mardi 30 juin 2015

Lettre ouverte adressée à M. Nguyen Phu Trong, à l'occasion de sa visite prochaine des Etats-Unis (2)


(suite)

A part la guerre, nous avons aussi à avoir peur d'une dépendance économique qui coûte notre indépendance si chère à nous, que l'Oncle Ho et le général Giap, avec tant d'autres de leur génération ont payé avec leur vie. L'argent peut-il racheter ce sang versé ? Avons-nous besoin de tant d'argent ? Sommes-nous tant pressés pour une prospérité superficielle et un faux développement sous l'ombre malveillante de la Chine, que nous bouleversons toutes les valeurs que nos ancêtres et nous avons défendues depuis le commencement de notre peuple ?

J'ai de l'espoir et de la confiance que la Chine, comme tout autre pays et tout autre peuple, est en train de se développer et aspire à devenir un beau pays avec toute sa dignité. Néanmoins le chemin leur semble être encore long, tant que le peuple chinois ne sait se surmonter, notamment de l'influence confucianiste qui reste un gros boulet attaché à leurs pieds. Le confucianisme a fait son temps. Certes il a bien servi à un moment de l'histoire et fait partie intégrante de la culture chinoise, mais il a été utile et a déployé ses puissances à une époque où l'humanité aimait résoudre ses problèmes par les guerres, et cette doctrine a ainsi aidé à faire régner un ordre essentiellement patriarcal dans une société où la discrimination se voit légitime.

La Chine se trouve donc encore prise dans ses pièges, et nous, tout comme le peuple chinois, avons intérêt de chercher nos solutions ailleurs que entre nos deux pays. Une ouverture vers le monde et les cultures du monde n'est point une notion nouvelle. Le Japon, la Thaïlande, la Corée du Sud, les Philippines et notamment la France … l'ont fait, et nous pouvons voir comment ces pays ont devenus prospères et agréables à vivre. Pourquoi s'enfermer en soi-même, tandis que l'autre est toujours un nouveau monde fascinant à découvrir ?

La prochaine visite des Etats-Unis que vous entreprenez très prochainement, Monsieur le Secrétaire général du Parti Communiste, est donc très symbolique et on ne peut plus favorable dans cet air du temps. Ce Parti, qui se veut être un parti du peuple pauvre, a tous ses mérites en ce sens, mais il sera encore plus fort, s'il peut montrer son esprit ouvert envers les autres peuples. Les Etats-Unis nous seront utiles pour cette oeuvre, ce pays qui, par sa jeunesse, se fiche assez de la tradition et se montre même bien féroce de temps en temps, a su quand même favoriser la diversité dans maints domaines, social ou culturel et autres, ce qui fait leur force. Le Vietnam est sorti de la pauvreté, nous pouvons le dire, et le peuple souhaite une vie plus belle, plus riche. La Chine et ses contraintes confucianistes stériles et pesantes n'intéressent plus personne. Sans attendre des aides grandioses de la part des Etats-Unis, nous pouvons espérer une coopération fructueuse avec eux qui nous éloignera de la Chine, sinon géographiquement, du moins mentalement.

De quoi donc notre peuple a-t-il besoin, notamment en ce moment ? A voir notre grand émoi à la mort du Général Vo Nguyen Giap, dont le coeur est l'exemple de l'amour de la patrie et du peuple, saurons-nous comprendre ses aspirations, ses demandes ? Il y a près de soixante-dix ans depuis que Ho Chi Minh, Vo Nguyen Giap, soutenus par le peuple, ont déclaré notre indépendance. Nous avons traversé deux grandes guerres et d'autres conflits pour obtenir finalement la réunification du pays. Notre souhait le plus grand a été exaucé, celui pour lequel tant de grands hommes ont combattu et ont perdu leur vie. Je pense à Phan Boi Chau, Phan Chu Trinh, Nguyen Thai Hoc, Nguyen An Ninh... ces grands intellectuels qui ont oeuvré avec tant de courage, avec leur esprit et leur coeur, pour leur voeu pour un peuple vietnamien pacifique, heureux et libre. C'est maintenant pour nous le moment de penser à cette dette de reconnaissance envers ces héros, envers nos ancêtres qui ont tant fait pour sauvegarder ce Vietnam qui est l'un des plus beaux pays du monde.

Il est des gens qui pensent en ce moment à une institution démocratique, à composer un gouvernement de plusieurs partis, de hausser la voix contre le désir d'expansionnisme chinois... qu'ils oeuvrent pour leur foi et leur idéal ! Quant à moi, modeste citoyenne, je pense à une réforme profonde de l'éducation nationale qui est à notre portée, et qui est vraiment fondamentale, pour tout peuple, tout pays, tout gouvernement. La France a ainsi fait, cent ans après leur grande Révolution, et est devenue actuellement le pays de la démocratie, de la culture et de la civilisation. Le Japon a ainsi fait, et est devenu une grande puissance de l'Asie, malgré son étendue géographique modeste. Dans tout pays qui possède une belle éducation, son peuple vit dans la paix et le bonheur. Cela ne sera-t-il convaincant pour nous ouvrir à cette voie ? L'éducation, par rapport aux autres domaines, nécessite moins d'investissement et rapporte plus de bénéfice. Au niveau de l'individu, de la famille, de la région, de la nation... la réussite de l'éducation nous rapporte tous les jours les preuves d'un développement harmonieux et solide.

De l'éducation

Ho Chi Minh et Vo Nguyen Giap ont débuté à grande vitesse l'oeuvre de l'alphabétisation pour le peuple, immédiatement après la proclamation de l'indépendance du pays, et l'impact précieux de cette entreprise était d'améliorer considérablement le niveau de culture des gens, et cela en comparaison avec le peuple chinois qui reste jusqu'à nos jours pour la plupart inculte, à cause d'une langue trop difficile en écriture. Leur oeuvre, à eux deux, n'a pas été développée comme l'on souhaitait, c'est-à-dire, plutôt lentement, pour des raisons plus ou moins indépendantes de leur volonté, mais ses fruits se font voir déjà avec une génération des scientifiques talentueux comme Ngo Bao Chau, Dam Thanh Son, Vu Ha Van, Nguyen Tien Dung, et j'en passe... Notre devoir sera de continuer ces résultats et ces tâches, et de les amplifier, puisque, plus fortunés que nos pères et frères, nous vivons dans une époque de paix, d'indépendance et d'unité du pays. Nous nous devons favoriser l'épanouissement des talents du peuple, qui sont d'ailleurs nombreux, et renouveler et augmenter ainsi les chances de développement du pays.

Le peuple vietnamien est pourvu d'un talent militaire incontestable, malgré notre mentalité plutôt pacifique : les Vietnamiens ont toujours vaincu les envahisseurs, y compris les empires les plus puissants : l'armée invicilble de Gengis Khan, les dynasties féodales chinoises, le facisme japonais, les colonialistes Français, l'impérialisme américain... – cette mentalité belliqueuse sans être agressive pourrait-t-elle fournir une énergie puissante et abondante si elle est orientée vers une oeuvre pacifique, à savoir le développement économique et culturel du pays ? L'éducation, l'enseignement supérieur et la recherche seront le levier du développement, vu les caractéristiques de la culture vietnamienne et la mentalité du peuple.

Pour ce qui est les objectifs de l'éducation, je pense à deux tâches essentielles : la première est une éducation générale et populaire, qui fournit à tous les enfants des connaissances générales et utiles pour leur vie; la deuxième est l'entraînement physique (je souligne, car il semble être bien négligé par les Vietnamiens) et une alimentation saine et appropriée, qui aident à former un corps vigoureux et sain, conditions nécessaires pour un esprit fécond et lucide. Nous avons la chance que les Vietnamiens mettent beaucoup d'importance dans les études, essayons donc de profiter justement et sagement de ce privilège dont tant d'autres pays rêvent. En effet, j'ai ouï formuler par quelques esprits remarquables des hypothèses selon lesquelles, par exemple, si l'économie française connaît des difficultés en ce moment, c'est parce que les sciences naturelles, dont les mathématiques, n'ont pas été enseignées efficacement dans leur enseignement secondaire, et ce, au moins en l'espace d'une génération. Ce n'est pas le cas de l'éducation du Vietnam, je le suppose et l'espère, qui semble enseigner assez bien ces matières au niveau secondaire, et dont les problèmes résident plutôt dans l'enseignement supérieur. Pour cette dernière question, je me refère au travail de l'équipe VED, dirigé par monsieur Ngo Bao Chau et d'autres professeurs avec leur site web hocthenao.vn, qui s'intéresse particulièrement en ce moment à ce sujet, et qui en a publié des travaux sérieux.

Consciencieux de l'importance des sciences de base qui font prospérer l'économie, nous ne devons pas négliger non plus les sciences sociales et humaines, qui font prospérer les pensées et l'âme du peuple, et nous essayons ainsi de maintenir une harmonie dans notre vie spirituelle et mentale. Pour ce faire, l'enseignement des langues étrangères se révèle être particulièrement important, en ce que celles-ci sont des clés qui nous ouvrent les portes à des trésors de cultures du monde et des connaissances de l'humanité.

(à suivre)

dimanche 28 juin 2015

Romances sans paroles - Mendelssohn

(Pour vous souhaiter une belle journée, et pour vous dire ce que les mots ne sont pas suffisants pour exprimer :-) Je préfère le dernier morceau, à partir de 10:37)


vendredi 19 juin 2015

Thư mở gửi ngài Nguyễn Phú Trọng, nhân chuyến thăm Hiệp chủng quốc Hoa kỳ sắp tới của ngài


Thư được viết bởi : N. L. H., công dân Việt Nam.

