dimanche 31 mai 2015

Ngô Nhân Dụng - Tại sao Trung Cộng dại dột ?

PLS : Hehe, trăm bó đuốc cũng được một con ếch, viết mãi cũng phải được một bài hay chứ, ông Ngô Nhân Dụng nhỉ ? Trung Quốc cuống rồi :-)


Ngô Nhân Dụng - Tại sao Trung Cộng dại dột ?

Thứ Bảy, ngày 30 tháng 5 năm 2015


Vụ phi cơ thám thính P8-A Poseidon của Mỹ bay qua các hòn đảo Trường Sa mà Trung Cộng đang chiếm của nước ta khiến nhiều người đặt câu hỏi: Khi lập các “đảo nhân tạo” để xây dựng căn cứ quân sự, hải đăng, và phi trường, Cộng sản Trung Quốc khôn hay dại?

Từ năm 2002 Trung Cộng đã thỏa thuận với các nước Đông Nam Á là không thay đổi “nguyên trạng” trên các hòn đảo tranh chấp. Đắp các đảo nhân tạo không những làm trái thỏa thuận này mà còn vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Cộng được lợi gì khi thay đổi nguyên trạng?

Về mặt quân sự, mấy phi trường và căn cứ mới chỉ có chút giá trị nếu Trung Cộng đánh nhau với Việt Nam. Nhưng tất cả đều là những căn cứ cố định, phơi bầy giữa biển chứ không giống những đoàn quân chui rúc trong rừng; cho nên có thể bị hỏa tiễn Mỹ xóa tan ngay trong một cuộc đụng độ giữa Trung Cộng với Philippines hay Nhật Bản, là những nước được hiệp ước an ninh với Mỹ bảo vệ.

Về mặt kinh tế, Trung Cộng không cần phải có các căn cứ quân sự mới làm gì. Đường tiếp tế dầu khí và nguyên liệu cho kinh tế Trung Quốc chưa bao giờ bị de dọa bằng vũ lực; mà nếu bị đe dọa thì các căn cứ mới cũng không không ngăn cản được ai. Từ mấy chục năm nay Trung Cộng vẫn muốn chiếm các mỏ dầu khí trong vùng; các nước khác vẫn phản đối; tình trạng giằng co này sẽ còn kéo dài trong mấy chục năm nữa. Thế cân bằng quân sự của Trung Cộng không mạnh hơn nhờ mấy phi trường mới vội vàng xây lên và sức mạnh pháp lý cũng vậy. Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Cộng Dương Vũ Quân (Yang Yujun, ) mới  nói rằng họ lập các căn cứ mới trên đảo để giúp cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và cứu nạn trên biển. Không ai tin rằng họ chỉ nghĩ đến việc phước thiện như vậy.

Cho nên, Trung Cộng không được lợi gì khi hấp tấp xây dựng các căn cứ mới trên các hải đảo của nước ta, như đảo Gạc Ma, đảo Chữ Thập. Ngược lại, họ tự gây ra nhiều điều bất lợi.

Tạo cơ hội cho phi cơ thám thính Mỹ biểu diễn bay qua các phi trường mới xây là một bất lợi. Khi Trung Cộng bắn các tàu đánh cá người Việt Nam, hay khi đem giàn khoan tới cắm trong hải phận nước ta, chính quyền Mỹ không làm gì để phản đối cả. Đáng lẽ Bắc Kinh nên tiếp tục khuyến khích chính quyền Mỹ cứ đứng xa mà nhìn như vậy. Một tay cường hào đang lén lút chiếm đất của hàng xóm thì tốt nhất không nên để cho cả làng, cả nước chú ý đến việc mình làm. Gây sự khiến có người lên tiếng cảnh cáo, là dại. Trâng tráo nói các hòn đảo mới chiếm là của mình, rồi bị bác bỏ, càng dại nữa. Người nào đã nói lời bác bỏ đó, họ sẽ không thể ngoảnh mặt làm ngơ nếu tên cường hào ăn hiếp lối xóm hung bạo hơn. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời Bành Quang Khiêm (Peng Guangqian, 彭光), giáo sư Học Viện Quân Sự, đả kích Mỹ “từ ngàn dặm bay tới trước cổng nhà, khiến Trung Quốc bắt buộc phải tự vệ!” Nhưng cả thế giới không ai tin luận điệu vừa  ăn cướp vừa la làng đó.

Mối bất lợi thứ hai là Trung Cộng đã khiến các nước trong vùng bị đặt trong tình trạng báo động. Họ phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Philippines, Việt Nam, Nhật Bản và Australia.  Càng có nhu cầu được cái dù quân sự Mỹ che chở. Sau khi Trung Cộng xây các căn cứ mới, những cuộc tập trận chung được tổ chức nhiều  hơn, nhiều mặt hoạt động rộng hơn, so với trước năm 2014. Mỹ chính thức mời Nhật cùng bảo vệ vùng biển Đông Nam Á. Phi cơ P-3C của Không lực Nhật Bản đã bay tới Đà Nẵng lần thứ hai, sau khi Trung Cộng xây các căn cứ mới.

Tóm lại, trong việc Trung Cộng xây thêm căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo, lợi bất cập hại. Có phải giới lãnh đạo Bắc Kinh đã hành động dại dột hay không?

Phải giả thiết rằng họ không dại dột. Họ đầy đủ thông tin và đủ trí thông minh, nếu không hơn thì cũng không kém gì chúng ta. Họ phải biết những hành động gây sự mới này chẳng được lợi bao nhiêu trong khi gây nhiều hậu quả bất lợi.

Cho nên chỉ có thể giải thích những hành động “dại dột” của Trung Cộng nếu công nhận họ có những mục tiêu đặc biệt mà người ngoài không thấy.

Việc xây dựng các căn cứ quân sự vừa qua của Trung Cộng có thể nhắm một mục tiêu nhỏ hơn các suy nghĩ của mọi người. Họ chỉ nhắm vào một nước Việt Nam. Họ chấp nhận những phản ứng bất lợi từ nước Mỹ và Philippines, Nhật Bản, trong một thời gian ngắn. Sau khi mục tiêu nhắm riêng vào Việt Nam đã đạt được, Bắc Kinh vẫn có thể sẽ tỏ thái độ hòa hoãn, gây thiện cảm với các nước này bằng cách khác, để xóa bỏ những phản ứng xấu họ mới gây ra. Bắc Kinh chỉ cần ngưng các lời lẽ hiếu chiến đối với Tokyo và Manilla trong nửa năm thì cả chính quyền Mỹ cũng được thoa dịu, coi như Trung Cộng đã lùi bước.

Nhưng riêng đối Việt Nam thì khác. Trung Cộng đã củng cố những hòn đảo chiếm được của nước ta ở Hoàng Sa và Trường Sa. Họ muốn tình trạng đó càng ngày càng được phơi bầy trước thế giới một cách rõ ràng, cụ thể, hiển nhiên hơn. Họ muốn đặt dân tộc Việt Nam trước một “sự đã rồi” rõ ràng, chặt chẽ, hơn, khó tháo gỡ hơn. Trung Cộng sẽ phân trần với cả thế giới rằng họ không có ý khiêu khích Mỹ hay Nhật, không muốn “thay đổi nguyên trạng” trong cả vùng Đông Nam Á,”  liên can đến các nước khác. Họ sẽ chứng tỏ với mọi người rằng họ chỉ muốn “củng cố nguyên trạng” tại các hòn đảo đã cướp được của Việt Nam, trong viễn tượng một tương lai lâu dài và không thể đảo ngược lại.

Để biện minh cho hành động này, Trung Cộng chỉ cần trưng ra một lần nữa những thứ như bức công hàm của Phạm Văn Đồng năm 1958, các sách giáo khoa và bản đồ do Cộng sản Việt Nam ấn hành từng công nhận các quần đảo trên thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Khi đảng Cộng sản Việt Nam không dám có một hành động nào mạnh hơn những lời phản đối chiếu lệ như trước đây, thì tình trạng “ván đã đóng thuyền” càng ngày càng khó đảo ngược. Nước Việt Nam sẽ tiếp tục bị cô lập. Các nước khác sẽ không có lý do nào, và cũng chẳng có quyền lợi nào, để phản đối mối quan hệ bang giao giữa Trung Cộng với Việt Nam, trong khi hai đảng Cộng sản vẫn song ca bài Bốn Tốt và 16 Chữ Vàng. Cuối cùng, việc xây dựng các căn cứ và phi trường mới chỉ xác nhận cụ thể hành động bán đứt Hoàng Sa và Trường Sa của đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.

Tiến trình chứng tỏ “ván đã đóng thuyền” này đã được tiến hành từ năm 1974 đến nay. Câu hỏi còn lại là tại sao giới lãnh đạo Bắc Kinh lại thực hiện các công trình mới một cách gấp rút trong thời gian chưa đầy một năm qua? Tại sao họ không tiếp tục đi từng bước nhỏ như trong bốn chục năm vẫn làm, qua những việc thành lập quận Tam Sa; việc đánh, giết các ngư dân người Việt; đưa giàn khoan lớn vào hải phận Việt Nam; hoặc lâu lâu ban hành các lệnh cấm tàu đánh cá Việt Nam hoạt động?

