samedi 27 février 2016

Cours de danse classique

Hi there, xin mời Loan và các bạn tập múa :-)




Các bạn kiếm một cái ghế để dùng làm thanh vịn (la barre), cứ việc múa theo cô gái ở trong vidéo, không cần chính xác, cứ hơi giông giống là được. Trông thì dễ thế nhưng các bạn cứ múa một chăp là mệt đó. Những bài múa càng về sau càng phức tạp, đừng cố quá kẻo bong gân trật khớp nha. (Bài múa đầu tiên khoảng 2mn30, để múa được như vậy phải tập chừng 3 tháng, mỗi tuần một buổi, mỗi buổi 1h)

Lưu ý 1 : phải múa theo tiếng nhạc (rất quan trọng), chứ không có múa tùm lum.

Lưu ý 2 : lưng phải luôn giữ thẳng (như một tấm ván ấy), cổ cũng giữ thẳng và vươn cao. Lồng ngực thì tưởng tượng nó như là một cái lồng chim, giữ cao và mở lồng ra.
(Bài này tập chung cho cả nam và nữ, các giáo sư tập cũng rất tốt ạ, vì các ngài hay ngồi còng lưng suốt ngày ở máy tính nên cơ lưng yếu, hại cột sống !)

Vendredi 18 mars 2016

Lưu ý 3 : Tư thế sẵn sàng múa kinh điển là chân ở vị trí số một (có 5 vị trí chân cả thảy), tức là đứng thẳng, hai gót chân chạm nhau, hai bàn chân quay sang hai bên hết mức có thể (dân múa thứ thiệt thì hai bàn chân của họ tạo nên một góc 180°, còn người thường thì chỉ gần được như vậy thôi); còn hai tay thì mũi tay chạm nhau ở trước bụng, ngang mức rốn, hai cánh tay tròn như thể mình ôm một quả bóng bự.

Trong clip này, trong bài tập múa đầu tiên, đó là động tác cuối cùng ở phút thứ 2:28, tức là cô tập múa kết thúc bài múa ở vị trí bắt đầu, sẵn sàng múa (cho bài múa tiếp theo). Tuy nhiên hai bàn chân của cô ấy đứng ở vị trí thứ 5 (cinquième position), là vị trí khó nhất mà chỉ dân múa mới làm được, chứ người thường không làm được. Loan xem lại bài múa này từ đầu, ngay lúc bắt đầu, là hai chân của cô ấy đứng ở vị trí số 1 (première position). Hai tay dường như là thấp hơn rốn một chút.

Chúc Loan và các bạn luyện tập tốt :-)

jeudi 25 février 2016

Dự định năm mới


Thưa các bác, mọi việc của tôi có vẻ bắt đầu ổn, tiền đã bắt đầu vào túi, bọn láo toét đã bắt đầu được đưa vào khuôn phép :-) Tôi hy vọng mọi việc cứ tiếp tục tiến triển như vậy để tôi được yên ổn làm việc !

Năm mới này tôi có hai dự định (projet) ở blog này, một là dạy tiếng Pháp, kẻo có mỗi một học trò quý là em macngon, bắt em ấy chờ lâu quá em ấy bỏ đi mất là buồn. Dự định thứ hai là dạy múa ballet hihi, tức là các bài tập thể dục và chuyển động cơ bản để hỗ trợ cho cô Nguyễn Thị Loan (thực ra Loan chuyển động cũng rất đẹp đấy, 5 năm bóng chuyền của Loan cũng tương đương 5 năm tập múa đấy), hoặc cô nào khác định đi thi Hoa hậu quốc tế để cô ấy giành giải về, chứ cứ thi rớt hoài làm mọi người ức chế.


Nhân đây tôi xin gởi lời chúc đầu năm đến hai cô Hoa Hậu xinh đẹp của tôi là cô Loan và cô Kỳ Duyên. Chúc hai em luôn khỏe mạnh, xinh đẹp, năng động, rạng rỡ, đạt được nhiều thành công lớn.

Chị cũng chúc macngon cùng gia đình được khỏe mạnh, an khang. Chúc macngon chăm học và kiếm được kha khá tiền để trang trải cho việc học :-)

(Tôi chúc Tết hơi trễ một chút nhưng mà đấy là tôi chúc theo kiểu Pháp, vì người Pháp họ chúc nhau trong suốt tháng đầu tiên của năm mới).

Bisous các bác !

Afficher l'image d'origine

dimanche 21 février 2016

VNTB- Xóa lịch sử chiến tranh biên giới 1979: Sự mang ơn ngu muội


PLS : Sao các bác cứ lấn bấn mãi thế? Bây giờ tôi giả sử, cái vụ hai thằng Trung Quốc vượt biên giới sang Việt Nam giết bé gái 10 tuổi để trừ nợ của bố mẹ nó ấy, các bác thử so sánh xem nhé ! Chắc hẳn bố mẹ nó nợ hai thằng kia một món tiền to, bây giờ hai thằng ấy giết con gái họ, vậy sau đó bố mẹ nó có phải biết ơn hai thằng ấy không?

Gớm các bác cứ nói chuyện ơn nghĩa làm tôi phát tởm. Ơn nghĩa là người ta có tình nghĩa với nhau, người ta giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn, vì lòng tử tế, chứ không phải vì mong trả ơn đâu. Còn đưa tiền cho nhau, sau này đòi trả lại, thì gọi là nợ. 