Kính gửi : ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học, Cử nhân Văn , Bí thư Quân ủy Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Nguyên Chủ tịch Quốc hội, vv.

Đồng gửi đến : ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục.


Quid in hac parte mulieribus et parvulis ?


Thưa các quý ngài khả kính,

Tôi viết thư mở này với suy nghĩ rằng, trong số ba vị nắm quyền lực tối cao điều hành đất nước hiện nay, nếu ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dường như là người nắm giữ nội chính ổn định tình hình trong nước (cầu cho ngài mạnh tay chống tham nhũng), ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chăm lo việc đối ngoại trên trường quốc tế (cầu cho ngài nhẹ tay trấn áp phong trào dân chủ), thì ngài Tổng bí thư ắt là nhân vật chăm sóc phần hồn, tinh thần và tư tưởng của nhân dân cả nước (cầu cho ngài, sát cánh cùng ngài Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, chăm lo đến việc phát triển giáo dục để Việt Nam có thể mau chóng sánh vai cùng các cường quốc năm châu).

Bossuet, trong bài giảng về lịch sử thế giới dành cho Thái tử con vua Louis XIV, đã nói rằng khi mà tất cả người thường không quan tâm đến lịch sử nữa, thì lịch sử vẫn phải được dạy cho các ông hoàng, những người nắm giữ vận mạng của đất nước và dân tộc trong tay họ, vì họ sẽ học được từ lịch sử những bài học cốt yếu để tránh được những sai lầm có thể khiến trả giá đắt, giúp họ lãnh đạo tốt nhất có thể trong hiện tại và suy đoán tốt hơn cho tương lai.

Vai trò của nghiên cứu lịch sử lại càng được khẳng định mạnh mẽ hơn khi điều đó được thể hiện trong nhân cách Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng của nền độc lập dân tộc và cũng là người góp phần định hình cho một nền hòa bình của thế giới. Bất tử trong lịch sử nhân loại, bất tử trong tâm tưởng và trong tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam yêu chính nghĩa và yêu hòa bình, Đại tướng dạy cho chúng ta một bài học lớn về lịch sử, khoa học về quá khứ và sự tiến triển của loài người.

Về lịch sử và xã hội

Vậy lịch sử Việt Nam có thể dạy cho chúng ta bài học gì vào thời điểm hiện nay, khi mà đất nước Trung Hoa, trung thành với bản chất bành trướng vô độ của họ từ lâu đời, có vẻ không muốn rút ra những bài học từ lịch sử, cũng không đếm xỉa đến khuynh hướng phát triển mới của một thế giới hướng đến hòa bình, và vì những khó khăn trong chính đất nước họ mà họ không giải quyết nổi, lại muốn hướng ra ngoài phá phách và làm phiền những nước xung quanh ? Thật vậy, một đất nước rộng lớn với cư dân đông đúc như Trung Hoa, với một thứ ngôn ngữ có chữ viết phức tạp nó cản đường người dân đến gần với tri thức, thì tình trạng văn hóa nghèo nàn về tinh thần cũng như đói nghèo về vật chất nó khiến cho nhân dân Trung Hoa ắt phải luôn là một gánh nặng cho một nhà nước giàu tham vọng quyền lực nhưng lại không tương xứng về năng lực trị dân. Trung Hoa mới được giải thưởng cao quý Nobel về Văn học, mà tiếc thay họ lại không muốn nhận. Vì thực tế là, đối với một dân tộc lớn chưa thể xứng đáng được gọi là văn minh, và một đất nước đang phát triển như họ, thì một trăm cái giải Nobel Văn học và một chục cái giải Fields đối với họ chắc cũng không phải là thừa.

Trong quá khứ chúng ta đã có những tấm gương tày liếp về những nhân vật đi ngược lại lợi ích của dân tộc, tức là nền độc lập dân tộc. Dường như là, dân tộc ta, do bởi tính kiêu hãnh của mình, cũng như là mong ước về hạnh phúc và hòa bình, khó mà chịu đựng được một ách ngoại bang man rợ và ngu xuẩn. Độc lập, hơn là một khái niệm trừu tượng, là một đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc và thanh bình mà tổ tiên của chúng ta cũng như chính chúng ta luôn khao khát. Vậy thì, nếu như, trong lúc chiến tranh, vì nỗi sợ cũng như thiếu lòng tin, các ông Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và Nguyễn Phúc Ánh đã phản bội dân tộc và vì vậy mà đã phải mang danh "bán nước", liệu chúng ta có thể nói gì về những sự kiện này mà, ngay trong thời hòa bình, đã làm rung chuyển tâm trí của chúng ta : việc để cho người Trung Quốc vào đào khoét dãy Trường Sơn tìm bô xít, những vụ giết ngư dân trên biển, và Đài Truyền hình quốc gia treo cờ Trung Hoa với sáu ngôi sao? Liệu những ký kết về hợp tác thương mại trị giá nhiều chục tỷ giữa hai nước Trung Hoa và Việt Nam có thể được coi là một bằng chứng là Đảng Cộng Sản của chúng ta, mà đứng đầu là ngài, thưa ngài Nguyễn Phú Trọng, đã nhiều lần bán nước ?

Trong khi mà tôi xin bày tỏ tất cả sự kính trọng của tôi đối với những nhà lãnh đạo của chúng ta, và sự thông cảm đối với trách nhiệm nặng nề mà họ gánh vác, thì tôi thử đặt mình vào địa vị của họ, nghĩa là, hình dung những khó khăn mà chúng ta đối mặt về phía Trung Hoa. Chúng ta có sợ họ không? Tôi sẽ nói rằng là "có". Không phải bởi vì những nhân tài của họ lỗi lạc hơn chúng ta, ngược lại là khác, cũng không phải vì những người lãnh đạo của họ giỏi giang hơn chúng ta, còn xa như vậy, nhưng mà bởi vì cái đám dân chúng đông đúc và nghèo khổ và thất học này của họ quả thật là rất đáng sợ nếu chiến tranh nổ ra. Và ngay cả nếu chúng ta có thể giết họ hàng vạn hàng triệu, thì tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng điều đó sẽ làm vui lòng nhất cho các vị lãnh đạo cao cấp Trung Hoa, mà họ có vẻ hài lòng đến thế vì được thoát khỏi một phần lớn cái đám dân khốn khổ đó, bằng chứng là họ luôn luôn tìm kiếm, thậm chí là khá tuyệt vọng, một cuộc chiến tranh bên ngoài, điều mà gần như không thể quan niệm được nữa vào thời đại của chúng ta. Vậy thì họ cứ việc tìm ra một nguyên do để tạo ra một cuộc nội chiến để mà tàn sát lẫn nhau, nếu họ cần chiến tranh đến thế, chứ không phải là một cuộc chiến tranh với Việt Nam, mà chúng ta có tất cả lợi ích và sự khôn ngoan để mà tránh đi.

(còn tiếp)

Tự chủ Đại học - Cải cách tài chính


Các bác đã xem vidéo phỏng vấn GS Vũ Hà Văn về kiến nghị của một tá giáo sư Việt Nam ta về cải cách GD ĐH chưa ? Chu choa GS của ĐH Yale cũng có khác ! Rồi các bác lại nghe thêm GS NBC có một bài thuyết trình cũng cùng đề tài này (GS nói hay quá chừng, chỉ tội là cứ hay lấy tay che che rồi nhằn nhằn cái gì trong miệng ấy; mà tôi cũng nhận thấy là các GS của ta khi giảng bài cứ hay gãi gãi, trong khi mà GS NTZ thì đã viết bài khuyến cáo là GS dạy giỏi thì không được gãi rồi); rồi các bác lại đọc thêm bài tổng kết do anh Nguyễn Phương Văn đăng trên site HTN, may ra các bác có sáng ra được tí gì chăng ?



Còn tôi thì cứ được vừa nghe vừa nhìn là tôi thích lắm. Thấy GS VHV ứng khẩu trả lời nhẹ nhàng, rành mạch khúc chiết, thì lại càng mê. Cô phóng viên cổ hỏi đại khái là các GS khuyến nghị nên làm như thế nào, GS VHV mới trả lời là nên làm như vầy, như vầy, như vầy... Cô PV hỏi tiếp là nếu làm đúng như vậy, thì bao nhiêu năm nữa ĐH của Việt Nam ta sẽ đạt đẳng cấp thế giới, GS mới trả lời là GS hổng biết.

Đến đây thì tôi bèn nghĩ bụng, trông GS VHV phong độ trẻ trung tươi tắn quá chừng, hy vọng là dân ta thấy vậy mà tin tưởng đi theo con đường mà các GS vạch ra; chứ giả bộ như là đấy không phải là GS VHV, mà là GS Văn Như Cương râu dài tới rốn, mặt mũi đau khổ mà cũng nói đúng những điều như vậy, thì có khi là chẳng ai nghe !

jeudi 18 juin 2015

Tình xa


Đêm khuya mải miết canh dài
Ai tri âm có nhớ người tình xa
Nhặt khoan như tiếng giọt mưa
Hay là giọt lệ tương tư vắn dài
Nếu còn thắm thiết cùng ai
Thì xin vẫn được hôm mai đợi chờ
Dẫu là những mộng cùng mơ
Cách xa xin nhớ đừng thưa thớt lòng
Cũng đành một thoáng hư không
Đêm dài cõi mộng còn thăm thẳm dài
Vẫn mơ tới nẻo trúc mai
Vẫn mong rồi sẽ tới ngày sau xưa
Có khi buồm thuận gió đưa
Chim xanh thánh thót hót đưa người về
Gặp nhau dưới bóng trăng thề
Cầm tay nhau lại nhớ về lúc xưa
Bên nhau nước mắt như mưa
Ngỡ đâu là giấc mộng chưa phai tàn
Ta bà một cõi nhân gian
Yêu thương ta vẫn muôn vàn trao nhau
Cần chi hẹn ước kiếp sau
Yêu nhau xin hãy có nhau trong đời
Lợi danh chỉ thoáng chốc thôi
Đức tài rồi cũng đến thời phôi pha
Còn chăng họa có chăng là
Tình kia rực lúc chiều tà bóng dương
Tan vào mây gió muôn phương
Bay xa đến với người thương đợi chờ.


http://www.alittlemarket.com/boutique/loetitiapillault-1226181.html

mercredi 17 juin 2015

“Mục tiêu của Trung Quốc là tông mãi cho tới khi tụi nó không còn chiếc tàu nào!”

