Nhưng mà tôi đang buồn thúi ruột ! Các bác có khen cũng phải khen cho đúng, chứ khen sai họ tưởng hay họ làm theo là te tua hết ! Bây giờ Pháp họ thấy Việt Nam mình hay quá, họ bèn tìm cách bắt chước. Mà cái hay thì chẳng bắt chước, lại bắt chước cái dở ! Họ cũng đang trưng dụng khách sạn để cách ly chọn lọc bắt buộc giống như Việt Nam, tôi mới nói merde, merde ! Việt Nam họ cách ly bắt buộc, ai bị nhiễm thì đưa vào bệnh viện cho bác sĩ chữa. Nhưng mà bác sĩ họ chữa khỏi, nên dân Việt Nam mới chịu, chứ chữa cho chết, thì tôi đảm bảo với các bác là đéo ai thèm cách ly với lại vào bệnh viện. Thế mà để bác sĩ Tây chữa thì chỉ có chết mà thôi, thà là ở nhà tự chữa còn hơn. Thế mà bây giờ lại có luật cách ly bắt buộc, mà mình trốn cách ly, thì coi chừng ra toà ! Merde, merde ! Tôi mới bảo, đã đến mức ấy, thì tôi đành đưa con về Việt Nam vậy ! Lai khổ, lai khổ !
Báo Pháp: Việt Nam đạt thành công ấn tượng trong phòng chống Covid-19
(NLĐO) - Theo tờ Les Echos, công cuộc phòng chống Covid-19 của Việt Nam quả thật ấn tượng: chỉ có 270 trường hợp nhiễm virus corona được ghi nhận, đối với một đất nước gần 100 triệu dân. Cũng không ai trong số bị nhiễm qua đời cả.
Khó có thể làm tốt hơn, theo nhận xét của Les Echos
số ra ngày 20-4. Báo này ghi nhận số liệu (được chúng tôi cập nhật theo
thống kê của Bộ Y tế Việt Nam) không trường hợp tử vong, chỉ 270 trường
hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), trong đó có 202 trường
hợp được chữa khỏi. Việt Nam là một trong những nơi cho kết quả tốt nhất
thế giới về phòng chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), cùng
lãnh thổ Đài Loan (nơi có 6 người chết, 420 trường hợp mắc bệnh).
Đó
là một thành tích mà không nhiều người biết đến, nhưng lại được đánh
giá cao ở cấp toàn cầu bởi Đại học John Hopkins của Mỹ, là nơi theo dõi
đại dịch Covid-19 của thế giới. Chính phủ Việt Nam cũng cho biết, trong 5
ngày qua, chỉ có thêm 2 ca nhiễm mới (du học sinh về từ Nhật).
Việt
Nam không dùng những xét nghiệm đắt tiền để sàng lọc trên quy mô lớn,
nhưng lại dùng việc xác định nhanh chóng và rồi áp dụng việc cách ly
khẩn cấp những người bị nhiễm bệnh, cũng như theo dõi những mối quan hệ
của họ. Gần 75.000 người Việt Nam đã chịu 2 tuần cách ly trong các trại
quân đội, ký túc xá sinh viên và khách sạn.
Đó là một sự giám sát chặt chẽ. Việc theo dõi được thực hiện mà không gặp khó khăn, theo nhận xét của ông Benoît de Tréglodé, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược của trường quân sự Pháp và là chuyên gia của Pháp về Việt Nam, bởi "mạng lưới giám sát xã hội nghiêm ngặt".
Theo Les Echos, đó là một
sự giám sát có thể gây sốc cho người phương Tây. Trong khi ở châu Âu,
các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt không được thực hiện cho đến cuối
tháng 2, thì Bộ Y tế Việt Nam đã cho báo động hết các cơ quan y tế công
cộng ngay từ ngày 16-1.
Do từng bị dịch SARS năm 2003 cho nên Việt Nam đã thành lập một ủy ban quản lý khủng hoảng tập hợp các nhà khoa học và các bộ ngay chỉ sau ngày 16-1 đó vài ngày thôi. Và nhân viên y tế đã nghỉ hưu cùng sinh viên y khoa đã được huy động. Chính phủ Việt Nam cũng đã giám sát việc gia tăng sản xuất khẩu trang và không cho mở cửa lại các trường học vào ngày 13-2 sau kỳ nghỉ lễ Tết nguyên đán.
Điều này diễn ra khi "nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, và cũng là nhà đầu tư tầm cỡ nhất của Việt Nam", ông Benoît de Tréglodé nhận xét. Ngoài ra, bất kỳ khách nào, người Việt Nam nào từ nước ngoài vào Việt Nam đều phải trải qua 2 tuần cách ly.