Chỉ có một lý do, là Bắc Kinh lo ngại Việt Nam sẽ thay đổi; và thay đổi nhanh chóng trước khi họ hoàn tất các biện pháp củng cố cần thiết. Xây dựng các căn cứ quân sự mới là một việc cụ thể, cần thiết để xác nhận chủ quyền của Trung Cộng.

Nhưng Trung Cộng có lo ngại chính Việt Cộng sẽ thay đổi hay không? Điều này khó xẩy ra. Đạo quân tình báo Trung Cộng vẫn nắm chắc đảng Cộng sản Việt Nam trong tay. Giới lãnh đạo Việt Cộng vẫn tiếp tục để cho Trung Cộng thao túng về kinh tế, chính trị, ngoại giao, không một cá nhân nào trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Cộng đủ sức thay đổi.

Cho nên, mối lo thực của Trung Cộng là cả chế độ cộng sản Việt Nam sẽ tan rã và sụp đổ trước khi Trung Cộng củng cố vững chắc việc mua đứt các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tình báo của Bắc Kinh cũng biết chế độ cộng sản Việt Nam đang mong manh. Bất cứ một chính quyền mới nào ở Việt Nam mà không thuộc đảng cộng sản cũng có thể thay đổi quan điểm đối ngoại. Đặc biệt là trong mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, một chính quyền không cộng sản có thể xóa bỏ trên danh nghĩa tất cả các cam kết đối với Trung Cộng, trong đó có lá thư của Phạm Văn Đồng. Khi đó, tất cả công trình của đảng Cộng sản Trung Hoa thực hiện ở Biển Đông sẽ bị thế giới nhìn bằng con mắt khác.

Tóm lại, Trung Cộng không dại dột. Họ chỉ lo xa, tính kỹ, “tiên hạ thủ vi cường” khi lo dân Việt Nam có thể thay đổi cuộc cờ, không biết lúc nào!

http://www.diendantheky.net/2015/05/ngo-nhan-dung-tai-sao-trung-cong-dai-dot.html

samedi 30 mai 2015

Biển Đông - chơi bài ngửa

Tháng Sáu tới đây nghe nói ông Phú Trọng sẽ sang thăm Mỹ (chờ hoài mà không có thấy thông báo gì hết, tôi cũng đang đợi khi nào có thông báo chính thức thì khuyên ổng mấy điều, mà rốt cuộc là không biết ổng có định đi hay là không); Trung Quốc thì đang đưa pháo vào biển Đông, ngày mai thì Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ sang thăm Việt Nam, dò hỏi trước xem Việt Nam muốn Mỹ giúp gì; Việt Nam thì đang sợ bị Tàu oánh. Tôi đi hỏi lung tung, thì thấy các Đại giáo sư cùng Trung, Tiểu giáo sư ai nấy cứ là bình chân như vại, lo xếp cam với lại làm thơ gì ấy !


Tôi lo quá mới hỏi : "Thế không sợ TQ đánh Việt Nam à?" Họ trả lời : "Đánh Việt Nam làm gì? Có đánh thì đánh Nhật chứ đánh Việt Nam làm gì?" Công nhận trả lời dzô dziên thiệt !


Ai mà biết đánh làm gì? Thì hồi xưa lão Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam để làm gì? Thì hình như ông George Soros ổng có nói là khi nào trong nước có vấn đề thì người ta hay đi đánh bên ngoài, nghe vậy thì biết vậy thôi !

Vậy Tập Cận Bình có vấn đề gì không? Chắc là có, vì cứ đi "đả hổ đập ruồi" hoài, bộ hổ với ruồi chúng để cho ổng yên hả? Không khéo lôi thôi lại mất mạng bây giờ. Tôi thì dù sao cũng thích Tập Cận Bình hơn Đặng Tiểu Bình, nói thẳng ra là như vậy, vì thấy ổng lành hơn. Nhưng mà vụ ổng trả lời Việt Nam là Trung Quốc đủ gạo ăn rồi, không cần mua gạo rẻ của Việt Nam nữa, là tôi thấy ổng hơi dốt. Lãnh đạo nước lớn mà dốt, thì coi chừng phe đối lập chúng thắng thế, lại một lão diều hâu lên lãnh đạo, gây chiến lung tung, phô trương thanh thế, là hàng xóm mệt !

Còn về phía Mỹ, thì ngày xưa Mỹ suy tính thế nào đấy để Trung Quốc cướp lấy Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa, là tôi thấy rất không ổn. Một là, đấy là một quyết định ngu ngốc, vì họ đã không nhìn xa trông rộng đến việc là TQ có được Hoàng Sa thì sẽ muốn chiếm cả Biển Đông. Như vậy lưu ý thứ nhất là Mỹ hoàn toàn có thể có những quyết định ngu ngốc, chứ không phải là chỉ toàn thông minh đâu (và điều này đã được kiểm chứng vài lần). Hai là, rốt cuộc là Mỹ không đáng tin, vì nếu có lợi cho họ, thì họ cứ làm không cần biết phải quấy gì hết, và lúc đó là mình lãnh đủ.


Vậy bây giờ, liệu Mỹ có thể làm gì để sửa lại cái sai lầm của họ, và tỏ thiện ý của họ để ta có thể tin họ được hay không? Liệu họ có thể làm điều gì đó, ví dụ như giúp Việt Nam vụ kiện tụng Hoàng Sa ra tòa án quốc tế, để Việt Nam lấy lại trước tiên là quần đảo này ? Ông Nguyễn Chí Vịnh có nói là TQ nhiều lần đề nghị VN không kiện vụ này ra tòa án quốc tế, rõ là họ sợ (nhưng tôi tò mò quá, nếu ta không kiện ra thì TQ cho ta, hoặc cho Bộ Quốc phòng, điều gì để đổi lại cái sự im mồm của ta ?)

Một điều cuối cùng nữa là xưa nay Mỹ có tiền sử là hay đổ tiền vào những chính phủ yếu kém và tham nhũng, cuối cùng là tanh banh nát như tương cả ! Tôi thì đoán rằng là làm vậy thì gây ra chiến tranh, nên Mỹ được lợi, cho nên họ cứ làm, bất kể dân các nước chiến tranh hỗn loạn khốn khổ ! Còn nếu không phải vậy thì rõ ràng là về việc này Mỹ thua kém Liên Xô và Nga. Nga ủng hộ những chính phủ mạnh và không quá khát máu, và mặc dù là Nga chỉ giúp được ít tiền thôi, nhưng mà người giỏi thì họ cũng chỉ cần giúp ít thôi, chứ các bạn dốt thì giúp các bạn ấy bao nhiêu tiền cũng không đủ.


Ấy là còn chưa kể tôi ngờ rằng Quân đội ta và Quân đội Trung Quốc là một, chưa nên đổ nhiều tiền vào đấy; thôi thì cứ cho là mình nghi oan cho họ đi, nhưng dù sao thì phe thân Trung Quốc trong quân đội là rất mạnh, trong chính quyền chắc cũng gần như vậy. Vậy thì, trong lúc tình hình còn chưa rõ ràng, thì ta cứ chờ tiếp. Trí thức hơn người chủ yếu cũng là ở cái sự kiên định mà thôi.

Résultat de recherche d'images pour "echecs"








vendredi 29 mai 2015

Nhớ Cụ H H Minh

Nghe nhạc ở đây nghen :

http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/nu-cuoi-3022.html


NỤ CƯỜI
Sáng tác:Nhạc Nga
Trình bày: Tốp ca Đội Sơn ca Đài TNVN
*****************

Cho trời tối sáng lên với bao nụ cười
Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời
Nụ cười tươi, chúng ta cùng chung niềm vui
Trong cuộc sống đầm ấm yêu thương ta cùng cất tiếng cười

Để làn mây không bay đi xa
Những hạt mưa bay bay bên ta
Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô

Tiếng cười vui luôn luôn bên ta
Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa
Tiếng cười là bạn đường mến yêu của tuổi niên thiếu ta.

Tiếng cười vui luôn luôn bên ta
Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa
Tiếng cười là bạn đường tháng năm không thể nào xoá nhoà.

Cho trời sáng lên và áng mây tươi hồng
Đẩy lùi xa bao nhiêu u ám gió mưa và bão bùng
Rừng âm u, đã thức dậy đón ngày mới
Trong làn nắng lộng gió ban mai vang bài ca yêu đời.

Để làn mây không bay đi xa
Những hạt mưa bay bay bên ta
Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô

Tiếng cười vui luôn luôn bên ta
Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa
Tiếng cười là bạn đường mến yêu của tuổi niên thiếu ta.

Tiếng cười vui luôn luôn bên ta
Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa
Tiếng cười là bạn đường tháng năm vẫn tràn ngập lòng ta!
Résultat de recherche d'images pour "sourire"

jeudi 28 mai 2015

Myanmar coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam

PLS : Hehe, Myanmar cắp sách sang học chúng tớ đấy à? Để tớ dạy cho một bài đầu tiên nghen : phải chăm lo cho bọn nghèo dở nhất không bị chết vì đói và bọn giỏi nhất không bị làm phiền, còn bọn ở lưng chừng thì cứ kệ cho chúng oánh nhau tá lả. Vì sao biết không? Vì các bạn nghèo sống ổn thì đất nước ổn định (hoan hô Đảng Cộng Sản!), các bạn giỏi được tự do thoải mái thì các bạn ấy phát huy tài năng cho cả xã hội được nhờ (lưu ý, bạn nào giỏi thì bạn ấy không cần nhiều tiền lắm đâu, chỉ cần kha khá thôi), còn tầng lớp trung lưu thì các bạn ấy khôn ngoan chán, không cần phải lo cho các bạn ấy, chỉ cần thể chế chính sách hợp lý là được.