PLS : Khỉ đã là gì, thế giới họ còn gọi dân Trung Quốc là chó vàng kia (họ phân biệt rõ với người Nhật, người Việt Nam, Hàn Quốc... nhé !) Còn đi húc tàu của ta hả, cứ húc nữa đi, cho thế giới người ta thấy rõ cái bộ mặt chó của chúng bay, chứ cứ lúc nào cũng cười hềnh hệch, giả bộ tử tế, trông tởm chết đi được ! Mới đây có một cô hướng dẫn viên du lịch Pháp cổ than phiền là phải đợi đoàn của cổ một tiếng rưỡi đồng hồ, là bởi vì khi đoàn của họ xuống ăn sáng ở khách sạn, thì có một đoàn Trung Quốc xuống ăn trước, vừa ăn vừa phá, khỉ đột cũng còn phải gọi bằng cụ, sau đấy thì không còn gì ăn được nữa, khách sạn phải khẩn cấp thu dọn và kiếm đồ ăn mới, hehe. Tớ mới bảo, thói quen của chúng đấy mà, ở trên biển Đông, chúng cứ rình dân Việt Nam đánh cá xong, thì xông tới hốt về, thế là khỏi phải đánh mà vẫn có cá ăn ! Này ăn nhiều cá vào cho thông minh lên nhé !

Chẳng có ai dí dao vào cổ, mà tự dưng lại đưa tiền cho người ta, rồi bây giờ lại chửi người ta ! Gớm ai mà lấy tiền được của người Trung Hoa thì tôi xin tôn làm bố ông Khổng Tử ! Không đưa tiền cho Việt Nam, thì bây giờ Mỹ nó chiếm cả Quảng Đông Quảng Tây rồi ấy chứ, lại còn không mau tạ ơn Việt Nam đi, kể công cái gì? Các bác có đọc cái đoạn cuối cùng chúng nói là ta "không cần đảo, chỉ cần chuối" không? Hehe, nếu đảo là của Trung Quốc thật, thì việc gì phải đưa chuối cho chúng tớ? Tưởng vài quả chuối là mua được đảo à? Chuối thật !


“Mục tiêu của Trung Quốc là tông mãi cho tới khi tụi nó không còn chiếc tàu nào!”

Posted by adminbasam on 17/06/2015
14-06-2015
Tướng Võ: Mạng XH Trung Quốc xuất hiện video nhục mạ người Việt Nam, gọi người Việt Nam là khỉ, rồi còn xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi nói Trường Sa, Hoàng Sa là của trung quốc và gọi Việt Nam là những kẻ xâm lược. Không những thế, còn bảo chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ là đều nhờ Trung Quốc ‘chỉ dạy’. Đúng là láo hết sức!
Trang mạng xã hội Trung Quốc 56.com đã đưa clip phim hoạt hình này, có lẽ họ muốn tặng cho các lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam, những người luôn xem Trung Quốc là “bạn vàng, bạn tốt”. Sau đây là nội dung lời thoại trong clip:
Nghe nói sách lược của chúng ta là tông cho tới khi nào Việt Nam không còn chiếc tàu nào nữa. Thật là không tưởng tượng nổi! 
Lịch sử diễn biến của Khỉ mắt mờ Việt Nam (phần đầu).
Ngày 13 tháng 5 năm 2014, ở Hầu Sơn (núi khỉ) diễn ra một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc quy mô lớn. Trung Quốc thăm dò dầu trong lãnh hải của mình ở biển Hoa Nam (biển Đông). Bọn dân ở núi Khỉ bèn tiến hành biểu tình kháng nghị hành động này của Trung Quốc. Sau đó diễn biến thành biểu tình bạo lực làm nhiều người Hoa chết và bị thương.
Thái độ của chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ chê trách thái độ này của phía Khỉ và tối ngày 17 tháng 5 đã đón hơn 3000 Hoa kiều trở về. “Bẩm đại vương, mọi người xung quanh đều bắt đầu chỉ trích chúng ta rồi“. “Trước tiên, do ổn định hầu tử hầu tôn, để ta đi xin lỗi, kiên quyết xử bọn khỉ con bạo loạn. Tổn thất của các xí nghiệp quy ra chuối bồi thường“. Trung Việt nguồn xấu xa xôi là vậy.
Trước thời Thanh luôn khuất phục Trung Quốc. Cuối đời Thanh thì là thuộc địa của Pháp. Lúc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950 thì đang ở thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đáp lại sự van xin khẩn khoản của Việt Nam, Trung Quốc xuất viện trợ hơn 32 vạn kỹ sư, phòng không, hậu cần, hơn 2 vạn chuyên gia cố vấn và 2 tỷ trái chuối giúp tụi nó! Chúng ta thắng lợi rồi!
Nhưng sau chiến tranh, Việt Nam chưa thống nhất thật sự mà chia ra miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc do Hồ Chí Minh thống trị, là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai nước này vốn không ưa nhau, rồi sau đó xảy ra chuyện gì biết không hả? Tập sau sẽ rõ.
Lịch sử diễn biến của tụi Khỉ mắt trắng Việt Nam
Bắt đầu từ năm 1955, miền Nam dưới sự thao túng của Mỹ, đã phát động tấn công miền Bắc, đánh cả các nước xung quanh, đánh luôn Trung Quốc. “Miền Bắc chúng tôi lại phải nhờ các anh giúp đỡ nữa rồi”!
Trung Quốc lần nữa phải chìa tay ra viện trợ. Viện trợ chính phủ Việt Nam 80 tỷ NDT, pháp hơn 17 vạn bộ đội giúp đỡ tụi nó và có được sự thống nhất đúng nghĩa. “Tôi thay mặt toàn thể hầu tử, hầu tôn Hầu Sơn đa tạ các ông. Ân tình của các ông, chúng tôi không bao giờ quên“.
Nhưng đến năm 1978, sự tình lại đổi ngược 180 độ, Việt Nam yêu cầu chủ quyền các khu Sơn Đầu – Hải Tiên ở Biên giới Việt Trung, tuyên bố đưa các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) vào bản đồ của nước chúng nó và trục xuất hơn 1,5 triệu người Hoa. Vậy mà trước đó tụi nó bày tỏ là “Chúng tôi chỉ cần chuối, không cần đảo”.
Vốn trước giờ vì cả nể, “Dĩ hòa vi quý” nhưng giờ thì Trung Quốc buộc lòng. Đến tận hôm nay, Việt Nam cũng chưa có dám làm gì to tát, nhưng liên tục quấy rối lặt vặt xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Mục tiêu của Trung Quốc là tông mãi cho tới khi tụi nó không còn chiếc tàu nào!

https://anhbasam.wordpress.com/2015/06/17/4122-muc-tieu-cua-trung-quoc-la-tong-mai-cho-toi-khi-tui-no-khong-con-chiec-tau-nao/

‘Vụ kiện Trần Tố Nga, cơ hội cho hàng triệu nạn nhân da cam Việt Nam’


PLS : Nước Pháp tử tế quá !

Thắng hay thua cũng phải kiện. Vụ Hoàng Sa cũng phải kiện, thắng hay thua thì cũng đóng góp cho công lý của thế giới. Các bác có thấy là khi có tin ông Trọng đi thăm Mỹ, thì lập tức tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam để dằn mặt không ? Ông Phạm Bình Minh thì đi Bắc Kinh, tôi không yên tâm chút nào, chắc chắn là TQ tìm cách ngăn cản ông Trọng đi Mỹ. Khi Mỹ đặt vấn đề TPP và nhân quyền, thì lập tức ở Hà Nội họ đánh dân chúng mặt mày máu me tùm lum rồi đưa lên mạng, là cố ý chứ còn gì nữa !



‘Vụ kiện Trần Tố Nga, cơ hội cho hàng triệu nạn nhân da cam Việt Nam’


"Vụ kiện Trần Tố Nga sẽ là cơ hội đòi công lý cho hàng triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam", đây là lời khẳng định của luật sư Bertrand Repolt làm việc tại văn phòng của luật sư nổi tiếng William Bourdon trong cuộc trò chuyện với phóng viên báo...

