vendredi 31 août 2018

4 lợi ích không ngờ của bơi lội với sức khỏe não bộ

PLS : Ehehe, thế này thì chắc là mình và các con thông minh hơn người là do chăm bơi lội :-)


4 lợi ích không ngờ của bơi lội với sức khỏe não bộ

Bơi lội giúp cải thiện hệ thống tim mạch, hoạt động cơ bắp và điều quan trọng không thể thiếu đó là cho sức khỏe não bộ.
Hoạt động thể thao dưới nước không chỉ tốt về mặt thể chất mà còn cần thiết cho trí nhớ, cho tinh thần và nhận thức. Đặc biệt là bơi lội giúp cải thiện hệ thống tim mạch, hoạt động cơ bắp và điều quan trọng không thể thiếu đó là cho sức khỏe não bộ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích của hoạt động thể dục thể thao đều đặn đã có tác động tích cực đến hoạt động nhận thức. Sau đây là 4 lợi ích của bơi lội đến sức khỏe của não bộ.
1. Bơi lội tăng cường lưu thông máu Bằng cách thúc đẩy lưu lượng tuần hoàn, bơi lội giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Được đắm mình trong làn nước trong xanh, mát rượi, với những hoạt động  và sự phối hợp nhịp nhàng đã tăng cường lượng máu lên não, điều này giúp cho não hoạt động trong điều kiện tốt nhất.
2. Bơi lội giúp sảng khoái, giảm stress Trong lúc bơi, cơ thể tiết ra những hormon như endorphin giúp giảm stress, lo âu, trầm cảm…Trong nghiên cứu được đăng trên Medical Daily, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tác dụng chống trầm cảm ở những con chuột được “bơi lội”. Bơi lội giúp giảm những căng thẳng, những lo âu… như khi chúng ta thiền định.
3. Bơi lội tăng cường trí nhớ Bơi lội giúp cải thiện, khắc phục những stress trên não bộ. Những nghiên cứu được tiến hành trên chuột, các nhà nghiên cứu phát hiện vùng hải mã-vùng liên quan đến hoạt động trí nhớ gia tăng hoạt động khi bạn bơi lội.
4. Bơi lội giúp học tập tốt hơn Bơi lội là hoạt động thể thao đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, kết nối hai bán cầu não bằng cách phát triển những sợi thần kinh. Kiểu kết nối này làm gia tăng nhận thức học tập của trẻ.
Ở những trẻ biết bơi khi còn nhỏ, có nhiều cơ hội để phát triển sự phối hợp giữa thị giác và hoạt động cơ bắp-theo Daily Mail. Trẻ phát triển ngôn ngữ, kỹ năng vận động tốt hơn; ngoài ra còn giúp trẻ tính toán nhanh hơn và chính xác hơn.
Bơi lội là môn thể thao tuyệt vời, cho cả người già lẫn trẻ em.
suckhoedoisong.vn
 
https://baonghean.vn/4-loi-ich-khong-ngo-cua-boi-loi-voi-suc-khoe-nao-bo-212797.html

Bố đẻ mẹ kế đánh con dã man ở Hà Nội lĩnh án 11,6 năm tù, bồi thường 134 triệu đồng

PLS : Hoan hô bác Nguyễn Đức Chung, bác làm tôi yên tâm hơn đấy !

Nhờ bác xem lại vụ trao nhầm con ở Ba Vì ! Kíp trực ngày hôm ấy đâu phải chỉ có hai mụ hộ lý ? Còn bác sĩ đỡ đẻ, bác sĩ trưởng khoa đâu ? Phải nói tên của họ ra để chúng tôi biết rõ bộ mặt chuột của chúng chứ ?


@ chị Ngân mẹ cháu K : Chị nhớ phải cẩn thận hơn, coi chừng chúng chưa phục thiện lại còn thù hằn chị đấy ! Nhớ luôn chăm sóc không rời mắt khỏi các cháu ! Chúc chị và các cháu được khoẻ mạnh, hạnh phúc, bình an !


Bố đẻ mẹ kế đánh con dã man ở Hà Nội lĩnh án 11,6 năm tù, bồi thường 134 triệu đồng

Hai bị cáo tại tòa. Ảnh: Cường Ngô
Hai bị cáo tại tòa. Ảnh: Cường Ngô
Ngày 31.8, TAND quận Cầu Giấy (Hà Nội) mở phiên sơ thẩm xét xử Trần Hoài Nam (35 tuổi, trú quận Ba Đình) và Phạm Thị Tú Trinh (34 tuổi, vợ Nam) về tội Hành hạ con và Cố ý gây thương tích. Nạn nhân là bé T.N.K (10 tuổi), con riêng của Nam với vợ trước.
"Tôi rất ân hận về hành vi của mình"

Phiên xét xử diễn ra lúc 8h30 với sự có mặt đầy đủ của 2 bị cáo, người làm chứng, đại diện hợp pháp của bị hại. Bị hại là bé T.N.K vắng mặt tại phiên tòa.
Tại phiên xét xử, bị cáo Phạm Thị Tú Trinh cho rằng, trước và sau khi cưới, hai vợ chồng bàn bạc với nhau cách dạy con nhưng không thống nhất cách dạy thế nào. Thời điểm ở khách sạn Hạnh (trước tháng 5.2017), bị cáo Trinh khai không đánh bé K, chỉ xưng hô mày – tao và quát mắng K.
Đến tháng 7.2017, hai vợ chồng bị cáo Trinh cùng bé K chuyển về ở trọ tại phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Lúc này, K không được đi học và không được cắt tóc. Bị cáo Trinh cho rằng: “Do có một số vấn đề trục trặc ở trường nên cho K nghỉ luôn. Còn lý do không cắt tóc cho K vì con quá hư, không nghe lời bố mẹ”.
Bị cáo Trinh tại tòa.
Bị cáo Trinh tại tòa. Ảnh: Cường Ngô
Tại tòa, Trinh thừa nhận lỗi của mình khi không chăm sóc, quan tâm bé K, không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của người mẹ. “Tôi rất ân hận về hành vi của mình. Vì khó nói chuyện với K và người đại diện hợp pháp của bé K nên tôi nhờ cơ quan điều tra và luật sư của tôi giúp đỡ một phần vật chất để bù đắp cho con và mẹ của bé K là chị Ngân đã nhận”.
Tại tòa, bị cáo Trần Hoài Nam đồng ý với cáo buộc của đại diện VKS. Nam khai với HĐXX đã dùng roi sắt làm từ móc phơi quần áo đánh vào người con, dùng muỗng nấu ăn đánh vào đầu con và bắt con uống nước mắm để trừng phạt con.
"Mong các ông bố bà mẹ yêu thương con nhiều hơn"
Được nói lời sau cùng, bị cáo Trần Hoài Nam hi vọng HĐXX xem xét mức độ xử phạt cho bị cáo để bị cáo sớm trở về với gia đình, trở về bên con trai. Bị cáo đã quá sai.
Bị cáo xin lỗi ba mẹ, bị cáo xin lỗi chị Ngân. Thông qua HĐXX, bị cáo gửi lời đến các ông bố bà mẹ nên yêu thương, chăm sóc con nhiều hơn, đừng vấp phải tội lỗi như bị cáo, để giờ hối không kịp.
Hai bị cáo tại tòa. Ảnh: Cường Ngô
Hai bị cáo tại tòa. Ảnh: Cường Ngô
Nói lời sau cùng, bị cáo Trinh cảm ơn cơ quan chức năng, HĐXX đã cho bị cáo hiểu ra những sai lầm của mình. Điều làm bị cáo ân hận nhất là không chăm sóc bé K thật tốt.
Bị cáo xin lỗi mẹ, bà cháu K. Bây giờ, trước chuyện đã xảy ra, bị cáo mong HĐXX xem xét mức phạt để bị cáo sửa chữa những sai lầm.
Sau khi nghị án, HĐXX tuyên án bị cáo Trần Hoài Nam 6,6 năm tù giam cho 2 tội danh Hành hạ con (2,6 năm tù) và Cố ý gây thương tích (4 năm tù).
Bị cáo Phạm Thị Tú Trinh bị tuyên phạt 5 năm tù (2 năm tù cho tội Hành hạ con), 3 năm tù tội Cố ý gây thương tích. Thời hạn chấp hành áp dụng từ ngày thi hành án.
Ngoài ra, hai bị cáo phải bồi thường số tiền 134 triệu đồng, mỗi người bồi thường hơn 67 triệu đồng.
Cường Ngô

https://laodong.vn/phap-luat/bo-de-me-ke-danh-con-da-man-o-ha-noi-linh-an-116-nam-tu-boi-thuong-134-trieu-dong-628490.ldo

jeudi 30 août 2018

Lưu thông đồng Nhân Dân Tệ và bi kịch cuối cùng

PLS : Cái bọn đểu chúng chỉ nghĩ ra toàn trò đểu !