Myanmar coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam



(Chinhphu.vn) - Lãnh đạo Myanmar khẳng định luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Việt Nam bởi quan hệ giữa hai nước là “quan hệ của những người anh em”.
Tổng thống Myanmar Thein Sein tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Nay Pi Taw. Ảnh:VGP/Hải Minh
Đó là phát biểu của Tổng thống Myanmar Thein Sein trong buổi tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Nay Pi Taw sáng 28/5 nhân dịp Phó Thủ tướng sang Myanmar đồng chủ trì Kỳ họp thứ 8 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Myanmar.
Phát biểu của nhà lãnh đạo Myanmar có ý nghĩa đặc biệt bởi đúng ngày này 40 năm trước, hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (28/5/1975-28/5/2015).
Tổng thống Thein Sein chúc mừng những thành tựu phát triển mọi mặt của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam, khẳng định Myanmar đã và đang tham khảo những bài học đổi mới của Việt Nam.
Tin tưởng chuyến thăm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương lên tầm cao mới, Tổng thống Myanmar đề nghị cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban hỗn hợp hai nước (diễn ra sáng 29/5) tập trung rà soát các lĩnh vực hợp tác, trong đó có 12 lĩnh vực ưu tiên như đã nêu trong Tuyên bố chung về hợp tác Việt Nam-Myanmar (ký kết năm 2010); khẳng định phía Myanmar sẽ nỗ lực hết sức để phối hợp với Việt Nam thúc đẩy hợp tác trong 12 lĩnh vực này.
Cho rằng quan hệ hai nước còn nhiều tiềm năng, Tổng thống Thein Sein đề nghị hai bên cần trao đổi, thảo luận, đưa ra những nhu cầu và thế mạnh của mỗi nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 500 triệu USD năm 2015.
Tổng thống Thein Sein bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như sản xuất và chế biến cà phê, hạt điều xuất khẩu, rau quả, nuôi trồng thủy sản… thông qua việc thành lập các doanh nghiệp liên doanh giữa hai nước.
Lãnh đạo Myanmar kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư phát triển du lịch và hệ thống khách sạn bởi đây là một trong những lĩnh vực đang phát triển bùng nổ tại thị trường Myanmar; chia sẻ kinh nghiệm đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Myanmar.
Tổng thống Myanmar cho hay sẽ cử một đoàn công tác sang Việt Nam tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm thành lập và vận hành các trung tâm dạy nghề cũng như vai trò của Nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực này.
Cảm ơn Tổng thống Thein Sein đã dành thời gian tiếp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chúc mừng Myanmar đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị trong những năm qua cũng như đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2014, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Myanmar ở khu vực và trên thế giới.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ truyền thống lâu đời với Myanmar. Hai nước có truyền thống ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như xây dựng đất nước ngày nay.
Phó Thủ tướng mong muốn hai bên tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, tiếp tục đối thoại chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, đối thoại an ninh giữa hai Bộ Công an và thiết lập cơ chế đối thoại trong lĩnh vực quốc phòng.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trân trọng thông báo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị CLMV, ACMECS tổ chức tại Myanmar vào cuối tháng 6/2015.
Trên cơ sở quan hệ chính trị tốt đẹp, Phó Thủ tướng đề nghị Myanmar quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Myanmar, trong đó có các dự án về tài chính, ngân hàng, viễn thông, trồng cây cao su…

Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng cũng đã thông báo với Tổng thống Thein Sein nội dung cuộc gặp trước đó với Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar U Wunna Maung Lwin. Theo đó, hai bên đã thảo luận về quan hệ hợp tác song phương cũng như một số vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Hải Minh

http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Myanmar-coi-trong-quan-he-huu-nghi-hop-tac-voi-Viet-Nam/228047.vgp

Clip: Nghẹn ngào với em bé Syria ăn cỏ thay bánh mỳ

PLS : Nghẹn ngào cái cóc khô gì ! Tôi đã bảo rồi, đời người vật chất quý nhất thì cũng chỉ có lúa gạo, bánh mì thôi. Cứ đòi hỏi những cái khỉ khọt dân chủ, nhân quyền gì ấy, để cho trẻ con đói khát thảm hại ! Tôi thà để cho lão Bachar el-Assad lãnh đạo, còn hơn là bọn Nhà nước Hồi giáo, lão ấy có độc tài gì đi nữa, thì lão ấy cũng mạnh nhất,  mà cái xã hội mọi rợ ấy thì cũng chỉ xứng đáng một lão độc tài như vậy thôi. Rồi lão ấy cũng già cũng chết, chứ cứ sống mãi được à? Xã hội ổn định rồi nó sẽ phát triển. Sao mấy anh chị to họng dân chủ với nhân quyền, béo núc béo ních ở bên Mỹ ấy, không sang Syrie mà đem lúa gạo, bánh mì cho trẻ con ăn ? Thật là cả một lũ lãnh đạo ngu như bò ! 


Clip: Nghẹn ngào với em bé Syria ăn cỏ thay bánh mỳ

A- A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút 
Cậu bé Syria khiến người xem bị sốc khi cho biết gia đình cậu đã phải ăn cỏ nhiều ngày để sống sót.

Cậu bé khiến nhiều người bị sốc khi cho biết đã phải ăn cỏ để sống sót
Cậu bé khiến nhiều người bị sốc khi cho biết đã phải ăn cỏ để sống sót
XEM VIDEO CLIP:

Ngày 27.5, một đoạn video được đăng lên mạng quay lại cuộc trò chuyện đầy xúc động giữa các nhà hoạt động ở thành phố Aleppo, Syria với một cậu bé đói lả và phải ăn cỏ để sinh tồn trong những ngày qua.
Trong đoạn video, cậu bé chưa đầy 5 tuổi với khuôn mặt nhem nhuốc và mái tóc rối bù đang đứng trong một căn phòng, nơi vẫn còn vương dấu vết của một vùng đất đang phải trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc.
Khi được hỏi “Cháu có đói không”, cậu bé có đôi mắt đầy mệt mỏi trả lời “Có ạ”. Sau đó, cậu bé tiết lộ rằng mình đã không được ăn gì suốt 2 ngày qua.
Khi được hỏi thích ăn gì nhất, cậu bé cho biết thứ mà cậu muốn lúc này đơn giản chỉ là bánh mỳ, bởi cậu bé đã “không được ăn bánh mỳ từ rất lâu”.
Người quay phim đã tỏ ra rất sốc và thốt lên “Ôi Thượng đế Tối cao” khi cậu bé cho biết cả gia đình cậu đã phải ăn cỏ để cầm cự trong suốt thời gian qua.
Trước khi cuộc nội chiến nổ ra, Syria là một quốc gia trù phú, no ấm với sản lượng lúa mỳ lên tới 3 triệu tấn mỗi năm. Thế nhưng sau hơn 3 năm nội chiến nổ ra, giờ đây chính phủ nước này đang chật vật tìm cách nhập khẩu 150.000 tấn lúa mỳ để lo cái ăn cho người dân đang chết đói.
Các nguồn tin cho hay chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu các nhu yếu phẩm và lương thực cho người dân, bởi những vấn đề về thanh toán và chiến sự liên miên khiến hoạt động kinh tế bị đình trệ.
Đất nước Syria hoang tàn trong cuộc nội chiến
Thành phố Aleppo đã bị chia đôi và thường xuyên phải hứng chịu những trận chiến dữ dội giữa phe nổi dậy và quân đội chính phủ, khiến cuộc sống của người dân trong thành phố trở thành địa ngục.
Hơn 220.000 người, trong đó có 10.000 trẻ em đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra giữa phe nổi dậy và quân đội chính phủ, và tình hình càng phức tạp thêm khi có sự tham chiến của các nhóm Hồi giáo cực đoan, trong đó có phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR), cho đến nay đã có hơn 3 triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa chạy tị nạn sang các người láng giềng, trong khi 6,5 triệu người nữa vẫn mắc kẹt tại các vùng chiến sự.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1162230#ixzz3bPpWzzii
doc tin tuc www.xaluan.com

sdfg

lundi 25 mai 2015

10 lời khuyên của phulangsa dành cho Bộ Công Thương



Lời khuyên như sau :


1- Có 3 điều khiến cho Bộ Công Thương (BCT) cứ lúng túng như gà mắc đẻ :
- Một là, "đứt đoạn thông tin" giữa các Bộ, giữa thị trường và nông dân (điều này hoàn toàn là do lỗi của BCT).
- Hai là, hội nhập quốc tế kém (cho nên làm ăn hổng giống ai).
- Ba là, đầu tư tiền vào nông nghiệp ít.

(Ba cái điều này, chẳng phải là do tôi tự nghĩ ra, tôi có đọc một bài phỏng vấn vài ông chuyên gia về vấn đề này, mà hôm qua định kiếm lại để tìm tên mấy ổng, nhưng mà lùng sục suốt buổi sáng không ra, ai mà nghĩ có ngày mình lại phải đi làm nông nghiệp chứ !!)

