mercredi 29 avril 2020

Công hàm 1958 không công nhận chủ quyền TQ với Hoàng Sa và Trường Sa

PLS : Anh Phạm Bình Minh, anh nghe em nói !

Anh trả lời LHQ về vụ Trung Quốc đưa công hàm Phạm Văn Đồng lên LHQ như vầy nè (em mời ngài Trương Nhân Tuấn review) :

"Công hàm của ông PVĐ không có giá trị về mặt pháp lý đối với việc thừa nhận (hay không) hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi vì theo Hiệp Định Genève, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà không có thẩm quyền đối với hai quần đảo ấy, mà chúng thuộc về thẩm quyền của Việt Nam Cộng Hoà."

Đấy là lý lẽ mạnh nhất và hoàn toàn hợp pháp về mặt luật pháp quốc tế, kỳ này mình hạ gục Trung Quốc luôn ! Còn về hệ luỵ về sau, thì anh nói các ông lãnh đạo nhà mình đừng lo. Bởi vì người duy nhất đại diện hợp pháp cho Việt Nam Cộng Hoà là ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, mà ông ấy thì đã chết rồi, ông ấy sẽ không đòi hỏi gì được nữa, cho nên mình có thừa nhận Việt Nam Cộng Hoà, thì cũng không có gì suy suyển, thay đổi cả. Còn nếu mình muốn hoà giải dân tộc, thì mình đền bù cho các goá phụ của các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hoà, thì cũng không có bao nhiêu đâu. Và nếu mà nhờ Việt Nam Cộng Hoà mà mình giữ được cả hai quần đảo ấy, thì việc đền bù hoà giải với họ cũng là việc nên làm chứ ?

(Bác Trọng, em nghĩ việc này sẽ chỉ càng làm cho Việt Nam vững mạnh hơn mà thôi, và Sấm Trạng Trình có nói điều ấy rồi !)



Thưa các bác, đêm qua tôi nằm suy nghĩ, chợt thấy sáng rõ như ban ngày !

Các bác có đọc cái Công hàm PVĐ chưa ? Lời lẽ của nó rất đặc biệt, giản dị và rõ ràng, nhưng tôi vẫn cảm thấy ông Đồng có một cái ẩn ý gì đấy !


Bây giờ thì tôi đã hiểu ra rồi !

Ông Đồng đã không đả động gì đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chỉ đơn giản là về mặt luật pháp (và luật pháp quốc tế), ông ấy không có được cái thẩm quyền ấy. Ví dụ như bây giờ ta hỏi Thái Lan về việc chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa và Trường Sa, thì tất nhiên là họ chẳng cần trả lời gì cả, vì điều đó không thuộc thẩm quyền của họ. Như vậy việc ông Đồng chỉ trả lời về vụ 12 hải lý của Trung Quốc là hoàn toàn đúng đắn và chấm hết ! 


Và ngụ ý của ông Đồng, và ông Hồ Chí Minh là gì, các bác biết không ? Là các ông ấy muốn rằng, sau khi thống nhất đất nước, thì sẽ hoà giải dân tộc, và chỉ khi ấy, thì Hoàng Sa và Trường Sa sẽ thuộc về Việt Nam. Các ông ấy đã ra một cái Công Hàm khéo léo, tinh tế như vậy, thật là thiên tài !

Các ông ấy đã mở tất cả mọi con đường để con cháu sau này giành được độc lập, thống nhất, toàn vẹn chủ quyền, hoà hợp dân tộc, phát triển đất nước. Thật là những con người cao quý, phi thường !

Bác Trọng, em nghĩ rằng bác là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em tin là bác hiểu được tâm nguyện của Người !


Bởi vì, mới gần đây, em đọc vài bài phỏng vấn của ông Chí Vịnh, cái bài mới nhất nó rất là kinh khủng. Ông ấy nói là ta ĐÃ HOÀ GIẢI, HOÀ HỢP RỒI !  Như vậy nghĩa là gì các bác biết không ? Nghĩa là sẽ không có gì khác nữa, không có thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa, nghĩa là (phe) ông ấy quyết bán đứng toàn bộ biển đảo cho Trung Quốc mãi mãi, và quyết không phủ nhận giá trị pháp lý của Công Hàm Phạm Văn Đồng đối với việc từ bỏ Hoàng Sa, Trường Sa. Ông Chí Vịnh, ông nghĩ là cha ông là ông Nguyễn Chí Thanh có đồng ý với ông không ?


Thưa các bác, xin các bác theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ này, đừng để con cháu Trần Ích Tắc đổ toàn bộ công lao của cha ông xuống biển. Đây là thời cơ ngàn năm có một, chúng ta sẽ giành lại cả Trường Sa và Hoàng Sa, chúng ta quyết không được bỏ lỡ. Nếu Trung Quốc tuyên bố chiến tranh, thì các bác phải bằng mọi giá phá sập cái đập Tam Hiệp !

Mong các bác sáng suốt, bảo trọng !


 


Công hàm 1958 không công nhận chủ quyền TQ với Hoàng Sa và Trường Sa

27 tháng 4 2020









Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng năm 1956

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 26/4, nhà nghiên cứu Raul Pedrozo, chuyên gia luật quốc tế từng nhiều năm làm việc cho Hải quân Mỹ, nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng không cho thấy Việt Nam từ bỏ Hoàng Sa và Trường Sa.
Hôm 17/4, Trung Quốc viện dẫn công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958 gửi Thủ tướng Chu Ân Lai như bằng chứng cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong công hàm mới được gửi lên Liên Hiệp Quốc (LHQ), Trung Quốc khẳng định cộng đồng quốc tế và cả chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với các quần đảo này.
Thêm nữa, Trung Quốc còn cho rằng sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc không phủ nhận (estoppel) trong luật quốc tế vì đã có yêu sách trái phép đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng lúc Bắc Kinh đưa ra các cáo buộc nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền, xâm chiếm biển, đảo.
Đáp lại, ông Ngô Toàn Thắng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 23/4 lên tiếng: "Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc."

Công hàm 1958 "không thừa nhận chủ quyền của TQ"

Tiếp xúc với BBC News Tiếng Việt hôm 26/4, ông Raul Pedrozo, giáo sư luật quốc tế, cố vấn luật của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, Hoa Kỳ, nói:
"Theo ý kiến của tôi, lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai liên quan đến tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc vào tháng 9/1958 chỉ đơn giản là để bày tỏ sự ủng hộ đối với tuyên bố lãnh hải rộng 12 hải lý mà Trung Quốc đưa ra. Nó không hề mang nghĩa thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa".
Ông Raul Pedrozo từng phục vụ trong Hải quân Mỹ, là cựu giáo sư luật quốc tế của Đại học Chiến tranh Hải quân (U.S. Naval War College). Ông là cố vấn luật quốc tế của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, trợ lý đặc biệt của Thứ trưởng phụ trách chính sách Bộ Quốc phòng. Năm 2014, ông đã công bố công trình dày 142 trang về tranh chấp tại Biển Đông, trong đó có phân tích công hàm Phạm Văn Đồng.
Chuyên gia Việt Nam bác bỏ luận cứ Trung Quốc về công hàm Phạm Văn Đồng
Biển Đông: Bước tiến mới dọn đường của Trung Quốc?
Theo ông Raul Pedrozo, năm 1988, Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận có sự tồn tại của công hàm Phạm Văn Đồng nhưng Bộ Ngoại giao đã có giải thích về bối cảnh lịch sử của các tuyên bố trong đó. Cụ thể, trong bối cảnh chiến tranh khi Mỹ có thể chiếm hai quần đảo này để làm bàn đạp tấn công thì việc tuyên bố như vậy chỉ là giải pháp tình thế. Lúc bấy giờ, Việt Nam chân thành tin tưởng Trung Quốc và tin rằng sau chiến tranh thì mọi tranh chấp về lãnh thổ giữa hai nước sẽ được giải quyết.




Bản quyền hình ảnh Raul Pedrozo
Image caption Ông Raul Pedrozo, giáo sư luật quốc tế, cố vấn luật của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, Hoa Kỳ
Ông Raul Pedrozo phân tích thêm:
"Nam Việt Nam (với tư cách kế thừa Pháp), chứ không phải Bắc Việt Nam, là bên đang quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1958. Hiệp định Geneva 1954 phân chia Bắc và Nam Việt Nam tại vĩ tuyến 17 để chờ cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm phía nam vĩ tuyến 17; do đó, cả hai quần đảo đều thuộc quyền quản lý của Nam Việt Nam. Vì vậy, Bắc Việt Nam không có cả danh nghĩa lẫn chủ quyền trên thực tế đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và không ở vào vị trí có thể từ bỏ các vùng lãnh thổ trên. Tóm lại, Bắc Việt Nam chẳng có gì để từ bỏ."
Trao đổi qua email với BBC News Tiếng Việt ngày 25/4, Tiến sĩ Dương Danh Huy từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông cũng cho rằng những gì Thủ tướng Phạm Văn Đồng hay Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của chính phủ vào thời điểm năm 1958 đều không có giá trị pháp lý để thay đổi về chủ quyền lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17.
VN 'quá rụt rè trước TQ' trong vấn đề Biển Đông
Biển Đông: Ai sẽ liên minh và hậu thuẫn Việt Nam?
Ông Huy phân tích: "Trước hết, có thể khẳng định rằng vào năm 1958 không có một nước Việt Nam thống nhất như bây giờ, và lúc đó nói chung chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) không được thế giới cho là có thẩm quyền đối với phía nam vĩ tuyến 17, không được thế giới cho là có trách nhiệm pháp lý phải khẳng định chủ quyền lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17."
"Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải quan tâm đến khía cạnh động thái đó và các động thái tương tự của chính phủ đó có ý nghĩa pháp lý gì khi VNDCCH và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1976".

Nguyên tắc Estoppel có áp dụng?

Estoppel là quy tắc về bằng chứng, theo đó, một quốc gia không được phép phủ nhận sự thật về điều mà trước đây họ đã tuyên bố hoặc về những sự kiện mà họ cho là có thật.
Theo ý kiến của ông Raul Pedrozo, estoppel đã được Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) sử dụng để giải quyết một số tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, ông cho rằng nguyên tắc này của tòa ICJ khi liên hệ với tranh chấp tại Hoàng Sa không ủng hộ lập trường của Trung Quốc xét trong mối liên hệ với Việt Nam.
Ông phân tích: "ICJ chỉ áp dụng estoppel trong một số vụ giới hạn khi mà hội đủ các yếu tố: (1) đó là các tuyên bố, phát biểu hoặc trình bày (hoặc được thực thi trong quá khứ) nhất quán do một bên thực hiện với bên kia (2) phải dựa trên sự tổn hại của phía bên kia hoặc tạo lợi thế cho bên đưa ra phát biểu."
"Trung Quốc không cung cấp đủ bằng chứng để hội đủ các yếu tố trên. Lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai đơn giản bày tỏ sự ủng hộ đối với tuyên bố mở rộng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không phải là sự công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ở Biển Đông. Không có gì nghi ngờ, lá thư không đại diện cho một sự công nhận 'rõ ràng và nhất quán' đối với chủ quyền của các quần đảo tại Biển Đông và do đó không thể đáp ứng yếu tố đầu tiên của estoppel," ông Pedrozo nhận định.




Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ông Raul Pedrozo (ngồi giữa) trong sự kiện An ninh hàng hải quốc tế tại Malaysia 2007 với tư cách là Cố vấn luật của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. Bìa trái là Tham mưu trưởng quân đội Malaysia Abdul Aziz Zainal, bìa phải là Phó Thủ tướng Malaysia Najib Razak đang phát biểu.
"Hơn thế nữa, không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc sử dụng lá thư của Chu Ân Lai để bày tỏ sự tổn hại của họ - từ năm 1949, CHND Trung Hoa đã liên tục tuyên bố chủ quyền không tranh cãi của họ đối với các đảo ở Biển Đông và đã phản đối hoặc hành động chống lại mọi yêu sách chủ quyền của các quốc gia khác và đã tiến hành tấn công các đảo ở Biển Đông. Do đó, nguyên tắc estoppel không thể được áp dụng cho các tranh chấp hiện tại", ông Raul diễn giải thêm.
Tiến sĩ Dương Danh Huy đánh giá:
"Năm 1958, chính phủ VNDCCH không được thế giới nói chung cho là có thẩm quyền đối với phía nam vĩ tuyến 17. Vì VNDCHH vừa không có thẩm quyền, vừa không có trách nhiệm pháp lý phải khẳng định chủ quyền, công hàm đó không phải là để trả lời Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, cũng không nói trực tiếp về hai quần đảo đó, thì dù câu chữ của công hàm đó có được diễn giải thế nào cũng không hội tụ được các điều kiện của estoppel để ràng buộc VNDCCH".

'Covid-19 là thời cơ cho Trung Quốc'

Lý giải vì sao Trung Quốc lại đưa công hàm lên LHQ vào thời điểm dịch Covid-19, ông Dương Danh Huy cho rằng:
"Từ khi tình hình Biển Đông nóng lên từ năm 2007, 2008 tới nay, chưa có khi nào bất lợi và nguy hiểm cho Việt Nam như hiện nay. Đây là thời cơ tốt cho Trung Quốc lấn lướt, thậm chí lấn chiếm ở Biển Đông".
"Việc họ gửi công hàm cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa chỉ là hệ quả của việc Malaysia đệ trình về ranh giới ngoài của thềm lục địa vào tháng 12/2019. Tuy nhiên, việc họ đưa công hàm Phạm Văn Đồng vào vấn đề và vào một công hàm được chuyển đến các nước thành viên LHQ là điều đáng suy nghĩ".




Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 11/2017 ở Hà Nội
Ông Huy đưa ra các khả năng: "Đó có phải là một sư leo thang tranh biện bình thường? Hay họ dồn Việt Nam vào chân tường để Việt Nam phải lộ ra phần nào lập luận pháp lý của mình? Hay họ dọn đường dư luận cho động thái kế tiếp nào đó?".
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: 'TQ lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy mạnh độc chiếm Biển Đông'
Ngư dân VN bị chìm tàu ở Hoàng Sa: ‘Chỉ mong sống sót trở về’
"Nhưng cũng có thể là Trung Quốc biết họ đã thua cuộc tranh biện trong việc đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho Trường Sa cũng như trong việc đòi quyền lịch sử trong vùng đặc quyền kinh tế, và Việt Nam, Philippines và Malaysia lại có cùng quan điểm trong vấn đề đó, cho nên họ muốn lái cuộc tranh biện sang phạm trù tranh chấp các đảo, nhằm vừa tránh nhược điểm của mình, vừa chia rẽ ba nước đối phương kia, vừa nhấn mạnh khía cạnh tranh chấp chủ quyền để cản trở đệ trình của Malaysia", ông nhận định.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52436998

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đảm bảo an toàn phòng dịch, chuẩn bị cho thời kỳ mới, tập trung nghiên cứu vaccine phòng Covid-19

PLS : Cảm ơn anh Vũ Đức Đam ! Chúc mừng anh cùng Thủ Tướng làm một cuộc dập dịch đẹp quá ! :-) (Hihi khen ít thôi kẻo bác Hồng Tiệm bác ấy lại nhiếc là ca tụng váng cả tai !)

Việt Nam nghiên cứu chế vaccin được đấy ! Xin anh để ý đến lời ông Trương Hữu Khanh (phải nhất nhất xin ý kiến ông ấy), ông ấy có nói là mũi vaccin Sởi (và Thuỷ đậu) khiến cho trẻ em tránh được bị nhiễm bệnh, vì nó có tác dụng đối với corona virus. Em nghĩ là ta phải lưu ý đến việc làm sao phá vỡ được cái màng mỏng bằng lipid nó bảo vệ cái con virus này. Chắc là ta phải chế ra vaccin mới dựa trên vaccin sởi, thay đổi đôi chút cho phù hợp với con corona virus.




Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đảm bảo an toàn phòng dịch, chuẩn bị cho thời kỳ mới, tập trung nghiên cứu vaccine phòng Covid-19

29/04/2020 18:32

TGVN. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chuẩn bị tốt cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 để sau khi nghỉ lễ, toàn bộ xã hội trở lại cuộc sống bình thường.    





pho thu tuong vu duc dam dam bao an toan phong dich chuan bi cho thoi ky moi tap trung nghien cuu vaccine phong covid 19
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 họp chiều 29/4. (Nguồn: VGP) 
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 29/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 này là thời gian để các cấp các ngành có liên quan đến chống dịch như công an, quốc phòng, y tế tiếp tục rà soát những nhiệm vụ đang thực hiện, chuẩn bị tốt cho công tác phòng, chống dịch để sau khi nghỉ lễ toàn bộ xã hội trở lại cuộc sống bình thường. Ngoài việc kiểm soát chặt những người nhập cảnh vào Việt Nam, chúng ta cần tiếp tục rà lại các quy định về giáo dục, du lịch để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đôn đốc các tỉnh/thành phố giải quyết những vướng mắc trong việc mở cửa lại trường học để đảm bảo sau nghỉ lễ có thể cho học sinh đi học lại bình thường
Du lịch nội địa đang được mở trở lại, tuy nhiên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông phải theo dõi giám sát việc thực hiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Các Bộ ngành hoàn thiện văn bản để quy định đảm bảo sản xuất kinh doanh cho người dân trong thời kỳ mới.
Bộ Y tế đôn đốc các địa phương tham khảo mô hình bộ tiêu chí chấm điểm như Thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu lại quy định về phòng chống dịch, bổ sung thêm tiêu chí đánh giá điểm từ đó các tỉnh/thành phố có thể tự chấm điểm và có thể quyết định các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Bên cạnh đó Ban Chỉ đạo căn cứ tình hình dịch kiến nghị Thủ tướng sẽ giữ chế độ 2 ngày báo cáo Thủ tướng về công tác phòng chống dịch, nhưng không bắt buộc phải họp.

Tập trung nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19
Trước đó, sáng 29/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và một số đơn vị nghiên cứu về vấn đề tổ chức nghiên cứu, sản xuất vắc xin phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
Tại cuộc họp, báo cáo với Phó Thủ tướng, đại diện các đơn vị cho biết, ngay từ những ngày đầu có dịch Covid-19, các cơ quan đã bắt tay vào nghiên cứu, phân lập, nuôi cấy virus, sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm, từng bước hoàn chỉnh phác đồ điều trị,... phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch ở nước ta thời gian qua.
Các đại biểu cũng thảo luận về kết quả nghiên cứu về virus, sinh phẩm xét nghiệm và hướng nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19 trên thế giới. Việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin là nhiệm vụ đòi hỏi sự phối hợp của các đơn vị nghiên cứu khoa học ở các ngành khác nhau.
Sau khi nghe các đơn vị báo cáo và thảo luận, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng, chống dịch Covid-19.
Các nhà khoa học tham dự cuộc họp cho biết đây là nhiệm vụ rất khó khăn, tuy nhiên, chúng ta đã có những thành quả nghiên cứu trước đó như phân lập được virus thành công, sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm… do vậy, các nhà khoa học cũng bày tỏ tin tưởng dưới sự điều phối, chỉ đạo của Bộ Khoa học công nghệ, thì chúng ta sẽ có những hướng nghiên cứu khả quan.



Thế Việt
(theo SKĐS)
https://baoquocte.vn/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-dam-bao-an-toan-phong-dich-chuan-bi-cho-thoi-ky-moi-tap-trung-nghien-cuu-vaccine-phong-covid-19-114704.html

samedi 25 avril 2020

Covid-19: Hơn 50.000 người chết, ông Donald Trump nói Mỹ ứng phó tốt

PLS : Ông Trump ổng nói đúng rồi chứ còn gì nữa ! Mà bác sĩ Mỹ họ ngu quá mãi họ không hiểu ra ! Cách chức mẹ cái lão Fauci đi cho rồi !

Ông Trump, ở Việt Nam có một thứ nước tẩy trùng như vậy đấy :  đó là nước chanh (la citronnade), nước ấm pha thêm chanh, uống nước ấy nó chạy khắp cơ thể, nó diệt sạch virus. Bởi vì con virus ấy nó có một lớp màng mỡ (lipid) bao bọc bảo vệ nó, cái màng này hỏng là nó chết. Nước ấm với acide của chanh là nó phá hỏng cái màng ấy, cho nên bác sĩ Việt Nam họ mới nói là nước chanh nó thải virus ra đường nước tiểu rất tốt, là vì vậy. Hiểu không ?

Tôi chưa kể cho các bác đợt vừa rồi tôi bị nhiễm virus nặng nhất, đi siêu thị về, súc họng cẩn thận, thế mà bị hai đợt khó thở trong vòng có 24h đồng hồ. Tôi mới bảo, nguy rồi, chắc đợt này virus nó đã vượt được qua họng vào phổi mình (bởi vì đi siêu thị phải xếp hàng mua đồ rất là lâu, xếp hàng để vào được siêu thị thôi cũng đã cả tiếng đồng hồ rồi !). Tôi bèn ra sức uống nước chanh nóng. Uống vào chỉ khoảng 15 phút sau là đỡ khó thở, sau một ngày thì lại khỏi.