 Luật sư Bertrand Repolt (trái) trong buổi trả lời phỏng vấn TTXVN về tiến trình vụ kiện của bà Trần Tố Nga-nạn nhân chất độc da cam tại Pháp
Luật sư Bertrand Repolt (trái) trong buổi trả lời phỏng vấn TTXVN về tiến trình vụ kiện của bà Trần Tố Nga-nạn nhân chất độc da cam tại Pháp
... Trước khi diễn ra phiên làm việc ngày 18/6 giữa thẩm phán và luật sư các bên để từng bước hoàn thiện hồ sơ vụ kiện.
Trong bộn bề công việc của một văn phòng luật sư nằm tại trung tâm thủ đô Paris của nước Pháp, luật sư William Bourdon - người bảo vệ bà Trần Tố Nga trong vụ kiện 26 công ty hóa chất Mỹ tại tòa án thành phố Evry đã không thể thu xếp được thời gian, chính vì vậy, ông đã yêu cầu trợ lý của mình là luật sư Bertrand Repolt thay ông trao đổi với phóng viên TTXVN về lý do khiến ông và các cộng sự của mình theo đuổi cuộc chiến pháp lý trong hành trình đi tìm công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Tại sao luật sư William Bourdon và các cộng sự của mình lại quyết định bào chữa cho nạn nhân chất độc da cam Trần Tố Nga?
Bà Trần Tố Nga là nạn nhân chất độc da cam nhưng mang quốc tịch Pháp. Đây là may mắn cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam, bởi vì việc bà mang quốc tịch Pháp cho phép chúng tôi kiện các công ty hóa chất Mỹ ra tòa án Pháp với tham vọng là đòi một quyết định có tính pháp lý không phải chỉ cho bà Trần Tố Nga mà còn cho toàn thể các nạn nhân chất độc da cam.
Mục tiêu của chúng tôi là làm sao để một tòa án của Pháp công nhận sự tồn tại của quan hệ nhân-quả giữa việc phơi nhiễm chất độc da cam do quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam trước đây và các chứng bệnh mà các quân nhân Mỹ mắc phải sau này, đặc biệt là đối với người dân Việt Nam, những người đã sống tại các khu vực hứng chịu rất nhiều đợt rải chất độc da cam/dioxin.
Có thể khẳng định mối quan hệ giữa quyết định rải chất độc da cam và các căn bệnh phát sinh sau này, các dị tật được di truyền qua nhiều thế hệ là mấu chốt của vụ kiện này. Khi tham gia vào vụ kiện này, chúng tôi muốn chứng minh mối quan hệ đó và muốn một tòa án công nhận điều đó.
Khi bảo vệ quyền lợi của bà Trần Tố Nga, chúng tôi hiểu rằng đằng sau bà là hàng triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, những người vẫn đang phải chịu đựng những căn bệnh được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cần phải tiếp tục chiến đấu để vấn đề được công nhận trước một cơ quan có thẩm quyền mặc dù đơn kiện của các nạn nhân Việt Nam đã nhiều lần bị tòa án Mỹ bác bỏ.
Trong một vụ kiện có liên quan đến các luật sư của hai hệ thống tư pháp là Pháp và Mỹ, ông có nhận thấy rất nhiều khó khăn đang đặt ra ở phía trước?
Khó khăn trước tiên nằm ở chỗ đây là một hồ sơ phức tạp do liên quan đến nhiều nước như Việt Nam, Mỹ, Pháp và hồ sơ đó lại được đưa ra trước một tòa án của Pháp. Liên quan đến thẩm quyền xét xử, chính việc bà Trần Tố Nga mang quốc tịch Pháp đã cho phép tòa án Pháp có quyền xem xét đơn kiện.
Ngoài ra, luật nước nào sẽ được chọn để áp dụng cũng là một vấn đề. Đây sẽ là vấn đề được thảo luận giữa các luật sư và các thẩm phán trong quá trình thẩm định hồ sơ. Cần xác định rõ là luật của Pháp, Việt Nam hay Mỹ sẽ được áp dụng trong quá trình xử kiện. Chúng tôi sẽ dựa vào một số quy định đồng thời chuẩn bị một số lý lẽ để đề xuất áp dụng luật của Pháp.
Chúng tôi nghĩ rằng một sai phạm đã gây tổn hại thì người có sai phạm mà ở đây chính là các công ty hóa chất của Mỹ đã sản xuất và cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ, phải thực hiện trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại do mình gây ra. Chúng tôi muốn đề nghị như vậy và có những công cụ, vũ khí để bảo vệ quan điểm của mình trước tòa.
Cho đến nay, các tòa án Mỹ không thừa nhận mối quan hệ giữa chất diệt cỏ mà quân đội Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam và các căn bệnh mà nạn nhân chất độc da cam mắc phải. Ông có nghĩ rằng các bằng chứng pháp lý và khoa học của ông đủ vững để có thể buộc tội được các công ty Mỹ không?
Chúng tôi tin tưởng rằng mình có đủ bằng chứng cần thiết cả về góc độ khoa học cũng như góc độ kỹ thuật để đảm bảo thực hiện được các ý định của mình trước tòa. Chúng tôi sẽ làm hết sức để bảo vệ quan điểm của mình trước tòa. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, còn quá sớm để có thể đưa ra những lời khẳng định.
Nhưng tôi tin rằng nhất định sẽ diễn ra một cuộc tranh luận. Không hẳn là về mối quan hệ giữa việc nhiễm chất độc da cam và các căn bệnh mà các nạn nhân mắc phải sau này bởi vì điều đó đã được chứng minh, bằng chứng là chính phủ Mỹ đã phải bồi thường cho các cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm và mắc các căn bệnh được công nhận là có mối liên hệ với chất da cam/dioxin.
Chính vì vậy, khó khăn không nằm ở việc xác định mối quan hệ đó. Theo tôi, nếu các nạn nhân Việt Nam đã thất bại trong các vụ kiện tại Mỹ, theo hồ sơ mà tôi được đọc, lý do liên quan đến trình tự tố tụng và căn cứ pháp lý nhiều hơn là bản chất các sự việc và bằng chứng khoa học.
Ông có tin rằng vụ kiện sẽ giúp đòi được công lý cho bà Trần Tố Nga và các nạn nhân chất độc da cam?
Không luật sư nào có thể đảm bảo chắc chắn sẽ thắng trong một vụ kiện, nhưng chúng tôi tin tưởng vào thành công vì chúng tôi có những cơ sở vững chắc. Chúng tôi sẽ đấu tranh trong khuôn khổ của vụ kiện này đồng thời trả lời một cách chắc chắn nhất, với lập luận chặt chẽ nhất có thể trước các yêu sách mà các bị đơn sẽ đưa ra, cho dù đó là khả năng chi trả án phí, các vấn đề liên quan đến chọn luật áp dụng, thẩm quyền xét xử và cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất là mối quan hệ giữa chất độc da cam và các bệnh lý phát sinh để có thể buộc tội các công ty hóa chất Mỹ, bởi vì đây là một trong những vấn đề cốt lõi của vụ kiện.
Liệu các công ty hóa chất của Mỹ có sai phạm không? Chúng tôi tin là có, bởi vì chúng tôi có trong tay một số dữ liệu cho thấy các công ty Mỹ nhận thức được mức độ nguy hiểm của sản phẩm mà họ sản xuất vào thời điểm họ cung cấp chất da cam cho quân đội Mỹ. Việc họ nhận thức được mức độ nguy hiểm khiến họ phải chịu trách nhiệm về sai phạm của mình. Tóm lại, chúng tôi có một số cơ sở, tài liệu và lập luận đủ vững để tin vào việc bà Trần Tố Nga có thể thắng kiện.
Tại các phiên làm việc ngày 16/4 vừa rồi và ngày 18/6 sắp tới, thẩm phán lần lượt mời luật sư bên bị và bên nguyên có mặt tại tòa. Các phiên làm việc đó nhằm mục đích gì ? Khi nào thì bà Trần Tố Nga và các đại diện các công ty Mỹ sẽ được mời đến tòa?
Cả hai buổi làm việc đều mang tính chất thủ tục nhằm thẩm tra hồ sơ. Tại đó, các bên nguyên đơn và bị đơn bao gồm cả pháp nhân và thể nhân, không bắt buộc phải có mặt tại tòa. Vả lại, họ cũng không được mời đến. Đôi khi, sự có mặt của luật sư cũng không cần thiết. Đây đơn giản chỉ là một ngày vào hôm đó thẩm phán xem xét lại hồ sơ vụ kiện, yêu cầu của các bên phải hoàn thành một số công việc nhằm thúc đẩy quá trình tố tụng.
Ngày 16/4 là buổi làm việc đầu tiên. Thẩm phán đã thẩm tra hồ sơ, nhận định về tính chất phức tạp của vụ án do có rất nhiều bên liên quan. Thực tế là có 26 công ty của Mỹ đã bị kiện. Cho đến nay, 18 công ty đã mời luật sư và tham gia vào quá trình tố tụng, 8 công ty khác hiện vẫn đang yên lặng.
Quay trở lại các thủ tục của phiên tòa, vấn đề chỉ là đưa ra một lịch trình cho các phiên tranh luận bởi vì một số vấn đề đã được nêu ra: liệu bà Nga có quyền khởi kiện hay không, luật nước nào sẽ được áp dụng, mối quan hệ giữa việc nhiễm và các bệnh lý phát sinh-đây là vấn đề cốt lõi, sai phạm của các công ty Mỹ và thiệt hại mà bà Trần Tố Nga đã phải gánh chịu.
Tất cả các vấn đề này cần một lịch trình để xem xét, đó cũng là lý do của buổi làm việc ngày 18/6 tới. Bà Trần Tố Nga không được mời tới tòa, nhưng văn phòng luật sư của chúng tôi sẽ có mặt để cùng lên kế hoạch với các đồng nghiệp và các thẩm phán liên quan đến việc thảo luận về hồ sơ và các vấn đề mà tôi vừa nêu ra. Các thủ tục này mang tính kỹ thuật, hành chính và pháp lý. Sự có mặt của các luật sư là cần thiết nhưng của các chủ thể thì chưa.
Như vậy, vụ kiện sẽ kéo dài nhiều năm?
Vâng, chắc chắn vụ kiện sẽ kéo dài do tính chất phức tạp của nó và số lượng đông các bên tham gia. Cần phải có đủ thời gian để trả lời các yêu cầu của các luật sư bào chữa đồng thời bảo vệ quan điểm của mình. Như tôi đã nói ở trên, 18 công ty đã thuê luật sư, như vậy sẽ có chừng đó quan điểm bào chữa của các luật sư và chừng đó lập luận mà chúng tôi phải trình bày đáp trả.
Quá trình đó sẽ kéo dài, mất khoảng 1 năm, thậm chí 1 năm rưỡi hoặc 2 năm trước khi diễn ra phiên tranh tụng để có thể đưa ra phán quyết. Nói cách khác, quá trình bào chữa và tính chất phức tạp của vấn đề đòi hỏi thời gian để vụ việc được xem xét kỹ lưỡng, để các bên có thể trao đổi các vấn đề về hồ sơ.
Phiên xét xử cuối cùng tại đó tất cả các bên liên quan đều có mặt, các luật sư bào chữa cho thân chủ của mình - phiên tòa quan trọng nhất sẽ khó có thể diễn ra trước năm 2016.
Ông đã có dịp nào đến Việt Nam và được gặp gỡ với các nạn nhân chất độc da cam chưa?
Chúng tôi, những luật sư phụ trách vụ kiện của bà Trần Tố Nga đều đã có dịp đến Hà Nội. Tại đây, chúng tôi đã gặp đại diện Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA), những người đã cam kết ủng hộ chúng tôi trong vụ kiện này vì đây không phải là vụ kiện đòi quyền lợi của riêng bà Trần Tố Nga mà nó còn liên quan đến tất cả các nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam.
Chúng tôi cũng đã được đi thăm một ngôi làng nằm ở ngoại thành Hà Nội, nơi chăm sóc các trẻ em bị mắc các chứng bệnh ở những mức độ khác nhau liên quan đến chất độc da cam. Những cuộc gặp cảm động đó đã thúc giục chúng tôi cần phải đưa vụ việc này ra trước tòa án Pháp.
Trong các vụ kiện tại Mỹ, các nạn nhân da cam-những người phải chịu những nỗi đau cùng cực đã không đòi được công lý. Có vẻ như lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh?
Trong một vụ kiện, không thể tránh khỏi việc có người mạnh và người yếu. Vụ kiện tại Mỹ rất có ích khi nó thức tỉnh công luận Mỹ và quốc tế về một vấn đề cần được quan tâm đó là đồng thời giải quyết các hậu quả về sức khỏe con người và môi trường tại Việt Nam do các loại hóa chất đã rải xuống Việt Nam trước đây, đó cũng còn là vấn đề trách nhiệm bồi thường.
Chính vì vậy, các phiên tòa đó không phải là vô ích. Chúng ta đang được hưởng lợi do kết quả đấu tranh từ các phiên tòa đó mang lại. Điều này cho phép chúng ta ngày hôm nay trong vụ kiện tại Pháp có thể đi xa hơn trong nỗ lực nhằm đạt được quyết định công nhận của tòa. Cá nhân tôi khi tham gia vào vụ kiện này, tôi cảm thấy có nhiều động lực thúc đẩy vì tính lịch sử của vấn đề và phạm vi đề cập ở tầm quốc tế của nó.
Nhưng ở Pháp nói riêng và châu Âu nói chung, nhiều người chưa biết tới vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam?
Trước đây cũng như hiện nay, công tác tuyên truyền luôn được tiến hành. Vì thế khi nêu vấn đề chất độc da cam, mọi người đều biết rằng đang đề cập đến vấn đề gì, tuy nhiên, họ không có nhiều thông tin và không hiểu rõ tác hại và hậu quả mà chất độc da cam gây ra cho nhân dân Việt Nam cũng như mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Vụ kiện này sẽ là dịp để nâng cao hơn nữa hiểu biết và nhận thức của công luận về vấn đề này.
Chúng ta đang ở vào thời điểm bắt đầu của vụ kiện, vì thế dư luận chưa thực sự quan tâm nhưng tôi tin rằng khi bắt đầu các phiên xét xử và tranh tụng truyền thông bắt đầu vào cuộc, dư luận sẽ thực sự chú ý đến vấn đề này. Đây là một cuộc chiến đấu mà chúng tôi, các luật sư tại văn phòng "Bourdon & Forestier" và các nạn nhân da cam đứng trong cùng một đội ngũ.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1176428#ixzz3dIpbKqg0
doc tin tuc www.xaluan.com