2- Tống cổ ngay mấy ông cố vấn tồi về nhà bò, chăn vịt, bán than (mấy ông nào xui TT Nguyễn Tấn Dũng làm mấy vụ Vinashine, Vinaline ... ấy).

3- Dồn hết sức vào việc lưu thông thông tin, lưu thông nông sản, để nông sản Việt Nam đến tay người tiêu dùng với giá rẻ, hạ gục hàng Trung Quốc.

4- Đòi chính phủ cho đặt một ông/bà tham tán chuyên lo về kinh tế ở mỗi Đại Sứ Quán, chính hắn sẽ phải luôn tìm kiếm, thông tin về thị trường nước ngoài, cơ hội hợp tác với những tập đoàn thương mại lớn của nước ấy.

5- Đòi chính phủ trả tiền cho một ông GS Toán cỡ bự nào đấy ở nước ngoài, như ông VHV hay ông NTZ chẳng hạn, để ông ấy lo về phát triển mảng toán ứng dụng về kinh tế.

6- Đặt hàng cho các trường ĐH về Kinh tế, thương mại, tài chính... mở séminaires thường xuyên về các đề tài mà BCT cần, cử cán bộ của BCT đi dự đều đặn (đừng có mà lười thối thây ra !)

7 - Khuyến khích mấy ông đại gia cỡ bự đầu tư vào nông nghiệp, nói mấy ổng ăn tiền cho lắm thì phải làm chuyện phúc đức, mà để đức cho con, không thì mai mốt chúng học ngu như bò !

8 - Mỗi lần giải cứu nông sản cho nông dân, thì nhắc họ là, phải nuôi trồng nông sản chất lượng tốt cho người Việt Nam dùng có sức khỏe tốt, đừng có bón phân độc, phun hóa chất vào để cho người ta bị ung thư, làm ăn thất đức thì cứ nghèo mãi là phải rồi !

9 - BCT phải đặc biệt lưu ý sao cho nông sản, thủy hải sản (cá khô, nước mắm, vv.) tươi, ngon, lành, đến được tay người tiêu dùng với giá rẻ, đừng để thương lái ép giá, đuổi chúng đi buôn hàng khác đi. Người dân, người nghèo, công nhân, thanh niên... họ phải đủ ăn thì họ mới có sức khỏe mà tái sản xuất sức lao động được. Đất nước có nghèo, nhưng là nước nông nghiệp, thì người dân cũng phải được ăn no, ăn đủ chất chứ !

10 - Tăng cường hội nhập, các bác lãnh đạo BCT ạ ! Những nước nào, hãng nào mà đàng hoàng, tử tế, thì mình phải hết sức ưu đãi, làm ăn với họ, cho dù lời ít thôi (lời nhiều thì chỉ có mà đi ăn cắp, ăn cướp !), nhưng bên cạnh đó mình học họ được nhiều thứ hay tốt !


Dưa ngon trâu ăn say sưa, thế mà người nghèo phải nhịn :

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/nhung-nong-san-khien-nong-dan-dieu-dung-trong-3-thang-qua-3206272.html

dimanche 24 mai 2015

10 câu hỏi khó của phulangsa dành cho Bộ Công Thương

:-D Nghé xinh !


http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/wr-mrket-for-agriculture-produ-05202015092721.html


1- Nông sản thừa phải vứt bỏ, nhưng dân các tỉnh thành không được ăn nông sản giá rẻ, vì sao?

1a) Theo các quý ngài, Bộ Công Thương có nên giao cho Đoàn Thanh Niên trọng trách xây dựng mạng lưới lưu thông nông sản Việt Nam đến các cơ sở cho dân chúng được thụ hưởng giá mua tận gốc, bán tận ngọn không?
1b) Các phường xã, tỉnh thành có hợp tác tiêu thụ nông sản không? Ví dụ như họ dành ra một góc chợ nông sản đang mùa để người dân có thói quen tìm đến mua thường xuyên (bọn tiểu thương chuyên buốn bán đồ Trung Quốc thì cho chúng chết !)


2- Vì sao thông tin giữa các Bộ bị đứt đoạn? (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế lo về an toàn thực phẩm, vv.)

2a) Có phải Bộ Công Thương giấu thông tin để ăn tiền của thương lái Trung Quốc không?
2b) Số lượng người mắc ung thư ở Việt Nam năm này tăng lên rất nhiều so với năm ngoái, có phải là do đồ ăn thức uống không? (Ví dụ dân Việt Nam ăn quá nhiều đồ Trung Quốc), Bộ Công Thương và Bộ Y tế có trách nhiệm gì về tình trạng này không, trong khi mà nông sản Việt Nam bị đổ bỏ, còn người dân thì tiêu thụ nông sản Trung Quốc giá rẻ??

3- Trình độ cán bộ nhân sự của Bộ Công Thương có vấn đề gì không?
(Thường tôi nghe nói là các anh chị con nhà giàu học dốt thì mới hay vào mấy khoa Quản trị kinh doanh, thì tôi nghĩ càng tốt, chúng dốt cho chúng làm ăn phá sản ráng chịu; nhưng mà lỡ chúng lại vào Bộ Công Thương làm lãnh đạo, ngồi chình ình trên đầu trên cổ chúng ta, thì nông dân chết ! GS NBC có vẻ phiền lòng vì các em giỏi toán lại đi học ngành thương mại, kinh tế, dạ em thấy khoa Toán cũng nên chia lửa cho bên kinh tế đó GS).


4- Bộ Công Thương có được các giáo sư các trường Đại học Kinh tế, Tài chính, Thương mại... cố vấn không?

4a) Nếu có, các vị ấy cố vấn có tốt không?
4b) Nếu không, liệu có thể mời các GS Toán như GS Vũ Hà Văn, GS Nguyễn Tiến Dũng... cố vấn không? (Ông NTZ có nói là ổng thích vừa làm GS vừa đi bán thịt bò, chắc là ổng có quan tâm tới kinh tế).

Hình như nãy giờ được 10 câu rồi, tôi xin thêm một câu chót nữa :
5- Ở nước ngoài (Pháp), khi rau trái vào mùa thì siêu thì bán đại hạ giá, cho nên người nghèo cũng được ăn trau trái giá rẻ theo mùa. Vì sao ở Việt Nam mình là xứ rau trái nhiệt đới dồi dào, thì lại không được như vậy? Dân chúng phải được ăn uống tốt thì họ mới có sức khỏe mà lao động đóng góp cho xã hội chứ ? Sao nông sản lại đem đổ bỏ, mà không cho họ ăn giá rẻ ?








samedi 23 mai 2015

Cần tích cực giúp Mỹ bảo vệ các nguyên tắc luật pháp quốc tế tại Biển Đông - Truong Nhan Tuan

PLS : Em đồng ý ! Hourra, hourra, hourra !

Cần tích cực giúp Mỹ bảo vệ các nguyên tắc luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông, thứ nhứt là để bảo vệ quyền lợi của Mỹ. Đây là một sự thật đã thành hình từ sau Thế chiến Thứ hai. Thứ hai, theo tuyên bố của viên chức bộ ngoại giao Mỹ, là nhằm bảo vệ « các nguyên tắc luật pháp quốc tế ». Thực ra việc thứ hai là điều rất quan trọng. VN (cũng như Phi và các nước trong khu vực) cần khai thác ở mọi mặt của vấn đề này để bảo vệ quyền lợi (và bờ cõi) của mình.

Hành vi khiêu khích của Trung Quốc từ nhiều năm nay tại các vùng lãnh thổ đã chiếm được của VN (HS năm 1974, các bãi đá TS năm 1988), như việc đơn phương hạ lệnh cấm đánh cá, kể cả trên vùng biển của hai nước VN và Phi, hoặc việc đổ cát đá mở rộng các bãi đá san sô, sau đó xây dựng sân bay, hải cảng… biến các bãi đá này trở thành những căn cứ quân sự quan trọng, hay việc lên giọng « nước lớn » đe dọa các nước khác trong các hội nghị địa phương… là những hành vi thể hiện rõ nét chủ nghĩa đế quốc bành trướng. Các hành vi của Trung Quốc nếu không vi phạm luật pháp quốc tế, thì cũng đi ngược lại tập quán quốc tế, đe dọa không chỉ an ninh khu vực và còn đe dọa hòa bình của thế giới.

Vấn đề là Mỹ sẽ có biện pháp nào để bảo vệ « các nguyên tắc luật pháp quốc tế » ở Biển Đông trước một tên cường đồ ngang ngược, xưa nay luôn quan niệm « chân lý nở trên đầu họng sứng », chà đạp mọi nguyên tắc của luật biển ?

Nói đến việc này ta không thể quên các biến cố xảy ra ở Vịnh Syrte (Vịnh Libye) năm 1981 và 1989.

Năm 1973 Khadafi tuyên bố vịnh Syrte là « nội hải » của Libye đồng thời cho rằng mọi xâm phạm vào vùng biển này là hành vi « tuyên bố chiến tranh ». Vịnh được xác định bằng một đường thẳng, kéo từ Bengasi đến Misurata, làm cho đường « cơ bản » của Libye mở rộng ra ngoài, có nơi tới 137 hải lý. Việc này đã khiến 22.000 dặm vuông biển trở thành « nội hải » của Libye.

