lundi 30 novembre 2015

Không tôi và cũng không em

Résultat de recherche d'images pour "germe"

Không tôi và cũng không em
Nỗi buồn dọa mang nỗi đau vào đất tối

Chôn đi niềm nhớ
Bởi không thể nào khác được

Buổi chiều chọn sớm mai để nhớ
Chiến tranh chọn hòa bình để yêu
Và em chọn không cho tình được sống
Thế mà bóng đêm vẫn là lạ làm sao

Thời gian không là liều thuốc chữa tương tư
Thời gian chỉ làm tình yêu thêm nếp gấp
Những năm tháng tưởng quên
Cứ tăng dần từng số đếm

Tôi nào có quên em đâu
Chỉ là giấu niềm yêu dấu
Sao vẫn hoài câu hát nhớ
Buổi chiều tình buồn về qua nghĩa trang


ĐẶNG HIỀN
(Nov - 28-2015)


http://hopluu.net/a2725/khong-toi-va-cung-khong-em

Image : http://organizen.fr/2013/05/fly-lady-7-d-une-routine-a-lautre/

dimanche 29 novembre 2015

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắn chết ở Trường Sa

PLS : Trung Quốc định bắt chước Thổ Nhĩ Kỳ (và bọn khủng bố nói chung) đem mạng người ra khiêu khích đây ! Bây giờ mà bảo Việt Nam ta bắt chước ông Putin đánh chúng thì hơi khó !! Nhưng mà chỉ cần bắt chước được ổng cái vụ phong tỏa biên giới hai nước (Thổ và Syrie), thì là tuyệt cú mèo ! Coi ai chết trước, chứ còn cứ để vậy, thì chắc dân ta chết trước vì ung thư.


Đôi lời: Mặc dù các bản tin trên báo nhà nước đều nói “tàu lạ” bắn chết ngư dân VN, nhưng có lẽ chẳng có “tàu lạ” nào dám vào khu vực này để bắn họ, tàu bắn ngư dân VN chắc chắn là “tàu quen”. Trước đây, bộ đội biên phòng đã từng diễn tập ‘bắn chìm tàu lạ, cứu ngư dân’, trong khi ngư dân trên biển liên tục bị Trung Quốc tấn công, bị bắt cóc, đòi tiền chuộc, thậm chí bị bắn chết, nhưng không thấy bóng dáng bộ đội biên phòng ở đâu. Mấy ngày trước, tàu chiến Trung Quốc chĩa súng vào tàu tiếp tế Việt Nam , cũng không thấy tàu của bộ đội biên phòng, tàu cảnh sát biển VN ở đâu. Các ông không bảo vệ được chính mình thì làm sao bảo vệ được ngư dân?
____

Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết ở biển Trường Sa

Hồng Long
29-11-2015
H1Ảnh minh họa: Ngư dân Bình Châu đã nhiều lần bị tấn công trên biển
Chiều ngày 29/11, ông Nguyễn Thanh Hùng – Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết, Thuyền trưởng Bùi Văn Cu, chủ tàu cá QNg95861 – TS ở xã Bình Châu vừa gọi điện về thông báo việc một nhóm người lạ dùng súng AK bắn chết một ngư dân.
Theo lời của ông Hùng, ngày 28/11, tàu cá QNg95861 – TS của ông Bùi Văn Cu đang đánh bắt ở vùng biển Trường Sa, bất ngờ xuất hiện 2 chiếc xuồng với 6 người mặc đồ như người dân, nhảy lên tàu cá uy hiếp. Lúc này, trên tàu cá có 2 ngư dân đang trông coi tàu và chờ bạn lặn trở về.
Thấy có người lạ lên tàu, ngư dân Trương Đình Bảy (42 tuổi, ngụ thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) tiến đến can thiệp thì bị nhóm người lạ dùng súng AK bắn 2 phát đạn vào người ngư dân Bảy khiến ngư dân này tử vong.
Qua điện đàm, thuyền trưởng Bùi Văn Cu cho biết đã lượm và giữ 4 vỏ đạn AK. Hiện tàu đang chạy về đất liền, dự kiến khoảng 3 ngày nữa tàu cá đưa thi thể ngư dân Trương Đình Bảy về đến quê nhà.
___
Trần Mai
29-11-2015
TTO – Theo thông tin ban đầu Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu, ngư dân Trương Đình Bảy bị bắn chết ngày 26-11 tại khu vực biển gần đá Suối Ngọc.
H1Ông Nguyễn Thanh Nam, người trực icom cộng động xã Bình Châu vẫn đang tiếp tục liên lạc với tàu cá QNg 95861 để theo dõi thông tin tàu đang về đất liền – Ảnh: Trần Mai
Ngày 29-11, ông Nguyễn Thanh Hùng, chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết vẫn đang giữ liên lạc với tàu cá QNg 95861 của ông Bùi Văn Cu (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) để theo dõi tình hình trở về đất liền của các ngư dân sau khi biết thông tin về trường hợp ngư dân Trương Đình Bảy (42 tuổi, thôn An Hải, xã Bình Châu) bị bắn chết khi đang đánh bắt khu vực biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo thông tin ban đầu Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu nắm được, ông Bảy bị bắn chết ngày 26-11 tại khu vực biển cách đá Suối Ngọc khoảng 30 hải lý.
Đây là khu vực biển lâu nay ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt bình thường chưa bao giờ có sự việc bị tàu nước ngoài tấn công hay xua đuổi. Tuy nhiên vào ngày 26-11 tàu ông Cu đang đánh bắt hải sản thì bất ngờ bị một tàu nước ngoài áp sát.
Một nhóm khoảng 5 người có vũ trang đã nhảy lên tàu của ông Cu, trấn áp và bắn chết ngư dân Bảy. Ngay sau khi xảy ra sự việc, các ngư dân đã dùng icom báo cáo sự việc với Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu và đang trên đường trở về đất liền.
Ông Nguyễn Thanh Nam, người trực đài icom cộng đồng xã Bình Châu là người tiếp nhận được thông tin đầu tiên của các ngư dân từ Trường Sa báo về cho biết: “Lúc này tôi trực đài icom vừa xong không nghe tình hình gì thêm thì bất ngờ nghe người nhà ông Cu thông báo ông Cu kết nối icom với gia đình cho biết tàu bị tấn công”.
Lúc này không Nam lập tức mở lại icom dò tín hiệu và kết nối được với tàu ông Cu. “Khi nghe thông tin tôi cũng rất lo lắng bởi lúc đó tâm lý của ngư dân rất hốt hoảng vì ông Bảy bị bắn chết, 14 ngư dân như chết lặng và sợ hãi. Trên tàu còn có một người là con trai đầu của ông Bảy cũng theo bố đi biển ngất lên ngất xuống nhiều lần”.
“Ngoài thuyền trưởng Cu bình tĩnh kể lại câu chuyện còn tất cả các ngư dân khác nói giọng run run như khóc. Con trai ông Bảy chẳng nói được lời nào, không kịp nghe chúng tôi động viên đã ngất lịm”.
Ông Nam cho biết thêm vừa kết nối icom với tàu cá của thuyền trưởng Cu và được các ngư dân cho biết tàu vẫn đang chạy về đất liền an toàn, không có xảy ra sự cố gì.
Ông Hùng, chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết hiện các ngư dân vẫn còn giữ bốn vỏ đạn do nhóm người đi trên tàu nước ngoài bắn chết ngư dân Bảy rơi lại trên tàu cá của mình.

https://anhbasam.wordpress.com/2015/11/29/5974-ngu-dan-viet-nam-bi-trung-quoc-ban-chet-o-truong-sa/

Người Việt lười hơn 20 năm trước

PLS : Bài này hay nhưng mà có một câu dở : "Việt Nam đi làm thuê cho toàn thế giới", nói với một vẻ cay đắng !!

Đi làm thuê được cho bất cứ ai là đã tốt lắm rồi, chỉ sợ ngồi lười thối ra, xì ke ma túy, hoặc là con ông cháu cha ăn trên ngồi chốc, ăn không ăn hỏng, ăn cướp công sức lao động của người khác, thì mới nhục chứ !


Người Việt lười hơn 20 năm trước




“Tôi thấy người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa. Một điều có thể thấy là người Việt coi thường những người lao động chân tay” - ông Ito Junichi, một CEO người Nhật.



Vừa qua, ông Ito Junichi, một CEO người Nhật, viết trên Facebook: Lần đầu ông đến Việt Nam hơn 20 năm trước, ông thấy người Việt Nam cần cù, chăm chỉ như người Nhật. “Một điều có thể thấy là người Việt coi thường những người lao động chân tay. Nhiều người trẻ thích làm trong các văn phòng tiện nghi, có điều hòa… Ở Nhật, sinh viên ĐH nổi tiếng nhất là ĐH Tokyo nhưng đến nhà máy thực tập phải dọn dẹp, làm vệ sinh, họ phải học lao động tay chân. Họ phải học mọi thứ trước khi học làm sếp…”.

