhau trái đất nầy. Tôi đây là con cháu của mấy người ấy, lại có lẽ tôi là con cháu dòng cả, thì có lẽ tôi đây được quyền làm chúa cả nhơn-loại. Thế nào đi nữa, cũng còn điều này không cãi được, là trong lúc ông A-đông một mình trên trái đất này thì ông ta là chúa cả trái đất, như anh Robinson trôi bè đến một cái cù-lao không người, làm chúa cả cái cù-lao ấy. Lại có điều nầy lợi cho đức-vua, là ngôi trời yên vững, không sợ nguy-loạn, giặc-giã.
(Còn tiếp)

----------------------------------------------------------------- 

Aristote avait raison, mais il prenait l'effet pour la cause. Tout homme né dans l'esclavage naît pour l'esclavage, rien n'est plus certain. Les esclaves perdent tout dans leurs fers, jusqu'au désir d'en sortir; ils aiment leur servitude comme les compagnons d'Ulysse aimaient leur abrutissement (note 2). S'il y a donc des esclaves par nature, c'est parce qu'il y a eu des esclaves contre nature. La force a fait les premiers esclaves, leur lâcheté les a perpétués.
Je n'ai rien dit du roi Adam, ni de l'empereur Noé père de trois grands monarques qui se partagèrent l'univers, comme firent les enfants de Saturne, qu'on a cru reconnaître en eux. J'espère qu'on me saura gré de cette modération; car, descendant directement de l'un de ces princes, et peut-être de la branche aînée, que sais-je si par la vérification des titres je ne me trouverais point le légitime roi du genre humain? Quoi qu'il en soit, on ne peut disconvenir qu'Adam n'ait été souverain du monde comme Robinson de son île, tant qu'il en fut le seul habitant; et ce qu'il y avait de commode dans cet empire était que le monarque assuré sur son trône n'avait à craindre ni rébellions ni guerres ni conspirateurs.

(à suivre)

vendredi 22 février 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (4)

-->
Anh Grotius không chịu nhận rằng quyền-lực chánh-trị lập ra cho dân nhờ. Anh ta chỉ cái thói dùng kẻ nô-lệ thuở xưa mà cho ý mình là đúng. Anh ta có thói hay lấy cái điều hiện-tại, (vì cho đến ngày nay, trong nhơn-loại cái quyền chánh-trị xét cho kỹ không phải là của dân), chẳng suy điều ấy phải hay quấy, mà luận ra gốc quyền-phép. Có cách luận khác đúng hơn của anh ta, nhưng mà luận theo lẽ này thì lại không vừa lòng kẻ hiếp dân.

Theo ý anh Grotius thì ta không biết vậy chớ cả nhơn-loại là của một đám người, hay là một đám người nầy là của nhơn-loại. Xem cuốn sách của anh ta thì thấy anh ta muốn  cho ý đầu là trúng. Anh Hobbes cũng một ý đó. Như vậy thì nhơn loại là như bầy thú; mỗi bầy có người chăn giữ để dành ăn thịt.

Bổn-tánh của anh chăn thú cao hơn bổn-tánh của thú mình chăng. Nên bổn-tánh của mấy anh chăn loài người, của mấy anh chủ của loài người, cao hơn bổn-tánh của dân. Xưa vua Caligula luận như vậy, nên ông ta nói vua là Trời, dân là thú.

Ý của anh Caligula hợp với ý của anh Hobbes và anh Grotius. Trước mấy anh nầy, có anh Aristote cũng nói là con người sanh ra không có đồng-đẳng, rằng người thì sanh ra đặng cầm quyền đè hiếp nhơn-loại, người thì sanh ra làm nô-lệ.