Tuyên bố về lãnh hải của Libye, đối với bộ Luật Quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS), là không phù hợp. Theo bộ Luật này, bề rộng lãnh hải chỉ 12 hải lý, tính từ bờ. Vùng biển từ bờ ra đến 12 hải lý là vùng « lãnh hải », quốc gia ven biển có quyền tài phán tương tự như lãnh thổ trên đất liền. Tức là Libye đã mở rộng ra, có nơi đến 137 hải lý.

Phản ứng của giới học giả quốc tế là khá sôi nổi. Theo họ Libye đã sai vì Vịnh Syrte không phải là « vịnh lịch sử » của Libye, cũng như những quyền lợi của nước này trong khu vực biển này không phải là « sinh tử ». Các nước như Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh cũng như hầu hết các nước trong vùng Địa Trung Hải đều lên tiếng phản đối.

Biến cố đã xảy ra hai lần, giữa hai lực lượng không quân Mỹ và Libye, vào các năm 1981 và 1989. Năm 1981 hai chiếc Su-22 của Libye bị hai chiếc F-14 của Mỹ bắn hạ. Tương tự, năm 1989, hai chiếc Mig-22 của Libye cũng bị hai chiếc F-14 bắn hạ. Cả hai lần, trong chừng mực, Mỹ can thiệp vì lý do “bảo vệ các nguyên tắc luật pháp quốc tế”.

Nếu so sánh đòi hỏi của Trung Quốc và Libye, ta thấy tham vọng của TQ nhiều hơn trăm lần. TQ yêu sách tới 80% Biển Đông, thể hiện qua tấm bản đồ chữ U 9 đoạn, đòi hơn hai triệu cây số vuông biển. Libye yêu sách Vịnh Syrte là vịnh lịch sử, chỉ có 22.000 dặm vuông. Trong khi Biển Đông không phải là « vịnh », cũng không thể là vùng nước « lịch sử » của TQ. Về địa lý, nó chỉ là vùng biển « nửa kín ». Nó cũng không mang yếu tố « sinh tử » đối với dân Trung Hoa. Hàng ngàn năm qua TQ không ngó ngàng đến Biển Đông, dân Trung Hoa đâu có chết ? Trong khi các dân tộc chung quanh, như VN, nếu không có biển, quốc gia này đã không thể khai sinh và hiện hữu.

Hoa Kỳ (và cộng đồng thế giới) sẽ có phản ứng gì trước những sự ngang ngược của TQ ? Khadafi bạo tàng, ngang ngược, không coi luật pháp quốc tế ra gì. Tên bạo chúa cuồng điên này đã bị trừng phạt. Nhưng TQ không phải là Libye. « Quand la Chine s’éveillera, le monde tremblera – khi mà Trung hoa thức dậy, thế giới sẽ rúng động » là tựa đề của một cuốn sách mà các học giả quốc tế luôn nhắc tới khi nói về TQ. Không phải vì cuốn sách mà vì sự trổi dậy của TQ sẽ làm đảo lộn trật tự thế giới.

Tại Biển Đông vài hôm nay, khi máy bay dọ thám của Mỹ tiếp cận các bãi đá đang được Trung Quốc mở rộng và xây dựng, thì bị phía TQ cảnh cáo, đuổi ra khỏi khu vực. Giả sử trong những ngày tới, máy bay của Hoa Kỳ tiếp tục các công việc thường xuyên của họ, và bay vào vùng giới hạn 12 hải lý. Thái độ của TQ sẽ ra sao ?

Theo tuyên bố của các viên chức TQ, nước này sẽ dùng mọi cách để bảo vệ lãnh thổ của họ. Tuyên bố này hàm ý sẽ sử dụng vũ lực nếu máy bay (hay tàu bè) của Mỹ xâm phạm vào trong vùng giới hạn 12 hải lý.

Nhưng Mỹ quan niệm rằng các đảo nhân tạo, cho dầu nó lớn cách mấy, đều không có lãnh hải và vùng kinh tế độc quyền. Quan niệm này phù hợp 100% với UNCLOS. Các bãi đá (chìm, nổi, nửa chìm nửa nổi…) mà TQ chiếm được của VN tại khu vực TS đã không còn tình trạng ban đầu. Nó không còn là bãi đá (để có 12 hải lý lãnh hải) mà nó đã trở thành « đảo nhân tạo ».

Trong quá khứ, Mỹ và TQ đã có « đụng chạm », như vụ chiếc tàu Impeccable tháng 3 năm 2009, tại khu vực biển giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam, hoặc vụ chiếc máy bay dọ thám EP-3E năm 2001 tại khu vực đảo Hải Nam. Các vụ « đụng chạm » này đến từ các quan niệm trái ngược nhau về tự do hàng không và hàng hải.  Các bộ luật về Biển của TQ công bố vào tháng 6 năm 1998 hay tháng 6 năm 2002, qui định các hành vi « nghiên cứu » của bất kỳ thuyền bè nước ngoài trên vùng biển (EEZ) của TQ là « phạm pháp ». Điều này đi ngược lại tinh thần bộ luật Quốc tế về Biển 1982.

Thách thức trước mắt cho Mỹ (nhứt là cho VN và Phi), là TQ đã « ngồi xổm » lên luật quốc tế, dùng luật rừng cấm biển ngay trong vùng biển của nước khác. Tương tự cấm hàng xóm không cho họ cày cấy trên ruộng của họ. Dùng « chân lý của họng súng » để định nghĩa quyền lợi của TQ tại Biển Đông. Dùng luật bá đạo để mở rộng và xây dựng các bãi đá thụ đắc bằng phương pháp vũ lực rồi tuyên bố cấm xâm phạm vùng biển cũng như không phận (sau này là vùng ADIZ).


Nhưng TQ không phải là Libye. Vì vậy các nước liên hệ phải giúp cho Mỹ, tất cả những phương tiện sẵn có, trước hết là để bảo vệ « các nguyên tắc luật pháp quốc tế », sau là để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như các quyền và quyền lợi chính đáng của quốc gia mình.

http://nhantuantruong.blogspot.fr/2015/05/can-tich-cuc-giup-my-bao-ve-cac-nguyen.html

Để được làm người tử tế - Hồ Quốc Tuấn

PLS : Bài viết quá hay ! Mới đây có cái xếp hạng về giáo dục, xếp Vietnam đứng thứ 12 trên Anh Mỹ gì đấy, là đúng quá rồi các bác có biết không? Xếp hạng về toán và khoa học thì đúng là học sinh Việt Nam giỏi thật, ra nước ngoài học ầm ầm, ai cũng khen ! Chỉ có điều các bác cứ thắc mắc hoài sao ở trong nước chúng nó không giỏi tiếp? Hehe, tôi đố các bác chúng nó ra nước ngoài học được điều gì đấy? Bật mí : chúng học được sự tử tế, trung thực, chỉ có mỗi cái ấy thôi ! Còn đứa nào không học được điều ấy thì đổ tiền đổ của học bao nhiêu đi nữa ở nước ngoài thì dốt vẫn hoàn dốt ! Còn đứa nào ở trong nước mà trung thực tử tế thì chúng cũng vẫn giỏi, chứ người Việt Nam mà dốt hết thì các bác thành Myanmar hay Ukraina rồi, có khi đang vượt biển giết nhau trên tàu, thiêu sống nhau trong nhà rồi, chứ đâu có được như thế này !


Ehehe, HHM cũng có viết cái này này (đọc khó hiểu quá!): http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/lam-sao-de-xa-hoi-hoa-duoc-su-tu-te.html