Sáng cà phê, chiều quán nhậu

Xin nhắc tiếp lời ông Junichi: “Nhiều người Việt trẻ tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ nhưng họ chưa làm việc thật bao giờ. Họ chỉ học trên giấy tờ, đọc sách, báo nhưng chẳng hiểu thực tế gì cả. Họ chỉ thích làm việc bàn giấy, họ nặng lý thuyết mà thiếu thực tế. Thiết nghĩ Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kỹ năng thay vì chỉ tạo điều kiện cho những người chỉ biết làm bài kiểm tra!”. Đọc lời nhận xét thẳng thắn của ông CEO người Nhật này tôi chợt nhớ tới lời của một vị lãnh đạo Bộ GD&ĐT khi trả lời tình trạng đào tạo “thừa thầy thiếu thợ”. Vị này nói không phải là thừa thầy mà chỉ thừa những “thầy năng lực kém” thôi, vì nhiều người tuy tốt nghiệp ĐH nhưng thiếu năng lực, ít công ty nào chịu nhận, nếu bí quá nhận vào thì họ buộc phải đào tạo lại từ đầu rất tốn kém.

Còn tình trạng một bộ phận không nhỏ thanh niên không có việc làm sáng sáng ngồi đầy các quán cà phê Sài Gòn, ăn tục nói phét - nói theo cách người Sài Gòn và tha hồ “chém gió” tại các quán trà xanh Hà Nội - nói theo cách Hà Nội.

Một người Mỹ mới sang Việt Nam lần đầu theo một chương trình trao đổi văn hóa hỏi tôi: “Hình như ở Việt Nam tình trạng thất nghiệp cao lắm hả nên lúc nào tôi cũng thấy người ta đi đầy đường, trong giờ làm việc mà các quán cà phê lúc nào cũng đông?”. Tôi chưa biết trả lời thế nào thì người bạn Việt kiều đi chung đỡ lời giúp tôi (vì anh vốn thường về Việt Nam cố vấn cho một công ty điện toán nên khá rõ tình hình kinh tế-xã hội trong nước). Anh trả lời ông bạn Mỹ nửa đùa nửa thật: Những người ngồi quán đó không phải thất nghiệp, mà vì họ có nghề ngỗng gì đâu mà thất. “Chỉ có điều là không biết tiền đâu mà sáng họ ngồi quán cà phê, chiều ngồi quán nhậu?”. - anh quay sang hỏi tôi. Tôi trả lời lấp lửng: Có lẽ họ chạy áp phe hay tiền của cha mẹ để lại chăng?

Đi làm thuê cho toàn thế giới

Hãy đến các quán cà phê, quán nhậu và nghe họ khoe mẽ oang oang về xe xịn, điện thoại cao cấp, áo quần hàng hiệu. Và hình như họ chẳng chút quan tâm tới sĩ diện quốc gia - chỉ nói riêng liên quan tới nền kinh tế hiện nay. Không biết những người Việt trẻ hôm nay nghĩ gì khi nghe ông Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhắc lại lời một chuyên gia kinh tế nổi tiếng tại diễn đàn tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam ngày 19-11 vừa qua: “Hiện nay Hàn quốc xuất khẩu ông chủ sang Việt Nam, còn Việt Nam chủ yếu xuất khẩu lao động sang làm thuê cho Hàn Quốc!”. Ông Thiên cũng trích lời GS Trần Văn Thọ khi nói rằng: “… Cứ cái đà này (tiếp tục xuất khẩu lao động) thì Việt Nam sẽ là quốc gia đi làm thuê cho toàn thế giới”. Nghe đau lòng quá.

Tôi càng thấy thấm thía câu nói của ông CEO người Nhật “nhiều người Việt trẻ hôm nay coi thường người lao động tay chân”. Cách nay ít lâu ở Hà Nội, tôi chứng kiến những người lao động đang đứng ngồi lô nhô ở “chợ người” gần Trung tâm Hội chợ triển lãm Giảng Võ trong một buổi sáng giá lạnh, chờ được người đến thuê đi làm. Một thanh niên chắc chưa tới ba mươi chạy xe đến, đưa tay chỉ vào mấy người đàn ông khỏe mạnh, miệng nói: “Ê, hai thằng kia, thằng mặc áo nâu, thằng áo đen đó, đi hốt xà bần ngày hai trăm rưỡi, đi không?”. Và nhiều câu nói, cử chỉ sỗ sàng, láo lếu nữa tôi nghe lùng bùng không rõ. Cái thái độ coi thường người lao động tay chân nghèo khó đó đã ám ảnh tôi suốt một thời gian dài. Những hình ảnh tương phản của những người lao động nhập cư và những thanh niên chém gió, ăn tục nói phét ở Hà Nội hay Sài Gòn cũng đều gợi lên nỗi đau.

Theo PLO


http://www.ijavn.org/2015/11/nguoi-viet-luoi-hon-20-nam-truoc.html

samedi 28 novembre 2015

Kỳ Duyên đẹp (28 novembre 2015)


Thân hình mà không được như thế này thì có xinh mấy cũng đừng tự cho là mình đẹp nhé ! (Huyền My dạo này chắc có luyện tập nhiều nên dáng người cũng đẹp lắm).


Hà Nội 15°C, Kỳ Duyên vẫn khoe eo thon nõn nà - 6
http://eva.vn/thoi-trang/ha-noi-15c-ky-duyen-van-khoe-eo-thon-non-na-c36a245898.html

jeudi 26 novembre 2015

Hết tiền


Hehe, các bác có nhận thấy là khi hết tiền, ta trở nên rất căng thẳng và kém thông minh không ? Tôi nhận thấy là khi cuối tháng, lúc chưa có lương, phải giật gấu vá vai, thì mấy người thần kinh yếu họ đều như tâm thần cả !

Đại trượng phu nhà tôi đưa cho tôi một món tiền và nói : "Đây là tất cả tiền cho đến cuối tháng, hết thì thôi". Thế là chúng tôi chuyển sang chế độ ăn kiểu Việt Nam, vì rẻ tiền hơn ăn kiểu Pháp nhiều. Cô bé gái lười ăn, khó tính, bèn tuyệt thực, chỉ ăn món bánh mì trét với nuttella thôi.

Bà chủ nhà của tôi (giàu sụ, có hai ba cái nhà ở trong và ngoài nước), thì lên cơn trầm cảm, kể cho tôi nghe là, hôm nọ, hỏi tiền chồng, chàng nói, đi rút tiền, mà cái thẻ nó bị hư, nó chỉ đưa ra có 10 ơ rô thôi, thế là đưa cho nàng 10 ơ rô ! Nàng nói, tao biết làm gì với 10 ơ rô? Thôi để mai tao thử đi xin ông chủ của tao ứng trước tiền thưởng Giáng sinh xem ổng có chịu không?

Các chị em nghèo khác thì tất nhiên là tình cảnh còn thảm hơn thế !

Mà nói chung là ai cũng vậy thôi. Chị Dậu hết tiền thì bán con, bán chó. Lãnh đạo Việt Nam ta hết tiền, thì bán biển, bán đảo (có khi còn bán cả nước). Bọn lưu manh Hồi giáo hết tiền, thì bán mạng sống cho bọn khủng bố. Từ khi ông Putin đánh bom vào đoàn xe chở dầu của bọn IS buôn lậu cho Thổ Nhĩ Kỳ, thì Thổ phát điên !

Thế ai cũng hết tiền như vậy, thì ai là người có tiền? Câu trả lời là, chẳng ai cả ! Ai cũng làm bộ có tiền, nhưng mà đếch có. Thế cho nên mới có chuyện là ông Dũng hỏi vay Úc 11 tỉ đô la, Úc không cho. Ông Nguyễn Văn Tuấn học hành thành đạt ở Úc, nên cứ bốc thơm họ lên, chứ tôi thấy đấy cũng chỉ là đám thổ dân tầm tầm. Họ chả có tiền đâu, cũng đang mong tiền của Trung Quốc đấy. Mới đây họ lại còn nói là họ không đánh IS, vì IS "không thực sự mạnh" ! Cứ nói thẳng ra là anh đếch có tiền, nên anh kệ cha bọn Pháp chịu khủng bố, nghe còn lọt lỗ tai hơn !


Trung Quốc mà có tiền á? Hehe, thế thì dân họ đâu có nghèo mạt rệp như vậy. Chẳng qua là giành giật cướp bóc lẫn của nhau, thằng nào dữ tợn thì cướp được miếng to hơn, rồi đem tiền ấy đi lòe thiên hạ. Mỹ có tiền á? Hì hì, thế thì đâu có phải tìm cách gây chiến đánh nhau khắp nơi để mà bán vũ khí, nuôi IS để mà buôn lậu dầu ? OTAN cũng đói rã họng ra, nên mới phải tìm cách gây sự với Putin, để mà còn có kẻ thù chứ, không thì chó nó đưa tiền cho ông à ?

Thôi từ từ, bình tĩnh, tay làm hàm nhai, đừng có bắt chước bọn khủng bố đi cắt cổ người khác để mà ra tiền, hén ?

À à, chắc là Nhật có tiền, vì các bạn ấy làm việc chăm chỉ và lương thiện nhất ! :-)

mardi 24 novembre 2015

Slava Russia !


Bây giờ mới bắt đầu lộ rõ mặt bọn nào ủng hộ IS nhé ! Je vous maudis, les misérables Turcs !