Ở siêu thị bên Pháp này, họ đứng gần nhau (1m) mà cứ nói gào vào mặt nhau, rồi nói điện thoại mãi (có cái chó gì mà nói lắm thế không biết !). Tôi nhìn thấy mà ngán ngẩm, tôi biết bác sĩ của họ đã không thể đưa ra được một lời khuyến cáo tử tế, cho nên dân chúng mới không thể tránh nhiễm bệnh được là vì vậy ! Tổ cha bọn bác sĩ ngu, lười nghiên cứu, ăn học chỉ toi cơm !





Covid-19: Hơn 50.000 người chết, ông Donald Trump nói Mỹ ứng phó tốt

25-04-2020 - 07:37 AM | Thời sự quốc tế

(NLĐO) – Số người chết do Covid-19 ở Mỹ vượt quá 50.000, tương đương 1/4 số ca tử vong trên toàn thế giới. Trong khi đó, tính đến ngày 25-5, số ca nhiễm sắp chạm mốc 1 triệu.

Cụ thể, theo số liệu trên trang Worldometers, tính đến ngày 24-4, Mỹ ghi nhận tổng cộng 52.092 ca tử vong, tăng hơn 1.600 ca so với một ngày trước đó và tăng gấp đôi trong vòng 10 ngày qua. Cùng ngày, Mỹ cũng có thêm hơn 37.100 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm Covid-19 tại nước này lên 923.612 ca. Số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 được dự báo sẽ sớm lên tới 1 triệu khi Mỹ tiếp tục thúc đẩy công tác xét nghiệm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về trách nhiệm ứng phó của chính phủ khi hơn 50.000 người đã chết vì Covid-19 tại Mỹ, ông Trump nói: "Tôi nghĩ chúng tôi đã làm rất tốt". Bởi theo ông Trump, giới chuyên gia trước đó dự đoán số người chết tại Mỹ có thể ít nhất 100.000 người.
Covid-19 ở Mỹ: Hơn 50.000 người chết, Trump nói Mỹ ứng phó tốt - Ảnh 1.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp báo về dịch Covid-19. Ảnh: New York Times
Tại cuộc họp báo hôm 24-4, ông Trump cũng thanh minh sau khi gây tranh cãi với đề xuất tiêm chất khử trùng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ông Trump nói: "Tôi chỉ đặt ra một câu hỏi mỉa mai cho các phóng viên để xem điều gì xảy ra".
Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 23-4, ông Trump đưa ra đề xuất: "Tôi thấy chất khử trùng hạ gục virus trong một phút, một phút thôi. Và có cách nào để chúng ta làm điều tương tự bằng cách tiêm vào bên trong cơ thể hay tẩy sạch chúng không? Bởi vì virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở phổi, và lây lan số lượng lớn trên phổi. Sẽ rất thú vị khi thử tới khả năng đó. Bạn sẽ phải nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ y khoa nhưng tôi thấy nó rất thú vị".
Ngay lập tức, ý tưởng này bị giới chuyên gia y tế phản bác.
Covid-19 ở Mỹ: Hơn 50.000 người chết, Trump nói Mỹ ứng phó tốt - Ảnh 2.
Một tiệm cắt tóc ở Atlanta, Georgia hôm 24-4. Ảnh: AP
Cũng trong ngày 24-4, Tổng thống Donald Trump ký ban hành đạo luật phân bổ 484 tỉ USD hỗ trợ các doanh nghiệp và bệnh viện đang chịu sức ép vì dịch Covid-19 tại Mỹ. Gói hỗ trợ này là nỗ lực mới nhất của chính phủ liên bang nhằm cứu các doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc thay đổi hoạt động trong lúc các bang cố gắng làm chậm sự lây lan của Covid-19. Phần lớn số tiền sẽ đến tay các doanh nghiệp nhỏ thông qua Chương trình Bảo vệ Tiền lương.
Cũng theo AP, trong một tuần qua, khoảng 26 triệu người Mỹ, tức cứ 6 người có 1 người, đã đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói: "Hàng triệu người mất việc. Đây thực sự là một ngày rất buồn. Chúng ta có mặt ở đây khi gần 50.000 người đã chết, một con số lớn người bị ảnh hưởng và sự bất định về mọi thứ".
Covid-19 ở Mỹ: Hơn 50.000 người chết, Trump nói Mỹ ứng phó tốt - Ảnh 3.
Người dân ngồi tại một công viên ở Seattle của bang Washington khi công viên này mở cửa trở lại sau thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Reuters
Trong lúc ca nhiễm mới và số ca tử vong vì Covid-19 tiếp tục tăng mạnh, nhiều bang của Mỹ vẫn triển khai những bước đi đầu tiên nhằm mở cửa kinh tế trở lại, trong đó có bang Georgia, Oklahoma và hàng loạt bang khác.
Georgia là một trong những địa phương gây tranh cãi nhất với việc cho phép các phòng gym, tiệm làm tóc và các cơ sở kinh doanh khác mở cửa trở lại bất chấp cảnh báo từ giới chuyên gia rằng việc vội vã nới lỏng hạn chế có thể khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại.
Theo Reuters, Tổng thống Donald Trump lại phát đi những tín hiệu trái chiều về thời điểm cũng như cách thức mở cửa nền kinh tế trở lại. Đầu tháng này, ông kêu gọi các thống đốc phe Dân chủ "giải phóng" các bang của họ khỏi các lệnh hạn chế, nhưng trong cuộc họp báo mới đây, ông không đồng tình với việc Georgia mở cửa trở lại.

H.Bình (Theo Reuters, AP)
 
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/covid-19-hon-50000-nguoi-chet-ong-donald-trump-noi-my-ung-pho-tot-20200425073223272.htm

Báo Pháp: Việt Nam đạt thành công ấn tượng trong phòng chống Covid-19

PLS : Các bác phải biết là các bác lên báo lớn của Pháp, cả báo Le Monde, là các bác giỏi lắm rồi đó nghen :-) Dân Việt Nam thông minh thật, các bác thấy không ? Trí thông minh nó biểu lộ ra ở chỗ là khi có vấn đề, thì mình suy nghĩ đúng, và chọn được giải pháp chính xác. Tôi hy vọng các bác nuôi trẻ em của các bác tử tế, khoẻ mạnh. Các bác phải dụ ông Trump là, cái khoản 500 triệu đô la tước khỏi WHO ấy, ông ấy nên đầu tư cho các bác sĩ Việt Nam để họ chế vaccin cho. Tất là tôi tin là họ sẽ không thể tìm ra vaccin, vì giống như sốt xuất huyết của mình ấy, làm gì mà chế được vaccin, vì con virus nó cứ thay đổi hoài. Nhưng mà nếu Việt Nam mà không chế ra được vaccin, thì cả thế giới cũng không ai chế ra được.


Nhưng mà tôi đang buồn thúi ruột ! Các bác có khen cũng phải khen cho đúng, chứ khen sai họ tưởng hay họ làm theo là te tua hết ! Bây giờ Pháp họ thấy Việt Nam mình hay quá, họ bèn tìm cách bắt chước. Mà cái hay thì chẳng bắt chước, lại bắt chước cái dở ! Họ cũng đang trưng dụng khách sạn để cách ly chọn lọc bắt buộc giống như Việt Nam, tôi mới nói merde, merde ! Việt Nam họ cách ly bắt buộc, ai bị nhiễm thì đưa vào bệnh viện cho bác sĩ chữa. Nhưng mà bác sĩ họ chữa khỏi, nên dân Việt Nam mới chịu, chứ chữa cho chết, thì tôi đảm bảo với các bác là đéo ai thèm cách ly với lại vào bệnh viện. Thế mà để bác sĩ Tây chữa thì chỉ có chết mà thôi, thà là ở nhà tự chữa còn hơn. Thế mà bây giờ lại có luật cách ly bắt buộc, mà mình trốn cách ly, thì coi chừng ra toà ! Merde, merde ! Tôi mới bảo, đã đến mức ấy, thì tôi đành đưa con về Việt Nam vậy ! Lai khổ, lai khổ ! 


 
 

Báo Pháp: Việt Nam đạt thành công ấn tượng trong phòng chống Covid-19

25-04-2020 - 03:00 PM | Thời sự quốc tế

(NLĐO) - Theo tờ Les Echos, công cuộc phòng chống Covid-19 của Việt Nam quả thật ấn tượng: chỉ có 270 trường hợp nhiễm virus corona được ghi nhận, đối với một đất nước gần 100 triệu dân. Cũng không ai trong số bị nhiễm qua đời cả.

Khó có thể làm tốt hơn, theo nhận xét của Les Echos số ra ngày 20-4. Báo này ghi nhận số liệu (được chúng tôi cập nhật theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam) không trường hợp tử vong, chỉ 270 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), trong đó có 202 trường hợp được chữa khỏi. Việt Nam là một trong những nơi cho kết quả tốt nhất thế giới về phòng chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), cùng lãnh thổ Đài Loan (nơi có 6 người chết, 420 trường hợp mắc bệnh).
Báo Pháp: Việt Nam đạt thành công ấn tượng trong phòng chống Covid-19 - Ảnh 1.
Hệ thống y tế Việt Nam được huy động tổng lực, nhất là các y bác sĩ tuyến đầu Ảnh: Ngọc Dung
Đó là một thành tích mà không nhiều người biết đến, nhưng lại được đánh giá cao ở cấp toàn cầu bởi Đại học John Hopkins của Mỹ, là nơi theo dõi đại dịch Covid-19 của thế giới. Chính phủ Việt Nam cũng cho biết, trong 5 ngày qua, chỉ có thêm 2 ca nhiễm mới (du học sinh về từ Nhật).

Xác định, theo dõi mọi ca nhiễm

Thành tích trên càng đáng chú ý hơn cả vì Việt Nam với 94 triệu dân, diện tích chỉ bằng một nửa của nước Pháp, lại chia sẻ với Trung Quốc, nơi dịch bệnh bắt đầu, những đường biên giới đất liền cả ngàn km. Và Việt Nam chỉ có thu nhập bình quân đầu người thấp. Đây là một điểm yếu cho nên những cơ quan công quyền Việt Nam đã phải nỗ lực nhằm tạo ra từ đó việc lựa chọn chiến lược có chi phí thấp, theo Les Echos.
Báo Pháp: Việt Nam đạt thành công ấn tượng trong phòng chống Covid-19 - Ảnh 2.
Quy định giãn cách xã hội trong một thang máy tại TP HCM Ảnh: Ngọc Trung
Việt Nam không dùng những xét nghiệm đắt tiền để sàng lọc trên quy mô lớn, nhưng lại dùng việc xác định nhanh chóng và rồi áp dụng việc cách ly khẩn cấp những người bị nhiễm bệnh, cũng như theo dõi những mối quan hệ của họ. Gần 75.000 người Việt Nam đã chịu 2 tuần cách ly trong các trại quân đội, ký túc xá sinh viên và khách sạn.
Đó là một sự giám sát chặt chẽ. Việc theo dõi được thực hiện mà không gặp khó khăn, theo nhận xét của ông Benoît de Tréglodé, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược của trường quân sự Pháp và là chuyên gia của Pháp về Việt Nam, bởi "mạng lưới giám sát xã hội nghiêm ngặt".