Tổ cha bọn Trung Quốc khốn nạn ! Chúng bay có văn hoá mấy ngàn năm rồi mà chúng bay mãi không tiến hoá được như vậy hả ? Chúng bay không lo học hành phát triển, học tiếng Anh đi cho nó văn minh con người ra, chứ chúng bay cứ thối tha mãi như vậy, để làm thối tha cả thế giới hả ? Chúng bay lo giáo dục phụ nữ đi, khuyến khích họ học hành lao động đi, đừng có làm cái loại phụ nữ thối bệnh hoạn ngu ngốc không còn ra con người nữa !



Lưu thông đồng Nhân Dân Tệ và bi kịch cuối cùng

 


Chấp nhận cho doanh nghiệp Trung Quốc thanh toán Nhân dân tệ tại Việt Nam chắc chắn sẽ là điều mà Trung Quốc khao khát nhất với một đất nước đang kiệt quệ về kinh tế như Việt Nam. Và nếu điều đó thành sự thật, thì việc xâm lược nước Việt Nam sau hơn 1000 năm bế tắc của người Tàu sẽ hoàn thành. Vì đơn giản, họ sẽ in đủ tiền để mua tất cả đất nước của chúng ta.
Ngày 1/10/2016 đúng vào ngày quốc khánh TQ, đồng Nhân dân tệ của TQ được đưa vào nhóm giỏ các đồng tiền dự trữ của thế giới cùng với các đồng tiền Đôla Mỹ, Bảng Anh, Yên Nhật là 4 đồng tiền nằm trong nhóm đồng tiền sử dụng cho quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Đã nhiều chuyên gia kinh tế thế giới ngăn cản điều này vì đồng Tệ của TQ không chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán quốc tế và chúng ta có thể coi đây là một thành công của TQ trong việc khẳng định vị thế của mình.

Đối với đất nước ta thì đây là một quyết định nguy hiểm, vì với một đất nước đã lệ thuộc nhiều mặt thì chúng ta dễ dàng phu thuộc sâu hơn và đánh mất quyền kiểm soát TQ khi đồng tiền họ mạnh lên. Với tình trạng thiếu vốn trầm trọng cho các dự án trong nước và không có nguồn thu (do tham nhũng , trốn thuế) . Doanh nghiệp và các tổ chức nhà nước sẽ dễ dàng vay nợ, chấp nhận thanh toán bằng đồng Tệ của TQ và biến nước ta trở thành nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn với TQ. Những phân tích sau đây cho thấy sự nguy hiểm và kết cục của vấn đề này.
1. TƯƠNG QUAN GIỮA 2 NỀN KINH TẾ: CHUỘT VÀ VOI.
GDP của Việt Nam trong năm 2015 theo thông báo là 198,8 tỷ USD. Năm 2016 chúng ta chưa có số liệu song chắc chắn sẽ suy sụp thảm hại do thảm họa Formosa đã hủy hoại các ngành thủy hải sản, du lịch và gây rối loạn trong xã hội, ước tính còn 180 tỷ USD.Trong khi đó GDP của TQ năm 2016 đạt 10.000 tỷ USD. Như vậy nền kinh tế chúng ta so với TQ là 1/56 lần. Một tương quan tệ hại.
Song chưa dừng tại đó chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta là khu vực đầu tư nước ngoài. Năm 2015, khu vực này xuất khẩu đạt 115,1 tỷ USD so với khu vực kinh tế trong nước chỉ xuất khẩu được 47,3 tỷ USD. Như vậy sức sản xuất của khu vực trong nước chiếm chưa đầy một nửa so với khu vực đầu tư nước ngoài.
Nước ta thường xuyên nhập siêu với TQ với tốc độ tăng chóng mặt. Trong 15 năm qua, GDP chúng ta tăng 5,5 lần song nhập siêu từ TQ tăng 171 lần. Đây là biểu hiện cho một nền kinh tế lệ thuộc sâu. Và lệ thuộc kinh tế luôn kéo theo lệ thuộc chính trị và mọi mặt đời sống. Trong năm 2015, tốc độ nhập siêu từ TQ lần đầu giảm, do sự có mặt của các mặt hàng xuất khẩu điện tử của Samsung tuy nhiên điều này không thay đổi bản chất vấn đề. Theo con số thông báo là năm 2015, Việt Nam nhập siêu 32 tỷ USD từ TQ. Con số thực tế có thể gấp đôi vì sự hoạt động của hàng lậu với sự tiếp tay chính thức và không chính thức là không thể kiểm soát.
2. CHÚNG TA LẤY GÌ BÙ ĐẮP CHO SỰ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI VỚI TQ.
Lẽ dĩ nhiên, thâm hụt thương mại sẽ dẫn đến sự thiếu ngoại tệ để thanh toán quốc tế. Mỗi năm Việt Nam cần nhu cầu khoảng 15 – 20 tỷ USD để trả nợ là một gánh nặng khủng khiếp với một nền kinh tế chưa tới 200 tỷ USD. Phần lớn nền kinh tế đó dựa trên đầu tư, và vốn đầu tư là vay nợ nước ngoài. Trong những năm gần đây, các nguồn ODA từ Nhật Bản và nguồn vay từ WB đang giảm dần , các nguồn hỗ trợ không hoàn lại đã không còn do Việt Nam đã thoát chuẩn nước nghèo. Khiến chúng ta khốn đốn và nguồn vay hiện nay của Việt Nam là TQ. Sự lệ thuộc càng trở nên trầm trọng với hơn 90% dự án quan trọng rơi vào tay nhà thầu TQ với nhiều yêu cầu tai hại. 100% dự án do các nhà thầu này thi công vượt vốn chậm tiến độ và thua lỗ thảm hại. Nhiều dự án không thể đưa vào hoạt động. Cuộc tấn công bằng kinh tế đã tỏ ra hiệu quả gấp 100 lần các cuộc chiến tranh trước đây bởi vì chúng ta đã bán đất để bù váo sự thâm hụt đó. Có thể coi đất là một mặt hàng Việt Nam đã xuất cho TQ.
TQ xuất khẩu sang Việt Nam phần lớn thiết bị, công nghệ cũ kỹ, rau quả , hóa chất độc hại. Hóa chất độc hại lan tràn trên khắp đất nước dẫn đến bệnh tật, hủy hoại nhân tính người Việt. Chúng ta xuất khẩu sang TQ, nguyên liệu thô như khoáng sản, than , rau quả sạch hơn với giả rẻ mạt. Sự thao túng của Trung quốc vào nền kinh tế đã khiến nền kinh tế chúng ta bị tê liệt.Chúng kiểm soát vận tải, kiểm soát các chợ đầu mối. Tiền lời bằng tiền Việt chúng dành cho các công ty sân sau mua đất Việt Nam. Đất nước có quá nhiều doanh nghiệp giàu đột xuất , mua đất chiến lược khắp nơi, xây chùa chiền to hoành tráng đều từ nguồn tiền này. Và quyền kiểm soát các khu đất chiến lược quan trọng trên khắp toàn quốc dần thuộc về người TQ.
3. CÁI CHẾT CUỐI CÙNG: SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ
Ngay từ đầu năm 2015, truyền thông Việt Nam đã dọn dường cho việc sử dụng Nhân Dân Tệ tại Việt Nam với bài báo Kiến nghị dùng nhân dân tệ trên vnexpress.net . Và sau sự ký kết 15 thỏa thuận của Việt Nam với TQ vừa rồi điều này sẽ diễn ra không xa. Trong 15 điều này đều là sự tính toán sâu xa quỷ quyệt của TQ với Việt Nam khi cố tình áp đặp mọi chiến lược Quốc phòng, Kinh tê, Nhân sự, Giáo Dục triệt để để đồng hóa Việt Nam. Song chúng ta chú ý tới 4 điều:
2. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc;
5. Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc;
9. Kế hoạch hợp tác Du lịch Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2017-2019;
15. Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc về Hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung dài hạn giai đoạn 2017-2019.
Đây là những điều sẽ dẫn tới việc ban hành quyết định chấp nhận thanh toán bằng Nhân Dân Tệ tại Việt Nam sắp tới.
Và đó là cái chấm hết cho một dân tộc lệ thuộc. Đã không đứng trên đôi chân mình để sản xuất, tự cường. Mà dùng sức mạnh quyền lực để kìm hãm và tiêu diệt nhau. Để thủ lợi và tiêu diệt dần sức sản xuất trong nước. TQ không cần tiêu diệt Việt Nam bằng một cuộc chiến tranh đẫm máu và gây dự luận bất lợi với Thế giới như trong lích sử. Họ dùng tiền để mua đất nước chúng ta , và bằng muôn mưu ma chước quỷ lừa gạt bằng tâm linh, ý thức hệ.
Sau một thời gian khó khăn, dân Việt sẽ đồng loạt bán đất để ăn dần. Trong vòng 2-3 năm, chúng ta có nhiều tiền Nhân Dân Tệ trong ngân hàng, song ra đường, tất cả mọi nơi đều là người Tàu.
Hãy đau xót và nhìn nhận số phận đang chờ đợi. Khi đồng Nhân Dân Tệ được chấp nhận lưu thông tại Việt Nam. Cách bán nước nhanh nhất có trong đầu óc bạn, nếu bạn chấp nhấn sử dụng đồng tiền này. Trung Quốc chỉ cần chấp nhận lạm phát 3-5 % bằng cách in thêm tiền. Thì họ đã đủ sức MUA ĐỨT VIỆT NAM.
Hãy góp tay Đăng lại bài viết này và góp không sử dụng Nhân Dân Tệ tại Việt Nam
Nguồn: Facebook
https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2018/08/luu-thong-ong-nhan-dan-te-va-bi-kich.html

mercredi 29 août 2018

Vụ người mẹ Việt sang Pháp kiện giành quyền nuôi con: Tòa phúc thẩm bác kháng cáo của người cha



