mardi 30 juin 2020

WHO muốn mời Việt Nam tham gia Liên minh nghiên cứu vắc xin

PLS : Các bác cẩn thận đấy ! WHO là tổ chức của Trung Quốc, TQ chúng đang rất thèm vaccin đấy ! Chúng thấy Việt Nam phát triển vaccin tốt quá thì chúng thèm nhỏ rãi ra, muốn ãn cắp công nghệ đấy ! Chúng mày tự chế ra được thuốc chống sốt rét cơ mà ? Đoạt giải Nobel kia mà ? Thế thì tự chế vaccin đi nha, đừng có nhòm ngó dòm dỏ chúng tao !

Anh Đam, anh nói Thủ Tướng để ổng cho quân đội công an giúp bảo mật quy trình vaccin của mình, bảo vệ bác sĩ và nhà khoa học, đừng để lần này chúng lại cướp công của mình. Việt Nam mà chế được vaccin này là mình giàu luôn từ nay về sau đó ! Các bác cố lên !



WHO muốn mời Việt Nam tham gia Liên minh nghiên cứu vắc xin

Đánh giá tác giả:
18:28 thứ ba ngày 30/06/2020

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/suc-khoe/971449/who-muon-moi-viet-nam-tham-gia-lien-minh-nghien-cuu-vac-xin

lundi 29 juin 2020

Bé trai Nguyễn Văn An bị bỏ rơi dưới hố ga đã tử vong



https://vn.sputniknews.com/incidents/202006299189428-be-trai-nguyen-van-an-bi-bo-roi-duoi-ho-ga-da-tu-vong-/


Này ông Thái Bằng Giang bác sĩ tồi ! Nếu ông nhắm không cứu được thằng nhỏ thì ông phải chuyển nó lên tuyến trên. Bệnh viện của ông đéo phải chuyên nhi, ông giữ nó làm gì để cho nó chết ?

Ông Xuân Phúc, những trường hợp như thế này là ông phải can thiệp !!! Làm bậc phụ mẫu của dân thì phải quan tâm đến thân phận con sâu cái kiến ! Tôi thấy ông còn phải học hỏi ông Phú Trọng nhiều lắm !

Bà Kim Ngân, bà phải ra luật để mẹ giết trẻ sơ sinh là phải đi tù và triệt sản bắt buộc, để cho những con khốn ấy chúng nó bảo nhau sợ bớt đi !

Còn cái lão Đức Chung ấy, cái xứ Hà Nội của lão ấy toàn những vụ ngược đãi giết trẻ con dã man đủ kiểu, nghĩ đến mà muốn ói ! Sao lão ấy có vẻ tài hèn sức mọn thế nhỉ ? Mà cứ ngồi mãi thế ?

Cái bọn dân Hà Nội sao mà chúng nó ngày càng vô lương vô cảm ! Cứ ăn sung mặc sướng béo tốt phủ phê, miệng lưỡi ngọt nhạt đạo đức giả, chỉ lo mỗi cái thân mình thôi ! Tổ cha cái Sở giáo dục Hà Nội !

samedi 20 juin 2020

Thêm 1 bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh, nam phi công người Anh có thể trở về nước

PLS : Các bác thấy ông Nguyễn Tri Thức chưa ? Thấy ổng có vẻ còn rất trẻ, mà đã làm Giám đốc Chợ Rẫy, tôi ngạc nhiên quá ! :-)

Tôi không thể tưởng tượng được là các bác sĩ Chợ Rẫy giỏi đến như vậy, ngay cả những lúc tôi ra sức ca tụng, tâng bốc các bác sĩ :-) Làm sao mà họ có thể chữa trị trong một thời gian ngắn như vậy mà phổi của bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn ! C'est vraiment époustoufflant ! Khi tôi kể cho con gái của tôi nghe là ông phi công có thể ngồi đung đưa chân, bấm máy tính và phơi nắng mặt trời, cô ấy bèn ra sức vẫy vẫy hai chân, tay làm bộ bấm lia lịa còn mặt thì ngẩng lên
mỉm cười đón ánh sáng mặt trời... thật là tức cười không thể chịu nổi ! :-D

Nhưng bác Tri Thức ơi, sao mà bác vội tống ổng về Scotland như vậy ? Bác chán ổng quá rồi hả ? Ổng tính tình khó chịu lắm hả ? Tôi nghĩ là nên giữ ổng thêm chừng một tuần nữa, chứ cho ổng xuất viện ngay, về Scotland gặp bác sĩ dỏm thì bao nhiêu công sức của các bác sĩ Chợ Rẫy đổ xuống sông xuống bể !

Tôi xin chúc mừng bác cùng các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy và xin cúi chào sát đất nhiều lần để tỏ lòng kính phục tài năng cùng đức độ của các bác sĩ !


(Khiếp cái ông Chủ tịch UBNDTP thăm Chợ Rẫy tặng có 50 triệu đồng làm tôi mắc cỡ quá ! Thành phố nghèo lắm hay sao hay là ông keo kiệt ? Tôi tưởng phải tặng ít nhất là 500 triệu chứ ? Cùng với một cái Huân chương Lao động hạng nhất chứ ?) 
 


Thêm 1 bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh, nam phi công người Anh có thể trở về nước

Đánh giá tác giả:
18:25 thứ bảy ngày 20/06/2020

(HNMO) - Theo tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến 18h ngày 20-6, nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 và có thêm một bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Hiện đã 65 ngày liên tiếp không có ca mắc ở cộng đồng.
Đến nay, Việt Nam ghi nhận 349 ca mắc Covid-19, trong đó có 209 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm bệnh nhân 333 (37 tuổi, quốc tịch Việt Nam) được công bố khỏi bệnh.
Như vậy, 327/349 bệnh nhân Covid-19 ở nước ta đã được công bố khỏi bệnh (chiếm 93,7%). Trong số 22 bệnh nhân còn lại đang điều trị tại các cơ sở y tế, 2 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần và 4 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần trở lên với vi rút SARS-CoV-2.
Riêng về bệnh nhân 91, theo Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, sức khỏe của nam phi công tiếp tục có những phục hồi kỳ diệu. Bệnh nhân đã cai thở máy hoàn toàn, tự thở khí phòng.
Ngoài ra, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, giao tiếp bình thường, sức cơ hai tay hồi phục hơn, có thể chịu lực hai tay trên khung tập tự đứng dậy. Sức cơ hai chân cải thiện 4/5, tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy được. Chức năng thận đã hồi phục, chức năng tim, gan tốt, men tụy bình thường. Theo kết quả chụp CT gần nhất của bệnh nhân, thể tích phổi bình thường gần 90%.
Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh nhân 91 có thể xuất khoa, ra khỏi ICU (hồi sức tích cực). Bệnh nhân có nguyện vọng sớm được về nước. Vì vậy, bệnh viện đề nghị sớm có giải pháp cho bệnh nhân về Scotland. Hiện nay, bệnh nhân đã tỉnh, có thể ngồi xe lăn, nên có thể mua vé ngồi hạng thương gia kèm theo nhân viên y tế trợ giúp.

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/suc-khoe/970589/them-1-benh-nhan-mac-covid-19-khoi-benh-nam-phi-cong-nguoi-anh-co-the-tro-ve-nuoc

vendredi 19 juin 2020

PLS : Tôi xin nhắn ông GS "táo thối" Hanke là tôi hy vọng trong suốt cuộc đời GS của ông ấy, ông ấy đã không dạy dỗ cho sinh viên của ổng toàn những điều tầm bậy tầm bạ như vậy !

Tôi cũng nghĩ là Mỹ có nhiều người chết vì coronavirus như vậy chính vì những GS "táo thối" như ổng nhiều quá !


Người ta chống dịch bạc mặt ra, mà đéo biết gì cả, lại còn thánh tướng tuyên bố này nọ kia ! 




GS. Steve Hanke phản hồi sau khi nói Việt Nam là ‘táo thối’ trong chống dịch Covid-19


Giáo sư Steve Hanke và biểu đồ gây tranh cãi trên Twitter ngày 09-06-2020. Photo cato.org and Twitter
Giáo sư nổi tiếng của Hoa Kỳ, Steve Hanke, mới đây nhận định với VOA rằng Việt Nam ứng phó “rất xuất sắc” với dịch bệnh. Tuy nhiên, ông vẫn nghi ngờ về dữ liệu Covid-19 của Hà Nội, vì cho rằng ở Việt Nam hầu như không có tự do thông tin báo chí.
Bình luận mới nhất được vị giáo sư đưa ra sau khi ông vừa bị truyền thông Việt Nam “phẫn nộ” chỉ trích vì ông đăng trên Twitter một biểu đồ nói rằng Hà Nội không cung cấp dữ liệu về Covid-19.
Từ Baltimore, ông Steve Hanke, Giáo sư Kinh tế Ứng dụng tại Đại học Johns Hopkins, đồng thời là người sáng lập và đồng giám đốc của Viện Kinh tế Ứng dụng Johns Hopkins, Sức khỏe Toàn cầu, và Nghiên cứu Doanh nghiệp Kinh doanh, nói với VOA về việc ứng phó đại dịch của chính quyền Việt Nam:
“Cho đến nay, Việt Nam báo cáo chỉ có 335 ca nhiễm, và không có ca tử vong. Không có nghi vấn gì về điều này vì họ phản ứng rất nhanh và rất sớm. Khi dịch bùng phát vào tháng Giêng 2020, họ đã có biện pháp chặn dịch, các biện pháp này còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO.
Nhìn chung là họ ứng phó rất xuất sắc. Họ chuẩn bị rất tốt.
GS Steve Hanke nhận định về cách ứng phó dịch Covid-19 của Việt Nam