Một ứng dụng di động, NCOVI, cũng đã được cho ra mắt vào ngày 10-3, để khuyến khích người dân thông báo tình trạng sức khỏe của họ, cũng như nhờ đó mà được theo dõi trong trường hợp họ có tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.


Theo Les Echos, đó là một sự giám sát có thể gây sốc cho người phương Tây. Trong khi ở châu Âu, các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt không được thực hiện cho đến cuối tháng 2, thì Bộ Y tế Việt Nam đã cho báo động hết các cơ quan y tế công cộng ngay từ ngày 16-1.
Do từng bị dịch SARS năm 2003 cho nên Việt Nam đã thành lập một ủy ban quản lý khủng hoảng tập hợp các nhà khoa học và các bộ ngay chỉ sau ngày 16-1 đó vài ngày thôi. Và nhân viên y tế đã nghỉ hưu cùng sinh viên y khoa đã được huy động. Chính phủ Việt Nam cũng đã giám sát việc gia tăng sản xuất khẩu trang và không cho mở cửa lại các trường học vào ngày 13-2 sau kỳ nghỉ lễ Tết nguyên đán.

Tạm đóng cửa biên giới phía Bắc

Nhưng thành công của Việt Nam còn do việc đã đình chỉ giao thông hàng không từ Trung Quốc ngay sau ngày 23-1, lúc có trường hợp đầu tiên nhiễm SARS-CoV-2 trên lãnh thổ Việt Nam. Và vào ngày 1-2, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên, ngay tiếp theo sau Nga, đã tạm đóng cửa biên giới đất liền với Trung Quốc.
Điều này diễn ra khi "nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, và cũng là nhà đầu tư tầm cỡ nhất của Việt Nam", ông Benoît de Tréglodé nhận xét. Ngoài ra, bất kỳ khách nào, người Việt Nam nào từ nước ngoài vào Việt Nam đều phải trải qua 2 tuần cách ly.
Tuy nhiên, các biện pháp trên vẫn được coi là chưa đủ. Đến ngày 1-4, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng kế hoạch cách ly xã hội. Và buộc người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, khuyên họ không nên rời khỏi nhà - trừ phi có những lý do thiết yếu - và cấm mọi cuộc tụ tập đông người.
Rồi Chính phủ Việt Nam cũng đã nới lỏng cách ly xã hội một cách thận trọng, nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng chống dịch đã phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Hà Nội, TP HCM và các đô thị lớn.
Và việc đeo khẩu trang vẫn là chuyện bắt buộc bên cạnh tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu...

Ngọc Trung

https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/bao-phap-viet-nam-dat-thanh-cong-an-tuong-trong-phong-chong-covid-19-20200425150020886.htm

mardi 21 avril 2020

Chuyên gia Mỹ đề cao nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam

PLS : Thế nào anh Lý Hiển Long, nhà toán học đại tài ? Tính ta tính toán mãi và vẫn tính sai hén ? Đừng có chê Việt Nam ta mà kẻo bị tai họa ! Cái hòn đảo bé tí với một chút xíu dân như thế, mà còn quản lý không nổi, để dân ốm bệnh vật lên vật xuống, thì cắp cặp sang Việt Nam đi mà học tập cho nó mau tiến bộ.

Ngay từ đầu, nghe bọn chúng ca tụng mãi mấy cái nước châu Á, mà nhất định không đả động gì đến Việt Nam, là tôi đã ngạc nhiên. Nhưng mà tôi bảo, thôi được, dân Việt Nam ta hay nói xạo nên chúng không tin. Nhưng mà sự thật thì nó phải đập vào mắt chứ ? Chừng nào chúng còn chưa nhìn ra là bác sĩ Việt Nam giỏi (gần) nhất thế giới, thì chúng còn chết, thế thôi ! Biết làm gì được ?

Bác Trương Hữu Khanh, em nghe bác nói trước đây là, Việt Nam còn có một tuần lễ cuối cùng để thành công trong việc phòng dịch, thế mà đúng thật, nói đúng như thần ấy, em nể bác quá ! Thế bác thử tiên đoán cho chúng em xem là, với cách chống dịch của Pháp và Mỹ hiện nay, thì phải bao lâu nữa họ mới kiềm chế được dịch bệnh ? Em sẽ dịch ra tiếng Pháp cho họ đọc, để họ sáng sủa ra chút ít, chứ cứ tăm tối mãi như thế thì chỉ khổ dân lành ! 


Không biết cuốn sách về Corona virus của bác viết có được bán online không ? Em mà mua được cuốn ấy, thì em sẽ dịch nó ra cho dân Tây đọc. Xin kính cẩn cảm ơn bác, em kính chúc bác cùng gia đình được nhiều sức khoẻ, cứu giúp dân lành.


Chuyên gia Mỹ đề cao nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam

Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế Amy Searight đã có bài phân tích về những nỗ lực đối phó với Covid-19 ở Đông Nam Á. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh tới tính hiệu quả của những hoạt động phòng chống dịch ở Việt Nam.
chuyen gia my de cao no luc kiem soat dich covid-19 cua viet nam hinh 1
Bà Amy Searight, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ). Ảnh: Zing
Bài viết đề cập tới ảnh hưởng về y tế công cộng mà Covid-19 gây ra cho khu vực Đông Nam Á cũng như các bước mà chính phủ đã thực hiện để đối phó với đại dịch. Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 và số ca mắc đã tăng cao trong tuần qua tại các nước bao gồm Indonesia, Philippines, Malaysia, Myanmar và Singapore. Riêng Thái Lan và Việt Nam ghi nhận số ca mắc mới hàng ngày giảm, điều đó cho thấy hai nước này đang có tiến triển trong việc làm phẳng đường cong.  
Singapore và Việt Nam đã sớm thực hiện các biện pháp đối phó với bùng phát dịch ban đầu và dường như đã kiểm soát được dịch bệnh. Hai nước này đã thực hiện giám sát chặt chẽ, truy tìm tiếp xúc và cách li người mắc bệnh hoặc những người từng tiếp xúc với nguồn bệnh, mặc dù theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, số ca mắc tăng đột biến trong tuần qua đã khiến Singapore mất đi hình ảnh là một nước đi đầu trên thế giới về kiểm soát dịch bệnh. Singapore thậm chí đã vượt qua Indonesia trở thành nước có số ca mắc Covid-19 được xác nhận cao nhất ở Đông Nam Á.   
Trong khi đó, Việt Nam đã đối phó với dịch bệnh khá tốt khi chỉ có 268 ca mắc trên tổng số 95,5 triệu người và chưa có trường hợp tử vong nào. Ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu, Việt Nam đã đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu và trường học cũng như tiến hành cách li quy mô lớn. Công tác giám sát được tăng cường nhằm giúp phát hiện sớm người nhiễm bệnh và những người từng tiếp xúc với nguồn bệnh. Chính phủ Việt Nam cũng huy động các y bác sỹ đã về hưu và các sinh viên trường y tham gia chống dịch, trong khi đó nhiều doanh nghiệp đã triển khai các máy phát gạo tự động hỗ trợ những người mất việc.
Bài viết cho biết, Việt Nam từng bị ảnh hưởng bởi dịch SARS năm 2003 và do đó quyết tâm chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch tiếp theo. Chính phủ Việt Nam được quản lý tập trung, đoàn kết và được tổ chức tốt. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng liên kết hiệu quả với người dân trong nỗ lực đối phó với dịch bệnh./.

https://vov.vn/the-gioi/chuyen-gia-my-de-cao-no-luc-kiem-soat-dich-covid19-cua-viet-nam-1039774.vov

lundi 20 avril 2020

Thủ tướng chỉ đạo thanh tra việc xuất khẩu gạo

PLS : Bác Xuân Phúc, em nghĩ việc này cực kỳ nguy hiểm đấy, vì có bàn tay Trung Quốc, chúng thèm khát cái đồng bằng sông Cửu Long của chúng ta từ rất lâu rồi. Xin bác hãy làm từ từ, từ từ thôi, và bác phải hết sức thận trọng.

Em biết có một số người muốn đẩy ông Trần Tuấn Anh đi chỗ khác, nhưng ông Trần Tuấn Anh không tệ chút nào. Ông ấy mở rộng giao thương với nước ngoài rất tốt đẹp, em nghĩ là việc đó Trung Quốc không ưa đâu. Nếu mà một người khác lên, mà hắn thân Trung Quốc, và hắn cản trở việc hội nhập quốc tế, thì Việt Nam sẽ rơi lại vào tay Trung Quốc, xin bác cùng bác Trọng suy nghĩ kỹ.

Xin bác cũng khoan sức bộ Công An, đừng để ông Tô Lâm phải mệt quá. Việc cần nhất đối với ông Tô Lâm, trong lúc này, theo em nghĩ, là ông ấy tăng cường bảo vệ các yếu nhân, trí thức thân phương Tây của Việt Nam. Những việc khác chỉ là phụ thôi.

Việc quản lý gạo đến nay là rất tốt rồi. Em nghe có lời khen rằng là bác Xuân Phúc lãnh đạo thì đảm bảo là Việt Nam có dư gạo nuôi dân chúng và xuất khẩu. Chỉ có việc đó là quan trọng nhất mà thôi, bọn thương lái có lũng đoạn đôi chút cũng không sao. Việc em vẫn còn lo là lượng gạo dự trữ của ta còn ít quá (ông Võ Tòng Xuân, ông sẽ nói sao ?). Em nghĩ ngày xưa ông Trần Trọng Kim cũng đâu có ngu đến nỗi không biết quản lý ? Chắc là phải có cái gì đó khó khăn lắm. Nhưng nếu em là ông ấy, em sẽ cho mở các kho thóc cho dân chúng, và giả bộ là dân chúng họ phá kho thóc. Nói chung là ổng (và các cố vấn của ổng) vẫn rất là dở.




Thủ tướng chỉ đạo thanh tra việc xuất khẩu gạo

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua, có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng chỉ đạo thanh tra việc xuất khẩu gạo
Ảnh minh họa.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong thời gian qua.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 121/TB-VPCP ngày 23/3/2020 và số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020 của Văn phòng Chính phủ, có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, làm rõ thông tin báo chí phản ánh về việc công khai, minh bạch liên quan đến việc làm thủ tục hải quan và việc đăng ký mở tờ khai hải quan khi xuất khẩu gạo; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2020.
“Việc xuất khẩu gạo diễn ra bình thường theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong thời gian tới”, văn bản này cho biết.
Trước đó cùng trong ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, điều tra, xác minh, làm rõ nghi vấn tiêu cực trong tổ chức triển khai thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo mà báo chí và mạng xã hội nêu. “Điều này nhằm xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất khẩu gạo cũng như xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân trong trường hợp đưa thông tin xuyên tạc, sai sự thật”, văn bản do Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng ký, nhấn mạnh.
A.T.
http://daidoanket.vn/kinh-te/thu-tuong-chi-dao-thanh-tra-viec-xuat-khau-gao-tintuc464531

dimanche 19 avril 2020

Tango à domicile - cours 9

Hi there !