mardi 16 juin 2015

85 năm Ngày Tang Yên Bái: Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”

PLS : Hy vọng các bác đã hiểu ra vì sao mà ta đã phải làm cuộc CM 1945, vì sao mà ta đã không thể chịu được sự cai trị của thực dân Pháp. Những thanh niên trẻ trí thức mà họ còn giết thảm khốc như vậy, thì các bác tưởng tượng dân thường còn lầm than thế nào? Các bác đã đọc truyện của nhà văn Pháp Jean Hougron viết về Đông Dương chưa? Các bác đọc đi để mà biết được tình hình chứ không có lại nói là ĐCS tuyên truyền. Nhưng các bác cũng phải thấy là, trí thức mình họ thôi thì không đủ sức lãnh đạo xã hội đâu, ĐCS họ dựa vào dân là có lý thật. Dân có ngu đến đâu đi nữa, thì họ có sức mạnh của họ, sức mạnh thô và nguyên thủy, và họ chiếm đa số. Cho nên các bác muốn noi gương Nguyễn Thái Học, nhưng rõ ràng là ông ấy đã thất bại rất bi thảm, nên con đường của ông ấy cũng không phải là con đường nên theo đâu.

Cho nên ĐCS chắc chắn là có giá trị của họ, có chỗ đứng của họ, không thể loại bỏ họ được, Ukraine rất sai lầm về điều này, nên phải trả giá đắt đấy. Cá nhân tôi thì đồng ý với ông André Menras Hồ Cương Quyết, là ĐCS nên chiếm nửa phần lãnh đạo đất nước (ông ấy cắt nghĩa lá cờ của MTDTGP Miền Nam là nửa đỏ là ĐCS, nửa xanh là phần còn lại).

85 năm Ngày Tang Yên Bái: Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”

Posted by adminbasam on 16/06/2015
Trần Trung Đạo
15-06-2015
Tưởng Niệm 85 năm Ngày Tang Yên Bái
H1
Vào khoảng thời gian này 85 năm trước, tức vài hôm sau Ngày Tang Yên Bái, ngày 17 tháng Sáu năm 1930, bức hình bên đây được đăng trên báo Pháp. Mười ba chiếc đầu của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa bị chém còn phơi trên bãi cỏ. Chiếc đầu được đánh dấu tròn được tờ báo ghi chú “đây là đầu của Nguyễn Thái Học”.
Theo tác giả Hoàng Văn Đào trong tác phẩm “Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò”: Trong chuyến xe lửa bí mật, riêng biệt khởi hành từ Hà Nội lên Yên Bái, các tử tù cứ hai người còng làm một, trò chuyện ở toa hạng tư trên một lộ trình dài 4 tiếng đồng hồ. Cùng đi với các tội nhân còn có thanh tra sở mật thám Pháp, hai cố đạo người Âu là Linh mục Mechet và Dronet. Máy chém di chuyển theo cùng chuyến xe. Đao phủ thủ phụ trách buổi hành quyết là Cai Công. Cuộc hành quyết khởi sự vào lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17.6.1930 trên một bãi cỏ rộng với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ. Xác chết 13 người chôn chung dưới chân đồi cao, bên cạnh đồi là đền thờ Tuần Quán, cách ga xe lửa độ một cây số.
Tác giả Louis Roubaud in trong cuốn sách Việt Nam, xuất bản 1931, được trích dẫn khá nhiều, viết về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và những diễn biến tại pháp trường. Ngay ở trang đầu Roubaud đã viết: “Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam! 13 lần tôi nghe tiếng hô này trước máy chém ở Yên Bái. 13 người bị kết án tử hình đã lần lượt thét lên như vậy cách đoạn đầu đài hai thước”. Tác giả cũng viết về nhà cách mạng Nguyễn Thái Học: “Anh mỉm miệng cười, cực kỳ bình thản, đưa mắt nhìn đám đông công chúng và cúi đầu chào đồng bào rồi cất giọng đĩnh đạc, trầm hùng mà hô lớn: “Việt Nam vạn tuế”. Cô Giang, vợ chưa cưới của Nguyễn Thái Học, cũng có mặt trong đám đông.”
Trong hồi ký Từ Yên Bái Đến Côn Lôn, Nguyễn Hải Hàm tức Ký Thân, người bị kết án tử hình sau Khởi Nghĩa Yên Bái nhưng sau giảm xuống chung thân nơi Côn Đảo, kể lại lời của vị Linh mục chứng kiến giờ phút cuối cùng của 13 Anh hùng Yên Bái: “Ông Học thật tốt. Ông không hề tỏ ra một cử chỉ hay lời nói nào buồn trách Cha như những người kia. Trái lại ông Học nói chuyện với Cha tự nhiên, bình thản như ngày thường …Quá vui tính…12 anh kia bị chém trước rồi sau mới là anh Học…Anh Học trước khi lên đoạn đầu đài hô lớn câu Việt Nam Vạn Tuế, và khi hô lớn xong đầu cũng lọt vào thùng mạt cưa bên cạnh. Anh nào cũng hô Việt Nam Vạn Tuế, có anh thì hô Việt Nam Muôn Năm… Nhưng đau lòng nhất là có một vài anh chưa hô hết câu đầu đã rơi xuống thùng mạt cưa”.
Mười ba liệt sĩ lên máy chém thực dân sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930: Nguyễn Thái Học, Phó Ðức Chính, Bùi Tư Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hà Văn Lạo, Ðào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Ðức Thịnh, Nguyễn Văn Tiềm, Ðỗ Văn Sứ, Bùi Văn Cửu và Nguyễn Như Liên.
Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã dành hơi thở cuối cùng của đời mình trên mặt đất này để gọi tên hai tiếng Việt Nam trước khi bước lên máy chém. Như hai tác giả Louis Roubaud và Hoàng Văn Đào viết, không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”.
Đó cũng là điểm khác biệt chính giữa các đảng cách mạng thật sự chiến đấu vì tự do, độc lập của dân tộc và đảng CSVN. Với những người yêu nước chân chính, đảng cách mạng chỉ là chiếc ghe để đưa dân tộc Việt Nam qua sông trong khi với Đảng Cộng sản chiếc ghe lại chính là dân tộc.
Hôm nay, sở dĩ đảng CS ca ngợi lòng yêu nước của Nguyễn Thái Học chỉ vì ông đã hy sinh, tuy nhiên, nếu ông còn sống và tiếp tục lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng trong giai đoạn 1945, số phận của Nguyễn Thái Học cũng giống như Bùi Quang Chiêu, Trương Tử Anh, Khái Hưng, Phạm Quỳnh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Thế Nghiệp và hàng ngàn người Việt Nam yêu nước bị CS giết mà thôi.
Nguyễn Thái Học khi sống là Đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng khi chết đã chết như bao nhiêu thanh niên yêu nước khác, thư thái ngâm những vần thơ tuyệt mệnh “Chết vì tổ quốc, chết vinh quang, lòng ta sung sướng, trí ta nhẹ nhàng”. Chàng thanh niên Việt Nam Nguyễn Thái Học chỉ mới 28 tuổi.
Lịch sử mang tính thời đại và tính liên tục. Mỗi thế hệ có một trách nhiệm riêng, nhưng dù hoàn thành hay không, khi bước qua thời đại khác, vẫn phải chuyển giao trách nhiệm sang các thế hệ lớn lên sau. Sức đẩy để con thuyền dân tộc vượt qua khúc sông hiểm trở hôm nay không đến từ Mỹ, Anh, Pháp hay đâu khác, mà bắt đầu từ bàn tay và khối óc của tuổi trẻ. Lịch sử Việt Nam đã và đang được viết bằng máu của tuổi trẻ Việt Nam.