Vụ người mẹ Việt sang Pháp kiện giành quyền nuôi con: Tòa phúc thẩm bác kháng cáo của người cha


TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm, bác kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Azais Alexandre Stephane.
Bà Huyền (phải) vui mừng cùng luật sư sau khi tòa phúc thẩm tuyên án
Phan Thương
 
Ngày 29.8, TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm, bác kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Azais Alexandre Stephane (43 tuổi, quốc tịch Pháp), y án sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Thanh Huyền (33 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức), công nhận và cho thi hành tại VN phán quyết về hôn nhân và gia đình ngày 23.6.2016 của Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng Albi - nước Cộng hòa Pháp.

Trong đó, nội dung phán quyết về hôn nhân và gia đình của Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng Albi ban hành nêu: Ông Azais phải ngay lập tức giao người con chung giữa ông và bà Huyền cùng với hộ chiếu của con cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Nơi thường trú của con là nơi đăng ký thường trú của bà Huyền tại VN. Ông Azais chịu trách nhiệm trợ cấp cho người con chung toàn bộ học phí tại 1 trường của Pháp hoặc trường quốc tế từ khi người con học mẫu giáo. Ông Azais và bà Huyền phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đặc biệt đến sức khỏe, học tập, giáo dục, tôn giáo, xuất cảnh… của con. Ông Azais thực hiện quyền thăm nom và tạm trú tất cả các ngày thứ bảy của các tuần chẵn từ 9 - 18 giờ tại nơi đăng ký thường trú của bà Huyền và 1 năm 1 lần tại Pháp, chi phí đi lại của con và mẹ do người cha đảm nhiệm.
 
Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận định giữa nước CHXHCN VN và nước Cộng hòa Pháp có ký Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự từ tháng 2.1999. Điều 21 của hiệp định quy định về điều kiện công nhận và cho thi hành: “Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và được cho thi hành. Tuy nhiên, đối với các vấn đề về nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền nuôi dưỡng hoặc quyền thăm nom người chưa thành niên, thì bản án, quyết định có thể chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay trên lãnh thổ của nước ký kết đã ra bản án, quyết định đó”. Theo tòa cấp cao, phán quyết của tòa Albi tuyên xử về người trực tiếp nuôi con, về nghĩa vụ cấp dưỡng, về trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Các nội dung của phán quyết này phù hợp với quy định của VN, nên TAND TP.HCM xử sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của bà Huyền là phù hợp. 
 
Theo bản án sơ thẩm, năm 2013, ông Azais và bà Huyền tự nguyện chung sống với nhau như vợ chồng. Năm 2014, do bất đồng quan điểm nên hai bên không tiếp tục chung sống với nhau và ở thời điểm này bà Huyền đang mang thai. Tháng 8.2014, bà Huyền sinh con đã báo tin cho ông Azais để cả hai cùng chăm sóc, nuôi dưỡng.
Sau đó, ông Azais trực tiếp đi đăng ký khai sinh cho con, cấp dưỡng nuôi con bằng hình thức trả tiền thuê nhà cho hai mẹ con bà Huyền, thường xuyên đến thăm con.
 
Đến ngày 29.11.2014, ông Azais đưa con về nhà riêng và không trả lại con cho bà Huyền, đồng thời ngăn cản việc bà Huyền gặp con. Phát hiện ông Azais đưa con sang Pháp, bà Huyền đã liên tục qua Pháp làm đơn khởi kiện ra tòa án Pháp đòi quyền trực tiếp chăm sóc con.
Sau khi nhận được phán quyết của tòa Albi, bà Huyền về VN gửi đơn khởi kiện ra TAND TP.HCM yêu cầu công nhận và cho thi hành tại VN bản án nước ngoài. Tháng 5.2017, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, công nhận và cho thi hành tại VN bản án nước ngoài, nhưng sau đó ông Azais kháng cáo.
https://thanhnien.vn/thoi-su/vu-nguoi-me-viet-sang-phap-kien-gianh-quyen-nuoi-con-toa-phuc-tham-bac-khang-cao-cua-nguoi-cha-998061.html

Gửi Hoàng thân Nguyễn Phúc Tương Lai

Xin cung kính cúi chào Hoàng thân và kính chúc ngài nhiều sức khoẻ !

Hehe, em thấy bác già rồi mà suy nghĩ của bác vẫn còn bối rối lắm, bác có muốn em nói cho bác nghe vì sao không ? (Để trả ơn em, nếu mà bác vận động được cho em và Nhị Linh một cái quỹ dịch Rousseau toàn tập thì hay ! Em đảm bảo là em sẽ làm một cuộc "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" ngay !)

 Portrait de face d'un homme à l'aspect bienveillant, soigneusement vêtu et perruqué, assis sur une chaise de paille.
Pastel de Quentin de La Tour, Jean-Jacques Rousseau, en 1753 (alors âgé de 41 ans) - https://fr.wikipedia.org/wiki/Jean-Jacques_Rousseau




Vậy thời, theo thiển ý của em, bác và cụ Phan Chu Trinh đều mắc một cái lỗi giống nhau, nó làm cho sự nghiệp của cụ Trinh thất bại, còn bác thì vẫn còn hoang mang mãi ! Không sao, không sao, ông Rousseau ổng cũng lạc lối giống y như bác ấy, nhưng mà sự nghiệp của ổng vẫn lỗi lạc như thường ! Bởi cái điều quan trọng hơn cả là ta trình bày tư tưởng của ta, và lắng nghe tư tưởng của mọi người, chứ không phải là ta lúc nào cũng chỉ nói toàn điều đúng, phán như thánh phán !

Thế bác thử suy nghĩ xem ông Phan Chu Trinh kém ông Hồ Chí Minh ở chỗ nào, rồi em nói cho bác biết ?


Ấy là, ông HCM ông ấy rất quan tâm, tâm huyết với việc phát triển phụ nữ, trong khi mà, em đã thử đọc kha khá trước tác của cụ PCT, thì em chưa thấy chỗ nào cụ ấy nói là phải ưu tiên phát triển phụ nữ cả. Thật là đáng tiếc, và tất cả thế kỷ 20 của chúng ta, trí thức Việt Nam đã không thực sự lưu tâm đến điều này. Ông HCM đã rất nỗ lực, xoá mù chữ, giao quyền cho phụ nữ, phụ nữ ta được đi bầu từ năm 1945, tức là trước cả phụ nữ Pháp. Nhưng trong giới trí thức, những cái đầu óc Khổng tử lạc hậu (như bác) họ đã không cố gắng nhiều trong vấn đề này đâu.

Ông PCT ông ấy muốn khai dân trí, mà ông ấy lại không kêu gọi, khuyến khích phụ nữ học tập. Lẽ ra ổng phải "khai dân trí" phụ nữ trước tiên ! Chính ông Rousseau, mà mọi người cho là coi thường phụ nữ, vì ông ấy muốn giáo dục cô Sophie chỉ để chăm bẵm cho anh Emile thôi, thì ông ấy cũng đã nói, trong một tác phẩm khác, là nếu chúng ta muốn giáo dục nên những người đàn ông cao quý, thì chúng ta phải giáo dục cho phụ nữ biết thế nào là sự cao quý của tâm hồn (grandeur d'âme, hình như là ở trong Discours sur l'inégalité). Nghĩa là, ông ấy muốn rằng chúng ta phải giáo dục phụ nữ, để phụ nữ họ giáo dục đàn ông :-)

Ông Descartes, khi ông ấy viết cuốn Discours de la méthode, thì ổng đã dùng tiếng Pháp (hồi đó là ngôn ngữ bình dân) để viết, chứ không phải dùng tiếng latin bác học, vì ông ấy muốn cho phụ nữ cũng đọc được tác phẩm ấy. Và bác cứ nghiệm lời em nói mà xem, tất cả những vĩ nhân, những nhà khoa học lớn, mà họ tử tế với phụ nữ, thì họ đều có sự nghiệp rất lỗi lạc. (Lão Einstein đối xử rất tồi với phụ nữ và người ta nói rằng ông này đã cướp công trình của vợ để đoạt giải Nobel đấy ! Đừng nghe lời hắn !) Đối với em, thái độ đối xử với phụ nữ chính là lửa để thử vàng. Bác thử nhìn xung quanh mà xem, anh nào đối xử tồi với vợ, khinh bỉ chèn ép họ, thì sự nghiệp của anh ấy không ngóc đầu lên được ! Tương tự, bọn nào chỉ ưa phụ nữ ngu xuẩn, ít học, yếu ớt, dối trá, thì bọn hắn chọn hoa hậu đéo ra sao cả và làm cho cả nước cứ chúi nhủi, tăm tối mãi !