Soyez prudent, Monsieur Poutine ! Je prie pour vous et pour la Russie !


http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/11/151124_turkey_warplanes

lundi 23 novembre 2015

"Diesel, je t'aime"


Hehe, bắt chước các bạn internautes. Thấy không, ngay cả chó nó cũng chống khủng bố ! Còn bọn khủng bố, bọn sinh đẻ, nuôi dạy khủng bố và bọn ủng hộ khủng bố thì là lũ lợn !

Dobrynya, t'es trop mignon ! Các bạn Nga dễ thương thật ! Mấy ngày qua, khi tôi đi tàu điện ngầm qua những bến métro vẫn còn bị cảnh sát chăng dây phong tỏa, cứ tưởng như trên đầu mình bọn sát nhân vẫn đang xả súng giết người vô tội. Đến khi mở cửa lại rồi, vẫn cảm thấy trong lòng không yên. Paris IV mất ba sinh viên, còn mất tích một người, ĐH Marne la Vallée thì mất hai giảng viên.




Merci M. Poutine !


jeudi 19 novembre 2015

Loan đẹp (novembre 2015)


Loan có đôi mắt có hai mí to và rõ trông rất đẹp, rất dịu dàng, cằm dài thon rất đẹp. Bây giờ tất cả các hình chụp Loan đều cười rất đẹp, rất biểu cảm. Chân đứng cũng rất đẹp rồi đó, mình ngắm Loan không chán mắt luôn :-) Váy đầm cũng tinh tế lắm, nhưng ngắn đi 10cm, trên đầu gối một chút thì sẽ đẹp hơn, Loan không thấy à?

Chuẩn bị đi thi Miss Earth năm sau đi, rồi tôi sẽ chỉ cho cô múa ballet theo kiểu Pháp. Có điều lần này nếu đi thi thì cứ lẳng lặng mà đi, kẻo bọn ma quỷ chúng nó ghen tị.


MC Lê Anh lộ chiều cao khiêm tốn bên Hoa hậu Nguyễn Thị Loan - 6

MC Lê Anh lộ chiều cao khiêm tốn bên Hoa hậu Nguyễn Thị Loan - 7
http://citinews.net/giai-tri/mc-le-anh-lo-chieu-cao-khiem-ton-ben-hoa-hau-nguyen-thi-loan-DPG2VII/

mercredi 11 novembre 2015

Luật sư đánh nhau

PLS  :-D :-D

Nhâng nháo

Ông hàng xóm nhà tôi sau khi đọc cái tin về cuộc họp báo của Công an Hà Nội chiều 10.11 thông báo kết quả điều tra vụ hai luật sư bị đánh tỏ ra bức xúc lắm. Ông ấy bực mình, đi ra đi vào, rồi trút lên tôi: Này ông, tôi hỏi ông, còn thứ nhâng nháo vô phép nào như thế không. Kết luận vậy có khác gì vênh váo cái mặt trước bàn dân thiên hạ và thách “chúng ông cứ nói thế đấy, làm gì được nhau nào”.

Nghe ông ấy quạu quọ, tôi rị mọ coi lại đầu đuôi câu chuyện thì thấy đúng như người ta cười cợt “công lý là diễn viên hài”.

Trước hết, hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân (những người bị đánh) là luật sư bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư bị tử vong trong trại giam của công an. Xưa nay, mọi vụ chết trong đồn công an, trại giam của công an thường bị ỉm đi, xúy xóa, dàn xếp cho êm. Người dân lương thiện thấp cổ bé miệng chả biết kêu ai, trời thì quá xa, nên thường ngậm đắng nuốt cay. Nay luật sư chỉ vì công lý mà ra tay, dễ húc đầu vào tường đá của bộ máy công an trị. Trường hợp luật sư trẻ Võ Văn Đôn ở Phú Yên là minh chứng, của luật sư già dày dặn từng trải Trần Văn Tạo ở Sài Gòn là minh chứng, nay hai luật sư Nam và Luân “không chịu rút ra bài học”. Khi công an được những người cầm đầu bộ máy cai trị trao cho quyền nghiêng trời lệch đất, có thể đổi trắng thay đen dễ như trở ngón tay thì đụng vào họ không chết cũng bị thương, đừng nói gì thắng.


Những vị lãnh đạo công an Hà Nội công bố kết luận điều tra với những khẳng định chắc chắn. Có vẻ như họ đã điều tra kỹ, cứ như người trong cuộc nắm được chính xác trăm phần trăm vụ việc. Cũng có thể họ là người trong cuộc, nắm được hết, nhưng kết luận thì chả mấy ai tin. Họ điều tra hỏi đủ dẫn đủ nguồn tin và tin đó là thực, riêng chỉ lời khai của hai nạn nhân thì họ bác bỏ. Đành rằng xưa nay đừng vội tin lời nạn nhân nhưng phải nói rằng đây là hai luật sư, tức là những người cực kỳ hiểu biết pháp luật, họ không dễ gì dại dột vu cáo, nói tầm bậy tầm bạ bởi họ thừa biết sẽ nguy hại thế nào. Nhưng thực tế cho thấy, công an chỉ tin lời của công an, còn lời luật sư không có giá trị gì.

Công bố một bản kết luận điều tra nhưng có vẻ người ta làm trò, diễu cười thiên hạ nhiễu sự. Những điều họ nói ra, đến người ngớ ngẩn nhất cũng phì cười.

Hai luật sư vì sao bị đánh? Bởi đi ô tô tung bụi vào người khác, cụ thể ở đây là đám thanh niên, “trai làng”. Tôi coi kỹ cái ảnh đoạn đường nơi bị coi là phát sinh nguyên nhân, thấy con đường bê tông nhựa nhỏ chỉ vừa hai chiều xe tránh nhau. Nó không phải đường đất để đến nỗi có nhiều bụi, không thể đủ rộng dể xe phóng xe nhanh mà tung bụi. Nhưng người ta muốn tìm cớ thì thậm chí có thể bảo rằng lái xe vừa đi vừa rắc tuyết lạnh vào mắt người khác cũng được, cấm cãi.

Bản kết luận cho biết đám hung thủ 8 “trai làng” kia bị tung bụi vào người nhưng lạ ở chỗ họ chỉ hậm hực, không sôi máu lên máu cho “kẻ tung bụi” nếm đòn ngay. Thường thì tâm lý bột phát, không cần biết trời đất gì nữa, choảng liền. Nhưng không. Họ cứ bình tĩnh theo dõi để hai luật sư vào gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư trao đổi công việc, còn họ ôm vũ khí tức giận tụ ở một chỗ chờ đợi. Quá ngày xưa người ta căm thù đế quốc Mỹ, thù muôn đời muôn kiếp không tan, còn nay gần 2 tiếng đồng hồ trước đó, xe nó tung bụi vào ta, ta vẫn không nguôi căm thù. Và nó trở ra, lôi cổ, vít đầu nó xuống, đánh tóe máu mũi. Xưa nay tôi chả thấy mối thù vớ vẩn nào dai như thế bao giờ. Nhưng với công an thì vẫn có, vẫn tạo được, dù vô lý.

Và cũng nên biết, cứ theo như bản kết luận thì kẻ hành hung luật sư là đám “trai làng”. Đành rằng trai làng thời này cũng kinh lắm, chẳng hạn cấm vận không cho bọn trai làng khác đến tán gái làng mình, nhưng dẫu sao họ vẫn chất phác hơn đám thanh niên phố thị nhiều. Họ không phải côn đồ. Họ cũng chả thù oán gì hai vị luật sư kia, ngoài chuyện “xe tung bụi”. Nhưng nếu chỉ có tí bụi mà thành nguyên cớ duy nhất để hành hung thì kể ra hẻo quá, thiếu thuyết phục quá. Vậy thì thêm tí gia vị nữa: họ thấy hai luật sư… không phải người làng. Đánh. Trời đất ơi, chỉ vì người ta ở nơi khác đến mà cũng đánh thì xứ này đánh nhau suốt ngày. Tuy nhiên, đây là công an điều tra và kết luận thế. Có ai dám tin không. Chỉ tội đám trai làng, bỗng dưng gánh tiếng ác. Nhưng nếu không phải trai làng thì công an cần xin lỗi địa phương này (xã Đông Phương Yên và huyện Chương Mỹ) bởi đã bôi cho họ tiếng xấu, quẹt vào lịch sử của xã thứ mực nho đen kịt gớm giếc khó tẩy rửa.

Và thêm chút hài nữa. Kết luận bảo rằng “Công an xác định ngay trước thời điểm 8 thanh niên chặn xe để đánh anh Nam, anh Luân thì có anh Nguyễn Văn Cửu (SN 1982, công an xã Đông Phương Yên) có đi xe máy qua khu vực đó, nhưng không dừng lại và không biết, không tham gia vào việc trên”.
Đến đây thì tôi chỉ còn lắc đầu. Người dân còng lưng đóng thuế, nộp vào ngân sách để nhà nước có tiền nuôi những người như công an Cửu. Nhiệm vụ của ông ấy là bảo vệ trật tự trị an. Dù có nửa đêm đang ngủ với vợ mà nghe có đánh nhau cũng còn phải dậy lao ra, huống hồ giữa ban ngày ban mặt đang thực thi nhiệm vụ đi ngang qua và thấy đánh nhau. Hay là ông này là công an nhưng mù và điếc? Tôi thấy ngượng cho ông đại tá công an Hà Nội khi nói với các nhà báo rằng lính của ông ấy đi ngang qua chỗ đánh nhau nhưng không dừng lại và không biết. Công cuộc giữ gìn trị an xã hội mà giao cho cả ông lính lẫn ông quan như họ thì người ta cũng đủ biết nó xám xịt thế nào rồi.