lundi 15 juin 2015

Parc Zoologique du Bois de Vincennes (2)















(còn tiếp)

Parc Zoologique du Bois de Vincennes

Đi lối này :








 Trả bao nhiêu tiền vé mà không chịu đi ra cho người ta xem :

(còn tiếp)

Nhiều thứ đã trốc gốc theo cây xanh Hà Nội


PLS : Ê, bộ các vị không bao giờ thấy mình có lỗi gì à? Giông lốc đổ cả ngàn cây mà các vị vẫn chưa chịu chặt cây à ?

Bây giờ tôi nói như vầy, kẻ nào gây ra cái chết của người khác, dù là trực tiếp, hay là gián tiếp, thì chúng can tội sát sinh, mất phúc đức. Vậy các vị thử nghĩ xem, các vị đòi trồng cây to, cổ thụ trong thành phố, thì cây đổ đè chết người, thì các vị thử nghĩ xem các vị có lỗi trong cái chết của người bị cây đè không ?


Tôi đã nói rồi, các vị không được làm những chuyện nguy hiểm. Ví dụ như trẻ con chết trong xô nước ở nhà trẻ, các vị mắng các cô là không chăm sóc cháu kỹ, nhưng mà lẽ ra các vị phải mắng mụ Hiệu trưởng, là mụ ấy phải ra luật là không được để xô nước đầy trong nhà trẻ. Bên Pháp là người ta quy định rõ, ví dụ như không được để đồ chứa nước cao quá 20cm, vì đấy là mức nước đủ khiến một đứa trẻ bị chết đuối.

Cũng vậy, cây to cổ thụ ở trong thành phố là một cái hiểm họa lừng lững trên đầu. Các vị không thể vì muốn đẹp mà để nguy hiểm đến sinh mạng người khác! Các vị muốn trồng cây cổ thụ, thì trồng nơi không có giao thông nhiều người qua lại, thỉnh thoảng đến mà ngắm. Còn thành phố thì chịu bớt đẹp một chút, chứ định kỳ cây lớn là phải hạ đi, không để nó to quá nguy hiểm. Chỉ có đừng có hạ hàng loạt rồi trồng vào cây thổ tả thôi ! Các vị muốn trồng cây quý, thì trồng trong khu bảo tồn, chứ không có trồng trên phố. Trên phố chỉ trồng cây xanh có tán lá, vững chắc thôi. Muốn gì mà muốn đủ thứ như thế?

Còn cái bọn vật vã kêu than choáng ngất dưới nắng nóng ấy, thì bảo chúng ra đường ít thôi, làm gì mà suốt ngày cứ chạy lồng lộn ngoài đường, thì làm việc học hành nghỉ ngơi thể thao vào lúc nào ? Cho nên giá xăng tăng là tôi khoái lắm, cho bọn chúng bớt chạy nhổng, gây kẹt xe, tai nạn giao thông. Chỉ có doanh nghiệp thì thiệt thòi, thì các bác ra cái luật nào đấy giảm thuế xăng dầu cho doanh nghiệp.


Còn cây mới trồng dông lớn như vậy thì nó phải lật chứ, đấy là chuyện bình thường, bộ cả đời các bác chưa bao giờ trồng một cái cây nào à? Thế mà cũng nói người ta được ! Cây cổ thụ rễ bám chặt khừ còn trốc gốc nữa là, thật là không biết phải quấy gì hết, thế mà lại còn ý kiến với chả ý cò !



Cây xanh Hà Nội



Nhiều thứ đã trốc gốc theo cây xanh Hà Nội

(Người Việt) - Chỉ một cơn giông lớn trong vòng 30 phút, Hà Nội tan hoang, cây xanh ngã gục, và cùng với đó, một “cuộc chiến” bắt đầu.

Cơn giông chiều ngày 13/6 mang theo gió lốc bằng sức mạnh một cơn bão cấp 8-9 tràn qua Hà Nội, 2 người xấu số thiệt mạng, hàng ngàn cây xanh bị ảnh hưởng, ô tô, xe máy, nhà cửa cũng bị thiệt hại nặng nề.

Đi qua phố phường Hà Nội sau cơn giông bão là một trải nghiệm không dễ gì quên được. Quả là một cơn thịnh nộ của trời đất, lúc ấy, có lẽ nhiều người mới thực sự thấm thía cái cảm giác mong manh nhỏ bé của con người trước thiên nhiên.
Và bên những gốc cây đổ ở Hà Nội, một “cuộc chiến” đã thực sự nổ ra xung quanh việc chặt hạ cây xanh. Phe phản đối, phe đồng tình. Có người đã mạnh miệng tuyên bố: rồi đây cần chặt càng nhiều cây càng tốt.
Than ôi, sao mà thói đời lại bạc bẽo làm vậy. Sao người ta chóng quên quá, mới chỉ một tuần trước đây thôi, ai đã từng vật vã kêu than khi đi qua những con đường chang chang nắng, không một bóng cây?
Ai đã từng dạt vào núp dưới bóng cây khi phải chờ đèn đỏ? Ai đã quên rằng nếu không có những hàng cây vươn cành xòe lá trong nắng gắt, có thể họ sẽ bị choáng ngất dưới cái nóng trên 40 độ C?
Việc cây xanh bị đổ trong cơn giông lốc kinh hoàng là điều không tránh khỏi, khi cành lá chúng xum xuê chưa được cắt tỉa vì mùa mưa bão chưa tới và hơn nữa, bên dưới gốc chúng, là đường cáp ngầm chằng chịt xuyên qua.
Cây xanh không hề có lỗi, chính con người mới là nguyên nhân của mọi thảm họa. Chúng ta trồng cây trong đô thị thiếu quy hoạch, thiếu khoa học.
Cơn giông lốc trốc gốc cây đã phơi bày những tệ bạc của con người. Những cây mới trồng còn nguyên bọc, bật trơ gốc. Có người đã lên tiếng cho rằng đó là túi bọc bầu đất tự phân hủy, không ảnh hưởng gì. Đó là việc rất cần các nhà khoa học lâm nghiệp lên tiếng xác nhận.
Thế nhưng việc người ta trồng cây xuống bằng cách “chôn hờ”, nông choèn choẹt như vậy đã bộc lộ một lối làm ăn dối trá, cẩu thả. Nếu không có cơn giông bất ngờ ấy, chúng ta sẽ không thể biết, loạt cây mới trồng đang chịu đựng những thảm kịch gì.
Cơn giông lốc qua đi. Thay vì nhìn lại mình, sám hối những tội lỗi mà con người đã gây ra với bà mẹ thiên nhiên để bây giờ phải gánh chịu hậu quả, thì buồn thay, có khá đông người lại tiếp tục thể hiện một cái tâm vô minh, không phân biệt phải trái đúng sai khi lên tiếng đổ tội cho cây xanh.
Ngay lúc này, việc thành phố cần làm là lập một đề án khoa học lớn, mời các nhà khoa học lâm nghiệp có uy tín vào cuộc, cùng phân tích, đánh giá các loại cây trong thành phố để đưa ra một kế hoạch dài hơi.Và trên hết, phải làm bằng cái tâm trong sạch, bởi vừa qua, chúng ta phải trả giá bằng những mạng người.
Đừng đùa với thiên nhiên. Đừng tưởng một bàn tay có thể che cả bầu trời. Đừng tưởng chôn lấp sơ sài một gốc cây xuống đất là sẽ che được mắt thế gian. Thói làm ăn cẩu thả gian dối đáng xấu hổ đã bị trốc gốc cùng với cây xanh rồi đó.
Hãy nghiêm túc nhìn nhận lỗi lầm của mình, thay vì lên tiếng đòi triệt hạ cây xanh vô căn cứ một lần nữa. Đó thực sự mới là tội ác.  
  • Mi An

