lundi 31 juillet 2017

Vinh danh quán quân giải Olympic toán quốc tế

PLS : :-)

Vũng Tàu dầu khí giàu sụ ra như thế mà không kiếm được học bổng cho nhân tài của mình đi du học à ? Cậu này tài hoa lắm, đi du học sớm không chừng giành giải Fields thứ hai như chơi. Tôi cũng rất thích cậu Lê Quang Dũng ở Lam Sơn, cậu ấy chỉ hơi thiếu một chút tính sáng tạo nghệ thuật, chắc là do nhà nghèo quá nên thiếu phần đầu tư nghệ thuật. Cậu ấy thì phải sang Pháp học thì mới cải thiện được cái phần ấy, còn Huy thì học ở nước nào cũng được (nhưng nếu muốn nhắm tới giải Fields thì nên sang Pháp).

Vinh danh quán quân giải Olympic toán quốc tế



31/07/2017 23:58

Tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Vũng Tàu) ngày 31-7, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức lễ vinh danh và trao thưởng cho em Hoàng Hữu Quốc Huy vì có thành tích xuất sắc trong kỳ thi Olympic toán quốc tế (IMO) diễn ra tại Brazil.

Hoàng Hữu Quốc Huy cùng 2 thí sinh khác đến từ Nhật Bản và Iran đã đạt điểm cao nhất tại IMO 2017 với 35 điểm và giành huy chương vàng. Thành tích của Huy góp phần giúp đoàn Việt Nam giành tổng số 155 điểm, đứng thứ 3 trong bảng tổng sắp không chính thức 112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự (sau Hàn Quốc 170 điểm, Trung Quốc 159 điểm).
Vinh danh quán quân giải Olympic toán quốc tế - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trao bằng khen cho Hoàng Hữu Quốc Huy
Dịp này, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao bằng khen và 300 triệu đồng tiền thưởng để biểu dương thành tích của Huy; Tổng Công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Group) tặng 100 triệu đồng; các tập thể, cá nhân khác cũng tặng trên 50 triệu đồng. 11 giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và Ban Giám hiệu Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn cũng được khen thưởng hơn 100 triệu đồng.
Tin-ảnh: Ng.Giang

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vinh-danh-quan-quan-giai-olympic-toan-quoc-te-20170731235127903.htm

Loan đẹp (gần như) hoàn hảo

U chu choa, phải chụp hình này mới thấy hết được vẻ đẹp của vòng ngực nảy lửa chứ !! :-) Các cô ngực lép có mà độn cả núi lên cũng chịu sầu luôn (hay là làm cái bộ xương sườn giả có gắn hai vú đeo vào may ra trông nở nang hơn chăng ?) Theo mình Loan chính là cô gái đẹp nhất thế giới ! :-)



https://saostar.vn/the-gioi-sao/danh-dau-7-nam-tham-gia-sac-dep-hau-nguyen-thi-loan-quyet-dinh-chuyen-huong-voi-du-khung-1440361.html

Nguyễn Thị Loan tung bộ ảnh gợi cảm - Ảnh 12.
 http://soha.vn/nguyen-thi-loan-tung-bo-anh-goi-cam-2017072608343316.htm

Loan đã sửa được gần hết những lỗi mà mình hay chê Loan rồi đấy ! Cử chỉ điệu bộ đẹp quá, chắc là đã nghe lời ta tập múa rồi hả ? Tập hoài đi nghen, tập hết cours này sang cours khác, thày này sang thày khác, trình độ này sang trình độ khác !

Bây giờ chê thêm vài cái nho nhỏ nữa cho mà nghe :

1- Màu sắc trang điểm vẫn nhợt nhạt ! Loan có biết là người ta ca ngợi nhan sắc của bà Lý Chiêu Hoàng là đến 60 tuổi mà tóc vẫn đen, má và môi vẫn hồng hào như là hoa đào, hay không ? Cho nên vua mới yêu bả mãi ! Loan suy nghĩ đi, điều đó rất quan trọng đấy ! Thậm chí mình có không xinh đẹp đi chăng nữa, thì chỉ cần thân hình khoẻ mạnh, tóc mượt mắt sáng, má hồng môi thắm là tất cả các anh đều xin chết !

2- Tóc làm vẫn xấu, một trong những lần hiếm hoi mình thấy tóc Loan đẹp là khi Loan ở trên sàn quay nói về chuyến viếng thăm Nhật Bản ấy, tóc uốn lọn óng ánh như thác đổ rất là đẹp. Dỏng tai lên mà nghe ta dặn đây : Hồi năm ngoái, mình lại đi Nice làm tóc với bà nghệ sĩ uốn tóc của mình, bả thông báo là sắp về hưu. Mình mới kêu ối ối, thế thì từ nay trở đi tôi sẽ không bao giờ có tóc đẹp nữa ! Bà ấy mới hỏi vì sao lại thế, thì cứ đi đến một tiệm uốn tóc là có tóc đẹp thôi chứ ? Mình mới bảo, không hiểu sao những tiệm uốn tóc khác họ làm không giống bà, tóc tôi nó cứ đơ đơ duỗi ra chứ không uốn lọn lắc lư bồng bềnh như thế này ! Bà ấy mới mỉm cười và bảo là sẽ chỉ cho mình một cách để có tóc đẹp !

Bà ấy nói tiếng Pháp, mình tạm dịch lại như thế này : Khi mà đã cuộn tóc và tẩm thuốc để cho quăn rồi, thì trước khi tháo ống cuộn tóc ra, thì chỉ gỡ ra một chút thôi để xem cái ngọn của lọn tóc có quăn lại chưa, nếu nó vẫn thẳng, thì phải cuộn lại, thêm thuốc vào cái ngọn tóc ấy, để khi gỡ ống cuộn ra, thì tất cả các đầu mút của lọn tóc đều phải xoắn lại thành vòng tròn, búp tròn (tiếng Pháp gọi là boucles). Bởi vì nếu không làm thế, để ngọn tóc đơ ra, thì nó làm hỏng hết dáng đẹp của cả đầu. Bà ấy bảo là cứ nói như vậy với thợ làm tóc, họ sẽ hiểu đấy !

Đây, đây chính là những ngọn tóc thẳng đơ ra nó làm hỏng hết cả vẻ đẹp của suối tóc đen mượt óng ánh của Loan :






Bisous người đẹp ! Sửa được hai lỗi này là Loan sẽ đẹp hoàn hảo đó ! (Chú ý cách ăn mặc, cái váy đẹp này nó khoe được tất cả vẻ đẹp của thân hình của Loan, thấy không ?)

Bisous các bạn ! Bonne soirée !

“Vàng” Olympic đi đâu?

PLS : Nè, mình không có thời gian để nói nhiều ! Mình dặn các bạn đội tuyển Olympic (kể cả giải vàng, giải bạc, giải đồng) là các bạn phải tìm cách kiếm học bổng đi du học nước ngoài bằng mọi giá !  Càng giỏi thì càng phải đi sớm ! Đừng có nghe những lời khuyên của những kẻ mỵ dân giả trá này chúng không có thiện ý với các bạn đâu ! Học ĐH ở trong nước là các bạn sẽ thui chột tài năng sức lực của các bạn đấy ! Ráng học ngoại ngữ tăng cường trong vòng 6 tháng, học ngữ pháp đọc hiểu tốt là được, để sang bên này đọc giáo trình, làm bài tốt, còn nghe và nói mai mốt sang đây học tiếp.

“Vàng” Olympic đi đâu?



 
 Đoàn thí sinh Việt Nam dự thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2017. Ảnh: Bộ GDĐT.
 

Những năm qua, các đoàn học sinh Việt Nam đều đạt được thành tích cao tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, góp phần làm rạng danh Tổ quốc. Đằng sau mỗi tấm huy chương, thành tích vang dội đó là nỗ lực rất lớn của học sinh, giáo viên, toàn ngành giáo dục. Nhưng một vấn đề tưởng cũ - “làm gì để giữ chân nhân tài?” - lại luôn mới khi mỗi mùa Olympic qua đi, chúng ta bội thu thành tích, nhưng vẫn ít thành tựu. Các thí sinh đoạt huy chương vàng Olympic cứ lần lượt ra nước ngoài du học và thường không chọn cách trở về.