Còn TQ đưa quân sang đánh Việt Nam, gây chiến tranh, thì chúng còn phải trả Việt Nam món nợ chiến tranh đấy. Bao nhiêu cuộc chiến tranh với Việt Nam trong lịch sử, chúng chưa trả nợ ta một đồng nào đâu, lại còn muốn đòi cả đất đai, biển đảo nữa ư?

Tôi công nhận các bác ngu thật ! Thôi thì, các bác Cộng sản mang ơn gì TQ thì tôi không biết (có khi chúng còn đang nuôi các bác, như nuôi heo làm thịt ấy, ai mà biết được !), thì đấy là việc của các bác, các bác đừng có bắt cả nước Việt Nam này mang ơn chúng, cái đó cũng như bắt bé gái bị giết phải mang ơn hai thằng Tàu khựa ấy! Với lại miền Bắc thì mang ơn TQ vì có thể nhờ chúng mà giành được miền Nam, còn miền Nam thì phải mang ơn TQ vì cái gì cơ?

Thôi quên chuyện ơn nghĩa đi nha, nghe mà muốn ói ! Cứ tránh xa cái bọn bất nhân ấy ra là được !

Đào Đức Thông

Chiến tranh biên giới 1979: Những hình ảnh còn mãi với thời gian

(VNTB) - Chúng ta được  sống hưởng hạnh phúc, bình yên trên sự sinh hy lớn lao của những người đã khuất. Đảng & Chính quyền Việt Nam đừng làm kẻ vô ơn, bạc nghĩa và bất nhân, dẫu là trong một thời khắc nhỏ nhất.

TỔNG QUAN

Chiến tranh biên giới Việt Nam năm 1979, thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn (trong 1 tháng) nhưng khốc liệt giữa Cộng sản Trung Quốc  và Cộng sản Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Cộng đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.

Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ mối quan hệ căng thẳng từ lâu giữa hai Đảng CS, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Cộng tuyên bố hoàn thành và rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên.

NGUYÊN NHÂN

Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩn – TBT Đảng CS Việt Nam thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống CS Liên Xô của Trung Cộng, phủ nhận quan niệm của Trung Cộng rằng chủ nghĩa bành trướng của CS Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á. Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với CS Liên Xô, Trung Cộng thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Cộng. Những điều này làm cho Trung Cộng lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam và việc bị CS Liên Xô bao vây từ phía bắc. Trong tình hình đó thì một nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Cộng sau chuyến thăm Bắc Kinh tháng  9 đến tháng 10 năm 1977 của Polpot nhằm thắt chặt quan hệ đồng minh giữa hai nước.

Chiến tranh biên giới 1979, do Trùm CS Trung Quốc- Đặng Tiểu Bình ra lệnh "dạy cho Việt Nam một bài học", để trả đũa việc Việt Nam đưa quân tình nguyện qua Campuchia ngăn chặn những hành vi diệt chủng của đồng minh Khơme Đỏ của Trung Cộng.
Để rồi sau đó 5 năm, cuối tháng 4-1984, Trung Quốc một lần nữa dùng sức mạnh quân sự đánh vào biên giới tỉnh Hà Tuyên (tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang bây giờ) kéo dài hơn 100km, từ huyện Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc mà huyện Vị Xuyên là chiến trường khốc liệt nhất.

HẬU QUẢ

Chiến tranh biên giới 1979 bùng nổ, Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.

Mục tiêu của Trung Cộng là buộc Việt Nam rút quân đội ra khỏi Campuchia nhưng đã không thành, tuy nhiên cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Tuy CS Việt Nam và CS Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của. Cuộc chiến đặc biệt để lại nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà CS Trung Quốc và đồng minh của Trung Cộng gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,...

Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000). Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Tướng Ngũ Tu Quyền, phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, tuyên bố rằng số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.  Một nguồn khác của Trung Quốc thống kê tổn thất của quân Trung Quốc là 8.531 chết và khoảng 21.000 bị thương.

Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000, một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc.

Trong chiến tranh biên giới 1984 (mặt trận Vị Xuyên) khoảng 600 người là cán bộ chiến sĩ sư đoàn 356 hi sinh, 400 cán bộ chiến sĩ sư đoàn 316 và 312 của quân đội Việt Nam ngã xuống. Phần lớn hài cốt các liệt sĩ hi sinh trong trận đánh này đến nay vẫn chưa được tìm thấy và quy tập về nghĩa trang liệt sĩ.

ĐÁNH GIÁ

Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và 1984 là hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử như nhà Lý chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê tiêu diệt quân Minh, và Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng nhà Thanh.

Thế nhưng, nếu như chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ đã được ghi lại đậm nét trong lịch sử, được nhà cầm quyền và nhân dân Việt Nam tưởng nhớ hàng năm, thì cuộc kháng chiến biên giới 1979 và  Mặt trận Vị Xuyên biên giới tỉnh Hà Tuyên (tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang bây giờ) cuối tháng 4-1984 đến nay dường như vẫn vắng bóng trong lịch sử VN. Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên nơi an táng hài cốt của một số ít các liệt sĩ trong hơn 600 cán bộ chiến sĩ sư đoàn đã ngã xuống để giành lại các cao điểm 772, 685... trước quân xâm lược Trung Quốc sau hòa bình bị chính quyền nơi đây bỏ hoang vắng, quạnh quẽ.