Để được làm người tử tế

Hồ Quốc TuấnĐại học Bristol, Anh - Thời báo Kinh tế Sài Gòn
04:41' PM - Thứ sáu, 22/05/2015
Trong một thời gian dài, Việt Nam đã chọn mô hình tăng trưởng kinh tế có tính “đi tắt đón đầu”, chọn cái dễ mà làm, dựa vào nguồn ngoại lực và tài nguyên sẵn có, và hệ quả là đã làm triệt tiêu nội lực, thỏa hiệp với tiêu cực và chèn ép người tử tế...
Từ một mô hình kinh tế “đi tắt đón đầu”...
Từ khi kinh tế mở cửa, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng rất ấn tượng trong hơn hai thập niên, bất chấp đợt khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có tính đi tắt đón đầu, chọn cái dễ mà làm. Đặc trưng của mô hình này chính là việc dựa vào nguồn ngoại lực như vốn nước ngoài, bao gồm cả FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp, đồng thời thúc đẩy những tập đoàn kinh tế nhà nước lớn, nhắm tới làm những cái to lớn, “hàng đầu thế giới”, trong khi bỏ qua việc chăm lo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và từng bước xây dựng nội lực để phát triển kinh tế.
Mô hình kinh tế này tận dụng sự thâm dụng nguồn tài nguyên sẵn có, lao động và vốn (mà một phần đáng kể là nguồn vốn bên ngoài), và sự lạc quan đối với một nền kinh tế mở cửa để tạo ra tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng.
Nhưng quá trình mở cửa và gỡ bỏ những rào cản trong môi trường kinh doanh đó đã chững lại từ những năm đầu thế kỷ 21. Những năm 1998-2001, để duy trì tăng trưởng kinh tế, thay vì tiếp tục chọn con đường có nhiều thử thách là đẩy mạnh cải cách và cởi trói cho môi trường kinh doanh, Chính phủ đã chọn con đường dễ hơn, gia tăng vay nợ (bao gồm ODA) và ưu đãi cho dòng vốn đầu tư quốc tế, bất chấp việc phải cấp nhiều vốn hơn mới đạt được 1% tăng trưởng. Nhưng một phần lớn nguồn lực đó chủ yếu lại được chuyển qua các nhóm lợi ích như các tập đoàn kinh tế nhà nước, một phần không nhỏ dòng vốn nước ngoài lại chảy vào bất động sản hoặc những hoạt động kinh doanh không đem lại những chuyển giao kỹ thuật.
Hệ quả của con đường tăng trưởng dễ dàng này là hiệu quả đầu tư và ứng dụng công nghệ trong nền kinh tế ngày một giảm sút trong khi môi trường kinh doanh hầu như không cải thiện đáng kể. Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn ICOR cho thấy chi phí vốn tăng thêm để tạo ra một đồng tăng thêm của GDP ngày càng cao. Theo một bài về đánh giá hiệu quả đầu tư của tác giả Bùi Trinh trên TBKTSG năm 2011, nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP, thì đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP.
Trong phân tích của mình, tác giả Bùi Trinh cũng cho thấy hệ số TFP, đo lường đóng góp của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế, chỉ còn đóng góp 8,8% vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 so với mức 22% của giai đoạn 2000-2005. Nói cách khác, phí tổn vốn cho 1 đồng tăng trưởng GDP tăng đến gần 50% trong giai đoạn 2006-2010 trong khi tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế tụt dốc thảm hại trong khi người ta vẫn cho rằng với việc mở cửa và đón nhận FDI chúng ta sẽ học hỏi được kinh nghiệm và công nghệ của nước ngoài.
Trong khi đó, môi trường kinh doanh (theo báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới) không có cải thiện đáng kể ở các khoản mục thành lập doanh nghiệp, cung cấp điện, thuế, bảo vệ nhà đầu tư từ sau năm 2005. So với các quốc gia láng giềng, xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam bị bỏ xa so với nhóm Singapore, Malaysia và Thái Lan, và quanh đi quẩn lại trong nhóm với Indonesia, Philippines và Trung Quốc.
Thực trạng xếp hạng thấp từ báo cáo của Doing Business 2015 và con số TFP năm 2011 của tác giả Bùi Trinh tuy khác nhau về thời điểm nhưng chỉ ra một điều: cơ sở hạ tầng và khả năng hấp thu công nghệ của Việt Nam đã và đang tụt hậu so với yêu cầu của nền kinh tế. Nói cách khác, tăng trưởng dựa vào ngoại lực không hề lan tỏa thành một cú hích đáng kể cho nội lực, mà lại còn triệt tiêu nó.
Có thể nói, tình thế nợ công tăng, nợ xấu nhiều, doanh nghiệp tư nhân suy yếu như hiện nay là hệ quả của một tư duy tăng trưởng kinh tế dễ dàng, đi tắt đón đầu, dựa vào ngoại lực và bỏ bê nội lực, đến mức mà chuyên gia Phạm Chi Lan phải lo ngại là sắp tới chúng ta chỉ có thể còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chứ không còn “nhỏ và vừa” nữa.
Việt Nam đang cố gắng đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Ảnh: MINH KHUÊ
...biến điều bất thường thành bình thường
Không chỉ nợ công, nợ xấu cao và nền kinh tế kiệt quệ nội lực, cái nguy hiểm nhất của mô hình tăng trưởng dễ dàng này là nó đi kèm với một tư duy phải tạo ra thành tích nhanh và nhiều, sẵn sàng thỏa hiệp với tiêu cực miễn sao “được việc”, dẫn đến những điều bất bình thường được xem là bình thường.
Lấy ngành ngân hàng làm ví dụ. Đã có một giai đoạn, sở hữu chéo giữa các ngân hàng trở thành chuyện bình thường trong giai đoạn trước khi khủng hoảng toàn cầu lan rộng đến Việt Nam và thậm chí vài năm sau đó. Nếu không có sự sụt giảm tăng trưởng dẫn đến nợ xấu ngân hàng tăng nhanh và những hệ lụy sau đó, có lẽ đó vẫn là một điều được hiển nhiên chấp nhận trong ngành ngân hàng.
Không chỉ trong ngành nhạy cảm như ngân hàng, mà ở khắp các lĩnh vực trong nền kinh tế, hành vi trốn thuế, làm giá chứng khoán, vay nợ không có trách nhiệm, buộc ngân sách bù đắp những khoản lỗ, duy trì tình trạng độc quyền và bất chấp lợi ích dân tộc để bảo vệ lợi ích nhóm... sinh sôi và nảy nở nhanh chóng. Người ta không quan tâm đến cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng bằng cách cải tiến chất lượng và năng suất, mà chỉ quan tâm làm sao tiêu diệt được đối thủ nhanh nhất và làm giàu dễ nhất.
Càng ngày chúng ta lại càng thấy nhiều hơn những điều không bình thường. Những thương hiệu mà người Việt Nam có thể tự hào là của mình ngày một giảm đi (bị bán đi hoặc mất đi). Môi trường bị tàn phá khiến chúng ta không còn nhiều cảnh đẹp thiên nhiên để khoe với bạn bè quốc tế, chỉ còn lại những bờ biển bị băm nát. Con số tiến sĩ chúng ta đào tạo ngày càng tăng nhanh nhưng số công trình khoa học được đăng tạp chí quốc tế có uy tín và số ứng dụng công nghệ không tăng tương ứng. Những điều này thoạt đầu xuất hiện thì gây bàn tán trong dư luận như những điều lạ, bất thường, dần dần, dường như trở thành một sự thật hiển nhiên đang diễn tiến tại Việt Nam. Càng ngày người ta càng nhắm mắt với những tiêu cực, từ các cơ sở kinh tế cho đến bệnh viện, trường học, miễn là nó “bôi trơn” được cho sự vận hành của nền kinh tế.
...và hiệu ứng “chèn ép người tử tế”
Khi những tiêu cực của xã hội ngày một nhân rộng và trở thành chuyện bình thường, những người tử tế không chấp nhận thỏa hiệp với tiêu cực sẽ hoặc là phải tự động rút lui hoặc bị “chèn lấn” (mượn từ thuật ngữ crowding out trong kinh tế học). Đây là một hiệu ứng không mong muốn của mô hình tăng trưởng cũ của Việt Nam.
Lấy ví dụ, trong một nền kinh tế mà bong bóng tài sản bị đẩy lên đỉnh điểm như cách đây vài năm, để có thể vay vốn ngân hàng trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và mọi người đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao một cách bất hợp lý (do bong bóng tài sản và lãi suất cao gây ra), khi không có cách nào để kiếm ra tỷ suất sinh lợi đó một cách đàng hoàng thì người ta móc nối với nhau để làm ra những con số, những dự án không có thật, thổi phồng những chiêu kiếm tiền để lừa ngân hàng, lừa nhà đầu tư và lừa lẫn nhau. Hệ quả là nợ xấu ngày càng chồng chất, các vụ án kinh tế, lừa đảo ngày một nhiều, còn người làm ăn tử tế thì vay không được tiền hoặc không dám vay vì lãi suất quá cao.
Trong lĩnh vực giáo dục hay y tế cũng dễ tìm thấy những cái không tử tế. Chẳng hạn, vì việc chạy theo cái gọi là có công trình khoa học đăng báo quốc tế nhanh nhất, người ta bất chấp mọi cách để có tên đăng báo, bất chấp ngụy tạo số liệu, đồng tác giả, hay thậm chí cố mà ra được một tạp chí quốc tế và tranh cho được quyền tổng biên tập. Vậy thì làm sao có người dám ngồi làm một công trình nghiên cứu công phu nhiều năm mà cuối cùng kết quả cũng y như người “đi tắt đón đầu”?
Bài học khủng hoảng tài chính gần đây ở nước ngoài và những vấn đề trong nước cho chúng ta thấy thỏa hiệp với những điều không đàng hoàng sẽ mang lại hệ quả khôn lường. Đối với ngành ngân hàng trong nước, chúng ta đã làm quá trễ trong chuyện kiểm soát rủi ro, dẫn đến nợ xấu tăng mạnh. Đối với tài chính công, chúng ta đã để cho sự lãng phí và tham nhũng trong các dự án công và công ty nhà nước đi quá xa để dẫn đến những sự cố “Vina”. Chúng ta không nên để những chuyện như vậy lặp lại nữa.
Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng con đường của Việt Nam sẽ không còn dễ dàng, dựa vào vận may như trước nữa. Chắc chắn sẽ có nhiều cách nhìn khác nhau về mô hình tăng trưởng mới ở Việt Nam. Nhưng là gì đi nữa, chắc ai cũng sẽ đồng ý: nó không nên là một mô hình chèn ép người tử tế.
Muốn tạo ra thay đổi đối với sức cạnh tranh cốt lõi ở Việt Nam thì không nhất thiết chỉ có thể bắt đầu từ những thứ to tát như tranh cãi về chuyện có nên bơm tiền, kích cầu, phá giá đồng tiền hay không. Mà hãy bắt đầu bằng việc tạo ra một môi trường để người ta có thể làm ăn tử tế, sòng phẳng và không bị chèn ép.
Hy vọng rằng sau 10 năm nữa, những điều này không phải là chỉ là mơ ước ở Việt Nam.

http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/de-duoc-lam-nguoi-tu-te_2.html

lundi 18 mai 2015

Hòa ước Trung-Nhật 1952 phải chăng đã “mặc nhiên” giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Hoa Dân Quốc ? (NON)

PLS : Un grand merci à M. Truong Nhan Tuan !
@ Le Nam Trung Hieu : il faut fournir des citations et des références précises pour étayer vos arguments !