“Nhìn chung là họ ứng phó rất xuất sắc. Họ chuẩn bị rất tốt. Họ áp dụng các biện pháp mà tôi gọi là 5P- Prior Planning Prevents Poor Performance - Hoạch định trước sẽ loại trừ những hoạt động kém hiệu quả. Nhờ được chuẩn bị tốt nên họ ứng phó rất nhanh”.
Ngoài ra, giáo sư Hanke cũng ghi nhận những bước đi thích hợp mà Việt Nam đang cố gắng tái mở cửa nền kinh tế hậu dịch Covid-19, nói rằng Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mở cửa kinh tế trong khi phần lớn các nước còn đang phải đối phó với đại dịch.
GS Steve Hanke
GS Steve Hanke
Tuy nhiên, giáo sư Hanke, một thành viên của Hội đồng Điều lệ của Hiệp hội Đo lường Kinh tế, và là chuyên gia về đo lường và độ chính xác dữ liệu kinh tế, nhận định với VOA rằng ông không thể không nghi ngờ về các dữ liệu Covid-19 của Việt Nam do không có nguồn thống kê độc lập.
“Lý do chính khiến tôi nghi ngờ là liệu có tự do báo chí ở Việt Nam hay không? Hầu như không có tự do báo chí ở đó. Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) xếp hạng Việt Nam vào một trong những thứ hạng tồi tệ nhất trên thế giới, 175/180. Như vậy là gần như không có tự do báo chí ở Việt Nam, theo RSF. Ngoài ra, tạp chí The Economist số ra ngày 13/6/2020 có một bài viết dài về tự do báo chí ở châu Á bị đàn áp trong dịch Covid-19. Và Việt Nam tất nhiên là một trong những quốc gia bị nêu trên tạp chí The economist. Đây là lý do khiến tôi nghi ngờ”.
Dòng tweet nói về tự do báo chí ở Việt Nam của giáo sư Steve Hanke hôm 18/06/2020.
Dòng tweet nói về tự do báo chí ở Việt Nam của giáo sư Steve Hanke hôm 18/06/2020.
Được hỏi về phản ứng trước việc trang Medium loan tin có gần 300 chữ ký gửi đến trường đại học Johns Hopkins yêu cầu ông Hanke rút lại đoạn Tweet trong đó gọi Việt Nam là “quả táo bị thối rữa” trong việc cung cấp dữ liệu Covid-19, ông cho biết ông đã gửi yêu cầu đến Worldometer để họ điều chỉnh, vì biểu đồ mà ông sử dụng trên Twiter là lấy dữ liệu từ công ty thống kê này.
“Tôi đã thông báo cho Worldometer, nơi tôi sử dụng nguồn dữ liệu của họ, báo cho họ biết rằng số liệu của họ không rõ ràng và có thể gây ra sự diễn giải sai lệch. Họ sẽ sớm điều chỉnh và họ sẽ đưa con số tử vong là 0 của Việt Nam vào đó”.
Khi VOA đăng bản tin này, dữ liệu trên Covid-19 của Việt Nam trên Worldometers đã được cập nhật, tính đến 7 giờ tối giờ Việt Nam ngày 18/06/2020: “Việt Nam có 342 ca nhiễm, 0 ca tử vong và 325 ca phục hồi”.
Riêng phần mình, giáo sư Hanke cho biết ông đã cải chính thông tin trên Twitter hôm 16/6 nói rằng: “Trái ngược với hình ảnh mà tôi đăng tuần trước, hóa ra Việt Nam có thống kê ‘hoàn hảo’ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19”.
Tweet ngày 16/06/2020 của giáo sư Steve Hanke.
Tweet ngày 16/06/2020 của giáo sư Steve Hanke.
Ông nói với VOA rằng với dòng Tweet mới này, nội dung biểu đồ trước đó của ông liên quan đến Việt Nam “không còn có ý nghĩa nữa”.
Trong biểu đồ đăng trên Twitter hôm 9/6, giáo sư Hanke đề cập đến những quốc gia nhiều khả năng cung cấp số liệu không tin cậy. Trong danh sách này có các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela, Ai Cập, Syria, Yemen, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng vì Twitter này, truyền thông trong nước cho biết cộng đồng Việt Nam “bức xúc” và yêu cầu ông Hanke phải lên tiếng xin lỗi và xóa bỏ những thông tin sai lệch của mình.
Truyền thông Việt Nam đồng loạt chỉ trích giáo sư Steve Hanke, từ trái sang: báo Nhà Đầu tư, Thanh niên, Tiền phong, Tuổi trẻ
Truyền thông Việt Nam đồng loạt chỉ trích giáo sư Steve Hanke, từ trái sang: báo Nhà Đầu tư, Thanh niên, Tiền phong, Tuổi trẻ
Chỉ trích bình luận của giáo sư Hanke, báo Tiền phong hôm 17/6 viết: “Trên thực tế, Việt Nam không tự khen thành quả chống COVID-19 của mình, mà trong thời gian qua hàng loạt báo chí quốc tế đăng tải rất nhiều bài viết ca ngợi công cuộc chống dịch của Việt Nam dựa trên các cuộc điều tra và phỏng vấn độc lập”.
Chia sẻ với VOA, giáo sư Hanke than phiền về một email duy nhất mà ông nhận được từ một học giả Việt Nam, ông nói người này “phản ứng mạnh” trước dòng Tweet “Quả táo bị thối rữa” mà ông đăng vào tuần trước.
Trong những tình huống như vậy, “lẽ ra nên nói với tôi rằng tôi đã mắc lỗi và hãy xem lại lỗi đó đi, đằng này học giả đó lại gửi email cho tôi với lời lẽ hoàn toàn không chuyên nghiệp và bất lịch sự”, giáo sư Hanke nói, nhưng không nêu danh tính vị học giả Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/gs-steven-hanke-phan-hoi-sau-khi-noi-vn-la-tao-thoi-trong-chong-dich-covid19/5467689.html

Hoàng Nguyên Vũ - Báo điện tử lớn nhất Việt Nam sao giống “bút nô” cho Trung Quốc thế này?

PLS : Nhục nhục lắm VnExpress ơi !

Từ lâu lắm rồi tôi đéo đọc cái báo thổ tả này (tôi đoán có thằng tình báo Hoa Nam làm việc ở đấy !)



Hoàng Nguyên Vũ - Báo điện tử lớn nhất Việt Nam sao giống “bút nô” cho Trung Quốc thế này?



Cuộc xung đột Trung - Ấn nếu đọc trên báo Việt Nam, mà cụ thể là tờ báo điện tử theo tôi là lớn nhất nước mình, tôi thấy rõ, gần như tờ báo này đổ hết mọi tội lỗi về phía Ấn Độ.
Điều đó đồng nghĩa với việc, Trung Quốc hiện lên trong các bài báo khá giống một “nạn nhân”. Các bài báo đều lồng ghép khéo léo cái dụng ý ấy cộng thêm những điều khẳng định không hề có cơ sở.
Ví dụ: “Phát hiện lều bạt lính Trung Quốc dựng tại khu vực tranh chấp ở Galwan, binh sĩ Ấn Độ kéo tới phá, khiến xung đột đẫm máu xảy ra”. “Lều dựng tại khu vực tranh chấp” cụ thể như thế nào, hình ảnh vệ tinh xác định toạ độ ở đâu? Qua bài báo, bạn sẽ dễ dàng thấy binh lính Ấn Độ gây chiến, mà cố tình lờ đi việc dựng lều của lính Trung Quốc, một trong muôn vàn hành động bành trướng ngông cuồng.

Hơn 5 bài báo, bài nào cũng hiện lên hình ảnh lính Ấn Độ hung hăng khát chiến, chứ không phải đang đưa khách quan rằng người Ấn đang bảo vệ chủ quyền của họ.
Các bài báo cũng đưa nhiều bình luận thể hiện Trung Quốc “yêu chuộng hòa bình”“nhẫn nhịn trước mọi khiêu khích” như thể là nạn nhân vậy. Tự dưng tôi thấy sao mà giống cái kiểu “Tàu cá Việt Nam khiêu khích tự đâm vào mũi tàu của Trung Quốc” như mụ Hoa Xuân Oánh lu loa vậy?
Rồi còn viết toẹt ra là Ấn Độ vừa khiêu khích lại vừa đổ lỗi cho Bắc Kinh. Xin hỏi bản báo, bạn báo lấy cơ sở nào để viết Ấn Độ “đổ lỗi”? Phóng viên của bản báo nằm vùng ở đó, hay chính là lính Trung Quốc vậy?
Sao báo nhà mình mà giống một dư luận viên của Bắc Kinh thế hỡi “tờ báo điện tử lớn nhất Việt Nam”? 
Trung Quốc im lặng vì không dám mở miệng tự tố cáo sự bành trướng ăn quen bén mùi của chính mình chứ không phải vì “nhẫn nhịn”, “yêu chuộng hoà bình”?
Ấn Độ bảo vệ chủ quyền của họ hay khiêu chiến, khiêu khích vậy thế?
Chưa đủ, tờ báo này còn đưa ra những câu phán xét kiểu như: “Ấn Độ tụt hậu thảm hại cả về kinh tế lẫn quân sự so với Trung Quốc” hoặc “ Thủ tướng Ấn Độ quá thiên về chủ nghĩa dân tộc”... Ôi trời, một Thủ tướng vì lợi ích dân tộc mình là sai à? Hay bán rẻ dân tộc họ để hữu hảo lờ lợ thì sẽ được bản báo ca ngợi?
Nhìn cái kiểu báo bút nô này thiên vị Bắc Kinh, mới hiểu bao năm chiến tranh biên giới 1979 gần như ít được nhắc tới cũng như Trung Quốc ức hiếp dân Việt liên miên thì vẫn lờ đi thành “tàu lạ nước lạ”
Vấn đề lớn là, Việt Nam đang là nạn nhân của sự bành trướng từ chính quyền Trung Quốc, mà bản báo đã không ca ngợi việc bảo vệ chủ quyền mà còn đi bôi bẩn lên điều đó, của một nước cũng đang chịu điều đó từ phía Trung Quốc, các anh có dụng ý gì? Chẳng phải các anh đang tiếp tay cho giặc một cách gián tiếp, thưa bản báo?
Gần 21/6, ngày báo chí cách mạng, đọc cái kiểu thế này, thấy nhục nhục lắm lắm...