(còn tiếp)

(Đoạn sau em muốn nói là phụ nữ họ biết cách áp dụng những tư tưởng thuần tuý lý thuyết vào thực hành và thực tế ! )



Bác Tương Lai, em nói tiếp !

(Nếu mà bác chịu khó trả lời em, thì em sẽ còn nói nữa :-) )

Vậy là, em đang nghiên cứu xem ở Việt Nam mình, trong suốt thế kỷ 20, có những nhân vật trí thức nào là rousseauistes (người theo trường phái Rousseau), thì tịnh không thấy một ai cả, em buồn quá, huhu ! (Ông Nguyễn An Ninh ổng cũng chỉ dịch chút xíu cuốn Contrat social thôi !) ! Là bởi vì ở Nhật Bản, từ thời Minh Trị, ở Trung Quốc, từ cuối thế kỷ 19, người ta đã dịch và nghiên cứu Rousseau rất nhiều rồi. Thế mà ở ta, không có ai cả, em buồn quá, trí thức nước mình lười quá, ít học quá, kém tri thức quá, đúng là họ không có lao động trí óc gì cả, cho nên nghe GS NBC định nghĩa về trí thức "là người lao động trí óc", thì họ bèn bị chạm nọc, nổi xung lên, chửi ổng tơi bời !

Em đã rất hy vọng ở các ông Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, vì thời các ông ấy làm phong trào Đông Du, các ông ấy có sang Nhật Bản và thời ấy (khoảng 1906), Nhật Bản và Trung Quốc đang nghiên cứu Rousseau tưng bừng ("Khế ước xã hội" hay là "Dân ước" được xuất bản lần đầu ở Trung Quốc vào năm 1898, ở Nhật thì từ năm 1882 lận và thậm chí là trước đó, với các bản viết tay). Ông Phan Bội Châu còn có liên hệ mật thiết với ông Lương Khải Siêu được coi là một trong những nhân vật rousseauiste lớn của Trung Quốc ! Thế mà bác xem, ông PBC không nói một lời nào về Rousseau, mà ta nghe nói rằng là ông ấy thần tượng các nhân vật Thích Ca Mầu Ni, Lénine và Tôn Trung Sơn của Trung Quốc ! Em đọc đến chỗ ấy thì em chán quá, sao lại thần tượng tả pí lù như vậy ? Thần tượng tùm lum như vậy thì có mà rối cả óc lên, trách chi phong trào Đông Du của cụ thất bại !


Thế là em lại tiếp tục tìm hiểu về ông Phan Châu Trinh, nghe nói là ổng có đọc Rousseau và Montesquieu, nhưng cũng không nghe ông ấy nói đến các ông này ở đâu cả (em có đọc những bài viết chính trị của ổng được dịch sang tiếng Anh, ong cả thủ !). Chắc là cũng có đọc thật, vì thấy ổng có vẻ tiến bộ hơn cụ PBC một tí :-)

Thế mà bác biết không, thời ấy dân ta đang sống dưới chế độ thực dân Pháp chiếm đóng, nên trí thức ta đều nói tốt tiếng Pháp cả (nghe họ khoe khoang như vậy !), thế mà họ không hề đọc những nhà tư tưởng lớn của phương Tây ! Thế thì họ đọc gì cơ ? Thế mà họ dám tự coi mình là trí thức ư ?


Cái đó, bên Tây có một từ rất nặng gọi là những kẻ "imposteur", nghĩa là những kẻ mạo danh, giả danh đấy ! Bác thử tưởng tượng xem, một ông nha sĩ giả danh, mà bác rơi vào tay ổng, thì bác sẽ ra sao ? Còn cả nước ta phải chịu đựng những trí thức giả danh, thì số phận đất nước, nhân dân sẽ như thế nào ? Thật cũng không cần phải có tài tiên tri mới đoán được !


Suy đi nghĩ lại thì em thấy là ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 có cái phong trào Cần Vương nó kéo dài khá lâu. Mặc dù các bác thấy nó là hay, nhưng đó là phong trào của các vị văn nhân ủng hộ chế độ quân chủ phong kiến.  Tức là các vị ấy rất bảo thủ và các vị ấy nhất quyết ngăn cản Việt Nam tiến bộ mở mang, và hồi đó thì thế lực của các vị ấy vẫn còn rất mạnh. Cho nên khi ấy Việt Nam đã đánh mất cơ hội được tiếp xúc với các tư tưởng lớn của phương Tây, cho nên xã hội ta thua kém Nhật Bản rất nhiều là vì vậy !

Vậy thì dưới thời Pháp thuộc đã thế, sau này khi đã giành độc lập rồi, thì trí thức ta chắc lại còn tệ hơn, vì họ không nói tiếng Pháp nữa. Ở trong miền Nam thì họ dùng tiếng Anh, nhưng mà đã nghiên cứu Khoa học xã hội nhân văn thì phải đọc những nhà tư tưởng lớn của Pháp. Nói chung dân miền Nam cũng chỉ hơi kha khá hơn một tí (chưa có gì đáng vênh vang, khoe khoang cả !). Ngoài Bắc thì họ dùng tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tức là cũng vẫn không đọc trực tiếp tác phẩm bằng tiếng Pháp, mà phải qua trung gian một ngoại ngữ khác. Và nói chung theo quan sát của em thì tình hình chỉ có ngày một tồi tệ đi, bởi vì dân ta, trí thức ta không rành ngoại ngữ nữa, mà không có ngoại ngữ, thì không thể nào tiếp cận kho tàng tri thức của nhân loại được.


Khi mà họ không đọc những tư tưởng lớn của thế giới, thì đầu óc họ không được mở mang nữa, và tư tưởng sẽ rất hẹp hòi. Em chỉ cần thấy một vị tự xưng là "đại trí thức" mà lòng dạ hẹp hòi, áp đặt, thì em biết ngay đấy là một vị mạo danh, chẳng có học hành gì cả ! Đại để là cũng có học dối học dá, học mót, học quơ quào tí chút mà thôi ! Thế mà lại mang danh trí thức ấy đi dạy dỗ, áp đặt cả thiên hạ, thì đúng là dân ta phúc đức kém thật !

Vậy em hỏi bác chứ, trong tình cảnh mà trí thức ta như vậy, thì tất nhiên là Cộng Sản, ít nhất là họ còn có lương tri, có sức mạnh, có ủng hộ cho nữ quyền, thì họ phải thành công, phải nắm quyền thôi ! Cái đó gọi là họ có "chính nghĩa", trong khi mà đám trí thức mạo danh thì họ có thể có danh vọng, có tiền, vv. nhưng nhất định là họ không thể có chính nghĩa được. Và em tin tưởng rằng, chính là vì Cộng Sản họ khuyến khích phát triển phụ nữ, cho nên họ đã tạo ra tiến bộ xã hội đấy, bởi vì chắc chắn là xã hội Việt Nam đã tiến bộ hơn thời phong kiến thực dân, điều ấy thì không thể nào phủ nhận được (thành tích xoá mù chữ của họ chẳng hạn !)

Cho nên là, bác Tương Lai à, bác là một trí thức Cộng Sản, em nghĩ vậy, thì lẽ ra bác phải tiếp tục con đường tri thức của bác để ủng hộ và phát triển nữ quyền. Nhưng em nghĩ là xuất thân hoàng tộc của bác, mặc dù là cũng rất quý tộc thôi, nhưng mà chắc chắn là bác có chịu cái ảnh hưởng quân chủ phong kiến của gia đình. Cho nên bác cứ bơi giữa hai dòng nước, bị dòng đời xô quật mãi. Âu đó cũng là cái số phận của người trí thức. Nhưng bác chờ em tí khi nào rảnh thì em viết tiếp nghen !

(còn tiếp)


Thưa bác Tương Lai,

Em trở lại với ý tưởng "Khai dân trí, chấn dân khí..." của cụ Phan Chu Trinh.