Từ khi bình thường hóa quan hệ Việt -Trung năm 1991, ĐCS Việt Nam rất ít tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông ít đưa tin sự kiện chiến tranh biên giới tháng 2/1979 và tháng 4/1984. Trong hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa 2 cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về 2 cuộc chiến này.

Cho đến 37 năm sau, vài tờ báo Việt Nam mới có những dòng chữ tiếc thương và nhắc đến máu xương của những chiến sĩ, anh hùng hy sinh trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Cộng xâm lược đầy đau thương và mất mát vào tháng 2 năm 1979 và tháng 4 năm 1984.
Vậy suốt 37 năm qua, hỏi rằng có ai đã khóc cho những nấm mồ lạnh lẽo bơ vơ của những người đã hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979? Hay chỉ là những tiếng khóc thầm lặng lẽ của những đứa trẻ mất cha, mất mẹ, những người già mất con?

Đã 37 mùa lãng quên. Cũng ngần ấy thời gian CS Việt Nam né tránh lịch sử và những số phận mà đáng ra phải được lưu danh sử sách.

Đất nước Việt Nam có được ngày hôm nay, cũng là nhờ máu xương và lòng dũng cảm của những chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979. Lãnh đạo đảng và  chính quyền Việt Nam đang sống hưởng hạnh phúc, tự do trên sự hy sinh của họ, trên sự mất mát của những người thân anh hùng, liệt sĩ trong 2 cuộc chiến tranh biên giới với Trung Cộng.

Vậy mà, lịch sử kháng chiến biên giới chống Trung Cộng bi hùng ấy của dân tộc lại bị phớt lờ hay đảng CS Việt Nam cố tình xóa bỏ đi? Nếu vì giữ hòa khí cho một mối quan hệ dựa vào khoảng cách địa lý gần gũi thì đó là điều không thể chấp nhận được đối với  chế độ này.

Người Việt chúng ta không thể lại tiếp tục giao du một cách thâm tình với kẻ đã tàn sát dã man dân tộc mình, đã bất chấp tất cả đạo lý, pháp luật Quốc tế để làm nhục những người công dân Việt Nam trong thời điểm giai đoạn lịch sử ấy, để cướp bóc, để lấn chiếm lãnh thổ, để "dạy một bài học" cho Việt Nam. Và đến giờ bọn ấy còn chiếm biển đảo một cách ngang nhiên, tẩm hóa chất độc hại vào thực phẩm để giết nhiều thế hệ người Việt, tiêm nhiễm những văn hóa hủ bại để làm thanh niên dân Việt yếu hèn, nhu nhược...

Người Trung Quốc luôn đề cao phương châm “nước mạnh ắt bá quyền”. Vậy thì làm sao Việt Nam có thể làm anh em, đồng chí với một kẻ đầy tham vọng bành trướng, bất nhân, luôn sẵn dã tâm và luôn muốn triệt hại chúng ta mọi lúc, mọi thời, và bằng mọi cách thâm độc nhất có thể?

Phương châm 16 chữ vàng hay 4 tốt mà 2 nhà nước ký kết với nhau cũng sẽ chỉ là “ứng vạn biến”. Còn cái “dĩ bất biến” luôn phải là độc lập, chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam. Đảng CS Việt Nam không được mơ hồ lấy cái “ứng vạn biến” để thay “dĩ bất biến”.

Những người lính Việt Nam chiến đấu trong 2 cuộc chiến biên giới đã đi mãi không về, những người phụ nữ thường dân Việt bị Trung Cộng bắt làm tù binh rồi bị hãm hiếp, bị moi gan,v.v.., bị giết chết một cách dã man, những đứa trẻ ngây thơ cũng chịu chung số phận bi thảm bởi những tên lính man rợ và tàn bạo đến kinh hoàng.CS Việt Nam và CS Trung Cộng không thể và không bao giờ có thể lấy 16 chữ” “sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh” để lòe dân Việt, để xóa hết tội ác lịch sử của Trung Cộng trong chiến tranh biên giới Việt Nam. Cần đặt các quan hệ này trên một nền tảng minh bạch, không ngộ nhận, không mơ hồ.

Đành rằng những kẻ hèn mạt, kẻ bán nước, bất nhân, ngu muội thời nào cũng có. Hậu thế chúng ta phải có trách nhiệm của lương tri, của một con người đối với tiền nhân và sự thật của quá khứ.

KHÔNG THỂ MANG ƠN MÃI MỘT CÁCH NGU MUỘI

Đúng là trong cuộc 2 cuộc chiến tranh với 2 nước Pháp và Mỹ của nhân dân Việt Nam, thì CS Trung Quốc và CS Liên Xô là hai nước trong khối đồng minh xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa rất nhiều trong cuộc chiến tranh này.

Vấn đề có mang ơn hay không? Khi phân tích trong toàn diện cuộc chiến tranh chúng ta thấy rằng Trung Quốc đã viện trợ sức người, sức của cho Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa để tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc cũng nhằm mục đích tạo Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thành một khu vực đệm để bảo vệ miền nam Trung Hoa, cho Trung Cộng  tiến hành bốn hiện đại hóa trong tham vọng của Mao Trạch Đông.