Thôi thì đã nhâng nháo chả coi thiên hạ ra gì, theo tôi, tốt nhất là cứ kết luận hai ông luật sư tự đánh nhau, tranh giành tiền nong gì đó, khi các nhà chức việc phục sẵn chờ đợi ở đấy ra can ngăn, chẳng những họ không thôi cào mặt nhau, bóp tóe máu mũi nhau mà còn hành hung cả nhà chức việc làm một số người bị thương nhẹ. Không truy tố là may, còn bày đặt kiện cáo. Thế thì dư luận hả dạ ngay.


Nguyễn Thông

http://thongcao55.blogspot.fr/2015/11/nhang-nhao.html

Cướp’ cơm từ thiện ở Sài Gòn

PLS : Công nhận dân mình tâm tính tởm thật ! Mà những người như vậy họ đông lắm, họ tác oai tác quái dữ lắm ! Dân chúng như vậy, mà các bác cứ mơ dân chủ, dân chủ !! Coi chừng có dân chủ rồi là các bác lại ân hận đấy ! Thấy Myanmar bầu cử dân chủ thì phát cuồng lên, tưởng thế là hạnh phúc nhất rồi ! Các bác cứ chống mắt mà coi, nếu dân Myanmar mà giàu có lên thì tôi còn hơi hơi tin, chứ cứ xì cà đụt như vậy thì dân chủ cũng chỉ là làm chuyện chém ho mà thôi !


Dân Việt Nam ta thì thông minh, lành tính, đất nước thì rừng vàng biển bạc, phì nhiêu, chứ dân nước khác họ đói bỏ cha đi. Vấn đề lớn của dân Việt Nam ta, là họ bất lương, và họ cổ súy cho sự bất lương. Tôi chỉ trông các bác chọn hoa hậu thôi là tôi biết ! Cứ cô nào khỏe mạnh, chăm chỉ, lương thiện thì các bác ghét, chê, cô nào láu tôm láu cá, lười biếng, yếu ợt ra, thì các bác ca tụng inh ỏi, dãi nhỏ ròng ròng ! Thế thì các bác còn khổ lâu, tôi cứ để các bác khổ thêm tí nữa !



Cướp’ cơm từ thiện ở Sài Gòn

Tác giả: Đức Tiến
.
KD: Ăn cướp cả cơm được từ thiện của người nghèo bị mắc bênh ung bướu, quả là có những kẻ ở dưới đáy XH về sự vô liêm sỉ
————
Hằng ngày, các nhà hảo tâm tổ chức mang cơm đến trước Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để phát miễn phí. Tuy nhiên, số cơm này chưa đến được tay người nghèo thì đã bị một nhóm người bên ngoài “cướp” mất!
Cảnh bát nháo trong buổi phát cơm từ thiện ở trước BV Ung bướu - Ảnh: Đức TiếnCảnh bát nháo trong buổi phát cơm từ thiện ở trước BV Ung bướu – Ảnh: Đức Tiến
“Cướp” cơm để lấy mồi nhậu !
Phần lớn người bệnh điều trị ở Bệnh viện (BV) Ung bướu TP.HCM là người nghèo đến từ các tỉnh nên các nhà hảo tâm thường tập trung đem cơm đến đây phát miễn phí làm từ thiện. Tuy nhiên, điều đáng nói là số cơm từ thiện đó lại bị những người lành lặn, thành phần bất hảo bên ngoài “cướp” mất, không chỉ để ăn mà còn đem bán, đem cho heo ăn!
Sáng 30.10, chúng tôi có mặt trước cổng BV Ung bướu, ghi nhận cả trăm lượt cơm từ thiện được đem đến đây phát đã bị một nhóm khoảng 30 người “cướp”. Nhóm này có cả đàn ông, phụ nữ, thanh niên trai, gái lành lặn, khỏe mạnh. Khi xe chở cơm từ thiện vừa dừng lại trước BV thì hàng chục người ngồi trên vỉa hè bên ngoài BV chờ sẵn xộc tới giành lấy, dù những người này đã có cả bao tải cơm chất thành đống.
Sau khi lấy những hộp cơm, họ rút thức ăn, còn cơm thì vứt bỏ hàng chục hộp nằm vương vãi dọc bức tường BV. Cả nhóm dồn đồ ăn vào một hộp chứa lớn rồi làm mồi nhậu ngay trên vỉa hè trước BV, chờ đợt phát cơm từ thiện của những người hảo tâm khác. Trong khi đó, người nhà bệnh nhân từ trong BV chạy ra nhận cơm thì không còn hộp nào.
Hôm sau, vì là ngày cuối tuần nên có hàng chục lượt phát cơm từ thiện cả ngày, và “đội quân” chuyên “cướp” cơm xuất hiện gấp đôi so với ngày thường. Thậm chí, nhiều người còn mang theo cả xe máy để gom cơm từ thiện. Có khoảng 50 người đua nhau chạy đến giành giật, la ó khiến nhiều hộp cơm bị rách, văng tung tóe dưới mặt đường.
Đang tranh giành, có người hét lớn “Là cơm mặn. Cơm mặn anh em ơi”, người này vừa dứt lời thì cả chục người khác chạy lại hai chiếc taxi chở cơm để vồ vập tranh giành cơm có thức ăn mặn. Họ bỏ lại sau lưng những hộp cơm chay ăn chưa hết. Sau buổi phát cơm, quanh khu vực BV Ung bướu như bãi rác, hộp cơm, bịch ni lông, đồ ăn vương vãi tứ tung; một số hộp cơm được treo lủng lẳng trên các song sắt ở tường BV gây nhếch nhác.
Trong lúc ghi nhận ở đây, chúng tôi thường xuyên thấy rất đông người nhà bệnh nhân đứng lặng lẽ thành một dãy dài tựa vào bờ tường BV vì không dám tranh giành cơm với đám người chuyên “cướp” từ bên ngoài BV.
Đa phần các xe chở cơm từ thiện đều đậu ở khu vực đối diện cổng BV nên người nhà các bệnh nhân phải băng qua đường để lấy cơm. Còn nhóm người bên ngoài chuyên “cướp” cơm thì chờ sẵn, khi xe chở cơm vừa tới là họ lao vào giành giật trước sự bất lực của các nhà hảo tâm. 
Sau khi chất đầy cơm từ thiện giành được lên xe, người phụ nữ cho biết mang về bán lại cho người quen nấu cháo… nuôi heo - Ảnh: Đức TiếnSau khi chất đầy cơm từ thiện giành được lên xe, người phụ nữ cho biết mang về bán lại cho người quen nấu cháo… nuôi heo – Ảnh: Đức Tiến
Đem đi bán, cho heo ăn
Trong số những người giành giật cơm từ thiện trước BV Ung bướu, có người chuẩn bị sẵn cả bao bố để đựng. Trưa 1.11, mỗi khi có một nhóm đến phát cơm, một người phụ nữ xô đẩy giành lấy 3 – 4 hộp cơm/đợt. Cơm giành được bà chất lên chiếc xe đạp dựng tựa bức tường bên ngoài BV. Chúng tôi hỏi: “Lấy cơm nhiều như vậy thì ăn làm sao hết?”.
Người này nói tỉnh bơ: “Ăn không hết thì mang về cho heo. Ngày nào tui cũng ra đây lấy cơm về bán lại cho người quen nuôi heo, kiếm vài chục ngàn đồng. Đâu phải mình tui, một số người khác cũng ra đây giành giật cơm từ thiện rồi chất lên xe đạp, xe máy chở đi”!
“Thấy chưa, mới đứng chút xíu mà 60 – 70 hộp rồi đó. Không ít đâu”, một người đàn ông khoảng 40 tuổi chỉ vào hai bao chứa đầy cơm từ thiện mà anh ta vừa lấy.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Huỳnh – thành viên của Hội Từ thiện Tâm Đức (Q.4, TP.HCM) cho biết: “Nhiều nhóm từ thiện khi mang cơm tới trước BV Ung bướu chưa kịp phát cho người nghèo thì bị người ngoài BV giành giật hết. Có người còn lấy cơm từ thiện rồi đem vô BV bán lại cho người nhà bệnh nhân 10.000 đồng/hộp”.
Nấu cơm từ thiện trong BV
TS-BS Phạm Xuân Dũng, Phó giám đốc BV Ung bướu, TP.HCM, cho biết: Tại BV lâu nay có một số tổ chức, nhóm từ thiện đăng ký với BV để nấu cơm phát từ thiện cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại đây. Những tổ chức này đăng ký ngày vào nấu tại BV; để đảm bảo an toàn cho người bệnh, BV yêu cầu những người nấu cơm từ thiện này mua nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, hóa đơn rõ ràng.
Họ nấu xong kết hợp nhân viên của các khoa đem phát cho những bệnh nhân nghèo đăng ký dùng cơm từ thiện. Thực tế BV không dám để nhiều nhóm, cá nhân đem cơm từ nơi khác nấu vào BV phát cho bệnh nhân, vì sợ không đảm bảo an toàn cho người bệnh. Theo TS-BS Dũng, ra ngoài BV nhận cơm từ thiện là những người nuôi bệnh.
Thanh Tùng
No cơm từ thiện thì chích ma túy
Trong số nhóm người chuyên “cướp” cơm từ thiện trước BV Ung bướu có cả những con nghiện ma túy. Nhóm này sẵn sàng chửi bới các nhà hảo tâm nếu không đưa cơm cho chúng. Lúc 12 giờ ngày 31.10, khi cả nhóm chuyên “cướp” cơm đang ngồi nhậu thì một thanh niên khuôn mặt lờ đờ đứng dậy chạy tới gần xe máy của hai cô gái đang chuẩn bị phát cơm. Hai cô gái nói: “Anh có thẻ bệnh nhân thì em mới phát cơm”. Thanh niên này liền trừng trợn, quát: “Đ.M. Đi phát cơm từ thiện mà cũng đòi thẻ bệnh nhân. Tụi mày mang cơm về nhà mà ăn luôn đi, ăn cho hết đi!”, khiến hai cô gái tái xanh mặt mũi. Ngay sau đó nhóm người của anh ta hùa theo chửi bới om sòm, rồi cười ha hả, tỏ vẻ đắc ý.
'Cướp' cơm từ thiện ở Sài Gòn - ảnh 3Ảnh: Đức Tiến
Ngày 8.11, chúng tôi tiếp tục đến trước BV Ung bướu ghi nhận và phát hiện, những người trong nhóm “cướp” cơm ngang nhiên chích ma túy giữa chốn đông người (ảnh). Lúc 11 giờ 30 cùng ngày, sau khi đã no nê với cơm từ thiện, 2 nam thanh niên lên cầu thang bộ bắc qua đường trước BV để chích ma túy trước nhiều người qua lại. Thỏa cơn ghiền, hai người này tiếp tục ngồi đợi trước cổng BV để chờ đợt phát cơm tiếp theo.
————–