Thêm một “mùa vàng”
Hơn 40 năm qua, hàng trăm học sinh Việt Nam đã tham gia và đoạt được huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic. Việt Nam luôn được vinh danh là một trong những quốc gia có nhiều tài năng, nhiều thành tích khi tham gia các kỳ thi quốc tế dành cho học sinh trung học phổ thông.
Một tuần nay, niềm vui đó lại đến với mỗi người dân, nhất là những người công tác trong ngành giáo dục, khi đoàn dự thi Olympic 2017 có một mùa bội thu. Sáng 25.7, đoàn Việt Nam dự Olympic Toán quốc tế (IMO) đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Với 4 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng, đoàn học sinh dự thi Olympic Toán học 2017 đã đạt được thành tích cao nhất trong lịch sử 43 năm Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế.
Trước đó, tối 24.7, các chàng trai vàng của môn Vật lý cũng đã về nước với sự chào đón nồng nhiệt. Các em xứng đáng là những tấm gương vượt khó, nỗ lực không ngừng.
Ngoài đội tuyển Toán, Lý, năm nay đội tuyển Hóa học cũng “gặt hái mùa vàng”. Cả 4 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2017 của đội tuyển Việt Nam đều đoạt giải, trong đó có ba em đoạt huy chương vàng và một em đoạt huy chương bạc. Đây cũng là kết quả cao nhất của Đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Hóa học quốc tế từ trước đến nay.
Mục tiêu của “vàng Olympic” là... du học
Có một điểm chung, những thí sinh đoạt vàng Olympic khi được phỏng vấn đều chia sẻ ước mơ được đi du học, để tiếp tục nuôi dưỡng đam mê của mình. Bộ GDĐT cũng có chính sách đưa nhân tài sang các nước tiên tiến để đào tạo, sau này về cống hiến cho đất nước. Nhưng phần lớn các em đều chọn cách tự “săn” học bổng toàn phần của các trường đại học danh tiếng thế giới.
Cách đây chưa lâu, em Đinh Thị Hương Thảo - “cô gái vàng” của Vật lý Việt Nam - vui mừng thông báo mình đã được nhận vào Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) danh giá, với mức hỗ trợ tài chính lên tới 6,3 tỉ đồng trong 4 năm học. Một năm trước, khi đoạt “cú đúp” huy chương vàng vật lý quốc tế, Thảo không ngần ngại bày tỏ ước mơ của mình là được đi du học.
Rất nhiều thí sinh từng đoạt vàng Olympic cũng chung suy nghĩ như Thảo, muốn đi ra biển lớn. Và có một thực tế, họ đi và chọn cách cống hiến... ở nước ngoài. Họ đều từng là những tấm gương, thần tượng cho các thế hệ noi theo, nhưng đằng sau những tấm huy chương lại là câu chuyện khiến nhiều người suy ngẫm.
Cách đây chưa lâu, dư luận trong nước từng xôn xao về câu chuyện có một “làng khoa học Việt” ở Nhật Bản. Đó là Viện KH&CN tiên tiến, được Chính phủ Nhật đầu tư rất lớn về con người, trang thiết bị hiện đại, với các ngành khoa học đắt giá như công nghệ thông tin, khoa học vật liệu... Bất ngờ là, đội ngũ các nhà khoa học ở Viện phần lớn là người Việt.
Điểm lại, trong số thí sinh đoạt huy chương vàng Olympic, có TS Hoàng Lê Minh - HCV năm 1974; TS Lê Bá Khánh Trình, đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối và giải đặc biệt tại Olympic Toán học 1979 và một số thí sinh khác hiện làm việc tại Việt Nam, còn lại phần lớn đang sống và làm việc tại nước ngoài.
Rất nhiều trong số “vàng Olympic” đã đạt được thành tựu, trở thành những GS, nhà khoa học uy tín trên thế giới. Thành công nhất đến nay là GS Ngô Bảo Châu - học sinh Việt Nam đầu tiên đạt hai HCV năm 1988, 1989. Ngoài ra, những cái tên Phùng Hồ Hải, Hà Huy Tài, Ngô Đắc Tuấn... đều là những nhà khoa học có nhiều thành tựu, tiếc là thành tựu đó không thuộc về Việt Nam. Cuối cùng thì vẫn là các nước như Nhật, Mỹ và Châu Âu... thu hút, sử dụng và đãi ngộ tốt với các nhà khoa học Việt.
“Cầm vàng đừng để vàng rơi”
Chuyện các tài năng xuất sắc Việt Nam lập nghiệp ở nước ngoài liệu có bình thường? Trong các kỳ thi, chúng ta luôn đạt thành tích rất cao, tại sao vẫn ít thành tựu khoa học? Chúng ta có nhiều tài năng, tại sao bao năm qua vẫn lặp lại quy trình: “Thi từ Việt Nam, học ở Mỹ và cống hiến cho nước ngoài”? Nó chẳng khác nào “cầm vàng lại để vàng rơi”.
Giáo sư Toán học Cedric Villani, người giành giải thưởng Fileds Toán học 2010, trong một lần đến Việt Nam đã kể câu chuyện nước Pháp cũng từng đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám”. Rất nhiều nhà khoa học Pháp sang Mỹ để làm việc. Để giữ chân người tài, Chính phủ Pháp đã huy động cả xã hội xây dựng và biến nước Pháp trở thành một trong những đầu tầu về nghiên cứu khoa học của thế giới.
Khi một tài năng được phát hiện, hệ thống các trường Đại học Pháp sẵn sàng đón nhận họ với mọi điều kiện tốt nhất. Ngoài ra, các hệ thống ngân hàng sẵn lòng tài trợ cho các nhà toán học trẻ, các nhà khoa học trẻ; sự ủng hộ rộng rãi của các Bộ, ngành liên quan. Tất cả tạo thành một chuỗi dây chuyền, một tư duy “mặc định” trong xã hội là phải tạo điều kiện hết sức, ủng hộ hết sức để phát triển các tài năng.
Ở Việt Nam, rất nhiều tài năng, sau khi đi du học thì trở về nước, nhưng chưa kịp cống hiến họ lại chọn cách ra nước ngoài. Nói về hiện tượng này, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - thắng thắn: “Đó là vì nhiều cơ quan hiện nay, môi trường làm việc tồn tại nhiều tiêu cực, giỏi quá thì bị ghen ghét, đố kỵ, hãm hại nên nhiều tri thức thực sự thấy chán nản. Rồi hàng loạt hiện tượng tiêu cực trong công tác, bổ nhiệm, tuyển chọn những người có năng lực thực sự đang trở thành rào cản với những tri thức trẻ”.
Còn theo Giáo sư Trương Nguyện Thành - Phó Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, thì “môi trường giáo dục của chúng ta đang có vấn đề, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh, sinh viên Việt Nam. Tại sao sinh viên Việt Nam khi đi ra nước ngoài, nhiều người thành công, trở thành nhà khoa học, các giáo sư có tiếng tăm, trở thành các nhà khởi nghiệp thành công? Tính ra sinh viên Việt Nam ra nước ngoài đâu có bao nhiêu, trong khi có nhiều thành tựu hơn cả triệu sinh viên được đào tạo ở trong nước. Vậy cái gì là khác biệt? Suy từ bản thân mình, nếu tôi không có học bổng, không ra nước ngoài học, có lẽ tôi vẫn là một anh nông dân chăng? Tôi nhận thấy có sự khác biệt trong môi trường giáo dục. Giáo dục ở Việt Nam đang bị trói buộc quá nhiều vào hình thức, đặt nặng vào việc người học nhớ được bao nhiêu, chứ không phải là hiểu được bao nhiêu, nhất là ứng dụng của kiến thức. Vì lẽ đó đã dẫn đến một tai hại là giảng dạy nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, chưa khuyết khích được tư duy sáng tạo của người học”.
Vị giáo sư cho rằng, chìa khóa để “giữ chân” các tài năng chính là việc xây dựng Việt Nam trở thành một môi trường nghiên cứu quốc tế, môi trường khoa học tốt nhất. Đây là một bài toán khó, chờ lời giải của các nhà quản lý giáo dục.

http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/vang-olympic-di-dau-687584.bld

Năng lực lừa, phẩm chất cừu?!

PLS : Anh ZDũng, em nhịn anh dữ lắm rồi đó nghen !  Em không phải là con nkd đâu nghen ! Anh có muốn em cho anh lời khuyên làm cách nào cho học sinh Pháp thích học toán và giỏi toán như học sinh Việt Nam không ?

Mấy cái năng lực, phẩm chất cốt lõi đó em đều thấy hay và ổn, có gì mà anh không vừa lòng ?!!!



Năng lực lừa, phẩm chất cừu?!

 

GS Nguyễn Tiến Dzũng
31-7-2017
Lừa và cừu. Ảnh: internet
Tôi xin lỗi các anh chị em về việc dùng hai chữ lừa và cừu để nói về danh sách cách “năng lực và phẩm chất cốt lõi” trong chương trình giáo dục phổ thông VN 2017 vừa mới thông qua. Nhưng quả thực đó là ý đầu tiên hiện lên trong đầu tôi khi nhìn cái danh sách 5 phẩm chất, 10 năng lực đó, mà theo tôi là khá lệch lạc thiếu hụt, chưa kể tới sự tuỳ tiện và thiếu logic.
Danh sách đó như sau:
  • 5 phẩm chất cốt lõi: yêu tổ quốc, yêu con người, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  • 10 năng lực cốt lõi, bao gồm 3 năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo) và 7 năng lực ứng với các môn học (ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghê, tin học, thẩm mỹ, thể chất)
Trước khi có danh sách chính thức này, cách đây mấy tháng GS Nguyễn Minh Thuyết có đưa ra một danh sách sơ bộ khác, trong đó có 8 năng lực và 8 phẩm chất (nhân ái – khoan dung, chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm). Như vậy, so với danh sách cũ, thì một số phẩm chất không còn được coi là cốt lõi nữa, trong khi đó có phẩm chất mới được đưa vào danh sách cốt lõi. Thế là thế nào, tại sao lại có sự “phân biệt” như vậy? Thực ra thì cái gì mới là cốt lõi?!
Đơn cử phẩm chất dũng cảm, mà cả trong “5 điều Bác dạy” lẫn trong danh sách của GS Thuyết đều có, nhưng bị gạt khỏi danh sách chính thức. Xã hội càng đang lộn xộn thì đòi hỏi con người ta càng cần dũng cảm, bởi nếu không sẽ nhất loạt thành “con cừu” để kẻ khác điều khiển, bóc lột.
Nói về năng lực, thì đập vào mắt cũng là sự thiếu vắng một năng lực vô cùng quan trọng để có thể làm “người tự do”, là năng lực suy luận phê phán và logic (critical and logical thinking). Chú ý rằng năng lực này không thể gộp vào làm một chung với “năng lực tính toán” hay các năng lực khác trong danh sách phía trên. Nếu chỉ biết làm tính như cái máy thôi, thì vẫn không biết phân biệt phải trái, vẫn có thể tin vào những điều hoang tưởng, nói tóm lại là vẫn có thể làm “con lừa”.
Hy vọng rằng, danh sách năng lực/phẩm chất cốt lõi của Bộ GD&ĐT không có chủ ý biến công dân tương lại của Việt Nam thành “cừu lừa”, mà chẳng qua là danh sách trên được “nặn ra” một cách hình thức, với các con số 5, 10 và nội dung trong đó được chọn cho “đẹp mắt, sướng tai” thôi chứ những người soạn thảo nó thực ra cũng không chắc chắn gì về nó, và cũng chẳng hiểu rõ tại sao lại phải coi nhẹ kiến thức đi, đề cao năng lực / phẩm chất lên. Nói tóm lại chỉ là một trò chơi chữ hình thức hoa mỹ?!
Nói về sự thiếu hụt trong danh sách các phẩm chất cốt lõi, thì không chỉ có sự dũng cảm, mà còn có nhiều thứ thiếu hụt khác, ví dụ như:
  • Respect: Sự tôn trọng với những thứ khác (tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng người khác chủng tộc, tôn trọng sự khác biệt, v.v.). Bởi nếu chỉ biết yêu người mà không biết yêu thiên nhiên thì ắt cũng sẽ tiêu diệt các loài khác và biến thế giới thành bãi rác.
  • Positive attitude: Đây cũng là một phẩm chất rất quan trọng, để cho bản thân được hạnh phúc và làm cho những người xung quanh hạnh phúc lây theo.
  • v.v.
Trước kia người ta vẫn nói cần phát triển toàn diện. Muốn toàn diện thì phải có nhiều phẩm chất, chứ chỉ có mỗi 5 phẩm chất như trong danh sách được đề cao thì làm sao mà toàn diện được?!
Nói về danh sách các năng lực, tôi thấy có ít ra một năng lực nghe khá mơ hồ, là “tự chủ và tự học” (và tại sao hai cái đó lại gộp chung thành một, ngoài chuyện cho có số đẹp?). Nếu hiểu “tự chủ” là thái độ bình tĩnh làm chủ bản thân, thì nó phải được liệt kê vào “phẩm chất” có lẽ hợp hơn. Còn nếu hiểu là chủ động tự phục vụ bản thân, tự tìm tòi, v.v. thì nó mới gần với “tự học” hơn, và khi đó có thể coi là năng lực “tự thân vận động” (?)
Cái gọi là “năng lực tự học” tôi rất nghi ngờ (như là một năng lực riêng). Theo thiển ý của tôi đó là năng lực chủ động tự phục vụ mình nói chung, trong lĩnh vực học thì nó thành tự học. Nếu học sinh có tính chủ động mà vẫn không tự học nổi, thì ắt không phải do học sinh không có khả năng tự học, mà là do không có điều kiện đúng đắn cho việc tự học (sách vở quá tồi, thông tin sai lệch, v.v.)
Nhân tiện nói thêm về công nghệ và tin học được chia thành hai năng lực khác nhau. Không hiểu trên thế giới có còn nơi nào khác tách tin học ra khỏi toán và công nghệ không, nhưng ngày nay công nghệ quan trọng nhất chính là công nghệ thông tin, thay đổi cách tiếp cận của con người đến tất cả mọi ngành. Và trong cái từ STEM mà Bộ đang thích có chữ tin học (I) nào riêng không ?!

http://baotiengdan.com/2017/07/31/nang-luc-lua-pham-chat-cuu/

dimanche 30 juillet 2017

Việt Nam giành huy chương vàng Olympic Sinh học quốc tế

PLS : :-) Toutes mes félicitations !

“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.

Rồi các bác xem, các nước sắp sửa cắp sách sang Việt Nam học cải cách giáo dục rồi ! :-) Bác Phạm Vũ Luận ơi, trận đột phá khẩu của bác thành công rồi ! Các bác nên đưa ông ấy lên lãnh đạo bên ngành giáo dục đại học đấy, ông ấy sẽ làm thay đổi GDĐH ngay lập tức ! Các bác có biết ba phẩm chất lớn của ông PVL là gì không ?



Việt Nam giành huy chương vàng Olympic Sinh học quốc tế

D. Tiêu
30-07-2017 19:04
Kinhtedothi - Em Trương Đông Hưng từ trường THPT chuyên Quốc học Huế (Thừa Thiên Huế) đã giành huy chương vàng.
Tin liên quan
  • Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi thư khen học sinh Olympic quốc tế Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi thư khen học sinh Olympic quốc tế
Đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic Sinh học quốc tế năm 2017, lần thứ 28 được tổ chức ở London, Vương Quốc Anh đã giành được 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc.
Huy chương vàng thuộc về em Trương Đông Hưng (lớp 12, THPT chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên Huế). Em Dương Tiến Quang Huy (lớp 12, THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) và em Nguyễn Phương Thảo (lớp 11, THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) giành huy chương bạc.
Tại Olympic Sinh học quốc tế năm 2017 lần thứ 28 có 68 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự và 4 nước làm quan sát viên với tổng số 245 thí sinh.
Việt Nam cùng với các nước và vùng lãnh thổ Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nga, Anh, Hungary, Đức, Bulgaria, New Zealand, Indonesia và Cộng hòa Séc đoạt Huy chương Vàng và xếp thứ 12 trên tổng số 68 nước và vùng lãnh thổ tham dự.
Nối tiếp thành công của Olympic Hóa học, Olympic Toán học và Olympic Vật lí quốc tế, thành tích xuất sắc của Olympic Sinh học quốc tế tiếp tục khẳng định sự thành công của các đoàn học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế các môn văn hóa năm nay.

http://kinhtedothi.vn/viet-nam-gianh-huy-chuong-vang-olympic-sinh-hoc-quoc-te-294235.html

jeudi 27 juillet 2017

Phương pháp dạy con thành thiên tài giống GS NBC

Hehehe, đề tài nghe hấp dẫn quá hén ?! :-)

Nhưng trước khi khai triển ý tưởng để bật mí cho các bác biết, xin mời các bác trả lời câu hỏi sau : "Điều gì mà tất cả các bà mẹ có con đoạt HCV Olympic đều làm (mà các bà mẹ giàu có con ngu đều không làm) ?"

 Olympic Toán học quốc tế, Olympic
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/guong-mat-tre/nam-sinh-viet-gianh-diem-cao-nhat-ky-thi-toan-quoc-te-2017-385611.html


Trả lời : Tất cả các bà ấy đều tự mình nấu ăn cho con (còn các bà kia thì không, ví dụ là thuê người giúp việc nấu ăn), mời các bác thử nghiệm xem lời tôi nói có đúng không ?

Cô thiên kim tiểu thư nhà tôi lại bị nhiễm chấy nên hai mẹ con đang bận rộn cực khổ quá, mong các bác thông cảm ! :-)

Bonne journée à vous tous !


Cần phải bao nhiêu năm để có một thiên tài toán học ?

Không ai biết được, nhưng dường như là, cũng bằng với từng ấy thời gian để thế giới sản sinh ra một mỹ nhân hoàn hảo !

Bởi vì một thiên tài toán học là một sinh vật thuần khiết nhất, thơ mộng nhất. Chàng có ánh sáng trong vắt của trí tuệ, sự cao quý của tâm hồn, sự nhạy cảm rung động tinh tế và sự nồng ấm của trái tim. Bởi vì một thiên tài toán học là kết tinh của tình yêu, chàng được sinh ra bởi tình yêu, nuôi dưỡng bằng tình yêu và chỉ tồn tại trong một thế giới tràn ngập tình yêu.

Các bác không tin tôi ư ? Các bác không nhận thấy là, tất cả những chàng thực sự giỏi toán, yêu toán đều rất yêu người mẹ của họ hay sao ? Và người mẹ ấy, dù giàu hay nghèo (mà thường là nghèo), đều đặt hết tâm hồn của mình vào việc chăm sóc chàng trai của họ,  vào mỗi bữa cơm hàng ngày, dù đạm bạc, nhưng tinh khiết, và đủ chất. Các bác thử nấu ăn hàng ngày mỗi ngày ba bữa cho tôi xem các bác cầm cự được bao lâu ? Chỉ là bữa cơm thôi nhưng đấy là tất cả tình yêu của người mẹ dành cho con mình. Có bác sẽ nói, sao tôi thấy có người nấu ăn cho con hoài, mà nó vẫn ngu như lợn ? Đấy là vì, họ nấu ăn cho con của họ giống như cho lợn ăn. Khái Hưng đã nói : "Cơm ngon bởi sự tinh khiết", các bác nấu cho con ăn như nấu cám heo, đồ ăn ấy nó chạy khắp tim não con các bác hàng ngày, thì nó phải ngu như heo chứ còn gì nữa ?

(còn tiếp)

mercredi 26 juillet 2017

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng: MỤC TIÊU SAU NHỮNG TẤM HUY CHƯƠNG OLYMPIC

PLS : Ông Mai Văn Trinh trả lời tuyệt vời ! :-) (Tôi rất ngưỡng mộ dàn "hổ tướng" của ông Phạm Vũ Luận !)

Các cậu tài năng trẻ tuổi ấy cần học tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác) cường độ cao trong vòng 6 tháng đến một năm, phải mời thày cô giỏi tiếng Anh nhất dạy cho họ, chứ đừng để thày cô dỏm dạy. Sau đó ra nước ngoài học 3 năm cử nhân, 2 năm thạc sĩ, 3 năm tiến sĩ, chỉ 8 năm sau là các bác có những đầu óc sáng láng nhất thế giới phục vụ các bác :-) Lúc đầu có thể dùng tạm học bổng của Việt Nam (hơi hẻo, nhưng cũng đủ sống đấy!), sau đó học tập kết quả tốt thì mấy ông NBC, ĐTS, VHV hốt hết, kiếm học bổng cho chứ còn gì nữa ! :-) Khiêm tốn hơn thì sang bên Pháp này ! (Họ thèm sinh viên giỏi gần chết, kiếm đỏ mắt cũng chỉ được vài em ! Pháp có ngân khố giành cho sinh viên nước ngoài đấy (để "thay máu" cho trường, khoa), mà nhiều khi trường kiếm không ra nghiên cứu sinh, đành phải trả lại cho nhà nước.)  

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng: MỤC TIÊU SAU NHỮNG TẤM HUY CHƯƠNG OLYMPIC

Niềm vui chiến thắng ngày trở về của đội tuyển Olympic Vật LýNiềm vui chiến thắng ngày trở về của đội tuyển Olympic Vật Lý
GD&TĐ - Giành huy chương trong các kỳ thi Olympic quốc tế không phải là mục đích cuối cùng. Công tác đào tạo để các em tiếp tục thành công, cống hiến có hiệu quả trí tuệ của mình cho phát triển đất nước là mục tiêu quan trọng, lâu dài.
Chia sẻ những thành tích nổi bật của các đoàn học sinh Việt Nam tham gia Olympic năm nay, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) - đồng thời nhấn mạnh điều này khi trao đổi cùng báo Giáo dục và Thời đại.
Thành tích Olympic khẳng định những đổi mới giáo dục đúng hướng

- Năm nay, cả 3 đội thi Olympic quốc tế Toán học, Vật lí và Hóa học đều mang về thành tích cao nhất trong lịch sử dự thi Olympic quốc tế của Việt Nam. Ông có bất ngờ với thành tích này hay không?
Các đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự Olympic quốc tế các môn Toán học, Vật lí và Hóa học năm 2017 đạt được thành tích cao nhất từ trước đến nay.
Đội tuyển Toán học cả 6 thí sinh dự thi đoạt huy chương với 4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng, đứng ở vị trí thứ 3;
Đội tuyển Vật lí cả 5 thí sinh dự thi đoạt huy chương, với 4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, đứng thứ 5;
Đội tuyển Hóa học cả 4 thí sinh dự thi đoạt huy chương, với 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ.
Việc 100% thí sinh mỗi đội đoạt huy chương và đội tuyển vươn lên tốp đầu tại Olympic quốc tế các môn thi không bất ngờ với Bộ GD&ĐT.
Đây là kết quả của của những đổi mới trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW. Trên cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục đại trà để tạo điều kiện, tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn theo định hướng của ngành giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Ông Mai Văn Trinh 
- Thành tích này có ý nghĩa như thế nào với giáo dục Việt Nam, thưa ông?
Thành tích của các đoàn Olympic quốc tế năm nay có ý nghĩa về nhiều mặt.
Trước hết đây là sự tiếp nối kết quả dự thi thể hiện năng lực và nỗ lực vượt bậc của học sinh phổ thông Việt Nam trên đấu trường trí tuệ quốc tế.
Đây cũng là minh chứng để khẳng định tuổi trẻ Việt Nam có đầy đủ năng lực, hoài bão để có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Thắng lợi hôm nay sẽ hun đúc ngọn lửa đam mê, giúp các em tiếp tục học tập, rèn luyện để mang tài năng và sức lực của mình cống hiến cho sự phát triển phồn vinh của quê hương đất nước.
Với Ngành Giáo dục, kết quả này một lần nữa đã khẳng định những đổi mới đúng hướng mà Ngành đã và đang triển khai, trong đó có chủ trương phát triển song song giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển đất nước.
Những yếu tố quan trọng dẫn tới thành công
- Theo ông, đâu là yếu tố quan trọng nhất giúp Việt Nam đạt được thành tích đỉnh cao ở nhiều môn thi trong kỳ thi Olympic quốc tế năm nay?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công của các đội tuyển Olympic năm nay, các nguyên nhân cơ bản là:
Thứ nhất, định hướng đúng đắn của Bộ GD&ĐT là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đại trà để tạo điều kiện, tiền đề phát triển chất lượng mũi nhọn; chính sách đúng đắn của Bộ GD&ĐT trong việc phát triển hệ thống các trường THPT chuyên;
Thứ hai, là những nỗ lực, cố gắng vượt bậc, đặc biệt là niềm đam mê khoa học và sự sáng tạo trong học tập, rèn luyện của các em học sinh trong các đội tuyển quốc gia;
Thứ ba, là những đổi mới trong công tác tuyển chọn học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, cụ thể như: Tổ chức thi các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia tiếp cận dần với hình thức thi của khu vực và quốc tế;
Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác đề thi, coi thi, chấm thi các vòng chọn học sinh giỏi đảm bảo khách quan, trung thực, đánh giá đúng trình độ học sinh để chọn được những học sinh giỏi nhất tham dự các đoàn học sinh giỏi khu vực và quốc tế.
Năm nay, các thí sinh dự thi Olympic khu vực và quốc tế đã mở rộng ra nhiều địa phương trong cả nước: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa thiên –Huế, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bà rịa – Vũng tàu và Cần Thơ.
Thứ tư là những đóng góp của các thầy cô giáo, đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, đã tham gia bồi dưỡng, tập huấn và đưa các đội tuyển quốc gia dự thi; đã tạo điều kiện để các em tiếp xúc, làm việc với các phòng thí nghiệm hiện đại của các trường đại học, các Viện nghiên cứu; công tác tập huấn theo hướng tăng cường năng lực tự học, phát huy sáng tạo của học sinh;
Thứ năm, là sự quan tâm, chăm lo chu đáo, khích lệ động viên kịp thời từ cha mẹ học sinh, của các nhà trường, nhất là trường THPT chuyên và sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tập đoàn, doanh nghiệp,... đối với các em học sinh, các thầy cô giáo trong suốt quá trình học tập và thi cử.
Đầu tư đào tạo, sử dụng các học sinh đoạt giải Olympic quốc tế
- Thành tích của các học sinh Việt Nam trên “đấu trường” trí tuệ quốc tế khiến chúng ra tự hào. Nhưng điều quan trọng không dừng ở thành tích mà là chính sách để các em phát huy tài năng và cống hiến cho đất nước? Ông có thể chia sẻ về điều này?
Thành tích hôm nay của các em rất đáng tự hào, khích lệ. Tuy nhiên, dành huy chương trong các kỳ thi Olympic quốc tế không phải là mục đích cuối cùng. Công tác đào tạo để các em tiếp tục thành công, cống hiến có hiệu quả trí tuệ của mình cho phát triển đất nước là mục tiêu quan trọng, lâu dài.
Bộ GD&ĐT đã có các chương trình học bổng thông qua các đề án để tạo điều kiện cho các em được đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước với các chuyên ngành phù hợp với năng lực của các em cũng như nhu cầu của đất nước.
Bộ GD&ĐT đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nội dung về đầu tư cho công tác đào tạo, sử dụng các học sinh đoạt giải trong các Kỳ thi Olympic quốc tế.
Với kế hoạch này, các em đã đạt thành tích cao trong Kỳ thi Olympic quốc tế sẽ có thêm cơ hội để được đào tạo đại học, sau đại học ở các nước phát triển, giúp các em phát huy năng lực, trí tuệ để phục vụ đất nước trong tương lai.
- Xin cảm ơn ông!
Thắng lợi hôm nay sẽ hun đúc ngọn lửa đam mê, giúp các em tiếp tục học tập, rèn luyện để mang tài năng và sức lực của mình cống hiến cho sự phát triển phồn vinh của quê hương đất nước.
Hiếu Nguyễn

http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/ong-mai-van-trinh-cuc-truong-cuc-quan-ly-chat-luong-muc-tieu-sau-nhung-tam-huy-chuong-olympic-3586356-v.html

mardi 25 juillet 2017

Thí sinh đạt điểm cao nhất tại kỳ thi Toán quốc tế 2017 là người khá rụt rè

PLS : Nhìn giống anh em nhà mình quá ! :-)

Cô em gái xinh đẹp chưa ? Khuôn mặt dài thon cân đối, trán cao thanh thoát, mắt một mí vừa to vừa dài vừa sáng, môi mọng, đường nét hài hoà ! Cô này lớn lên mà thân hình khoẻ mạnh cân đối thì sẽ là một trang tuyệt sắc. Cô ấy ngồi áp má vào vai anh với vẻ rất là tin cẩn, đáng yêu không ? Lại còn được anh dạy học cho thì chắc là thông minh phải biết ! (Nói trộm vía, trộm vía !)

Tôi đã có ý tưởng vì sao mà bọn trẻ thông minh học giỏi rồi, để mai mốt tôi sẽ tổng hợp cho các bác nghe !


Thí sinh đạt điểm cao nhất tại kỳ thi Toán quốc tế 2017 là người khá rụt rè

VOV.VN - Hoàng Hữu Quốc Huy là một trong ba thí sinh đạt điểm cao nhất tại kỳ thi Toán quốc tế 2017. Trong cuộc sống, Huy luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Là một trong 6 thí sinh của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 58 năm 2017 tại Brazil, thí sinh Hoàng Hữu Quốc Huy (Trường chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa – Vũng Tàu) đã xuất sắc lọt vào top ba thí sinh có số điểm cao nhất 35 điểm.
Phóng viên VOV đã tìm đến địa chỉ 155/19/2 đường Đô Lương, phường 12 thành phố Vũng Tàu nơi em đang sinh sống cùng bố mẹ và em gái để tìm hiểu về thành tích học tập của em.
thanh tich hoc tap cua thi sinh dat diem cao nhat tai ky thi toan quoc te 2017 hinh 1
Hoàn Hữu Quốc Huy cùng thầy giáo và thí sinh cùng Đội tuyển toán của Việt Nam.
Ngôi nhà cấp bốn nằm sâu trong con hẻm 155 đường Đô Lương, phường 12 thành phố Vũng Tàu là nơi Hoàng Hữu Quốc Huy sinh sống cùng bố mẹ và em gái.
Chia sẻ với phóng viên VOV chị Lê Thị Hương mẹ của Huy cho biết, mấy ngày nay tâm trạng của chị luôn lo lắng cho con, có những đêm không ngủ được thức trắng đợi tin con. Không biết kỳ thi lần này con mình có được thành tích cao như những lần thi trước ở địa phương hay cấp quốc gia hay không. Nhưng linh tính như mách bảo chị lần này con mình sẽ có giải.
Chị Hương còn cho hay, Huy là học sinh giỏi suốt 12 năm liền, năm nào cũng được nhận giấy khen của trường về thành tích học tập, đặc biệt là môn Toán, Huy luôn đạt thành tích cao ở các kỳ thi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Ở nhà Huy là người con biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ quán xuyến việc gia đình, giúp mẹ dạy học cho em.
thanh tich hoc tap cua thi sinh dat diem cao nhat tai ky thi toan quoc te 2017 hinh 2
Thành tích học tập của Hoàng Hữu Quốc Huy.
thanh tich hoc tap cua thi sinh dat diem cao nhat tai ky thi toan quoc te 2017 hinh 3

Ông Lê Quốc Hùng, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Vũng Tàu nhận xét: Hoàng Hữu Quốc Huy là học sinh có năng khiếu về toán. Năm đầu tiên vào trường cấp III thành tích học toán của em chưa có gì nổi bật. Sau khi cho Huy giải một số bài toán khó, nhà trường nhận thấy cách giải của em có nhiều sáng tạo nên chuyển em vào lớp chuyên Toán 1 của trường để bồi dưỡng thêm.
Ông Lê Quốc Hùng nói: "Sau khi học thử một số bài toán hay và khó của các lớp chuyên toán, các thầy cô nhận thấy Huy có năng khiếu, bộc lộ ra một số tư duy độc đáo. Lớp 10 mới chỉ một vài nét chấm phá, lên lớp 11, Huy mới phát triển thêm. Những môn khác em đều học tốt cả, trên nền cơ bản, phát huy thêm môn có sở trường, năng khiếu. Em cũng phải tham gia tất cả các hoạt động và học tốt các môn khác”.
Không chỉ là học sinh giỏi Toán của trường, Hoàng Hữu Quốc Huy còn học tốt các môn khác và tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể do trường tổ chức. Một số học sinh ở Trường chuyên Lê Quý Đôn cho biết, Huy là học sinh ít nói, rụt rè nhưng rất hòa đồng với các bạn cùng trường, sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong học tập. Ngoài ra, thành tích học tập của Huy luôn là niềm khát khao của nhiều học sinh của trường.
thanh tich hoc tap cua thi sinh dat diem cao nhat tai ky thi toan quoc te 2017 hinh 4
Hoàng Hữu Quốc Huy và em gái.
Là thí sinh duy nhất của các tỉnh phía Nam và đầu tiên của Bà Rịa – Vũng Tàu tham gia kỳ thi toán Olympic quốc tế, thành tích của Hoàng Hữu Quốc Huy đã góp phần đưa đội tuyển Việt Nam xếp thứ hạng cao tại một kỳ thi danh giá của quốc tế./.
 
http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/thi-sinh-dat-diem-cao-nhat-tai-ky-thi-toan-quoc-te-2017-la-nguoi-kha-rut-re-651062.vov

Leo thang đáng báo động ở biển Đông: Trung Quốc dọa vũ lực nếu Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở Trường Sa

PLS : Bài viết quá hay ! Xin các bác hãy lắng nghe lời của ông già hiền hậu thông thái này !

Các bác hãy nhờ Mỹ hoặc Nhật giúp xây sân bay Long Thành, giành cho họ quyền khai thác trong bao nhiêu năm mà họ muốn. Phải là chính họ làm thì chất lượng sân bay mới đảm bảo được. Có sân bay ấy rồi thì Việt Nam sẽ tự phát triển, không phải nhờ vả họ nhiều nữa ! :-) Ông Ted Osius, ông thử khoe tài năng của ông ra xem nào !!



Leo thang đáng báo động ở biển Đông: Trung Quốc dọa vũ lực nếu Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở Trường Sa


Tác giả: Carl Thayer
Dịch giả: Song Phan
24-7-2017
Ảnh minh họa. Nguồn: Flickr/ Loi Nguyen Duc
Kiểu cách hiếu chiến mới của Trung Quốc?
Ngày 15 tháng 7, các nguồn thông tin am tường ở Hà Nội cho biết, Việt Nam đã yêu cầu Repsol, một công ty con của Tây Ban Nha, ngừng hoạt động khoan dầu tại lô 136-03 ở biển Đông. Chín ngày sau đó, một bài báo trên BBC của Bill Hayton cuối cùng đã xác nhận điều này.
Theo BBC, Việt Nam thông báo cho các giám đốc điều hành của Repsol tuần trước rằng “Trung Quốc đã đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa nếu không ngừng việc khoan thăm dò“. Các quan chức chính phủ Việt Nam đã chỉ thị cho Repsol rời khỏi khu vực.
Mặc dù đã có một số tranh cãi giữa các nhà quan sát về khả năng khai thác thương mại của lô 136-03, BBC tường thuật rằng Repsol xác nhận đã phát hiện ra một mỏ khí lớn chỉ cách đây vài ngày.
Trong hai năm rưỡi qua, Việt Nam đã thận trọng khi tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí ở Trường Sa sau cuộc khủng hoảng [giàn khoan] HD 981 giữa năm 2014. Đầu năm nay đã có một sự thay đổi rõ rệt. Việt Nam đã ký hợp đồng thăm dò khí đốt lớn nhất với Exxon Mobil, thăm dò Dự án Cá voi Xanh và Việt Nam đã dỡ bỏ các hạn chế về thăm dò ở lô 136-03.
Thỏa thuận của Exxon Mobil đã được công khai, trong khi việc cho Repsol xấn tới vẫn được giữ kín.
Hành động của Việt Nam làm dấy lên cơn thịnh nộ của Trung Quốc. Theo các nguồn tin riêng thì tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân Uỷ Trung ương, đã viếng thăm Madrid vào tháng 6 và nêu các hoạt động thăm dò của Repsol. Sau đó, tướng Long đã bay đến Hà Nội để thảo luận kế hoạch cho các hoạt động giao lưu hữu nghị biên giới lần thứ tư. Trong cuộc gặp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, tướng Long yêu cầu ngừng thăm dò dầu khí. Ông nói hai bên cần “tuân thủ nhận thức chung quan trọng đã được lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước nhất trí“.
Được biết, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã phản bác lại, bảo vệ quyền quyền tài phán chủ quyền của Việt Nam trong vùng Đặc quyền Kinh tế của mình. Điều này đã khiến tướng Long tức giận, hủy việc tham gia vào các hoạt động giao lưu biên giới Trung Quốc và đột ngột rời khỏi nước này.
Bài báo của BBC cho rằng, Trung Quốc đe doạ tấn công các thể địa lý mà Việt Nam đang đóng ở biển Đông, nếu việc khoan dầu không dừng lại, là một sự leo thang đáng báo động về sự quyết đoán của Trung Quốc và tạo thành một phần của một kiểu cách hiếu chiến gia tăng đang trỗi dậy của Trung Quốc.
Chẳng hạn, ngày 19 tháng 5, Reuters tường thuật cuộc trò chuyện sau đây giữa Tổng thống Rodrigo Duterte và chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh bốn ngày trước đó:
Chúng tôi dự định khoan dầu ở đó, nếu đó là của ông thì đó là quan điểm của ông, nhưng theo tôi, tôi có thể khoan dầu, nếu có dầu trong lòng đất vì đó là của chúng tôi“, Duterte nói trong một bài phát biểu , nhớ lại cuộc nói chuyện của ông với Tập Cận Bình.
Ông ấy trả lời tôi, chúng ta là bạn, chúng tôi không muốn cãi nhau với ông, chúng tôi muốn duy trì mối quan hệ nồng ấm hiện có, nhưng nếu ông ép buộc tới vấn đề đó thì sẽ có chiến tranh”.
Vào tháng 7, Trung Quốc đã công khai phản đối khi Việt Nam cho phép ONGC của Ấn Độ được thuê lô 128 ở biển Đông.
Việc Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực đối với Việt Nam và Philippines có những hậu quả lớn cho an ninh năng lượng ở hai nước này. Cả hai cần phải phát triển dầu khí để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước đang tăng lên.
Việc Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực cũng làm tăng nguy cơ cho các công ty dầu lửa nước ngoài hiện đang hoạt động tại biển Đông. Nếu họ không thể tin cậy nước chủ nhà trong việc bảo vệ mình, họ có thể sẽ bỏ cuộc và chạy đi vì rủi ro tăng cao.
Sự đe dọa của Trung Quốc tạo ra một tình huống ác mộng đặc biệt đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, bởi vì nó sẽ là một thử nghiệm về chính sách vừa hợp tác vừa đấu tranh với Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo của Việt Nam sẽ nhanh chóng hiểu rằng, nhường Trung Quốc một bước sẽ dẫn tới việc Trung Quốc đòi tiếp một bước khác.
Bất cứ cuộc tấn công vào một thể địa lý Việt Nam đang đóng ở biển Đông, sẽ dẫn đến sự bùng nổ tình cảm chống Trung Quốc ở Việt Nam. Điều này có thể làm suy yếu nghiêm trọng uy thế chính trị của chế độ hiện nay và một ban lãnh đạo chống Trung Quốc sẽ dẫn đến một mối quan hệ song phương ghẻ lạnh kéo dài.
Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng giàn khoan HD 981 hồi năm 2014, sáu mươi mốt quan chức cao cấp nghỉ hưu của Việt Nam đã kêu gọi lãnh đạo Việt Nam tiến hành hành động pháp lý chống lại Trung Quốc, thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc và loại bỏ chính sách ba không (không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia).
Bất cứ cuộc tấn công nào của Trung Quốc vào Việt Nam sẽ là chuông báo động khắp khu vực. Các quốc gia trong vùng sẽ chia thành những nước sẵn sàng chiều theo Trung Quốc và những nước tìm kiếm sự ủng hộ của các cường quốc bên ngoài để duy trì sự cân bằng quyền lực.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ khó có thể đưa ra phản ứng ngoại giao nào khác ngoài việc kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp hòa bình. Những kẻ đầu hàng như Duterte có thể làm suy giảm nghiêm trọng sự đồng thuận của ASEAN. Một trong những thiệt hại đầu tiên sẽ là Quy tắc Ứng xử ở biển Đông.
Mỹ có thể buộc phải hành động nếu Trung Quốc đe dọa Exxon Mobil. Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 31 tháng 5, họ đã đưa ra một tuyên bố chung trong đó có một đoạn dài về biển Đông:
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do đi lại trên biển và bay ngang qua trên không và các hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác, và lưu ý với quan ngại về những tác động bất ổn mà những hạn chế bất hợp pháp về tự do trên biển gây ra đối với hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hai bên cũng khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn việc giải quyết hòa bình các tranh chấp mà không có sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, hoặc cưỡng chế, theo luật pháp quốc tế … Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, cho tàu bè đi lại và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Bất kỳ cuộc tấn công nào của Trung Quốc vào Việt Nam cũng giống như việc lột găng tay thách thức Hoa Kỳ, Nhật Bản và các cường quốc biển khác. Các nước này sẽ phải đối mặt với một số câu hỏi khó khăn: liệu họ có thực sự bảo vệ nền công nghiệp dầu mỏ của Việt Nam hay đánh nhau với Trung Quốc về một vài bãi đá nhỏ ở biển Đông?
Việc Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực đối với Việt Nam sẽ thúc đẩy cuộc tranh luận chiến lược đang diễn ra ở Hoa Kỳ và các thủ đô đồng minh khác về việc làm thế nào để ngăn lại nếu không đảo ngược được việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa biển Đông.
© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

http://baotiengdan.com/2017/07/25/leo-thang-dang-bao-dong-o-bien-dong-trung-quoc-doa-vu-luc/

"Đưa tin về biển đảo phải kịp thời, phù hợp và đúng sự thật”

PLS : Ố là la ! Các bác cảnh giác cái lão Trần Công Trục này !!!

Trong tình huống nước sôi lửa bỏng, mà hắn đề nghị bỏ và thay thế cụm từ "chủ quyền biển đảo của Việt Nam", bằng cái khỉ gió cóc khô gì ấy ! Các bác phải cảnh giác cao độ, các bác thử truy 10 đời nhà hắn xem hắn thuộc chi nào của nhà họ Trần ?



Đưa tin về biển đảo phải kịp thời, phù hợp và đúng sự thật”

Tác gỉả: Tiến sĩ Trần Công Trục
.KD: Đây là bài viết có nhiều thông tin bổ ích về Hoàng Sa, Trường Sa để bạn đọc có thể hiểu được bản chất, thực trạng vấn đề biển đảo. Chỉ tiếc cái title bài quá dở, như là để nói với truyền thông, như vậy đối tượng rất hạn hẹp, trong khi bài viết cung cấp rất nhiều thông tin cho bạn đọc cần nắm, không chỉ truyền thông
————————
 Chúng tôi xin để xuất thay cụm từ “chủ quyền biển đảo” bằng cụm từ “các quyền và lợi ích hợp pháp” của Việt Nam trong Biển Đông.

GDVN Tiến sĩ Trần Công Trục, một nhà nghiên cứu dày dạn về biên giới lãnh thổ và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết mới nhất của ông xung quanh vấn đề tuyên truyền sao cho hiệu quả về các quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
Tòa soạn xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này, trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Trần Công Trục!
Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Báo Thanh niên ngày 20/7 đưa tin, cùng ngày Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thông tin, tuyên truyền đối ngoại về chủ quyền biển đảo cho phóng viên các cơ quan báo, đài khu vực phía Nam.
Là chuyên gia độc lập nghiên cứu về Biển Đông, chúng tôi thật sự vui mừng và hào hứng đón nhận tin vui này. 
Đặc biệt, chúng tôi rất tâm đắc và đanh giá cao ý kiên của ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhất là nội dung: 
“Thời gian qua, báo chí luôn là lực lượng quan trọng, đi đầu trong việc thông tin, tuyên truyền đến người dân trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ các quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền biển đảo; 

Hiểu rõ hơn tính chính nghĩa của Nhà nước ta trong việc đấu tranh, giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền trên biển. 
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại về chủ quyền biển đảo vẫn còn một số hạn chế, nhất là so với yêu cầu trong tình hình mới…”
Tại buổi tập huấn này, ông Nguyễn Mạnh Đông, Vụ trưởng Vụ Biển – Ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) đã cập nhật các thông tin về tình hình Biển Đông, các giải pháp tăng cường bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay.
Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.
Theo ông Đông, Việt Nam thực hiện liên tục, nhất quán quyền chủ quyền, quyền tài phán theo công pháp quốc tế đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. 
Ông Đông khẳng định hoạt động kinh tế biển trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông diễn ra bình thường.
Để góp phần minh họa và làm rõ thêm về những nhân xét, đánh giá của những cán bộ có thẩm quyền nói trên, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin có liên quan sau đây. 
Qua theo dõi, nghiên cứu hầu hết những công trình nghiên cứu, những tác phẩm sách, báo chí, phát thanh, truyền hình…có liên quan đến biển, đảo trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy còn có nhiều bất cập, sai sót.
Thậm chí có những sai sót rất bất lợi, phản tác dụng đối với cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông.
Vì vậy, chúng tôi rất đồng tình với nhận xét của Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo: 
“Nhiều cơ quan báo chí vẫn chưa mở chuyên trang, chuyên mục để thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời; mức độ, liều lượng tin, bài về biển đảo chưa đều; 
Kiến thức về chủ quyền biển, đảo vẫn là một thách thức đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí, dẫn đến các sai sót khi viết về nội dung này, nhất là nhầm lẫn về vùng biển, thềm lục địa Việt Nam, gọi tên không chính xác các cấu trúc nổi trên biển…” 
Đây quả là một nhận xét, đánh giá rất khách quan, trung thực và cầu thị. Chúng tôi xin phép nêu ra đây một số “thách thức” đó.
1. Nhận thức về lãnh thổ biển và các quyền, lợi ích quốc gia trên biển

Đây là kiến thức mà cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập: Lãnh thổ biển của quốc gia bao gồm những vùng biển nào? Quy chế pháp lý của các vùng biển đó ra sao? Những loại tranh chấp đang tồn tại Biển Đông hiện nay là gì?…

Từ việc Indonesia đổi tên biển nhìn lại chuyện sử dụng địa danh Biển Đông

Nghe qua, có lẽ nhiều người cho rằng đó là những kiến thức quá sơ đẳng, không cần phải mất thời gian đề cập đến: Ai mà chẳng biết “khổ quá nói mãi”! 
Xin thưa, đúng là quá khổ tâm khi buộc phải nói rằng cho đến thời điểm hiện tại đại đa số chúng ta vẫn lặp đi, lặp lại thuật ngữ “chủ quyền biển đảo” trong nhiều hội nghị, diễn đàn, trên nhiều bài viết, sách báo…
Dường như nó đã trở thành một thuật ngữ “cửa miệng” mỗi khi đề cập đến nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông của Tổ quốc…
Nhưng nếu xét về mặt pháp lý thì thuật ngữ này đã cho thấy sự mơ hồ về nhận thức. 
Bởi vì, căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, lãnh thổ biển của quốc gia ven biển bao gồm 5 vùng.
Đó là nội thủy, lãnh hải, thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển;
Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. 
Trong Biển Đông lại còn có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. 
Vì vậy, không thể dùng thuật ngữ “chủ quyền biển đảo” để phản ánh đầy đủ và chính xác các quyền của của Việt Nam trong Biển Đông được. 
Nếu cứ tiếp tục như vậy thì đồng nghĩa với việc chúng ta đã bỏ quên vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Hoặc ngược lại, điều này sẽ tạo ra sự ngộ nhận rằng cả 5 vùng biển nói trên đều thuộc chủ quyền hoàn toàn đầy đủ của Việt Nam.
Hậu quả của nó sẽ dẫn tới những hành xử, phản ứng vượt quá quy chế và thủ tục pháp lý mà Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đã quy định, cho phép quốc gia ven biển chỉ được phép thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán. 
5 vùng biển theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, ảnh minh họa: Wikipedia.
Vì vậy, chúng tôi xin để xuất thay cụm từ “chủ quyền biển đảo” bằng cụm từ “các quyền và lợi ích hợp pháp” của Việt Nam trong Biển Đông.
2. Nhận thức về các tranh chấp trong Biển Đông:

Cho đến nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt được bản chất của các loại tranh chấp cũng như những diễn biến đã và đang diễn ra.
Đặc biệt là mối quan hệ của chúng với các thủ tục pháp lý khi giải quyết bằng biện pháp hòa bình. 
Chúng tôi cho rằng đây là nội dung cần được đề cập và phân tích thấu đáo để nâng cao nhận thức, nhất là trong tình hình chúng ta đang thực hiện chủ trương giải quyết tranh chấp trong Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. 
Chúng tôi xin được cung cấp những thông tin cơ bản sau đây, với những lưu ý cần thiết, với mong muốn có thể góp phần giúp cho bạn đọc tránh được những sai sót có thể xảy ra:
2.1. Hiện tại, trong Biển Đông có 2 loại tranh chấp pháp lý chủ yếu: 
Loại thứ nhất là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Loại thứ hai là tranh chấp về ranh giới các vùng biển và thềm lục địa do các quốc gia ven Biển Đông khi vận dụng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 để xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình, đã tạo ra những vùng chồng lấn.
Hai loại tranh chấp này hoàn toàn khác nhau về nội dung, tính chất, phạm vi và nguyên nhân…
Vì vậy, các nguyên tắc pháp lý để xử lý, giải quyết chúng cũng rất khác nhau. 
Tuy nhiên, vì có mối quan hệ với nhau do tồn tại trong cùng một phạm vi địa lý và tác động qua lại của chúng, nhất là trong việc xác định phạm vi các vùng biển, thềm lục địa có tính đến hiệu lực của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào, cũng là nguyên nhân gây nên những nhận thức khác nhau nói trên.
Loại thứ nhất:
Thực chất đây là tình trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ được tạo nên bởi một số nước trong khu vực đã lợi dụng cơ hội và sử dụng vũ lực để chiếm đóng một phần hay toàn bộ quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở giữa Biển Đông:
Đối với quần đảo Hoàng Sa:

Đánh cá truyền thống và quyền lịch sử với tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế

Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ XX.
Cụ thể, năm 1909 Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm.
Sau đó Lý Chuẩn phải chỉ huy quân rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý quần đảo này.
Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa.
Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục, họ phải rút luôn số quân đang chiếm đóng ở quần đảo Hoàng Sa. 
Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Genève, trong khi chính quyền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa.
Năm 1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
Mọi hành động xâm lược bằng vũ lực nói trên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Đồng thời, mọi hành động này của Trung Quốc đều bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà nước Việt Nam quản lý phần lãnh thổ miềm Nam Việt Nam theo quy định của Hiệp định Genève năm 1954, lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh ngoại giao và dư luận.
Đối với quần đảo Trường Sa:

a. Trung Quốc:
Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ những năm 1930, mở đầu bằng một công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi cho Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định: các đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.
Năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm đảo Ba Bình. Năm 1956, quân đội Đài Loan lại tái chiêm đảo Ba Bình.
Năm 1988, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa huy động lực lượng đánh chiếm 6 vị trí, là những bãi cạn nằm về phía tây bắc Trường Sa, ra sức xây dựng, nâng cấp, biến các bãi cạn này thành các điểm đóng quân kiên cố, như những pháo đài trên biển.
Năm 1995, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại huy động quân đội đánh chiếm đá Vành Khăn, nằm về phía Đông Nam Trường Sa. 
Hiện nay họ đang sử dụng sức mạnh để bao vây, tìm cách chiếm đóng bãi cạn Cỏ Mây, nằm về phía đông, gần với đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Như vậy, tổng số đảo, đá, bãi cạn mà phía Trung Quốc (kể cả Đài Loan) đã dùng sức mạnh để đánh chiếm ở quần đảo Trường Sa cho đên nay là 9 vị trí. 
Trong đó Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa và mở rộng thêm 1 bãi cạn rạn san hô, bãi cạn Bàn Than.
Các ấn phẩm của Báo Nhân Dân đến với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: ĐĂNG ANH / Báo Nhân Dân.
b. Philippines:
Philippines bắt đầu nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng sự kiện Tổng thống Quirino tuyên bố rằng, quần đảo Trường Sa phải thuộc về Philippines vì nó ở gần Philippines.
Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977-1978, chiếm thêm 2 đảo.
Năm 1979, Philippines công bố Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11 tháng 6 năm 1979, gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa, vào trong một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Philippines. 
Năm 1980, Philippines chiếm đóng thêm 1 đảo nữa nằm về phía Nam Trường Sa, đó là đảo Công Đo…
Đến nay, Philippines đã chiếm đóng 10 vị trí trong quần đảo này, gồm 7 đảo, đá san hô và 3 bãi cạn, rạn san hô
c. Malaysia:
Malaysia mở đầu tranh chấp bằng sự việc Sứ quán Malaysia ở Sài Gòn, ngày 03 tháng 02 năm 1971 gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa hỏi rằng:
Quần đảo Trường Sa hiện thời thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa,  hay Việt Nam Cộng hòa có yêu sách đối với quần đảo đó không? 
Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trả lời rằng:
Quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.
Tháng 12 năm 1979, Chính phủ Malaysia xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm đảo An Bang và Thuyền Chài đã từng do quân đội Việt Nam Công hòa đóng giữ.
Năm 1983-1984 Malaysia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trường Sa là Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân. 
Năm 1988, họ đóng thêm 2 bãi ngầm nữa là Én Đất và Thám Hiểm… Đến nay, số điểm đóng quân của Malaysia lên đến 7 điểm nằm ở phía Nam Trường Sa, tất cả đều là những rạn san hô.
d. Brunei:
Tuy được coi là một bên tranh chấp liên quan đến khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng trong thực tế Brunei chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào. 
Yêu sách của họ là ranh giới vùng biển và thềm lục địa được thể hiện trên bản đồ có phần chồng lấn lên khu vực phía Nam Trường Sa.

Phượng Hoàng hỏi Ts Trần Công Trục: Đường lưỡi bò do đâu mà có?

Như vậy, cho đến nay, tình hình đóng quân của các bên liên quan là:
Quần đảo Hoàng Sa: Trung Quốc đang chiếm đóng hoàn toàn từ năm 1974.
Quần đảo Trường Sa: 
– Việt Nam đóng giữ, quản lý 21 vị trí; không ngừng củng cố và phát triển các cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
– Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm 7 vị trí; Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình và mở rộng thêm 1 bãi cạn san hô – bãi Bàn Than.
– Philippines: chiếm đóng 10 đảo đá, bãi cạm.
–  Malaysia: chiếm đóng 7 đảo, đá, bãi cạn. 
Loại thứ 2:
Tranh chấp trong việc hoạch định ranh giới biển và thềm lục địa chồng lấn. 
Đây là loại tranh chấp được hình thành trong xu hướng thay đổi có tính chất cách mạng về địa-chính trị, địa- kinh tế trên phạm vi toàn thế giới.
Những thay đổi có tính cách mạng đó là:
Khoảng 36% diện tích biển và đại dương thế giới đã được đặt dưới chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển kể từ khi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ra đời. 
Sau 5 năm trù bị (1967-1972) và qua 9 năm thương lượng (1973-1982), trải qua 11 khóa họp, ngày 30 tháng 4 năm 1982, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật Biển lần thứ 3 đã thông qua được một Công ước mới.
Đó chính là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, với tỷ lệ 130 phiếu thuận, 4 phiếu chống, 17 phiếu trắng và 2 nước không tham gia bỏ phiếu. 
Sau đó, ngày 10 tháng 12 năm 1982, tại Montego Bay (Jamaica), 117 Đoàn đại biểu quốc gia, trong đó Việt Nam, đã chính thức ký Công ước này.
Công ước có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994.
Công ước được xây dựng theo nguyên tắc “cả gói”, bao gồm tất cả mọi khía cạnh liên quan đến Luật Biển và được các quốc gia chấp nhận theo nguyên tắc “nhất trí” (Consensus), không được phản đối, bảo lưu. 

4 bài học cho Trung Quốc sau phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông

Công ước bao gồm 17 phần với 320 điều khoản, 9 Phụ lục với hơn 100 điều khoản và 4 Nghị quyết kèm theo, chứa đựng 1.000 quy phạm pháp luật quốc tế.
Kết quả là, trên thế giới còn khoảng 416 tranh chấp về ranh giới biển, thềm lục địa cần được hoạch định, trong đó khu vực Đông Nam châu Á cò khoảng 15 tranh chấp.
Tất nhiên người ta không tính đến tranh chấp được tạo thành bởi “đường biên giới lưỡi bò” của Trung Quốc, vì tính chất của nó phản khoa học và hoàn toàn đi ngược lại các tiêu chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
2.2. Đánh giá những hành động tranh chấp dưới ánh sáng của Luật pháp quốc tế: 
Loại tranh chấp thứ nhất:

“Chủ quyền” được xác lập bằng vũ lực là hoàn toàn bất hợp pháp:
Một là, hành động đánh chiếm các đảo trong quần đảo ở Biển Đông bằng vũ lực là một sự vi phạm nghiêm trọng Điều 2 Khoản 4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Điều khoản này cấm các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác. 
Nội dung điều khoản này trong Hiến chương Liên Hợp Quốc là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đòi hỏi tất cả các nước thành viên của Tổ chức Liên Hợp Quốc, trong đó có Trung Quốc, phải tuân thủ.
Nguyên tắc này được phát triển và cụ thể hoá trong Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó quy định: 
“Các quốc gia có nghĩa vụ không đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác, hay (coi đe doạ hay sử dụng vũ lực) như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia”.
Hai là, hành động Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa năm 1956 và chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo này năm 1974 thực chất là một hành động xâm lược lãnh thổ của Việt Nam. 
Ba là, theo luật pháp quốc tế việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không tạo ra được chứng cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo, đá mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đoạt. 
Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được trích dẫn ở trên đã nêu rõ: 
“Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. 
Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe dọạ sử dụng vũ lực.
Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”
Hành động xâm lược nói trên không bổ sung vào bộ hồ sơ pháp lý về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. 
Những hành động như vậy đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ và chắc chắn sẽ bị các toà án quốc tế bác bỏ một khi chúng được đưa ra tòa án quốc tế nhằm minh chứng cho chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Loại tranh chấp thứ 2

“Các vùng chồng lấn” được hình thành trên cơ sở các quốc gia ven biển đối diện hay kế cận nhau, khi các nước này dựa vào quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đề xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình.