Nhìn lại 2 cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Cộng tháng 2/1979 và tháng 4/1984, chúng ta thấy rõ có nên mang ơn hay không. Việc ơn nghĩa giúp đỡ, Việt Nam rất sòng phẳng, nhưng đối với tập đoàn xâm lược Bắc Kinh, với cuộc chiến tranh xâm lược 6 tỉnh phía bắc ( tháng 2 năm 1979), và dùng bọn phản động Pon pot- Ieng Sary tạo ra một gọng kềm ở biên giới phía Tây- Nam tiến hành cuộc chiến tranh diệt chủng không những đối với nhân dân Kampuchia và còn đối với nhân dân Việt Nam, thì thử hỏi Việt Nam có cần phải mang ơn Bắc Kinh mãi như thế hay không?!

Tại sao đảng và nhà cầm quyền Việt Nam cứ mãi chịu ơn Trung Cộng một cách mê muội đến mức hèn nhát?

Luật pháp VN ngày nay có luật bất thành văn nhưng ngày càng được nghiêm túc áp dụng tại các địa phương trong nước. Đó là bất cứ người Việt nào mở miệng phản đối TQ xâm lược hoặc lên tiếng đòi bảo vệ chủ quyền VN đều là những kẻ đang “phạm tội” chính trị, phản động, chống lại chế độ,v.v…và  bị công an, nhà cầm quyền Việt Nam trấn áp, trừng phạt.

Sau cuộc chiến biên giới 1979, hiến pháp năm 1980 của VN có thêm điều khẳng định “Trung Quốc là kẻ thù”. Nhưng chỉ 8 năm sau, khi TQ trở thành cái phao mà CSVN mong được bám vào trong lúc gần chết đuối, thì Hà Nội bắt đầu tìm cách tẩy xoá điều này trong hiến pháp và hầu hết các chứng tích dữ kiện lịch sử. Cũng năm đó, các chiến sĩ trong trận Trường Sa đã bị Bộ Chính Trị CSVN để mặc nhiên trở thành những “bia tập bắn” cho lính TQ thẳng tay tàn sát.

Kể từ đầu thập niên 1990, đặc biệt sau hội nghị Thành Đô mà lãnh đạo CSVN xin thần phục Bắc Kinh trở lại, 2 cuộc chiến biên giới năm 1979 và 1984 đã trở thành một chủ đề cấm kị mà đảng và nhà nước CSVN không chỉ cấm người dân nhắc đến mà còn xóa luôn trong sách giáo khoa và quân sử. Những từ ngữ “nước lạ”, “tàu lạ”, “quân nước ngoài”,… cũng bắt đầu xuất hiện. Cuốn sách “Những sự kiện lịch sử Việt Nam (từ 1945-2010) do hai tác giả Minh An và Bình An biên soạn, NXB Thanh Niên ấn hành quí 4-2010, trong phần tháng 2, 3/1979 không có có một chữ nào nhắc đến cuộc chiến bảo vệ tổ quốc tháng 2/1979.

Với việc giới lãnh đạo CSVN tiếp tục giấu bặt các tấm bản đồ đi kèm với Hiệp Định Biên Giới Việt Trung suốt từ năm 1999 đến nay, phần lớn công luận tin rằng họ đã chính thức nhượng hẳn các vùng bị lấn chiếm suốt thập niên 1979-1989 cho Bắc Kinh.

Sang thế kỷ 21, với 4 tốt, 16 chữ vàng được TQ ban cho, thì ngành ngoại giao CSVN bỗng nhiên có nhiều quan chức không mệt mỏi bênh vực cho quan điểm bành trướng và xâm lăng của TQ. Nhiều vùng đất, vùng biển của VN đã hàng ngàn năm bỗng dưng trở thành “vùng tranh chấp” với TQ để được thương thảo phân chia lại. Phần nào thuộc TQ thì TQ giữ, phần nào của VN thì cả 2 nước “khai thác chung”. Thứ trưởng ngoại giao CSVN khẳng định Ải Nam Quan chưa bao giờ là đất Việt Nam.

Nhưng nhẫn tâm hơn cả, tại các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, các nghĩa trang tử sĩ hy sinh bảo vệ tổ quốc đều đìu hiu hoang vắng. Những nấm mồ tử sĩ đều hương tàn khói lạnh, không ai chăm sóc. Những tấm bia ghi lại lý do của sự hy sinh cao cả của họ đều bị đập phá, đặc biệt những tấm có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”. Trong khi đó, các quan chức Việt dọc biên giới được lệnh kéo từng đoàn sang bên kia biên giới hàng năm với các vòng hoa mang băng chữ “Đời đời nhớ ơn liệt sĩ TQ”. Và đến tận hôm nay, các khẩu hiệu phải nhớ ơn TQ tương tự cũng được các cán bộ tuyên giáo nhắc nhở trong những buổi giảng dạy cho đảng viên các cấp.

Và không chỉ cuộc chiến 1979 biến mất trong sử sách, dưới sự chỉ đạo của đảng CS Việt Nam, Bộ Giáo Dục Đào Tạo còn cải tổ các sách giáo khoa để học sinh không còn biết tổ tiên Việt Nam đã chống lại quân xâm lược nào suốt 5000 năm trước.