https://kimdunghn.wordpress.com/2015/11/11/cuop-com-tu-thien-o-sai-gon/

mardi 10 novembre 2015

Thủ tín và thủ đoạn - Truong Nhan Tuan

PLS : Cảm ơn ngài Trương Nhân Tuấn ! Phàm cứ những kẻ bịp bợm, bất lương thì lại hay kêu gọi, đề cao chữ "tín", tởm thật ! "Tín" là "tín nghĩa", là để con người giữ tình nghĩa với nhau, chứ có đâu tìm cách lừa nhau, rồi đem chữ "tín" ra mà kể, mà đòi. "Tín" đấy là "tín Trung Hoa", "tín mafia" đấy ! Mafia Tàu thì nổi tiếng xưa nay rồi, đừng dây với hủi ! Bạn bè chó gì thứ ấy, cứ xa nhau ra thì tốt ! Lúc nào cũng chỉ chực cướp của bạn, đánh bạn, lừa bạn, cho nên lúc nào cũng mong làm bạn, bạn đểu thì có !

Thủ tín và thủ đoạn


Tập Cận Bình vừa qua có đọc diễn văn ở Quốc Hội VN. Thông điệp gởi đến đảng CSVN rất rõ ràng : muốn làm bạn (thân) với Trung Quốc thì VN phải « thủ tín ». « Tín giả, giao hữu chi bản » - chữ tín là nền tảng của quan hệ bạn bè.

Nhưng Tập Cận Bình muốn lãnh đạo VN « thủ tín » về chuyện gì ?

Thông thường, ngôn ngữ ngoại giao, muốn hiểu ta phải đọc ở giữa hai hàng chữ. Đàng này Tập Cận Bình nói toạt móng heo. Ông yêu cầu VN tôn trọng « nhận thức chung » đạt được giữa lãnh đạo cao cấp hai bên về các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo. Dĩ nhiên, điều này bao hàm rất nhiều việc quan trọng đã diễn ra trong quá khứ. Quan điểm của VN thể hiện qua công hàm 1958, mục đích ủng hộ tuyên bố của TQ về chủ quyền, cũng là một hình thức thể hiện việc « nhận thức chung » của lãnh đạo hai bên. (VN « thủ tín » nội dung tuyên bố này là VN nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS). Ông Tập cũng yêu cầu VN phải « khép lại quá khứ » và « hướng tới tương lai ». Ý nghĩa của nó là những chuyện như xây dựng đảo nhân tạo vừa rồi của TQ ở các bãi, đá Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Vành Khăn, Subi, Gaven, Huy Gơ… là chuyện « quá khứ », không được nhắc tới nữa.

Nhưng vấn đề là, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa VN và TQ, từ xưa đến nay, phía Trung Quốc luôn sử dụng « thủ đoạn » để gài VN vào một tình huống tế nhị, buộc phía VN nhìn nhận tình huống đó, cuối cùng ép phía VN phải « thủ tín », không được nói ngược lại.

Một số sự kiện lịch sử về tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước VN-TQ nhắc lại sau đây cho thấy một số « thủ đoạn » của TQ đã sử dụng để lấn chiếm đất đai của VN.

1/ Vụ nổi tiếng nhứt có lẽ là vụ đất Tụ Long năm 1724.

Tổng Tụ Long (thuộc châu Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) là một vùng đất có nhiều mỏ kim loại quí. Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quí Đôn ghi lại tên một số mỏ : mỏ bạc và mỏ đồng ở làng Na Ngọ (các mỏ Phượng Hoàng, Thiên Nguyên, Tụ Bảo, Mậu Hưng), mỏ đồng Bán Gia, mỏ kẽm Kha Thôn, các mỏ bạc Nam Ðương, Long Sinh, Thủy Ðộng, Minh Chiều, Ðà Gia v.v…

Biên giới khu vực tổng Tụ Long, giữa phủ Khai Hóa của TQ với VN là con sông nhỏ mang tên Đổ Chú.

Lê Quí Đôn ghi lại diễn biến trong tập Kiến văn tiểu lục. « Thủ đoạn » của TQ sử dụng ở đây để chiếm đất Tụ Long là nhập nhằng đặt tên các làng xã của khu vực này bằng tên các địa danh của TQ, hay những tên phát âm gần giống như vậy. (Điều nên biết là có nhiều tiếng Hán đồng âm nhưng khác nghĩa). Thí dụ làng Ma Tu 痲須 thì TQ nhập nhằng với trại Mã Đô 馬都; làng Tà Lộ 斜路 với trại Bố Ðô 布都; làng Phù Không 扶空 với trại A Không 阿空; làng Phù Ni 扶尼 với trại Bạch Nê 白泥; làng Nhĩ Hô 爾呼 với trại Ngưu Hô Hắc 牛呼黑…

Điều quan trọng là nhập nhằng con sông Đổ Chú, vốn là đường biên giới, với con suối mang tên Tam Khê 三溪  xa về phía nam. Sau đó phía TQ hô hoán rằng VN chiếm đất của TQ.

Thế là phía TQ (có danh nghĩa) xua quân qua chiếm lại. « Thủ đoạn » này không thành. Bởi vì cha ông chúng ta thời điểm này có những người sáng suốt, biết rành mạch lãnh thổ của mình có từ đâu tới đâu. Họ tranh cãi với quan chức TQ (tại triều đình của TQ), với sử liệu, văn bản địa chí, bản đồ… cụ thể đính kèm. Điều may (cho VN) lúc đó TQ do nhà Mãn Thanh trị vì. Ông vua người Mãn Châu xem ra công chính, biết điều phải trái (hơn ông vua họ Tập bây giờ). Tháng 4 năm 1725 vua nhà Thanh ra chiếu trả lại toàn vùng đất Tụ Long cho Việt Nam.

2/ Vụ thứ hai, cũng là vùng đất Tụ Long. TQ dùng « thủ đoạn » để chiếm đất này nhân cơ hội phân định biên giới Pháp-Thanh 1885-1887. Kỳ này họ đã thành công. Từ đó (1887), vùng đất rộng 750 km² này, với nhiều mỏ kim loại quí giá, đã vĩnh viễn thuộc về TQ. Trên bản đồ hiện nay Tụ Long được đổi tên là Đô Long, gần Mã Bái Quan, phía nam phủ Khai Hóa, Vân Nam.

« Thủ đoạn » mà TQ sử dụng, lợi dụng việc các viên chức Pháp phu trách phân định biên giới không rành thực địa, họ vẽ lại bản đồ đặt tên sông Lô là Đổ Chú. Sông Lô ở rất xa sông Đổ Chú (tức biên giới thật) về hía nam.

Cuối cùng việc này các nhân viên Pháp biết được (nhờ tham khảo tập Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quí Đôn), vẽ đường biên giới lại và chỉ rõ (cho phía TQ biết) đâu là vị trí con sông Đổ Chú thật.

Bẽ bàng, phía quan chức TQ bèn giỡ « thủ đoạn » nói láo, cho rằng con sông Đổ Chú thật (tức đường biên giới), tên là « Tiểu Đổ chú hà ». Còn sông Đổ Chú thật, tức sông Lô (Pháp gọi là rivière Claire – sông nước trong), là Đại Đổ Chú hà.