Thày có nói nói mà tôi không hiểu lắm, mà các bác cũng không cần hiểu, chỉ cần nhìn thày minh hoạ rồi bắt chước theo là đủ. Vậy tôi khỏi dịch nghen, làm biếng quá ! Thực ra khi tôi đi học ở lớp múa, nhiều khi thày nói tôi cũng không hiểu lắm, vì nhiều khi thày dùng từ chuyên môn mà mình không biết. Ví dụ có bữa thày bảo, mình tập barre au sol nha, thế là tôi lại tưởng sắp được xem thày múa cột :-) Nói chung là nhiều khi ngắm thày minh hoạ mà quên cả múa ! Con gái tôi thì có một ông thày người Ý, ổng nói tiếng Pháp rất là véo von, chẳng ai hiểu gì cả. Tôi mới bảo, thế  thì tụi con làm thế nào mà hiểu được thày muốn gì ? Nó bảo, không cần hiểu, tụi con nghe thày nói xong, mỗi đứa cứ việc tự múa theo ý mình. Thế là thày bèn la lên, "không phải, không phải như vậy", xong thày chạy tới múa minh hoạ, khi đó tất cả mọi người đều hiểu là thày muốn gì :-)

Chúc các bác múa đẹp, duyên dáng, yêu đời, khoẻ mạnh !


À quên, các bác có thấy là thày có trình độ thượng thừa, mà còn quẹt cái bánh xe đảo tới đảo lui, cho nên các bác có tập thì làm chậm chậm thôi nghen, đừng làm nhanh quá, lỡ trung niên lớn tuổi lại té ngã bong gân là mệt, đang mùa Covid không có bác sĩ nào rảnh mà chăm sóc cho các bác !

samedi 18 avril 2020

Dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn

PLS : Lãnh đạo 4.0 là đây :-)

(Chinhphu.vn)-“Chúng ta hãy cùng coi đây là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, đó là chuyển đổi số trong ngành y tế, hướng tới quốc gia số”, Thủ tướng nói và mong muốn14.000 cơ sở y tế trên toàn quốc tổ chức thành công nền tảng được khai trương hôm nay, 18/4.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại sự kiện. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại lễ khai trương nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh (KCB) từ xa và ứng dụng Bluezone bảo vệ cộng đồng, phòng chống COVID-19 do Bộ TT&TT và Bộ Y tế tổ chức sáng nay, 18/4.
Theo Thủ tướng, đây là việc khá mới mẻ ở nước ta, đất nước có nhiều núi non hiểm trở, xa cách. Thủ tướng đánh giá cao ngành TT&TT và ngành y tế đã chủ động cùng phối hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, “có thể nói chưa bao giờ ứng dụng công nghệ mạnh mẽ như vậy”.
Thủ tướng cũng ghi nhận và đánh giá cao các lực lượng, trong đó có đội ngũ y, bác sĩ, các chuyên gia công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã tích cực tham gia trong chiến dịch phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
“Nhân đây tôi xin chào những chiến sĩ áo trắng dũng cảm, kiên cường, đi đầu trong phòng chống đại dịch COVID-19 ở nước ta”, Thủ tướng nói. Từ nhiều năm nay, ngành y tế đã triển khai một số hoạt động khám bệnh từ xa, phẫu thuật từ xa, bệnh án điện tử. Tuy nhiên, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, thực tiễn đòi hỏi các bệnh viện phải có thêm kênh khám bệnh từ xa nhiều hơn nữa, phổ cập hơn nữa, giúp tư vấn KCB, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, thuận lợi, ít tốn kém và an toàn, nhất là không cần phải đến bệnh viện khi không cần thiết, giúp giảm tải cho bệnh viện, tránh lây bệnh.
Thủ tướng đồng ý cho rằng Việt Nam cần có nền tảng công nghệ để giúp các cơ quan, tổ chức nhanh chóng đưa các hoạt động của mình lên môi trường số, từ đó phục vụ tốt hơn, kịp thời hơn nhu cầu của người dân.
Những gì mà chúng ta chứng kiến từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy lợi ích rõ ràng của hoạt động KCB từ xa. Người bệnh vẫn được khám bệnh nhưng chỉ phải tới bệnh viện khi cần thiết; bệnh viện tuyến trên có thể hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới hết sức nhanh chóng và thuận lợi. Điều đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã rất chủ động, tích cực đồng hành với Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh và đã cho ra mắt hàng chục ứng dụng phục vụ người dân.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng nhấn mạnh việc ra mắt ứng dụng hôm nay hết sức có ý nghĩa, kịp thời cung cấp cho người dân thêm một công cụ để tự bảo vệ chính mình cũng là bảo vệ cộng đồng. Đây cũng là xu hướng chung mà nhiều nước, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đang thực hiện trong phòng chống dịch bệnh.
Nhân sự kiện này, Thủ tướng cho rằng việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, KCB trực tuyến từ xa thì hiệu quả nhân đôi, nhân ba. Đó là đáp ứng được yêu cầu chống dịch, bảo đảm công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, giảm lượng giấy tờ.
Thủ tướng đề nghị Bộ TT&TT, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh dựa trên công nghệ số, ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở KCB.
Phát triển các nền tảng công nghệ cho lĩnh vực y tế như nền tảng hỗ trợ tư vấn KCB từ xa, nền tảng quản trị y tế thông minh. Hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế, phối hợp xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Các doanh nghiệp công nghệ cần chú ý bảo mật thông tin cá nhân.
Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia để ký ban hành trong tháng 4/2020. Đây là vấn đề quan trọng để Việt Nam đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong mọi mặt xã hội.
 Bộ TT&TT chỉ đạo, hiệu triệu doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không ngừng sáng tạo, phát triển nhiều nền tảng chuyển đổi số hơn nữa, phát triển nhiều ứng dụng hơn nữa phục vụ nhân dân.
Thủ tướng đề nghị Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp tục quyết liệt triển khai hoạt động KCB từ xa, liên tục đánh giá, rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trên toàn quốc triển khai hiệu quả hoạt động này.
Thủ tướng lưu ý điều quan trọng là phải có các bác sĩ y khoa chuyên môn cao, đồng thời các bác sĩ này cũng phải là kỹ sư tin học, “chứ đây không thể là câu chuyện thực tập bởi sai một ly, đi một dặm”, cho nên, phải chọn người giỏi, thông thạo chuyên môn.
“Chúng ta hãy cùng coi đây là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, đó là chuyển đổi số trong ngành y tế, hướng tới quốc gia số”, Thủ tướng nói và chúc 14.000 cơ sở y tế tổ chức thành công nền tảng này tại bệnh viện, cơ sở của mình.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tại lễ khai trương, Thủ tướng đã xem các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn KCB từ xa kết nối với Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) hội chẩn điện tâm đồ và siêu âm từ xa về các bệnh mãn tính cần đi khám; kết nối với Bệnh viện đa khoa TP. Hà Tĩnh hội chẩn CT từ xa đánh giá những trường hợp đột quỵ não để chỉ định điều trị gián tiếp và kết nối trực tiếp với bệnh nhân tại xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) để khám bệnh.
Thủ tướng cũng nghe các chuyên gia công nghệ giới thiệu ứng dụng Bluezone, giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp BLE (Bluetooth low energy), ghi nhận sự tiếp xúc gần giữa các smartphone trong khoảng cách 2 m.
Đức Tuân
http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Dau-moc-khoi-dau-cho-mot-cau-chuyen-lon-hon/393429.vgp

Vì sao các ca COVID-19 nặng đều được điều trị thành công?

PLS : Bác sĩ 4.0 là đây :-)

Các bác có nhớ hồi xưa, tôi phản đối xây thêm bệnh viện, vì tôi nói bệnh viện to mà bác sĩ dở thì cũng chẳng khác chi cái nhà xác không ? Bây giờ thì tôi đổi ý rồi, mời các bác cứ việc xây thêm thật nhiều bệnh viện to đẹp ở các tỉnh thành, và chúng ta sẽ không bao giờ có cảnh bệnh nhân chen chúc nhau trong bệnh viện nữa. Và các bệnh viện cứ việc liên kết với nhau, cùng hội chẩn những ca nặng, như vậy bệnh nhân sẽ được chăm sóc bởi những chuyên gia giỏi nhất, và các bác sĩ bệnh viện huyện, tỉnh cũng liên tục được trau giồi, học hỏi với những bác sĩ tài giỏi nhất ! Bệnh viện cũng nên bố trí bảo vệ vòng trong vòng ngoài, để bác sĩ không phải đánh nhau với quân côn đồ cà chớn nữa !

Việt Nam tuyệt vời thật ! Em xin kính chúc các bác sĩ được dồi dào sức khoẻ !



Vì sao các ca COVID-19 nặng đều được điều trị thành công?

16:39, 18/04/2020
 
 
(Chinhphu.vn) - Đến giờ phút này, tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng tại Việt Nam đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Chính vì thế các ca bệnh nặng đều được điều trị thành công.
   
GS.TS Nguyễn Thanh Long: Tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng tại Việt Nam đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành.
Thông tin tại buổi lễ ra mắt 2 ứng dụng công nghệ giúp chống dịch COVID-19 diễn ra sáng ngày 18/4 tại Hà Nội, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết, trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, việc tư vẫn hỗ trợ khám chữa bệnh trên nền tảng công nghệ thông tin đã giúp giải quyết được nhiều việc như giải quyết việc người bệnh ở nhà vẫn được chăm sóc y tế, tuyến dưới tiếp nhận những tư vấn rất giá trị từ tuyến trên… Trong hoạt động phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã áp dụng giải pháp công nghệ thông tin triển khai hoạt động tư vấn điều trị từ xa rất hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, tại Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã thành lập “Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn hỗ trợ chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19”.
Trung tâm này thường xuyên tổ chức hội chẩn trực tuyến, mời các giáo sư đầu ngành cả nước cùng hội chẩn các ca bệnh nặng, bàn các phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh, cùng chia sẻ kinh nghiệm điều trị, chăm sóc người bệnh.
Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp tập hợp đội ngũ chuyên gia đầu ngành và các bệnh viện xích lại gần nhau hơn, gần tới mức gần như không có khoảng cách giữa trong Nam, ngoài Bắc, giữa tuyến trên, tuyến dưới.
Người bệnh điều trị tại tuyến dưới cũng được hưởng chăm sóc sức khoẻ như tuyến trên bởi khi cần thiết, các chuyên gia đầu ngành sẵn sàng cùng hội chẩn phương án điều trị cho bệnh nhân bằng hình thức trực tuyến từ xa.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 hội chẩn trực tuyến với các bệnh viện.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Trung tâm hỗ trợ chuyên môn được thành lập đã đánh dấu sự phát triển của hệ thống khám chữa bệnh trong xu hướng hội nhập, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong điều trị bệnh tật, đặc biệt với bệnh dịch nguy hiểm COVID-19.

