vendredi 31 mai 2013

Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR (5)


Thật sẽ êm dịu biết bao khi được sống giữa chúng ta, nếu ứng xử bên ngoài luôn là hình ảnh những gì sắp đặt trong tim; nếu sự đứng đắn là đức hạnh, nếu những câu châm ngôn làm thành quy tắc; nếu triết học thực sự không tách rời khỏi danh xưng nhà triết học! Nhưng biết bao phẩm chất như vậy quá hiếm khi được ở cùng nhau, và đức hạnh đâu có vận hành một cách phô trương như vậy. Sự giàu có của trang sức có thể báo trước một người có thị hiếu; con người lành mạnh và cường tráng được nhận ra bởi những dấu hiệu khác: chính là dưới bộ quần áo quê mùa của một thợ cày, chứ không phải dưới ánh vàng son của một cận thần, mà ta tìm thấy sức mạnh và sự tráng kiện của thân thể. Đồ trang sức cũng xa lạ không kém đối với đức hạnh, vốn là sức mạnh và sự tráng kiện của tâm hồn. Người tốt là người thích chiến đấu trần truồng : nó khinh bỉ tất cả những đồ trang trí thấp hèn này chúng làm vướng víu nó khi sử dụng sức mạnh, mà phần lớn đã được phát minh ra để che giấu đi một sự dị dạng nào đó.
Trước khi mà nghệ thuật đã tạo nên kiểu cách của chúng ta và dạy cho đam mê nói một thứ ngôn ngữ vay mượn, phong tục của chúng ta đã là thô mộc, nhưng mà tự nhiên; và sự khác nhau giữa những cách xử thế thông báo ngay cái nhìn đầu tiên sự khác nhau của tính cách. Bản chất con người, về thực chất, cũng không tốt hơn; nhưng con người đã tìm thấy sự an toàn của họ trong việc dễ dàng thâm nhập lẫn nhau, và lợi thế này, mà chúng ta không cảm thấy được giá của nó nữa, đã tránh cho họ biết bao thói xấu.
Ngày nay khi mà những sự nghiên cứu tinh tế hơn và một thị hiếu thanh nhã hơn đã giảm thiểu nghệ thuật làm vui lòng thành nguyên tắc, trong các tập quán của chúng ta ngự trị một sự đồng điệu thấp hèn và lừa dối, và tất cả mọi trí tuệ dường như đều đã được ném vào trong cùng một khuôn : không ngừng lịch sự đòi hỏi, thuần phong ra lệnh : không ngừng người ta theo những thói thường, mà không bao giờ theo tài năng của chính mình. Người ta không dám tỏ ra là chính mình nữa; và trong sự áp đặt vĩnh viễn này, những con người tạo nên cái bầy đàn mà người ta gọi là xã hội, được đặt vào cùng những tình huống như nhau, đều sẽ làm những điều giống nhau, nếu những động cơ mạnh mẽ hơn không làm họ đổi hướng. Vậy là người ta sẽ không bao giờ biết mình đang có chuyện với ai : vậy thì sẽ phải, để biết rõ bạn mình, chờ đợi những cơ hội lớn, nghĩa là chờ đến khi không còn thời gian nữa, bởi vì chính là vì những cơ hội đó mà nhất thiết phải biết rõ người ấy.

-------------------------------------- 
Qu'il serait doux de vivre parmi nous, si la contenance extérieure était toujours l'image des dispositions du coeur; si la décence était la vertu; si nos maximes nous servaient de règles; si la véritable philosophie était inséparable du titre de philosophe! Mais tant de qualités vont trop rarement ensemble, et la vertu ne marche guère en si grande pompe. La richesse de la parure peut annoncer un homme de goût; l'homme sain et robuste se reconnaît à d'autres marques: c'est sous l'habit rustique d'un laboureur, et non sous la dorure d'un courtisan, qu'on trouvera la force et la vigueur du corps. La parure n'est pas moins étrangère à la vertu qui est la force et la vigueur de l'âme. L'homme de bien est un athlète qui se plaît à combattre nu: il méprise tous ces vils ornements qui gêneraient l'usage de ses forces, et dont la plupart n'ont été inventés que pour cacher quelque difformité.
Avant que l'art eût façonné nos manières et appris à nos passions à parler un langage apprêté, nos moeurs étaient rustiques, mais naturelles; et la différence des procédés annonçait au premier coup d'oeil celle des caractères. La nature humaine, au fond, n'était pas meilleure; mais les hommes trouvaient leur sécurité dans la facilité de se pénétrer réciproquement, et cet avantage, dont nous ne sentons plus le prix, leur épargnait bien des vices.
Aujourd'hui que des recherches plus subtiles et un goût plus fin ont réduit l'art de plaire en principes, il règne dans nos moeurs une vile et trompeuse uniformité, et tous les esprits semblent avoir été jetés dans un même moule: sans cesse la politesse exige, la bienséance ordonne: sans cesse on suit des usages, jamais son propre génie. On n'ose plus paraître ce qu'on est; et dans cette contrainte perpétuelle, les hommes qui forment ce troupeau qu'on appelle société, placés dans les mêmes circonstances, feront tous les mêmes choses si des motifs plus puissants ne les en détournent. On ne saura donc jamais bien à qui l'on a affaire: il faudra donc, pour connaître son ami, attendre les grandes occasions, c'est-à-dire attendre qu'il n'en soit plus temps, puisque c'est pour ces occasions mêmes qu'il eût été essentiel de le connaître.




Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR (4)


Ghi chú 1
Các ông hoàng vẫn luôn thấy với niềm thích thú cái sở thích dễ chịu về nghệ thuật và những sự xa hoa, mà từ đó tiền không được sinh ra, trải rộng giữa các thần dân của họ. Bởi vì ngoại trừ việc chúng nuôi dưỡng họ như vậy trong cái sự hèn mọn của tâm hồn đặc trưng cho sự nô dịch, các vị ấy biết rõ là tất cả những nhu cầu mà dân tộc tự đem cho mình là bấy nhiêu xiềng xích mà họ tự khoác vào. Alexandre, muốn duy trì những người ăn cá trong sự phụ thuộc vào mình, đã buộc họ phải từ bỏ nghề câu và tự nuôi sống bằng những thực phẩm chung của các dân tộc khác; và những người hoang dã ở Châu Mỹ, ở trần truồng và chỉ sống bằng sản phẩm săn bắn của họ, đã không bao giờ bị thuần phục. Thực vậy, cái ách nào người ta có thể áp đặt lên những con người chẳng hề có nhu cầu gì ?

Chính bởi kiểu lịch sự này, cũng dễ mến như là nó ít giả bộ tỏ ra, mà ngày xưa nổi bật lên Athenes và Rome trong những ngày mà sự lộng lẫy và huy hoàng của chúng được ngợi ca đến thế: chính là bởi nó, hẳn thế, mà thế kỷ của chúng ta và quốc gia của chúng ta đã vượt lên trên mọi thời đại và mọi dân tộc. Một giọng triết học không mô phạm, những điệu bộ tự nhiên mà tuy nhiên ân cần, cũng xa sự thô thiển thời Trung cổ xa xưa như là môn kịch câm thuần giáo hội : đó là hoa trái của sở thích đạt được bởi sự học hành và được hoàn thiện trong sự giao thiệp của thế giới.

--------------------------- 
(Note 1) Les princes voient toujours avec plaisir le goût des arts agréables et des superfluités, dont l'exportation de l'argent ne résulte pas, s'étendre parmi leurs sujets. Car outre qu'ils les nourrissent ainsi dans cette petitesse d'âme si propre à la servitude, ils savent très bien que tous les besoins que le peuple se donne sont autant de chaînes dont il se charge. Alexandre, voulant maintenir les Ichtyophages dans sa dépendance, les contraignit de renoncer à la pêche et de se nourrir des aliments communs aux autres peuples; et les sauvages de l'Amérique, qui vont tout nus et qui ne vivent que du produit de leur chasse, n'ont jamais pu être domptés. En effet, quel joug imposerait-on à des hommes qui n'ont besoin de rien?


C'est par cette sorte de politesse, d'autant plus aimable qu'elle affecte moins de se montrer, que se distinguèrent autrefois Athènes et Rome dans les jours si vantés de leur magnificence et de leur éclat: c'est par elle, sans doute, que notre siècle et notre nation l'emporteront sur tous les temps et sur tous les peuples. Un ton philosophe sans pédanterie, des manières naturelles et pourtant prévenantes, également éloignées de la rusticité tudesque et de la pantomime ultramontaine: voilà les fruits du goût acquis par de bonnes études et perfectionné dans le commerce du monde.



jeudi 30 mai 2013

Sương rơi


Rosées

Je rêve, et la pâle rosée
Dans les plaines perle sans bruit,
Sur le duvet des fleurs posée
Par la main fraîche de la nuit.

D'où viennent ces tremblantes gouttes ?
Il ne pleut pas, le temps est clair ;
C'est qu'avant de se former, toutes,
Elles étaient déjà dans l'air.

D'où viennent mes pleurs ? Toute flamme,
Ce soir, est douce au fond des cieux ;
C'est que je les avais dans l'âme
Avant de les sentir aux yeux.

On a dans l'âme une tendresse
Où tremblent toutes les douleurs,
Et c'est parfois une caresse
Qui trouble, et fait germer les pleurs

René-François SULLY PRUDHOMME   (1839-1907)

Sương rơi

Tôi mơ thấy giọt sương nhợt nhạt
Rơi trên cánh đồng, lặng lẽ như hạt ngọc
Đậu lên cánh hoa êm mượt như nhung
Bởi bàn tay mát của màn đêm

Những giọt sương run rẩy từ đâu ?
Trời không mưa, tiết trời trong sáng;
Đó là vì trước khi thành hạt
Chúng đã đọng trong không khí rồi.

Nước mắt tôi từ đâu, ngọn lửa
Tối nay, êm dịu tận đáy trời
Đó là tôi đã có chúng trong hồn
Trước khi chúng dâng lên mắt

Chúng ta có trong tâm hồn lòng âu yếm
Nơi run rẩy mọi nỗi đau
Và đôi khi chỉ cần một vuốt ve
Làm rung động, và nảy mầm nước mắt.

Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR (3)


Phần một

Quả là một cảnh tượng vĩ đại và đẹp đẽ khi nhìn con người theo cách nào đó ra khỏi hư không bởi những nỗ lực của chính mình; xua tan, bằng ánh sáng của lý trí những bóng tối trong đó tự nhiên đã bao bọc nó; vươn cao hơn chính bản thân mình; lao tới bằng trí tuệ cho đến những miền thượng giới; sải bước chân người khổng lồ, tựa như mặt trời, qua vòm rộng mênh mông của vũ trụ; và, điều còn lớn lao và khó khăn hơn nữa, trở về trong chính mình để nghiên cứu ở đó con người và biết được bản chất, nghĩa vụ và cứu cánh của nó. Tất cả những điều kỳ diệu này đều được lặp lại từ vài thế hệ.

Châu Âu đã rơi lại vào sự man rợ của những thời kỳ đầu tiên. Những dân tộc của cái phần này của thế giới, ngày nay đã được khai sáng đến thế, đã sống, cách đây vài thế kỷ, trong một tình trạng còn tồi tệ hơn là sự bất tri. Tôi không biết cái thuật ngữ khoa học nào, còn đáng khinh miệt hơn là sự bất tri, đã tước đoạt tên của tri thức, và chống lại sự trở về của nó bằng một vật cản hầu như là bất khả chiến bại. Cần phải có một cuộc cách mạng để đưa con người trở lại với lương tri thông thường; cuối cùng thì nó đã đến từ phía mà người ta ít chờ đợi nó nhất. Chính là kẻ theo đạo Hồi ngu ngốc, chính là cái tai họa vĩnh cửu của văn chương đã khiến chúng hồi sinh giữa chúng ta. Sự sụp đổ của ngai vàng Constantin đã mang tới nước Ý những mảnh vụn của Hy lạp cổ. Nước Pháp đến lượt mình giàu lên nhờ những hài cốt quý giá này. Nhanh chóng khoa học theo sau văn chương; nghệ thuật viết được nghệ thuật tư duy tới hội nhập; sự suy thoái có vẻ kỳ lạ và có lẽ chỉ là quá tự nhiên; và người ta bắt đầu cảm thấy lợi ích chính của sự nghiệp của các Nàng Thơ, đó là khiến cho con người hòa đồng hơn bằng cách gợi cảm hứng cho họ niềm mong muốn người này làm vui lòng người khác, bằng những công trình xứng đáng với sự tán thưởng lẫn nhau của họ.

