vendredi 8 mai 2020

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Ấn Độ, bất chấp dịch Covid-19

PLS : Xưa nay tôi vẫn rất ngạc nhiên là Việt Nam, và cả nhiều nước khác, bỏ ngỏ thị trường Ấn Độ ! Một đất nước đông dân như thế, họ hoàn toàn có thể thay thế Trung Quốc. Không những thế, dân Ấn Độ chất phác hơn những nước khác, khoẻ mạnh, thông minh, toán và khoa học của họ phát triển rất mạnh, mà họ không có truyền thống đi lừa đảo ai cả. Tất nhiên là họ bị kém phúc đức vì giết trẻ em gái nhiều quá, nên xã hội bị bạo lực, nghèo đói, vv. Nhưng tôi nghĩ các nước cần nhân công, thì tuyển dân Ấn Độ là hay nhất ! Ngoài ra thì giao thương với họ thì ta có những nguồn nguyên liệu lớn để mà sản xuất, và tha hồ xuất khẩu nông sản.

Bọn thân Trung Quốc ở Việt Nam thì chúng không bao giờ muốn thế, cho nên chính sách của ta với Ấn Độ rất là kỳ cục. Ông Trump ổng cũng rất là thích Ấn Độ đấy, chuyển hướng đi, xoay trục đi, ôm lấy bọn mafia Trung Quốc làm gì ? Chúng nó giết dân cả thế giới mà không bận tâm chút nào đâu, còn giở cái giọng láo xược, ngang ngược. Công nhận có cái thứ dân vô giáo dục thật !



Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Ấn Độ, bất chấp dịch Covid-19

Lê Nam
08-05-2020 15:38
Kinhtedothi - Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều loại nông sản sang Ấn Độ, đặc biệt là các loại gia vị, hương liệu thực phẩm. Đó là khẳng định của Phòng Thương mại và Công nghiệp các Nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) tại hội thảo trực tuyến “Việt Nam - Ấn Độ: Xúc tiến thương mại nông sản & thực phẩm chế biến” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa tổ chức.
Tin liên quan
Tiềm năng chưa được khai thác hết
Ấn Độ là thị trường lớn ở khu vực Trung Nam Á với gần 1,4 tỷ dân, có tiềm năng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm thế mạnh của Việt Nam như trái cây tươi và chế biến, chè, hạt tiêu, cao su, bánh kẹo, cá tra, các sản phẩm từ ngũ cốc… Nhưng lượng và kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Việt Nam từ Ấn Độ vẫn còn hết sức khiêm tốn so với sức mua rất lớn của Ấn Độ.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong quý I/2020, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 2,453 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,398 tỷ USD, nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 1,055 tỷ USD. Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê đạt 12,02 triệu USD, hạt tiêu đạt 10,36 triệu USD, thủy sản 5,16 triệu USD, hạt điều 4,86 triệu USD, cao su 21,67 triệu USD…
Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú, gần đây, người dân và doanh nghiệp Ấn Độ đã biết nhiều hơn đến các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc sản của Việt Nam. Cụ thể là cá basa Việt Nam được nuôi trồng theo tiêu chuẩn, có giá trị cạnh tranh cao nên được người tiêu dùng Ấn Độ ưa chuộng.
"Trái thanh long Việt Nam do ngon hơn thanh long của nhiều nước khác nên đã có mặt tại nhiều siêu thị, chợ đầu mối, nhà hàng - khách sạn, thậm chí cả ở những tiệc cưới sang trọng tại Ấn Độ" - ông Vũ Bá Phú nói.
Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xuất khẩu nông sản sang Ấn Độ nhưng nhiều sản phẩm khác của Việt Nam như trái vải miền Bắc, trái chôm chôm của các tỉnh phía Nam, dù thuộc danh mục các loại trái cây ngon với hương vị đặc biệt đã được nhiều người Ấn Độ biết đến và yêu thích vẫn chưa được mở đường vào Ấn Độ.
Ấn Độ đánh giá cao nhiều loại nông sản của Việt Nam
Theo ông Atul Kumar Saxena - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp các Nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI), nhiều sản phẩm của Việt Nam có cơ hội xuất khẩu hơn nữa sang thị trường Ấn Độ như cà phê, chè, hạt điều, ca cao, gia vị, gạo, đường, nước dừa, bánh quy, thanh long, sản phẩm chế biến từ quả me…
“Việt Nam rất nổi tiếng vì xuất khẩu nhiều loại gia vị, hương liệu thực phẩm như tiêu đen, hồi, thảo quả… Các doanh nghiệp Việt Nam có thể chế biến sâu hơn và đóng gói thành sản phẩm gia vị masala đơn vị hoặc đa vị có thương hiệu rõ ràng. Mặt hàng này có nhu cầu rất lớn tại Ấn Độ.
Các loại gia vị, hương liệu masala của Pakistan từ lâu đã chiếm lĩnh thị trường Ấn Độ nhưng đang gặp khó khăn vì lệnh cấm giao thương Ấn Độ - Pakistan. Vì thế, thị trường gia vị, hương liệu thực phẩm tại Ấn Độ vẫn đang bỏ ngỏ. Các công ty Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tiến vào thị trường Ấn Độ”, ông Atul Kumar Saxena cho biết.
Ông Atul Kumar Saxena cũng đưa ra thông điệp, với năng lực nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới về gạo, các doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường đầu tư xuất khẩu đa dạng các sản phẩm giá trị gia tăng chế biến từ gạo như bánh đa nem hơn là chỉ tập trung xuất khẩu gạo nguyên liệu thô.
Đối với mặt hàng cà phê, Việt Nam có công nghệ sản xuất cà phê 3 trong 1 chất lượng tốt, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược phù hợp để tiếp cận và phát triển tại thị trường Ấn Độ. Do đó, doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần tính toán chiến lược và kế hoạch phù hợp để thành công thành công tại thị trường Ấn Độ.
Tuy nhiên, để tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Ấn Độ, đòi hỏi các cơ quan và tổ chức hữu quan của hai nước cần phát huy tối đa các nguồn lực, tận dụng các điều kiện thuận lợi hóa thương mại, kịp thời tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp nông sản, thực phẩm Việt Nam - Ấn Độ không vì đại dịch Covid-19 mà chùn bước giao thương.
 
http://kinhtedothi.vn/day-manh-xuat-khau-nong-san-sang-an-do-bat-chap-dich-covid-19-383685.html


1 commentaire:

  1. Nông sản xuất ngoại được thì tốt quá. Cám ơn sự chia sẻ của tác giả, mời đọc các thông tin bên mình tại đây:

    Hạt dẻ sống tại Việt Nam được nhập từ nguồn nào và có sử dụng được hay không
    Hạt dẻ sống tại Việt Nam được nhập từ nguồn nào và có sử dụng được hay không:

    Hạt dẻ tươi sống bạn cần chế biến và bảo quản như thế nào ?
    Hạt dẻ tươi sống bạn cần chế biến và bảo quản như thế nào ?


    Hạt dẻ rang thường – Món ăn tuyệt vời của mùa đông
    Hạt dẻ rang thường – Món ăn tuyệt vời của mùa đông

    Hạt dẻ Tươi sống đóng túi cực đẹp mắt và tiện lợi
    Hạt dẻ Tươi sống đóng túi cực đẹp mắt và tiện lợi

    RépondreSupprimer