Đến giờ phút này, tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Chính vì thế các ca bệnh nặng đều được điều trị thành công.
Trường hợp nặng nhất là bệnh nhân phi công người Anh (BN91) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều tiến triển. Tri giác đã cải thiện, khí máu đã cải thiện. Tình trạng rối loạn đông máu kiểm soát tốt. XQ phổi không tổn thương xấu thêm,... Lãnh đạo Bộ Y tế hy vọng với sự nỗ lực của các y bác sĩ điều trị, bệnh nhân này sẽ qua được "lưỡi hái tử thần"./.

http://baochinhphu.vn/suc-khoe/vi-sao-cac-ca-covid19-nang-deu-duoc-dieu-tri-thanh-cong/393445.vgp

vendredi 17 avril 2020

Vì sao Việt Nam chống Corona virus giỏi ?

Hello,

Mời các bác đọc bài ở đây (tuy là nó cũng dở ẹt à) :

https://diendankhaiphong.org/corona-tai-sao-so-ca-nhiem-o-viet-nam-thap/?fbclid=IwAR1lCdZZx3Y8ToNlTQ6EcKEGiQmPEUrVHJbaRO5gEOzVRLTHdEBqyEqCMWY

Các bác có biết là từ đầu mùa dịch đến nay, tôi lọ mọ viết mail cho tất cả bạn bè, thày cô Pháp... mà tôi quen biết, để hướng dẫn cho họ cách phòng ngừa corona virus của các bác sĩ Việt Nam không ? Đấy là vì tôi kêu gọi mãi vài vị nổi tiếng để nhờ các vị ấy lan toả thông tin giùm, mà các vị ấy đéo muốn làm (thiếu lòng nhân hậu quá đấy !), nên tôi đành làm theo kiểu thủ công vậy !

Và tôi xin thông báo cho các bác biết là tất cả các thày cô, giáo sư, nghệ sĩ, thậm chí cả bác sĩ, họ đều cảm ơn tôi vì lời khuyên quý giá, và họ rất giận là sao bác sĩ Pháp chẳng khuyên họ được những điều như vậy. Người thường thì họ không tin tôi, cười vào mũi tôi, và coi tôi là lang băm Chệt ! Nhưng tôi mặc kệ, cứ ra rả suốt ngày như một cái loa phường thôi, hy vọng đến ngày chúng sinh chết nhiều quá thì sẽ tự giác ngộ !

Vậy nên tôi thông báo cho các bác, đặc biệt là các bác sĩ dốt, rằng là Việt Nam thoát dịch Covid-19 là nhờ có hai ông mà thôi, là ông Trương Hữu Khanh và ông Lê Quốc Hùng. Ông Khanh thì ra sức khuyến cáo cho dân chúng khỏi lây nhiễm (tôi thấy cái vụ ổng nói virus lây nhiễm trực tiếp giữa người với người qua tiếp xúc gần thật là thiên tài, bác sĩ Tây cho đến nay cũng vẫn chưa hiểu ra đâu!). Dân chúng nào lơ ngơ để lọt lưới nhiễm bệnh, thì ông Hùng vớt lấy đem chữa lành, thế là xong :-)

Còn toàn Đảng toàn quân ta thì tất nhiên là có công tập dợt cứu hộ cứu nạn, an dân, cứu đói, vv. vậy thôi, chứ không có bác sĩ giỏi, thì ta vỡ trận từ lâu rồi ! Bác Tô Lâm, em có lời nhờ bác bảo vệ các ông ấy thật cẩn thận, em cũng có vài chuyện muốn nói cùng bác, nhưng mà đang bận dập dịch căng thẳng, nên từ từ nói sau. Nhưng bác cũng nên khoan sức bác và khoan sức công an, đừng để kiệt sức mà lại hỏng việc.

Tôi dặn các bác là, ở đâu có bác sĩ chết là ở đấy họ dở, chứ bác sĩ giỏi không bao giờ họ để bị nhiễm bệnh, họ phải biết cách chứ ? Các bác có thấy là Italie mời thêm một đoàn bác sĩ Cuba sang Lombardie không ? Điều đấy nghĩa là gì các bác biết không ? Nghĩa là không có bác sĩ Cuba nào bị nhiễm bệnh chết, và họ chữa bệnh giỏi. Thế mà không hiểu vì sao cứ im thin thít chẳng cám ơn họ được một lời !


Ngay từ lúc đầu, tôi đã nói với các bác là để bác sĩ Tây chữa corona virus là chết, tôi lo sợ dữ lắm. Nhưng từ khi có ông Hùng, ông Khanh khuyến cáo, là tôi yên tâm. Tôi đi siêu thị, đi xe bus (bây giờ thì chỉ đi bộ), phơi nhiễm rất nhiều, tôi nghĩ là tôi đã bị nhiễm nhiều lần rồi. Có lần nấu ăn không thấy mùi thơm nữa (mặc dù thường ngày con mình vẫn càu nhàu là mũi mẹ thính như mũi chó), có bữa thì ngứa ran họng, có bữa thì sốt nóng lạnh suốt cả đêm. Nhưng cứ súc họng Chlorhexidine 0,12% ba tiếng đồng hồ một lần, là chỉ sau một ngày là khỏi (bình thường thì tôi chỉ súc họng nước muối thôi). Và tôi làm gì có khẩu trang mà đeo, Macron đang cấm bán kia kìa ! Nhưng tôi cứ cẩn thận tránh xa 2m, thấy ai nói to là tôi né, vv.

Thôi thì, tôi cũng hy vọng bác sĩ Tây họ chết nhiều quá thì những người còn lại họ sẽ hiểu ra, họ sẽ tự cứu mình và cứu được dân chúng, chứ sức tôi có hạn, chỉ làm được việc nhỏ thôi. Xin kính cẩn cám ơn các bác sĩ Việt Nam, "lương y như từ mẫu" !

Chúc các bác nhiều sức khoẻ, chiến đấu dập dịch không nao núng !

Giải bài toán cân đối thu mua dự trữ và xuất khẩu gạo

PLS : Các bác thấy không ? Việc xuất khẩu gạo nó phức tạp lắm chứ có phải đơn giản đâu ? Cứ thả nổi thị trường thì có mà chết ! Cái ông GS Võ Tòng Xuân ổng làm tôi vất vả suốt bao nhiêu năm nay, vì ổng toàn khuyến cáo Chính Phủ làm những điều rất là trái ý tôi. Tôi công nhận ổng là nhà khoa học kỳ cựu thiệt, đóng góp rất nhiều cho nông nghiệp Việt Nam và tôi kính chúc ổng được nhiều phúc đức vì công việc của ổng, nhưng mà mỗi lần ổng xen vào việc hoạch định chính sách, là tôi lại bị nóng lạnh. Ví dụ như các đây nhiều năm, ổng muốn giảm diện tích lúa để nuôi trồng tôm cá lời hơn, tôi phải rất vất vả để khuyên can ông Xuân Phúc, may mà ông Phúc nghe theo ý tôi, chốt cứng diện tích đất trồng lúa (hihi cảm ơn bác Phúc !). Mới đây ổng lại nói đại ý là, Việt Nam không bao giờ thiếu gạo, tôi mới nói, trời ơi, sao mà ông chắc ăn vậy ông ? Trung Quốc mà nó mua hết gạo, rồi nó bán lại cho ta giá gấp 10 lần, thì ta cũng phải mua !

Giảm diện tích lúa thế nào được ? Cả thế giới này họ đang thiếu lương thực ! Bọn dân chủ thối mồm chúng nhiếc ta xuất khẩu gạo cho Cuba, Triều Tiên... Thế cứ là cộng sản thì để mặc cho họ chết đói à ? Đấy là còn chưa kể Philippines bạn tốt của ta, cứu bao nhiêu là thuyền nhân của ta trên biển, còn các nước châu Phi, các nước Malaysia, Indonesia... Nhưng nước ấy họ mua gạo của ta đều đặn, thì phải ưu tiên bán cho họ, chứ bán cho bọn Trung Quốc lấy vài đồng lời lãi làm gì ? Bọn đểu ấy chúng mua giá hời cho ta một lần, thì chúng chẹt cổ ép giá ta bao nhiêu là lần khác, rồi đâu cũng hoàn đó à ! Tôi đã dặn các bác rồi, nông sản khác thì cứ bán cho chúng, nhưng gạo là phải siết chặt, chúng mày lôi thôi, tao siết xuất khẩu gạo, xem thằng nào chết trước ?