Trí óc có những nhu cầu của nó, cũng như là cơ thể. Những nhu cầu của cái này là nền tảng của xã hội, của cái kia là niềm vui thú. Trong khi mà chính phủ và các đạo luật đảm bảo cho sự an toàn và khỏe khoắn của những con người hợp lại thì khoa học, văn chương và nghệ thuật, kém độc tài và có lẽ là hùng mạnh hơn, trải những vòng hoa trên những xiềng xích bằng sắt mà họ bị đè nặng, bóp nghẹt đi nơi họ cái tình cảm về sự tự do nguyên thủy mà vì nó họ dường như đã được sinh ra, khiến cho họ yêu ách nô lệ của mình và tạo nên từ đó cái mà ta gọi là các dân tộc văn minh. Nhu cầu dựng lên những ngai vàng; khoa học và nghệ thuật đã làm chúng vững mạnh. Hỡi những uy quyền của mặt đất, hãy yêu mên những tài năng, và bảo vệ những người chăm bón chúng (ghi chú 1). Hỡi các dân tộc văn minh, hãy chăm bón chúng : hỡi những nô lệ hạnh phúc, các người nợ họ cái sở thích thanh nhã và tinh tế này mà các người lấy được; sự êm dịu của cá tính và sự lễ độ của thuần phong mỹ tục khiến cho sự giao thiệp giữa các người thật bền chặt và dễ dàng; nói tóm lại,  những vẻ bề ngoài của tất cả mọi đức hạnh mà không có được một đức hạnh nào cả.  

------------------------------------- 
PREMIERE PARTIE
C'est un grand et beau spectacle de voir l'homme sortir en quelque manière du néant par ses propres efforts; dissiper, par les lumières de sa raison les ténèbres dans lesquelles la nature l'avait enveloppé; s'élever au-dessus de lui-même; s'élancer par l'esprit jusque dans les régions célestes; parcourir à pas de géant, ainsi que le soleil, la vaste étendue de l'univers; et, ce qui est encore plus grand et plus difficile, rentrer en soi pour y étudier l'homme et connaître sa nature, ses devoirs et sa fin. Toutes ces merveilles se sont renouvelées depuis peu de générations.
L'Europe était retombée dans la barbarie des premiers âges. Les peuples de cette partie du monde aujourd'hui si éclairée vivaient, il y a quelques siècles, dans un état pire que l'ignorance. Je ne sais quel jargon scientifique, encore plus méprisable que l'ignorance, avait usurpé le nom du savoir, et opposait à son retour un obstacle presque invincible. Il fallait une révolution pour ramener les hommes au sens commun; elle vint enfin du côté d'où on l'aurait le moins attendue. Ce fut le stupide Musulman, ce fut l'éternel fléau des lettres qui les fit renaître parmi nous. La chute du trône de Constantin porta dans l'Italie les débris de l'ancienne Grèce. La France s'enrichit à son tour de ces précieuses dépouilles. Bientôt les sciences suivirent les lettres; à l'art d'écrire se joignit l'art de penser; gradation qui paraît étrange et qui n'est peut-être que trop naturelle; et l'on commença à sentir le principal avantage du commerce des Muses, celui de rendre les hommes plus sociables en leur inspirant le désir de se plaire les uns aux autres par des ouvrages dignes de leur approbation mutuelle.
L'esprit a ses besoins, ainsi que le corps. Ceux-ci sont les fondements de la société, les autres en sont l'agrément. Tandis que le gouvernement et les lois pourvoient à la sûreté et au bien-être des hommes assemblés, les sciences, les lettres et les arts, moins despotiques et plus puissants peut-être, étendent des guirlandes de fleurs sur les chaînes de fer dont ils sont chargés, étouffent en eux le sentiment de cette liberté originelle pour laquelle ils semblaient être nés, leur font aimer leur esclavage et en forment ce qu'on appelle des peuples policés. Le besoin éleva les trônes; les sciences et les arts les ont affermis. Puissances de la terre, aimez les talents, et protégez ceux qui les cultivent (note 1). Peuples policés, cultivez-les: heureux esclaves, vous leur devez ce goût délicat et fin dont vous vous piquez; cette douceur de caractère et cette urbanité de moeurs qui rendent parmi vous le commerce si liant et si facile; en un mot, les apparences de toutes les vertus sans en avoir aucune.




mardi 28 mai 2013

Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR (2)


Bài luận

Hình thức đẹp thường lừa dối.

Sự phục hồi của khoa học và nghệ thuật đóng góp vào việc làm trong lành hay làm băng hoại thuần phong mỹ tục ? Đây là điều cần phải xem xét. Tôi nên bênh vực bên nào trong câu hỏi này ? Cái bên mà, thưa các ngài, phù hợp với một con người lương thiện không biết gì cả, mà cũng không kém quý trọng mình vì thế.

Sẽ là khó khăn, tôi cảm thấy như vậy, để làm thích ứng điều mà tôi phải nói ở tòa án nơi tôi ra hầu. Làm sao dám trách cứ khoa học trước một trong những hội đồng thông thái nhất của Châu Âu, ca ngợi sự bất tri trước một Viện hàn lâm nổi tiếng, và hòa giải sự khinh miệt đối với sự học với lòng kính trọng dành cho các nhà thông thái thực sự ? Tôi đã thấy những điều phiền toái này; và chúng chẳng hề làm tôi chùn bước. Đây không phải là khoa học mà tôi ngược đãi, tôi tự nhủ; đây là đức hạnh mà tôi bênh vực trước những con người đạo đức. Sự trung thực còn thân quý đối với những người tử tế hơn là sự thông thái đối với những học giả. Vậy thì tôi có gì phải sợ ? Ánh sáng của Hội đồng đang lắng nghe tôi ư ? Tôi xin thú nhận; nhưng đó là sợ cho cấu tạo của bài luận, chứ không phải cho tình cảm của diễn giả. Những bậc công bình cao cả đã không bao giờ chịu tự kết án chính mình trong những cuộc thảo luận đáng ngờ; và vị thế có lợi nhất cho quyền lợi chính đáng là được tự bảo vệ trước một hội đồng chính trực và công minh, người phán xét trong chính nghĩa của nó.

Thêm vào lý do đáng khích lệ này, một lý do khác hòa vào khiến tôi quyết định : đó là sau khi đã đứng về phía sự thật, theo ánh sáng tự nhiên của tôi, cho dù thành công của tôi có là thế nào đi chăng nữa, thì vẫn có một phần thưởng mà tôi không thể thiếu : Tôi sẽ tìm thấy nó ở trong đáy tim tôi.

-------------------------------------------------- 
DISCOURS
Decipimur specie recti.
Le rétablissement des sciences et des arts a-t-il contribué à épurer ou à corrompre les moeurs? Voila ce qu'il s'agit d'examiner. Quel parti dois-je prendre dans cette question? Celui, messieurs, qui convient à un honnête homme qui ne sait rien, et qui ne s'en estime pas moins.
Il sera difficile, je le sens, d'approprier ce que j'ai à dire au tribunal où je comparais. Comment oser blâmer les sciences devant une des plus savantes compagnies de l'Europe, louer l'ignorance dans une célèbre Académie, et concilier le mépris pour l'étude avec le respect pour les vrais savants? J'ai vu ces contrariétés; et elles ne m'ont point rebuté. Ce n'est point la science que je maltraite, me suis-je dit; c'est la vertu que je défends devant des hommes vertueux. La probité est encore plus chère aux gens de bien que l'érudition aux doctes. Qu'ai-je donc à redouter? Les lumières de l'Assemblée qui m'écoute? Je l'avoue; mais c'est pour la constitution du discours, et non pour le sentiment de l'orateur. Les souverains équitables n'ont jamais balancé à se condamner eux-mêmes dans des discussions douteuses; et la position la plus avantageuse au bon droit est d'avoir à se défendre contre une partie intègre et éclairée, juge en sa propre cause.
A ce motif qui m'encourage, il s'en joint un autre qui me détermine: c'est qu'après avoir soutenu, selon ma lumière naturelle, le parti de la vérité, quel que soit mon succès, il est un prix qui ne peut me manquer: Je le trouverai dans le fond de mon coeur.

Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR


Bài luận đã giành giải thưởng của Viện hàn lâm Dijon năm 1750, về câu hỏi đã được chính Viện này đặt ra : Có phải sự phục hồi của khoa học và nghệ thuật đã góp phần làm trong lành thuần phong mỹ tục.
Ở đây tôi là một người man rợ vì chúng tôi không hiểu họ (Ovide)

Lưu ý

Sự nổi tiếng là gì ? Đây là bài viết bất hạnh mà nhờ nó tôi được nổi tiếng. Chắc chắn là cái bài này mà nó đã đáng giá một giải thưởng đối với tôi và đã cho tôi một danh tiếng thì cũng vừa tầm thường thôi, và tôi dám nói thêm rằng nó là một trong những bài kém quan trọng nhất trong cả tập. Vực thẳm khốn khổ nào mà tác giả đã không tránh được, nếu như cuốn sách đầu tiên này đã chỉ được đón nhận như nó xứng đáng được như vậy ? Nhưng lại phải rằng một ân huệ trước tiên là bất công đã kéo theo cho tôi theo mức độ một sự nghiêm khắc còn bất công hơn thế nữa.

Lời tựa

Đây là một trong những câu hỏi lớn và hay nhất đã chưa từng bao giờ được khuấy động lên. Sẽ chẳng có trong bài luận này những sự tinh tế siêu hình đã chiếm được tất cả các phần của văn học, mà những chương trình của Viện cũng không được miễn trừ; nhưng đây là về một trong những sự thật gắn liền với hạnh phúc của loài người.

Tôi thấy trước rằng người ta sẽ khó mà tha thứ cho quan điểm mà tôi đã dám bảo vệ. Vấp thẳng vào tất cả những gì tạo nên ngày nay sự ngưỡng mộ của con người, tôi chỉ có thể chờ đợi một lời chửi mắng phổ quát; và không phải là vì tôi đã được vinh danh bởi sự tán thưởng của một vài nhà hiền triết mà tôi phải trông đợi vào sự tán thưởng của công chúng : bởi thế tôi đã chọn đứng về bên nào; tôi không bận tâm đến việc làm vui lòng những trí tuệ đẹp đẽ, cũng như những người hợp thời. Trong mọi thời đại sẽ có những con người được tạo ra để phụ thuộc vào những ý kiến của thế kỷ của họ, của đất nước, của xã hội của họ : trí tuệ mạnh mẽ ngày nay là vậy, và nhà triết học, cũng bởi cùng lý do ấy, cũng đã chỉ từng là một kẻ cuồng tín vào thời của Hội đoàn. Chẳng nên viết cho những độc giả như vậy, nếu ta muốn sống xa hơn thế kỷ của mình.

Một lời nữa thôi, là tôi nói xong. Không trông đợi lắm vào vinh dự mà tôi đã nhận được, tôi đã, từ khi gửi nó đi, sửa chữa lại và tăng thêm bài luận này, đến mức mà đã tạo ra từ nó, theo một cách nào đó, một quyển sách khác; ngày nay, tôi tin là mình có nghĩa vụ phải thiết lập lại nó trong tình trạng mà nó đã được trao thưởng. Tôi đã chỉ thêm vào đó vài ghi chú và để lại hai phần bổ sung dễ nhận ra, mà Viện có lẽ đã không tán thưởng. Tôi đã nghĩ rằng sự công bình, sự tôn trọng và lòng biết ơn đòi hỏi nơi tôi lời cảnh báo này.

---------------------------------- 

DISCOURS
QUI A REMPORTE LE PRIX
A L'ACADEMIE DE DIJON
En l'année 1750
Sur cette Question proposée par la même Académie:
Si le rétablissement
des sciences et des arts
a contribué à épurer les moeurs.
Barbarus hic ego sum quia non intelligor illis (Ovide).

AVERTISSEMENT
Qu'est-ce que la célébrité? Voici le malheureux ouvrage à qui je dois la mienne. Il est certain que cette pièce qui m'a valu un prix et qui m'a fait un nom est tout au plus médiocre et j'ose ajouter qu'elle est une des moindres de tout ce recueil. Quel gouffre de misères n'eût point évité l'auteur, si ce premier livre n'eût été reçu que comme il méritait de l'être? Mais il fallait qu'une faveur d'abord injuste m'attirât par degrés une rigueur qui l'est encore plus.

PREFACE
Voici une des grandes et belles questions qui aient jamais été agitées. Il ne s'agit point dans ce Discours de ces subtilités métaphysiques qui ont gagné toutes les parties de la littérature, et dont les programmes d'Académie ne sont pas toujours exempts; mais il s'agit d'une de ces vérités qui tiennent au bonheur du genre humain.
Je prévois qu'on me pardonnera difficilement le parti que j'ai osé prendre. Heurtant de front tout ce qui fait aujourd'hui l'admiration des hommes, je ne puis m'attendre qu'à un blâme universel; et ce n'est pas pour avoir été honoré de l'approbation de quelques sages que je dois compter sur celle du public: aussi mon parti est-il pris; je ne me soucie de plaire ni aux beaux esprits, ni aux gens à la mode. Il y aura dans tous les temps des hommes faits pour être subjugués par les opinions de leur siècle, de leur pays, de leur société: tel fait aujourd'hui l'esprit fort et le philosophe, qui par la même raison n'eût été qu'un fanatique du temps de la Ligue. Il ne faut point écrire pour de tels lecteurs, quand on veut vivre au-delà de son siècle .
Un mot encore, et je finis. Comptant peu sur l'honneur que j'ai reçu, j'avais, depuis l'envoi, refondu et augmenté ce Discours, au point d'en faire, en quelque manière, un autre ouvrage; aujourd'hui, je me suis cru obligé de le rétablir dans l'état où il a été couronné. J'y ai seulement jeté quelques notes et laissé deux additions faciles à reconnaître, et que l'Académie n'aurait peut-être pas approuvées. J'ai pensé que l'équité, le respect et la reconnaissance exigeaient de moi cet avertissement.

lundi 27 mai 2013

J'ai encore rêvé d'elle


http://www.youtube.com/watch?v=IW4qfzyuSS4

Bonus : http://www.youtube.com/watch?v=hWKi97twsSA&list=RD03IW4qfzyuSS4&feature=endscreen&NR=1

J´ai encore rêvé d´elle
C´est bête, elle n´a rien fait pour ça
Elle n´est pas vraiment belle
C´est mieux, elle est faite pour moi
Toute en douceur
Juste pour mon cœur

Je l´ai rêvée si fort
Que les draps s´en souviennent
Je dormais dans son corps
Bercé par ses "Je t´aime".

Si je pouvais me réveiller à ses côtés
Si je savais où la trouver
Donnez-moi l´espoir
Prêtez-moi un soir
Une nuit, juste, pour elle et moi
Et demain matin, elle s´en ira

J´ai encore rêvé d´elle
Je rêve aussi
Je n´ai rien fait pour ça
J´ai mal dormi
Elle n´est pas vraiment belle
J´ai un peu froid
Elle est faite pour moi
Réveille-toi...

Toute en douceur
Juste pour mon cœur
Si je pouvais me réveiller à ses côtés
Ouvre tes yeux, tu ne dors pas
Si je savais où la trouver
Regarde-moi
Donnez-moi l´espoir
Je suis à toi
Prêtez-moi un soir
Je t´aime
Une nuit, juste pour elle et moi
Et demain, enfin je vais me réveiller
Je t´attendais, regarde-moi
A ses côtés, c´est sûr je vais la retrouver
Ouvre tes bras
Donnez-moi un soir
Je suis à toi
Laissez-moi y croire

Une vie juste pour toi et moi
Et demain matin, tu seras là

Tôi vẫn còn mơ thấy nàng
Ngốc thật, nàng có xui khiến tôi đâu
Nàng không thật đẹp
Càng hay, nàng được tạo ra cho tôi
Rất đỗi dịu dàng
Riêng cho tim tôi

Tôi đã mơ ước đến nỗi
***
***
Được ru bằng tiếng "Yêu anh"

Ước gì tôi có thể thức dậy bên nàng
Ước gì tôi biết tìm nàng ở đâu
Hãy cho tôi một hy vọng
Hãy dành cho tôi một buổi tối
Một đêm chỉ cho riêng tôi và nàng
Và sáng mai, nàng sẽ đi khỏi

Tôi vẫn còn mơ thấy nàng
Em cũng mơ
Tôi đã chẳng cố tình làm vậy
Em không ngủ được
Nàng không thật đẹp
Em hơi lạnh
Nàng được tạo ra cho tôi
Anh thức dậy đi...

Rất đỗi dịu dàng
Riêng cho tim tôi
Ước gì tôi co thể thức dậy bên nàng
Hãy mở mắt, anh không ngủ đâu
Ước gì tôi biết tìm nàng ở đâu
Nhìn em này
Hãy cho tôi hy vọng
Em thuộc về anh
Cho tôi một buổi tối
Em yêu anh
Một đêm, chỉ cho nàng và tôi
Và sáng mai, cuối cùng tôi sẽ thức dậy
Em chờ anh, hãy nhìn em
Ở bên nàng, chắc chắn là tôi sẽ tìm lại được nàng
Hãy mở vòng tay anh
Cho tôi một buổi tối
Em thuộc về anh
Hãy để tôi tin như vậy
Một cuộc đời chỉ riêng cho chúng ta
Và sáng mai, ta sẽ ở đó.

vendredi 24 mai 2013

Mưa Nhã Nam


Lần đầu tiên đọc truyện ngắn này của N. H. Thiệp, tôi còn rất trẻ, không hiểu lắm, chỉ ấn tượng về đoạn cuối cùng, khi bà cụ Xoan chỉ quả đồi khô cằn mà bà đã phát hoang cào xới, kể lại những nỗi cơ cực trong đời và lòng quả cảm vô biên mà bà có được, vì tình yêu đối với người anh hùng Yên Thế.

Rất nhiều năm sau, tôi có dịp phải phân tích truyện ấy. Tôi suy nghĩ mãi, tưởng tượng xem Đề Thám đã có thể nói gì với nàng thiếu nữ khiến nàng xúc động nhường ấy. N. H. Thiệp tả rằng :


"Cô gái, lời nói nào làm cô bối rối xúc động ?
Những lời dao cứa vào sĩ diện cô ư ?
- Không phải!
Những lời tán tỉnh rườm rà, hoa mỹ ư ?
- Cũng không phải nốt!
Ngôn ngữ trở nên ghê tởm, nhớp nhúa trên miệng bọn tiểu nhân
Tôi biết một thứ ngôn ngữ giản dị như đất
Thứ ngôn ngữ mộc mạc, thẳng băng
Tựa như tiếng tù và
Như tiếng kèn đồng
Như tiếng chuông vọng...
Có một thứ ngôn ngữ
thức tỉnh con người
Buộc họ soi vào lòng mình
như soi mặt xuống lòng hồ
Có thứ ngôn ngữ của người anh hùng
của người chính trực
Nó làm ta bối rối xúc động
Ta không trốn được
Thứ ngôn ngữ không hề
phù phiếm cũng chẳng tân kỳ
Thứ ngôn ngữ của giống nòi truyền lại
Thứ ngôn ngữ của lương tri
không bao giờ mất... "


Đột nhiên khi đó tôi nhớ lại cuộc gặp gỡ với một bậc anh hùng, mà cuộc đời đã giành cho mình. Khi ấy, tôi có một vấn đề đối với tôi là cực kỳ quan trọng, phải gặp một nhân vật quan trọng. Xin đến lần thứ ba thì ông đồng ý cho gặp, nhắn rằng là chịu khó đi tới đi lui ba lần như thế thì chắc phải là chuyện gì quan trọng lắm (ý là nếu không quan trọng thì đừng có làm phiền tôi). Thế là tôi được đưa vào phòng chờ, nhìn qua một cánh cửa sổ, thấy ông đang giảng giải cho vài người một vấn đề gì đó, đột nhiên tôi hơi hoảng sợ vì sự liều lĩnh của mình. Một chút ông đi ra, hỏi tôi có chuyện gì. Tự dưng tôi bèn òa khóc (cái vụ thỉnh thoảng òa khóc bất ngờ ngay những lúc không nên nhất này khiến tôi phải bị mang tiếng là dở hơi). Nhưng vẫn phải cố mà lắp bắp, vì chuyện quan trọng quá. Chắc ổng cũng không hiểu lắm, nên trả lời hơi trật chìa, cũng đủ để tôi hiểu được vấn đề, nhưng mà những lời ông nói, thì đến bây giờ tôi vẫn không quên được, và chính vì chúng mà tôi cắm đầu cắm cổ học hành chăm chỉ miết cho tới ngày nay. Nhưng tôi tự cho mình là người may mắn hơn cô Xoan, vì việc học đã đem lại cho tôi những niềm vui rất lớn. Đôi khi tôi cũng tự hỏi có phải là vì người anh hùng của tôi độ lượng hơn người anh hùng của N. H. Thiệp chăng ?

Nguyễn Thị Loan (3)


Lại nghĩ tiếp về các cuộc thi hoa hậu. Tôi biết nhiều người hơi coi thường thi hoa hậu, nghĩ rằng nó phù phiếm và tốn kém. Nhưng tôi thì nghĩ là nó biểu tượng cho cái đẹp, nó lại còn khuyến khích phụ nữ muốn mình xinh đẹp, khỏe mạnh. Một nhan sắc thực sự thì cũng không phải tốn kém lắm, vì cái gì thực sự là nó thì cũng không tốn kém lắm. Cái gì đầu tư ít tiền quá thì nó còi cọc, nhiều tiền quá thì nó tha hóa.

Vậy thì theo các tiêu chuẩn của tôi, tôi thấy có 4 mỹ nhân thực sự là các cô Nguyễn Thị Huyền, Trần Thi Thùy Dung, Nguyễn Thị Loan và Đặng Thu Thảo. Nhưng Thu Thảo còn là tiềm năng vì nếu cô ấy không mau mau chơi một môn thể thao, thì có đi thi quốc tế cũng chỉ tốn tiền phí công vô ích. Nàng Thùy Dung có đôi mắt lá răm tuyệt diệu cũng làm tôi rất bận tâm, vì xem dân ta, đặc biệt là giới báo chí, ngược đãi một nhan sắc như vậy trong bao nhiêu năm, thì tôi thấy chúng ta còn xa văn minh lắm.

Việc Loan lại cố gắng thử sức làm tôi dấy lên niềm hy vọng. Tôi hy vọng cô ấy sẽ khẳng định được mình, sẽ đạt thứ hạng cao để đi thi quốc tế. Tôi thấy Loan đẹp không kém gì Aishwarya Rai thời cô ấy đăng quang Hoa hậu Thế giới, có thể là thua Ksenya Sukhinova một chút về độ lung linh gợi cảm.

Chúc Loan nhiều thành công, may mắn, mong Loan luôn chăm sóc, trau giồi nhan sắc, đem tới niềm vui cho bao người.

jeudi 23 mai 2013

Foule sentimentale - Alain Souchon


http://www.youtube.com/watch?v=rOGRIBpEykQ

Oh la la la vie en rose
Le rose qu'on nous propose
D'avoir les quantités d'choses
Qui donnent envie d'autre chose
Aïe, on nous fait croire
Que le bonheur c'est d'avoir
De l'avoir plein nos armoires
Dérisions de nous dérisoires car

[Refrain] :
Foule sentimentale
On a soif d'idéal
Attirée par les étoiles, les voiles
Que des choses pas commerciales
Foule sentimentale
Il faut voir comme on nous parle
Comme on nous parle

Il se dégage
De ces cartons d'emballage
Des gens lavés, hors d'usage
Et tristes et sans aucun avantage
On nous inflige
Des désirs qui nous affligent
On nous prend faut pas déconner dès qu'on est né
Pour des cons alors qu'on est
Des

[Refrain]

On nous Claudia Schieffer
On nous Paul-Loup Sulitzer
Oh le mal qu'on peut nous faire
Et qui ravagea la moukère
Du ciel dévale
Un désir qui nous emballe
Pour demain nos enfants pâles
Un mieux, un rêve, un cheval.

Đám đông tình cảm

Ôi giời ơi cuộc sống màu hồng
Màu hồng người ta mời mọc ta
Là có được bao nhiêu là thứ
Khiến ta thèm thuồng thêm nhiều thứ

Ái chà, người ta muốn ta tin
Rằng hạnh phúc nghĩa là có nó
Có nó đầy trong những ngăn tủ
Nhạo báng chúng ta thật nực cười, bởi vì

Hỡi đám đông tình cảm
Chúng ta khao khát lý tưởng
Bị thu hút bởi những vì sao, những cánh buồm
Toàn những điều không mua bán
Hỡi đám đông tình cảm
Nhìn xem họ nói với chúng ta
Họ nói với chúng ta ra sao kìa !

Được lôi ra
Từ những thùng giấy đóng gói
Những người kiệt quệ, hết xài nổi
Và buồn bã, và chẳng có lợi ích gì
Người ta ấn cho chúng ta
Những ham muốn khiến chúng ta muộn phiền
Người ta coi chúng ta là đồ ngu,
Đừng có đùa thế chứ,
Ngay khi vừa mới được sinh ra, trong khi mà chúng ta là

Đám đông tình cảm...

Người ta cho chúng ta thưởng thức
Claudia Schieffer và Paul-Loup Sulitzer
Ôi nỗi đau người ta có thể gây ra
Cho chúng ta và tàn phá người đàn bà

Từ bầu trời trút xuống
Một niềm mong muốn bao bọc lấy chúng ta
Để ngày mai cho những đứa trẻ nhợt nhạt của chúng ta
Một điều tốt hơn, một giấc mơ, một con ngựa

Hỡi đám đông tình cảm...




mercredi 22 mai 2013

Nguyễn Thị Loan (2)


Tôi có một vài quan điểm cá nhân của mình về vẻ đẹp của một hoa hậu. Nếu chúng ta nhìn tất cả các cô đã vào vòng chung kết, thì sẽ hoa cả mắt lên, vì cô nào cũng đẹp cả. Nhưng nếu phải chọn lựa, thì trước tiên sẽ là những cô làm ta cảm thấy xúc động hơn một chút, vì ánh mắt, cử chỉ... chẳng hạn. Và như vậy, nếu các bạn để ý, một nàng hoa hậu phải có cặp mắt lộng lẫy, nụ cười tươi. Sau đó, là đến sự khỏe mạnh, nó là điều kiện tiên quyết khiến cho các nàng hoa hậu của ta thua không cứu vãn được trong bất cứ kỳ thi nào.

Đến đây thì tôi thấy một sự khác nhau rất lớn về quan niệm vẻ đẹp của chúng ta và của thế giới (và thậm chí trong nhiều lĩnh vực khác nữa, hễ cái gì ta cho là dở thì Tây lại cho là hay!!). Ví dụ như cô Loan bị một đại gia già chê là khỏe quá, đại khái thế, làm tôi điên cả ruột. Thử nhìn cô Hoa hậu Trái đất người Tiệp khắc Tereza Fajksová xem, cơ bắp của cô ấy mới ấn tượng chứ ! Hoa hậu Pháp năm nay Marine Lorphelin cũng là một nàng chuyên tập thể hình, nhìn thì rất thon thả, nhưng cô ấy kể là khi thi vòng áo dạ hội thì cô ấy bị nghẹt thở vì váy chật quá, hihi. Thế mà trông họ vẫn rất nữ tính đấy thôi. Các người đẹp của ta, có cô lại còn không ăn rau, sắp đi thi thì tập luyện cấp tốc (giống như đi thi nghe môn ngoại ngữ mà lại luyện thi cấp tốc ấy!), hoặc là nhịn ăn để giảm ký (xin thông báo là cặp vú của các bạn sẽ giảm ký trước tiên), đến khi dự thi thì phải uống bao nhiêu là vitamines, mà vẫn mệt phờ ra, trong khi chị em xung quanh ai cũng trâu bò cả!

Vậy thì, cái bị coi là khuyết điểm của Loan (thể thao chuyên nghiệp) thực ra là ưu điểm mà các cô khác không cô nào có được. Các bạn thử nhìn hai cánh tay của Loan xem, hơi có chút cơ bắp, trông tròn trịa, lộng lẫy, thích ơi là thích.

Mình lại tạm dừng ở đây vì còn công chuyện khác nhé!

mardi 21 mai 2013

Nguyễn Thị Loan


Một tin tốt lành chợt đến xua tan bao nỗi hoang mang u hoài của tôi :

http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/121988/nguyen-thi-loan-het-ban-oc-lai-thi-hoa-hau.html

Vậy thì Rousseau phải chờ một chút, vì phải ưu tiên cho người đẹp. Có lẽ tôi sẽ viết vài bài về việc tôi nghĩ gì về các mỹ nhân của chúng ta. Tôi không hy vọng lắm là em Loan sẽ đọc blog của tôi, nhưng tôi vẫn luôn theo dõi và ủng hộ em ấy.

Vậy thì tôi hài lòng lắm vì Loan đã làm một cố gắng. Dù trong bụng tôi vẫn còn run, vì theo dõi thái độ của dân ta đối với người đẹp, tôi không chắc lắm là họ sẽ cho Loan một cơ hội. Lần thi trước, tôi cảm nhận rõ một sự "dìm hàng", và thậm chí cả sau cuộc thi hoa hậu 2010, việc cử những người đẹp đi thi thế giới, thi đi thi lại, rớt đi rớt lại mãi một vài người, cũng cho ta cảm giác về một điều gì khuất tất. Loan ở trong top 5, như vậy cô ấy có thể được coi là Á hậu thứ tư, và hoàn toàn đủ tư cách đi thi các cuộc thi thế giới, giống như ở cuộc thi hoa hậu Pháp chẳng hạn. Nhưng nghe đồn, muốn được đi thi như vậy, thì phải có "tình" hoặc "tiền", chẳng biết có phải không. Nhưng thôi, Loan cứ cố gắng tiếp, nếu đạt được danh hiệu gì (cũng không cần giải nhất), để có thể đi thi quốc tế là được. Có một điều quan trọng, là khi cần những lời khuyên, cố vấn về nhan sắc, thì phải hỏi đàn ông, chứ đừng hỏi đàn bà !! Không phải vô cớ mà nàng Ngọc Trinh quyến rũ nhường ấy. Và tôi rất tức bà Thúy Hạnh, bà ấy sang thật, nhưng bà ấy mà cố vấn về nhan sắc thì thôi rồi (ôi ôi, hy vọng sấm sét sẽ không đổ lên đầu tôi).
Loan cũng nên nhận những sự giúp đỡ nếu thấy là quan trọng, đừng ngại, mình sẽ nhớ ơn, hoặc trả ơn sau.

Nhà văn N. H. Thiệp, trong truyện "Phẩm tiết", có nói rằng anh hùng và mỹ nhân đều là báu vật, phạm đến là có tội với trời. Nói về mỹ nhân, người đẹp thì có nhiều, nhưng một mỹ nhân thật sự quả là của hiếm. Cô ấy phải vừa có vẻ đẹp trời cho, vừa phải có sự rèn luyện cá nhân. Tôi cho là Loan có cả hai vẻ đẹp ấy, vừa cổ điển, vừa khỏe mạnh. Nếu có chút gì đó hơi thiếu, thì là sự gợi cảm (mà Đặng Thu Thảo và Ngọc Trinh có rất nhiều). Gợi ý : nếu muốn gợi cảm, thì phải yêu tha thiết một chàng nào đấy, hihi.

Tôi bận việc phải đi, sẽ viết tiếp sau nhé.

Về đức hạnh



Tôi tạm dừng dịch bài Luận về bất bình đẳng, vì nhiều lý do, một trong những lý do ấy là tôi quyết định suy tư về đức hạnh. Điều ấy lại càng thôi thúc khiến tôi quyết tâm dịch Rousseau, vì ngài luôn tin chắc và khẳng định rằng mình là một "người bạn của đức hạnh". Như vậy tôi sẽ chuyển sang dịch bài "Luận về khoa học và nghệ thuật", là một tiểu luận đã giành giải thưởng của Viện hàn lâm Dijon năm 1750, mở đầu cho sự nghiệp viết lách lỗi lạc của Rousseau. Trong bài luận ấy, Rousseau đã tỏ ra xứng đáng là người bảo vệ nhiệt thành đức hạnh, - mà theo ông nó đảm bảo cho hạnh phúc nguyên thuỷ của loài người, tức là sự bất tri (l'ignorance) - chống lại khoa học và nghệ thuật, vốn chịu trách nhiệm trong việc làm tha hóa đức hạnh. Mặc dù nó không lưu truyền hậu thế bằng "Luận về bất bình đẳng" hay "Dân ước"... nhưng nó mang vẻ quyến rũ đặc biệt của một tác phẩm kết hợp cả trí tuệ và trái tim, vào đúng khoảnh khắc mà tác giả quyết định từ bỏ tuổi ngây thơ, và như thế, nó mang hơi thở của một tài năng bắt đầu hé nở.

Tôi sẽ dịch hết bài luận này, vì nó không dài lắm, khoảng 25 trang. Và cũng vì tôi hy vọng nó sẽ hợp với độc giả của ta, vốn là những chiến sĩ trên mặt trận bảo vệ đức hạnh, sống chết vì nó, từ đời này sang đời khác. Ngay cả khi mọi người đều bận tối mặt vì miếng cơm manh áo, thì họ vẫn luôn cố gắng dành thời gian và năng lượng để truy kích và tiêu diệt kẻ thù của đức hạnh. Tôi cũng đồng ý với Rousseau là khoa học và nghệ thuật có ích gì, khi mà, càng học nó, người ta lại càng khao khát sự bất tri. Điều đó thể hiện không ngừng quanh ta, ví dụ như việc càng học, ta lại càng muốn dạy người khác những điều mà ta không biết. Trí thức muốn dạy các nhà khoa học làm chính trị, luật sư, vốn hành cái nghề đòi hỏi sự vô cảm tuyệt đối, muốn dạy cho nhà nghiên cứu văn học cách tìm cảm xúc, họa sĩ muốn dạy thi sĩ làm thơ, còn những người thực sự mang danh nhà thơ thì vốn xuất thân từ nghề bổ củi... và cuối cùng, là tất cả mọi người dường như đều chỉ muốn bịt miệng không cho người khác nói.

A Rousseau, ngài mới gợi lên nhiều tư tưởng và cảm xúc làm sao !!

lundi 20 mai 2013

Chanson : Lorsque la coquette Espérance...


Chanson : Lorsque la coquette Espérance...

Lorsque la coquette Espérance
Nous pousse le coude en passant,
Puis à tire-d'aile s'élance,
Et se retourne en souriant ;

Où va l'homme ? Où son coeur l'appelle.
L'hirondelle suit le zéphyr,
Et moins légère est l'hirondelle
Que l'homme qui suit son désir.

Ah ! fugitive enchanteresse,
Sais-tu seulement ton chemin ?
Faut-il donc que le vieux Destin
Ait une si jeune maîtresse !

Alfred de MUSSET   (1810-1857)


Bài ca : Khi nàng Hy vọng yểu điệu...

Khi nàng Hy vọng yểu điệu
Huých khuỷu tay vượt qua chúng ta,
Rồi xoải cánh vút đi
Ngoái lại và mỉm cười;

Người đàn ông đi đâu ?
Nơi tim chàng mời gọi
Chim én theo gió đông
Và nhẹ nhàng hơn én
Người bay theo ham muốn

A ! Kẻ chạy trốn mê hoặc
Nàng biết đường mình chăng ?
Chàng Số phận già nua
Có người tình trẻ thế !

jeudi 16 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (22)


Ta phải nhận xét rằng những từ đầu tiên, mà con người sử dụng, đã có trong trí óc của họ một ý nghĩa rộng hơn nhiều so với những từ mà ta sử dụng trong những ngôn ngữ đã hình thành, và rằng, không biết phân chia lời nói thành những bộ phận cấu thành, đầu tiên họ cho mỗi từ ý nghĩa của cả một mệnh đề. Khi họ bắt đầu phân biệt chủ từ với thuộc tính, động từ với danh từ, mà đó là một cố gắng thiên tài chẳng hề tầm thường, những danh từ loại lúc đầu chỉ toàn là những danh từ riêng, thể nguyên mẫu là thời duy nhất của các động từ, và về phần các tính từ, thì khái niệm đó chỉ phát triển một cách rất là khó khăn, bởi vì tính từ nào cũng đều là trừu tượng, và rằng trừu tượng là một thao tác nặng nhọc, và kém tự nhiên.
Mỗi vật nhận được đầu tiên một tên gọi đặc biệt, không xét đến thể loại, giống loài, mà những giáo viên đầu tiên đều không có khả năng phân biệt được; và tất cả những cá nhân xuất hiện đơn độc trong trí óc họ, như là chúng vốn như vậy trong tấm bảng của tự nhiên. Nếu một cây sồi tên là A, một cây sồi khác sẽ tên là B: theo cách mà kiến thức càng thiển cận, thì từ điển lại càng trải rộng. Sự lúng túng của tất cả cái bảng danh mục này không thể tháo bỏ một cách dễ dàng : bởi vì để sắp xếp những sinh vật dưới những mẫu số chung, và tổng quát, thì cần phải biết được những đặc tính của nó và những sự khác biệt; cần có những sự quan sát, những định nghĩa, nghĩa là, cần lịch sử tự nhiên và siêu hình, nhiều hơn rất nhiều so với những gì con người thời đó có thể có được.
--------------------------------------


On doit juger que les premiers mots, dont les hommes firent usage, eurent dans leur esprit une signification beaucoup plus étendue que n'ont ceux qu'on emploie dans les langues déjà formées, et qu'ignorant la division du discours en ses parties constitutives, ils donnèrent d'abord à chaque mot le sens d'une proposition entière. Quand ils commencèrent à distinguer le sujet d'avec l'attribut, et le verbe d'avec le nom, ce qui ne fut pas un médiocre effort de génie, les substantifs ne furent d'abord qu'autant de noms propres, l'infinitif fut le seul temps des verbes, et à l'égard des adjectifs la notion ne s'en dut développer que fort difficilement, parce que tout adjectif est un mot abstrait, et que les abstractions sont des opérations pénibles, et peu naturelles.
Chaque objet reçut d'abord un nom particulier, sans égard aux genres, et aux espèces, que ces premiers instituteurs n'étaient pas en état de distinguer; et tous les individus se présentèrent isolés à leur esprit, comme ils le sont dans le tableau de la nature. Si un chêne s'appelait A, un autre chêne s'appelait B: de sorte que plus les connaissances étaient bornées, et plus le dictionnaire devint étendu. L'embarras de toute cette nomenclature ne put être levé facilement: car pour ranger les êtres sous des dénominations communes, et génériques, il en fallait connaître les propriétés et les différences; il fallait des observations, et des définitions, c'est-à-dire, de l'histoire naturelle et de la métaphysique, beaucoup plus que les hommes de ce temps-là n'en pouvaient avoir. 

mercredi 15 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (21)


Ngôn ngữ đầu tiên của con người, ngôn ngữ phổ quát nhất, mạnh mẽ nhất, và duy nhất mà nó cần, trước khi mà nó phải thuyết phục những con người tập hợp lại, là tiếng kêu của tự nhiên. Như là tiếng kêu chỉ bị bật ra bởi một thứ bản năng trong những trường hợp khẩn cấp, để cầu xin sự trợ giúp trong những cơn nguy biến, hoặc làm giảm nhẹ những cơn đau dữ dội, nó không phải là rất hữu dụng trong tiến trình bình thường của cuộc sống, nơi ngự trị những tình cảm ôn hòa hơn. Khi những ý tưởng của con người bắt đầu mở rộng và nhân lên, và giữa họ thiết lập một sự giao tiếp chặt chẽ hơn, họ tìm kiếm nhiều dấu hiệu và một ngôn ngữ trải rộng hơn: họ nhân lên những âm điệu của giọng nói, và hòa vào đó những cử chỉ, mà do bản chất của chúng, biểu cảm hơn, và ý nghĩa phụ thuộc ít hơn vào một quyết định trước đó. Họ diễn tả như vậy bằng những cử chỉ những đối tượng nhìn thấy được và chuyển động, và những đối tượng đập vào thính giác, bởi những âm thanh bắt chước: nhưng do cử chỉ chỉ cho thấy được những vật đang hiện diện, hoặc dễ mô tả, và những hành động nhìn thấy được; do nó không có một công dụng phổ quát, bởi vì bóng tối, hoặc sự chen vào của một vật thể làm nó trở nên vô dụng, và do nó đòi hỏi hơn là kích thích sự chú ý, rốt cuộc người ta nghĩ ra thay thế nó bằng những hợp âm của giọng nói, mà, không có cùng mối quan hệ với một số ý tưởng, chúng thích hợp hơn để thể hiện tất cả những ý tưởng ấy, như là những dấu hiệu thiết lập; sự thay thế mà chỉ thực hiện được với một thỏa thuận chung, và theo một cách khá khó khăn để thực hành đối với những người mà những bộ phận thô thiển còn chưa có một sự luyện tập nào, và còn khó hơn nữa để quan niệm trong chính nó, bởi vì cái sự thỏa thuận nhất trí này phải có động lực thúc đẩy, và bởi vì lời nói có vẻ đã là rất cần thiết, để thiết lập việc sử dụng lời nói.
----------------------------------- 
Le premier langage de l'homme, le langage le plus universel, le plus énergique, et le seul dont il eut besoin, avant qu'il fallût persuader des hommes assemblés, est le cri de la nature. Comme ce cri n'était arraché que par une sorte d'instinct dans les occasions pressantes, pour implorer du secours dans les grands dangers, ou du soulagement dans les maux violents, il n'était pas d'un grand usage dans le cours ordinaire de la vie, où règnent des sentiments plus modérés. Quand les idées des hommes commencèrent à s'étendre et à se multiplier, et qu'il s'établit entre eux une communication plus étroite, ils cherchèrent des signes plus nombreux et un langage plus étendu: ils multiplièrent les inflexions de la voix, et y joignirent les gestes, qui, par leur nature, sont plus expressifs, et dont le sens dépend moins d'une détermination antérieure. Ils exprimaient donc les objets visibles et mobiles par des gestes, et ceux qui frappent l'ouïe, par des sons imitatifs: mais comme le geste n'indique guère que les objets présents, ou faciles à décrire, et les actions visibles; qu'il n'est pas d'un usage universel, puisque l'obscurité, ou l'interposition d'un corps le rendent inutile, et qu'il exige l'attention plutôt qu'il ne l'excite, on s'avisa enfin de lui substituer les articulations de la voix, qui, sans avoir le même rapport avec certaines idées, sont plus propres à les représenter toutes, comme signes institués; substitution qui ne peut se faire que d'un commun consentement, et d'une manière assez difficile à pratiquer pour des hommes dont les organes grossiers n'avaient encore aucun exercice, et plus difficile encore à concevoir en elle-même, puisque cet accord unanime dut être motivé, et que la parole paraît avoir été fort nécessaire, pour établir l'usage de la parole. 

mardi 14 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (20)


Hãy giả thiết rằng khó khăn đầu tiên này được vượt qua : chúng ta hãy băng qua trong một lúc khoảng không mênh mông này giữa tình trạng tự nhiên thuần khiết và nhu cầu ngôn ngữ; và chúng ta hãy tìm kiếm, trong khi giả thiết rằng ngôn ngữ là cần thiết (ghi chú 13), làm thế nào mà chúng đã có thể bắt đầu thiết lập. Khó khăn mới còn tệ hơn là khó khăn trước; bởi vì nếu con người cần đến lời nói để học cách suy nghĩ, thì họ lại còn cần phải biết nghĩ hơn nhiều để tìm thấy nghệ thuật của lời nói; và khi người ta sẽ hiểu làm thế nào mà những âm thanh của giọng nói đã được dùng làm phiên dịch quy ước cho những ý tưởng của chúng ta; thì cũng vẫn sẽ còn phải biết đâu là những phiên dịch của chính quy ước này cho những ý tưởng mà, không hề có một đối tượng nhạy cảm, không thể tự chỉ ra bởi cử chỉ, cũng không bởi giọng nói, theo cách mà người ta chỉ có thể vừa tạo nên những phỏng đoán có thể chấp nhận được về sự ra đời của nghệ thuật trao đổi những tư tưởng, và thiết lập một sự giao thương giữa các trí óc; nghệ thuật siêu phàm đã rất xa nguồn gốc của nó, nhưng nhà triết học thấy nó còn ở cách xa một khoảng cách phi thường đến sự hoàn hảo của nó, đến nỗi mà sẽ không có người nào đủ can đảm mà chắc chắn rằng liệu có bao giờ xảy ra, khi những sự trở lại mà thời gian nhất thiết mang tới sẽ bị đình chỉ trong lợi ích của nó, rằng những định kiến sẽ đi ra từ những viện hàn lâm hay sẽ im lặng trước chúng, và liệu chúng có thể chăm lo cái chủ đề gai góc này, trong toàn bộ hàng thế kỷ mà không bị gián đoạn.

------------------------------------------ 

Supposons cette première difficulté vaincue: franchissons pour un moment l'espace immense qui dut se trouver entre le pur état de nature et le besoin des langues; et cherchons, en les supposant nécessaires (note 13), comment elles purent commencer à s'établir. Nouvelle difficulté pire encore que la précédente; car si les hommes ont eu besoin de la parole pour apprendre à penser, ils ont eu bien plus besoin encore de savoir penser pour trouver l'art de la parole; et quand on comprendrait comment les sons de la voix ont été pris pour les interprètes conventionnels de nos idées, il resterait toujours à savoir quels ont pu être les interprètes mêmes de cette convention pour les idées qui, n'ayant point un objet sensible, ne pouvaient s'indiquer ni par le geste, ni par la voix, de sorte qu'à peine peut-on former des conjectures supportables sur la naissance de cet art de communiquer ses pensées, et d'établir un commerce entre les esprits: art sublime qui est déjà si loin de son origine, mais que le philosophe voit encore à une si prodigieuse distance de sa perfection qu'il n'y a point d'homme assez hardi pour assurer qu'il y arriverait jamais, quand les révolutions que le temps amène nécessairement seraient suspendues en sa faveur, que les préjugés sortiraient des académies ou se tairaient devant elles, et qu'elles pourraient s'occuper de cet objet épineux, durant des siècles entiers sans interruption. 

lundi 13 mai 2013

Chào em cô gái Lam Hồng


Hồi xưa mình nghe hát bài "Chào em cô gái Lam Hồng", nghe câu "kìa gà rừng vẳng gáy cuối nương", lại nghe nhầm ra là "kìa rạo rực cầm tay cuối nương", cứ thích mãi, sao lại có bài hát tình tứ thế !

http://www.youtube.com/watch?v=QmWQ9IMpvwg

Xe ta bon trên những dặm đường giữa làng quê ta băng qua bao suối đèo, đồi nương (mà) xe ta bon ra chiến trường.
Chào em cô gái Lam Hồng giữa tiếng bom gào đạn dội
Vẫn nghe vang vang câu hò trên đường
Niềm vui lớn toả lan trên quê ta
Đi thông đường để chuyến xe ta băng băng qua.
Hồng Lĩnh ơi! đỉnh cao mây vờn đã cùng em từng đêm thức trọn nối tiếp những mạch đường quê nhà.
Đường rộn ràng những chuyến xe qua
tình nghĩa quê em sáng tỏ như ánh trăng đêm rằm
Tiền phương tay lái mang tình em đảm đang.
Xe ta bon bon đi trên đường lòng vui như mở hội
Đường quê em êm êm đưa như thoi dệt bao tâm tình
Lững lờ đèn giặc dõi lửa soi để em đi thông đường
Kìa gà rừng vẳng gáy cuối nương vượt đèo Ngang nào bạn ơi
Tay lái ta dồn lên lời ca.
Hỡi cô gái trên đất Lam Hồng mỗi dặm xe qua lòng em thấu tỏ
Dù xe anh chạy đêm chạy ngày cũng chẳng bằng tình nghĩa em vì miền Nam yêu thương
Đi thông đường để những chuyến xe qua
Hòa chung tay lái em đã góp công ngày đêm trên tuyến đường.
Xe ta bon trên những dặm đường giữa làng quê ta
băng qua bao suối đèo, đồi nương (mà) xe ta bon ra chiến trường
Chào em cô gái Lam Hồng giữa tiếng bom gào đạn dội
Vẫn nghe vang vang câu hò trên đường
Niềm vui lớn tỏa lan trên quê ta
Đi thông đường để chuyến xe ta băng băng qua
Hoành (ư) Sơn một mai xuôi về hoà tình em từ những viên đá nhỏ
đêm đêm lát trên đường quê nhà
Đường rộn ràng những chuyến xe qua
tình nghĩa quê em sáng tỏ như ánh trăng đêm rằm
Tiền phương, tay lái mang tình em đảm đang
Xe ta bon bon đi trên đường tiền phương đang vẫy gọi
Hỡi quê hương bao thân yêu cho ta gửi lời tâm tình
Chào những người chẳng tiếc máu xương
ngày đêm đi thông đường là "nhiễu điều phủ lấy giá gương"
Đầy tình Nam với nghĩa Bắc
Thương nhau ta nào có quản chi
Hỡi cô gái trên đất Lam Hồng với bàn tay em dời non và lấp biển
Dù xe anh chạy đêm chạy ngày cũng chẳng bằng tình nghĩa em băng mình trong bao gian nan
Đi thông đường để những chuyến xe qua
Dồn nhanh tay lái vút tiếng hát ca chào quê hương Lam Hồng

Hỡi la là hỡi là... Hỡi la là hỡi là...

dimanche 12 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (19)


Hãy để tôi được phép xem xét đôi chút những lúng túng về nguồn gốc của ngôn ngữ. Tôi rất có thể bằng lòng với việc trích dẫn hoặc lặp lại ở đây những nghiên cứu mà ngài Tu viện trưởng de Condillac đã thực hiện về đề tài này, tất cả những nghiên cứu ấy đều khẳng định hoàn toàn tình cảm của tôi, và có lẽ là đã cho tôi ý tưởng đầu tiên. Nhưng cái cách mà nhà triết học này giải quyết những khó khăn mà ông tự đặt ra cho mình về nguồn gốc của những dấu hiệu được thiết lập, chỉ ra rằng ông ấy đã giả thuyết cái điều mà tôi còn vấn hỏi, tức là một loại xã hội đã được thành lập giữa những người phát minh ra ngôn ngữ, tôi tin là khi tham khảo đến những suy nghĩ của ông ấy thì tôi phải kèm theo vào đấy những ý nghĩ của mình để trình bày cùng những khó khăn ấy vào lúc phù hợp với chủ đề của tôi. Khó khăn đầu tiên xuất hiện là tưởng tượng xem làm thế nào mà ngôn ngữ lại trở nên cần thiết; bởi vì con người không có sự liên lạc nào giữa họ, cũng không có nhu cầu nào phải liên lạc với nhau, thì người ta không quan niệm được sự cần thiết của phát minh này, cũng như tính có thể của nó, nếu nó không phải là không thể thiếu. Tôi sẽ cũng nói hay y như nhiều người khác, rằng là ngôn ngữ sinh ra trong mối quan hệ gia đình giữa cha, mẹ và trẻ con : nhưng ngoài việc là điều đó không giải quyết gì được những phản biện, đó cũng là phạm cái lỗi mà những người lập luận về tình trạng tự nhiên chuyển tải lên đó những ý tưởng lấy từ xã hội, luôn thấy gia đình tụ hợp lại trong cùng một nhà ở, và những thành viên của nó giữ được giữa họ một sự hòa hợp mật thiết và thường xuyên như là giữa chúng ta, nơi mà biết bao lợi ích chung gắn bó họ; trong khi mà trong tình trạng nguyên thủy, không có nhà, chẳng có túp lều, cũng không có bất cứ loại tài sản nào, ai cũng trú ngụ một cách ngẫu nhiên, và thường là chỉ cho một đêm; những con đực và những con cái kết hợp với nhau khi gặp nhau, khi có cơ hội, và khi ham muốn, mà không cần lời nói phải là người phiên dịch cần thiết cho những điều mà họ muốn nói : Họ rời bỏ nhau cũng dễ dàng y như vậy (ghi chú 12). Người mẹ cho các con bú trước tiên do nhu cầu của chính mình, rồi thói quen khiến chúng trở nên thân thương, sau đó người mẹ sẽ nuôi nấng chúng vì nhu cầu của chúng; ngay khi chúng có đủ sức mạnh để đi kiếm ăn, chúng sẽ không chậm trễ rời bỏ cả người mẹ; và do hầu như là không có cách nào khác hơn để mà không rời mắt khỏi nhau, họ sẽ mau chóng trở nên gần như không nhận ra nhau nữa. Hãy để ý thêm rằng đứa trẻ có tất cả những nhu cầu phải giải thích, và bởi vậy có nhiều điều để nói với người mẹ, hơn là người mẹ cần nói với con, chính nó phải tốn công nhất để mà phát minh, và ngôn ngữ mà nó sử dụng hẳn phần lớn phải là do công lao của nó; điều đó sẽ nhân lên bấy nhiêu lần số ngôn ngữ bằng số cá nhân nói những ngôn ngữ ấy, và thêm vào đó cuộc sống lang bạt và lang thang không để lại thời gian để định hình bất cứ thành ngữ nào; bởi vì nói rằng người mẹ đọc cho con mình từng lời, mà nó sẽ dùng để yêu cầu mẹ nó điều này hay điều kia, điều đó chỉ rõ người ta đã giảng dạy những ngôn ngữ đã được hình thành như thế nào, nhưng nó không dạy cho ta biết là như thế nào mà ngôn ngữ đã hình thành.

---------------------------------- 

Qu'il me soit permis de considérer un instant les embarras de l'origine des langues. Je pourrais me contenter de citer ou de répéter ici les recherches que M. l'Abbé de Condillac a faites sur cette matière, qui toutes confirment pleinement mon sentiment, et qui, peut-être, m'en ont donné la première idée. Mais la manière dont ce philosophe résout les difficultés qu'il se fait à lui-même sur l'origine des signes institués, montrant qu'il a supposé ce que je mets en question, savoir une sorte de société déjà établie entre les inventeurs du langage, je crois en renvoyant à ses réflexions devoir y joindre les miennes pour exposer les mêmes difficultés dans le jour qui convient à mon sujet. La première qui se présente est d'imaginer comment elles purent devenir nécessaires; car les hommes n'ayant nulle correspondance entre eux, ni aucun besoin d'en avoir, on ne conçoit ni la nécessité de cette invention, ni sa possibilité, si elle ne fut pas indispensable. Je dirais bien, comme beaucoup d'autres, que les langues sont nées dans le commerce domestique des pères, des mères et des enfants: mais outre que cela ne résoudrait point les objections, ce serait commettre la faute de ceux qui raisonnant sur l'état de nature, y transportent les idées prises dans la société, voient toujours la famille rassemblée dans une même habitation, et ses membres gardant entre eux une union aussi intime et aussi permanente que parmi nous, où tant d'intérêts communs les réunissent; au lieu que dans cet état primitif, n'ayant ni maison, ni cabanes, ni propriété d'aucune espèce, chacun se logeait au hasard, et souvent pour une seule nuit; les mâles, et les femelles s'unissaient fortuitement selon la rencontre, l'occasion, et le désir, sans que la parole fût un interprète fort nécessaire des choses qu'ils avaient à dire: Ils se quittaient avec la même facilité (note 12); la mère allaitait d'abord ses enfants pour son propre besoin; puis l'habitude les lui ayant rendus chers, elle les nourrissait ensuite pour le leur; sitôt qu'ils avaient la force de chercher leur pâture, ils ne tardaient pas à quitter la mère elle-même; et comme il n'y avait presque point d'autre moyen de se retrouver que de ne pas se perdre de vue ils en étaient bientôt au point de ne pas même se reconnaître les uns les autres. Remarquez encore que l'enfant ayant tous ses besoins à expliquer, et par conséquent plus de choses à dire à la mère, que la mère à l'enfant, c'est lui qui doit faire les plus grands frais de l'invention, et que la langue qu'il emploie doit être en grande partie son propre ouvrage; ce qui multiplie autant les langues qu'il y a d'individus pour les parler, à quoi contribue encore la vie errante, et vagabonde qui ne laisse à aucun idiome le temps de prendre de la consistance; car de dire que la mère dicte à l'enfant les mots, dont il devra se servir pour lui demander telle, ou telle chose, cela montre bien comment on enseigne des langues déjà formées mais cela n'apprend point comment elles se forment. 

vendredi 10 mai 2013

Sodade - Cesaria Evora


http://www.youtube.com/watch?v=Pn6YjvObCS0

Hoài hương

Ai đã chỉ cho anh con đường dài,
Con đường dài tới Sao Tomé ?

Nhớ nhung, nhớ nhung, nhớ nhung
Miền đất Sao Nicolau của tôi

Nếu anh viết cho em, em sẽ viết
Nếu anh quên em, em sẽ quên
Cho đến ngày anh trở lại

Nhớ nhung, nhớ nhung, nhớ nhung
Miền đất Sao Nicolau của tôi


Sodade

Quem mostro'b
Ess caminho longe?
Quem mostro'b
Ess caminho longe?
Ess caminho
Pa São Tomé

Sodade sodade sodade
Dess nha terra d’São Nicolau

Si bo t'screve'm
M’ta screve'b
Si bo t'squece'm
M’ta squece'b

Até dia
Ke bo volta

Sodade sodade sodade
Dess nha terra d’São Nicolau

jeudi 9 mai 2013

Besame mucho - Cesaria Evora


http://www.youtube.com/watch?v=LLsg_Lk819s


Besame, besame mucho,
Embrasse-moi, embrasse-moi beaucoup,
Como si fuera esta noche la ùltima vez,
Comme si cette nuit était la dernière fois,
Besame, besame mucho,
Embrasse-moi, embrasse-moi beaucoup,
Que tengo miedo perderte,
Car j'ai peur de te perdre,
Perderte otra vez.
De te perdre une nouvelle fois.

Quiero tenerte muy
Je veux t'avoir
Cerca, mirarme en tus
Me voir dans tes yeux
Ojos, verte junto a mì,
Te voir à côté de moi,
Piensa que tal vez
Pense que peut-être demain
Mañana yo ya estaré
Je serai déjà loin,
Lejos, muy lejos de ti.
Très loin de toi.

Besame, besame mucho,
Embrasse-moi, embrasse-moi beaucoup,
Como si fuera esta noche la ùltima vez,
Comme si cette nuit était la dernière fois,
Besame mucho,
Embrasse-moi beaucoup,
Que tengo miedo perderte,
Car j'ai peur de te perdre,
Perderte después.
Te perdre après.

Paroles et traduction de "Besame Mucho" -http://www.lacoccinelle.net/257340.html

mardi 7 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (18)


Khi chúng ta muốn giả thiết một con người hoang dã cũng khéo léo trong nghệ thuật suy nghĩ như là các nhà triết học của chúng ta; khi chúng ta sẽ tạo ra từ nó, theo ví dụ của họ, một nhà triết học thực thụ, một mình khám phá ra những chân lý cao cả nhất, tự tạo ra cho mình, nhờ một loạt những lập luận rất trừu tượng, những châm ngôn của công lý và trí khôn rút ra từ tình yêu trật tự nói chung, hay là từ ý nguyện đã được biết đến của Đấng Sáng tạo; để nói gọn, khi chúng ta giả thiết là người hoang dã có trong trí tuệ của mình bấy nhiêu là thông minh, là ánh sáng như nó phải có, và rồi chúng ta tìm thấy nơi hắn thực vậy bấy nhiêu là nặng nề và ngu ngốc, thì giống loài sẽ rút ra được từ tất cả siêu hình này lợi ích gì, khi mà nó không thể trao đổi được và sẽ chết đi với cá nhân đã phát minh ra nó ? Tiến bộ nào loài người có thể đạt được khi họ phân tán trong rừng giữa các thú vật ? Và đến mức nào con người có thể tự hoàn thiện, và chiếu sáng lẫn nhau khi mà, không có nơi ở cố định cũng như người nọ không cần đến người kia, họ sẽ gặp nhau, có lẽ chỉ chừng hai lần trong đời họ, mà không biết nhau, cũng không nói với nhau ?



Thử nghĩ xem chúng ta nợ bao nhiêu ý tưởng vào việc sử dụng lời nói; Ngữ pháp đã tập luyện và tạo thuận lợi biết bao cho trí óc; và chúng ta hãy nghĩ tới những khó nhọc không mường tượng nổi, và tới thời gian vô tận đã tốn cho việc sáng tạo những ngôn ngữ đầu tiên; Hãy nhập những suy nghĩ này vào những suy nghĩ trước, và chúng ta sẽ suy xét xem đã phải cần bao nhiêu nghìn thế kỷ, để phát triển liên tục trong trí tuệ con người những thao tác mà nó có thể làm.