http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/nhieu-thu-da-troc-goc-theo-cay-xanh-ha-noi-3272717/

dimanche 14 juin 2015

Fans của phulangsa


Ối giời ơi, hơn hai trăm tên từ Việt Nam hôm nay lại xông vào blog của ta, chúng đọc bài "Ánh Viên và HCV Olympic" của ta, chắc là chúng tưởng là AV đoạt HCV Olympic rồi, hehe, thất vọng chưa !! Đấy là mình đặt tựa như vậy cho nó hấp dẫn thôi, vì đấy là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của dân học văn mà ! Ai biểu đọc không kỹ rồi nhào vô, tui có nói là AV "ĐOẠT" HCV đâu, tôi nói là "VÀ" cơ mà ! Thế ví dụ tôi đặt tựa là "GS NBC và tình muôn thuở", thì các bác lại tưởng là GS NBC yêu tôi muôn thuở à ?

Hôm nay tôi đi xem sở thú ở Vincennes, thú béo khỏe năng động lắm, chứ không buồn thiu như thú ở Vietnam mình. Công nhận là ở bên Tây, đến thú vật nó cũng vui khỏe hơn thú vật ở VN ta ! Chờ đó mình post hình với vidéo lên nha, bây giờ thì phải đi nấu cơm tối !
Bisous các bác !

samedi 13 juin 2015

Ánh Viên và HCV Olympic


Hình đẹp :


Chuyên gia Việt nhận định về khả năng đoạt HCV Olympic của Ánh Viên - 1

http://eva.vn/tin-tuc/chuyen-gia-viet-nhan-dinh-ve-kha-nang-doat-hcv-olympic-cua-anh-vien-c73a226871.html


Chúc mừng Ánh Viên và thầy Đặng Anh Tuấn ! :-) Cảm ơn AV về những bài học tuyệt vời. Những người giỏi trong lĩnh vực của họ sẽ cho ta những bài học rất hay. Ví dụ thì mình thích cái bài học mà AV nói học được từ một ông thày dạy bơi ở Texas, cổ nói đại ý là ổng dạy là phải biết điều chỉnh sức khỏe và cảm xúc tích cực để có thể luyện tập tốt (ổng nói hay hơn nhưng mà mình quên mất rồi). Đây là một bài học rất quý đối với mình là bởi vì những khi sức khỏe hay tâm lý trồi sụt thì mình học kém đi nhiều.


Còn về HCV Olympic thì thày trò và mọi người nên thận trọng ! Tất cả những đỉnh cao thường đem lại nhiều tiền, và cái gì nhiều tiền thì nó thối ruỗng, mục nát ! Thể thao đỉnh cao đem lại rất nhiều tiền cho một số kẻ (chứ không hẳn là cho VĐV), cho nên những kẻ ấy mặc sức thao túng. Tôi chẳng bao giờ thèm xem bóng đá Việt Nam, là vì từ lâu rồi, tôi cứ thấy đội tuyển đá rất hay, nhưng cái trận quan trọng nhất tưởng thắng thì lại thua, làm dân chúng chưng hửng, các bác có biết vì sao không? Vì cái bọn mafia thao túng bán độ chúng được nhiều tiền vô kể, do dân chúng cá độ bị thua bất ngờ, chứ còn gì nữa ! Các bác cứ ngây thơ đổ tiền vào mồm cá mập, nhưng mà các bác đã ngây thơ, thì kiểu nào các bác cũng mất tiền thôi ! Tôi ấy hả, được đồng nào tôi ăn hết, chẳng tên bất lương nào cướp được đồng nào của tôi ! Có gì đâu mà cướp !


Cho nên các bác cứ hội nhập đi, hội nhập đi, rồi các bác sẽ biết được nhiều điều hay lắm ! Thể thao đỉnh cao ở thế giới ấy hả, hầu hết là doping, không thế thì không thể nào thắng được. Toàn là do VĐV giải nghiệp kể lại đấy ! Tất cả thành tích của họ, là làm sao dùng doping cho khéo để không bị phát hiện. Cho nên anh Michael Phelps giải nghiệp rồi phải dùng ma túy là có lý do của nó, tôi không dám nói nhiều sợ lỡ đâu lại bị kiện, thì chẳng có xu nào mà nộp phạt (ở Tây cũng chẳng được tự do mở miệng đâu, vì tuy chẳng có ĐCS mà cấm, nhưng mở miệng thì mất tiền, nên rốt cuộc là ta cũng như Tây, đều ngậm miệng cả ! Chỉ có điều là mỗi nơi ngậm miệng một kiểu).


Có anh VĐV đua xe đạp Pháp ảnh kể là, có đợt chuẩn bị đua chặng leo núi, đột nhiên thời tiết xấu đi, nên cuộc đua phải hủy, thế là các tay đua đã nạp đầy chất kích thích vào rồi, họ phải chạy trong mưa suốt mấy tiếng đồng hồ để tiêu năng lượng đi, không thì phát điên.

Cho nên là Ánh Viên không cần phải mơ HCV Olympic làm gì, HCĐ là được rồi. Dân trong nghề thì họ sẽ nể phục AV, vì họ biết là cô ấy không cần doping, trông cái điệu thi xong cười hiền hòa, cử chỉ dịu dàng là đủ biết, chứ như cái con ranh Tao Li trông như thần nanh đỏ mỏ, đi thi thì gian lận, thì HCV làm quái gì !! Ta cóc cần HCV, ta chỉ cần là người giỏi nhất, number one ! :-)

Ánh Viên tuyệt vời !



lundi 8 juin 2015

Vải thiều ở Paris


Hi các bác ! Không hiểu sao cứ cái gì không kể ngay thì khi định kể lại thì tôi lại chán ! Thế là tôi định kể chuyện ăn vải thiều cho các bác nghe mà bây giờ tôi lại chán quá, không biết làm thế nào ! Hay là các bác thích nghe chuyện bơi lội hơn ? Hay là các bác thích nghe tôi bình luận chính trị ? Còn thơ thì không hiểu sao tôi tịt luôn không làm được nữa, sau bao nhiêu biến cố cuộc đời, lên voi xuống chó !!

Thôi thì lại kể chuyện vải thiều cho rồi ! Nói chung là, tôi theo dõi tình hình, biết được là vải thiều sẽ được bán ở tiệm Thanh Bình Jeunes, tôi mới bèn dùng Google Map để tìm đường đến đấy. Nói chung là xa, nghĩ cảnh trèo đèo lội suối cũng ngại, nhưng chẳng lẽ lại phụ lòng Bộ Công Thương thương mến của ta ? Đang ngồi suy nghĩ thì nhớ ra là con trai hay đi dự câu lạc bộ Toán học gần đấy, thế là bèn quyết định nhờ vả chàng.

Lục hết các túi được khoảng 19 euros, tôi mới bèn dặn cậu ấy là : theo thông tin của mẹ thì vải thiều được bán khoảng 6 ơ rô một ký, nhưng hình như đấy là giá bán của Việt Nam, chứ chưa phải giá bán ở Pháp. Vậy con cầm 19 ơ rô này, nếu đúng là 6E /kg thì con mua ba ký, 1 ơ rô còn lại phần con, nếu 7E/kg thì con mua hai ký, nếu đắt hơn thì con mua 1,5kg, nói chung là với số tiền này làm sao mà con mua được nhiều vải nhất. Là tôi nói dài dòng như vậy cho cậu ấy hiểu đúng ý mẹ, chứ còn từ hồi cậu ấy đến tuổi thiếu niên tới nay, thì tôi nhờ cậu ấy làm toán rất khỏe, chỉ cần đặt vấn đề, còn cậu ấy sẽ tính toán giải pháp !

Sau đó thì con trai lên đường, còn mẹ thì ngồi nhà chờ ăn vải thiều. Nói vậy chứ tôi quần quật chuẩn bị bánh trái, nước uống, ly chén, bóng bay, vv. sau đó là trông một đám trẻ con mời tới mừng sinh nhật cô nương, sau đó là nói chuyện với mẹ chúng nó, rồi nói chuyện với hàng xóm, ong hết cả thủ, uống rượu vin rosé ướp lạnh nhiều quá say sưa, mà mỗi lần say thì tôi rất thích nói chuyện mà lại thấy cái gì cũng buồn cười. Trời sao mình định kể chuyện vải thiều mà cứ lạc đề đi đâu ấy ! Thôi tôi tạm gửi cho các bác đọc đoạn này trước nghen !