Giải bài toán cân đối thu mua dự trữ và xuất khẩu gạo

Nhận định từ giới chuyên môn cho rằng, việc doanh nghiệp trì hoãn thực hiện cung cấp gạo dự trữ quốc gia được cho là bởi giá gạo châu Á xuất khẩu đang ở mức cao nhất 7 năm.
Nhóm phóng viên (TTXVN/Vietnam+)
Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) đóng bao xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản, Trung Đông, Malaysia, Australia và Trung Quốc. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) đóng bao xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản, Trung Đông, Malaysia, Australia và Trung Quốc. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Thông tin nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo không mở được tờ khai xuất khẩu theo hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4/2020 phải gửi văn bản đề nghị tới nhiều Bộ, ngành còn chưa được giải quyết thì Tổng cục Hải quan và Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, nhiều doanh nghiệp mở được tờ khai xuất khẩu lại từ chối ký hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng đã trúng trong đấu thầu gạo dự trữ quốc gia liên tiếp gây sự chú ý của dư luận.
Nhận định từ giới chuyên môn cho rằng, việc doanh nghiệp trì hoãn thực hiện cung cấp gạo dự trữ quốc gia được cho là bởi giá gạo châu Á xuất khẩu đang ở mức cao nhất 7 năm do tác động bởi dịch COVID-19 và thiên tai diễn biến phức tạp. Hiện nay, chưa có chế tài bắt buộc doanh nghiệp phải có trách nhiệm với an ninh lương thực quốc gia.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, có tới 26/28 doanh nghiệp đã trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia, nhưng đang tìm đủ lý do để hủy hoặc không đến ký hợp đồng thực hiện.
Còn thông tin mới nhất từ Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đến ngày 14/4, Tổng cục mới mua vào được 7.700 tấn gạo dự trữ trong tổng số 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2020 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước Đỗ Việt Đức, nguyên nhân chủ yếu Tổng cục Dự trữ Nhà nước chưa mua được đủ số gạo do nhà thầu từ chối ký hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng bởi diễn biến giá trên thị trường tăng, nguồn cung không đảm bảo nên không mua được gạo và không cung ứng được.
Theo ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Hưng (Tiền Giang), những doanh nghiệp từ chối cung cấp gạo dự trữ quốc gia cũng có “nỗi khổ riêng,” chủ yếu ở vấn đề chênh lệnh giá trúng thầu và giá gạo trên thị trường quá lớn.
“Theo tôi được biết, khi các doanh nghiệp đăng ký đấu thầu, giá gạo 504 (loại gạo cho dự trữ) trong nước và thế giới vẫn còn thấp, các doanh nghiệp trúng thầu cung cấp với giá 8.500 đồng/kg. Nếu bao gồm cả chi phí vận chuyển đến kho dự trữ, giá dao động từ 8.700-8.900 đồng/kg.
Tuy nhiên, sau công bố trúng thầu và cùng thời điểm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu khiến giá gạo thế giới tăng cao, kéo theo giá gạo thị trường trong nước cũng tăng lên mức 10.000-10.500 đồng/kg, cao hơn 2.000 đồng/kg so với giá trúng thầu.
Với mức chênh lệch như vậy, những doanh nghiệp không có sẵn lượng gạo đã thu mua trước đó với giá thấp không thể mua được gạo để giao, nếu mua gạo giao cho Tổng cục Dự trữ thì thiệt hại là rất lớn. Do đó, nhiều doanh nghiệp buộc phải bỏ tiền bảo lãnh để không chịu tổn thất lớn hơn,” ông Nguyễn Văn Đôn chia sẻ.
Ông Nguyễn Tuấn Khoa, Phó Giám đốc Công ty Phước Thành 2 (Long An) - doanh nghiệp chỉ mở được tờ khai xuất khẩu 119 tấn gạo trong hạn ngạch xuất khẩu tháng 4 vừa rồi cho biết, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã đấu thầu thu mua dự trữ và công bố các doanh nghiệp trúng thầu (phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nước). Do đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các doanh nghiệp đã trúng thầu phải có trách nhiệm thực hiện việc thu mua và giao hàng theo quy định của pháp luật.
[Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo về việc đăng ký mở tờ khai xuất khẩu gạo]
“Theo nguyên tắc thì doanh nghiệp trúng thầu giá nào phải giao hàng theo giá đó. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh thời gian qua thì thị trường gạo thế giới chịu tác động của dịch COVID-19 nên đã tăng giá đột biến, ảnh hưởng trực tiếp đến giá lúa gạo trong nước.
Trong trường hợp trên, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu thực hiện hợp đồng, Tổng cục Dự trữ Nhà nước nên thu mua gạo dự trữ theo giá thị trường, còn nếu giữ nguyên mức giá cũ thì hầu hết doanh nghiệp phải “bỏ cọc” chứ không thể thu mua đủ lượng gạo để đưa vào kho dự trữ,” ông Khoa nêu ý kiến.
Tuy nhiên, theo ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), từ việc rà soát 39 doanh nghiệp đăng ký thành công các tờ khai xuất khẩu gạo, số lượng hạn ngạch đạt 400.000 tấn theo Quyết định của Bộ Công Thương từ 0 giờ ngày 12/4, Tổng cục Hải quan nhận thấy có dấu hiệu khá bất thường.
Ông Âu Anh Tuấn chỉ ra trong danh sách đăng ký tờ khai xuất khẩu xuất hiện những doanh nghiệp đã trúng thầu dự trữ quốc gia mặt hàng gạo (theo đấu thầu của Tổng cục Dự trữ Nhà nước), nhưng theo báo cáo của Tổng cục Dự trữ Nhà nước những doanh nghiệp này lại không đến ký hợp đồng hoặc từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia.
Trong khi đó, khi hệ thống hải quan cho đăng ký tờ khai xuất khẩu, các doanh nghiệp này lại đăng ký tờ khai xuất khẩu lên tới hàng nghìn tấn gạo. Cụ thể, trong số này có tới 4 doanh nghiệp nằm trong danh sách nhà thầu trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia năm 2020.
Đơn cử như Tổng công ty Lương thực miền Bắc trúng thầu 4.500 tấn và đến thời điểm hiện nay chưa ký hợp đồng. Dù vậy, doanh nghiệp này lại đăng ký xuất khẩu 8 tờ khai với số lượng 7.200 tấn hay Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát Tài trúng thầu 17.940 tấn, doanh nghiệp cũng đăng ký 5 tờ khai xuất khẩu với tổng khối lượng hơn 13.000 tấn.
Hai doanh nghiệp khác gồm Công ty cổ phần Mỹ Tường và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuận Minh cũng nằm trong danh sách trúng thầu, nhưng chưa ký hợp đồng với Cục Dự trữ Quốc gia khu vực. Hai doanh nghiệp này cũng đăng ký tờ khai xuất khẩu trên 10.000 tấn.
Theo ông Âu Anh Tuấn, quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo cho thấy, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm dự trữ lưu thông tối thiểu 5% tổng lượng xuất khẩu của doanh nghiệp trong 6 tháng trước đây.
"Hiện tượng doanh nghiệp từ chối tham gia vào hợp đồng cung cấp dự trữ gạo quốc gia, nhưng lại có tên trong danh sách mở tờ khai xuất khẩu gạo làm ảnh hưởng đến việc cung ứng và an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh xâm nhập mặn cũng như hạn hán thời gian qua," ông Âu Anh Tuấn nói.
Tuy nhiên, cũng theo ông Tuấn, hiện nay chưa có chế tài buộc doanh nghiệp phải ký hợp đồng đối với lượng gạo đã trúng thầu khi đấu thầu lượng gạo dự trữ quốc gia thì mới được xuất khẩu.
Tiến sỹ Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc các doanh nghiệp bỏ cung cấp gạo theo đấu thầu gạo dự trữ quốc gia để mở tờ khai xuất khẩu cho thấy các doanh nghiệp trên đã nhận ra việc thực hiện các hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia không có lợi bằng xuất khẩu.
Ông Hiệp cho biết thêm, trong các quy định đấu thầu hiện hành thì những đơn vị trúng thầu hoàn toàn có thể đưa ra lý do để từ chối ký hợp đồng bởi đây chỉ mới là giai đoạn chọn lựa nhà thầu và thương thảo để ký kết. Điều kiện là những doanh nghiệp này phải chấp nhận bỏ số tiền đảm bảo dự thầu (thông thường rơi vào khoảng 1,5%-2% giá trị gói thầu).
Để giải quyết tình trạng doanh nghiệp "hỗn loạn" trong khâu đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo vừa qua, đồng thời đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, Tổng cục Hải quan kiến nghị không nên sử dụng quản lý hạn ngạch theo từng tháng, thay vào nên sử dụng giải pháp đấu giá hạn ngạch như với mặt hàng đường mà Bộ Công Thương đang thực hiện.
Bên cạnh đó, việc đấu giá hạn ngạch dựa trên nguyên tắc doanh nghiệp tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện xuất khẩu theo quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện hợp đồng cung ứng gạo cho dự trữ quốc gia và doanh nghiệp phải ký hợp đồng với một siêu thị liên kết để cam kết đảm bảo dự trữ lưu thông tối thiểu 5% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp trong 6 tháng trước.
Nếu doanh nghiệp đảm bảo các yếu tố này mới được tham gia vào đấu giá hạn ngạch. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn thực hiện ký hợp đồng và đăng ký tờ khai xuất khẩu.
Về chế tài xử lý đối với doanh nghiệp bỏ thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, việc tham gia đấu thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia là hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp theo Luật Đấu thầu. Doanh nghiệp nào vi phạm thì sẽ bị cơ quan nhà nước xử lý theo quy định của Luật Đấu thầu.
Tiến sỹ Trần Hữu Hiệp đề xuất, đơn vị mời thầu ở đây là các Cục dự trữ vùng cũng có thể xem xét loại những công ty này ra khỏi danh sách các nhà thầu nếu tổ chức đấu thầu lại.
Liên quan đến xử lý phản ánh việc triển khai đăng ký mở tờ khai xuất khẩu gạo của cơ quan Hải quan dẫn đến gây khó khăn cho doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo các Bộ Tài chính, Công Thương khẩn trưởng giải quyết vấn đề này.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu tháng 4/2020 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quy trình, cách làm, danh sách các doanh nghiệp, thời gian mở tờ khai hải quan và số lượng gạo xuất khẩu của từng doanh nghiệp đã đăng ký thành công trên hệ thống; công tác phối hợp với Bộ Công Thương về việc này.
Bộ Tài chính cũng báo cáo việc mua tạm trữ lương thực theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 140/TB-VPCP ngày 3/4/2020 và văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020 của Văn phòng Chính phủ.
Bộ Công Thương báo cáo về việc triển khai văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020 của Văn phòng Chính phủ và công tác phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020 của Văn phòng Chính phủ.
Phó Thủ tướng yêu cầu các báo cáo này gửi Thủ tướng Chính phủ trước ngày 18/4/2020./.
Nhóm phóng viên (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/giai-bai-toan-can-doi-thu-mua-du-tru-va-xuat-khau-gao/635056.vnp

mercredi 15 avril 2020

Mỹ, Việt Nam ký thỏa thuận phát triển trị giá 42 triệu USD

PLS : Ông Trump, các quyết định của ông thật tuyệt vời ! :-) 


Trung Quốc đang phát điên ! Quân vô phúc, vô lương, chúng mày sẽ tan rã !

Tôi xin nhắn các bác nào chê ông Trump ngu, thì tôi khen các bác ấy khôn, hehe ! Cái thằng cha Tedros ngu ngốc ấy, hắn nhận hàng trăm triệu đô la của Mỹ, rồi hắn ăn mảnh tham nhũng với Trung Quốc, vô tài vô đức, không tống khứ hắn ngay đi càng nhanh càng tốt, thì nhân loại chỉ càng thiệt mạng. Công nhận Tổng Thống Mỹ cũng có khác, hùng mạnh thật ! Ông Trump, em cầu khấn Phật Bà Quan Âm phù hộ độ trì cho ông và cho người dân Mỹ, để họ được tai qua nạn khỏi.


Em gợi ý cho ông là, trong các điều khoản hỗ trợ phát triển ấy, ông phải thêm vào một điều kiện là các doanh nghiệp phải cam kết dạy tiếng Anh liên tục cho nhân viên của họ !