Nhà cầm quyền Việt Nam có ý định xóa sạch lịch sử khỏi hệ thống giáo dục, mà vốn đã không hề có mặt pháp luật trong đó, thì có nghĩa thực đã đến thời mạt vong của dân tộc, của quốc gia Việt Nam.
KẾT
Trước tình hình hiện nay, những ai là người có lương tri phải có trách nhiệm giữ gìn quê hương, Tổ quốc Việt Nam và khơi dậy cả sử sách Việt.

Kiến nghị Bộ Giáo Dục Đào Tạo đưa sự kiện này vào thành chương/ phần trong giáo trình chuẩn quốc gia tại các cấp học, giống như đã làm với các cuộc kháng chiến khác. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn một chương riêng về 2 cuộc chiến tranh biên giới 1979 & 1984, đưa vào hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia (phổ thông, đại học, và sau đại học…).

Đảng & nhà cầm quyền Việt Nam phải có trách nhiệm tổ chức kỷ niệm trang trọng 2 chiến thắng oanh liệt này hàng năm. Rà soát tổng kiểm kê lại những người có công trong cuộc kháng chiến chống Trung Cộng xâm lược tháng 2/1979 & tháng 4/1984.

Chúng ta được  sống hưởng hạnh phúc, bình yên trên sự sinh hy lớn lao của những người đã khuất.


Đảng & Chính quyền Việt Nam đừng làm kẻ vô ơn, bạc nghĩa và bất nhân, dẫu là trong một thời khắc nhỏ nhất.

Chúc Tết bạn


Mấy lời chúc Tết muộn màng,
Em xin gửi đến bạn vàng của em !
(Định chúc từ hồi đầu năm
Nhưng mà bận quá, lại hơi buồn phiền)
Trước tiên là bác nh
Cùng bác HK càng thêm gừng già
(Chúc cho Bộ GD ta,
Dân chủ, hội nhập trên đà tiến nhanh)
Quốc M. hiền hậu rất duyên
Kieu T. thanh lịch lại thêm ngọt ngào
Nụ Cười gày béo ra sao?
Uyên kia đã có Ương nào hay chưa?
Cùng bao bạn cũ ngày xưa
An khang, hạnh phúc, tiền như mưa rào.
Còn như quên mất bạn nào,
Thì xin các bác cứ vào comment
Vì các bác hay đổi tên
Nên em lúc nhớ lúc quên ấy mà :-)

Afficher l'image d'origine

mercredi 17 février 2016

Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo nhà cầm quyền Trung Quốc 37 năm trước

PLS : Không tệ :-) Lê Duẩn được cái chống Trung Quốc, đòi biển đảo, tuy nhiên hiếu chiến và vớ phải bà vợ dốt nát (chắc là đẹp, lại còn cho làm phó tổng biên tập báo gì ấy mới ghê chứ !), nên có nhiều quyết định tầm bậy ! Tầm bậy nhất là cái vụ ướp xác Bác Hồ, khiến Bác không được yên nghỉ, làm con cháu khổ sở. Các bác phải đem hỏa táng Bác đi, chỉ có lửa, theo thần thoại, là có tính thanh lọc, mới lọc được hóa chất ra khỏi xác Bác, cũng như đem tim óc, ruột gan của bác bị moi ra để đem ướp, mà hòa lại thành một, và thành tro cốt, xá lợi. Nếu không tiện làm chính thức, thì các bác cứ lặng lẽ mà làm.

Ngọc Thu
14-2-2016
Bài báo Quân Đội Nhân Dân, số 6345, ngày 15 tháng 2 năm 1979 có tựa đề: “Bị vong lục của Bộ Ngoại giao ta về việc nhà cầm quyền Trung Quốc tăng cường những hoạt động vũ trang ở biên giới Việt Nam và ráo riết chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam“. Trong văn bản này, Bộ Ngoại giao CSVN đã lên án Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Xin được đánh máy và chụp lại toàn bộ nội dung văn bản ngoại giao này để độc giả có thêm thông tin về những gì đã diễn ra trên đất nước ta 37 năm trước:
“Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hoạch định trong các Công ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) trong những năm 1887, 1895 và đã được chính thức cắm mốc.
Xuất phát từ tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, trong những năm 1957-1958, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã thỏa thuận với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại, coi việt giải quyết mọi vấn đề về biên giới và lãnh thổ là thuộc thẩm quyền của Chính phủ hai nước, và chủ trương giải quyết mọi tranh chấp có thể xảy ra bằng thương lượng.
Theo tinh thần của sự thỏa thuận đó, đại diện chính quyền các cấp ở vùng biên giới hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm về các vấn đề liên quan đến biên giới trong phạm vi quyền hạn của địa phương. Đại diện Chính phủ hai nước cũng đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc và đàm phán về vấn đề biên giới giữa hai nước.
Từ trước đến nay, phía Việt Nam luôn luôn giữ đúng sự thỏa thuận giữa Trung ương hai Đảng, cố gắng hết sức mình góp phần làm cho đường biên giới Việt- Trung trở thành một đường biên giới hữu nghị.
Song, do những ý đồ đen tối, từ lâu nhà cầm quyền Trung Quốc đã vi phạm sự thỏa thuận năm 1957-1958 giữa Trung ương hai Đảng, từng bước gây ra những sự kiện biên giới ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.
Từ năm 1957 đến năm 1977, bằng nhiều thủ đoạn xấu xa, họ đã lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở hơn 50 điểm trên toàn tuyến biên giới gồm 6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên SƠn, Hà Tuyên và Lai Châu. Đó là chưa kể những vùng đất mà từ trước 1957 họ đã quản lý vượt quá đường biên giới lịch sử.
Những hoạt động của họ vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, quấy rối, khiêu khích ở vùng biên giới trên bộ, cho đến năm 1973, đã diễn ra ở một số nơi, và từ năm 1974 trở đi, đã tăng lên nhiều và mỗi năm lại tăng nhanh:
Năm 1974: 179 vụ
Năm 1975: 294 vụ
Năm 1976: 812 vụ
Năm 1977: 873 vụ
Trong tổng số 2.158 vụ nói trên, có 568 vụ xâm canh, 1.355 vụ tuần tra vũ trang, 61 vụ đánh và bắt cóc người Việt Nam trên đất Việt Nam.
Cần lưu ý là từ năm 1955, phía Trung quốc đã lợi dụng việc giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ Hữu nghị quan đến Yên Viên, đã đặt điểm nối ray đường sắt giữa hai nước sâu vào đất Việt Nam hơn 300 m và coi đó là đường quốc giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Cũng trong thời gian từ năm 1975 đến năm 1977, tàu thuyền Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển Việt Nam trên 1.500 lần chiếc, có vụ vào sâu chỉ cách các đảo của Việt Nam từ 2-5 km. Sự kiện nghiêm trọng là ngày 20 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã dùng quân đội đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Họ còn đưa ra những đòi vô lý về những hòn đảo khác của Việt Nam ở biển Đông.
Từ năm 1978 đến nay, đẩy mạnh chính sách thù địch đối với Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tăng cường những hoạt động quấy rối, những hành động vũ trang ở biên giới Việt Nam và ráo riết chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam.
a) HỌ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI HOA GÂY RỐI Ở VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM
Đầu năm 1978, phía Trung Quốc thi hành một kế hoạch có tổ chức, rất thâm độc, đã dụ dỗ và cưỡng ép đi Trung Quốc hàng chục vạn người Hoa, hòng gây cho Việt Nam những rối loạn về chính trị, xã hội và kinh tế. Lợi dụng những đặc trưng về địa lý và dân cư vùng biên giới, bằng nhiều thủ đoạn chiến tranh tâm lý, họ bắt đầu tác động trực tiếp đến số người Hoa ở vùng biên giới phía bắc Việt Nam, rồi lan dần ra các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam có người Hoa làm ăn sinh sống. Trong tổng số 17 vạn người Hoa đã chạy đi Trung Quốc, thì riêng tỉnh Quảng Ninh giáp giới với khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc đã có gần 10 vạn người.
Độc ác hơn nữa, sau khi dụ dỗ, cưỡng ép được người Hoa từ các tỉnh kéo lên vùng biên giới, nhà cầm quyền Trung Quốc đã cho đóng các cửa khẩu, để mặc cho người Hoa bị nghẽn lại phải sống cảnh màn trời chiếu đất, rồi họ cho bọn tay sai từ bên kia biên giới lẻn sang trà trộn với bọn côn đồ trong người Hoa, quấy phá, hành hung cán bộ, nhân dân Việt Nam ở địa phương, làm rối loạn an ninh chính trị và trật tự xã hội Việt Nam ở vùng biên giới. Nghiêm trọng là sự kiện ở cửa khẩu Hữu nghị ngày 25 tháng 8 năm 1978: trong khi cán bộ Việt Nam đang giải thích, vận động người Hoa bị nghẽn lại ở đây trở về nơi ở cũ làm ăn, thì phía Trung Quốc đã dùng loa chỉ huy bọn côn đồ trong người Hoa và cho hàng trăm lính và công an mặc quần áo dân thường tràn san lãnh thổ Việt Nam, dùng thanh sắt, gậy gộc, dao quắm… đánh chém cán bộ, nhân viên và công an biên phòng Việt Nam, làm hai người chết tại chỗ và 25 người khác bị thương, trong đó có 7 người bị thương nặng.
b) NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG TĂNG CƯỜNG NHỮNG HOẠT ĐỘNG VŨ TRANG XÂM PHẠM LÃNH THỔ VIỆT NAM
– Số vụ xâm phạm vũ trang của phía Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam ngày càng tăng. Năm 1978: 583 vụ. Sang năm 1979, mới trong tháng 1 và tuần lễ đầu của tháng 2, đã có tới 230 vụ.
– Quy mô các vụ xâm phạm ngày càng mở rộng trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam từ Quảng Ninh đến Lai Châu. Tính chất của nó ngày càng nghiêm trọng: từ những hoạt động quấy nhiễu việc làm ăn bình thường của nhân dân vùng biên giới, bao vây khiêu khích lực lượng công an vũ trang và dân quân Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên lãnh thổ của mình, đến những hoạt động phục kích bắn giết, bắt cóc người của Việt Nam đưa về Trung Quốc, tập kích vào các trạm gác của dân quân và các đồn biên phòng của Việt Nam.
– Các lực lượng vũ trang Trung Quốc ngày càng vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, có nơi cách đường biên giới đến 5.000 mét, như vụ tập kích vào trạm gác của dân quân Việt Nam ở Bản Lầu, tỉnh Hoàng Liên Sơn ngày 14 tháng 1 năm 1979.
– Lực lượng xâm nhập trong từng vụ ngày càng đông hơn. Có nơi, họ đã dùng cả nghìn người, gồm có lính chính quy, công an và dân binh, như vụ đánh chiếm đồi Chông Mu, tỉnh Cao Bằng ngày 1 tháng 11 năm 1978; hoặc có nơi họ dùng hàng tiểu đoàn lính chính quy tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 2.000 mét, đánh chiếm các trạm gác của dân quân Việt Nam ở khu vực phía sau mốc 25 xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ngày 10 tháng 2 năm 1979.
– Họ sử dụng ngày càng nhiều loại vũ khí, từ súng bộ binh đến đại liên và súng cối. Trong vụ tập kích vào trạm gác Xá Hồ của công an nhân dân vũ trang Việt Nam ở xã Ma L Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ngày 6 tháng 2 năm 1979, lính Trung Quốc đã sử dụng súng cối 82 và súng 12 ly 7 trong vụ tập kích vào trạm biên phòng Hồ Pả và các vùng lân cận thuộc khu vực Bản Máy, tỉnh Hà Tuyên ngày 8 tháng 2 năm 1979, họ đã sử dụng súng DKZ 75 và 85.
– Lực lượng vũ trang Trung Quốc cũng đã nhiều lần dùng súng lớn từ bên kia biên giới bắn bừa bãi vào xe cộ, dân cư đi lại trên các đường giao thông ở vùng biên giới bên phía Việt Nam, vào các trạm gác, làng bản, thị xã, công trường, lâm trường… của Việt Nam. Như vụ bắn đại liên vào thôn Phai Lầu, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh ngày 14 tháng 1 năm 1979; vụ bắn súng lớn vào thị xã Lao Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn cũng ngày đó; vụ bắn súng 12 ly 7 vào đồn biên phòng Tà Lùng, nhà máy đường Phục Hòa và xóm Hưng Long, xã Quy Thuận, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng ngày 2 tháng 2 năm 1979. Thậm chí, có lúc việc bắn phá này kéo dài nhiều ngày liên tục ở một địa điểm như vụ dùng cối 82 và các loại súng bộ binh khác bắn vào trạm biên phòng Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng và các thôn xóm xung quanh từ 10-1 đến cuối tháng 1 năm 1979. 
– Họ gây cho nhân dân Việt Nam thiệt hại về người và của ngày càng nhiều. Riêng tháng 1 và những ngày đầu tháng 2 năm 1979, lực lượng vũ trang Trung Quốc đã giết hại hơn 40 dân thường, dân quân và chiến sĩ công an vũ trang Việt Nam, làm bị thương hàng trăm người khác và bắt đưa về Trung Quốc hơn 20 người. Nhiều nhà cửa của nhân dân bị thiệt hại. Ở nhiều nơi trên vùng biên giới, việc làm ăn bình thường của nhân dân Việt Nam bị cản trở nghiêm trọng.
– Cùng với những hoạt động vũ trang trên vùng biên giới đất liền với quy mô ngày càng lớn, nhịp độ ngày càng tăng, nhà cầm quyền Trung Quốc còn cho máy bay chiến đấu xâm phạm vùng trời, cho tàu thuyền xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Trong năm 1978, họ đã cho trên 100 lượt chiếc máy bay xâm phạm vùng trời và 481 lượt tàu thuyền hoạt động khiêu khích trên vùng biển Việt Nam.
c) NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC TẬP TRUNG QUÂN ĐỘI VỚI QUY MÔ LỚN Ở VÙNG SÁT BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC – VIỆT NAM, RÁO RIẾT CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH CHỐNG VIỆT NAM
Sau khi đơn phương đình chỉ cuộc đàm phán về vấn đề người Hoa (tháng 9 năm 1978), nhà cầm quyền Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị chiến tranh ở vùng biên giới hai nước. Họ đã điều một lực lượng lớn quân đội, gồm hàng chục sư đoàn bộ binh và nhiều sư đoàn gồm không quân, bộ đội cao xạ, pháo binh, bộ đội đánh ở rừng núi; đưa nhiều vũ khí, dụng cụ chiến tranh, kể cả máy bay chiến đấu, xe tăng, đại bác tới vùng biên giới Trung – Việt.