Em đã từng nói rằng là em thấy cái ý "hậu dân sinh" lẽ ra nó phải được đặt lên trước chứ không phải để sau cùng. Việc chăm sóc sinh kế của dân này, cho đến giờ này, nó thuộc về phụ nữ. Chúng ta phải ưu tiên phụ nữ trước, còn các việc "khai dân trí", vv. thì từ từ tính tiếp. Mới đây em có đọc một cái nghiên cứu nói rằng là việc phụ nữ làm việc nhà là rất quan trọng, không có nó thì kinh tế thế giới sẽ sụp đổ ! Em mới bảo, đúng quá chứ còn gì nữa ! Một gia đình có tồn tại được hay không là do bà mẹ chăm chỉ đảm đang nuôi nấng chăm sóc cả gia đình. Thế mà có lắm anh học hành cũng chí tử rồi mà vẫn không hiểu ra được điều ấy, vẫn tưởng là vợ làm nội trợ thì tức là không làm gì cả, chỉ ăn bám mình !

Nhưng nói vậy không có nghĩa là chỉ khuyến khích phụ nữ làm nội trợ ! Ngược lại, chúng ta phải khuyến khích họ học tập, tiến bộ không ngừng, để mà dạy bảo con cái ! Ông Rousseau ổng cũng nói rằng là, một ông đại quý tộc mà đi thuê một anh đầy tớ về dạy con, thì sẽ chỉ giáo dục nên một tên đầy tớ, đại ý là như vậy ! Giao con cho osin nuôi thì con mình nó sẽ thông minh giống osin chứ hổng giống mình ! Cho nên là người mẹ phải được học hành, trau dồi không ngừng.
Như vậy thì bà ấy mới dạy được con học hành, đặng mở ra cái sự "khai dân trí" !

Bác muốn "khai dân trí" thì bác phải ra sức kêu gọi phụ nữ học tập, phát triển, ít nhất là phải đọc sách, như là người Do Thái ấy ! Người Do Thái họ có truyền thống giáo dục phụ nữ, phụ nữ của họ được học chữ, được khuyến khích học tập trong suốt cả lịch sử của dân tộc họ, cho nên họ mới giỏi giang vượt bậc hơn các dân tộc khác !

Trong học tập thì cái sự giản dị, rẻ tiền nhất là đọc sách !  Sách gì cũng được, miễn thấy thích đọc là tốt rồi ! Nhưng sẽ còn tốt hơn nếu ta đọc sách hay ! Cho nên em mới nói là nếu mà em (và Nhị Linh) dịch Rousseau toàn tập thì điều đó sẽ làm thay đổi hoàn toàn đầu óc, tư duy của dân Việt Nam đấy. Đó là vì ông Rousseau ổng suy nghĩ về con người, về những giá trị cơ bản của con người, về đời sống xã hội, vv. rất là nhiều. Và ổng viết rất hay, đọc rất thú vị, nhiều lúc rất là tức cười, chứ không phải là nghiêm trọng đại như khi các bác nghĩ về ông ấy đâu ! Ví dụ như ổng kể chuyện, hồi cuối đời, lúc ổng bị một tai nạn nặng (bị xe ngựa tông trúng), mọi người, kể cả vua và hoàng hậu, đều tưởng là ổng chết rồi ! Thế là các kẻ thù của ổng, nhất là bọn báo chí, bèn ra sức viết bài bêu xấu, trả thù ổng :-D :-D


Và để kết luận, thì em thấy là, do dân mình, và đặc biệt là trí thức của mình, không đọc được các tác phẩm lớn bằng ngoại ngữ nữa, thì ta phải tuỳ cơ ứng biến, "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài",  "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy", thì ta phải dịch những tác phẩm lớn ấy ra tiếng Việt. Không phải ai cũng dịch được những tác phẩm ấy, phải là dân nghiên cứu thứ thiệt, chứ không thì cho cụ ông ung thư tử cung là chuyện thường (tại vì một anh trai tơ thì tất nhiên là ảnh không biết tử cung là cái gì !) ! Cho nên các bác mà hỗ trợ cho em để em cùng đồng nghiệp làm việc dịch thuật ấy, thì là việc đáng đồng tiền bát gạo đấy ! Các bác định làm cách mạng 4.0, mà các bác lại không đầu tư cho phụ nữ, để họ "khai dân trí, chấn dân khí" cho, thì làm thế nào mà các bác thành công được ? Dân của các bác cứ yếu ợt ra, trí thức của các bác cứ lười biếng, trì độn, ì ra không chịu học hành, đọc sách, trau dồi gì cả, thì chúng chả học được cái gì sất ! Văn cũng không mà toán lại càng không ! Thế mà thù trong giặc ngoài lúc nào cũng sùng sục đe doạ, lúc ấy chỉ muốn được yên lành ngả cái mê nón dưới gốc đa mà ăn mày, thì liệu chúng có để yên cho mà làm không ?

Ủng hộ phụ nữ, và dịch sách tưng bừng để khai dân trí, bác Tương Lai ạ ! Em thấy việc nó cũng đơn giản vậy thôi mà ! Ở nước Pháp cuối thế kỷ 19 người ta bắt đầu dốc sức giáo dục phụ nữ, cho nữ giới đến trường, là vì họ nhận ra rằng phụ nữ họ rất giỏi trong việc phổ biến (vulgarisation) kiến thức (khoa học) cho trẻ con. Và nói chung là, đàn ông các bác thường là có những suy nghĩ trừu tượng, và khi mà phụ nữ họ hiểu được những ý tưởng ấy, thì họ biết cách ứng dụng nó vào trong thực tế ! Cho nên là các bác nam giới cứ việc mà ngồi suy nghĩ ra đủ thứ học thuyết, dự án... để mà làm cho khoa học phát triển. Nhưng nếu các bác muốn ứng dụng chúng thành công, thì các bác không thể bỏ qua vai trò của phụ nữ (bài học gương tày liếp của cụ Phan Chu Trinh đấy !)

Em hy vọng em nói ít mà bác hiểu nhiều ! :-) Kính chúc bác luôn được vui khoẻ, phong độ, dấn thân, luôn để ý giúp đỡ cho nữ giới chúng em với !

PLS nay kính !

dimanche 26 août 2018

Le sénateur américain John McCain est mort

PLS : Thương cụ MacCain nhỉ ? Mình vừa mới nhắc đến cụ thế là cụ đi luôn ! Cụ thật là tử tế dễ thương với Việt Nam (thế sao hồi xưa cụ lại ném bom chúng em làm gì ?) :-(


Le sénateur américain John McCain est mort

L’ex-candidat républicain à la présidence est mort samedi. Héros de la guerre du Vietnam, populaire, il s’est aussi attiré l’hostilité des durs du camp républicain.
LE MONDE | • Mis à jour le | Par

Le sénateur républicain de l’Arizona John McCain et ancien candidat à l’élection présidentielle américaine de 2008 est mort samedi 25 août dans l’Arizona à 16 h 28 heure locale. Il avait 81 ans.

Le sénateur, qui était atteint d’un cancer au cerveau, avait décidé de mettre fin à son traitement, avait annoncé sa famille vendredi. John McCain était soigné dans son Etat de l’Arizona, où ses amis et collègues défilaient depuis des mois pour faire leurs adieux, conscients que la fin était proche.
Lire aussi sa nécrologie (abonnés) :   Le sénateur américain John McCain est mort
La fille du vétéran, Meghan McCain, a publié sur son compte Twitter un texte racontant qu’elle était restée aux côtés de son père jusqu’à la fin, « tout comme il était avec moi à mes débuts ».
John Sidney McCain III est né le 29 août 1936 sur la base militaire américaine de Coco Solo, dans la zone du canal de Panama alors sous contrôle américain. Il descend d’une famille de militaires, son père était amiral. Sa jeunesse est marquée par les changements d’affectation de son père, l’amenant à fréquenter de nombreuses écoles.
John McCain (d) avec son père John S. McCain, Jr. et son frère Joe (g) sur une photo non datée dans les années 1940.
Après le lycée, il entre en 1954 à l’académie navale d’Annapolis (Etat du Maryland) comme son père et son grand-père. Il en sort dans les dernières places en 1958 après une scolarité agitée. Pilote militaire, il est d’abord instructeur dans la Navy et effectue des missions en mer Méditerranée et dans l’Atlantique. En 1965, il épouse Carole Shepp, une ancienne mannequin.
Puis il est envoyé au Vietnam où il échappe à la mort lors d’un incendie, le 29 juillet 1967, sur le porte-avions USS Forrestal. Au cours de sa vingt-quatrième mission, son avion est abattu, le 26 octobre 1967, au-dessus de Hanoï. Il est fait prisonnier par les Nord-Vietnamiens. Torturé à plusieurs reprises, il n’est libéré qu’en 1973.
Photo prise le 26 octobre 1967 montrant le major John McCain (C) de l’US Navy sauvé dans le lac Truc Bach de Hanoï par plusieurs habitants de la capitale du Nord-Vietnam après que son avion de guerre ait été abattu.
Il est décoré à son retour du Vietnam par le président Nixon. En 1977, il est nommé officier de liaison de la Navy au Sénat américain. Il divorce de sa première femme en 1979 et épouse en 1980 Cindy Lou Hensley, riche héritière du distributeur de bière Hensley.
Il fait ses débuts en politique dans l’Arizona, au sein du Parti républicain. Il est élu à la Chambre des représentants en 1982. Puis, en 1986, il remporte l’un des sièges de sénateur de l’Etat. Il sera réélu en 1992, 1998, 2004 et 2010.
En 1993, avec un autre vétéran de la guerre du Vietnam, le sénateur démocrate John Kerry, il demande la réouverture des relations diplomatiques avec ce pays ? Ce sera chose faite deux ans plus tard. En 1999, il narre dans son autobiographie Faith of my Fathers (Random House, non traduit) ses années dans les geôles nord-vietnamiennes.