(Còn tiếp)

-->
Grotius nie que tout pouvoir humain soit établi en faveur de ceux qui sont gouvernés: Il cite l'esclavage en exemple. Sa plus constante manière de raisonner est d'établir toujours le droit par le fait (note 1). On pourrait employer une méthode plus conséquente, mais non pas plus favorable aux tyrans.
Il est donc douteux, selon Grotius, si le genre humain appartient à une centaine d'hommes, ou si cette centaine d'hommes appartient au genre humain, et il paraît dans tout son livre pencher pour le premier avis: c'est aussi le sentiment de Hobbes. Ainsi voilà l'espèce humaine divisée en troupeaux de bétail, dont chacun a son chef, qui le garde pour le dévorer.
Comme un pâtre est d'une nature supérieure à celle de son troupeau, les pasteurs d'hommes, qui sont leurs chefs, sont aussi d'une nature supérieure à celle de leurs peuples. Ainsi raisonnait, au rapport de Philon, l'empereur Caligula; concluant assez bien de cette analogie que les rois étaient des dieux, ou que les peuples étaient des bêtes.
Le raisonnement de ce Caligula revient à celui d'Hobbes et de Grotius. Aristote avant eux tous avait dit aussi que les hommes ne sont point naturellement égaux, mais que les uns naissent pour l'esclavage et les autres pour la domination.


(à suivre)

jeudi 21 février 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (3)

-->
Cái xã-hội trước hết các xã-hội và tự-nhiên hơn hết, là gia-đình. Mà lại xã-hội này, đến lúc con hết cần cha mẹ nuôi dưỡng, thì rã. Trời buộc cha mẹ phải nuôi con đến lớn, còn con thì nhờ có cha mẹ mới sống được, nên đến lúc con không cần cha mẹ nuôi nữa thì tự-nhiên cái giềng cha con phải dứt. Con hết phải vưng lời mẹ cha, mẹ cha hết phải nuôi con nữa.

Nếu cha mẹ con cái, đến lúc con lớn rồi, mà còn ở chung hợp, thì là không phải là theo lẽ tự-nhiên nữa, là vì đồng muốn chung hợp với nhau. Thì gia-đình, đến lúc con lớn, mà còn đứng được, là vì trong gia-đình có giao-kết với nhau.

Cái tự-do này của mọi người là cái lẽ tự-nhiên của Trời đất. Phận-sự của con người trước hết là phải lo nuôi giữ lấy thân mình. Nên con người, đến lúc có trí khôn, chỉ có một mình mình lo về cách nuôi giữ thân mình thôi, nên con người chỉ có mình làm chủ mình mà thôi.

Nên gia-đình, là cái xã-hội đầu, gốc rễ của cái nước. Chúa là người cha, dân là các con. Cha con đồng-bực và tự-do. Nhưng nhường nhau mà bớt sự tự-do của mình, là vì sự lợi-chung. Nước với gia-đình khác nhau, là trong gia-đình cha mẹ vì thương con mà nuôi dưỡng con, còn trong nước chúa không có cái tình ấy thì lại có cái lòng ham ngồi trên sai khiến người.

-->
(Còn tiếp)

-------------------------------------------------------------------------------------
-->
CHAPITRE II

DES PREMIERES SOCIETES

La plus ancienne de toutes les sociétés et la seule naturelle est celle de la famille. Encore les enfants ne restent-ils liés au père qu'aussi longtemps qu'ils ont besoin de lui pour se conserver. Sitôt que ce besoin cesse, le lien naturel se dissout. Les enfants, exempts de l'obéissance qu'ils devaient au père, le père exempt des soins qu'il devait aux enfants, rentrent tous également dans l'indépendance. S'ils continuent de rester unis ce n'est plus naturellement, c'est volontairement, et la famille elle-même ne se maintient que par convention.
Cette liberté commune est une conséquence de la nature de l'homme. Sa première loi est de veiller à sa propre conservation, ses premiers soins sont ceux qu'il se doit à lui-même, et, sitôt qu'il est en âge de raison, lui seul étant juge des moyens propres à se conserver devient par là son propre maître.
La famille est donc si l'on veut le premier modèle des sociétés politiques; le chef est l'image du père, le peuple est l'image des enfants, et tous étant nés égaux et libres n'aliènent leur liberté que pour leur utilité. Toute la différence est que dans la famille l'amour du père pour ses enfants le paye des soins qu'il leur rend, et que dans l'Etat le plaisir de commander supplée à cet amour que le chef n'a pas pour ses peuples.