Hòa ước Trung-Nhật 1952 phải chăng đã “mặc nhiên” giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Hoa Dân Quốc ?

Bài viết của tác giả Lê Nam Trung Hiếu trên BBC, được giới thiệu là “Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế, đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành sử quốc tế tại Bỉ”, có viết như sau:

“...chỉ 7 tháng sau hội nghị San Francisco, Nhật Bản và Đài Loan ký với nhau một hiệp ước hòa bình riêng rẽ, trong đó khoản 2 mặc nhiên công nhận hai quần đảo trên thuộc chủ quyền của Đài Loan, đồng nghĩa với việc chối bỏ chủ quyền được đại diện của Quốc gia Việt Nam tuyên bố công khai tại hội nghị San Francisco.”
  
“Hai quần đảo trên” viết ở đoạn trên là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Điều này hoàn toàn không đúng. Khoản 2 của hiệp ước Hòa bình Trung-Nhật 1952 không hề “mặc nhiên công nhận” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Đài Loan.

Điều 2 Hiệp ước Hòa bình 28-4-1952 giữa Trung Hoa Dân quốc và Nhật Bản, nguyên văn như sau: 

“It is recognized that under Article 2 of the Treaty of Peace with Japan signed at the city of San Francisco in the United States of America on September 8, 1951 (hereinafter referred to as the San Francisco Treaty), Japan has renounced all right, title and claim to Taiwan (Formosa) and Penghu (the Pescadores) as well as the Spratly Islands and the Paracel Islands.[i]

Tạm dịch: Hai bên nhìn nhận rằng theo điều 2 của Hiệp ước San Francisco ngày 8-9-1951, Nhật từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa chủ quyền cũng như mọi yêu sách về đảo Đài Loan, Bành Hồ cũng như quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Không thấy đoạn nào trong điều ước này nói Nhật giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan hiện nay). Chỉ thấy ghi là  hai bên “nhìn nhận điều 2 của Hiệp ước San Francisco 8-9-1951”.

Vậy thì điều 2 của Hiệp ước San Francisco 8-9-1951 nói gì?

Nguyên văn Điều 2, Hòa ước San Francisco 8-9-1951:

Article 2

Japan, recognizing the independence of Korea, renounces all right, title and claim to Korea, including the islands of Quelpart, Port Hamilton and Dagelet.
Japan renounces all right, title and claim to Formosa and the Pescadores. 
Japan renounces all right, title and claim to the Kurile Islands, and to that portion of Sakhalin and the islands adjacent to it over which Japan acquired sovereignty as a consequence of the Treaty of Portsmouth of September 5, 1905.
 Japan renounces all right, title and claim in connection with the League of Nations Mandate System, and accepts the action of the United Nations Security Council of April 2, 1947, extending the trusteeship system to the Pacific Islands formerly under mandate to Japan. 
Japan renounces all claim to any right or title to or interest in connectionwith any part of the Antarctic area, whether deriving from the activities of Japanese nationals or otherwise. 
Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracel Islands.
Tạm dịch:

Nhật phải từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa (chủ quyền) và mọi yêu sách tại:
(a) Triều Tiên, và công nhận nền độc lập của xứ này,
(b) đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ,
(c) quần đảo Kouriles và phần đảo Sakhaline cũng như các đảo khác đã nhượng cho Nhật qua Hiệp ước Portsmouth năm 1905,
(d) tại các đảo đã được giao cho Hội Quốc Liên quản lý và theo quyết định của Hội đồng Bảo an ngày 2 tháng 4 năm 1947,
e/ vùng Bắc cực,
(f) các quần đảo Spratly (Trường Sa) và quần đảo Paracels (Hoàng Sa).

Điều 2 của Hiệp ước San Francisco 1951 không hề xác định Hoàng Sa và Trường Sa, kể cả đảo Đài Loan, sẽ giao cho nước nào!

Theo ngôn ngữ công pháp quốc tế, sự từ bỏ lãnh thổ của Nhật không phải là một sự từ bỏ “in favorem”, tức là giao lại cho một quốc gia đối tượng nào đó, mà là một sự từ bỏ đơn thuần. Số phận của những vùng lãnh thổ từ bỏ sẽ do phe chiến thắng quyết định.

Ngay từ điều 2 của Hiệp định San Francisco cũng đã xác định là Nhật không có bất kỳ một “quyền” nào đối với những lãnh thổ từ bỏ (Japan renounces all right, title and claim…). Tức là Nhật không có thẩm quyền giao các vùng lãnh thổ từ bỏ đó cho bất kỳ một quốc gia nào.

Nếu Nhật có thẩm quyền giao HS và TS cho Trung Hoa Dân Quốc, tại sao điều 2 của Hiệp ước Hòa Bình Trung-Nhật 28-4-1952 lại không ghi rõ HS và TS giao lại cho Trung Hoa Dân quốc mà chỉ đơn thuần lập lại điều 2 của hiệp ước San Francisco 1951 ?

Vì vậy muốn biết số phận của các vùng lãnh thổ (mà Nhật từ bỏ) giao cho ai thì phải nghiên cứu Hiệp ước San Francisco 1951 và các kết ước liên quan.

Hội nghị San Francisco bắt đầu từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 9 năm 1951, gồm có 52 quốc gia tham gia, trong đó có 49 quốc gia ký hiệp ước hòa bình với Nhật. Vào thời điểm đầu hàng, 14-8-1945, Nhật đã có tuyên chiến với 46 nước, trong đó không có Việt Nam. Từ thời điểm này đến ngày mở đầu Hội nghị San Francisco ngày 4 tháng 9 năm 1951, Hội nghị đón nhận thêm 9 nước khác (tuyên bố chiến tranh với Nhật). Các nước này là các nước đã bị Nhật chiếm đóng lúc chiến tranh, không tự chủ về ngoại giao, vì ở tình trạng dưới quyền bảo hộ của một nước khác. Một trong 9 nước đó là Việt Nam.

Hòa ước San Francisco 1951 viết bằng 4 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Nhật. Nhưng chỉ có ba ngôn ngữ đầu là có hiệu lực pháp lý. Hòa ước bao gồm gồm 7 chương, 27 điều và một lời mở đầu. Điều 2 nói về lãnh thổ (đã ghi lại ở trên). Ta thấy rằng Hiệp ước San Francisco 1951 cũng không qui định rõ rệt số phận các lãnh thổ mà Nhật từ bỏ. Vì vậy điều cần thiết phải nghiên cứu các kết ước liên quan cũng như “hậu trường”, tức những vận động tiền hội nghị.

Các kết ước liên quan đến lãnh thổ gồm có Tuyên bố Cairo 1943, ký giữa đại diện ba nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa là Theodore Roosevelt, Winston L.S. Churchill và Tưởng Giới Thạch. Tuyên bố Cairo là kết quả của Hội đàm Cairo, qui định về số phận các vùng lãnh thổ bị Nhật chiếm cũng như hứa hẹn quyền lợi dành cho Trung Hoa để nước này đứng về phía Đồng minh.

Nội dung tóm lược những vùng lãnh thổ mà Nhật phải trả lại là:

– Tất cả những đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã chiếm từ sau Thế chiến I;
– Trả lại cho Trung Hoa những vùng mà Nhật đã cướp của Trung Hoa như Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ;
– Tất cả các vùng lãnh thổ mà đế quốc Nhật đã chiếm bằng vũ lực;
– Nhân dân Hàn Quốc lấy lại chủ quyền đất nước mình trong một thời gian nhất định.

Tức là, những vùng lãnh thổ mà Nhật từ bỏ, giao lại cho Trung Hoa gồm Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Không hề thấy có ghi Hoàng Sa và Trường Sa.

Về mật ước Yalta, ký ngày 11 tháng 2 năm 1945 giữa đại diện của Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô tại Yalta, nói về điều kiện để Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật. Stalin chấp nhận tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản chỉ sau khi Đức thua trận. Các khoản liên quan đến lãnh thổ dành cho LX gồm có:  giữ nguyên trạng xứ Ngoại Mông (Mông Cổ), trả lại cho Liên Xô phần phía nam đảo Sakhaline, nhượng cho Liên Xô quần đảo Kouriles.

Một văn kiện khác cũng đề cập đến lãnh thổ, là Tối hậu thư Potsdam (Tuyên bố Potsdam) của các nước Đồng minh là Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa gởi cho Nhật Bản ngày 26 tháng 6 năm 1945.

Nội dung gồm một số điều bó buộc Nhật Bản phải chấp nhận : 1/ thi hành các điều đã xác định theo tuyên bố Cairo; 2/ lãnh thổ Nhật Bản sẽ chỉ giới hạn trên các đảo Hondo, Hokkaido, Kiousiou và Si Kok cũng như trên một số đảo nhỏ khác sẽ được xác định do các nước đồng minh; 3/ Nhật sẽ bị hoàn toàn giải giới và các lực lượng quân đội Nhật sẽ giải ngũ.