Cuối cùng vụ tranh chấp này được giải quyết tại Bắc Kinh. Phía Pháp muốn được lợi lộc kinh tế nên nhượng vùng đất này cho TQ.

3/ Vụ thứ ba là đất ở hai tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Hải Ninh (Quảng Ninh bây giờ).
Phía TQ cũng dùng « thủ đoạn » để lường gạt các nhân viên phân giới người Pháp để lấy đất của VN.
Theo biên bản phân định biên giới ngày 29-3-1887 thì hai bên nhìn nhận đường biên giới đi qua nói Phân Mao.

Vị trí núi Phân Mao, theo địa chí của TQ thì ở gần Khâm Châu. Núi này nổi tiếng vì (nghe nói) có trụ đồng của Mã Viện cắm trên đó, đánh dấu cương vực hai bên VN và TQ.

Đến khi ra thực địa cắm mốc, phía TQ vẽ bịa ra trên bản đồ một trái núi ở gần Động Trung, cho đó là núi Phân Mao. Họ còn cho dựng một cái am thờ dưới chân núi, gọi đó là đền thờ Phục Ba tướng quân (tức Mã Viện). Việc này không qua mắt được các viên chức Pháp vì địa chí của TQ đã chỉ rõ ngọn núi này ở xa về phía bắc.

Bẽ bàng, các viên chức người Hoa ngụy biện rằng núi ở Động Trung là « Đại Phân mao lĩnh » còn núi ở gần Khâm Châu là « Tiểu Phân mao lĩnh ».

Cuối cùng thì (nhờ thủ đoạn) phía TQ cũng chiếm được vùng đất này. Theo bản báo cáo của viên chức phụ trách phân giới :

« người Hoa đã dành được của An Nam một vùng đất… trên một chiều dài khoảng 40 cây số, người ta đã bỏ biên giới lịch sử của An Nam và Trung Hoa để lấy một đường biên giới khác, ở xa về phía nam, một đường biên giới hoàn toàn qui ước. Việc này đã nhường cho Trung Hoa 7 xã rưỡi thuộc tổng Bát Tràng của An Nam và hai xã khác cũng của An Nam thuộc tổng Kiến Duyên. »

4/ Vụ thứ tư là khu vực đất trước ải Nam Quan.

Biên giới lịch sử giữa hai bên VN và TQ từ lâu đã được xác lập là các ải thông thuơng giữa hai nước, như ải Du, ải Bố Sa, ải Sơn Tử, ải Bình Nhi, ải Ná Chi, ải Khấu Sơn v.v…

Theo lý lẽ đó thì khu vực Nam Quan, đường biên giới phải đi qua ải này.

Trong cuộc phân định biên giới Pháp-Thanh 1887, phía người Hoa cũng lập « thủ đoạn » để lấn đất của VN. Nhiều văn bản của các viên chức người Pháp ghi chép lại cho thấy phía người Hoa, trước ngày phân định biên giới, đã cố gắng dời vị trí các ải về phía nam để dành đất. Điều này thành công ở các ải tạm bợ, nhưng không thành công tại các ải như Nam Quan, Bình Nhi, Thủy Khẩu… vì nơi đây là các công trình xây cất.

Dầu vậy, ở Nam Quan, phía TQ cũng dùng thủ đoạn « chây lì » để lấn đất về phía VN.

Theo biên bản số 4, phân định từ Nam Quan đến Bình Nhi, ký ngày 7 tháng 4 năm 1886, Pháp nhượng bộ đòi hỏi của TQ, đường biên giới phải lui về phía nam 100 mét, tức cách cổng Nam Quan 100 mét.

Người Pháp phải « thí cô hồn » 100 mét đất ở đây cho TQ để khai thông việc phân định.

Nhưng sau đó phía TQ lại dùng « thủ đoạn » gài bẫy cho nghĩa quân (và giặc Cờ Đen) phục kích giết chết một số nhân viên phân định biên giới. Làm việc này phía TQ buộc Pháp phải bỏ việc phân định trên thực địa mà phải phân định trên bản đồ.

Vấn đề là phía TQ dùng « thủ đoạn », vẽ bản đồ sai, hoán đổi các địa phương, đặt tên TQ cho những địa phương VN, nhằm chiếm đất của VN.

5/ Vụ thứ năm gồm tổng Đèo Lương (thuộc tỉnh Cao Bằng), (vụ này có quan hệ đến khu vực thác Bản Giốc và núi Khấu Mai). Phía TQ lợi dụng việc phân giới trên bản đồ, đã hoán đổi địa danh trên bản đồ, đặt tên làng xã của VN bằng tên các làng xã thuộc TQ.

Tổng Đèo Lương ở phía đông bắc tỉnh Cao Bằng, phía nam Thủy Khẩu, phía bắc có sông Qui Xuân chảy vào, diện tích khoảng 300km². Trên bản đồ hiện nay là phần lõm vào ở đông bắc Cao Bằng.

Trường hợp mất được ghi vắn tắt qua nhật ký của Ủy ban Phân giới vùng Quảng Tây, trong chiến dịch phân giới 1893-1894. Theo đó, phía TQ đã lấy tên của một số làng xã của phía TQ để đặt tên cho các làng xã thuộc tổng Đèo Lương

Cuối cùng, Pháp nhượng bộ, Ðèo Lương thuộc TQ, nhưng với điều kiện núi (quan trọng về chiến lược) Khấu Mai (TQ gọi là Khấu Mai Lĩnh, VN gọi là Cao May) thuộc về VN.

Vấn đề thác Bản Giốc. Theo các chi tiết đã ghi trong các biên bản, nhật ký phân giới, sông Qui Xuân (Qui Thuận, Quây Sơn) chảy vào phía bắc của tổng Đèo Lương. Vào lúc phân giới thác Bản Giốc nằm sâu trong lãnh thổ của Việt Nam. Nếu không mất Đèo Lương thì sẽ không bao giờ có tranh chấp chủ quyền tại Bản Giốc vào những năm sau này, vì nó sẽ nằm sâu vào lãnh thổ VN.)

6/ Vùng đất Bạch Long (phía bắc tỉnh Quảng Ninh, bên kia sông Bắc Luân hiện nay). Đất này, theo địa chí của TQ là thuộc về VN. Biên giới hai bên VN và TQ khu vực này mở ra cho tới Phòng Thành. Phía TQ cũng dùng « thủ đoạn » để chiếm đất này năm 1887, bằng cách mua chuộc các viên chức người Pháp.

7/ Sau khi phân định lại biên giới năm 1999, đất thuộc các khu vực Nam Quan, Bản Giốc, Khấu Mai, Trình Tường… cũng như nhiều cao điểm chiến lược của VN bị nhượng cho TQ.

Mọi người có thể tìm hiểu lý do ở Bạch thư năm 1977 của VN (hay ở các viên chức phụ trách việc phân giới).

8/ Về Hoàng Sa và TS, thì cả một quá trình « thủ đoạn » tiếp nối « thủ đoạn » mà TQ đã giàn dựng để chiếm của VN.

Cũng bằng một « thủ đoạn », lặp đi lặp lại xưa nay, là lấy tên một địa danh nào đó của TQ, đặt cho các địa danh của VN, sau đó hô hoán rằng VN lấn đất.

Trường hợp Hoàng Sa, TQ hô hoán VNCH lấn đấn rồi đem quân đánh chiếm.

TQ lấy những tên « mịt mờ » trong sách cổ, như « Thất châu dương », rồi « Cửu nhũ loa châu », rồi « tây sa quần đảo » để đặt cho Hoàng Sa của VN.

Mịt mờ vì những cái tên này hoặc là các địa danh thuộc TQ kế cận đảo Hải Nam, hoặc là những cái tên địa danh của nước khác.

Trường Sa cũng vậy. Đến những năm gần đây, TQ vẫn xem lãnh thổ cực nam của TQ là « Tây Sa quần đảo ». Trước đó, cũng không xa lắm, sử sách của nhà Minh, nhà Thanh… đều khẳng định lãnh thổ cực nam của TQ là đảo Hải Nam.

Kết luận :

Tờ Hoàn Cầu thời báo hôm 18-10 có viết bài lên giọng đe dọa : « vấn đề Biển Đông, TQ sẽ sử dụng mọi thủ đoạn cần thiết để bảo vệ lãnh thổ ».

Hôm kia Tập Cận Bình kêu gọi VN « thủ tín ».

TQ luôn sử dụng trước « thủ đoạn », gài VN vào việc đã rồi, sau đó yêu cầu VN « thủ tín.

Công hàm năm 1958 do ông Phạm Văn Đồng ký kết quả của một « thủ đoạn ».


VN có thể nào « thủ tín » hay không ?


http://nhantuantruong.blogspot.fr/2015/11/thu-tin-va-thu-oan.html

samedi 7 novembre 2015

Toàn văn bài của Tập Cận Bình ở Quốc hội VN

PLS : Công nhận nói dài nói dai, nói vô duyên thiệt ! Trả Hoàng Sa đây, rồi anh em Cộng sản Trung Việt tha hồ nắm tay nhau, ôm ấp nhau, hôn hít nhau, vv. Còn không thì vợ chồng nhà ông bà cứ ôm hết "đại cục" lẫn "tiểu cục" về cho lũ bọ hung Trung Hoa nhà ông hửi, chúng tôi hết chịu nổi rồi đó nghen, vừa vừa phải phải thôi nghen !