(à suivre)

mercredi 20 février 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (2)


Con người sanh ra tự-do, mà ở xứ nào con người cũng bị đóng còng cả. Có người tưởng mình làm chủ kẻ khác, mà thật ra thì có lẽ lại còn nô-lệ hơn nữa. Bởi sao mà sanh ra diều đổi ngược ấy ? Điều ấy tôi không biết. Làm sao cho sự đổi ngược nầy hóa ra phải lẽ ? Điều này có lẽ tôi chỉ giải ra được.

Nếu tôi chỉ nhận cái cường-lực và các điều ở nơi cường-lực mà ra, thì tôi nói câu nầy : "Một đoàn dân bị người ép phải vâng lời người, mà đoàn dân ấy vâng lời người, thì đoàn dân ấy làm như vậy là phải. Đến lúc nó vùng quăng cái ách nô-lệ nổi, mà nó vùng quăng đi, thì điều nó làm ấy lại là phải hơn nữa. Vì, người khác dùng cường-lực mà đoạt lấy sự tự-do của nó, nay nó cũng dùng cường-lực mà giựt lại, thì một là nó có phép lấy cái tự-do của nó lại, hai là người ta không được phép giựt cái tự-do của nó."

Mà trong xã-hội, cái thứ-tự là một cái quyền-pháp trọng nhứt, gốc của các cái quyền-pháp khác. Nhưng cái quyền-pháp nây không phải khi không ở nơi Trời mà ra. Nó ở nơi những lời giao-kết mà ra. Ta phải tìm biết những điều giao-kết ấy. Nhưng trước hết tôi phải chỉ cho rõ chắc những điều tôi mới nói trên đây.

(Còn tiếp)

--------------------------------------------------------------------

CHAPITRE PREMIER

SUJET DE CE PREMIER LIVRE

L'homme est né libre, et partout il est dans les fers. Tel se croit le maître des autres, qui ne laisse pas d'être plus esclave qu'eux. Comment ce changement s'est-il fait? Je l'ignore. Qu'est-ce qui peut le rendre légitime? Je crois pouvoir résoudre cette question.
Si je ne considérais que la force, et l'effet qui en dérive, je dirais: Tant qu'un peuple est contraint d'obéir et qu'il obéit, il fait bien; sitôt qu'il peut secouer le joug et qu'il le secoue, il fait encore mieux; car, recouvrant sa liberté par le même droit qui la lui a ravie, ou il est fondé à la reprendre, ou l'on ne l'était point à la lui ôter. Mais l'ordre social est un droit sacré, qui sert de base à tous les autres. Cependant ce droit ne vient point de la nature; il est donc fondé sur des conventions. Il s'agit de savoir quelles sont ces conventions. Avant d'en venir là je dois établir ce que je viens d'avancer.

(à suivre)

dimanche 17 février 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (1)

 
(Nguyễn An Ninh, Cao vọng của bọn Thanh-niên An-nam - Dân ước, NXB Xưa-nay, Saigon, 1926)
-----------------------------------------------------------------------
-->
Dân-ước
(dịch của J.J. Rousseau)

Muốn sắp đặt cho một làng người thì phải do theo tánh tình tự-nhiên của người đương lúc ấy. Còn làm luật-pháp thì phải do theo người, tính sắp-đặt sao cho xã-hội được lợi-ích lớn hơn hết. Tôi muốn tìm cho ra coi trong xã-hội này có cái luật-pháp nào là chánh, công-đúng và chắc-chắn không. Trong khi suy-xét, thì tôi cứ lấy hai điều này làm mực : một, là cái nhơn-quyền, hai, là sự lợi-ích chung, đặng cho sự công-bình với sự lợi-ích chung nó hòa với nhau.

Tôi tưởng không cần phải chỉ ra rằng cái đề-mục của tôi là trọng hệ thế nào. Có kẻ muốn hỏi tôi vậy chớ tôi là vua-chúa hay là có quyền làm luật cho một đoàn dân dùng, mà luận về quốc-sự. Tôi không phải vua-chúa hay là người làm luật. Nhưng vì tôi không phải vua-chúa hay là người làm luật, nên tôi phải viết về quốc-sự. Nếu tôi là vua-chúa hay là người làm luật, thì tôi không cần phải mất thì giờ mà luận điều phải làm; vì một, là tôi làm thành ngay cái ý của tôi, hai, là tôi nín.