Em kính chúc ông được nhiều sức khoẻ, vững vàng, sáng suốt !

Mỹ, Việt Nam ký thỏa thuận phát triển trị giá 42 triệu USD

 Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Bộ KH&ĐT hôm nay ký trực tuyến thỏa thuận trị giá 42 triệu USD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam.

Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của USAID trong khuôn khổ thỏa thuận này sẽ giúp nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển của Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp do những người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương làm chủ, thông qua tạo môi trường thuận lợi để họ tiếp cận công nghệ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh, kỹ năng quản lý doanh nghiệp và nguồn vốn.
Mỹ, Việt Nam ký thỏa thuận phát triển trị giá 42 triệu USD
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink
Thỏa thuận này cũng sẽ thúc đẩy hơn nữa tinh thần khởi nghiệp kinh doanh, kết nối sâu rộng các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam với các tập đoàn, quỹ đầu tư và các tổ chức hỗ trợ khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo quốc tế, đồng thời củng cố nguồn nhân lực chất lượng cao cần thiết cho một nền kinh tế vững mạnh dựa trên tri thức.
Phát biểu về thỏa thuận vừa được ký, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết: “Thỏa thuận này thể hiện cam kết không ngừng của Chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trở thành một nền kinh tế bao trùm, đổi mới sáng tạo và cởi mở hơn. Thông qua hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, chúng tôi đảm bảo rằng hỗ trợ phát triển của USAID sẽ đáp ứng tầm nhìn chung của hai nước về một Việt Nam thịnh vượng và độc lập”.
Bảo Đức

https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/viet-nam-va-the-gioi/my-viet-nam-ky-thoa-thuan-phat-trien-tri-gia-42-trieu-usd-633778.html

mardi 14 avril 2020

Báo chí thế giới: ATM gạo Việt Nam – quá khó tin, nhưng là sự thật

PLS : Tôi đọc tin này xúc động từ mấy ngày nay, cũng chưa tin được, không ngờ có ai lại có thể nghĩ ra một ý tưởng thông minh và tử tế đến như thế ! Cùng với hành động của Nhật Bản cung cấp thuốc kháng virus miễn phí cho các nước, tôi nghĩ việc tạo ra cây ATM gạo này của Việt Nam xứng đáng là những hành động nhân hậu nhất của mùa dịch Covid-19 này.

Tôi hy vọng qua việc này các bác có thể thấy hết được giá trị của hạt gạo đối với người nghèo, và đối với con người nói chung (đừng để cho bọn đầu cơ thao túng!). Tôi ở bên Pháp này, có dạo đi làm về khuya, trên xe bus thấy các thanh niên trẻ và nghèo cũng về cùng giờ ấy, họ có vẻ rất mệt nhọc sau một ngày làm việc, và họ ăn vội trên xe bus một khẩu phần MacDo, tôi thấy thương bọn trẻ quá chừng ! Làm việc quần quật cả ngày cũng chẳng đủ ăn, chẳng biết công sức làm việc ấy ai được hưởng ? Đất nước thì khoe khoang là giàu có, mà nuôi dân chúng chẳng ra sao. Nghĩ đi nghĩ lại, cũng chẳng nghĩ ra cách nào giúp được dân nghèo. Trong mùa dịch này, dân Pháp nghèo rất thảm, mất việc, phải trả tiền nhà, tiền ăn, nghe hứa mãi mà tiền hỗ trợ còn lâu mới thấy, nghe nói có thằng cùng quẫn quá nó tự tử luôn.



Thế mà anh Hoàng Tuấn Anh này ảnh nghĩ ra một kế thật là thông minh giản dị :-) Bây giờ là những gia đình nghèo họ có được bữa ăn. Có báo họ phỏng vấn một bà kia, hai vợ chồng hai con, phải nghỉ làm vì dịch bệnh, họ lập tức giảm xuống ăn mỗi ngày hai bữa thôi. Bả kể mỗi ngày gia đình ăn hết 1,5kg gạo.

Tôi xin cảm ơn anh Hoàng Tuấn Anh và các mạnh thường quân, kính chúc các vị cùng gia đình được nhiều sức khoẻ, thành công, phúc đức dồi dào.



Báo chí thế giới: ATM gạo Việt Nam – quá khó tin, nhưng là sự thật


Quá khó tin, nhưng là sự thật
Đó là dòng nhận định được hãng tin CNN đưa ra liên quan đến chiếc máy ATM phát gạo tại Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của báo chí quốc tế trên toàn cầu trong những ngày qua.

bao chi the gioi: atm gao viet nam – qua kho tin, nhung la su that hinh 1
Bài viết về ATM gạo Việt Nam trên CNN.

Theo CNN: “Một chiếc máy có thể phát gạo miễn phí - điều này quá khó tin nhưng lại là sự thật. Chiếc máy ATM gạo này đã được lắp đặt tại nhiều địa điểm trên khắp Việt Nam để giúp những người đang cần được hỗ trợ nhất trong đại dịch Covid-19”.
Cũng theo CNN, để phòng ngừa dịch bệnh, những người đến nhận gạo được yêu cầu đứng cách nhau 2m và phải sử dụng nước sát khuẩn rửa tay sạch sẽ trước khi nhận gạo. Tại Hà Nội, thời gian phát gạo là từ 5h sáng tới 17h chiều hàng ngày, trong khi tại TP. HCM, người dân có để đến nhận gạo bất kỳ lúc nào. Những cây ATM gạo như thế này còn xuất hiện ở Huế và Đà Nẵng.
Trong khi đó, hãng tin Reuters đã dẫn lại cảm nhận của những người nghèo khi nhận được sự hỗ trợ rất kịp thời của các doanh nghiệp vốn cũng đang rất khó khăn trong đại dịch Covid-19 này.
Cụ thể, chị Nguyen Thi Ly, một phụ nữ 34 tuổi có chồng thất nghiệp và 3 đứa con nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Chiếc máy ATM gạo này rất hữu ích. Túi gạo này đủ cho chúng tôi ăn trong một ngày. Giờ chúng tôi chỉ cần thêm thức ăn nữa. Những người hàng xóm thỉnh thoảng cũng san sẻ thức ăn cho chúng tôi, nếu không, chúng tôi sẽ phải ăn mỳ ăn liền.
Tôi đọc được thông tin về chiếc ATM gạo này trên internet, tôi đến để xem có thực vậy không và không thể tin được điều này là sự thật. Tôi thực sự mong các nhà tài trợ có thể duy trì nó cho đến hết đại dịch”.
Reuters cũng dẫn lời từ anh Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc công ty khóa điện tử PHG Lock, chủ nhân sáng kiến ATM gạo, bày tỏ, anh muốn mọi người vẫn có thể nhận được thực phẩm cùng nhiều loại hàng hóa khác bất chấp khó khăn của dịch bệnh: “Tôi gọi chiếc máy này là cây ATM gạo vì mọi người có thể lấy gạo từ đó và mong họ hiểu rằng, ngoài kia vẫn có những người tốt muốn trao cho họ cơ hội thứ hai”.
Thông tin trên của Reuters cũng đã được một loạt các báo trên thế giới như USNews, New York Post của Mỹ, Bristish Herald của Anh, Bangkok Post của Thái Lan, Gulf News của UAE, Taipei Times của Đài Loan (Trung Quốc), ABC News của Australia… đăng tải lại.
bao chi the gioi: atm gao viet nam – qua kho tin, nhung la su that hinh 2
Tờ Bristish Herald của Anh đăng tải lại nội dung bài viết của Reuters về ATM gạo Việt Nam.

Sáng kiến độc đáo
Tờ International Business Times của Mỹ cũng đã có bài đánh giá sáng kiến của anh Hoàng Tuấn Anh là “hết sức độc đáo” trong mùa dịch bệnh. Tờ báo này cũng dẫn lời anh Hoàng Tuấn Anh cho biết, ý tưởng về chiếc máy ATM gạo này xuất phát từ việc anh nhận thấy việc phân phát gạo truyền thống sẽ khiến người dân tụ tập đông người khiến nguy cơ lây nhiễm gia tăng.
Cũng theo anh Hoàng Tuấn Anh, chiếc máy này được anh chế tạo từ những bộ phận có sẵn tại công ty khóa điện tử PHG Lock chỉ trong vòng có 1 ngày: “Lúc đó thời gian khá gấp, chúng tôi không thể đặt hàng chiếc máy này, chính vì thế, tôi đã dỡ động cơ trong một chiếc máy thử khóa của công ty và lắp nó vào chiếc máy ATM gạo”. Mỗi chiếc máy như thế này có giá khoảng 10 triệu đồng và có thể trữ 500kg gạo.
bao chi the gioi: atm gao viet nam – qua kho tin, nhung la su that hinh 3
Bài viết trên tờ The AsiaN về ATM gạo của anh Hoàng Tuấn Anh.

Tờ The AsiaN cũng có bài viết chi tiết về anh Hoàng Tuấn Anh và chiếc máy ATM gạo độc đáo của anh. Theo đó, anh Hoàng Tuấn Anh thuê 3 người giám sát hoạt động của chiếc máy. Khi có người đứng trước camera của máy và ấn nút, chiếc máy sẽ tự động mở van đổ ra khoảng 1,5kg gạo.
Mỗi người sẽ chỉ được lấy 1 lần trong ngày, nếu phát hiện ra ai đó định lấy thêm, những người giám sát sẽ tắt hoạt động của máy. Lý giải về việc này, anh Hoàng Tuấn Anh cho biết: “Tôi chỉ muốn đảm bảo rằng ai cũng nhận được một phần gạo đủ dùng cho một ngày và để dành cho những người khác nữa”.
Cũng theo tờ The AsiaN, ban đầu, anh Hoàng Tuấn Anh dự định phát khoảng 500kg gạo một ngày nhưng ngay trong ngày đầu tiên, số gạo được phân phát đã tăng gấp đôi so với dự tính. Dù vậy, anh Hoàng Tuấn Anh cho biết, anh không sợ hết gạo bởi có rất nhiều cá nhân tổ chức đã ủng hộ từ hàng yến đến hàng tạ gạo cho dự án đầy ý nghĩa này của anh. Một số người thậm chí còn lái xe tải chở hàng tấn gạo giao đến tận từng chiếc máy ATM gạo.
“Tôi sẽ làm điều này cho đến khi dịch Covid-19 kết thúc. Tôi cũng đang lên kế hoạch chế tạo khoảng 100 chiếc máy ATM gạo để có thể phân phát gạo đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn. Tôi hy vọng cộng đồng sẽ chung tay với tôi trong dự án mới này”, anh Hoàng Tuấn Anh chia sẻ với The AsiaN./.
https://vov.vn/the-gioi/bao-chi-the-gioi-atm-gao-viet-nam-qua-kho-tin-nhung-la-su-that-1037088.vov