HOÀNG NGUYÊN VŨ 18.06.2020
http://thuymyrfi.blogspot.com/2020/06/hoang-nguyen-vu-bao-ien-tu-lon-nhat.html


 ----------------------------

Xung đột Ấn-Trung bùng nổ: Bắc Kinh hiếu chiến hơn trong khủng hoảng ?

Người biểu tình tại Kolkata (Ấn Độ) ngày 18/06/2020 đốt cờ Trung Quốc và hình ông Tập Cận Bình. © REUTERS/Rupak De Chowdhuri
Đăng ngày:
« Cách đây 60 năm, tướng De Gaulle từ Luân Đôn đã đưa ra lời kêu gọi nhân dân Pháp kháng chiến », sự kiện lịch sử này được Le Figaro đưa lên trang nhất hôm nay 18/06/2020. Cũng với ảnh bìa tướng De Gaulle, La Croix chạy tựa « Một ngày 18 tháng Sáu năm xưa ». 
Le Monde quan tâm đến vấn đề « Thương mại : Châu Âu tự vệ trước Trung Quốc ». Les Echos phấn khởi trước « Kinh tế Pháp rốt cuộc đã ra khỏi giấc ngủ » : GDP giảm ít hơn quý I, tiêu dùng tiếp tục tăng. Hồ sơ của Libération dành cho cuộc điều tra đặc biệt về chất perfluore (PFAS) hiện diện trong nhiều sản phẩm như chất chống dính, mỹ phẩm…tồn tại rât lâu trong môi trường và cơ thể người, với ảnh bìa là một cái chảo và hàng tựa hàm ý« đầu độc trong im lặng ».

Ở các trang trong, xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, lần đầu tiên từ 45 năm qua, là sự kiện được các báo Pháp quan tâm nhất hôm nay. Một trong những bức ảnh ấn tượng trên Le Monde là hình Tập Cận Bình bị người biểu tình Ấn phẫn nộ đốt cháy.
Bắc Kinh miệng nói hòa bình nhưng lấn dần lãnh thổ ở biên giới
Ấn Độ và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền Ladakh và Aksai Chin từ thập niên 50, và theo thỏa thuận năm 1993 thì hai bên cam kết không dùng vũ lực để giải quyết bất đồng.
Cho đến nay, quân lính của đôi bên chỉ thóa mạ, đấm đá, phang nhau bằng gậy gộc vì các toán lính tuần tiễu không mang theo vũ khí để tránh nổ súng. Nhưng đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba 16/06/2020, có đến 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng khi đụng độ với quân Trung Quốc tại đường biên giới ở Ladakh, trong đó có một đại tá. Theo báo chí địa phương, khi lính Ấn Độ muốn dỡ các căn lều của quân Trung Quốc dựng lên dọc theo sông Galwan lấn sâu vào lãnh thổ Ấn, những người lính Ấn tay không đã bị tấn công dã man bằng gạch đá và gậy sắt. Một số chết rét khi rơi xuống sông, số khác bị bắt làm tù binh.
Le Figaro giải thích « Trung Quốc đã gặm nhấm dần Himalaya từng bước một như thế nào ». Trong lúc báo chí Ấn Độ phẫn nộ vì cuộc tấn công của Trung Quốc, truyền thông Hoa lục lại ít nói đến, thậm chí kênh truyền hình nhà nước CCTV còn làm ngơ, và tất nhiên không có thiệt hại nhân mạng nào ở phía Trung Quốc được đưa ra. Những tin nhắn hung hăng trên WeChat bị kiểm duyệt, được cho là Bắc Kinh muốn « giải quyết êm thắm ».
Nhưng dưới cái vỏ khiêm tốn về ngoại giao, ẩn giấu tham vọng của Bắc Kinh tại khu vực chiến lược nằm giữa Nam Á và Trung Á, nơi Trung Quốc dấn lên một cách có phương pháp. Bắc Kinh liên tục gặm nhấm lãnh thổ để mở rộng kiểm soát sang vùng Cachemire đang do Pakistan quản lý, khiến Ấn Độ mất đi cửa sổ ngó sang Tân Cương.

(...)

http://thuymyrfi.blogspot.com/2020/06/xung-ot-trung-bung-no-bac-kinh-hieu.html

dimanche 14 juin 2020

Bầu cử Mỹ: Nước Mỹ hỗn loạn nhưng ông Trump vẫn sẽ chiến thắng?

PLS : :-) :-D Ông Trump, em cũng muốn giúp ông lắm, nhưng em chưa nghĩ ra cách gì !

Đấy là tại vì ông để người dân chết vì Covid nhiều quá, nên phúc đức của ông bị tổn hại !

Bây giờ mình phải bắt đầu lại từ đầu nghen ! Ông cho tập hợp các bác sĩ Giám đốc bệnh viện trên toàn nước Mỹ của ông lại rồi ông hỏi họ rằng : Tại sao các bác sĩ Việt Nam chữa khỏi TẤT CẢ các bệnh nhân Covid-19, còn các ông thì không ?

Nếu họ không trả lời được, thì ông cho cách chức tất cả bọn họ, rồi đưa những người phó của họ lên thay !

Ông cứ làm như vậy đi nghen, rồi mình lại cùng nhau tính tiếp !




Bầu cử Mỹ: Nước Mỹ hỗn loạn nhưng ông Trump vẫn sẽ chiến thắng?

Thái Bình
14/06/2020 18:42

 

TGVN. Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại Mỹ là sự kiện thu hút nhiều tờ báo tuần qua. Đi cùng với đó là rất nhiều nhận định về cơ hội tái đắc cử của nhà lãnh đạo Mỹ đương nhiệm Donald Trump, người được cho là đang bị nhiều cử tri quay lưng.




bau cu my nuoc my hon loan nhung ong trump van se chien thang
Dù tỷ lệ ủng hộ ông Trump đang xuống dưới mức 40% nhưng giới truyền thông vẫn dự đoán ông sẽ vẫn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. (Nguồn: SCMP)
Là người châm mồi lửa…
Trang bìa của The Economist chạy hàng tít lớn “Sức mạnh của phản kháng” trên nền đen, với hình vẽ một người da màu mang khẩu trang, trong tư thế quỳ gối. Cũng trên nền màu đen, tờ Courrier International đăng ảnh một người biểu tình, dưới dòng tít “Nước Mỹ nổi dậy”.
Báo L’Obs đưa ảnh chân dung nghệ sĩ da đen Pháp Omar Sy, người đã đưa ra lời kêu gọi chống bạo lực cảnh sát tuần trước. Tờ New York Times nói về “Một đất nước đang trên thùng thuốc súng”, với nhận định thất nghiệp hàng loạt, bất bình đẳng tăng lên do đại dịch, làn cực hữu không bị ngăn cản trong khi và Tổng thống sẵn sàng đổ dầu vào lửa.

Theo New York Times, “tất cả khiến cho nước Mỹ có thể bốc lửa” bất kỳ lúc nào. Trong khi đó, Financial Times cho rằng “bị ám ảnh với việc tái đắc cử, ông Trump đang châm mồi lửa”. Còn The Atlantic lại nhận định phong trào phản kháng sẽ không dừng lại, và có thể tác động đến cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 sắp tới.
Tờ Los Angeles Times kêu gọi một sự thay đổi triệt để trong xã hội Mỹ với bài “Chúng ta sẽ không đi thụt lùi”. Còn thời báo Wall Street Journal đặt câu hỏi rằng hàng nghìn tỷ USD đầu tư cho phúc lợi xã hội đã thay đổi được gì?
Theo tờ báo này, hầu như không có chuyển biến nào từ 50 năm qua, nghèo khổ, tội phạm… vẫn phổ biến tại các khu phố từng nổ ra các vụ nổi dậy hồi năm 1968, nơi vẫn do phe Dân chủ lãnh đạo.
Thất bại của mô hình cánh tả khiến họ quay sang tố cáo sự thiếu vắng “công lý”. Wall Street Journal bình luận: “Không đơn giản là việc chọn lựa giữa Joe Biden và Donald Trump, mà tầm vóc vấn đề đã vượt quá hai nhân vật này”.
Viện Gallup cho rằng bối cảnh hiện nay không có lợi cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào đang tìm kiếm cơ hội tái đắc cử. Trong lịch sử, hai tổng thống thời hiện đại có tỷ lệ ủng hộ dưới 40% vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên là Jimmy Carter và George H.W. Bush đã thất bại thảm hại trước đối thủ.
Trong khi đó, theo các cuộc thăm dò của RealClearPolitics, ứng cử viên được cho là sẽ đại diện đảng Dân chủ trong cuộc đua ngày 3/11 tới - Joe Biden - hiện dẫn trước Trump tới hơn 8%.
Tuy nhiên, tờ Boston Globe nhấn mạnh: “Như những gì người Mỹ từng nhận ra vào năm 2016, các cuộc thăm dò dư luận không thường xuyên đúng và Trump cũng chẳng phải một chính trị gia thông thường”. 