Tuy nhiên, các biện pháp trên vẫn được coi là chưa đủ. Đến ngày 1-4, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng kế hoạch cách ly xã hội. Và buộc người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, khuyên họ không nên rời khỏi nhà - trừ phi có những lý do thiết yếu - và cấm mọi cuộc tụ tập đông người.
Rồi Chính phủ Việt Nam cũng đã nới lỏng cách ly xã hội một cách thận trọng, nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng chống dịch đã phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Hà Nội, TP HCM và các đô thị lớn.
Và việc đeo khẩu trang vẫn là chuyện bắt buộc bên cạnh tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu...
Hệ thống y tế Việt Nam được huy động tổng lực, nhất là các y bác sĩ tuyến đầu Ảnh: Ngọc Dung
Xác định, theo dõi mọi ca nhiễm
Thành tích trên càng đáng chú ý hơn cả vì Việt Nam với 94 triệu dân, diện tích chỉ bằng một nửa của nước Pháp, lại chia sẻ với Trung Quốc, nơi dịch bệnh bắt đầu, những đường biên giới đất liền cả ngàn km. Và Việt Nam chỉ có thu nhập bình quân đầu người thấp. Đây là một điểm yếu cho nên những cơ quan công quyền Việt Nam đã phải nỗ lực nhằm tạo ra từ đó việc lựa chọn chiến lược có chi phí thấp, theo Les Echos.
Quy định giãn cách xã hội trong một thang máy tại TP HCM Ảnh: Ngọc Trung
Đó là một sự giám sát chặt chẽ. Việc theo dõi được thực hiện mà không gặp khó khăn, theo nhận xét của ông Benoît de Tréglodé, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược của trường quân sự Pháp và là chuyên gia của Pháp về Việt Nam, bởi "mạng lưới giám sát xã hội nghiêm ngặt".
Một
ứng dụng di động, NCOVI, cũng đã được cho ra mắt vào ngày 10-3, để
khuyến khích người dân thông báo tình trạng sức khỏe của họ, cũng như
nhờ đó mà được theo dõi trong trường hợp họ có tiếp xúc với người bị
nhiễm bệnh.
Một
ứng dụng di động, NCOVI, cũng đã được cho ra mắt vào ngày 10-3, để
khuyến khích người dân thông báo tình trạng sức khỏe của họ, cũng như
nhờ đó mà được theo dõi trong trường hợp họ có tiếp xúc với người bị
nhiễm bệnh.
Do từng bị dịch SARS năm 2003 cho nên Việt Nam đã thành lập một ủy ban quản lý khủng hoảng tập hợp các nhà khoa học và các bộ ngay chỉ sau ngày 16-1 đó vài ngày thôi. Và nhân viên y tế đã nghỉ hưu cùng sinh viên y khoa đã được huy động. Chính phủ Việt Nam cũng đã giám sát việc gia tăng sản xuất khẩu trang và không cho mở cửa lại các trường học vào ngày 13-2 sau kỳ nghỉ lễ Tết nguyên đán.
Tạm đóng cửa biên giới phía Bắc
Nhưng thành công của Việt Nam còn do việc đã đình chỉ giao thông hàng không từ Trung Quốc ngay sau ngày 23-1, lúc có trường hợp đầu tiên nhiễm SARS-CoV-2 trên lãnh thổ Việt Nam. Và vào ngày 1-2, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên, ngay tiếp theo sau Nga, đã tạm đóng cửa biên giới đất liền với Trung Quốc.Điều này diễn ra khi "nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, và cũng là nhà đầu tư tầm cỡ nhất của Việt Nam", ông Benoît de Tréglodé nhận xét. Ngoài ra, bất kỳ khách nào, người Việt Nam nào từ nước ngoài vào Việt Nam đều phải trải qua 2 tuần cách ly.
Tuy nhiên, các biện pháp trên vẫn được coi là chưa đủ. Đến ngày 1-4, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng kế hoạch cách ly xã hội. Và buộc người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, khuyên họ không nên rời khỏi nhà - trừ phi có những lý do thiết yếu - và cấm mọi cuộc tụ tập đông người.
Rồi Chính phủ Việt Nam cũng đã nới lỏng cách ly xã hội một cách thận trọng, nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng chống dịch đã phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Hà Nội, TP HCM và các đô thị lớn.
Và việc đeo khẩu trang vẫn là chuyện bắt buộc bên cạnh tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu...
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/bao-phap-viet-nam-dat-thanh-cong-an-tuong-trong-phong-chong-covid-19-20200425150020886.htm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire