dimanche 31 mai 2020

Du lịch Việt bật dậy sau Covid-19: Thiên đường ẩm thực, nghỉ dưỡng

PLS : Tôi đang lập chương trình về Việt Nam nghỉ dưỡng đây ! :-) Đây mới đúng là tiềm năng thực sự của Việt Nam !  Các bác đừng có để bọn Trung Quốc cướp mất nước và biển của ta nhé !


Du lịch Việt bật dậy sau Covid-19: Thiên đường ẩm thực, nghỉ dưỡng

23-05-2020 - 05:33 AM | Điểm đến hấp dẫn

Thiên nhiên tươi đẹp với khí hậu ôn hòa cùng ẩm thực bản địa phong phú là lợi thế rất lớn để xây dựng những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực của du khách

Đánh giá về cơ hội phục hồi sau dịch Covid-19 của ngành du lịch, các chuyên gia nhìn nhận những điểm đến mang tính nghỉ dưỡng sẽ có cơ hội rất lớn sau thời gian bị "nén" vì giãn cách xã hội.
Chuyển hướng phục vụ khách nội
Những ngày này, Mekong Riverside Boutique Resort & Spa ở thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang bắt đầu hoạt động trở lại và đón lượng khách tăng dần qua từng ngày. Ông Phan Xuân Anh, người sáng lập resort này, cho biết từ cuối tháng 4 đến nay bắt đầu có khách đăng ký đến vui chơi, nghỉ dưỡng bao gồm cả khách người Việt và khách nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam.
"Trước đây, lượng khách của resort chủ yếu là khách quốc tế. Nhưng trong bối cảnh này, khi diễn biến dịch trên thế giới còn phức tạp và các đường bay quốc tế chưa mở lại, chúng tôi phải chuyển hướng về thị trường trong nước và bổ sung thêm một số dịch vụ phù hợp với đối tượng khách mới" - ông Phan Xuân Anh chia sẻ.
Dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành khắp thế giới. Vì vậy rất khó xác định được thời gian đón khách quốc tế trở lại. Ngược lại, rất nhiều người Việt có thu nhập cao trước đây thường du lịch nước ngoài, nay vì dịch không thể xuất ngoại. Theo ông Xuân Anh, đây là đối tượng khách hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên hướng tới, nhất là trong phân khúc nghỉ dưỡng.
Du lịch Việt bật dậy sau Covid-19: Thiên đường ẩm thực, nghỉ dưỡng - Ảnh 1.
Du thuyền Heritage tham quan vịnh Hạ Long Ảnh: LAM GIANG
Hướng đến phục vụ đối tượng khách hàng này, hàng loạt resort, khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Khánh Hòa đã tung chương trình khuyến mại để thu hút du khách. Ông Phạm Minh Nhựt, Tổng Giám đốc Khu Du lịch Hòn Tằm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, cho biết lợi thế của Nha Trang là khí hậu biển mát mẻ nên du lịch nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh chính là điểm nổi trội. "Hiện nay, các doanh nghiệp trong hiệp hội đang phối hợp với Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện 22/12 xây dựng tour nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, ngày 22-5 công bố tour khám bệnh nghỉ dưỡng. Riêng Khu Du lịch Hòn Tằm đang xây dựng gói nghỉ dưỡng kết hợp yoga ở mức ưu đãi" - ông Nhựt thông tin.
Dịp này, Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa - khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Bãi Dài Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) cũng triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm. Theo đó, du khách được tặng "Kỳ nghỉ yêu thương" 5 ngày 4 đêm miễn phí lưu trú khi sở hữu voucher nghỉ dưỡng 2 ngày 1 đêm tại Riviera, nâng tổng kỳ nghỉ lên tới 6 ngày 5 đêm. Giá bán dành cho kỳ nghỉ kéo dài này từ 4,9 triệu đồng đến 12,9 triệu đồng tùy hạng phòng.
Hưởng ứng chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phát động nhằm kích cầu du lịch nội địa sau dịch Covid-19, du thuyền Heritage Cruises Binh Chuan Cat Ba Archipelago của Lux Group đã tung voucher ưu đãi ngay trong tháng 5 để du khách nội địa có thể trải nghiệm sản phẩm du lịch mới mẻ này. Voucher ưu đãi chỉ áp dụng cho khách có quốc tịch Việt Nam và đặt mua từ nay đến hết 31-5.
Với 2,5 triệu đồng/người, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), vịnh Lan Hạ (TP Hải Phòng) trong 2 ngày 1 đêm. Ngoài được thưởng thức những bữa ăn hạng sang, du khách còn được tham gia các lớp học nấu ăn, tập võ, spa, pool bar… Đặc biệt, voucher đã bao gồm vé tham quan và các hoạt động trong hành trình như chèo thuyền kayak, đi thuyền nan, câu mực đêm…
"Vịnh Hạ Long là kỳ quan của thế giới, cạnh đó là vịnh Lan Hạ với cảnh quan từ làng chài nổi, núi đá vôi… Vịnh Lan Hạ cũng vừa có tên trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Du thuyền Heritage sẽ đưa du khách khám phá những thiên đường nghỉ dưỡng này" - ông Phạm Hà, CEO Lux Group, giới thiệu.
Ngay các hãng hàng không cũng giảm giá đường bay đến các khu nghỉ dưỡng để kích cầu du lịch. Vietnam Airlines vừa triển khai mức giá vé chỉ từ 1.526.000 đồng/chiều (chưa gồm thuế, phí) cho hành khách bay từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung tới Côn Đảo (nối chuyến qua TP HCM hoặc Cần Thơ).
"Côn Đảo nổi tiếng với những bãi biển đẹp hoang sơ đầy nắng, khu bảo tồn thiên nhiên trù phú cùng không khí trong lành, ấm áp, đặc biệt thích hợp với du khách tham quan, nghỉ dưỡng" - đại diện Vietnam Airlines nhìn nhận.
Điểm đến ẩm thực
Không chỉ có những điểm nghỉ dưỡng tuyệt vời, Việt Nam còn là thiên đường ẩm thực. Năm 2019, Việt Nam được vinh dự nhận giải thưởng "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019" tại lễ trao giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 26 và đang được đề cử là "Điểm đến hàng đầu thế giới về ẩm thực".
Theo các công ty du lịch, ẩm thực là một trong những điểm được đặc biệt chú ý trong lộ trình du khách đi tour. Những món ăn đặc trưng từng vùng miền luôn được đưa vào thực đơn để du khách khám phá, thưởng thức sự đa dạng, phong phú của ẩm thực Việt Nam.
Do đó, các chuyên gia du lịch cho rằng để kích cầu du lịch nội địa, ngoài chuyện giảm giá, làm phong phú lịch trình tour thì mảng ẩm thực cần hết sức lưu tâm bởi tâm lý người Việt rất thích được thưởng thức ẩm thực đặc trưng vùng miền.
Còn theo ông Huỳnh Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch Ngôi Sao Biển Sài Gòn, một kênh khác để phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách đó chính là chợ đêm. "Ở chợ đêm du khách có thể thưởng thức không chỉ sản vật địa phương mà còn rất nhiều món ngon khác ở khắp các vùng miền" - ông Sơn phân tích và cho rằng chợ đêm và các hãng lữ hành có mối quan hệ khắng khít nhau, nếu cùng đồng hành, hợp tác để phục vụ tốt nhất cho du khách đi tour thì sẽ góp phần kích cầu du lịch nội địa.
Sau bánh mì đến quảng bá cơm tấm
Vừa qua, Sở Du lịch TP HCM đã tổ chức tuần lễ "Tôi yêu bánh mì Sài Gòn" nhằm quảng bá món bánh mì vốn rất quen thuộc với nhiều người và gần đây cũng được nhiều trang mạng chuyên về du lịch uy tín thế giới khuyên phải thử khi đến Việt Nam.
Bà Võ Thị Ngọc Thúy, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, cho biết chiến dịch quảng bá bánh mì Việt Nam - bánh mì Sài Gòn vừa qua đạt nhiều kết quả khả quan. Theo bà Thúy, kế hoạch sắp tới của ngành du lịch TP sẽ là quảng bá món cơm tấm. Đây cũng là món ăn đặc trưng của TP HCM. Dù nhiều địa phương cũng có món này nhưng phải thưởng thức "cơm tấm Sài Gòn" bởi nó mang màu sắc, hương vị rất riêng. "Các chiến dịch quảng bá sẽ góp phần đưa ẩm thực nói chung, món cơm tấm nói riêng trở thành điều không thể thiếu khi du khách đến TP HCM" - bà Thúy nhận định.
Chị VÕ QUẾ PHƯƠNG (ngụ TP HCM):
Khi đi đâu tôi nhất định phải thử cho được những sản vật, món ăn đặc trưng của vùng miền đó. Ví dụ đi Tây Ninh phải ăn bánh tráng Trảng Bàng, đi An Giang phải ăn lẩu mắm hay ra Hội An phải ăn cao lầu…
10-chi-Vo-Que-Phuong
Tôi còn thích được ghé thăm các làng nghề, vào bếp mục sở thị cách người ta làm ra món ăn đó và càng thích hơn nếu được tận tay làm thử. Ngoài xây dựng các tour, tuyến tham quan danh lam, thắng cảnh, các doanh nghiệp làm du lịch có thể xây dựng tour thuần ẩm thực theo hướng trải nghiệm thực tế và thưởng thức tại chỗ có thể sẽ hút khách.
Anh NGUYỄN HUY TÙNG (ngụ TP Hà Nội):
Khi tổ chức cho cả nhà đi du lịch sau dịch, tôi hướng đến những điểm du lịch giải trí, nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái như Đà Nẵng, Quy Nhơn (tỉnh Bình Định)... để mọi người vừa thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên vừa có thể nghỉ ngơi thư giãn.
10-
Theo tôi, các doanh nghiệp lữ hành tại những địa phương này cần xúc tiến quảng bá hình ảnh, tăng cường kết nối và xây dựng các sản phẩm du lịch ưu đãi, khuyến mãi nhiều hơn nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, an toàn để thu hút du khách, đặc biệt trong dịp học sinh nghỉ hè sắp tới.

https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=86244481687453901#editor/target=post;postID=4919248655461110639

vendredi 29 mai 2020

Steve Bannon, ‘bộ não’ ẩn mình của chính quyền Trump nói về Hồng Kông, Covid-19 và chiến tranh Mỹ-Trung

PLS : Ôi ông già gân thật ! Phân tích gớm thật ! :-) 

Tôi khoái các ông già thông thái, vì thân thể của họ có thể bớt tráng kiện, nhưng đầu óc thì vẫn tinh tường, mạnh mẽ, éternelle jeunesse !


Steve Bannon, ‘bộ não’ ẩn mình của chính quyền Trump nói về Hồng Kông, Covid-19 và chiến tranh Mỹ-Trung

Đức Duy • 07:00, 28/05/20

Steve Bannon, ‘bộ não’ ẩn mình của chính quyền Trump nói về Hồng Kông, Covid-19 và chiến tranh Mỹ-Trung
Ông Steve Bannon chính là “bộ não” ẩn mình trong các chiến lược “bài Trung” và “thoái Trung” của chính quyền Trump kể từ khi Tổng thống đắc cử. (Ảnh: Getty)
“Cần hủy bỏ ngay, hủy bỏ toàn bộ các thỏa thuận thương mại… Đồng thời chúng ta nên dừng và giới hạn toàn bộ hoạt động với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hay bất kỳ ngân hàng Trung Quốc nào… hoạt động ngay tại Hồng Kông”
Steve Bannon
Ngày 24/5/2020, CNBC đưa tin rằng Ngoại trưởng Pompeo đã gọi Luật An ninh Quốc gia mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp dụng với Hồng Kông là “chuông khai tử” đối với nền độc lập tự trị của Hồng Kông. Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, ông O’Brien, cảnh báo rằng Hồng Kông có thể sẽ mất đi tư cách là trung tâm tài chính quan trọng của thế giới.
“Rất khó hình dung Hồng Kông có thể duy trì vai trò là trung tâm tài chính của châu Á nếu như bị Trung Quốc chiếm lĩnh”, ông O’Brien nói với phóng viên Chuck Todd của NBC trong chương trình Gặp gỡ Báo chí. Ông cho rằng dịch vụ tài chính đến với Hồng Kông thời kỳ đầu là do nhà nước pháp quyền bảo vệ doanh nghiệp và một hệ thống tư bản tự do.
“Nếu tất cả những điều đó biến mất, tôi không chắc rằng cộng đồng tài chính sẽ ở lại đó… họ sẽ không ở lại Hồng Kông để bị thống trị bởi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ĐCSTQ”.
Ông O’Brien cũng nhận định rằng điều này sẽ dẫn đến việc Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc theo Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông năm 2019.
Về sự kiện này, NTDVN xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Steve Bannon trên tờ The Wire China vừa qua. Ông Bannon chính là “bộ não” ẩn mình trong các chiến lược “bài Trung” và “thoái Trung” của chính quyền Trump kể từ khi Tổng thống đắc cử.
Từ khi rời khỏi Nhà Trắng với vai trò là Chiến lược gia chính của Tổng thống Trump vào tháng 8/2017, Stephen K. Bannon đã tập trung toàn bộ trí lực vào Trung Quốc. Ông là thành viên và nhà sáng lập của Ủy ban về mối hiểm nguy nhãn tiền: Trung Quốc. Ông đã lập nên mối liên kết với tỷ phú Trung Quốc ở hải ngoại có tên Quách Văn Quý (Guo Wengui), và chương trình radio của ông với nhan đề “Phòng trực chiến” (War Room) dành riêng một thời lượng định kỳ cho vai trò của Trung Quốc trong đại dịch virus Corona Vũ Hán. Là một bình luận viên định kỳ trên kênh Fox News và là vai chính trong 2 bộ phim tài liệu gần đây nhất có nhan đề “Nghĩa vụ thần thánh của nước Mỹ” (2018) và “Bờ vực” (2018), ông Bannon đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo về một cuộc chiến đã và đang diễn ra. The Wire China đã phỏng vấn ông Bannon 2 lần trong 2 tuần vừa qua, vào ngày 12/5 và 23/5. Sau đây là bài phỏng vấn đã có hiệu đính.

Câu hỏi: Hôm thứ Năm (21/5), Bắc Kinh công bố họ có kế hoạch áp dụng Luật An ninh Quốc gia, theo đó lãnh đạo Trung Quốc sẽ kiểm soát Hồng Kông tốt hơn và làm suy yếu quyền tự do dân chủ của lãnh thổ bán tự trị này. Đây là một động thái táo bạo của ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nhắm trực tiếp vào các đợt biểu tình và giới bất đồng chính kiến chống lại chính phủ đại lục. Quan điểm của ông thế nào về những sự kiện đang diễn ra liên tiếp ở Bắc Kinh và Hồng Kông?

Trả lời: Đây thực sự là một việc lớn. Vào tháng 12, Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã thông qua với 1 phiếu chống duy nhất Dự luật Hồng Kông Tự do (tên chính thức là Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông). Tôi nghĩ rằng những yêu cầu cụ thể này cần phải được thông qua vào cuối tháng 5, hoặc ngay đầu tháng 6. Nó đang trong quá trình thông qua. Và tôi nghĩ rằng luật này đòi hỏi phải xem xét lại các thỏa thuận thương mại cơ bản giữa chúng ta và Hồng Kông, bao gồm cả các vấn đề tài chính. Rõ ràng là đạo luật trên không thể được thông qua lúc này. Việc này đã phá bỏ các khả năng thông qua. Kiến nghị mạnh mẽ của tôi là nước Mỹ cần chơi càng rắn càng tốt. Cần hủy bỏ ngay, hủy bỏ toàn bộ các thỏa thuận thương mại mà ta có. Đồng thời chúng ta nên dừng và giới hạn toàn bộ hoạt động với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hay bất kỳ ngân hàng Trung Quốc nào. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang hoạt động ngay tại Hồng Kông. Chúng ta cần giới hạn toàn bộ các hoạt động giữa nước Mỹ và các ngân hàng trọng yếu về tiền tệ của họ. Thêm vào đó, chúng ta cần ngay lập tức áp dụng các lệnh trừng phạt; hạn chế các cá nhân, bao gồm cả các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Và nếu Bộ Chính trị Trung Quốc thông qua luật này, thì trừng phạt tất cả các thành viên của nó nữa.
Chúng ta nên triệu tập cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngay lập tức và thách thức Trung Quốc, với tư cách là thành viên thường trực, để ngăn chặn việc này. Cộng đồng quốc tế phải làm việc này. Vào sáng thứ Hai, là ngày nghỉ, Tổng thống cần triệu tập cuộc họp Hội đồng Bảo an và thách đấu với Trung Quốc. Đây chính xác là điều đã diễn ra đối với Czechoslovakia và Áo vào năm 1938. Với Hồng Kông thì đây là thời điểm đó. Nếu chúng ta chớp mắt thôi thì chúng ta sẽ tiến tới chiến tranh, một cuộc chiến khốc liệt, nếu chúng ta không ngăn chặn nó ngay lúc này. Giới tinh hoa quyền lực đang phạm sai lầm. Đây không phải là một cuộc chiến tranh lạnh. Đây là cuộc chiến kinh tế và thông tin sôi sục nóng hổi, và chúng ta đang trượt dốc nhanh chóng. Chúng ta đang bị lôi cuốn vào một cuộc chiến vũ trang nếu chúng ta không ngăn chặn việc này. Lúc này, tôi hoàn toàn ủng hộ các giải pháp thông qua các định chế đa phương. Nhưng nước Mỹ cần phải đứng lên lúc này. Ngày hôm qua, người Canada, Anh và Úc đã có thông cáo chung. Đây là lúc phải đưa việc này ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Việc này phá bỏ một hiệp định đã được ký kết và được Thượng viện Mỹ thông qua. Chúng ta đã từng ủng hộ mặt pháp lý cho họ.

Quan điểm của ông nghe có vẻ rất mạnh mẽ.

Hãy xem, không ai trên thế giới muốn chiến tranh, nhưng để tránh đụng phải chiến tranh thì bạn không có cách nào khác. Cách duy nhất làm những lãnh đạo độc tài này hiểu ra là khi ta thẳng thắn đối đầu với họ. Điều mà lãnh đạo Bắc Kinh đã làm không chỉ ngang ngược mà nó còn phá bỏ chế độ pháp quyền. Hãy quên cái hiệp định thương mại Mỹ-Trung đi. Nó không có ý nghĩa gì nếu họ hoàn tất việc này. Thỏa thuận đi kèm việc trao trả Hồng Kông vào năm 1997 là một trong những hiệp định quan trọng nhất của thế kỷ 20, mà các bên đều đã đồng ý, và cơ bản là được người dân Mỹ và Anh ủng hộ. Nghe này, Hoàng tử Charles đã viết trong hồi ký rằng khi chiếc du thuyền của Hoàng hậu rời Hồng Kông năm 1997, sau khi trao trả về Trung Quốc, ông đã ngoái lại trong cơn mưa và nhìn lại lá cờ. Đó là lá cờ Trung Quốc đang bay phấp phới trên bầu trời Hồng Kông. Và suy nghĩ của ông là: “Tôi thấy cực kỳ tồi tệ khi đã để Martin Lee (một chính trị gia Hồng Kông và là một lãnh đạo ủng hộ dân chủ) rơi vào tay những người cộng sản Trung Quốc”. Lời của Hoàng tử Charles giống như một điềm báo. Điều này đánh vào bản chất của phương Tây và bản chất của các nền dân chủ công nghiệp hóa; hoặc chúng ta ủng hộ pháp quyền hoặc chúng ta không. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng vậy, hoặc ủng hộ pháp quyền hoặc không. Martin Lee và Jimmy Lai (nhà tài phiệt truyền thông) đã bị bắt. Hiện ông Lee đã 81 tuổi rồi!

Ông nói sao với cáo buộc rằng ông đang bôi xấu Trung Quốc?

Tôi không bôi xấu Trung Quốc. Đó không phải là vấn đề về “virus Vũ Hán” hay “virus Trung Quốc”. Đó là ĐCSTQ. Hàng tuần, hay như hôm nay đây, tôi vừa có một buổi truyền hình đặc biệt 2 giờ đồng hồ “Rớt xuống địa ngục: phần 6”. Tôi là giám đốc truyền thông duy nhất hiện nay ở Mỹ tạo ra một diễn đàn cho những tiếng nói tự do từ Trung Quốc đại lục, họ nói về cuộc sống của họ dưới cái chế độ độc tài này. Tôi đã làm được 12 giờ truyền hình trong vòng 6 tuần qua. Bây giờ thì tôi không phát hình khuôn mặt của họ nữa, nhưng những tiếng nói của họ vẫn được nghe thấy. Thật xúc động. Và phản hồi từ công chúng Mỹ thật là tốt. Họ muốn biết nhiều hơn nữa. Trước đây họ không được biết về những thống khổ ở Trung Quốc. Nước Mỹ nghĩ rằng ở đó toàn người cộng sản Trung Quốc. Tôi nói: “Mọi người có biết không, họ không sở hữu đất đai. Không có sở hữu tài sản cá nhân. Không có cải cách về đất đai từ năm 1949”.

Chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon (phải) lắng nghe Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khi bắt đầu cuộc họp với các chuyên gia an ninh mạng của chính phủ tại Phòng Roosevelt tại Nhà Trắng ngày 31 tháng 1 năm 2017 tại Washington, DC. Trích dẫn vụ hack máy tính tại Ủy ban Quốc gia Dân chủ của Nga, Trump nói rằng các khu vực tư nhân và công cộng phải làm nhiều hơn để ngăn chặn và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng. (Ảnh của Chip Somodevilla / Getty Images)
Chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon (phải) lắng nghe Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khi bắt đầu cuộc họp với các chuyên gia an ninh mạng của chính phủ tại Phòng Roosevelt tại Nhà Trắng ngày 31 tháng 1 năm 2017 tại Washington, DC. Trích dẫn vụ hack máy tính tại Ủy ban Quốc gia Dân chủ của Nga, Tổng thống Trump nói rằng các khu vực tư nhân và công cộng phải làm nhiều hơn để ngăn chặn và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng. (Ảnh của Chip Somodevilla / Getty Images)

Ông có hợp tác với chính quyền Trump hay các thành viên Hạ viện về những vấn đề này không?
 
Tôi không muốn nói tôi làm việc với ai trong chính quyền Trump, nhưng tôi trao đổi với họ rất nhiều lần mỗi ngày. Và tôi chưa bao giờ ngừng hợp tác với Hạ viện. Ủy ban về hiểm họa nhãn tiền: Trung Quốc (một tổ chức do ông Bannon đồng sáng lập nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc), chúng tôi làm việc thường xuyên liên tục với Hạ viện. Và chúng tôi cố gắng hợp tác với Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Tom Cotton, Josh Hawley, và Ted Cruz. Có một nhóm lớn các nghị sĩ đã mạnh dạn trao đổi về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Và câu hỏi của tôi là: Bà chủ tịch Nancy Pelosi đâu? Tôi muốn bà Nancy Pelosi của những năm 90. Sự nghiệp chính trị của bà ấy bắt đầu từ những quan ngại của bà ở San Francisco liên quan đến điều xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Bà Nancy Pelosi đến Quảng trường Thiên An Môn vào những năm 90 và bà đã bị cảnh sát ở đó quấy nhiễu. Bà ấy đã từng là người có thể thổi ra lửa!
Ủy ban Giám sát An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung có một báo cáo tuyệt vời hàng năm, và nhiều người giỏi nhất làm ra báo cáo đó chính là nhân viên của bà. Vậy vai trò của Nancy Pelosi về các công việc phối hợp này tại Hạ viện là gì? Bà đã để cho cái hội chứng bài trừ Trump cản trở chuỗi thành tích về nhân quyền của chính bà, ủng hộ nhân quyền người dân Trung Quốc. Điều tôi thích về Nancy Pelosi là qua những gì bà đã làm thì bà có tố chất đó. Nó không phải về Trung Quốc hay người Trung Quốc. Nancy là một trong số những chính trị gia nhận ra việc này đầu tiên. Bà ấy đã từng chống lại ĐCSTQ ngay trước cả Trump. Ông Trump còn đang quan tâm đến Nhật Bản vào năm 90. Nancy Pelosi là chính trị gia đầu tiên thách thức ĐCSTQ. Nhưng giờ đây, tại thời điểm khủng hoảng này, thì bà lại mất tích. Chúng ta cần bà lãnh đạo, thế giới cần vai trò lãnh đạo của bà.

Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, và các nhà phân tích cho rằng chính sách của Trump với Trung Quốc càng ngày càng giống quan điểm của Steve Bannon. Có đúng thế không?

Lý do mà chúng tôi thắng cử năm 2016 là vì Trung Quốc và thương mại. Ý tôi là nếu bạn nhìn lại thì kể cả Tổng thống Trump cũng đồng ý là như vậy. Ông đã nói vậy trong bài phát biểu trước toàn dân, và giờ đây ông vẫn nói vậy. Và bầu cử 2020 cũng sẽ là về việc này. Đây là điều quan trọng duy nhất. Không phải là dịch bệnh vừa qua không ảnh hưởng đến lịch sử thế giới, mà là Trung Quốc là vấn đề quan trọng duy nhất, là lý do duy nhất cần quan tâm.

Hãy nhìn lại, điều gì đã xảy ra với quan hệ Mỹ-Trung trong 8 đến 10 tuần qua đối với đại dịch toàn cầu và dẫn tới những xung đột liên quan đến nó, và Mỹ Trung đều đang đổ tội cho nhau? Đây có phải những diễn biến không đáng có hay là việc không thể tránh khỏi hay thậm chí là cần thiết?
 
Điều đơn giản và quan trọng nhất là việc này đã được làm rõ. Mọi việc rõ như pha lê. Chúng ta đang chiến tranh với ĐCSTQ. Đó là điều mà chúng ta đang bàn đến. Không phải là về nước Trung Quốc, và càng không phải là về người dân Trung Quốc. Trên thực tế, họ lại chính là nạn nhân lớn nhất. Mục tiêu là ĐCSTQ, với sự tàn bạo lạnh lùng, lừa lọc, bất nhân và thiếu tôn trọng các giá trị phổ quát. Những điều này đã lộ rõ mồn một, đại dịch đã phơi bày điều đó. Nó đã cho thế giới thấy được rõ ràng rằng chế độ đó là gì, họ muốn gì và họ sẽ làm gì để đạt được các mục đích của mình. Hiển nhiên họ muốn trở thành siêu cường của thế giới, với một kiểu quyền lực độc tài. Những kẻ khác bị phơi bày là những tay sai, thằng hề, đồng hành và chó săn của họ.

Và đó là những ai?

Nó là tổ hợp gồm thành phố London (trung tâm tài chính của Anh Quốc) và Phố Wall và các tập đoàn toàn cầu, kể cả những kênh truyền thông. Cụ thể hơn nhé. Tất cả những chương trình truyền hình này đang diễn ra hàng giờ. Và vào Ngày của Mẹ, có cả một chương trình chống Trump và nói xấu việc chính quyền đã đối phó với dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế như thế nào. Ngoại trừ Peter Navarro (trợ lý của ông Trump và là giám đốc chính sách sản xuất và thương mại) và Tom Cotton, và chương trình truyền hình Fox của Maria Bartiromo, thì không chương trình nào nói về Trung Quốc. Khi bạn quan sát truyền thông dòng chính, thì Trung Quốc không phải là chủ đề trao đổi cấp thiết. Và đối với tôi, điều đó là không thể chấp nhận được. Đây là một đại dịch toàn cầu. Chúng ta đang ở giai đoạn ban đầu của nó, nó đã tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, phá hoại cả tổng cầu và tổng cung và chuỗi cung ứng. Đó là khủng hoảng cả cung và cầu, điều mà thế giới chưa bao giờ gặp phải cùng lúc. Nó dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ghê gớm. Điều đã diễn ra hồi năm 2008 là quá mờ nhạt nếu mang ra so sánh. Mỹ đã phải bỏ ra 9.000 – 10.000 tỷ USD ngân sách vì vụ này thông qua Ngân hàng Trung ương Mỹ. Và quy mô khủng hoảng quá lớn đến mức người ta chưa thể hình dung hết. Và tất cả những điều này đáng ra đã không xảy ra nếu ĐCSTQ có được một chút tử tế hay tôn trọng với chính người dân Trung Quốc.

Nghe có vẻ như ông tin vào thuyết âm mưu cho rằng virus bắt nguồn từ Trung Quốc một cách cố ý. Đúng vậy không?

Tôi không tin vào các thuyết âm mưu, nhưng tôi cũng không tin vào ngẫu nhiên. Nếu chúng ta chứng minh được đó là một phần của một thí nghiệm bị trục trặc, hoặc là một phần của một chương trình vũ khí sinh học mà nó không nên có… Tất cả những điều đó đang được điều tra, không chỉ tình báo của năm nước đồng minh (Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand), mà nhiều nước khác nữa cũng đang làm việc này. Chúng ta sẽ tìm ra, cụ thể là dần dần sẽ tiến gần tới nguồn gốc tại Vũ Hán.
Tuy nhiên điều mà chúng ta biết – đây là thực tế – là từ tuần đầu tháng 12/2019, và ít nhất là đến ngày 20/1/2020, họ đã giấu nhẹm việc này. Và cụ thể là họ giấu người dân Trung Quốc việc này. Họ cũng giấu cả thế giới việc này. Họ đã liên tục chủ động nói dối. Họ biết rõ chúng có thể lan truyền từ người sang người. Họ biết chúng lan truyền trong cộng đồng từ tuần thứ ba hay thứ tư của tháng 12/2019. Họ đã truy tố rất nhiều anh hùng Vũ Hán, những người đã cố gắng cảnh báo cho các đồng bào của họ. Như anh biết, họ truy tố bác sĩ Lý [Lý Văn Lượng, người cảnh báo sớm nhất về virus, và đã chết vì Covid-19 ở tuổi 33] và còn nhiều người dũng cảm nữa. Và họ đã ép người ta ký vào biên bản xác nhận rằng đã phao tin đồn nhảm, đó là một trong những việc tồi tệ nhất mà ai đó có thể làm ở Trung Quốc. Họ đã cố gắng đàn áp những việc làm tốt này. Họ không bao giờ nói với người dân ra vào Vũ Hán cho đến khi thực sự cần thiết. Và ơn Chúa vì một việc: đó là Tết Âm lịch, họ đã buộc phải đưa ra thông tin và cấm di chuyển trong nước Trung Quốc. Hàng năm, đó là giai đoạn di dân lớn nhất trong lịch sử loài người. Họ phải cấm vì họ biết nó sẽ nổ tung khắp nơi ở Trung Quốc. Chúng ta không có cách nào hình dung nổi hậu quả nếu họ làm khác. Cho nên chúng ta đã may mắn, nhưng không phải do ý của họ. Hành vi sai trái của họ là họ cấm di chuyển trong nội địa Trung Quốc, trong khi cho phép người Trung Quốc bay khắp nơi trên thế giới và lan truyền dịch bệnh này. Họ từ một nước xuất khẩu ròng các thiết bị y tế cá nhân (PPE) trở thành một nước nhập khẩu ròng, biết rõ rằng PPE sẽ là yếu tố quyết định đối với các chiến sĩ tuyến đầu, bác sĩ, y tá. Họ hiểu rằng phần còn lại của thế giới sẽ thậm chí không thể xét nghiệm nổi nếu thiếu PPE. Họ đã hút sạch thị trường PPE ở châu Âu, Mỹ, Úc và Brazil.
Điều này tương đương với cố ý giết người. Và đó là vì sao nó cần phải được phán xét rõ ràng trong tương lai. Họ phải chịu trách nhiệm vì bản chất máu lạnh của việc này. Nó thực sự gây sốc ngay cả với chuẩn mực đạo đức thấp nhất mà chúng ta nhìn nhận họ. Đại học Southampton ở Anh đã nghiên cứu và cho thấy nếu Trung Quốc chủ động cảnh bảo việc Covid-19 lan truyền qua người và cộng đồng vào thời điểm tuần đầu tháng 12/2019 hoặc tuần đầu tháng 1/2020, thì 95% chết chóc, đau khổ và tàn phá kinh tế có thể đã không xảy ra.

Thời gian qua ông đã có chương trình phát thanh radio từ tầng hầm của ông tại Breitbart Embassy. Và có thời điểm tên của nó đổi từ “Phòng trực chiến” thành “Phòng trực chiến: Dịch bệnh”. Ông đã nói về nội dung này rất nhiều trước khi người Mỹ hay thậm chí là Nhà Trắng coi nó là nghiêm túc. Tại sao lại như vậy?

Tôi có linh cảm về Trung Quốc. Tôi đã sống ở đó. Tôi ở đó từ những năm 1970. Tôi là một sĩ quan thủy quân trên tàu chiến thuộc hạm đội 7. Đồng thời, tôi biết Miles Guo (một tỷ phú Trung Quốc tị nạn tên là Quách Văn Quý hay Miles Kwok) và “Phong trào Người thổi còi” (Whistleblower Movement). Tôi là chủ tịch Tổ chức Xã hội Pháp quyền và đồng sáng lập của Ủy ban hiểm nguy nhãn tiền: Trung Quốc. Hồi đó chúng tôi có mặt tại các cuộc biểu tình khắp nơi trên đất Hồng Kông. Chúng tôi phát thanh và đề cập chuyện đó vào tháng 5/2019. Và mới bắt đầu làm quen với người dân Trung Quốc và những nhà bất đồng chính kiến và nghe về tính nghiêm trọng của vấn đề này ở Trung Quốc. Tôi sốc khi được nghe về một đợt cấm di chuyển vào dịp Tết. Và cụ thể là tôi nghe về việc cách ly tỉnh Hồ Bắc và Vũ Hán vào tuần thứ ba của tháng 1. Tôi và Miles đã phát sóng vào ngày 18 và 19. Rõ ràng là thủ đô Washington, New York, và London là rất gần nhau. Người Mỹ nên hiểu rằng những trung tâm quyền lực này rất gần nhau.
Đ.D.
Theo The Wire China

http://www.boxitvn.net/2020/05/28/steve-bannon-bo-nao-an-minh-cua-chinh-quyen-trump-noi-ve-hong-kong-covid-19-va-chien-tranh-my-trung/

Phổi của nam phi công mắc Covid-19 tiếp tục phục hồi, thông khí tăng lên 40%

PLS : Các bác thấy đẳng cấp của các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy chưa ? Mấy bữa nay tôi không dám hé răng luôn ! Các bác cố lên, cố gắng để ảnh phục hồi mà không phải ghép phổi, cho thế giới biết thế nào là trình độ của bác sĩ Việt Nam !

(Nhân tiện tôi xin có lời chúc mừng các bác sĩ ở bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội ! :-) Chữa lành được nhiều ca nặng như vậy thì giỏi thật đấy! )



Phổi của nam phi công mắc Covid-19 tiếp tục phục hồi, thông khí tăng lên 40%

Đánh giá tác giả:
16:26 thứ sáu ngày 29/05/2020

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/suc-khoe/968724/phoi-cua-nam-phi-cong-mac-covid-19-tiep-tuc-phuc-hoi-thong-khi-tang-len-40

jeudi 28 mai 2020

Dịch COVID-19: Cân nhắc thời điểm mở cửa đón khách du lịch quốc tế

PLS : Anh Vũ Đức Đam này vừa giỏi, vừa hiền lại khoẻ mạnh nhiệt tình làm việc hiệu quả ! :-) Mai mốt mà ảnh già hơn thì ảnh xứng đáng bất cứ chức vụ nào ở trong Tứ Trụ. Các bác nhớ bảo vệ ảnh cẩn thận nhé !

Các bác cố chữa lành anh phi công người Anh đi rồi mình tính tiếp. Tôi thấy là mình có thể bắt đầu tính tiền chữa bệnh cho người nước ngoài nhiễm virus được rồi đấy (đòi họ mua bảo hiểm y tế khi tới Việt Nam). Nhưng các bác có đọc bài về việc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới chữa chạy cho ảnh không ? Làm ăn tệ hại quá chừng ! Ngay từ đầu Viện Pasteur họ đã cảnh báo là số lượng virus trong người ảnh đặc biệt lớn, thế mà trong suốt mấy ngày đầu, họ chăm sóc ảnh không ra làm sao cả ! Cho nên để trở nặng tốn bao nhiêu là tiền như vậy là lỗi của bệnh viện. Tôi nghĩ là ta nên cách chức ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, các bác thấy sao ? (Nếu không thì các bác cho tôi nhắn ổng là đừng tuyển bác sĩ dốt. Suốt ngày bác sĩ phải lo giấu dốt thì họ không còn tâm trí đâu mà chăm sóc bệnh nhân cho đàng hoàng tử tế.)



Dịch COVID-19: Cân nhắc thời điểm mở cửa đón khách du lịch quốc tế

Trước mắt, Việt Nam chưa mở cửa du lịch quốc tế; chỉ mở cửa đón khách quốc tế với công dân các nước trong vòng ít nhất 30 ngày không phát hiện ca nhiễm mới.
Diệp Trương (TTXVN/Vietnam+)
Dich COVID-19: Can nhac thoi diem mo cua don khach du lich quoc te hinh anh 1Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Sáng 28/5, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 họp bàn về công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay.
Kiểm soát dịch bệnh từ bên ngoài
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, hiện Việt Nam kiểm soát tốt dịch COVID-19, tuy nhiên nguy cơ mầm bệnh xâm nhập vẫn còn; do đó cần tiếp tục kiên trì kiểm soát dịch bệnh từ bên ngoài.
Liên quan đến việc các nhà đầu tư nước ngoài, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, quản lý doanh nghiệp… nhập cảnh Việt Nam, các thành viên Ban Chỉ đạo nêu rõ trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc xét duyệt danh sách.
Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu đưa chuyên gia vào Việt Nam làm việc phải lập danh sách gửi cho Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố.
Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm phê duyệt; gửi Bộ Công an quyết định xét duyệt visa.
Sau khi các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố chỉ định nơi cách ly hoặc cách ly tập trung tại các khu quân đội theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đồng thời, các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất, người nhà của chuyên gia, đặc biệt là con em đã và đang học tập tại Việt Nam từ trước đó được nhập cảnh vào Việt Nam.
[Lào Cai: Nhiều giải pháp phục hồi du lịch hậu dịch COVID-19]
Ban Chỉ đạo đề nghị, các đội phản ứng nhanh Bộ Y tế tăng cường kiểm tra cơ sở cách ly tập trung, các tổ bay, thủy thủ đoàn… nhằm sẵn sàng đón chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các đơn vị quân đội tiếp nhận cách ly tập trung tất cả các lưu học sinh học tập tại Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ.
Chưa mở cửa du lịch quốc tế
Liên quan đến tái khởi động chương trình kích cầu du lịch nội địa, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, trong thời gian qua, các địa phương, doanh nghiệp hưởng ứng mạnh mẽ, đưa ra các chương trình khuyến mại, sản phẩm thu hút khách nội địa.
Dich COVID-19: Can nhac thoi diem mo cua don khach du lich quoc te hinh anh 2Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 họp sáng 28/5/2020. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Đến nay, các doanh nghiệp du lịch tăng trưởng nhanh. Điển hình công suất phòng khách sạn đạt 80-90%; nhiều nơi đạt 100% là một trong những tín hiệu tốt với du lịch nội địa.
Theo Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các Hiệp hội Du lịch chuẩn bị sẵn sàng phương án mở cửa đón khách du lịch quốc tế khi dịch bệnh kiểm soát an toàn; tuy nhiên, trước mắt chỉ tập trung kích cầu du lịch nội địa.
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh, để thúc đẩy du lịch nội địa càng phải giữ chặt du lịch quốc tế, do đó cần cân nhắc kỹ thời điểm tái khởi động du lịch quốc tế trên tinh thần đảm bảo an toàn sức khỏe của người dân.
Thảo luận ý kiến một số chuyên gia du lịch đề nghị mở cửa du lịch quốc tế, đề xuất dự kiến mở tại Phú Quốc (Kiên Giang), các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất, trước mắt, Việt Nam chưa mở cửa du lịch quốc tế; chỉ mở cửa đón khách quốc tế với công dân các nước trong vòng ít nhất 30 ngày không phát hiện ca nhiễm mới.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị chú trọng việc xử lý môi trường, rác thải tại các bệnh viện, khách sạn, khu cách ly tập trung…; tránh tình trạng lây nhiễm cộng đồng; đồng thời, đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi trốn cách ly, tự ý vào các khu cách ly để bán hàng./.
Diệp Trương (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/dich-covid19-can-nhac-thoi-diem-mo-cua-don-khach-du-lich-quoc-te/642660.vnp

jeudi 21 mai 2020

Cam kết của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

PLS : Em xin chúc mừng bác Trọng, bác Phúc ! :-)


"Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh"




Cam kết của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

16:28, 21/05/2020
 
(Chinhphu.vn) – Ngay sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) có hiệu lực, nhiều dòng thuế xuất nhập khẩu sẽ được xóa bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá của cả hai bên được thông thương.
Với hàng dệt may, trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu.
85,6% dòng thuế được xoá bỏ
Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với một số ít mặt hàng còn lại (tương đương khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu), EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.
Đối với các nhóm hàng quan trọng như dệt may, giày dép, gạo, đường, mật ong, các sản phẩm rau quả tươi và chế biến... EU cam kết như sau:
Với hàng dệt may, trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của ta, 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.
Cam kết này của EU được đưa ra phù hợp với khả năng đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) của ngành dệt may Việt Nam (tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam). Ngoài ra, EU cũng chấp nhận linh hoạt với quy tắc này như cộng gộp xuất xứ từ Hàn Quốc.
Với nhóm hàng giày dép, EU cam kết giảm thuế xuống 0% đối với 42,1% kim ngạch xuất khẩu của ta ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 3 năm và 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực thì tỉ lệ này sẽ lần lượt là 73,2% và 100%.
Sản phẩm thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) sẽ được EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của ta trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho ta hạn ngạch thuế quan là 11.500 tấn. Đối với cá viên, EU dành cho ta hạn ngạch thuế quan là 500 tấn.
Với gạo, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (giúp ta có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm.
EU dành cho ta hạn ngạch 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa đường trên 80%.
Sản phẩm mật ong sẽ được EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Gần như toàn bộ các sản phẩm rau quả tươi, rau củ quả chế biến, cà phê, hạt tiêu, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Cam kết của Việt Nam
Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng TRQ theo cam kết WTO hoặc không cam kết.
Đối với một số mặt hàng EU quan tâm, Việt Nam cũng đưa ra những cam kết cụ thể.
Theo đó, mặt hàng ô tô, phụ tùng ô tô, xe máy, Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau 9 năm với ô tô phân khối lớn (trên 2.500 cm3 với xe chạy dầu diesel, trên 3.000 cm3 với xe chạy xăng), 10 năm với các loại ô tô khác, 7 năm với phụ tùng ô tô, 10 năm với xe máy thường và 7 năm với xe máy trên 150 cm3.
Mặt hàng rượu vang, rượu mạnh, bia, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm với rượu vang, rượu mạnh, sau 10 năm với bia.
Mặt hàng thịt lợn, thịt gà, thịt bò, Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau 7 năm với 3 dòng thuế thịt lợn đông lạnh và 9 năm đối với các loại thịt lợn khác. Đối với thịt gà, lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 10 năm. Lộ trình đối với thịt bò là 3 năm.
Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam và EU cam kết không đánh thuế xuất khẩu đối với hàng hóa khi xuất khẩu từ lãnh thổ một bên sang bên kia. Lý do của cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu là nhiều nước trên thế giới coi việc đánh thuế xuất khẩu là một hình thức trợ cấp gián tiếp gây ra cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng hóa của các nước.
Tuy nhiên, Việt Nam đã bảo lưu quyền áp dụng thuế xuất khẩu đối với 57 dòng thuế, trong đó có các sản phẩm quan trọng như dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc là loại than ta hầu như không sản xuất). Đối với các dòng thuế có thuế xuất khẩu hiện hành đang cao, Việt Nam cam kết đưa mức trần thuế xuất khẩu về 20% trong thời gian tối đa là 5 năm (riêng quặng măng-gan có mức trần 10%). Với các mặt hàng khác, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 16 năm.
Phan Trang



http://baochinhphu.vn/Hoi-nhap/Cam-ket-cua-EU-doi-voi-hang-hoa-xuat-khau-cua-Viet-Nam/396187.vgp

mercredi 20 mai 2020

Trường đại học không tham gia coi, chấm thi tốt nghiệp THPT

PLS : Thế các tỉnh tha hồ đua nhau nâng điểm cho con cán bộ, thì ai biết được ?

Rút kinh nghiệm năm ngoái, lần này giấu kỹ hả ? Thôi bỏ kỳ thi Tốt nghiệp đi được rồi đấy ! (GS NBC vẫn nói đúng !)



Trường đại học không tham gia coi, chấm thi tốt nghiệp THPT

 - Nếu như các năm trước, 50% cán bộ coi thi là giảng viên, chuyên viên các phòng, ban của trường đại học, cao đẳng thì năm nay, lực lượng này sẽ "vắng bóng" trong các khâu từ coi thi đến chấm thi.

Đây là một trong số những nội dung được nêu trong dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Theo dự thảo, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ giao cho UBND các tỉnh, thành phố chủ trì. Trưởng ban sẽ là lãnh đạo UBND tỉnh. Các Phó Trưởng ban sẽ là Giám đốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT; Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh và một số sở, ban, ngành liên quan.
Mỗi tỉnh sẽ tổ chức một Hội đồng thi do Sở GD-ĐT chủ trì để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Mỗi hội đồng thi có các điểm để tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi.
Như vậy, các trường đại học đã rút khỏi mọi khâu của kỳ thi này. Trách nhiệm coi thi, chấm thi tự luận và trắc nghiệm năm nay hoàn toàn thuộc về địa phương.
Trường đại học không tham gia coi, chấm thi tốt nghiệp THPT
Trường đại học “vắng bóng” trong các khâu coi, chấm thi tốt nghiệp THPT

Cụ thể, đối với việc coi thi, thành phần sẽ bao gồm trưởng ban; phó trưởng ban; lãnh đạo một số phòng thuộc Sở GD-ĐT và hiệu trưởng trường phổ thông; ủy viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các phòng của Sở GD-ĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông.
Tương tự, thành viên của các ban chấm thi tự luận và trắc nghiệm đều là các lãnh đạo, cán bộ của Sở GD-ĐT và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.   
Phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận có các thiết bị đảm bảo an toàn, có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24/24; có công an bảo vệ, giám sát liên tục. Khi đóng, mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi và tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải có sự chứng kiến của công an, thanh tra và ghi nhật ký đầy đủ.
Dự thảo cũng quy định, mỗi tổ chấm thi có tổ trưởng và cán bộ chấm thi là giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy môn học đúng với bài thi tự luận được chấm ở trường phổ thông, ban làm phách của hội đồng sẽ không được tham gia chấm thi tự luận.
Ở bài thi tự luận, tổ chấm kiểm tra thực hiện chấm kiểm tra ngẫu nhiên ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định toàn bộ hoặc một phần số bài thi hoặc kiểm tra kết quả phúc khảo của một hoặc một số Hội đồng thi.                     
Thúy Nga

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/truong-dai-hoc-khong-tham-gia-coi-cham-thi-tot-nghiep-thpt-642707.html

mardi 19 mai 2020

Bệnh nhân 91 có 'hy vọng mong manh cuối đường hầm'

PLS : Các bác có biết vì sao anh ấy đỡ hơn không ? Đó là vì bệnh viện Nhiệt đới họ bị bắt buộc phải chữa dứt điểm virus cho ảnh (để còn chuyển sang bệnh viện Chợ Rẫy ghép phổi). Trị dứt virus thì ảnh mới hết viêm nhiễm, có thế thôi mà suốt hai tháng nay không làm được !

Các bác có biết là mấy ngày hôm nay, tôi phải cầu khấn Phật bà Quan Âm gởi Văn Thù Bồ Tát tới bệnh viện Nhiệt đới để Ngài giúp hàng ma bắt quái không ?



Bệnh nhân 91 có 'hy vọng mong manh cuối đường hầm'

Với phần phổi hồi phục chiếm khoảng 20-30%, bệnh nhân 91 được nhận định có tiến triển khả quan.
Chiều 19/5, chia sẻ với Zing, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết kết quả CT Scan lần thứ 2 của bệnh nhân 91 (nam phi công, người Anh, 43 tuổi) cho thấy kết quả tiến triển khả quan.
"Phần phổi hồi phục chiếm khoảng 20-30%, có hy vọng mong manh cuối đường hầm", TS Châu nói.
Hướng sắp tới bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị nội khoa phối hợp ngoại khoa.
"Với 20-30% phổi phục hồi, bệnh nhân vẫn phải lệ thuộc hoàn toàn vào ECMO. Nếu dừng, bệnh nhân sẽ chết. Ghép phổi là giải pháp duy nhất còn hy vọng cứu sống bệnh nhân nếu tình trạng phổi không phục hồi. Do đó, các bác sĩ cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ghép phổi trong trường hợp bắt buộc phải ghép", TS Châu nói.
Các điều kiện cần thiết bao gồm việc đánh giá thêm tình trạng não, tim, thận của bệnh nhân và điều trị nếu có suy phủ tạng. Nhiễm trùng ngoài phổi cũng cần được loại trừ. Việc chuẩn bị cần 3-5 tuần trước khi tiến hành ca mổ.
Benh nhan 91 co 'hy vong mong manh cuoi duong ham' hinh anh 1 benh_vien_nhiet_doi.jpg
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM - nơi điều trị cho nam phi công. Ảnh: B.Huệ.
Bác sĩ Châu cho biết đến sáng nay, bệnh nhân nằm yên, an thần, thỉnh thoảng có kích thích nhẹ. Bệnh nhân có dùng thuốc vận mạch liều thấp, mạch và huyết áp ổn định, không ghi nhận xuất huyết.
Kết quả siêu âm cho thấy tim co bóp đồng bộ. Phổi phải xẹp thuỳ giữa dưới, có lượng ít dịch vùng nách, không tràn khí. Phổi trái nhiều B lines, nở nhiều hơn và hết xẹp.
"CT Scan phổi cho thấy phổi diễn tiến khá hơn lần trước", TS Châu giải thích.
Hiện tại, bệnh nhân tiếp tục thở máy, mở khí quản, lọc máu, kháng sinh, kháng nấm và can thiệp ECMO ngày 43.
Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế giải thích nam bệnh nhân có yếu tố béo phì với chiều cao 1,83 m và nặng 100 kg. Cơ thể bệnh nhân lại phản ứng quá mức với virus nên tạo ra "cơn bão cytokine", tấn công lại chính tế bào lành. Bệnh nhân cũng kháng toàn bộ thuốc chống đông máu, Bộ Y tế phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài về điều trị.
Trong cuộc hội chẩn với Bộ Y tế, Hội đồng chuyên môn bao gồm các chuyên gia hàng đầu Việt Nam đã xem xét khả năng ghép phổi cho nam phi công. Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cũng nhận hàng chục đề nghị được hiến phổi, đa số là người Việt.

https://zingnews.vn/benh-nhan-91-co-hy-vong-mong-manh-cuoi-duong-ham-post1086051.html

Việt Nam chống COVID-19 thành công nhờ thông tin sớm và rõ ràng

PLS : Đây là lời khen lọt tai tôi nhất từ đầu tới nay ! Khen hay quá ! Khen đúng thật ! Khen thế mới gọi là khen chứ !


Ngay từ đầu khi mà dịch mới chỉ vừa bùng phát, mà tôi thấy Bộ Y tế ra thông cáo, khuyến cáo rộng rãi, là tôi đă mừng rồi ! (Bà Kim Tiến, tôi chê bà là bà không có làm được như vậy, nhất là hồi dịch Chân-Tay-Miệng ấy !). Và cái lời khen này nó mới nói lên được công lao của các bác sĩ. Chứ các bác chỉ toàn khen toàn Đảng, toàn quân, rồi đi dạy dỗ thế giới như vậy, làm tôi chán lắm. Nếu chỉ có Đảng và Quân đội thôi, mà bác sĩ dở, thì liệu các bác có dập dịch được như vậy không ? Các bác sẽ chỉ dập dịch được như Trung Quốc mà thôi, nghĩa là chết rất nhiều người, rồi giấu quẩn giấu quanh chối tội một cách rất là hèn hạ.



Công nhận là các bạn Tây lúc đầu các bạn ấy chậm và dở, nhưng đến cuối cùng thì  bao giờ
họ cũng tìm ra được sự thật. Còn Việt Nam thì ngược lại, lúc đầu làm rất tốt (vì hiểu ra ngay được điều chính yếu), nhưng về sau thì kém đi. Nói như vậy không phải để chê ta hay là khen Tây, hoặc ngược lại. Nói như vậy để thấy là, nếu ta và Tây kết hợp với nhau được, thì kết quả sẽ rất là tốt đẹp, các bác thấy không ? 


Bonne journée à tous !
 



Việt Nam chống COVID-19 thành công nhờ thông tin sớm và rõ ràng

Theo đánh giá của chuyên gia Viện Chính sách chiến lược Australia, thành công của Việt Nam là nhờ một loạt các yếu tố tổng hợp như công tác truyền thông của chính phủ được thực hiện sớm và rõ ràng.
Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)
Viet Nam chong COVID-19 thanh cong nho thong tin som va ro rang hinh anh 1Thông tin khuyến cáo về phòng, chống dịch COVID-19 được dán trong các trường học để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
 
Trang nzherald.co.nz có bài viết đề cập tới những yếu tố giúp Việt Nam đạt được kết quả ấn tượng trong cuộc chiến chống dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19, khi hơn 1 tháng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Theo đánh giá của chuyên gia Viện Chính sách chiến lược Australia, thành công của Việt Nam là nhờ một loạt các yếu tố tổng hợp như công tác truyền thông của chính phủ được thực hiện sớm và rõ ràng; cảnh báo của chính phủ đã công bố thẳng thắn với người dân về sự nguy hiểm của virus gây bệnh COVID-19 và việc thiếu các nguồn lực y tế quy mô lớn nếu một đợt bùng phát lớn xảy ra.
Một yếu tố nữa được cho cũng đóng góp vào sự thành công của Việt Nam là công tác xét nghiệm sớm và quy mô lớn.
[WEF: Việt Nam trở thành 'ngọn hải đăng' về ứng phó với dịch COVID-19]
Vào tháng 1/2020, Việt Nam chỉ có 3 phòng thí nghiệm có thể tiến hành xét nghiệm COVID-19. Tuy nhiên, đến tháng 4, Việt Nam đã xây dựng được 112 phòng thí nghiệm.
Ông Matthew Moore, quan chức Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đang làm việc tại Hà Nội, đánh giá các biện pháp mà Việt Nam thực hiện rất dễ mô tả nhưng khó thực hiện.
Tuy nhiên, quan chức này nhận định Việt Nam đã rất thành công khi thực hiện lặp đi lặp lại các biện pháp này.
Ông Moore đã trao đổi thông tin với Chính phủ Việt Nam kể từ khi nước này ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên vào tháng 1. Ông cho biết người dân Việt Nam có "niềm tin rất lớn" vào chính phủ.
Tính đến nay, Việt Nam ghi nhận 324 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và không có trường hợp tử vong nào, điều trị khỏi cho 263 ca bệnh./.


Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-chong-covid19-thanh-cong-nho-thong-tin-som-va-ro-rang/640966.vnp

dimanche 17 mai 2020

Thời báo New York Times vinh danh cố Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Đặng Đức Trạch

PLS : Hãi thật ! Thế mà Việt Nam có vẻ như không được hưởng một chút tiếng tăm, lợi ích gì ! Thế mà các nhà khoa học để yên hay sao ? Thế gọi là ăn cướp thành tựu khoa học thì có ! Tôi còn nghe nói là thuốc chữa sốt rét giành Nobel y học là do bác sĩ Đặng Văn Ngữ của ta chế ra, thế mà bị cướp công ! Thôi cũng chẳng sao, cứ có thuốc cho dân là được, chúng có tiếng, có tiền, còn ta thì được phúc đức. Nhưng tôi thấy như vậy thì nên dẹp mấy cái giải thưởng đó đi là vừa, sao lại trao giải cho quân bất lương, để cho sự bất lương lên ngôi ?



Thời báo New York Times vinh danh cố Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Đặng Đức Trạch
 
Ngày cập nhật 17/02/2017


Thời báo New York Times của Hoa Kỳ số ra ngày 6 tháng 2 năm 2017 đã đăng bài của nhà báo Donald G McNeil Jr viết về lịch sử cuộc chiến chống lại dịch tả và vinh danh cố Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Đặng Đức Trạch, nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam trong việc phát triển vắc xin phòng chống dịch tả cho nhân loại.
Đại dịch tả bắt nguồn từ đầm lầy khu vực sông Hằng, Ấn Độ cách đây trên 200 năm. Đại dịch tả đã quay vòng bảy chu kỳ trên khắp thế giới, làm chết hàng chục triệu người và vẫn đang tiếp tục bùng phát ở một số nước đang phát triển. McNeil đã nhấn mạnh vai trò của vắc xin phòng bệnh trong lịch sử hàng trăm năm chống lại dịch tả, trong đó có việc chế tạo và lưu trữ vắc xin để sẵn sàng cung ứng cho những vùng có nguy cơ bùng phát dịch trên thế giới.

      Đặc biệt, tác giả đã nêu bật vai trò và đóng góp của vắc xin tả uống không sử dụng đệm, loại vắc xin được nghiên cứu và phát triển bởi nhà Vi trùng học hàng đầu của Việt Nam – cố GS Đặng Đức Trạch vào cuối thế kỷ XX. Vắc xin này đã được cải tiến, sản xuất và lưu hành trên toàn thế giới để chống lại dịch tả.

      Đầu những năm 1980, nhà khoa học Thụy Điển – Tiến sĩ Jan Holmgren là người đầu tiên phát minh ra vắc xin tả uống. Tuy nhiên, việc chế tạo ra loại vắc xin này tốn kém, trong khi người sử dụng phải uống một cốc lớn dung dịch đệm để bảo vệ hoạt tính của vắc xin khỏi các loại axit trong dạ dày. Năm 1986, Giáo sư Đặng Đức Trạch đã yêu cầu được cung cấp công thức chế tạo vắc xin tả uống và tin tưởng rằng mình có thể chế tạo ra loại vắc xin mới không dùng đệm. TS Holmgren và TS John D. Clemens – chuyên gia vắc xin nổi tiếng của Mỹ khi ấy chưa hoàn toàn ủng hộ ý tưởng này vì họ cho rằng đây chỉ là một loại vắc xin có thành phần là các tế bào vi khuẩn chết ứng dụng công nghệ cổ điển theo phương pháp phát triển vac xin của Louis Pasteur.

      Tuy nhiên, bảy năm sau đó, GS Đặng Đức Trạch đã thông báo với thế giới ông đã chế tạo thành công loại vắc xin tả uống không dùng đệm. Vắc xin được thử nghiệm lâm sàng trên 70.0000 người ở thành phố Huế của Việt Nam và cho thấy hiệu quả bảo vệ đạt tới 66%. Mặc dù hiệu quả bảo vệ không cao như loại vắc xin của TS. Holmgren, nhưng giá thành mỗi liều lại rẻ hơn 60 lần (25 cent/liều: NYT). Do vậy, vắc xin này mới có thể  được sử dụng rộng rãi để tiêm chủng đại trà, ngăn chặn sự bùng phát dịch ở những vùng có nguy cơ, đặc biệt ở những nước nghèo.
GS Đặng Đức Trạch, TS Holmgren và TS Clemens trong bức ảnh chụp tại hội nghị khoa học chuyên đề ở Thụy sĩ (Ảnh: New York Times)

      Năm 1997, Việt Nam đã trở thành nước đầu tiên và là nước duy nhất cho tới nay cung cấp vắc xin tả để tiêm chủng cho người dân trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Do vậy, số ca mắc tả trên toàn quốc đã giảm một cách mạnh mẽ, đặc biệt là ở những khu vực có lưu hành dịch cao như Thừa Thiên Huế.

      Năm 1999, TS Clemens đã nhận được tài trợ 40 triệu đô la từ Quỹ Bill & Melinda Gates để phát triển vắc xin tả. Ông đã thay đổi một chút công thức vắc xin tả uống không dùng đệm của GS Đặng Đức Trạch và thử nghiệm lâm sàng thành công ở Calcutta, Ấn Độ. Vắc xin được chuyển giao công nghệ cho công ty Shantha Biotechnics, Ấn Độ và sau đó đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

       Năm 2009, vắc xin này được đưa ra thị trường với tên thương mại là Shanchol và có giá dưới 2 đô la Mỹ/liều. Năm 2011, vắc xin đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới sau khi nhận được sự phê chuẩn của các cơ quan chức năng. Năm 2013, vắc xin đã có mặt trong kho dự trữ khẩn cấp và tăng lên 6 triệu liều sau khi nhận được sự tài trợ từ Liên minh vắc xin và tiêm chủng toàn cầu GAVI (115 triệu đô la Mỹ). Hiện nay, vắc xin tả uống không dùng đệm đang được sử dụng ở Haiti, và tại các vùng dịch tả ở Iraq, Iran, Sudan và một số nơi khác. Những phiên bản khác cũng được nghiên cứu và sản xuất ở một số quốc gia như Euvichol của Hàn Quốc hay Vaxchol của Bangladesh

      Cuối bài, tác giả viết: “Cuối cùng, thế giới cũng đã có một loại vắc xin tả uống, nếu được sử dụng đều đặn có thể sẽ loại bỏ được một trong những hiểm họa lớn của lịch sử”. Thành công   của thế giới trong việc phát triển, sản xuất và lưu hành rộng rãi vắc xin tả uống không dùng đệm trong cuộc chiến chống dịch tả trước tiên phải kể đến công lao rất lớn của cố GS Đặng Đức Trạch – nhà khoa học lỗi lạc, nhà vi khuẩn học và vắc xin hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ XX.

Chi tiết bài viết của Donald G McNeil Jr trên New York Times xin xem tại:https://www.nytimes.com/2017/02/06/health/cholera-vaccine-bangladesh.html?emc=edit_ne_20170206&nl=evening-briefing&nlid=68691027&te=1&_r=0
Tóm tắt tiểu sử
    
GS.TSKH Đặng Đức Trạch
Thầy thuốc Nhân dân; Anh hùng Lao động; Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Nguyên: Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương; Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam; Chủ tịch Hội YHDP Việt Nam; Tổng Biên tập Tạp chí YHDP; thành viên Ban cố vấn của Tổ chức Y tế thế giới.
Giải thưởng VIFOTEC hạng ba năm 1998; Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2000; Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2016.
TS. Trần Quang Huy
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

https://syt.thuathienhue.gov.vn/?gd=62&cn=28&tc=5193&fbclid=IwAR02j2QPF2maTYGd8k5ztNMrqcCJ91LSIKnN7T_MNN06n5XDkkvY9r1cm0s

jeudi 14 mai 2020

Người Phát ngôn nói về thông tin Việt Nam được mời điện đàm "Bộ tứ kim cương" mở rộng

PLS : Wouaouh ! Ấn tượng chưa ? Em cũng nể các bác Việt Nam luôn ! Well done !

Về  ban lãnh đạo mới của Trung ương ta, thì em chọn ông Xuân Phúc giữ chức Tổng Bí Thư và Chủ tịch nước (ông ấy rất là quan trọng, không thể thay thế được). Em tiếc bà Kim Ngân quá, các bác không tìm được bà nào khác giống như bà ấy à ? (Phải là phụ nữ miền Nam học thức cao, khoẻ mạnh xinh đẹp). Có một bà duyên dáng rạng rỡ như vậy nó làm cho hình ảnh Chính phủ của các bác đẹp lên nhiều lắm.

Ông Vương Đình Huệ thì cứ chờ đấy, tôi sẽ nói vì sao mà tôi không thích ông ấy (vì ông ấy thiếu hai phẩm chất rất quan trọng mà ông Xuân Phúc có, còn ổng thì không).

Chức Thủ tướng thì  tôi muốn ông Phạm Bình Minh, còn ông Tô Lâm thì làm Chủ tịch Quốc Hội.



Người Phát ngôn nói về thông tin Việt Nam được mời điện đàm "Bộ tứ kim cương" mở rộng

14-05-2020 - 05:55 PM | Thời sự quốc tế

(NLĐO)- Vừa qua, Việt Nam đã cùng Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand tiến hành điện đàm không chính thức nhằm đóng góp vào nỗ lực chung đẩy lùi dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mở cửa và hồi phục nền kinh tế hậu Covid-19.

Chiều 14-5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi về việc đề nghị khẳng định thông tin Việt Nam tham gia các cuộc điện đàm vừa qua với các nước Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Úc trao đổi về hợp tác và phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Bà Hằng cho biết trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn thế giới, gây ra những tác động tiêu cực nặng nề cho hầu hết tất cả các quốc gia, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, với mong muốn chung tay và đóng góp vào nỗ lực chung nhằm đẩy lùi dịch bệnh, Việt Nam đã và đang tích cực hợp tác với các nước, các tổ chức khu vực, nhất là ASEAN, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc; tham gia nhiều cơ chế trao đổi với các hình thức và ở nhiều cấp khác nhau như Hội nghị quốc tế và khu vực, điện đàm song phương hoặc nhiều bên của Lãnh đạo cấp cao, cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng…
Người Phát ngôn nói về thông tin Việt Nam được mời điện đàm Bộ tứ kim cương mở rộng - Ảnh 1.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Trên tinh thần đó, vừa qua, Việt Nam đã cùng Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand tiến hành điện đàm không chính thức, trong đó, Việt Nam cùng các nước tập trung cập nhật tình hình dịch bệnh trong nước, tại khu vực và trên thế giới; chia sẻ kinh nghiệm và biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như các hình thức hợp tác hiệu quả trong công tác bảo hộ công dân, cung ứng trang thiết bị y tế, phối hợp trong các hình thức viện trợ nhân đạo, duy trì giao thông và giao thương cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mở cửa và hồi phục nền kinh tế hậu Covid-19.
Việt Nam tin rằng thông qua các cơ chế hợp tác, trao đổi, điện đàm với tinh thần xây dựng và có trách nhiệm, các quốc gia và cộng đồng thế giới sẽ cùng nhau sớm kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh đồng thời từng bước khôi phục phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đó, thông tin từ báo chí quốc tế cho biết Mỹ đang lên kế hoạch thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" bằng cuộc đối thoại nhóm "Bộ tứ kim cương" (Nhóm QUAD), gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand. Nhóm mới này được tờ India Times gọi là "Bộ tứ mở rộng" (QUAD Plus).

https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nguoi-phat-ngon-noi-ve-thong-tin-viet-nam-duoc-moi-dien-dam-bo-tu-kim-cuong-mo-rong-20200514175126855.htm

mardi 12 mai 2020

PLS hỏi ý kiến các bác sĩ Việt Nam (khẩn cấp)

Em xin kính chào các bác sĩ, kính chào các bác !

Thưa các bác sĩ, em vừa nghĩ ra một ý tưởng lớn, dựa trên câu hỏi của ông Đông A, là chẳng lẽ gen của ông phi công người Anh kém sức đề kháng hơn gen của người Việt mình ?

Thì em nghĩ ra một cái điều khác biệt rất lớn giữa người phương Tây và người Việt, đó là về vấn đề thức ăn. Người Việt mình chủ yếu là ăn gluten free (tức là ăn gạo), còn Tây thì họ ăn bột mì rất nhiều.


Cho nên nếu các bác để ý thấy là những nước ăn gluten free như mình, Campuchia, Lào, Ấn Độ, vv. thì họ bị nhiễm virus không nhiều lắm, và không nặng lắm, còn các nước ăn lúa mì thì bị rất nặng (nước Nga chẳng hạn).


Và nếu các bác để ý tiếp, thì sẽ thấy là chất gluten ở trong lúa mì nó làm cho máu rất là đặc, cho nên bệnh nhân Tây họ hay bị các vấn đề về đông máu. Nếu đúng như vậy, thì các bác phải lập tức đổi chế độ ăn cho ông phi công người Anh, chỉ cho ông ấy ăn gluten free mà thôi.


Về vấn đề gluten làm cho máu bị đông đặc thì em hơi ngại nói ra ở đây, nhưng em muốn thông báo cho các bác sĩ để họ tham khảo. Đó là em mới chỉ hoàn toàn ăn gluten free từ nửa năm nay thôi, trước đó thì mình bị tiền mãn kinh vật rất là dữ, nhức đầu, mệt mỏi kinh khủng (vài chị em bạn quen khác nữa cũng có vấn đề như vậy), và có hiện tượng chung là máu rất là đặc. Khi đổi sang ăn gluten free, thì hết luôn tất cả các triệu chứng ấy, mình lại phơi phới trẻ trung như hồi còn thanh tân ấy. Và cái điều thấy rõ nhất là máu hoàn toàn không đông đặc nữa, mà loãng như bình thường. Ấy thế mà hễ cứ thèm gluten quá mà xơi vào thì lại lập tức bị vật ngay.

Thưa các bác, nếu điều này đúng, và khi mọi người hiểu ra, thì gạo của Việt Nam sẽ lên ngôi :-) Chúng ta sẽ thực sự nuôi và cứu cả thế giới, và nhân loại sẽ hoà bình thịnh vượng mãi mãi, đúng như lời tiên tri của Sấm Trạng Trình :-)



Thưa các bác sĩ, nếu các bác muốn cảm ơn em, thì xin các bác chuyển ngay ông bệnh nhân phi công sang bệnh viện Chợ Rẫy, đừng để ổng ở bệnh viện Nhiệt đới thêm một ngày nào nữa ! Em rất giận ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu ! Chữa được thì chữa, không thì chuyển viện cho người khác giỏi hơn người ta chữa, cứ ôm lấy mãi, mà làm ăn thật chẳng ra làm sao ! Bác sĩ của ông kém lắm hay sao ?


(còn tiếp)

samedi 9 mai 2020

TT Trump nói WHO bất tài, là con rối của Trung Quốc dù nhận tiền Mỹ

PLS : Quá đã, quá đã ! Ông Trump, ông nói rất đúng, em hoàn toàn đồng ý với ông ! Nhưng mà ông Trump ơi, ông đừng có nổi nóng quá mà lên tension ! Bình tĩnh, bình tĩnh thôi !

Ngay từ đầu, em đã thấy WHO cư xử rất là kỳ cục, nghe cái vụ đặt tên virus mình đã muốn chửi. Có một ông bác sĩ lớn của Việt Nam ổng có khuyến cáo dân chúng (hihi em không dám nói tên ổng ra đây), phóng viên mới hỏi ổng là sao
ông lại khuyến cáo ngược với WHO ? Ổng trả lời là nếu nghe theo khuyến cáo của WHO, thì chính bạn và gia đình của bạn sẽ chịu hậu quả trước tiên, hehe :-D


Bây giờ thì tình hình đã khá rõ ràng rồi ! Trung Quốc đã mua chuộc quan chức cao cấp của WHO, để làm chậm trễ việc thông báo đại dịch, trong lúc đó họ khẩn cấp gửi tình báo đi phân tán virus trên khắp các nước khác, mục đích là để leur foutre de la merde, nói theo kiểu Pháp, và sau đó sẽ bán khẩu trang, vaccin. Bởi vì ngay từ thời kỳ đầu, công an Việt Nam đã bắt được rất nhiều vụ tuồn khẩu trang sang Campuchia, mà Campuchia lúc đó còn chưa tin là có virus, thế thì tôi đố các bác biết số khẩu trang ấy đi đâu đấy ? Và các nước
lúc đó còn chưa muốn dùng khẩu trang. Sau đó Trung Quốc tích trữ, ém hàng. Và họ còn nhất định không cho các nước, kể cả WHO, tiếp cận phòng thí nghiệm Vũ Hán. Nếu chỉ có nghiên cứu khoa học thôi thì làm gì phải giấu như mèo giấu cứt như vậy ? 


Họ phải giấu là vì nếu không thì sẽ lộ ra ngay lập tức rằng con virus này chính là vũ khí sinh học của họ, và họ ngăn cản không cho các nước biết được nguồn gốc của nó để sản xuất vaccin, và họ tính là khi chính họ tìm ra vaccin trước, thì họ sẽ thao túng toàn thế giới và sẽ làm giàu một cách khủng khiếp. Thế cho nên mới phải giết ngay nhà khoa học TQ ở Mỹ để ngăn những phát hiện quan trọng của ổng.

Chỉ có điều là quên không tính đến Việt Nam ta đã ba lần đánh tan quân Nguyên Mông để cứu thế giới, hehe ! Cho nên cụ Trạng Trình mới làm cho phát lộ ra bãi cọc Bạch Đằng ở Cao Quỳ là vì vậy ! :--)

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng !"




TT Trump nói WHO bất tài, là con rối của Trung Quốc dù nhận tiền Mỹ

Tổng thống Trump đã chỉ trích WHO là bất tài và "giống như con rối của Trung Quốc" dù nhận 450 triệu USD tài trợ của Mỹ mỗi năm.
Theo NDTV, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/5 cáo buộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là con rối của Trung Quốc và cho biết Washington sẽ sớm có thông báo mới về việc đình chỉ hỗ trợ tài chính cho WHO.
"Họ giống như con rối của Trung Quốc, coi mọi thứ Trung Quốc làm đều ổn. Chúng ta hỗ trợ họ 450 triệu USD (mỗi năm) trong khi Trung Quốc cho họ 38 triệu USD, và rồi Trung Quốc vẫn ra lệnh cho họ. Làm thế nào lại có thể như vậy?", Tổng thống Trump nói trong cuộc phỏng vấn với Fox.
TT Trump noi WHO bat tai, la con roi cua Trung Quoc du nhan tien My hinh anh 1 Trump_who_2.jpg
Tổng thống Trump gọi WHO là con rối của Trung Quốc. Ảnh: AP.
Trước đó, Washington đã tạm dừng chương trình tài trợ dành cho WHO. Tổng thống Trump cáo buộc WHO đứng về phía Trung Quốc, làm thế giới bị đánh lạc hướng trong thời gian đầu dịch bệnh bùng phát.
"Tôi không tin điều đó được thực hiện có chủ đích, nhưng điều đó xảy ra do sự bất tài của họ. Virus đã thoát ra ngoài và họ không thể nói điều đó ra một cách đúng đắn", Tổng thống Trump cáo buộc.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với Fox, Tổng thống Trump cho biết "đang có một thời gian rất khó khăn với Trung Quốc", than phiền về việc gián đoạn kinh tế do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới việc thực hiện "một thỏa thuận thương mại vĩ đại". Ông Trump khẳng định Nhà Trắng sẽ có cái nhìn hoài nghi hơn về khả năng Bắc Kinh tôn trọng cam kết được nêu tại thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung ký hồi tháng 1.
Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh leo thang trong những tháng gần đây khi virus corona bùng phát trước tiên ở Vũ Hán lây lan ra toàn cầu, khiến hơn 4 triệu người nhiễm bệnh và hơn 276.000 người tử vong. Mỹ hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh với hơn 1,3 triệu ca nhiễm và 78.000 người tử vong.

https://zingnews.vn/tt-trump-noi-who-bat-tai-la-con-roi-cua-trung-quoc-du-nhan-tien-my-post1082694.html

Cuộc sống của nhà vô địch Olympic hóa bi kịch vì một câu nói

PLS : Các bác thấy không, mình mà không bảo vệ người tử tế, thì bọn bất lương chúng sẽ làm bất cứ trò gì để phá hoại cuộc sống của chúng ta !

Bravo anh Mack Horton ! Người chính trực không bao giờ dung thứ cho kẻ gian lận ! Chúc anh luôn vui khoẻ, thành công, tập luyện đạt thành tích tốt !

 

Các bác có đọc tin vụ ám sát nhà khoa học Trung Quốc mới đây ở Mỹ không ? Bọn Trung Quốc ra tay để cản trở các nước tìm ra được cách cứu người dân của họ đấy, các bác có thấy không ? Chúng muốn dân các nước phải chết đấy, các bác thấy không ? Lòng dạ nham hiểm, thâm độc như thế, các bác đừng có giao thương gì với chúng ! Tôi lại nghe nói 45% dân Trung Quốc muốn sang thăm Việt Nam sau đại dịch, tôi sợ vãi đái ! Gớm, thấy Việt Nam phòng chống dịch tốt, chúng định sang để lan truyền virus đấy ! Tôi đoán là phải có những thằng thuộc quân đội Trung Quốc mang virus sang rải khắp các nước, cho nên họ mới không tìm ra được bệnh nhân zero, tức là nguồn lây bệnh đầu tiên ấy ! Các bác cảnh giác nhé ! Việt Nam vô địch !



Cuộc sống của nhà vô địch Olympic hóa bi kịch vì một câu nói

Mọi thứ trong cuộc sống không còn bình yên với kình ngư Mack Horton và gia đình anh suốt 4 năm qua. Họ giờ phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ.
Một ngày nọ, trước nhà Horton xuất hiện chiếc xe tải màu đen và đỗ ở đó vài giờ. Bất thình lình, có người bước ra và ném vào khu vườn bao phân chó. Điều này không chỉ xảy ra vài lần. Khi bật máy tính, ông Andre, bố của kình ngư Mack Horton, phải nhận rất nhiều lời hăm dọa. Ban đầu, chỉ có hàng trăm thư nặc danh được gửi tới gia đình Horton. Sau này, số lượng được tăng lên hàng nghìn.
"Rất nhiều, chúng tôi gần như đã quá quen thuộc với điều đó", báo La Vanguardia dẫn lời ông Andrew Horton.
Vào hôm khác, chiếc xe của ông Horton bỗng bị chặn bởi các phương tiện giao thông khác lúc di chuyển. Khu vườn của họ không còn trở nên an toàn nữa. Mỗi buổi sáng, nó lại xuất hiện nhiều bước chân phá hoại, cùng nhiều mảnh kính vương vãi, từng khiến bà Cheryl - mẹ của Mack Horton - bị thương.

Cuoc song cua nha vo dich Olympic hoa bi kich vi mot cau noi hinh anh 1 independent_156384764579378132117.jpg
Mack Horton ghét ra mặt Sun Yang khi đứng trên bục nhận huy chương. Ảnh: Getty Images.

Giữa đêm, tiếng chuông báo động của nhà Horton bỗng vang lên inh ỏi. Có kẻ muốn phá vỡ hoặc chọc tức gia đình kình ngư Australia. "Đó là bọn tội phạm chuyên nghiệp", ông Andrew Horton, người phải tới giờ mới quyết định đem câu chuyện ra ánh sáng, chia sẻ.
Những lời đe dọa, công kích và quậy phá gia đình Mack Horton được cho là đến từ fan của Sun Yang, kình ngư bị cấm thi đấu 8 năm vì dính đến doping.
Horton và Sun Yang từng xảy ra mâu thuẫn. Kình ngư Australia cho rằng đối thủ là "kẻ gian lận". Cả hai ghét nhau từ đó. Nhà vô địch Olympic 2016 thể hiện thái độ ghét ra mặt Sun Yang, khi từ chối đứng chung trên bục nhận huy chương ở giải Vô địch Bơi lội Thế giới 2019 để chụp hình.
Lập tức, cộng đồng mạng hướng sự chỉ trích đến Horton. Nhiều tài khoản được cho rằng thuộc quyền sở hữu của cổ động viên Trung Quốc công kích và dọa dẫm tay bơi 24 tuổi. Báo chí Australia cho biết ngôn từ dân mạng xúc phạm kình ngư người Australia rất "kinh khủng" và "ghê tởm".
Có người so sánh Horton với hình ảnh "con heo béo ú của Australia". Một tài khoản khác miêu tả vận động viên này là "kẻ thua cuộc thảm hại". Làn sóng chỉ trích kình ngư giành huy chương vàng nội dung 400 m tự do tại Olympic 2016 tiếp tục tăng dần khi nhiều bình luận dọa dẫm Horton và cô bạn gái của anh.
Horton luôn coi Sun Yang là "kẻ gian lận". Còn tay bơi người Trung Quốc đáp trả đối thủ "thiếu tôn trọng quốc gia của mình". Sự bình yên trong cuộc sống của gia đình Horton cũng bị phá vỡ. Theo ông Andrew, những lời đe dọa tăng dần theo thời gian, khiến bản thân cảm thấy "như bị ngộ độc".
"Họ đòi lấy mạng con gái của tôi. Nhưng sự thật là chúng tôi có đứa con gái nào đâu", ông Andrew ngao ngán chia sẻ.
Mack Horton lúc này cảm thấy rất bất an. Anh lo ngại cho sự an nguy của gia đình. Chàng sinh viên ngành quản trị kinh doanh thuộc đại học La Trobe không thể ngờ rằng mọi chuyện lại diễn biến theo chiều hướng tệ hại như vậy.
"Gia đình là mối quan tâm hàng đầu của tôi. Thật sự mà nói, tôi không nhận thức điều quá nhiều chuyện đã xảy ra khi gia đình cố gắng bảo vệ tôi".
Trên tờ The Australian, cây bút Luke Slattery cho rằng gia đình của Horton phải trả giá từ sau Olympic Rio 2016. Dưới làn đua xanh ở Brazil năm ấy, Sun Yang khiêu Mack Horton bằng cách bắn nước tung tóe đối thủ lúc cả hai tập luyện.
Khi phóng viên tiếp cận tay bơi người Australia để tìm hiểu vấn đề, họ nhận được câu trả lời: "Sun Yang làm thế để nói lời xin chào với tôi. Nhưng tôi không phản ứng lại, vì chẳng có thời gian cho bọn gian lận".
Khoảnh khắc đó làm thay đổi cuộc sống gia đình Horton. Nó khiến không chỉ anh, và những người thân phải sống trong cảnh bị đe dọa suốt nhiều năm liền.

Sun Yang bị cô lập trước khi nhận án cấm thi đấu 8 năm Tại giải bơi vô địch thế giới 2019, Sun Yang bị nhiều đồng nghiệp cô lập vì nghi vấn sử dụng doping. Chiều 28/2, siêu kình ngư này nhận án phạt cấm thi đấu 8 năm.

https://zingnews.vn/cuoc-song-cua-nha-vo-dich-olympic-hoa-bi-kich-vi-mot-cau-noi-post1082667.html