Toàn văn bài của Tập Cận Bình ở Quốc hội VN

Posted by adminbasam on 07/11/2015
BBC
7-11-2015
Photo: AP
Photo: AP
Trong chuyến thăm Việt Nam từ 5 đến 6/11, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại Quốc hội Việt Nam.
Năm 2005, khi thăm Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng từng phát biểu tại Quốc hội, ở địa điểm Hội trường Ba Đình cũ.

Xin giới thiệu với quý vị toàn văn bài phát biểu của ông Tập Cận Bình:

Thưa ngài chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Các vị đại biểu, các đồng chí và các bạn!
Xin chào tất cả mọi người! Tôi rất vui mừng khi có cơ hội tới thăm Quốc hội Việt Nam, gặp gỡ với các đồng chí, các vị đại biểu. Quốc hội Việt Nam là cơ quan nhà nước cao nhất đại diện cho quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi đứng trên diễn đàn này.
Đầu tiên, tôi đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc, hơn nữa dùng danh nghĩa cá nhân tôi dùng những lời chúc tốt đẹp nhất tới Đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam anh em! Dùng sự kính trọng lớn nhất bày tỏ sự biết ơn đối với những người bạn đã có cống hiến quan trọng trong nỗ lực giữ gìn tình hữu nghị Trung Quốc Việt Nam trong thời gian từ trước đến nay.
70 năm trước, chính tại quảng trường Ba Đình ngoài kia, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với thế giới, chính thức thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Việc này lập dấu mốc cho quá trình phấn đấu gian khổ qua hơn nửa thế kỷ, do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đảng cộng sản Việt Nam với truyền thống cách mạng tốt đẹp đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam, đã thực hiện thành công mục tiêu vĩ đại giành độc lập, giải phóng dân tộc. Năm nay, nhân dân Việt Nam chào đón những sự kiện quan trọng như kỉ niệm 70 năm thành lập nước, 40 năm ngày giải phóng miền Nam, 125 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh… Trung Quốc Việt Nam tình thân một nhà, nhân dân Trung Quốc cùng chung vui, hạnh phúc với nhân dân Việt Nam.
Từ thời Cận đại tới nay, hai nước chúng ta đều trải qua quá trình gian khổ đi từ thời kỳ bị bất kỳ kẻ nào áp bức bóc lột đi tới độc lập dân tộc, từ thời kỳ bế quan tỏa quốc tới cải cách mở cửa, từ nghèo đói lạc hậu đi tới phồn vinh phát triển. Từ những năm 80 của thế kỷ trước trở đi, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam vững tin vào chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, tích cực tìm cho mình con đường phát triển thích hợp với tình hình Việt Nam, tìm tới con đường cách mạng mới thuộc về nhân dân Việt Nam, giành được những thành tựu làm cho người khác phải thừa nhận trên công cuộc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như đưa Việt Nam hội nhập với thế giới, diện mạo quốc gia cũng như đời sống người dân có sự thay đổi sâu sắc.
Ngày nay, Việt Nam đang có những bước tiến vững chắc trên con đường thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa quốc gia. Chúng tôi cảm thấy vui mừng trước những thành tựu mà các đồng chí Việt Nam đã đạt được trên con đường cách mạng Xã hội chủ nghĩa mới. Tôi tin rằng, dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam nhất định giành được những thắng lợi không ngừng trong công cuộc cách mạng đổi mới vĩ đại. Chúng tôi nguyện ý sẽ cùng giữ gìn truyền thống cùng nhau học tập, tinh thần trao đổi kinh nghiệm, cùng dắt tay nhau nhằm phấn đấu xây dựng, phát triển sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống bình an hạnh phúc cho nhân dân hai nước.
Thưa các đồng chí, các bạn!
Giống như nhân dân Việt Nam một mực theo đuổi giấc mơ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện mục tiêu đất nước giàu mạnh, chấn hưng dân tộc, nhân dân hạnh phúc là giấc mơ trăm năm của dân tộc Trung Hoa. Giấc mơ của nhân dân hai nước có chung nhịp đập, cùng thể hiện nguyện vọng giống nhau hướng về hòa bình, hạnh phúc và tốt đẹp.
Dân tộc Trung Hoa từ trước đến nay đều yêu hòa bình, cái gen “ hòa” của dân tộc từ trước tới nay đều không thay đổi, “ hòa” trong văn hóa được bảo lưu trường tồn, mãi mãi. Từ hơn 2400 năm trước, cổ nhân Trung Quốc đã nêu ra đường lối “ Lễ chi dụng, hòa vi quý”( sử dụng lễ nghĩa thì lấy hài hòa, hòa thuận là qúy trọng làm đầu). Nguyện vọng hòa bình được mọc rễ từ trong con tìm của mọi người Trung Quốc, hòa nhập vào trong dòng máu của dân tộc Trung Hoa. Thời cận đại Trung Quốc đã gặp phải ngọn lửa chiến tranh và bất ổn trong hơn một thế kỉ, nhân dân Trung Quốc đã phải chịu những khổ nạn đau đớn. Nhân dân Trung Quốc yêu hòa bình cuồng nhiệt cũng như biết quý trọng cục diện hòa bình mà phải đánh đổi gian khổ mới có được. Sự phát triển của Trung Quốc không thể rời xa được môi trường hòa bình, ổn định của tình hình quốc tế và các quốc gia xung quanh, sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng giữ gìn hòa bình và ổn định trên toàn thế giới.
Đối với tình hình trước mắt, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang giương cao ngọn cờ Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc vĩ đại, đoàn kết dẫn dắt mọi lực lượng của Trung Quốc, xây dựng xã hội khá giả toàn diện, tiến hành cải cách sâu rộng, xây dựng quốc gia pháp trị toàn diện mọi mặt, thi hành nghiêm khắc chiến lược phát triển của Đảng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thực hiện mục tiêu xã hội khá giả toàn diện vào thời điểm chào mừng 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời thực hiện mục tiêu to lớn đưa Trung Quốc trở thành quốc gia Xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa, giàu mạnh, hài hòa vào thời điểm kỉ niệm 100 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Chúng tôi vừa tổ chức Hội nghị Toàn thể lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, đưa ra những đường nét cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc trong 5 năm tới, xác định đồng thời quán triệt tốt những tư tưởng phát triển then chốt như đổi mới, phối hợp, phát triển xanh, mở cửa, cùng chia sẻ. Đưa ra một loạt những chính sách, biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội, tổ chức và huy động mọi nguồn lực của mọi dân tộc, các tầng lớp nhân dân khắp Trung Quốc nhằm đưa mọi mặt của kinh tế, xã hội Trung Quốc phát triển lên một tầm cao mới, đưa cuộc sống của nhân dân Trung Quốc ngày càng tốt hơn, đóng góp ngày càng nhiều, càng quan trọng hơn trong sự nghiệp phát triển con người và hòa bình của nhân loại.
Thưa các đồng chí, các bạn!
Trung Quốc Việt Nam hai nước sơn thủy tương liên, nhân dân hai nước có lịch sử giao lưu trao đổi lẫn nhau từ lâu. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước, chúng ta đã kề vai chiến đấu, hỗ trợ lẫn nhau, xây dựng nên tình đoàn kết hữu nghị lâu bền. Trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội giàu mạnh mang màu sắc riêng của mỗi quốc gia, chúng ta học tập lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vun trồng những kết quả phong phú, tốt đẹp. Quan hệ Việt Trung đã vượt lên trên hàm ý những mối quan hệ song phương thông thường, có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng.
Trung Quốc Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao được hơn 65 năm. Tháng 4 năm nay, trong thời gian Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm Trung Quốc, tôi và ngài tổng bí thư đã tổng kết quá khứ, nhìn về tương lai. Chúng tôi đã đạt được nhận thức chung, mối quan hệ gắn bó Trung Việt đã được chủ tịch Mao Trạch Đông, thủ tướng Chu Ân Lai cùng với chủ tịch Hồ Chí Minh thế hệ lão thành tiền bối hai bên xây dựng nên, là tài sản quý báu của hai đảng, nhân dân hai nước, cần được quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng. “ Tín giả, giao hữu chi bản” ( lòng tin là cái căn bản để xây dựng tình bạn). Trung Việt hai quốc gia có rất nhiều lợi ích chung, hợp tác hữu hảo trước sau chiếm đa số. Hai bên cần phải lấy quan hệ hữu hảo Trung Quốc Việt Nam cũng như đại cục phát triển hai nước làm trọng, giữ vững phương châm tôn trọng lẫn nhau, hữu hảo đàm phán, thu hẹp bất đồng, phát huy điểm chung, xử lí tốt mọi tranh chấp. Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi đem đến những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đồng thời giúp ích cho hòa bình ổn định và phồn vinh của khu vực, do đó cần được tăng cường về mọi mặt. Những kinh nghiệm và bài học quý giá này là nền tảng cơ bản trong phát triển quan hệ Trung Quốc Việt Nam, đồng thời cũng là điểm xuất phát và là điểm tựa trong công tác xử lí những bất đồng còn tồn tại giữa hai bên.