Campagne de calomnies

En 2000, McCain est candidat à l’investiture républicaine pour l’élection présidentielle. Mais rapidement George W. Bush s’impose, McCain étant victime d’une intense campagne de calomnies. Et Bush est élu à la présidence du pays. Au Sénat, McCain parvient à faire adopter avec le sénateur démocrate Russ Feingold en 2002 une réforme du financement des campagnes électorales. Il prouve à cette occasion, comme dans d’autres, qu’il fait passer l’intérêt général avant l’intérêt partisan. Ce qui lui vaut l’hostilité de certains républicains, notamment à droite.
Partisan de l’interventionnisme américain dans le monde, il soutient l’invasion de l’Irak en 2003 même s’il conteste la stratégie mise au point par le secrétaire à la défense, Donald Rumsfeld. Il avait d’ailleurs approuvé les bombardements de la Serbie pendant la guerre du Kosovo sous la présidence Clinton en 1999.
John McCain (c) s’adresse à ses partisans aux côtés de Sarah Palin (g) et de sa femme Cindy (d) pendant un discours le 4 novembre 2008 à Phoenix dans l’Arizona.
Lors de l’élection présidentielle de 2004, il soutient George W. Bush. Ce dernier est réélu pour un ultime mandat. Aussi en 2008, la voie est ouverte pour une deuxième candidature. Mais son âge – 71 ans – est un handicap face au candidat démocrate, Barack Obama, 48 ans. Il choisit la très droitière Sarah Palin, égérie du Tea Party, mouvement contestataire opposé à l’Etat fédéral, comme co-listière, mais est largement battu par Obama.
En 2016, pendant la campagne présidentielle, il exprime ses critiques envers le candidat républicain Donald Trump. Il deviendra l’un des républicains les plus critiques du nouveau président. Il dénonce notamment en novembre 2016 les propos ambigüs de Trump sur le recours à la torture.
Son intervention empêche, en juillet 2017, l’abrogation de l’Obamacare, la réforme du système de santé américain voulue par Obama.
Sur le plan personnel, la santé de McCain se détériore et il est traité à partir de juillet 2017 pour un cancer au cerveau très agressif.
Il publie en mai 2018 de nouvelles mémoires, The Restless Wave (Simon & Schuster, non traduit), qui concernent la période qui suit 2008, où il est toujours aussi critique envers Trump.
McCain laisse l’image d’un homme politique engagé, défendant l’intérêt général et ses convictions, y compris parfois contre son propre camp, ce qui lui a valu une forte popularité.
https://www.lemonde.fr/ameriques/article/2018/08/26/etats-unis-deces-du-senateur-john-mccain_5346264_3222.html

samedi 25 août 2018

PLS chiêm đoán tình hình thế giới

Illustration de la constellation de la Grande Ourse - Tu Vas Savoir. Astronomie.
http://tuvassavoir-astronomie.blogspot.com/2017/04/constellation--mois-avril-grande-ourse.html


Ông Putin, ông Trump ơi ! Các ông làm sao mà tình hình có vẻ gay cấn tơi bời như thế, làm tôi lại phải xắn tay áo nhảy vào !

Tôi xin dặn dò các ông là có một bọn rất ghê chúng quyết nuôi bọn IS bằng mọi giá, để khủng bố cả thế giới, bọn này rất nhiều tiền và rất độc ác, nên chúng rất nguy hiểm, các ông phải tìm ra và diệt trừ chúng cho bằng được ! Bọn chúng là kẻ thù của cả hai ông đấy !

Nhưng mà, ông Trump à, tuổi của ông là tuổi Tuất, không phải là tuổi để tham chiến, việc ấy ông nên tránh xa, ông cứ để cho ông Putin làm. Việc của ông là thao túng tiền, siết hầu bao của bọn cà chớn ! Tất cả các kẻ thù của ông, ông phải tìm cách diệt nguồn tiền của chúng, chứ đừng gây chiến với chúng. Ông cứ việc sủa thật to, ông ổng vào, nhưng ông hết sức tránh đừng tham chiến nhé !


Ông Putin, tuổi ông là tuổi Rồng Quý, ông là người duy nhất trên thế giới này có thể trừ gian diệt bạo, ông phải luôn luôn sẵn sàng phun lửa, nếu cần thì phun thật mạnh vào nhé ! Ông cứ kết hợp với các ông Al Assad, Medvedev và Tập Cận Bình là ông sẽ luôn mạnh mẽ như vũ bão, vì sao thì đấy là thiên cơ tôi không tiện tiết lộ ra đây. Ông đừng quá lo về chuyện tiền (năm nay ông cứ chịu mất càng nhiều tiền càng tốt, các năm tới sẽ gỡ lại !). Mạng của ông là mạng Thuỷ, nước là tiền, chảy như sông, ông sẽ không bao giờ thiếu tiền. Chắc ông cũng đã nhận thấy từ khi ông nắm quyền, kinh tế nước Nga đã tăng trưởng mạnh như thế nào ! Nếu ông cần tiền, thì hiện giờ trong chính phủ của ông đang thiếu một nhân vật hợp mạng với ông để hỗ trợ cho ông, tôi thấy ông Alexeï Leonidovitch Koudrine tuổi Canh Tý (1960) là rất được đấy ! Điều quan trọng hơn sẽ là ông chuẩn bị cho nước Nga trong tương lai khi ông sẽ hết nắm quyền. Tôi xin gợi ý cho ông là phải phát triển mạnh toán học ở mức đại chúng (Nga đã là một cường quốc toán học rồi), về việc này ông có thể mời GS Ngô Bảo Châu của chúng tôi cố vấn đấy :-)

Một điều nữa là phải phát triển mạnh hơn về thể dục thể thao cho phụ nữ. Phụ nữ Nga nổi tiếng xinh đẹp, nhưng họ ít thể thao, sức khoẻ không tốt và hay làm phiền các ông chồng của họ, khiến các ông ấy phải phục dịch làm việc nặng nhọc quá. Tôi gợi ý cho ông là, chọn Hoa Hậu Nga phải chọn cô khoẻ mạnh, thể thao, như cô Hoa Hậu năm nay, hoặc là như Đệ nhất Phu Nhân của ông ấy ! Các cô nào mà yếu ớt, thì có xinh đẹp đến mấy cũng chỉ cho Á Hậu thôi !

Tôi cũng lấy làm lo lắng cho bà Al Assad, coi chừng bà ấy bị đầu độc đấy ! Còn ông Mc Caine nữa, sao mà lại bị ung thư não cơ chứ ? Chắc là hồi bị giam ở Hoả Lò, ông bị Cộng Sản Bắc Việt nhồi sọ nhiều quá hả ? Ông và bà Al Assad cứ ăn đậu hạt và uống nước trà (xanh) đều đặn hàng ngày, là sẽ thanh lọc cơ thể, kiềm chế được bệnh đấy ! Không cần nhiều, cứ mỗi ngày 1 chén đậu nấu và 3 tách trà là được !

Kính chúc các ông bà nhiều sức khoẻ, cẩn trọng, kiên cường trừ gian diệt bạo và xây dựng một thế giới hiền hoà hạnh phúc hơn !

vendredi 24 août 2018

GS Vũ Hà Văn: Nhà khoa học sẽ được trả lương xứng đáng

PLS : Xin cảm ơn GS VHV ! :-)

Nhìn GS VHV mặc đồ đẹp trông cứ như là hoàng tử, còn em trai ổng mặc đồ xấu trông cứ như là người hầu của hoàng tử ấy nhỉ ? (Loan ơi vào mà xem này !)

Anh Văn ơi em cũng là nhà khoa học đấy ! (Thì anh bảo rằng là toán học cũng rất gần với nghệ thuật mà !) Không biết anh Vượng có quan tâm đến Khoa học Xã hội và Nhân văn không ạ ? Có gì anh nói ảnh lập cho em và Nhị Linh Cao Việt Dũng một cái quỹ để tụi em dịch Rousseau toàn tập thì ảnh có chịu không ? Chứ cứ để cho em tàn lụi đi thì anh và mọi người sẽ không bao giờ được đọc Rousseau ! Khiếp trí thức gì mà không bao giờ đọc những tư tưởng lớn, ớn quá chừng luôn !