Tôi là dân của một nước tự-chủ. Dẫu lời nói của tôi không có can hệ với việc chung trong dân cho mấy, vì tôi được phép tuyển-cử thì tôi phải rõ biết việc chung trong nước. Vui thay ! mỗi khi tôi suy-xét về các cách trị-quốc thì tôi lại tìm ra được nhiều lẽ nó buộc tôi thương nước tôi thêm.

(Còn tiếp)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Du Contrat Social
OU
Principes du Droit Politique

foederis aequas
Dicamus leges.
(Enéide XI)

AVERTISSEMENT

Ce petit traité est extrait d'un ouvrage plus étendu, entrepris autrefois sans avoir consulté mes forces, et abandonné depuis longtemps. Des divers morceaux qu'on pouvait tirer de ce qui était fait celui-ci est le plus considérable, et m'a paru le moins indigne d'être offert au public. Le reste n'est déjà plus.


LIVRE PREMIER

Je veux chercher si dans l'ordre civil il peut y avoir quelque règle d'administration légitime et sûre, en prenant les hommes tels qu'ils sont, et les lois telles qu'elles peuvent être. Je tâcherai d'allier toujours dans cette recherche ce que le droit permet avec ce que l'intérêt prescrit, afin que la justice et l'utilité ne se trouvent point divisées.
J'entre en matière sans prouver l'importance de mon sujet. On me demandera si je suis prince ou législateur pour écrire sur la Politique? Je réponds que non, et que c'est pour cela que j'écris sur la Politique. Si j'étais prince ou législateur, je ne perdrais pas mon temps à dire ce qu'il faut faire; je le ferais, ou je me tairais.
Né citoyen d'un Etat libre, et membre du souverain, quelque faible influence que puisse avoir ma voix dans les affaires publiques, le droit d'y voter suffit pour m'imposer le devoir de m'en instruire. Heureux, toutes les fois que je médite sur les gouvernements, de trouver toujours dans mes recherches de nouvelles raisons d'aimer celui de mon pays!

(à suivre)

lundi 11 février 2013

Cùng viết Hiến pháp (với các GS NBC & ĐTS et al.)



Năm nay cảm hứng đầu xuân của tôi có vẻ không được văn chương lắm mà mang hơi hướng chính trị và khoa học tự nhiên (hihi), do vụ Cùng viết Hiến pháp và những người khởi xướng nó. Nhân tiện, để đáp lời bác Đông A trên blog của bác ấy, tôi sẽ nói rằng, nếu tôi là ông Nguyễn Anh Tuấn, thì tôi sẽ đứng lùi ra sau một bước, để nhường sân chơi cho những người "grands", như thế hay hơn.

Vậy thì, như một công dân nghiêm túc, tôi sẽ suy nghĩ về việc đóng góp ý kiến vào Hiến pháp. Tôi đã có một ý tưởng mà tôi tha thiết. Tôi ước gì trong Hiến pháp mới sẽ có một điều khuyến khích vai trò lao động của phụ nữ trong xã hội (liên quan đến bình đẳng giới). Lý do thứ nhất là vì nghiên cứu đã chứng minh rằng muốn tăng trưởng kinh tế thì phải tăng cường vai trò lao động của phụ nữ. Lý do thứ hai là niềm tin của riêng tôi, rằng trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc thì phụ nữ đóng một vai trò lớn, vì họ là người trực tiếp chăm sóc gia đình và con cái, mà trẻ em chính là tương lai của chúng ta. Thế mà phụ nữ công tác xã hội hiện nay quả có nhiều khó khăn chật vật.

Trong lúc suy ngẫm, tôi bắt đầu đọc lại "Về khế ước xã hội" của Rousseau, tôi nghĩ cũng cần đọc thêm "Luận về sự bất bình đẳng" của ông ấy nữa. Tôi hy vọng sẽ kết thúc kịp deadline của các GS đề ra. Trong các bài tới, tôi sẽ giới thiệu bản dịch một phần "Du contrat social" của Nguyễn An Ninh, là một bản dịch nồng nhiệt và duyên dáng chưa từng thấy của cuốn sách này. Mời các bạn đón đọc.