mardi 31 mars 2015

Tin vịt: Hiệu ứng Ngô Bảo Châu

PLS bình luận : các bạn cứ học toán đi, học toán đi, hên thì thành NBC mà xui thì thành Đào Thanh Oai hehe !

Tin vịt: Hiệu ứng Ngô Bảo Châu
Một bạn nam làm ở khu công nghiệp Bình Dương thì viết: Anh Bảo Châu ơi, em ngưỡng mộ anh quá, sao em cũng họ Ngô, tên đầy đủ là Ngô Bảo Đại mà em học kém quá chừng, giờ em còn làm Bảo… vệ nữa mới chán chớ. Có lẽ em phải quyết tâm học lại để thi vào đại học. Anh đã làm thay đổi cuộc đời em.
Ngô Bảo Châu rất… kém toán
Phóng viên báo chí nước ngoài đã phỏng vấn một số sinh viên Việt Nam về sự kiện Ngô Bảo Châu đánh giá thế nào về GS Ngô Bảo Châu?
Một sinh viên thay mặt cả nhóm đã trả lời rất “Trạng Quỳnh” rằng:
- Ah, anh Châu là một trong số những người kém toán nhất nước chúng tôi. Những người có trình độ “bình thường” như anh ấy ở Việt Nam chúng tôi cứ gọi là “đem đấu đong không xuể”.
*
* *
Nỗi niềm một học sinh yêu toán
Một học sinh THCS ở N.A viết:
Sau khi biết tin anh đoạt giải tương đương với Nobel Toán học. Em muốn học toán quá!
Nhưng cơ khổ, em rất mê toán, ăn ngủ đều nghĩ về toán, vậy mà một lần em nói chuyện về “phân số” trong bữa ăn, bố em bảo nói bậy, đang ăn cứ phân với gio, chán!
*
* *
Sự ghen tỵ của một nhà văn với toán học
Thấy có quá nhiều người ngưỡng mộ GS toán học Ngô Bảo Châu và tỏ thái độ yêu môn toán, một nhà văn đã ấm ức viết:
“Các vị cứ yêu toán đi, cuồng nhiệt vào. Rồi con cái các vị sẽ làm bài văn tả cô giáo của mình: Chiều dài cô giáo em là…, chiều rộng cô giáo em là… , mặt cô là một khối cầu được nội tiếp bởi một khối trụ gọi là cái cổ… , hai chân cô giáo em song song và gặp nhau ở… bụng”.
*
* *
Ngày lịch sử
Một số các bạn trẻ yêu lịch sử, ưa thống kê thì nói rằng:
“Có lẽ ngày 19-8 bao giờ cũng là ngày người Việt Nam ghi dấu ấn vào lịch sử thế giới, 65 năm trước, ngày 19-8 diễn ra cuộc cách mạng tháng 8 vĩ đại của dân tộc. 19-8 năm 2010, một người Việt là GS Ngô Bảo Châu đã ghi tên Việt Nam vào bản đồ khoa học thế giới.
Việc giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields là một tất yếu lịch sử ”.
*
* *
Ăn theo
Các nhà làm phim “Tân Hồng Lâu Mộng” sau khi biết tin GS Ngô Bảo Châu đạt giải Fields thì đều tỏ ra rất thích thú. Họ cho rằng GS Bảo Châu là “người nhà” của đoàn làm phim, bởi trong phim của họ, các nhân vật nổi tiếng đều mang chữ “Bảo” như: Bảo Ngọc, Bảo Thoa…
Comment: Theo cái đà “thấy người sang bắt quàng làm họ” thế này thì chúng tớ không dám bảo… đảm sắp tới các công ty: Bảo Việt, Bảo Tín, Bảo Long… các nghệ sỹ Bảo Quốc, Bảo Chấn, Bảo Thy, Bảo Yến… có ý kiến gì không?
Cử Tạ (Theo Bưu Điện Việt Nam)
 
http://luotin.com/anh-vui/tin-vit-hieu-ung-ngo-bao-chau-72346

Tan tác


Thuyền ai lênh đênh trên sông vắng
Hồn còn ngập ngừng trong ánh vàng tan...

lundi 30 mars 2015

Kỳ Duyên đẹp (9)

Người nào trang điểm cho Kỳ Duyên lần này là rất đẹp này ! Đẹp nhất là đôi mắt, thật đúng là mắt phượng mày ngài. KD đừng nghe người nào chê mắt xa nhau với lại mắt xếch, chính là mắt như vậy mới là mắt đẹp đấy. Những hình trước đây (ở polo), có hình mà KD vẽ đuôi mày hơi ngắn so với mắt, nên trông hơi kỳ (có một tỉ lệ chính xác để vẽ chân mày đấy, tức là khóe môi, đuôi mắt và điểm cuối chân mày phải cùng nằm trên một đường thẳng - lấy cây bút chì đo thử). Mái tóc óng ánh, mềm mại nữ tính quá chừng luôn !

Cười cũng đẹp hơn nhiều rồi đấy ! Hihi, mình mà chỉ một chiêu là KD cười đẹp ngay, nhưng mà chưa nói, để cho nàng tiến bộ tự nhiên đã, bởi vì bình thường là KD cười đẹp, rạng rỡ, chỉ có lên hình thì hơi bị đơ. Bây giờ, nếu KD nghe lời mình, chụp một số hình da rám nắng đi, thì mình sẽ chỉ cho, còn không thì thôi, vì da trắng như vậy đi thi quốc tế là rớt, chỉ cũng phí công.