Sau đó thì bạn bè lần lượt ra về, tôi thì dọn dẹp bàn ghế, lau chùi quét dọn chút ít, vì bàn tiệc bày trong sân, chén dĩa thì bằng giấy ăn xong cứ thế là quăng đi. Chuẩn bị bữa tối, mà ngóng mãi con trai chưa thấy về, hình như cậu ấy có bồ nên hay đi chơi về trễ, tôi cũng tế nhị không hỏi, chỉ dặn là phải cẩn thận kẻo có em bé sớm là mẹ lại phải chăm, làm cậu ấy cứ cười tủm tỉm. Sau đó thì cậu ấy về, mang theo một bịch vải thiều. Tôi bèn nếm thử ngay, nhưng mà quả thật là mình xúc động quá, vì kể từ lần cuối cùng tôi ăn vải thiều đến nay, có dễ cũng hơn ba chục năm rồi !

Nhìn quả vải thiều tròn mọng đẹp mắt lắm, nhưng không giống lắm với vải thiều hồi còn nhỏ minh ăn, vì nó không tươi bằng, mà cũng không có cành lá, nhưng dù là như vậy thì cũng ăn đứt vải thiều Madagascar rồi ! Tôi bóc quả vải thiều ra, thấy bên trong tròn trắng như viên ngọc, lòng thấy bồi hồi, tưởng mình là Dương Quý Phi, vì phải bao nhiêu công sức của mọi người mới mang được quả vải tươi đến cho mình ăn chứ ! Cho quả vải vào miệng, chưa kịp thưởng thức, thì Đường Minh Hoàng nghe nói vải giá 10E/kg, bèn làu bàu phát biểu điều gì đấy khiến mình suýt nghẹn, nhưng may quá quả vải ngon ngọt nó cứ tự động trôi tuột xuống cổ họng !

Ôi tôi cứ kể mãi mà không xong, phiền các bác cứ phải đi tới đi lui đọc thêm đọc nữa, khổ nhỉ? Ấy tôi lại nhớ hôm nọ có hơn hai trăm bác vào đọc blog, từ bấy đến nay không thấy héo lánh gì nữa, thật là chẳng hiểu ra làm sao ! Thà là chẳng quan tâm tới mình thì thôi, ai lại đột nhiên tỏ lòng quý mến, rồi lại thờ ơ lạnh lùng như thế ! À trong lúc chờ đợi tôi kể xong chuyện, thì tôi mời các bác đọc bài này, bài kể lại phản hồi của người ăn vải thiều ở Pháp, tôi thấy cũng chính xác lắm :

http://vov.vn/kinh-te/vai-thieu-viet-nam-nhan-phan-hoi-tich-cuc-tai-thi-truong-phap-406119.vov




Cháu tôi ở bên Mỹ thì khoe là nó mua hết 5 đô la được 12 quả vải thiều, mẹ nó giận quá mắng rằng, mày tưởng mày là một thằng thiếu da hay sao? Vì sao mày không ăn táo ăn lê là những thức hợp thổ nhưỡng, ngon bổ rẻ, mà lại đi ăn vải thiều ? Bà chị tôi nói chung là dân Việt Nam chính hiệu, bảo thủ, tăm tối, chuyên môn cho con ăn đồ mà nó không thích, làm chúng nó suýt nữa thì suy dinh dưỡng, may nhờ có tôi kịp thời can thiệp, mắng mỏ, tư vấn mãi nên sau này chúng nó mới ổn đấy !


À tôi mới kể tiếp chuyện hương vị vải thiều. Thì lúc ăn vào, tôi cũng hơi ngạc nhiên là ăn không giống vải thiều lắm, cũng khá giống, nhưng dường như trong trí nhớ của tôi thì vải thiều thơm ngọt hơn. Nhưng tôi cũng nghĩ có thể là mình lớn lên thì vị giác cũng thay đổi rồi, không còn tinh tế như xưa nữa, mặc dù vải thiều cũng có vị ngọt thanh, hương thơm dịu chứ không phải thơm gắt, ngọt sắc. Nhưng mà chính như vậy người Pháp họ mới thích, chứ các loại quả ngọt sắc như nhãn lồng, xoài chín họ cũng không thích lắm đâu, vì các bà Tây sợ béo phì với lại tiểu đường. Nhưng mà dù sao đi nữa, thì vải thiều cũng rất ngon, hơn hẳn các loại vải khác của các nước, tôi nghĩ là nếu người Pháp họ nếm rồi, thì các bác thổ dân Madagascar chắc phải chuyển sang trồng cây khác :-D Và mặc dù là vải thiều đắt gấp ba lần vải Madagascar, nhưng mà cùi vải dày hơn chắc cũng gấp 3, 4 lần, cho nên thực ra giá đắt nhưng mà cũng không phải là đắt, "đắt xắt ra miếng".


Và đặc biệt là, trẻ con thích lắm, chúng nó ăn mãi không chán, thật là một thứ trái cây quý (người Pháp họ cũng rất thích thanh long đấy, các con tôi cũng vậy, còn tôi thì thấy hơi nhạt, nhưng cũng dễ ăn). Xin cảm ơn các bác cùng Bộ Công Thương đã có nhiều cố gắng. Chúc các bác buôn may bán đắt, cứ kiên nhẫn làm vài lần, khi bắt đầu có khách hàng quen là ổn. Tôi nghĩ là đặc sản trái cây Việt Nam có hương vị thơm ngon, khi khách ăn quen rồi là họ sẽ ăn mãi. Trung Quốc muốn ăn thì ta cứ bán cho họ, nhưng ta mở rộng thị trường để không phụ thuộc nhiều vào họ nữa ! (Tôi cũng có biếu các bạn Pháp vài quả ăn thử, khi nào họ phản hồi thì tôi sẽ báo cáo các bác, tôi định là nếu họ thấy ngon, thì tôi sẽ mua biếu các thầy cô ở trường của con tôi nhân dịp cuối năm, nhưng không biết từ nay đến lúc tôi tự mình đi mua được, thì vải thiều có còn tươi không).

Chắc là tôi xin dừng ở đây, xin cảm ơn các bác đã đọc :-)



samedi 6 juin 2015

Ánh Viên nói gì sau khi phá 2 kỷ lục SEA Games ?

PLS : Cái nước Việt Nam mình làm như phụ nữ thì khỏe mà đàn ông thì thông minh hay sao ấy :-D Hihi "em nhớ tới chàng, em nhớ tới chàng" !
Mời các bác vào Vietnamnet mà xem cô Ánh Viên bơi sải với lại bơi hỗn hợp :-)

PS : Hôm nay tôi mới xơi món vải thiều nhưng mà tiếp đãi khách khứa cả ngày mừng sinh nhật con gái nên hơi mệt có gì ngày mai tôi kể cho các bác nghe !


Ánh Viên nói gì sau khi phá 2 kỷ lục SEA Games?

 - Cả 2 tấm HCV đầu tiên của Ánh Viên ở nội dung 800m tự do và 400m hỗn hợp đều rất thuyết phục. Với sự khởi đầu rất ấn tượng này, Ánh Viên cảm thấy rất tự tin và muốn chinh phục thêm nhiều tấm HCV ở SEA Games năm nay.

Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 28

Một chiến thắng thuyết phục ngay trong ngày ra quân, Ánh Viên có nghĩ tới điều này trước khi thi đấu?
Nguyễn Thị Ánh Viên: - Tôi không nghĩ đây là chiến thắng dễ dàng. Cũng giống như tập luyện, tôi không phải phân phối sức quá nhiều ở các nội dung. Tôi hy vọng có thể làm tốt nhất có thể ở kỳ SEA Games lần này.
Ánh Viên, SEA Games, HCV, kỷ lục
Ánh Viên tham vọng giành HCV ở tất cả các nội dung đăng ký. Ảnh: SN
Dù phá kỷ lục nhưng hôm nay không phải là thành tích tốt nhất với Ánh Viên?
Đây chưa phải là thành tích tốt nhất của em. 800m tự do là thành tích tốt nhất của em nhưng 400m hỗn hợp thì em chưa đạt thành tích tốt nhất.
Ánh Viên đánh giá thế nào về các đối thủ của mình trong ngày hôm nay?
Đối thủ của tôi đều còn rất trẻ và có thể bơi nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Tôi nghĩ mình đã làm cũng gần hết sức, còn làm tốt hơn nữa thì em cũng chưa biết.
Ánh Viên có nghĩ mình đã tiến bộ vượt bậc thời gian qua?
Tôi nghĩ tôi đã có tiến bộ khi có thể tự tin hơn và cảm thấy mình trưởng thành hơn, để có thể làm những gì mình kỳ vọng. Tôi mừng khi có thể bỏ xa đối thủ trên đường đua xanh. Khi tôi bơi, luôn đặt mục tiêu là thành tích chứ không phải huy chương. Tôi tập luyện và xem xét thành tích của mình còn thiếu chỗ nào để khắc phục.
Ánh Viên, SEA Games, HCV, kỷ lục
Ánh Viên không có đối thủ trên đường bơi 800m tự do. Ảnh: SN
Ánh Viên xác định đối thủ nào sẽ cạnh tranh HCV ở những ngày thi đấu tới?
Đối thủ chính của tôi ở các nội dung còn lại là Singapore.
Ánh Viên đặt mục tiêu giành bao nhiêu HCV ở SEA Games năm nay?
Tất cả những nội dung tôi tham gia đều đặt hy vọng giành HCV.
Xin cảm ơn Ánh Viên!
Bài và ảnh:Song Ngư  (từ Singapore)

http://thethao.vietnamnet.vn/fms/sea-games/132689/anh-vien-noi-gi-sau-khi-pha-2-ky-luc-sea-games-.html