…nhưng chiến thắng vẫn về tay ông Trump?
Trong bài viết “Donald Trump, Tổng thống hạnh phúc với sự hỗn loạn”, L’Express đặt câu hỏi rằng “liệu có phải Trump đang mất kiểm soát tại đất nước đầy loạn lạc hiện nay?”, song nhanh chóng cảnh báo rằng nhà lãnh đạo đương nhiệm của nước Mỹ rất thích xung đột.
Tờ này cho rằng, sau cái chết của George Floyd, Tổng thống Mỹ lẽ ra đã phải đóng vai người tập hợp toàn dân, nhưng ông lại thổi bùng ngọn lửa phản kháng. Tuy vậy, hình ảnh các quân nhân canh gác quanh Nhà Trắng đã gây sốc cho không ít người Mỹ.
Ngay cả Franklin Roosevelt sau vụ tấn công bất ngờ của Nhật Bản ở Trân Châu Cảng tháng 12/1941 cũng đã từ chối cho xe tăng trấn giữ vì không muốn mang lại ấn tượng một nền dân chủ bị bao vây.
Nhưng Tổng thống Mỹ đương nhiệm không ngại điều này, vì ông thích hình ảnh một “Tổng thống thời chiến”. Đối tượng mà Trump hướng đến là những người ủng hộ trung thành của mình, cộng đồng da trắng và bảo thủ, ông nhấn mạnh đến “luật pháp và trật tự” và không ngừng chỉ trích sự yếu kém của các thống đốc đảng Dân chủ.
Tờ L’Express dự báo: “Và rốt cuộc người thắng là ông Trump” bởi lẽ trong lịch sử Mỹ, cử tri không bao giờ thay đổi tổng thống khi đất nước đang trong tình trạng chiến tranh. Abraham Lincoln tái đắc cử trong cuộc nội chiến Mỹ, Franklin Roosevelt vẫn tại vị khi khởi đầu Chiến tranh Thế giới II và George W.Bush đã đánh bại John Kerry khi nước Mỹ dấn thân vào chiến tranh Iraq.
Ông Trump hiểu điều này, và lời tuyên bố rằng người Mỹ “phải tự coi là những chiến binh” của ông hôm 5/5 đã làm cho những người ủng hộ rất hài lòng. Nhà sử học Nicole Bacharan cho rằng “Donald Trump đưa chúng ta ra khỏi lĩnh vực chính trị để bước vào tâm lý học”, bởi ông sống với sự đối đầu thường trực.
Sau vài phát biểu xoa dịu về George Floyd, ông Trump liền đả kích người biểu tình là nổi dậy, tội phạm, vô chính phủ, chống phát-xít và khủng bố. Giáo sư tâm lý Dan P.McAdams, làm việc tại trường Đại học Northwertern giải thích rằng Tổng thống Mỹ đương nhiệm thích sự hỗn loạn.
Môi trường bất ổn tạo nên sức mạnh của ông, cụ thể ông chỉ ngủ có 5 tiếng đồng hồ mỗi ngày, và lao vào cuộc chiến trước các đối thủ, mở các mặt trận mới trên Twitter… trước khi địch thủ có thời gian phân tích tình hình và tìm cách trả đũa.
Dan P.McAdams nói: “Sống bản năng và hời hợt, nên Trump rất khó đoán và gây bối rối cho kẻ thù”. Giáo sư Steven Levitsky, làm việc tại trường Đại học Havard, ghi nhận: “Chỉ có những quân nhân về hưu mới dám phản đối Tổng thống Trump”.
Những ý kiến cho rằng Trump sẽ thất bại trong cuộc bầu cử tháng 11 là thiếu thận trọng bởi những người ủng hộ Donald Trump nhiệt tình nhất, chiếm đến 43% số lượng cử tri, không hề suy chuyển. Khác với những người tiền nhiệm, Donald Trump chưa bao giờ có tỉ lệ tín nhiệm cao hơn, nhưng cũng chưa bao giờ con số này xuống thấp hơn.
Theo Giáo sư Levitsky, số này vẫn sẽ bầu cho ông Trump dù từ nay cho đến tháng 11, số người chết của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Mỹ có thể vượt quá 200.000 người và nền kinh tế vẫn chưa thể vực dậy nổi.
Nhà nghiên cứu chính trị Roger Smith, làm việc tại Đại học Pennsylvania thừa nhận ông Trump thất bại trong ba lĩnh vực là y tế, kinh tế và trật tự xã hội, song “vị tổng thống không hề biết đến mệt mỏi này luôn sẵn sàng thượng đài trở lại và cuộc tỉ thí còn lâu mới kết thúc”.

https://baoquocte.vn/bau-cu-my-nuoc-my-hon-loan-nhung-ong-trump-van-se-chien-thang-117487.html

samedi 13 juin 2020

Tin vui: Phi công người Anh chính thức ngưng thở máy, tự thở được 24h

PLS : Thần y ! Thần y !

Nhưng tôi vẫn còn run, chưa dám chúc mừng :-)

Chữa cho anh phi công này lành bệnh rồi, thì bệnh viện Chợ Rẫy đón thằng nhỏ bị bỏ rơi ở hố ga ở Sơn Tây về chữa tiếp cho nó có được không ?


(Các bác phải đưa con mẹ nó đi cải tạo ! Nếu thằng bé chết là nó phải đi tù ! Phải có chính sách trừng phạt những con mẹ bỏ rơi con sơ sinh, không tha cho chúng nó được, phải răn đe để ngăn ngừa chứ ?)



Tin vui: Phi công người Anh chính thức ngưng thở máy, tự thở được 24h
 
Thái Bình - 19:22 13/06/2020 GMT+7
Suckhoedoisong.vn - Nam phi công người Anh- bệnh nhân 91 tiếp tục có những tiến triển kỳ diệu về sức khoẻ. Bệnh nhân hiện đã chính thức ngưng thở máy, tự thở qua ống mở khí quản, ngưng 1 loại kháng sinh, tự thở được 24h
Trao đổi với phóng viên báo Sức khoẻ & Đời sống, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, nam phi công người Anh- bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục có những phục hồi kỳ diệu.
Theo đó, sau 9 ngày ngừng ECMO, bệnh nhân đã ngưng được thở máy, tự thở với oxy 3 lít/phút qua ống mở khí quản, sức cơ hô hấp có cải thiện, ho mạnh hơn, tự thở được trong 24 giờ. Bệnh nhân cũng đã ngưng 1 loại kháng sinh và hiện chỉ phải dùng 1 loại thay vì trước đó phải dùng kháng sinh kết hợp. Bệnh nhân hiện vẫn sử dụng kháng đông dự phòng đường uống xarelto.
Đây là bước tiến rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân, bởi trước đây Bệnh viện Chợ Rẫy từng dự đoán phải mất nhiều tuần mới có thể cai được máy thở, tuy nhiên chỉ sau 9 ngày ngưng sử dụng ECMO, bệnh nhân 91 đã cai được máy thở. Với bước tiến này, có thể thấy phổi bệnh nhân đã hồi phục.