Liên Xô ký vào Tuyên bố Potsdam ngày 8 tháng 8 năm 1945.

Ngày 10 tháng 8 chính phủ Nhật cho biết họ chấp nhận các điều kiện của Tối hậu thư Potsdam.

Ngày 14-8-1945 Nhật tuyên bố đầu hàng. Ngày 2 tháng 9 đại diện Nhật Hoàng ký vào văn bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện với tướng Douglas Mac Arthur tại vịnh Tokyo. Văn kiện đầu hàng không điều kiện được đại diện 9 nước sau đây ký nhận: Hoa Kỳ, Trung Hoa, Anh, Liên Bang Xô-viết, Úc, Canada, Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Pháp, Hòa Lan và Tân Tây Lan.

Sự kiện này cần nhắc nhở vì sự hiện diện của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Pháp trong văn bản đầu hàng của Nhật Bản là một sự kiện quan trọng (cho việc khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

Tất cả các văn kiện trên không có điều nào nói về số phận của hai quần đảo HS và TS. Tối hậu thư Potsdam quan trọng vì tái xác nhận Tuyên ngôn Cairo và được sự nhìn nhận vô điều kiện của Nhật.

Vì vậy, muốn tìm hiểu các vùng lãnh thổ do Nhật từ bỏ sẽ giao cho quốc gia nào ta phải nghiên cứu về “tiền Hội nghị San Francisco” đồng thời xét đến công pháp quốc tế và tập quán quốc tế về những vấn đề chủ quyền ở các vùng lãnh thổ bị từ bỏ (trường hợp không in favorem).

Theo tác giả Focsaneanu Lazar trong “Les Traités de paix du Japon. In: Annuaire français de droit international, volume 6, 1960. pp. 256-290 ». Hội nghị San Francisco đã đưa ra 4 giải pháp để giải quyết số phận các vùng lãnh thổ mà Nhật từ bỏ. Lược dịch ra như sau :

a)    Đề nghị thứ nhứt, các vùng đất (Nhật từ bỏ) thuộc quyền quản lý của tất cả các nước có tuyên bố chiến tranh với Nhật, tức hình thức "cộng đồng quản lý" (condominium). Việc chuyển giao chủ quyền đã được thực hiện lúc Nhật ký kết Tuyên bố Potsdam và đầu hàng vô điều kiện (14-8-1945). Điều 2 của Hiệp ước chỉ nhằm mục tiêu hợp pháp hóa hành vi từ bỏ lãnh thổ của Nhật mà thôi. Vấn đề kế thừa những vùng lãnh thổ (Nhật từ bỏ) không còn liên quan đến Nhật cũng như Hiệp ước 1951. Tức là số phận của những vùng đất này đã được đồng minh định đoạt rồi. (Chính phủ Pháp nghiêng về giải pháp này.)  

b)   Thứ hai, các vùng đất này thuộc quyền quản lý của các nước ký kết vào Hiệp ước. Đề nghị này bị Liên Xô chống đối. Hai nước Ấn Độ và hai nước Trung Hoa thì đòi hỏi "cộng đồng quản lý" ngay cả lãnh thổ của Nhật.

c)    Các vùng đất này trở thành đất vô chủ (terrae derelictae).

d)   Các vùng đất này trở thành đất vô chủ, người ta có thể chiếm hữu. Điều này hàm ý, những nước tham chiến đang chiếm đóng tạm thời tại các vùng lãnh thổ đó có thể chiếm đóng vĩnh viễn và tuyên bố chủ quyền.

Chiếu những điều xảy ra trên thực tế, ta thấy điều (a) và (d) đã được thực hiện.

Một chi tiết quan trọng điều 2 của Hiệp ước San Francisco là do đại diện phái đoàn Pháp đề nghị.

Hành vi của Pháp dĩ nhiên là có tính toán.

Bởi vì, từ ngày 28 tháng 2 năm 1946 Pháp đã ký kết với Trung Hoa Hiệp ước Trùng Khánh, Pháp tuyên bố hủy bỏ tất cả các quyền lợi và tô giới của Pháp tại Trung Hoa đồng thời cam kết dành sự ưu đãi về kinh tế cho Trung Hoa, như nhượng tuyến đường xe lửa Vân Nam – Hải Phòng, dành ưu đãi về kinh tế, kiều dân Trung Hoa sống tại Việt Nam được hưởng qui chế ưu đãi đặc biệt. Đổi lại quân đội Trung Hoa sẽ rời Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 năm 1946 để quân Pháp vào thay thế.

Trong khi đó, phía nam vĩ tuyến 16, vì lý do chiến lược, Anh cũng đồng ý nhượng quyền lại cho Pháp.

Tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Nhật rút đi Pháp liền gởi quân đến các nơi này để khẳng định chủ quyền. Tại Hoàng Sa quân đội Pháp-Việt đã có mặt từ tháng 5 năm 1946. Tháng 10-1946, quân Pháp ra đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc Trường Sa, đóng mốc mới, khẳng định lại chủ quyền.

Như thế, hành động của Pháp phù hợp hoàn toàn theo đề nghị (a) và (d) về việc giải quyết các vùng đất do Nhật từ bỏ.

Pháp đã khẳng định lại chủ quyền của mình tại Hoàng Sa và Trường Sa, dưới sự mặc nhiên chấp thuận của Hoa Kỳ và Anh.

Hồ sơ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ các năm 1955-1957, đọc ở link sau đây :http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1955-57v03/d187  ta thấy Mỹ đã có thái độ rõ rệt về chủ quyền HS và TS thuộc VN.

Tổ chức GATO (General Agreement On Tariffs And Trade) tiền thân của WTO cũng nhìn nhận HS và TS thuộc VN. Ngày 16-4-1951, bảng sắp xếp theo địa lý các vùng trao đổi thuơng mại với Hoa Kỳ, Hoàng Sa và Trường Sa đã được cơ quan này xếp vào lãnh thổ của Việt Nam. 


Còn về tuyên bố của đại diện VN tại Hội nghị San Francisco là ông Trần Văn Hữu, vì không có nước nào lên tiếng phản đối, dĩ nhiên là tuyên bố này có hiệu lực: Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Nó củng cố, hợp thức hóa những vận động của Pháp về lãnh thổ trên thực tế đã thể hiện từ năm 1946.


Hòa ước Trung-Nhật năm 1952 Nhật không thể giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Hoa Dân Quốc. Một mặt vì Nhật không có thẩm quyền, mặt khác là không thể giao một lãnh thổ đã có chủ. Tác giả bài viết cho rằng điều 2 Hòa ước Nhật-Trung 1952 "đồng nghĩa với việc chối bỏ chủ quyền được đại diện của Quốc gia Việt Nam tuyên bố công khai tại hội nghị San Francisco" là không đúng. Ông Trần Văn Hữu không hề có hành vi nào "chối bỏ chủ quyền". Ngược lại, tuyên bố của ông tại Hội nghji San Francisco mới làm cho điều 2 Hòa ước -Nhật-Trung không có giá trị.

Kết luận: Khoản 2 của hiệp ước Hòa bình Trung-Nhật 1952 không hề “mặc nhiên công nhận” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Đài Loan. Kết luận của tác giả bài báo trên BBC hiển nhiên là phiếm diện. Ngay cả Trung Quốc hiện nay cũng không thấy vịn đến Hòa ước 1952 như là một bằng chứng về chủ quyền của người Hoa tại HS và TS. Chi tiết trong bài viết của tác giả tuy không đáng kể so với nội dung bài viết, nhưng tác hại rất đáng kể cho chủ quyền của VN.

Bài viết còn để lộ nhiều điểm sai sơ đẳng khác. Nhưng không đề cập vì thuộc phạm vi bài viết này.




[i] https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%20138/v138.pdf

http://nhantuantruong.blogspot.fr/2015/05/hoa-uoc-trung-nhat-1952-phai-chang-mac.html

dimanche 17 mai 2015

Les cerises et les perruches


Hihi, tôi phải rình mãi mới quay phim được, nấp sau bình cây, giơ máy lên quay xuyên qua kính cửa sổ, cho nên tay hơi run rẩy, nhưng không làm vậy thì chim bay mất :-) Các bác coi chim đứng một chân, chân kia quắp trái anh đào đưa lên miệng ăn ngộ nghĩnh chưa :-D Các bác nhìn kỹ nhé, vì màu chim két tiệp với màu lá cây khó thấy :




Clip này quay khá hơn :

Les cerises :

Les perruches :

Mỗi buổi sáng chim két kéo tới cả bầy chắc phải tới hai chục con, ăn lấy ăn để, làm cô bé gái nhà tôi nóng ruột quá, cổ sợ chim ăn hết anh đào. Tôi mới bảo, kệ tụi nó ăn đi, mình ăn không hết đâu (hihi anh đào đầu mùa ở siêu thị đang bán 10 euros/kg, nhưng nhà tôi tha hồ ăn miễn phí từ cả tuần nay rồi). Cổ nói :"Nhưng tụi nó đông quá ! Tụi nó ăn nhiều quá !"(Mais ils sont trop nombreux ! Ils mangent trop ! - cổ nói "ils" là "les oiseaux" chứ "perruche" thì là danh từ giống cái, phải gọi là "elles").