Theo tin AFP từ Bắc Kinh ngày 21 tháng 1 năm 1979 thì “đã có các cuộc chuyển quân quan trọng tại các khu vực biên giới mà theo các nguồn tin quân sự phương Tây ở Bắc Kinh, có khoảng 15 đến 17 sư đoàn quân Trung Quốc, tức 150.000 người”.
Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 9 tháng 2 năm 1979 cho biết “dọc biên giới Trung – Việt, Trung Quốc đã triển khai khoảng 160.000 quân, 700 máy bay chiến đấu, trong đó có cả máy bay ném bom F9 do Trung Quốc chế tạo”.
Đồng thơi Trung Quốc đã điều tới biên giới Trung – Việt nhiều viên chỉ huy quân sự cao cấp, mà tờ Ngôi sao Oa-sinh-ton nhận xét: “Tướng Dương Đắc Chi được cử làm tư lệnh các lực lượng Trung Quốc dọc biên giới với Việt Nam vốn là một viên tướng có kinh nghiệm nhất của Trung Quốc và được Bắc Kinh tín nhiệm về chính trị”.
Áp sát biên giới Việt Nam, có nơi lấn vào lãnh thổ Việt Nam, lực lượng vũ trang Trung Quốc đào hầm hào, xây công sự; đồng thời họ tăng cường diễn tập quân sự với quy mô lớn, bắt dân Trung Quốc ở vùng biên giới sơ tán vào sâu trong nội địa, họ gây không khí bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ chiến sự ở vùng biên giới hai nước.
Cùng với những hành động chuẩn bị chiến tranh, nhà cầm quyền Trung Quốc đã huy động bộ máy tuyên truyền đồ sộ của mình từ trung ương đến địa phương, hàng ngày tiến hành xuyên tạc, vu cáo thô bạo đối với Việt Nam.
Trong những ngày gần đây, một số người lãnh đạo Trung Quốc đã trắng trợn đe dọa chiến tranh chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với những lời lẽ hết sức ngang ngược.
Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ và Nhật Bản vừa qua đã ngang nhiên xác nhận những tin tức về việc Trung Quốc tập trung quân với quy mô lớn ở sát biên giới Việt Nam và không ngớt tung ra những lời ngạo mạn nước lớn và rất hiếu chiến.
Ngày 31 tháng 1 năm 1979, trả lời các phóng viên Mỹ, ông ta nói: “Cần phải cho Việt Nam một bài học cần thiết”.
Ngày 7 tháng 2 năm 1979, tại Tô-ky-ô, ông ta tuyên bố “cần phải trừng phạt Việt Nam”.
Việc tập trung quân đội và vũ khí, dụng cụ chiến tranh với quy mô lớn đi đôi với những hành động vũ trang xâm nhập lãnh thổ Việt Nma và những lời đe dọa chiến ranh của nhà cầm quyền Trung Quốc đang làm cho tình hình trên toàn tuyến biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam hết sức nguy hiểm.
Theo tin hãng ANSA từ Niu Y-oác, ngày 23 tháng 1 năm 1979, “các chuyên gia Viễn Đông của chính quyền Mỹ cho rằng, có khả năng các lực lượng lớn của Trung Quốc có kế hoạch mở một cuộc xâm lăng vào Việt Nam”.
Tạp chí Tuần tin tức Mỹ số ra ngày 28 tháng 1 năm 1979 dẫn một nguồn tn từ bộ ngoại giao Mỹ nói rằng: “Việc tăng cường bố trí quân sự của Trung Quốc ở biên giới với Việt Nam có thể làm người ta dự đoán một cuộc can thiệp quan trọng hơn là một cuộc biểu dương lực lượng đơn thuần”.
Mọi người đều thất rõ tính chất cực kỳ nghiêm trọng của những hành động vũ trang và những lời đe dọa ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Việt Nam. Những người lãnh đạo Bắc Kinh công khai đe dọa chiến tranh chống một nước độc lập, có chủ quyền, tự cho mình có quyền dùng vũ lực chống nước Cộng  hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ đã phơi bày dã tâm thù địch Việt Nam và tham vọng của chủ nghĩa bành trướng dân tộc lớn của họ ở Đông Nam châu Á.
Nhân dân Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cực lực tố cáo và nghiêm khắc lên án những hành động đe dọa chiến tranh của nhà cầm quyền Trung Quốc. Những hành động phiêu lưu đó chứa đựng những hậu quả nguy hiểm không thể lường hết được đối với hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới. Những hành động đó trái với Hiến chương Liên hợp quốc, vi phạm các nguyên tắc sơ đẳng của luật pháp quốc tế, và là sự thách thức nghiêm trọng đối với nhân dân và các nước yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới.
Nhân dân Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tin chắc rằng nhân dân và Chính phủ các nước bầu bạn và dư luận rộng rãi trên thế giới, tăng cường đoàn kết và ủng hộ nhân dân Việt Nam, sẽ kịp thời ngăn chặn âm mưu và hành động chiến tranh của nhà cầm quyền Bắc Kinh, không để họ đụng đến Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam luôn luôn coi trọng tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc và kiên trì chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa hai nước bằng thương lượng, nhưng quyết bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và thành quả lao động hòa bình của mình.
Nhà cầm quyền Trung Quốc thi hành chính sách thù địch với Việt Nam, gây ra tình hình căng thẳng trên biên giới hai nước, họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hành động phiêu lưu nguy hiểm do họ gây ra.
Hà Nội, ngày 14 háng 2 năm 1979
Ngọc Thu sưu tầm, đánh máy và chụp ảnh từ Thư viện Quốc gia Việt Nam


H1



H1
H1

H1

https://anhbasam.wordpress.com/2016/02/14/7018-bo-ngoai-giao-viet-nam-to-cao-nha-cam-quyen-trung-quoc-37-nam-truoc/