GS Vũ Hà Văn: Nhà khoa học sẽ được trả lương xứng đáng

24/08/2018 03:18:12
Theo GS Vũ Hà Văn, tham vọng của ông là muốn hỗ trợ những nhà khoa học người Việt tài năng có tham vọng đóng góp cho đất nước, trả lương cho họ một cách xứng đáng để họ có thể sống tốt ngay tại Việt Nam.
Như Thanh Niên đã đưa tin, GS Vũ Hà Văn được bổ nhiệm làm Giám đốc khoa học Viện Big Data, một đơn vị trực thuộc VinTech của Tập đoàn Vingroup, đồng thời phụ trách một quỹ phát triển khoa học công nghệ với khoản tiền để hoạt động trong 3 năm đầu lên đến 1.000 tỉ.
Trước khi trở về Mỹ để tiếp tục hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Yale, GS Vũ Hà Văn đã dành cho báo chí cuộc gặp gỡ, giải đáp các thắc mắc xung quanh một số hoạt động của Viện Big Data và Quỹ Phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới.
Tạo văn hóa làm việc hết mình trong nghiên cứu khoa học
GS Vũ Hà Văn cho biết: "Cơ chế làm việc của tôi tại Viện Big Data tương tự như GS Ngô Bảo Châu tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM), nghĩa là tôi sẽ đi đi về về giữa Mỹ và Việt Nam. Có việc gì gấp thì về, không thì có rất nhiều việc mình có thể điều hành từ xa. Nhà khoa học trong các nhóm mà tôi xây dựng đều là những chuyên gia giỏi trong chuyên môn của họ".
Thưa giáo sư, big data có phải là một lĩnh vực nghiên cứu mới?
GS Vũ Hà Văn : Thực ra không phải là mới lắm. Ở các nước khác, họ nghiên cứu cũng khá lâu rồi. Chỉ có điều gần đây do trong lĩnh vực này có một số thành quả vượt trội lên, nên người ta quan tâm tới nó hơn. Và giờ nó trở thành trào lưu của cả thế giới.
Về lâu về dài, đây sẽ là một ngành được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Nếu data của mình ngày xưa (cách đây 30 năm) chỉ là những dữ liệu viết tay, hoặc đánh máy, thì giờ là dữ liệu trong máy tính. Do đó, chúng ta có thể lợi dụng tốc độ quét của máy tính để đưa ra những quyết định, mà các quyết định đó chính xác hơn con người bình thường.
Xin GS cho biết tham vọng của mình khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo Big Data?
Big Data thực ra chỉ là một phần của “bức tranh” chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Vin (Tập đoàn Vingroup - phóng viên). Với Viện Big Data, chúng tôi có kế hoạch làm 2 việc: tổ chức một số nghiên cứu về big data, lập quỹ phát triển khoa học công nghệ với mục đích hỗ trợ các trường đại học ở Việt Nam làm khoa học.
Tôi đã về Việt Nam để tham gia giảng dạy từ rất lâu rồi thì nhận thấy (mà không phải riêng tôi, các nhà khoa học khác cũng thấy thế) các nhà khoa học trẻ Việt Nam làm việc rất khó. Họ từ nước ngoài về và có tham vọng đóng góp cho đất nước. Nhưng khi về nước rồi thì cơ chế chưa để cho họ thực hiện giấc mơ đó.
Quỹ lập ra để mình có thể hỗ trợ những người như thế, những người có tài năng mà nếu cứ để họ không được hỗ trợ đúng mức thì họ sẽ lụi tắt dần, hoặc sẽ diễn ra việc mình đã nói nhiều rồi là chảy máu chất xám.
Quỹ sẽ hỗ trợ những chương trình, hoặc những đề tài có tính chất thực tiễn, được thực hiện bởi những người thực sự có khả năng đang làm việc ở các trường đại học. Khi hỗ trợ thì sẽ hỗ trợ mức cao nhất có thể có, để mức lương của những người làm đề tài đó được nâng lên, để họ có thể sống tốt được ở Việt Nam. Ngay cả các sinh viên, nghiên cứu sinh, khi họ tham gia thực hiện đề tài, họ cũng sẽ được trả lương một cách xứng đáng.
Quỹ sẽ giúp các nhà khoa học mua tất cả những trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm cần thiết cho đề tài của họ, để cho họ có được khoảng thời gian 2 - 3 năm được làm cái mà mình muốn.
GS Vũ Hà Văn (ngoài cùng bên phải) cùng bố mẹ và em trai tại buổi ra mắt Viện Big Data và Quỹ Phát triển khoa học công nghệ Ảnh Phan Hương
Các đề tài mà Quỹ tài trợ hẳn sẽ là những gì liên quan tới big data?
Ý nghĩa của quỹ này không phải chỉ để dành riêng cho việc phát triển nghiên cứu big data. Tất nhiên, chúng tôi cũng sẽ ưu tiên các đề tài big data, nhưng điều quan trọng là chúng tôi muốn thông qua quỹ để thúc đẩy sinh hoạt khoa học của Việt Nam lên mức tốt hơn.
Trước hết là giữ được các nhân tài ở lại Việt Nam, về lâu về dài là thay đổi được văn hóa nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ không chỉ hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện được ước mơ của mình (được chuyên tâm làm nghiên cứu khoa học - phóng viên).
Nếu sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học thực sự có ý nghĩa cho xã hội thì chúng tôi có thể hỗ trợ họ sản xuất ra sản phẩm. Nghĩa là hỗ trợ cả đầu vào và đầu ra, tôi tin đó là điều các nhà khoa học rất mong muốn. Cách làm này mang lại những lợi ích thực sự, trước hết là lợi ích cho chính cá nhân các nhà khoa học.
Nó sẽ tạo văn hóa làm việc hết mình trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhà khoa học sẽ mang hết khả năng của mình ra làm việc, thay bằng việc có đề tài có nghiệm thu nhưng không mang lại kết quả cụ thể như hiện nay.
Thu hút nhiều nhân tài ở lại Việt Nam làm việc
Khi bàn về trí tuệ nhân tạo, người ta thường nói về câu chuyện dữ liệu với mong muốn chúng được chia sẻ, chứ không phải thương mại hóa dữ liệu đó. Vậy giáo sư có e ngại việc đầu tư nghiên cứu cho big data sẽ khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư?
Như trên tôi đã khẳng định, chúng tôi muốn hỗ trợ không chỉ là nghiên cứu về dữ liệu mà còn hỗ trợ nghiên cứu ở các lĩnh vực khác. Thứ hai, theo tôi biết là khi thành lập viện và quỹ, Vin không xem nó như một cách đầu tư, mà là một cách hỗ trợ cho văn hóa nghiên cứu khoa học ở Việt Nam nói chung.
Tôi nghĩ, nếu cả đất nước này có sự thay đổi về văn hóa nghiên cứu khoa học, vì thế mà sinh viên của mình trở nên giỏi hơn thì Vin cũng hưởng lợi, do họ sẽ phải dùng nhiều người tốt nghiệp đại học hơn trong tương lai. Ở đây không có chuyện đầu tư ngần này tiền và phải mang về ngần này tiền. Đây là sự hỗ trợ hoàn toàn mang tính chất hiến tặng cho các trường đại học.
GS tin rằng việc này sẽ lan tỏa tinh thần của người làm nghiên cứu khoa học tới các bạn trẻ?
Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên có một doanh nghiệp lớn đầu tư bài bản vào khoa học, và điều đó tạo động lực cho các bạn trẻ. Nếu quỹ hoạt động tốt thì những bạn trẻ mà có các dự án tốt sẽ có điều kiện làm việc không kém gì ở các nước phương Tây. Nhờ thế mà nó sẽ giúp cho việc thu hút nhiều nhân tài ở lại Việt Nam. Họ không cần phải ra nước ngoài mới có điều kiện làm việc tốt. Rồi sẽ có nhiều hơn những người trẻ mới tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài chọn cách về nước làm việc.
Tôi hy vọng Viện sẽ là một địa chỉ để các bạn ấy đến, ít nhất là tìm hiểu kinh nghiệm. Rồi sau này chúng ta sẽ tiếp tục có những doanh nghiệp khác làm mô hình tương tự, hoặc Nhà nước sẽ mở ra cơ chế mới, như thế mới giúp cho toàn bộ xã hội tiến lên, chứ một mình Vin không thể làm tất cả mọi việc.
Vậy sẽ kêu gọi các bạn trẻ tham gia quỹ thế nào, thưa GS?
Quỹ hỗ trợ tất cả các nhà khoa học, không chỉ các bạn trẻ mà kể cả những người không còn trẻ như tôi cũng có thể viết dự án, sau đó gửi cho quỹ.
Từ 1.1.2019, chúng tôi sẽ bắt đầu nhận các dự án. Các dự án đó sẽ được xét bởi một ủy ban gồm những nhà khoa học trong và ngoài nước. Ủy ban sẽ quyết định lựa chọn dự án nào được tài trợ, dự án nào không. Tiêu chuẩn để lựa chọn sẽ giống như các quỹ khoa học ở Mỹ.
Theo GS Vũ Hà Văn, nghiên cứu, làm việc với big data là một thị trường lao động đang rất hot, nên xã hội hiện rất cần những người giỏi về lĩnh vực này. Hiện nay, các chuyên có năng lực trong lĩnh vực này rất “đắt hàng”.
Viện Big Data hiện muốn tìm cách tiếp cận một số chuyên gia Việt kiều để mời họ về làm giúp nhưng việc này cũng không dễ dàng. Còn ngay tại Việt Nam, nhân lực đỉnh cao, tức là những người có thể phụ trách được một đề tài, thì không nhiều
GS Vũ Hà Văn cũng nhận xét, chất lượng đào tạo nhân lực cho lĩnh vực big data ở trong nước về cơ bản không phải là thấp. Chỉ có điều, sinh viên ra trường không có ngay một đường hướng (protract) rất cụ thể và không có những người hướng dẫn rất tốt thì cái đào tạo cơ bản đó sẽ mai một dần đi. “Nó chỉ khác với nước ngoài ở chỗ đó thôi”, Giáo sư Văn nói.
GS Văn chia sẻ thêm: “Với Việt Nam, khó nhất là mời một số người đầu ngành về để cộng tác. Có thể họ không ở được dài lâu, nhưng họ có thể hướng dẫn một số nghiên cứu sinh, hoặc dạy một số khóa đào tạo. Đó là cái có thể hy vọng nhất trong tương lai gần. Còn mời được một số người về hẳn, lâu dài, cả đời thì chắc phải làm từng bước”.
https://thoibao.today/paper/gs-vu-ha-van-nha-khoa-hoc-se-duoc-tra-luong-xung-dang-3361883