---------------------------------------- 

Quand nous voudrions supposer un homme sauvage aussi habile dans l'art de penser que nous le font nos philosophes; quand nous en ferions, à leur exemple, un philosophe lui-même, découvrant seul les plus sublimes vérités, se faisant, par des suites de raisonnement très abstrait, des maximes de justice et de raisons tirées de l'amour de l'ordre en général, ou de la volonté connue de son Créateur; en un mot, quand nous lui supposerions dans l'esprit autant d'intelligence, et de lumières qu'il doit avoir, et qu'on lui trouve en effet de pesanteur et de stupidité, quelle utilité retirerait l'espèce de toute cette métaphysique, qui ne pourrait se communiquer et qui périrait avec l'individu qui l'aurait inventée? Quel progrès pourrait faire le genre humain épars dans les bois parmi les animaux? Et jusqu'à quel point pourraient se perfectionner, et s'éclairer mutuellement des hommes qui, n'ayant ni domicile fixe ni aucun besoin l'un de l'autre, se rencontreraient, peut-être à peine deux fois en leur vie, sans se connaître, et sans se parler?
Qu'on songe de combien d'idées nous sommes redevables à l'usage de la parole; combien la grammaire exerce, et facilite les opérations de l'esprit; et qu'on pense aux peines inconcevables, et au temps infini qu'a dû coûter la première invention des langues; qu'on joigne ces réflexions aux précédentes, et l'on jugera combien il eût fallu de milliers de siècles, pour développer successivement dans l'esprit humain les opérations dont il était capable. 

lundi 6 mai 2013

Hasta siempre


http://www.youtube.com/watch?v=GxtwzU0-wPM

Bonus : http://www.youtube.com/watch?v=PEj7jnR--Dg

(Dịch từ bản tiếng Pháp)

Mãi mãi

Chúng ta đã học để yêu anh
Từ tầm cao của lịch sử
Nơi mặt trời lòng can đảm của anh
Bao vây cái chết

Nơi đây vẫn còn lại ánh sáng trong vắt
Của sự có mặt thân thương của anh
Thiếu tá Che Guevara

Bàn tay anh mạnh mẽ và vinh quang
Ôm lấy Lịch sử
Khi cả Santa Clara thức dậy để ngắm anh

Anh tới mang theo làn gió mới
Cùng với mặt trời mùa xuân
Để dựng lên lá cờ
Với ánh sáng nụ cười của anh

Tình yêu cách mạng của anh
Dẫn anh tới những dự định mới
Nơi người ta chờ đợi
Sự vững vàng nơi cánh tay giải phóng của anh

Chúng ta sẽ đi tới
Sát cánh bên anh chúng ta tiếp bước
Cùng với Fidel, chúng ta chúc anh
"Hasta siempre, commandante"

Che : khoảnh khắc này mỗi ngày sẽ lớn hơn, và không dừng lại nữa.

Hasta siempre

Aprendimos a quererte
Desde la histórica altura
Donde el Sol de tu bravura
Le puso cerco a la muerte.
Refrain :
Aquí se queda la clara,
La entrañable transparencia,
De tu querida presencia,
Comandante Che Guevara.
Tu mano gloriosa y fuerte
Sobre la Historia dispara
Cuando todo Santa Clara
Se despierta para verte.
[Refrain]
Vienes quemando la brisa
Con soles de primavera
Para plantar la bandera
Con la luz de tu sonrisa.
[Refrain]
Tu amor revolucionario
Te conduce a nueva empresa
Donde esperan la firmeza
De tu brazo libertario.
[Refrain]
Seguiremos adelante,
Como junto a tí seguimos,
Y con Fidel te decimos :
«¡Hasta siempre, Comandante!»
http://lyricstranslate.com
Che: " Esa hora irá creciendo cada día que pase, esa hora ya no prará más".

dimanche 5 mai 2013

Giọng nói người bạn thân



La voix d'un ami

Si tu n'as pas perdu cette voix grave et tendre
Qui promenait mon âne au chemin des éclairs
Ou s'écoulait limpide avec les ruisseaux clairs,
Eveille un peu ta voix que je voudrais entendre.

Elle manque à ma peine, elle aiderait mes jours.
Dans leurs cent mille voix je ne l'ai pas trouvée.
Pareille à l'espérance en d'autres temps rêvée,
Ta voix ouvre une vie où l'on vivra toujours !

Souffle vers ma maison cette flamme sonore
Qui seule a su répondre aux larmes de mes yeux.
Inutile à la terre, approche-moi des cieux.
Si l'haleine est en toi, que je l'entende encore !

Elle manque à ma peine ; elle aiderait mes jours.
Dans leurs cent mille voix je ne l'ai pas trouvée.
Pareille à l'espérance en d'autres temps rêvée,
Ta voix ouvre une vie où l'on vivra toujours !

Marceline DESBORDES-VALMORE   (1786-1859)

Giọng nói người bạn thân

Nếu bạn chưa đánh mất giọng nói trầm và âu yếm
Dẫn hồn tôi đến con đường của tia chớp
Hoặc chảy dài trong vắt cùng những dòng suối trong
Hãy cất giọng lên một chút thôi
Vì tôi muốn được lắng nghe

Nỗi ưu phiền của tôi nhớ nó
Nó giúp tôi trong những ngày dài

Trong hàng trăm nghìn giọng nói
Tôi sẽ nhận ra nó

Tựa như niềm hy vọng vào thời gian mơ ước
Giọng nói bạn mở ra một cuộc đời
Nơi chúng tôi sẽ luôn sống cùng nhau!

Hãy thổi về phía nhà tôi ngọn lửa âm vang
Chỉ mình nó biết trả lời cho bao giọt nước mắt
Vô dụng trên trái đất này, hãy đưa tôi đến gần bầu trời
Nếu chính là hơi thở của bạn mà tôi còn nghe !


Nỗi ưu phiền của tôi nhớ nó
Nó giúp tôi trong những ngày dài

Trong hàng trăm nghìn giọng nói
Tôi sẽ nhận ra nó

Tựa như niềm hy vọng vào thời gian mơ ước
Giọng nói bạn mở ra một cuộc đời
Nơi chúng tôi sẽ luôn sống cùng nhau!

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (17)


Nhưng không viện đến những chứng cứ không chắc chắn của Lịch sử, ai mà không thấy là mọi thứ dường như đều tránh xa khỏi con người hoang dã sự cám dỗ và những phương tiện để hết còn hoang dã ? Trí tưởng tượng của nó không vẽ nên điều gì; trái tim không yêu cầu gì. Những nhu cầu nhỏ bé của nó được tìm thấy rất dễ dàng dưới tay nó, nó còn rất xa mức độ tri thức cần thiết để mong muốn đạt được tri thức lớn hơn, nên nó không thể có sự lo xa cũng như là sự tò mò. Cảnh tượng tự nhiên khiến nó thờ ơ, vì đã trở nên quen thuộc. Vẫn luôn là trật tự ấy, vẫn luôn là những sự trở lại ấy; nó không có trí óc để kinh ngạc trước những điều kỳ diệu lớn lao nhất; và không phải ở nơi nó mà ta cần tìm kiếm triết lý mà con người cần, để biết quan sát được một lần điều mà nó đã thấy hàng ngày. Tâm hồn nó, mà không gì khuấy động, chỉ giao phó cho tình cảm duy nhất về sự tồn tại hiện thời của nó, không có lấy một ý nghĩ nào về tương lai, cho dù gần thế nào chăng nữa, và những dự định, cũng thiển cận như tầm nhìn của nó, chỉ vừa trải dài cho đến hết ngày. Ngày nay mức độ lo xa của anh người Caraïbe vẫn còn là như vậy : buổi sáng anh ta bán chiếc giường bông của mình, và buổi tối đến khóc lóc xin mua lại, vì đã không dự kiến rằng anh ta sẽ cần đến nó vào đêm tới.


Càng chiêm nghiệm về chủ đề này, thì khoảng cách giữa những cảm giác thuần túy tới những tri thức đơn giản nhất càng lớn lên trước mắt chúng ta; và không thể nào quan niệm được làm thế nào mà một con người lại có thể, chỉ bằng sức lực của chính mình, không cần nhờ tới sự thông tin, và không có sự cần thiết kích thích, vượt qua được một khoảng cách lớn đến thế. Bao nhiêu thế kỷ có lẽ đã trôi qua, trước khi con người đủ tầm để thấy ngọn lửa khác hơn là lửa bầu trời ? Còn cần bao nhiêu nữa để những sự ngẫu nhiên dạy cho nó những công dụng thông thường nhất của nguyên tố này ? Bao nhiêu lần họ đã để nó tắt, trước khi học được nghệ thuật tái tạo nó ? Và bao nhiêu lần mỗi một trong số những bí mật này có lẽ đã chết đi với người đã khám phá ra nó ? Chúng ta sẽ nói gì về nông nghiệp, cái nghệ thuật cần bao nhiêu là lao động và lo xa; nó phụ thuộc vào các ngành khác nữa, nó rất dĩ nhiên là chỉ thực hành được trong một xã hội vừa mới bắt đầu, và nó không phục vụ cho chúng ta để rút ra từ đất những thực phẩm mà nó sẽ cung cấp tốt mà không cần tới nó, chứ không phải là buộc đất theo sở thích, thêm vào khẩu vị của chúng ta ? (Đoạn in nghiêng này tôi dịch hơi loạn xạ, xin các bác thông cảm, chờ tôi đi hỏi thầy tôi đã - phulangsa). Nhưng chúng ta hãy giả sử là con người đã nhân lên đến mức mà những sản xuất tự nhiên không đủ để nuôi họ nữa; giả thuyết mà, nhân tiện nói qua, sẽ chỉ ra một lợi thế to lớn cho loài người trong cách sống này; Giả sử rằng không có bễ lò rèn, không có công xưởng, những công cụ cày bừa đã từ trên trời rơi xuống tay những người hoang dã; rằng con người đã chiến thắng được lòng hận thù chết chóc mà tất cả họ đều cảm thấy đối với một lao động liên tục; rằng họ đã học cách dự đoán những nhu cầu rất xa của mình; rằng họ đã đoán ra cần phải canh tác đất, gieo hạt, trồng cây như thế nào; rằng họ đã tìm ra nghệ thuật xay lúa mì, ủ nho lên men; tất cả những điều mà họ đã cần được các vị thần chỉ dạy cho, vì không quan niệm được làm thế nào mà họ đã tự mình học được. Sau điều đó, ai sẽ là con người đủ điên rồ để tự hành hạ mình mà đi cày bừa một cánh đồng sẽ bị vặt trụi bởi kẻ đầu tiên mới tới, người hay thú vật thì cũng vậy, mà vụ mùa đó hợp với nó; Và làm thế nào mà mỗi người lại có thể quyết định trải cả đời mình làm một công việc nặng nhọc, mà vì không chắc chắn có thể gặt hái được thành quả, nên sẽ không cần thiết đối với nó nữa ? Nói gọn lại, làm thế nào mà hoàn cảnh này có thể khuyến khích con người canh tác đất, chừng nào mà đất chưa hề được chia sẻ giữa họ, nghĩa là, chừng nào mà tình trạng tự nhiên còn chưa bị thủ tiêu ?

------------------------------------------- 


Mais sans recourir aux témoignages incertains de l'Histoire, qui ne voit que tout semble éloigner de l'homme sauvage la tentation et les moyens de cesser de l'être? Son imagination ne lui peint rien; son coeur ne lui demande rien. Ses modiques besoins se trouvent si aisément sous la main, il est si loin du degré de connaissances nécessaires pour désirer d'en acquérir de plus grandes qu'il ne peut avoir ni prévoyance, ni curiosité. Le spectacle de la nature lui devint indifférent, à force de lui devenir familier. C'est toujours le même ordre, ce sont toujours les mêmes révolutions; il n'a pas l'esprit de s'étonner des plus grandes merveilles; et ce n'est pas chez lui qu'il faut chercher la philosophie dont l'homme a besoin, pour savoir observer une fois ce qu'il a vu tous les jours. Son âme, que rien n'agite, se livre au seul sentiment de son existence actuelle, sans aucune idée de l'avenir, quelque prochain qu'il puisse être, et ses projets, bornés comme ses vues, s'étendent à peine jusqu'à la fin de la journée. Tel est encore aujourd'hui le degré de prévoyance du Caraïbe: il vend le matin son lit de coton, et vient pleurer le soir pour le racheter, faute d'avoir prévu qu'il en aurait besoin pour la nuit prochaine.
Plus on médite sur ce sujet, plus la distance des pures sensations aux plus simples connaissances s'agrandit à nos regards; et il est impossible de concevoir comment un homme aurait pu par ses seules forces, sans le secours de la communication, et sans l'aiguillon de la nécessité, franchir un si grand intervalle. Combien de siècles se sont peut-être écoulés, avant que les hommes aient été à portée de voir d'autre feu que celui du ciel? Combien ne leur a-t-il pas fallu de différents hasards pour apprendre les usages les plus communs de cet élément? Combien de fois ne l'ont-ils pas laissé éteindre, avant que d'avoir acquis l'art de le reproduire? Et combien de fois peut-être chacun de ces secrets n'est-il pas mort avec celui qui l'avait découvert? Que dirons-nous de l'agriculture, art qui demande tant de travail et de prévoyance; qui tient à d'autres arts, qui très évidemment n'est praticable que dans une société au moins commencée, et qui ne nous sert pas tant à tirer de la terre des aliments qu'elle fournirait bien sans cela qu'à la forcer en préférences, qui sont le plus de notre goût? Mais supposons que les hommes eussent tellement multiplié que les productions naturelles n'eussent plus suffi pour les nourrir; supposition qui, pour le dire en passant, montrerait un grand avantage pour l'espèce humaine dans cette manière de vivre; supposons que sans forges, et sans ateliers, les instruments du labourage fussent tombés du ciel entre les mains des sauvages; que ces hommes eussent vaincu la haine mortelle qu'ils ont tous pour un travail continu; qu'ils eussent appris à prévoir de si loin leurs besoins, qu'ils eussent deviné comment il faut cultiver la terre, semer les grains, et planter les arbres; qu'ils eussent trouvé l'art de moudre le blé, et de mettre le raisin en fermentation; toutes choses qu'il leur a fallu faire enseigner par les dieux, faute de concevoir comment ils les auraient apprises d'eux-mêmes; quel serait après cela, l'homme assez insensé pour se tourmenter à la culture d'un champ qui sera dépouillé par le premier venu, homme, ou bête indifféremment à qui cette moisson conviendra; et comment chacun pourra-t-il se résoudre à passer sa vie à un travail pénible, dont il est d'autant plus sûr de ne pas recueillir le prix, qu'il lui sera plus nécessaire? En un mot, comment cette situation pourra-t-elle porter les hommes à cultiver la terre, tant qu'elle ne sera point partagée entre eux, c'est-à-dire, tant que l'état de nature ne sera point anéanti? 