Nam phi công người Anh ngồi xe lăn sưởi nắng vào buổi sáng trước phòng bệnh với sự hỗ trợ của nhân viên y tế
Đánh giá sơ bộ tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân hiện nay, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt,, tuy nhiên sức cơ 2 chân còn yếu.
Bệnh nhân hiện tự thở với oxy 3lít/phút qua ống mở khí quản, còn thở nhanh khi gắng sức. Sức cơ hô hấp của phi công người Anh có cải thiện, ho khạc đàm mạnh, tự thở được 24 giờ.
Về dinh dưỡng, các bác sĩ cho ăn qua đường tiêu hoá và bệnh nhân dung nạp. Bệnh nhân ăn 1.250 ml súp xay và sữa/ngày.
Chức năng thận đã hồi phục, chức năng tim, gan tốt. Bệnh nhân tiếp tục được tập vật lý trị liệu ngày 2 lần. Điều chỉnh bù nước điện giải và săn sóc vết loét vùng cụt.
Đến thời điểm hiện tại, mạch của bệnh nhân là 105 lần/ phút;  huyết áp: 130/70 mmHg; T 37oC, SpO2: 98%.
Mặc dù có những tiến triển vậy, tuy nhiên Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho rằng, nam phi công vẫn cần nhiều tuần để phục hồi đáp ứng với gắng sức và chức năng vận động, trong quá trình phục hồi có thể bị những đợt nhiễm trùng mới.
Đến nay, bệnh nhân 91 là bệnh nhân COVID-19 có số ngày điều trị dài nhất ở nước ta với 87 ngày, trong đó quá trình điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 18/3- 22/5; tại Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Chợ Rẫy từ chiều muộn ngày 22/5 đến nay. Bệnh nhân đã được ngưng ECMO từ sáng ngày 3/6, ngưng lọc máu từ ngày 27/5.
Liên tiếp trong những ngày gàn đây, vào các buổi sáng, nam phi công đều được nhân viên y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy đưa ra sưởi nắng.
Hiện bệnh nhân tỉnh nhớ được cả mật khẩu của điện thoại và iPad của mình, đồng thời vận động hai chi trên dần hồi phục về mức bình thường, có thể cầm bút viết lên bảng và sử dụng được điện thoại.
Trước đó, bệnh nhân đã lần đầu mỉm cười với các nhân viên y tế vào ngày 4/6, đến ngày 8/6, bệnh nhân đã có thể ngồi dậy, đung đưa hai chân, đồng thời, nam bệnh nhân đã tự viết vào bảng và tự bấm nút điều chỉnh độ cao của giường bệnh.
“Với những bệnh nhân khác, những tiến triển nhỏ về sức khoẻ đó là bình thường nhưng với bệnh nhân 91 là một nỗ lực lớn, là sự tiến bộ lớn của cả “team” điều trị và Hội đồng chuyên môn cũng như các chuyên gia của hai bệnh viện đã cố gắng chăm sóc, điều trị, đưa ra phương án điều bệnh nhân phù hợp với từng giai đoạn sức khoẻ”- Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Cũng theo Cục trưởng Lương Ngọc Khuê, mỗi sự tiến triển của bệnh nhân 91 đều là sự động viên, khích lệ các thầy thuốc, các chuyên gia tiếp tục cố gắng, cống hiến sức lực để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Thái Bình
https://suckhoedoisong.vn/tin-vui-phi-cong-nguoi-anh-chinh-thuc-ngung-tho-may-tu-tho-duoc-24h-n175609.html

Khoai tây – Nguồn tinh bột tốt cho cơ thể khỏe mạnh trong tập luyện thể thao

PLS : Lâu lắm tôi mới được đọc một bài về dinh dưỡng hay ! Cảm ơn bác sĩ !

Nhưng bác sĩ còn quên nói là khoai tây là tinh bột rất tốt, vì nó là gluten free, ăn nó là giảm cân, giảm béo đó ! Dân Pháp trung lưu bây giờ họ đổi sang tăng cường khoai tây vào bữa ăn (thay cho bánh mì và mì sợi).




Khoai tây – Nguồn tinh bột tốt cho cơ thể khỏe mạnh trong tập luyện thể thao
10:58 15/05/2020 GMT+7
 
Suckhoedoisong.vn - Để duy trì sự sống, sự hoạt động và phát triển… cơ thể chúng ta cần được cung cấp năng lượng hàng ngày từ ba nguồn là chất bột đường, chất đạm và chất béo. Theo khuyến cáo của ngành Dinh dưỡng, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho một chế độ ăn nên là chất bột đường (50-65% so với tổng nặng lượng), vì đây là nguồn năng lượng sạch.
Tinh bột, hay còn gọi là carbonhydrate, được cấu trúc  bằng 3 phân tử hóa học là Carbon, Hydro và Oxy (Carbonhydrate – CHO). Sau quá trình tiêu hóa, sản phẩm chuyển hóa sẽ là khí carbonic CO2 được phổi “thở” thãi ra và Nước H2O được thận đưa ra ngoài qua nước tiểu.
Khoai tây là một loại thực phẩm giàu tinh bột cần thiết cho bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp năng lượng dành cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể như tim đập, phổi thở, thận lọc máu, tiêu hóa thức ăn, cơ xương vận động, hoạt động của não, … Chất tinh bột trong khoai tây sau khi được tiêu hóa hoàn toàn thành đường glucose để duy trì đường huyết, là “thức ăn chủ yếu”  của tế bào não và duy trì vận động cho cơ bắp dưới dạng dự trữ là glycogen. Nói rõ hơn, chất tinh bột trong khoai tây rất quan trọng để trí tuệ thông suốt, minh mẫn mà còn giúp tạo ra và duy trì các hoạt động thể chất, thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh.
Nếu ăn thiếu tinh bột, hoạt động thể chất kéo dài làm tiêu hao nguồn dự trữ glucogen, dẫn đến cạn kiệt nguồn năng lượng cho vận động, sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh và sức bền của vận động viên, ảnh hưởng thành tích tập luyện và thi đấu. Vì vậy, việc cung cấp tinh bột cho cơ thể cần phải thường xuyên và kịp thời.
Một củ khoai tây trung bình 148g sẽ cung cấp 26 g tinh bột là nguồn cung cấp “nguyên liệu” cần thiết cho người vận động thể chất nhiều, tập thể dục hay chơi thể thao thường xuyên, để tăng cường sức khỏe phòng chống bệnh COVID -19.
KHOAI TÂY MỸ NHÂN THỊT GÀ KHÌA ĐÚT LÒ
4 Phần ăn

Nguyên liệu
- Khoai tây nâu Mỹ                         4 củ
- Ức gà nhỏ                                    2 miếng
- Dừa xiêm, lấy nước                      1 trái
- Ngũ vị hương                               2g
- Nước tương                                 30ml
- Hành tím                                    10g
- Tỏi băm                                      10g
- Tương ớt                                     20g
- Tiêu xanh, tiêu đỏ tươi                 20g
- Ngò rí, cắt nhuyễn                       10g
Phương pháp thực hiện
1. Ướp ức gà với ngũ vị hương, nước tương, tương ớt, hành tỏi băm. Tiêu xanh, tiêu đỏ giã dập, ngò rí cắt nhuyễn.
2. Phi thơm tỏi băm, cho ức gà vào xào cho săn sau đó cho thêm nước dừa vào rim lửa nhỏ cho miếng gà thấm gia vị đến khi nước gà sệt lại là được. Cho ngò rí và tiêu giã dập vào, trộn đều.
3. Vớt gà ra để nguội, xé nhỏ. Rưới phần nước khìa thịt gà vào trộn chung.
4. Cho khoai tây nâu mỹ vào lò vi sóng 5 phút. Lấy khoai ra, múc bớt ruột ra.
5. Cho nhân thịt gà khìa vào. Sau đó phết phần nuớc khìa lên phần vỏ khoai tây.
6. Bọc giấy bạc lại rồi đem nuớng khoai thêm 15 phút cho khoai thấm gia vị.
7. Lấy khoai ra, trang trí ngò rí lên trên.
BS CK1 Đào Thị Yến Thủy
Trưởng Khoa Dinh dưỡng BVQT Hạnh Phúc
https://suckhoedoisong.vn/khoai-tay-nguon-tinh-bot-tot-cho-co-the-khoe-manh-trong-tap-luyen-the-thao-n173734.html

samedi 6 juin 2020

Dân mạng phẫn nộ vì voi mẹ mang thai chết khi ăn dứa nhồi thuốc nổ

PLS : Tại sao chúng ta lại giáo dục cho nhau cái ý tưởng ngu xuẩn là con người thì cao quý hơn con vật ?

Trong khi mà có những con người thấp hèn hơn mọi con vật ? 



Người Ấn Độ phải giáo dục dân của họ đi ! Phải ưu tiên cho phụ nữ của họ !



Dân mạng phẫn nộ vì voi mẹ mang thai chết khi ăn dứa nhồi thuốc nổ


Dân mạng đang sử dụng các hashtag như #saveanimal, #saveelephant để bày tỏ sự bức xúc trước hành vi ngược đãi động vật.

Dân mạng phẫn nộ vì voi mẹ mang thai chết khi ăn dứa nhồi thuốc nổ - Ảnh 1.
Ngày 3/6, Reuters đưa tin Cục Lâm nghiệp Ấn Độ đang mở cuộc điều tra vụ việc người dân ở quận Palakkad, thuộc bang Kerala đối xử tàn ác với động vật. Cụ thể, những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 30/5 cho thấy một con voi mang thai đã chết vì ăn quả dứa bị dân địa phương nhồi pháo bên trong. Ảnh: WeDontDeserveEarth.
Dân mạng phẫn nộ vì voi mẹ mang thai chết khi ăn dứa nhồi thuốc nổ - Ảnh 2.
Theo cán bộ Cục Lâm nghiệp Ấn Độ Mohan Krishnan, con voi đã rời khỏi công viên quốc gia, lang thang vào khu nông nghiệp ở bang Kerala để tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên, ở những nơi này người dân địa phương thường rải trái cây chứa pháo nhằm ngăn động vật phá hoại cây trồng. "Miệng và lưỡi bị thương nặng vì pháo nổ, con voi mang thai xấu số đã chết", ông Krishnan cho biết. Ảnh: Remics Comics.
Dân mạng phẫn nộ vì voi mẹ mang thai chết khi ăn dứa nhồi thuốc nổ - Ảnh 3.
Trên mạng xã hội Twitter, Facebook, Instagram, dân mạng đang sử dụng các hashtag như #saveanimal (Tạm dịch: Bảo vệ động vật - PV), #saveelephant (Tạm dịch: Bảo vệ voi - PV) để bày tỏ sự bức xúc trước hành vi ngược đãi động vật cùng nỗi thương cảm với hai mẹ con voi. Ảnh: AmitMohanTiwari.
Dân mạng phẫn nộ vì voi mẹ mang thai chết khi ăn dứa nhồi thuốc nổ - Ảnh 4.
Thông qua những bức vẽ thể hiện sự xót thương, nhiều người cầu mong voi mẹ tội nghiệp và cả chú voi con chưa kịp chào đời sẽ ra đi thanh thản, tìm được bình yên ở thế giới bên kia. Ảnh: karan acharya.
Dân mạng phẫn nộ vì voi mẹ mang thai chết khi ăn dứa nhồi thuốc nổ - Ảnh 7.
Ấn Độ là quốc gia có số lượng voi châu Á nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, voi ở đây cũng đang nằm trong danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Ảnh: GaneshaVenkat.
Dân mạng phẫn nộ vì voi mẹ mang thai chết khi ăn dứa nhồi thuốc nổ - Ảnh 8.
Nhiều tai nạn đã xảy ra trong các cuộc chạm trán giữa người và voi khi loài động vật này thường đi lạc vào du dân cư để tìm kiếm thức ăn trong thời gian gần đây. Theo Sunil Kumar, một quan chức Cục Lâm nghiệp Ấn Độ, thủ phạm rải trái cây chứa pháo để bẫy động vật có thể bị truy tố tội hình sự, bị phạt tiền hoặc lãnh án tù. Ảnh: AmitMohanTiwari.
Theo Zing.vn
http://giadinh.net.vn/bon-phuong/dan-mang-phan-no-vi-voi-me-mang-thai-chet-khi-an-dua-nhoi-thuoc-no-20200604162056281.htm