Vùng chồng lấn, vấn đề hoạch định ranh giới biển và thực tiễn Việt Nam

Trong khi đó đường biên giới biển “lưỡi bò” của Trung Quốc lại hoàn toàn không dựa vào các tiêu chuẩn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Trung Quốc tự vạch ra một con đường “hoang tưởng”, chiếm đến 85-90%, lúc thì 11 đoạn, lúc thì 9 đoạn, nay lại 10 đoạn…   
Căn cứ vào quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, cũng như thực tiễn quốc tế có liên quan đến các yêu sách xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa có thể thấy:
Đường “biên giới biển lưỡi bò” này cho dù xuất hiện vào lúc nào và dưới hình thức gì, đều không có giá trị, không thể được công nhận như một yêu sách của một quốc gia ven biển đã là thanh viên của Công ước.
Thứ nhất, Trung Quốc đòi hỏi “quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với “đường lưỡi bò”, có nghĩa là đòi hỏi một vùng biển có quy chế pháp lý tương tự với quy chế của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. 
Điều này trái với Công ước mà Trung Quốc cũng là thành viên kể từ năm 1996.
Vì vùng biển mà đường lưỡi bò chiếm đến khoảng trên 80% diện tích Biển Đông, nằm cách xa bờ biển Trung Quốc hàng nghìn km (chỗ xa nhất). 
Theo quy định của Công ước, các vùng biển này không thể là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc.
Thứ hai, cho đến trước khi Trung Quốc yêu sách chính thức về đường lưỡi bò (tháng 5/2009), đường này không hề được đề cập, hay được quy định trong các văn bản pháp luật của Trung Quốc như:
Tuyên bố về lãnh hải năm 1958, Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1992, Luật về đường cơ sở lãnh hải năm 1996, Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998… 
Thứ ba, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, của các quốc gia khác ven Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, cũng đều là thành viên của Công ước. 
Thứ tư, thời điểm xuất hiện của “đường lưỡi bò” còn chưa được các tác giả Trung Quốc thống nhất, lúc thì nói là năm 1948, lúc thì nói là năm 1947, có lúc lại nói năm 1914.
Nguồn gốc đường này chỉ là một dạng xuất bản tư nhân, lúc thì vẽ 11 đoạn, lúc thì vẽ 9 đoạn…một cách tùy tiện, không có tọa độ rõ ràng, không thể xác định trên thực tế.
Chính phủ Trung Quốc cho đến nay vẫn giữ im lặng về việc giải thích tọa độ chính xác của các đường đứt đoạn trong yêu sách. 
Thứ năm, Trung Quốc không chứng minh được là các chính quyền của họ đã thực thi “chủ quyền” trong “đường lưỡi bò” một cách thực sự, liên tục và hòa bình trong lịch sử. 
Thực tế từ trước đến nay các nước xung quanh Biển Đông vẫn tiến hành thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của mình theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Các nước trong và ngoài khu vực vẫn tiến hành các hoạt động tự do hàng không, tự do hàng hải bình thường trong khu vực “đường lưỡi bò”.
(Trong đó có các vùng biển nằm ngoài các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các quốc gia xung quanh Biển Đông). 
Thứ sáu, thực tế tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các đòi hỏi của Philippines, Malaysia, Brunei đối với toàn bộ hoặc một bộ phận của quần đảo Trường Sa, cho thấy không thể nói yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông mà Trung Quốc đòi hỏi đã được các nước khác công nhận.
Vì vậy, không thể gọi đây là “di sản lịch sử”, là “biển lịch sử” của Trung Quốc được. 
Là thành viên của Công ước, không ai được phép duy trì những quy định của mình trái với Công ước, không được phép giải thích và áp dụng sai với nhưng quy định của Công ước Luật Biển chỉ vì lợi ích của riêng mình…
Mời quý bạn đọc theo dõi đón đọc phần 2: Các nguyên tắc pháp lý trên Biển Đông và sai sót cần khắc phục
Tài liệu tham khảo:

Đưa tin về biển đảo phải kịp thời, phù hợp và đúng sự thật, Đình Phú – Trung Hiếu, thanhnien.vn, 20/7/2017, http://thanhnien.vn/thoi-su/dua-tin-ve-bien-dao-phai-kip-thoi-phu-hop-va-dung-su-that-857403.html
—————-
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Dua-tin-ve-bien-dao-phai-kip-thoi-phu-hop-va-dung-su-that-post178400.gd

lundi 24 juillet 2017

Ông Nguyễn Thiện Nhân, xin ông can thiệp ! (7)

Ông Nguyễn Thiện Nhân, xin ông can thiệp, ông đừng để tôi phải nói những lời không hay về ông ! Mặc dù câu chuyện này không bắt đầu dưới thời của ông, nhưng hiện giờ ông là Bí thư TP HCM, ông nên có trách nhiệm. Kể từ đầu đến giờ, pháp luật của Việt Nam hẳn đã phải cư xử rất là tồi tệ, thì ở ngay giữa Sài Gòn, một thằng thực dân Pháp khốn nạn mới có thể cướp được một đứa bé sơ sinh còn chưa cai sữa ra khỏi mẹ của nó, mà công an, phường xã không hề can thiệp ! Thằng khốn nạn có thể đem một đứa trẻ ra khỏi biên giới Việt Nam mà không có sự đồng ý của mẹ nó, sử dụng Passeport của mẹ nó mà không bị chặn lại. Đến tận bây giờ, có quyết định của hai toà án, mà nó vẫn ngang nhiên giữa Sài Gòn không trả con ! (Mong các bác giang hồ nghĩa hiệp xin tí huyết của nó nếu bọn luật rừng chỉ biết có ăn tiền, cái thằng ấy nó sống trên đời này thì cũng chỉ làm bẩn mặt đất mà thôi !)

Tôi nghe nói thằng Azaïs cố kéo dài thời gian để đợi đứa bé được ba tuổi (đứa bé sinh khoảng tháng 8/2014, chỉ ít ngày nữa là nó sẽ được ba tuổi), và thằng chó ấy sẽ thoát được luật vì lúc đó sẽ có luật khác có thể được áp dụng. Tôi hy vọng là luật pháp Việt Nam, và chính ông, ông Nguyễn Thiện Nhân, sẽ không im ỉm tiếp tay cho nó ! Không có luật pháp nào trên thế giới này cho phép tách một đứa trẻ sơ sinh ra khỏi mẹ nó, ngay cả mẹ bị tử hình cũng còn được thoát án ! Các ông luật pháp, toà án, các ông có lương tâm không ? Các ông có nhân tính không ? Ông Nguyễn Thiện Nhân, ông có nghĩ là ông thiếu trí tuệ cảm xúc hay không ? Nếu thằng Azaïs ra tay với đứa bé, nếu người mẹ đau khổ quá phát điên, thì lương tâm các ông có nói điều gì không ?

Người Việt Nam họ lạnh lùng vô cảm thật đấy, họ chỉ đầu cơ tình cảm nếu nó sinh ra tiền mà thôi !



TP.HCM chỉ đạo THA vụ sang Pháp kiện quyền nuôi con
http://plo.vn/phap-luat/tphcm-chi-dao-tha-vu-sang-phap-kien-quyen-nuoi-con-709777.html

RFI: BỊ TRUNG QUỐC ĐE DỌA, VIỆT NAM SỢ HÃI DỪNG DỰ ÁN DẦU KHÍ

PLS :  Sao cơ, định xúi chúng tớ đánh nhau à ? Đừng hòng nhé ! Tạm dừng chứ còn gì nữa !

Nói chung Tây Ban Nha chưa phải là đối thủ của Trung Quốc, chúng ta đành phải chờ ExxonMobil thôi !



RFI: BỊ TRUNG QUỐC ĐE DỌA, VIỆT NAM SỢ HÃI DỪNG DỰ ÁN DẦU KHÍ

Một trạm xăng của Repsol ở Madrid. Ảnh chụp ngày 13/07/2012.AFP
Bị Trung Quốc đe dọa, 
Việt Nam ngừng dự án dầu khí ở Biển Đông
24-07-2017

Theo nguồn tin báo chí, dường như Việt Nam đã dừng các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng có tranh chấp ở Biển Đông, do bị Trung Quốc đe dọa.

Một nguồn tin từ ngành công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Á nói với BBC là công ty Repsol của Tây Ban Nha, đang thực hiện dự án này, đã được lệnh rời khỏi khu vực.


BBC, hãng thông tấn duy nhất đưa ra thông tin này, cho biết là các động thái nói trên trùng hợp với nguồn tin ngoại giao Việt Nam.

Theo tin từ ngành dầu, vào tuần trước, chính phủ Việt Nam nói với Repsol rằng Trung Quốc đe dọa tấn công các cơ sở của Việt Nam tại vùng quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam không cho ngừng các hoạt động thăm dò.

Vào tháng trước, công ty Talisman-Vietnam, một chi nhánh của Repsol, bắt đầu các hoạt động thăm dò tại lô 136-03, cách bờ biển Việt Nam khoảng 400 hải lý. Trung Quốc gọi vùng này là Vạn An Bắc 21 (Wan-an Bei) và cũng cho phép một công ty thăm dò. Có thông tin nói là đó công ty Brightoil, nhưng doanh nghiệp này đã cải chính.

Hồi đầu tháng Bẩy, theo nhiều nguồn tin, việc Hà Nội cho phép thăm dò tại lô 136-03 ở Biển Đông dường như đã làm cho quan hệ Việt-Trung căng thẳng và có thể đây lý do tướng Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Chang Long), đã rút ngắn chuyến công du Việt Nam hồi cuối tháng Sáu và hai nước đã hủy bỏ chương trình giao lưu quốc phòng biên giới.

Vẫn liên quan đến Biển Đông, Trung Quốc vừa khai trương một rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc.

Theo báo South China Morning Post, truyền thông Trung Quốc hôm qua, đưa tin là rạp chiếu phim « Ẩn Long Tàng Tam Sa », của tập đoàn truyền thông Hải Nam, đã khai trương hôm thứ Bẩy, 22/07 để phục vụ cho khoảng 200 người dân và binh sĩ sống trên đảo này.

Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa hồi tháng Giêng 1974, lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý.

Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trên các đảo để khuyến khích người dân ra sinh sống tại các vùng có tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời, Bắc Kinh cũng tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo để xây dựng các cơ sở quân sự, hậu cần, nhằm tăng cường kiểm soát có khu vực các tranh chấp với các nước khác.

https://xuandienhannom.blogspot.fr/2017/07/rfi-bi-trung-quoc-e-doa-viet-nam-hen.html