Huynh đệ đồng lòng, có thể chặt đứt được kim loại. Tình hình an ninh khu vực và quốc tế có nhiều biến đổi đa đoan, hai đảng hai quốc gia cùng đối mặt với nhiều thách thức hoặc vấn đề mới giống nhau. Chúng ta không chỉ là bạn bè tốt láng giềng tốt sơn thủy nối liền, mà quan trọng hơn là có lợi ích gắn chặt cùng nhau, là một khối chung có cùng chung sinh mạng, chung mục tiêu. Chúng ta càng cần giúp đỡ, chiếu cố lẫn nhau, cùng cầm tay nhau đi về phía trước hơn bao giờ hết. Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển mối quan hệ song phương với Việt Nam, với phương châm toàn diện hợp tác, nguyện cùng đi chung con đường với phía Việt Nam, cùng nhau giữ gìn hòa bình ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, trên tinh thần láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt, phát triển toàn diện mối quan hệ chiến lược lâu dài Trung Quốc Việt Nam bền vững, ổn định, đưa tới càng nhiều hạnh phúc cho nhân dân hai nước.
Thứ nhất, Trung Quốc Việt Nam cần là đồng chí tốt có thể tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ Trung Quốc Việt Nam hữu nghị tình thầm, đồng chí cộng anh em”. Chế độ chính trị của hai nước tương đồng, lí tưởng và niềm tin giống nhau, có chung lợi ích chiến lược. Trung Quốc Việt Nam kiên trì với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, kiên trì đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội, kiên trì sự nghiệp cách mạng mới, kiên trì công cuộc cải cách mở cửa, là sự lựa chọn của lịch sử, cũng là sự lựa chọn của nhân dân hai quốc gia. Trên con đường đã bước đi này, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Đi theo con đường này về phía trước, chúng ta nhất định sẽ đạt được những thành quả huy hoàng, những tương lai phát triển rực rỡ hơn.
Thực tiễn đã nói cho chúng ta, phương hướng quyết định con đường đi về phía trước, đường đi quyết định vận mệnh. Trên vấn đề quan trọng kiên trì đi trên con đường mà nhân dân hai nước chúng ta đã lựa chọn. hai đảng, nhân dân hai nước chúng ta cần phải có lòng tin kiên định, hỗ trợ lẫn nhau, cùng dắt tay nhau đi về phía trước, kiên quyết không được để bất kì kẻ nào phá vỡ bước đi của chúng ta, kiên quyết không được để bất kì thế lực nào dao động, thay đổi bức tường bảo vệ chế độ của chúng ta.
Phía Trung Quốc hết sức ủng hộ con đường cách mạng mới của Việt Nam, chân thành mong muốn các đồng chí Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc kiến thiết xây dựng Chủ nghĩa xã hội, thành tâm nhìn thấy sự phát triển ngày càng tốt, càng nhanh chóng của Việt Nam. Chúng tôi nguyện ý cùng các đồng chí Việt Nam xây dựng niềm tin lẫn nhau, cùng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tích cực cống hiến vì sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp phát triển của nhân loại. Phía Trung Quốc muốn cùng chia sẻ cho Việt Nam những kinh nghiệm, kiến thức phong phú, toàn diện từ lí thuyết đến thực tiễn đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng Xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, Trung Quốc Việt Nam cần phải trở thành những đối tác tốt trong mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Nhìn lại thế giới ngày nay, tình hình quốc tế đang không ngừng có những thay đổi sâu sắc, các hệ thống quốc tế, trật tự thế giới đang phát triển theo hướng công bằng và hợp lí hơn. Đồng thời thế giới cũng không hề hòa bình, có sự hỗn loạn ở quy mô cục bộ, chủ nghĩa khủng bố như âm hồn bất tán, kinh tế thế giới thiếu động lực để phát triển, sự đan xen giữa những mối thách thức truyền thống và phi truyền thống. Duy trì hòa bình, ổn định thế giới, thúc đẩy phát triển là nhiệm vụ lâu dài. Chúng ta cần phải nắm vững xu thế quốc tế, bắt kịp trào lưu của thời đại, cùng nhau xây dựng một môi trường quốc tế, trật tự thế giới có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực Châu Á cũng như trên toàn thế giới. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò và tác dụng của mình trên vũ đài khu vực cũng như thế giới, nguyện ý tăng cường hơn nữa hợp tác với Việt Nam ở những diễn đàn, cơ cấu hợp tác quốc tế và khu vực, duy trì lợi ích chung giữa hai quốc gia, thúc đẩy sự phát triển trong khu vực.
Nền kinh tế của hai nước Trung Quốc Việt Nam có sự liên hệ với nhau rất rộng, sự phụ thuộc tương hỗ lẫn nhau cũng lớn, qua đó gắn kết về lợi ích kinh tế cũng ngày càng chặt chẽ. Toàn cầu hóa, khu vực hóa về kinh tế mang lại cơ hội và thách thức tương đồng cho cả hai nước. Phía Trung Quốc đánh giá rất cao sự kết nối, phát triển chiến lược giữa hai quốc gia, đồng ý tăng cường hợp tác đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, cung ứng năng lượng trong phạm vi bộ khung “ một con đường, một vành đai”, “ hai hành lang, một vùng kinh tế” nhằm tạo động lực thúc đẩy mới cho quá trình hợp tác đối tác quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.
Thứ ba, Trung Quốc Việt Nam cần trở thành láng giềng tốt, quan hệ hữu hảo thân tình. Cổ nhân có câu “ ngàn vàng chỉ để mua tình láng giềng”. Giống như trong bài hát “ Việt Nam – Trung Quốc”, nhân dân Trung Việt hai nước “ uống chung một dòng nước, sớm nhìn đi, tối nhìn lại”. Nhân dân hai nước Trung Quốc Việt Nam từ lâu đã là láng giềng, từ xưa tới nay đã có quan hệ qua lại mật thiết, gần đây còn có giao tình cùng chống giặc ngoại xâm, ngày nay có cùng chung sự nghiệp chấn hưng phồn vinh. Tình hữu nghị giữa nhân dân hai quốc gia đã được khảo nghiệm qua lịch sử lâu dài cùng sự đổi thay của thời gian, là động lực vô tận cũng như là nền tảng quan trọng trong phát triển mối quan hệ song phương giữa hai bên. Hai bên cần phải lấy mốc 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao làm cợ hội, thắt chặt hơn phương hướng trong quan hệ giữa hai quốc gia, đảm bảo tình hữu nghị Trung Quốc Việt Nam đời đời lưu truyền.
Người Trung Quốc thường nói, người thân càng giúp nhau càng thêm thân, láng giềng càng quan tâm càng tốt. Giữa láng giềng với nhau cũng khó tránh khỏi va chạm, nhưng hai bên cần phải xuất phát từ đại cục quan hệ song phương, thông qua đàm phán hòa bình, giải quyết ổn thỏa tranh chấp, xử lí bất đồng, tránh việc quan hệ song phương giữa hai nước đi lệch khỏi quỹ đạo. Cổ nhân vốn có câu “ Người có viễn kiến thì mới có thể thu hoạch thêm càng nhiều lợi ích”. Tôi tin rằng, hai nước Trung Quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của hai đảng, hai chính phủ thì nhân dân hai nước hoàn toàn có năng lực, có trí tuệ loại bỏ mọi quấy nhiễu, cùng nhau viết nên những áng văn mới trong quan hệ láng giềng hữu hảo Trung Quốc Việt Nam. Thứ tư, Trung Quốc Việt Nam cần làm bạn bè tốt, thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Bà con càng đi lại càng gần, bạn bè càng đi lại càng thân. Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước là nguồn suối động lực cho quan hệ hai bên. Vào năm ngoái, Trung Quốc Việt Nam có hơn 3 triệu lượt người thăm viếng, qua lại lẫn nhau, có hơn 14000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc, đồng thời cũng có từ 3000-4000 du học sinh Trung Quốc sinh hoạt, học tập tại Việt Nam. Những con số này làm chúng ta thật sự vui mừng.
Hôm qua, trong lúc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã thống nhất gia tăng thêm một bước về hoạt động trao đổi nhân viên hai phía, tăng cường các hoạt động hợp tác giao lưu văn hóa, giáo dục duc lịch…xây dựng tốt các diễn đàn cho nhân dân Trung Quốc Việt Nam, hội giao lưu hữu nghị thanh niên Trung Việt, tăng cường các hoạt động giao lưu tìm hiểu hai phía, tăng cường bầu không khí phong phú, tạo cơ hội cho các hoạt động dân gian. Trung Quốc hoan nghênh chào đón ngày càng nhiều du học sinh Việt Nam tới Trung Quốc học tập, du lịch, làm ăn, hy vọng người dân hai nước tăng cường các hoạt động qua lại lẫn nhau, tăng cường hiểu biết, tìm hiểu, vun đắp tình hữu nghị giữa hai bên.
Thưa các đồng chí, các bạn!
Từ năm 1942 đến năm 1943, trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng đã viết câu thơ “Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lý dư đồ cố miện gian, nhà thơ đời Đường là Vương Bột cũng viết “ Đăng Thái Sơn nhi lãn quần sơn, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã”. Quan hệ Việt Trung đã đứng trên điểm cao lịch sử mới. Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!
Xin cám ơn mọi người!