Bộ Công Thương cam kết đưa vải thiều vươn xa trên thị trường quốc tế

PLS : Mong lắm thay ! Từ hồi 2014 đến nay, hàng năm tôi đều mua vải thiều, vừa ăn vừa biếu thày cô (không dám biếu bạn vì đắt quá). Ăn thử vài quả họ kêu ầm lên, họ hỏi bán ở siêu thị nào chỉ cho họ mua với ? Tôi bảo, trời ơi, năm nào tôi cũng phải giành nhau với bọn Trung Quốc để mua được chừng hai chục ký vải, tôi phải command trước cả nửa tháng, gọi điện hỏi hàng tuần, mà không bao giờ biết chắc được là có hay không. 

Tôi xin có lời chúc mừng bộ Công thương về việc quảng bá thương hiệu vải thiều :-) Tôi gợi ý cho các bác nè : lúc đầu khi mới mở đường thì mình làm thử một mặt hàng thôi, nhưng khi bắt đầu đi đường dài là phải quảng bá hai thứ.  Nếu các bác để ý thì sẽ thấy cái gì mà có hai thứ, hai người kết hợp với nhau, thì nó hấp dẫn và thu hút sự chú ý lắm. Ví dụ như hai anh cùng tấu hài thì sẽ làm mọi người cười nôn ruột, hai anh vũ công múa bài rửa tay thì trẻ con cũng mê, vv. (Con gái tôi nói là cô ấy biết rửa tay đúng cách là nhờ người Việt Nam !) Nói chung cứ cái gì có hai người, hai thứ là đều rất thành công (như bác Hồ và bác Giáp, bác Trọng và bác Phúc chẳng hạn).


Vậy thì khi quảng bá vải thiều, các bác nên ghép nó cùng với một sản phẩm khác, ví dụ một trái cây khác của vùng, như trái nhãn lồng chẳng hạn, hoặc là trái thanh long, trái chanh dây, vv. đừng quảng bá nó một mình. Người ta nhìn thứ nọ thứ kia người ta sẽ muốn thử, và mỗi lần thay đổi đi như vậy, là họ sẽ lại thấy nó mới hơn. Các bác làm thử xem !




Bộ Công Thương cam kết đưa vải thiều vươn xa trên thị trường quốc tế

Với mục tiêu đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang ở thị trường trong nước và quốc tế trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngày 6/6, UBND tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến quốc tế xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020.
Tại Hội nghị, ông Lăng Tinh Cương, đại điện doanh nghiệp tại Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc), cho biết: vải Bắc Giang được tiêu thụ rất tốt trên các thị trường của các thành phố lớn tại Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến. “Hiện nay thương hiệu vải Bắc Giang đã vô cùng nổi tiếng trên đất Trung Quốc. Vải Bắc Giang rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng bởi quả to, cùi dày, hạt nhỏ”, ông Cương cho hay.
Đánh giá cao việc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp tích cực, hiệu quả với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, Bắc Giang là địa phương tiên phong của Việt Nam đã rất năng động tổ chức Hội nghị quốc tế quy mô lớn theo phương thức tiếp cận mới (vừa trực tiếp vừa trực tuyến), ứng phó nhanh trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và phù hợp với xu thế thời đại 4.0.

bac giang khai truong san giao dich truc tuyen vai thieu hinh 1
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương luôn coi công tác hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. Với vai trò cơ quan điều hành lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường nông sản trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực cùng các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội ngành hàng, ngành nghề và doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về phát triển thị trường.
Trong số các giải pháp này, Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, chủ động đưa nông sản Việt Nam vào đa dạng hệ thống phân phối nội địa và quốc tế, gắn kết việc tạo nguồn hàng ổn định thông qua các chương trình lớn của Chính phủ, của Bộ Công Thương để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển theo quy mô lớn nhằm đem lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Ngay từ đầu năm nay, trên cơ sở phân tích những tác động từ dịch bệnh Covid-19, Bộ Công Thương đã sớm phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang (Sở Công Thương) bàn bạc, xây dựng các phương án, kịch bản tiêu thụ quả vải năm 2020. Năm nay, các hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ quả vải tại thị trường trong nước được đặc biệt chú trọng để Bắc Giang có thể chủ động ứng phó với kịch bản thị trường xấu nhất.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh phối hợp, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang thực hiện các hoạt động xúc tiến tiêu thụ quả vải ở thị trường xuất khẩu thông qua các hình thức kết nối giao thương trực tuyến như kết nối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc, quảng bá trực tuyến tới các đầu mối mua hàng tại Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Cụ thể, trong chuỗi các sự kiện xúc tiến tiêu thụ vải thiều vừa qua, Bộ Công Thương đã hỗ trợ tỉnh Bắc Giang tham gia thành công Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Singapore vào ngày 29/5, bao gồm phiên quảng bá, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang sang Singapore. Vải thiều Bắc Giang đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao về chất lượng của nhiều đầu mối nhập khẩu trái cây tại Singapore tham gia sự kiện.
“Bộ Công Thương sẽ tích cực hỗ trợ tỉnh Bắc Giang thực hiện các hoạt động xúc tiến tiêu thụ quả vải thông qua việc thực hiện phổ biến tuyên truyền rộng rãi tới người tiêu dùng về chất lượng, lợi ích, công dụng trong việc sử dụng quả vải nhằm kích cầu tiêu dùng của nhân dân đồng thời tích cực thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Để đưa quả vải Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, đặc biệt tại các thị trường quan trọng và mới nổi như Trung Quốc, Singapore, Australia, Nhật Bản… tích cực quảng bá hình ảnh và thúc đẩy kết nối giao dịch xuất khẩu vải thiều”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Theo ông Lại Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước đăng ký thu mua và xuất khẩu vải thiều của Bắc Giang với các thủ tục giao thương diễn ra thuận lợi.
“Bắc Giang kỳ vọng được đón tiếp nhiều hơn nữa các doanh nghiệp và thương nhân trong nước và nước ngoài đến tham quan, khảo sát, sớm ký kết hợp đồng chính thức với các hợp tác xã, doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh để ổn định trong thu mua, tiêu thụ vải thiều”, ông sơn mong muốn và khẳng định, Bắc Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người trồng vải, doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước trong công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều.
Cũng nhân dịp này, tỉnh Bắc Giang đã chính thức khai trương sàn giao dịch trực tuyến “Vải thiều Bắc Giang”./.
https://vov.vn/kinh-te/bo-cong-thuong-cam-ket-dua-vai-thieu-vuon-xa-tren-thi-truong-quoc-te-1056689.vov

vendredi 5 juin 2020

Báo Anh ca ngợi Việt Nam cứu phi công nhiễm Covid-19

PLS : Cái ý tưởng ngưng điều trị cho ảnh vì sợ tốn tiền là ý tưởng của những kẻ cực kỳ ngu xuẩn (và đểu cáng, vì còn làm bộ muốn cứu người nghèo) ! Đây là ca điểm, rất khó, nếu mà cứu được ca này thì sẽ cứu được tất cả những ca nhiễm coronavirus  khác, lúc ấy thì sẽ tiết kiệm được khối tiền ! Chính cái ông bác sĩ Nguyễn Thanh Phong của bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM ổng cũng nói rằng qua việc điều trị ca này, họ học được rất nhiều điều về chuyên môn, vì đã phải tung hết tất cả các "ngón nghề" của họ ra, dốc hết sức lực ra. Tiền thì chỉ cần kêu gọi thì sẽ có nhiều người đóng góp. Vấn đề là ngoài Việt Nam ra, chưa có bác sĩ nước nào có khả năng chữa khỏi những ca rất nặng như vậy. Tôi thấy báo Tây họ nên phỏng vấn bác sĩ ta thì hơn. Bác sĩ Việt Nam họ được học hành ở những nước tiến bộ, nhưng họ vẫn thừa hưởng được những kinh nghiệm từ cách chữa trị truyền thống (súc họng nước muối chẳng hạn). Cho nên tôi đảm bảo với các bác là họ phải giỏi bằng năm bằng mười bác sĩ Tây. Tôi hy vọng là chúng ta có chế độ đối xử xứng đáng với họ, vì nghe nói là Việt Nam chỉ có 8 bác sĩ trên 10000 dân, thì tôi hãi quá, làm việc thế thì có mà chết xác à ? Tôi hy vọng là khi ta có thể khám bệnh online, thì tôi sẽ có thể được chăm sóc điều trị bởi các bác sĩ Việt Nam :-)