jeudi 23 août 2018

Notre histoire




Tâm tư đây nét mực nghiêng trong bao bức tình thư em đã viết gởi anh ?...

mardi 21 août 2018

TIN MỪNG: BẤT NGỜ, LẦN ĐẦU TIÊN MỸ CÔNG NHẬN CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM VÀ CAM KẾT GIÚP VIỆT NAM BẢO VỆ

PLS : Wouaw ! Thật là không thể nào tin được !!! :-)

Dạ đúng vậy ! Các vị cũng nên chuộc lỗi đã để cho Trung Quốc cướp trắng Hoàng Sa của Việt Nam đi ! Đả đảo lão Kissinger ! (Cái lão già Do Thái inhumain tham lam vô độ ấy hết thời rồi ! Đừng nghe lời hắn !)



TIN MỪNG: BẤT NGỜ, LẦN ĐẦU TIÊN MỸ CÔNG NHẬN CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM VÀ CAM KẾT GIÚP VIỆT NAM BẢO VỆ

Bất ngờ: Lần đầu tiên Mỹ công nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

© AP Photo / Andrew Harnik
Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
THẾ GIỚI
URL rút ngắn
7152
Lần đầu tiên Mỹ chính thức công nhận chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của Việt Nam. Và Mỹ sẽ dùng khả năng của mình để bảo vệ tuyên bố này.
Sau 3 ngày làm việc chính thức giữa Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Jim Mattis tại Mỹ tuần qua trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ có thông cáo chính thức về cuộc gặp gỡ trao đổi về mối quan hệ Mỹ-Việt.
"Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch về chuyến thăm chính thức ngày 8/8 để thảo luận mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt ngày càng gia tăng và những thách thức an ninh khu vực."
"Bộ trưởng Mattis và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng, bao gồm mở rộng hợp tác hàng hải. Các Bộ trưởng cũng chỉ đạo các nhân viên của mình làm việc hướng tới việc sắp xếp một chuyến thăm đầu tiên của hàng không mẫu hạm tới Việt Nam khi các điều kiện kỹ thuật cho phép."
"Bộ trưởng nhấn mạnh mức độ mạnh mẽ của duy trì hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và hợp tác Cảnh sát biển, bao gồm việc chuyển giao gần đây một tàu tuần duyên trước đây của Hoa Kỳ để nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng hải của Việt Nam."
"Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ — Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia. Bộ trưởng hoan nghênh việc Việt Nam chủ động tham gia và ngày càng đóng vai trò tích cực tại khu vực châu Á — Thái Bình Dương."
Về nội dung xung quanh cuộc họp bàn được đưa ra trong bản thông cáo này, ông Scott Harbison Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đưa ra những lời phân tích rõ ràng hơn đi sâu vào từng chi tiết dựa trên lợi ích hợp tác giúp đỡ giữa Mỹ-Việt.
"Câu cuối cùng trong thông cáo có một ý nghĩa hết sức quan trọng và đặc biệt đối với sự thay đổi về mặt ngoại giao cũng như chiến lược quân sự trong mối quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vì các lợi ích chung, nó bao gồm việc tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như toàn thế giới."

"Việc tôn trọng luật pháp là điều phải có giữa các nước, nhưng vấn đề mấu chốt và quan trọng là Quân đội Mỹ lần đầu tiên chính thức công nhận chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo trên Biển Đôngcủa Việt Nam. Và Mỹ sẽ dùng khả năng của mình để bảo vệ, thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực cũng như an ninh toàn cầu vì các lợi ích chung giữa các quốc gia."
Ngoài ra, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia uy tín về Biển Đông sau khi xem xét nhiều khía cạnh bản thông cáo cũng nhận định thêm đây có thể là một bước ngoặt mới mở ra cho Việt Nam khi chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông được Mỹ công nhận một cách chính thức.
"Đây có thể là một bước tiến mới khi Mỹ nhấn mạnh chủ quyền quốc gia. Từ trước đến nay, chưa bao giờ Mỹ tuyên bố rằng Mỹ sẽ đụng vào chủ quyền quốc gia của một nước nào cụ thể hay chủ quyền cụ thể nào ở Biển Đông cả, nhưng lần này Mỹ đã công bố điều này một cách chính thức toàn phương diện."
"Mỹ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng và họ tôn trọng điều đó, đặc biệt là chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Vì thế nếu thời điểm hiện tại chúng ta kết luận Việt Nam thân cô thế cô, hoặc là phải bỏ những dự án khai thác dầu khí trên biển….đều là những tầm nhìn ngắn hạn. Vấn đề dài hạn hơn là Việt Nam có những thay đổi tích cực để bảo vệ cho quyền lợi đất nước và cho cả thế giới phải ngả mũ công nhận điều đó."
Sáng 8/8, lễ đón chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Ngay sau lễ đón, hai Bộ trưởng đã tiến hành hội đàm. Tại hội đàm, hai Bộ trưởng trao đổi các vấn đề cùng quan tâm và đánh giá cao kết quả hợp tác song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng song phương, trong đó bao gồm các lĩnh vực: Trao đổi đoàn các cấp, đào tạo, tham vấn đối thoại, an ninh biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa, đặc biệt là hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh bao gồm rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc da cam/dioxin, tìm kiếm quân nhân mất tích và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Kết quả hợp tác đã góp phần tăng cường sự tin cậy, mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước. Hai Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng thời gian tới theo thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và các văn bản đã ký kết.
Phát biểu tại hội đàm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã cám ơn sự đón tiếp trọng thị và hữu nghị của phía Hoa Kỳ dành cho đoàn và một lần nữa khẳng định, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Việt Nam chủ trương xây dựng nền quốc phòng tự vệ đủ để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ, Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và luôn ưu tiên phát triển quan hệ dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao sự hợp tác của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thực thi pháp luật trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam cũng như trong lĩnh vực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Về quan hệ quốc phòng song phương trong thời gian tới, hai Bộ trưởng thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo nội dung các văn bản thỏa thuận đã được ký kết, trong đó tập trung ưu tiên vào lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống cũng như tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Liên quan đến vấn đề tẩy độc dioxin tại các điểm bị ô nhiễm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết hai bên đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng và đang tiến hành giai đoạn 2, để cố gắng hoàn thành kịp phục vụ hội nghị Cấp cao APEC 2017.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đang khảo sát nghiên cứu để tiến hành dự án tẩy độc tại sân bay Biên Hòa. Hai Bộ trưởng cũng đã trao đổi về vấn đề tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam và thống nhất giao cho các cơ quan chức năng hai bên trao đổi, khi nào đáp ứng điều kiện về kỹ thuật sẽ tiến hành chuyến thăm vào thời gian thích hợp.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực; cũng như nỗ lực hợp tác có hiệu quả của Việt Nam trong việc tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).
Bộ trưởng James Mattis cam kết sẽ tiếp tục hợp tác trong việc tìm kiếm thông tin bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh cũng như hỗ trợ cho việc tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã trao cho Bộ trưởng James Mattis hồ sơ mới về địa điểm tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích để hai bên có thể cùng nhau hợp tác trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã đến thăm Bộ Tư lệnh lực lượng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ.
Nguồn: Phapluat.news
https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2018/08/tin-mung-bat-ngo-lan-au-tien-my-cong.html