Elle imagine - Nacash


http://www.youtube.com/watch?v=L_GLCeSiiS8

Elle a
Dans ses yeux noirs
Toute une histoire
Qui n’est pas son histoire

Elle porte en elle
Des chemins d’exil
Les grands soleils
D’anciens matins d’avril

Elle est comme orpheline d’une autre vie
Elle sait qu’elle vient du sud par amnésie

Y’a tant de rires
Y’a tant de larmes vécues
Comme dans un film
Qu’elle n’a pas vu.

Elle imagine
Elle imagine
La chaleur immobile des villes blanches
Elle imagine
Ces musiques aux fenêtres
Les chagrins et les fêtes
Sous le soleil
Elle imagine
Elle imagine
Tous ces rires d’enfants dans les ruelles
Elle imagine
Les mains qui disent adieu
Les larmes dans les yeux
Sous le ciel bleu.

Elle est
Comme une enfant
Qui rêve de voir
Au-delà des miroirs

Malgré ses peurs
Elle voudrait renaître
De tout son être
Aux racines de son cœur.

David a bien vaincu tous les géants
L’espoir a bien ouvert les océans

Y’a tant d’images
Dans ses yeux pleins d’espoir
Y’a tant d’envie

De tout savoir.

Elle imagine

Elle imagine

La chaleur immobile des villes blanches

Elle imagine
Ces musiques aux fenêtres
Les chagrins et les fêtes
Sous le soleil
Elle imagine
Elle imagine
Tous ces rires d’enfants dans les ruelles
Elle imagine
Les mains qui disent adieu
Les larmes dans les yeux
Sous le ciel bleu.

Y’a tant de rires
Y’a tant de larmes
Y’a tant d’espoir
Y’a tant d’envie de tout savoir

Elle imagine
Elle imagine
La chaleur immobile des villes blanches
Elle imagine
Ces musiques aux fenêtres
Les chagrins et les fêtes
Sous le soleil
Elle imagine
Elle imagine
Tous ces rires d’enfants dans les ruelles
Elle imagine
Les mains qui disent adieu
Les larmes dans les yeux
Sous le ciel bleu.

Elle imagine
Elle imagine
Dans les chemins des larmes et des regrets
Elle imagine dans le miroir du temps
Qu’ils étaient simplement
Des gens heureux.


Tưởng tượng

Nàng mang trong đôi mắt đen
Cả một câu chuyện
Không phải của nàng

Nàng mang trong chính mình
Những con đường lưu đày
Những mặt trời rực rỡ
Của những buổi sáng tháng tư xa xưa

Nàng như một cô bé mồ côi từ cuộc đời khác
Nàng biết mình đến từ miền Nam, nhưng đã quên

Bao nhiêu tiếng cười, bao nhiêu nước mắt đã trải
Như trong một bộ phim mà nàng chưa xem

Nàng mường tượng
Hơi nóng bất động trong những thành phố trắng
Những điệu nhạc bên cửa sổ
Những nỗi buồn và và niềm vui
Dưới ánh mặt trời
Nàng mường tượng
Tất cả những tiếng cười trẻ thơ trong những con phố nhỏ
Những bàn tay vẫy từ biệt nhau
Những đôi mắt rưng rưng lệ
Dưới bầu trời xanh.

Nàng như một em bé thơ
Mơ nhìn xuyên qua tấm gương
Mặc cho nỗi sợ, nàng muốn được tái sinh
Từ toàn bộ con người mình
Từ cội rễ trái tim mình

David đã chiến thắng những người khổng lồ
Hy vọng đã mở ra những đại dương

Có biết bao hình ảnh
Trong đôi mắt nàng đầy hy vọng
Biết bao khát khao
Được biết mọi điều

Nàng tưởng tượng
Hơi nóng bất động trong những thành phố trắng
Những điệu nhạc bên cửa sổ
Những nỗi buồn và niềm vui
Dưới ánh mặt trời
Nàng tưởng tượng
Tất cả những tiếng cười trẻ thơ trong những con phố nhỏ
Những bàn tay vẫy từ biệt nhau
Những đôi mắt rưng rưng lệ
Dưới bầu trời xanh.

Nàng tưởng tượng
Trên những con đường của nước mắt và tiếc nuối
Trong tấm gương thời gian
Họ giản đơn chỉ là
Những người hạnh phúc.


samedi 4 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (16)


Người hoang dã, được giao phó duy nhất cho bản năng bởi tự nhiên, hay đúng hơn là được bù đắp cho bản năng mà có lẽ nó thiếu, bởi những khả năng có thể bổ sung cho điều đó trước tiên, rồi sau đó nâng nó lên cao hơn nhiều khả năng ấy, thì nó sẽ bắt đầu với những chức năng thuần túy động vật (ghi chú 10): nhận biết và cảm thấy sẽ là tình trạng đầu tiên của nó, và điều đó là chung cho mọi loài động vật. Muốn hay không muốn, thèm muốn hay sợ hãi, sẽ là những thao tác đầu tiên, và gần như là duy nhất, của tâm hồn nó, cho đến khi mà những hoàn cảnh mới sẽ gây nên những phát triển mới.



Cho dù các nhà đạo đức có nói gì đi nữa, thì sự hiểu biết của con người phải nhờ rất nhiều vào những đam mê, mà chúng thì, cũng phải thừa nhận là cũng nhờ rất nhiều vào sự hiểu biết : chính nhờ hoạt động của chúng mà lý trí của chúng ta hoàn thiện; chúng ta chỉ tìm để biết bởi vì chúng ta mong muốn được thụ hưởng; và không thể nào quan niệm được tại sao cái người mà không có thèm muốn cũng như sợ hãi lại tự phiền mình phải suy luận. Những đam mê, đến lượt chúng, lại rút ra nguồn gốc của chúng từ những nhu cầu, và sự tiến triển của chúng từ những kiến thức của chúng ta; bởi vì người ta chỉ có thể thèm muốn hay sợ hãi những gì mà người ta có thể có những ý tưởng về chúng, hoặc là bởi xung động đơn thuần của tự nhiên; và người hoang dã, bị tước bỏ mọi loại ánh sáng, chỉ nếm trải những đam mê thuộc loại sau cùng này; những ham muốn của nó không vượt quá những nhu cầu thể chất (ghi chú 11); những điều tốt đẹp duy nhất mà nó biết trong vũ trụ là thức ăn, một con cái và sự nghỉ ngơi; những đau khổ duy nhất mà nó biết là sự đau đớn và sự đói; tôi nói là sự đau đớn chứ không phải là cái chết; bởi không bao giờ thú vật sẽ biết được chết là gì, và tri thức về cái chết, về những sự kinh sợ cái chết, là một trong những hiểu biết đầu tiên mà con người đạt được khi rời xa khỏi tình trạng thú vật.



Tôi sẽ rất dễ dàng, nếu tôi thấy là cần thiết, nâng đỡ tình cảm này bằng những sự kiện, và cho thấy rằng nơi mọi quốc gia trên thế giới, những tiến bộ của trí tuệ tỉ lệ thuận chính xác với những nhu cầu mà các dân tộc đã nhận được từ tự nhiên, hoặc là những nhu cầu mà hoàn cảnh đã buộc vào họ, và do đó là tỷ lệ thuận với những đam mê khiến họ cung ứng cho những nhu cầu này. Tôi sẽ chỉ ra ở Ai Cập những ngành nghệ thuật đã sinh ra và trải dài theo những đợt tràn bờ của sông Nil; tôi sẽ dõi theo tiến bộ của chúng nơi người Hy lạp, nơi đó ta thấy chúng nảy mầm, phát triển và vươn cao tới tận bầu trời, giữa cát và những tảng đá miền Attique, mà không bén rễ trên đôi bờ màu mỡ của sông Eurotas; tôi sẽ nhận xét rằng nói chung những dân tộc phương Bắc cần cù hơn dân miền Nam, bởi vì họ ít có thể không cần cù hơn, như thể là tự nhiên muốn cân bằng mọi thứ như vậy, bằng cách ban cho những trí tuệ sự phì nhiêu mà nó từ chối ban cho đất.

------------------------------- 

L'homme sauvage, livré par la nature au seul instinct, ou plutôt dédommagé de celui qui lui manque peut-être, par des facultés capables d'y suppléer d'abord, et de l'élever ensuite fort au-dessus de celle-là, commencera donc par les fonctions purement animales (note 10): apercevoir et sentir sera son premier état, qui lui sera commun avec tous les animaux. Vouloir et ne pas vouloir, désirer et craindre, seront les premières, et presque les seules opérations de son âme, jusqu'à ce que de nouvelles circonstances y causent de nouveaux développements.
Quoi qu'en disent les moralistes, l'entendement humain doit beaucoup aux passions, qui, d'un commun aveu, lui doivent beaucoup aussi: c'est par leur activité que notre raison se perfectionne; nous ne cherchons à connaître que parce que nous désirons de jouir, et il n'est pas possible de concevoir pourquoi celui qui n'aurait ni désirs ni craintes se donnerait la peine de raisonner. Les passions, à leur tour, tirent leur origine de nos besoins, et leur progrès de nos connaissances; car on ne peut désirer ou craindre les choses que sur les idées qu'on en peut avoir, ou par la simple impulsion de la nature; et l'homme sauvage, privé de toute sorte de lumières, n'éprouve que les passions de cette dernière espèce; ses désirs ne passent pas ses besoins physiques (note 11); les seuls biens, qu'il connaisse dans l'univers sont la nourriture, une femelle et le repos; les seuls maux qu'il craigne sont la douleur et la faim; je dis la douleur et non la mort; car jamais l'animal ne saura ce que c'est que mourir, et la connaissance de la mort, et de ses terreurs, est une des premières acquisitions que l'homme ait faites, en s'éloignant de la condition animale.



Il me serait aisé, si cela m'était nécessaire, d'appuyer ce sentiment par les faits, et de faire voir que chez toutes les nations du monde, les progrès de l'esprit se sont précisément proportionnés aux besoins que les peuples avaient reçus de la nature, ou auxquels les circonstances les avaient assujettis, et par conséquent aux passions, qui les portaient à pourvoir à ces besoins. Je montrerais en Egypte les arts naissants, et s'étendant avec les débordements du Nil; je suivrais leur progrès chez les Grecs, où l'on les vit germer, croître, et s'élever jusqu'aux cieux parmi les sables et les rochers de l'Attique, sans pouvoir prendre racine sur les bords fertiles de l'Eurotas; je remarquerais qu'en général les peuples du Nord sont plus industrieux que ceux du Midi, parce qu'ils peuvent moins se passer de l'être, comme si la nature voulait ainsi égaliser les choses, en donnant aux esprits la fertilité qu'elle refuse à la terre.