Báo Anh ca ngợi Việt Nam cứu phi công nhiễm Covid-19

Thứ Sáu 05/06/2020 | 11:05 GMT+7
VHO- Trong số các bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Việt Nam thì bệnh nhân 91 nặng nhất. Quá trình cứu chữa bệnh nhân số 91 – một phi công người Anh được báo chí Việt Nam hết sức quan tâm và báo chí Anh cũng vậy.
Bệnh nhân 91 đang hồi phục Ảnh: THE GUARDIAN
Tờ The Guardian vừa có bài viết nhấn mạnh chi tiết Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào vì Covid-19, tập trung các nguồn lực và chi hơn 200.000 USD để cứu bệnh nhân số 91.
Hết lòng vì bệnh nhân
Theo tờ The Guardian, phi công người Anh đã tỉnh sau cơn hôn mê kéo dài và đang có dấu hiệu cải thiện. Dù vậy, các bác sĩ cho biết tình hình tới đây của anh ta vẫn còn đáng lo ngại. The Guardian viết: “Người đàn ông 43 tuổi, làm việc cho Vietnam Airlines đã hồi tỉnh sau thời gian hôn mê và đã có khả năng thực hiện các giao tiếp cơ bản. Người được gọi là bệnh nhân 91 ở Việt Nam, bị sốt và ho vào ngày 17.3 và sau đó được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Kể từ đó, anh ta đã trải qua hai tháng cấp cứu”. Bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM nói với truyền thông trong nước rằng bệnh nhân có thể thực hiện các động tác đơn giản như nhúc nhích ngón tay và ngón chân, nhưng vẫn còn vấn đề về hô hấp, tổn thương nội tạng và bệnh nhân vẫn phải sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo).
Theo tờ báo hàng đầu của Anh dẫn lời Todd Pollack, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trường Y Havard đang làm việc tại Hà Nội cho biết tình hình như vậy rất đáng lo ngại. Một đánh giá nhanh về các dữ liệu y khoa cho thấy việc sử dụng ECMO ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 có tỷ lệ tử vong rất cao 50-82%. Thống kê trên dựa vào các báo cáo từ Trung Quốc, vì vậy tiên lượng chung của bệnh nhân 91 không lạc quan nếu dựa trên thời gian dài phải sử dụng ECMO. The Guardian nhấn mạnh chi tiết Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào vì Covid-19, đã tập trung tất cả các nguồn lực sẵn có và chi hơn 200.000 USD để cứu bệnh nhân số 91. Và họ cũng nhắc lại việc bệnh nhân số 91 có thể được ghép phổi nếu tìm được người hiến phù hợp. Theo ông Pollack, cấy ghép phổi sẽ chỉ được xem xét nếu không có lựa chọn nào khác.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, làm việc tại khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết: “Ở Trung Quốc, họ đã phẫu thuật với đội ngũ đã trải qua hàng trăm ca mỗi năm. Việt Nam chúng tôi mới chỉ thực hiện một vài ca. Vì vậy, phải rất can đảm khi chúng tôi đề cập đến việc ghép phổi như vậy. Tôi hy vọng mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ, nhưng tôi vẫn rất lo lắng”.
Bộ Y tế Việt Nam cho biết, họ đang xem xét hồi hương người đàn ông sang Anh để tiếp tục điều trị nếu tình trạng của bệnh nhân cho phép. Dù vậy, bác sĩ Thái tin rằng nhiều khả năng bệnh nhân 91 vẫn phải tiếp tục điều trị ở Việt Nam và ông cho biết: “Bây giờ, tất cả chúng ta đều biết rằng bệnh nhân không thể sống mà thiếu sự hỗ trợ của ECMO. Phổi và các cơ quan khác của anh ấy đang trong tình trạng xấu”. Bình luận về chi phí trong điều trị bệnh nhân 91, The Guardian trích dẫn ý kiến vị bác sĩ trên: “Nhiều người muốn dành tiền cho những bệnh nhân nghèo khó khác và họ đang nghĩ đến việc kết thúc điều trị. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta không nên làm thế. Đối với tôi, là một bác sĩ, tôi coi trọng bất kỳ cơ hội nhỏ bé nào để cứu sống bệnh nhân. Chúng ta không thể tính toán đối với mạng người”.
Đã trở lại trạng thái bình thường
Ngày 3.6 lần đầu tiên kể từ khi bệnh chuyển nặng và rơi vào hôn mê, bệnh nhân 91 đã mỉm cười rất tươi, đôi mắt mở to và rất trong sáng. Tinh thần bệnh nhân trong trạng thái khá tốt và tỉnh táo. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân 91 đã có nhiều cải thiện, đặc biệt là có thể mỉm cười, lắc đầu hoặc bắt tay với nhân viên y tế. Trạng thái này của bệnh nhân khiến những y bác sĩ chăm sóc trực tiếp và thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia rất đỗi vui mừng.
Đầu tháng 6, bệnh nhân bắt đầu tỉnh và cử động được ngón tay, ăn được qua đường tiêu hóa, phổi phục hồi dần là một mốc quan trọng. Hôm 2.6, bệnh nhân mỉm cười là một mốc quan trọng thứ 2 trong hành trình trở lại của bệnh nhân. Ngoài ra, chức năng thận của bệnh nhân sau một tuần đã không cần phải lọc máu và các chỉ số gần như ở mức bình thường. Về chức năng gan cũng cải thiện rất tốt và gần như trở lại bình thường.
Về hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang vào ngày 2.6 cho thấy hơn 1/2 của phổi bên trái đã cải thiện gần như hoàn toàn, phổi phải cũng bắt đầu có cải thiện về mặt chức năng hô hấp. Trước đó, ngày 25.5 là xơ hết cả hai bên phổi, tất cả đông đặc. Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, dù bệnh nhân cai được ECMO nhưng vẫn có thể phải phụ thuộc rất lâu với thở máy và việc cai máy thở là vấn đề khó khăn, có thể cần thời gian 1 tháng hoặc dài hơn nữa. Vì vậy, dù bệnh nhân có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nặng và cần rất nhiều thời gian để tiếp tục điều trị. 
 NGUYỄN HƯNG - A.TÚ
http://baovanhoa.vn/the-gioi/artmid/425/articleid/30659/bao-anh-ca-ngoi-viet-nam-cuu-phi-cong-nhiem-covid-19

jeudi 4 juin 2020

Đồng Nai: Cây phượng bật gốc va trúng 3 nữ sinh

PLS : Bác Phùng Xuân Nhạ ! Đây là dấu hiệu cho thấy nền giáo dục của bác bề ngoài thì tươi tốt nhưng bên trong thì mục ruỗng hết rồi !

Bác cho chặt hết cây phượng trong sân trường từ 15 năm tuổi trở lên, thay bằng cây mới trẻ hơn, hoặc hỏi chuyên gia xem cây nào mà khi đổ nó không đè chết người ấy, rồi cho trồng vào sân trường. Không thì thôi, khỏi cần cây cũng được ! Đẹp lấy sống hay là đẹp lấy chết ?


Bác đừng có để trẻ con chết ở trường học nhiều quá, kẻo chúng biến thành ma ám cái toà nhà Bộ Giáo dục của bác đấy !

Bác nhớ tăng tốc, tăng cường dạy tiếng Anh trong nhà trường, không thì bác có lỗi với thế hệ trẻ đấy !




Đồng Nai: Cây phượng bật gốc va trúng 3 nữ sinh

04/6/2020 18:51 UTC+7


(Công lý) - Trong giờ ra chơi, một cây phượng bất ngờ bật gốc, va trúng 3 nữ sinh của trường THCS Trần Hưng Đạo (TP Biên Hòa, Đồng Nai) khiến các em bị xây xát nhẹ.
Theo đó, vào giờ ra chơi chiều 4/6, một nhóm học sinh lớp 8 trường THCS Trần Hưng Đạo (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đi ngang qua cây phượng trong sân trường để xuống căng tin mua đồ. Lúc này, trời đang mưa lớn, cây phượng đột ngột bật gốc ngã đổ, nhánh cây đè trúng 3 nữ sinh.
Bà Đỗ Thị Cao Sang, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Hưng Đạo, xác nhận sự việc trên và cho biết các nữ sinh may mắn chỉ bị xây xát nhẹ, sau khi ổn định tâm lý đã được phụ huynh đón về nhà an toàn.
Bà Sang cũng thông tin thêm, cây phượng này đã được trồng hơn 20 năm, có dấu hiệu mục rễ. Trước đó, nhà trường đã có văn bản đề nghị Phòng quản lý đô thị TP Biên Hòa đến cắt tỉa, xử lý các cây xanh trong trường. Tuy nhiên, khi đơn vị này chưa kịp đến xử lý thì cây phượng bất ngờ bị ngã đổ.
Trước đó, ngày 26/5, cây phượng tại trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM) bật gốc khiến một em học sinh tử vong.
Sáng 28/5, cây phượng đường kính khoảng 1m, trong khuôn viên trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) bật gốc. Chiều cùng ngày, cây phượng cao khoảng 20m bên cạnh Đại học Văn Hóa TP.HCM (quận 9) cũng bị đổ sau cơn mưa lớn.
Trưa 29/5, cây phượng trong khuôn viên trường Tiểu học Thái Hòa A (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cũng đổ dưới sân trường.
Chiều 30/5, cây phượng cổ thụ đang ra hoa tươi tốt tại khuôn viên trường Tiểu học Nguyễn Du (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) bật gốc.

Gia Anh
http://congly.vn/xa-hoi/doi-song/dong-nai-cay-phuong-bat-goc-va-trung-3-nu-sinh-345914.html

Chuyên gia Nhật giám sát chặt chẽ chất lượng vải thiều xuất khẩu của Việt Nam

PLS : Wouaouh ! Quá đã, quá đã ! Lại còn có chuyên gia giám sát chất lượng cho mình nữa ! Cảm ơn các bạn Nhật ! Việt-Nhật hữu nghị muôn năm ! Tôi đang bắt đầu hỏi mua vải thiều, nhưng bà chủ tiệm Việt nói chưa có. Hy vọng các bác chừa phần cho tôi một chút với nhé ! :-)


Chuyên gia Nhật giám sát chặt chẽ chất lượng vải thiều xuất khẩu của Việt Nam

author 12:33 04/06/2020
(VietQ.vn) - Một đoàn chuyên gia Nhật Bản sẽ trực tiếp kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch đối với các lô vải thiều xuất khẩu đi Nhật Bản.
Bộ Công Thương cho biết đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thông báo, ngày 3/6, chuyên gia Nhật đã có mặt tại Việt Nam và được kiểm tra y tế, cách ly phòng Covid-19 theo đúng quy định phòng dịch.
Covid-19 khiến chuyên gia Nhật không thể sang Việt Nam đúng kế hoạch, ảnh hưởng tới việc xuất khẩu vải thiều sớm của Bắc Giang sang Nhật. Khi hết thời gian cách ly, họ sẽ làm việc với các doanh nghiệp, trực tiếp giám sát kiểm dịch vải thiều chính vụ Bắc Giang, dự kiến thu hoạch từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7.
Các chuyên gia sẽ trực tiếp kiểm tra xử lý từng lô vải xuất khẩu và chỉ những lô vải được chuyên gia kết luận đã xử lý thành công mới được phép xuất sang Nhật.

 Chuyên gia Nhật giám sát trực tiếp chất lượng vải thiều xuất khẩu của Việt Nam.

Bộ sẽ phối hợp UBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh Hải Dương để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống dịch trong thời gian chuyên gia kiểm dịch thực vật Nhật Bản làm việc tại hai tỉnh này.
Theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản (MAFF), vải thiều được xuất khẩu vào Nhật Bản phải được trồng tại các vườn được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản. Hiện 19 mã số vùng trồng được Cục Bảo vệ thực vật lựa chọn và đã được phía Nhật Bản chấp thuận.
Lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng methyl bromide tại các cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật và MAFF công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m³ trong hai giờ, dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản.
Cũng theo MAFF, chuyên gia về kiểm dịch thực vật Nhật Bản phải trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch và xử lý từng lô vải xuất khẩu và chỉ những lô vải được chuyên gia kết luận đã xử lý thành công mới được phép đưa đi xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang là cơ quan giải quyết hàng rào kỹ thuật để mở cửa cho trái vải thiều tươi của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Trước đó, các chuyên gia Nhật Bản đã có mặt tại Lục Ngạn để kiểm tra và hài lòng với vùng trồng vải thiều được cấp mã số đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên, chuyên gia Nhật Bản vẫn phải trực tiếp giám sát quy trình thu hoạch, bảo quản và đóng gói vải tươi xuất khẩu vào thị trường nước này.

Thu Hàhttp://vietq.vn/chuyen-gia-nhat-giam-sat-chat-che-chat-luong-vai-thieu-xuat-khau-cua-viet-nam-d174775.html

mercredi 3 juin 2020

Hơn 33 nghìn học sinh Quảng Nam được uống sữa học đường miễn phí

PLS : Tin tốt lành chưa ! Hoan hô các bác lãnh đạo của ta cố gắng quá chừng luôn !


Hơn 33 nghìn học sinh Quảng Nam được uống sữa học đường miễn phí

Thứ Ba, 02/06/2020, 14:49:33
NDĐT – Ngày Quốc tế thiếu nhi năm nay đối với các trẻ em của tỉnh Quảng Nam là một sự kiện rất đặc biệt vì đây là năm đầu tiên, hơn 33 nghìn học sinh độ tuổi mầm non và tiểu học tại 575 điểm trường của sáu huyện miền núi gồm Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn sẽ được nhận những hộp sữa đầu tiên của chương trình Sữa học đường từ ngày 1-6.
Hơn 33 nghìn học sinh Quảng Nam được uống sữa học đường miễn phí
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao quà cho các em học sinh Quảng Nam.
Hưởng ứng Ngày sữa thế giới 2020, UBND tỉnh Quảng Nam và Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk đã tổ chức ngày hội “Vì niềm vui uống sữa tại trường” và mang đến những món quà ý nghĩa cho trẻ em của tỉnh Quảng Nam. Chương trình được tổ chức tại Trường tiểu học Kim Đồng, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam với sự tham dự của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; các đại diện Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội; Ông Phan Việt Cường - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Chương trình đã mang đến niềm vui uống sữa cho hơn 34 nghìn trẻ em thông qua Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và chương trình Sữa học đường. Theo đó, hơn 33 nghìn trẻ em mầm non, học sinh tiểu học Quảng Nam được thụ hưởng chương trình Sữa học đường và 1.200 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được uống sữa thông qua Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.
Các em học sinh tham gia chương trình Sữa học đường đều sẽ được uống một hộp sữa tươi 180ml tiệt trùng bổ dưỡng do Vinamilk cung cấp, có chất lượng theo các quy định và tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Ngân sách của địa phương dành cho giai đoạn đầu của chương trình là gần 42 tỷ đồng, tương đương 5.478.680 hộp sữa. Công ty Vinamilk là đơn vị được chọn cung cấp sữa sau khi tham gia đấu thầu công khai, với mức hỗ trợ 25% đơn giá dự thầu đã giúp tiết kiệm ngân sách cho tỉnh Quảng Nam hơn 14 tỷ đồng.
Một điểm đặc biệt thể hiện sự nhân văn của đề án Sữa học đường Quảng Nam đó chính là 100% chi phí uống sữa sẽ do tỉnh và doanh nghiệp cung cấp sữa chi trả. Như vậy, phụ huynh học sinh sẽ không phải đóng góp thêm bất cứ khoản kinh phí nào, nhờ đó tất cả học sinh đều được uống sữa đầy đủ khi đến lớp. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của tỉnh Quảng Nam dành cho đối tượng trẻ em tại các khu vực miền núi còn gặp nhiều khó khăn.
Các em học sinh trường Kim Đồng hồ hởi đón nhận những hộp sữa đầu tiên trong chương trình Sữa học đường từ bà Bùi Thị Hương – Giám đốc Điều hành Vinamilk.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã cho biết “Những chủ trương, chính sách của chương trình Sữa học đường tỉnh Quảng Nam sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng phù hợp theo nhóm tuổi”.
Để bảo đảm chương trình được triển khai thuận lợi, hiệu quả, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam cũng đã phối hợp cùng Vinamilk tổ chức ba lớp tập huấn với sự tham gia của hơn một nghìn đại biểu là các thầy, cô giáo cung cấp các thông tin, kiến thức cần thiết để tổ chức việc uống sữa tại trường cho các em học sinh an toàn, đầy đủ.
Bên cạnh chương trình Sữa học đường, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam cũng đã mang niềm vui được uống sữa cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được nuôi dạy tại các trung tâm bảo trợ xã hội, nhà mở… của tỉnh Quảng Nam với việc trao tặng hơn 112 nghìn ly sữa trị giá hơn 800 triệu đồng. Các em sẽ được uống sữa miễn phí liên tiếp trong ba tháng nhằm tăng cường chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
Theo kế hoạch, trong năm 2020, quỹ sữa sẽ trao tổng cộng 1,7 triệu ly sữa cho trẻ em khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt ở 28 tỉnh, thành phố trên cả nước với tổng giá trị lên đến hơn 12,5 tỷ đồng.
Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam với đồng hành của Vinamilk trong suốt 13 năm qua đã bền bỉ thực hiện sứ mệnh “Để mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”, mang đến niềm vui cho trẻ em trên mọi miền đất nước. Tính đến nay, chương trình đã trao tặng hơn 37 triệu ly sữa tương đương khoảng 163 tỷ đồng, giúp hơn 460 ngàn trẻ em khó khăn nhận được chăm sóc về dinh dưỡng tốt hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển của các em trong tương lai.
THANH THANH

https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/44703102-hon-33-nghin-hoc-sinh-quang-nam-duoc-uong-sua-hoc-duong-mien-phi.html