Dù sao thì mình cũng gợi ý nhé : Đàn ông họ thích điều gì nhất? Cô nào trả lời được câu này thì cô ấy quyến rũ :-D Gợi ý thêm : Khi mà anh Emmanuel Petit, tiền đạo của đội tuyển Pháp sút mấy quả khiến đội Pháp thắng Brésil, vô địch thế giới năm 1988 ấy, thì báo chí mới phỏng vấn ảnh là anh làm thế nào mà đá hay thế, đố các bạn biết là anh ấy trả lời làm sao ?



Huyền My cũng xinh lắm nhưng mà đẹp thì là Kỳ Duyên.
 
http://vtc.vn/hoa-hau-ky-duyen-do-sac-a-hau-huyen-my.13-547421.htm#IMG5


Cách tốt nhất để đối xử với trí thức - Đặng Kim Sơn

PLS : Bài viết hay quá, cảm ơn TS Đặng Kim Sơn !

Các bác không biết chứ, ở Pháp, dân có tiền, trí thức họ chỉ thích về nông thôn. Tôi cũng có may mắn được sống vài năm ở một ngôi làng nhỏ cách Grenoble hình như 30km, trước đó thì sống nhiều năm ở một thành phố biển nối tiếng bên bờ Địa Trung Hải. Mặc dù tôi rất yêu biển và thời gian tôi sống ở đó cảm thấy rất hạnh phúc, bây giờ nhớ nó cứ như thể đấy là quê hương thật sự của mình ấy :-), nhưng chính những năm sống ở làng quê thì tôi có một đời sống chất lượng nhất. Xung quanh nhà cây cối xanh tươi cứ như thể mình ở giữa rừng ấy. Đồng lúa (mì) thỏ nhảy sóc chạy vèo vèo, vườn ruộng, cây trái, hoa quả... Cứ mùa nào thức ấy, tôi xơi toàn trái chín hái từ trên cây. Trước cửa nhà tôi có một cây vả (figuer) ngon tuyệt trần đời, hồi ấy tôi mới sinh con, ăn lợi sữa lắm, cứ sáng ra leo lên cây chọn quả ngon nhất mà chén. Rồi nào là anh đào, đào, mận, táo... cây trồng trong vườn, nhưng cành nào vươn ra ngoài là thuộc về công chúng, cho nên "công chúng" cứ mặc sức mà ăn, mà hái đem về nhà... Trường làng chất lượng tuyệt vời luôn, chứ lên Paris ở khu phố nghèo thì chúng tôi phải chịu cảnh trường Pháp mà chất lượng châu Phi và Hồi giáo. Trẻ con ở đấy tha hồ học bơi, học thể thao đủ loại, âm nhạc, nghệ thuật... cái gì cũng miễn phí, thật là không thể nào tưởng tượng được, sống thế mới là sống chứ, sao mà họ lại có thể tổ chức xã hội tốt như thế !

Cách tốt nhất để đối xử với trí thức

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) trò chuyện về hiện tượng những người trẻ tuổi “Tây học” đã trở về với nông thôn, nông nghiệp Việt Nam. 
 
TS Đặng Kim Sơn nhận xét:- Tình hình nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong những năm vừa qua có nhiều nét đổi mới với hai chương trình nổi bật là Phát triển nông thôn và Tái cơ cấu trong ngành nông nghiệp.
Bên cạnh đó, kể từ năm 2008 đến nay, sau những khó khăn của nền kinh tế, mọi người cũng nhận ra rằng nông nghiệp là lợi thế của đất nước, có thể cứu nước trong lúc khó khăn và giúp nước trong lúc thành công. Đây thực sự là ngành kinh tế có thể làm giàu được. Vì vậy mà các nhà đầu tư, khoa học, chính trị, trí thức đều muốn đóng góp vào.
Đặng Kim Sơn, Bộ Nông nghiệp, phát triển nông thôn, Tân Trào, Nguyễn Văn Hòa
TS Đặng Kim Sơn
Ngoài ra, có thể nói thật một điều là hiện nay có rất nhiều gia đình có đời sống khá giả, đủ sức chu cấp cho con đi học nước ngoài. Có thể gọi đây là làn sóng du học thứ hai, sau lớp đàn anh đi học nhờ học bổng của các tổ chức phát triển hoặc của nhà nước. Họ được chủ động chọn ngành, học được nhiều điều hay, nắm được những cơ hội làm ăn tốt và khi trở về họ cũng không quá bị sức ép của cơm áo gạo tiền, đời sống gia đình, muốn thử sức, đóng góp.
Tất cả những điều trên tạo nên sự xuất hiện những gương mặt mới mẻ, những luồng máu mới cho giới trí thức Việt Nam. Đây là xu thế rất hay và mới.
Ông có thể so sánh thế hệ du học hiện nay với những thế hệ du học trước đó, như thế hệ của ông?
- Tôi có thể gọi thế hệ chúng tôi là thứ nhất, mặc dù có những thế hệ du học trước nữa rồi. Thế hệ chúng tôi chủ yếu là du học bằng học bổng của chính phủ các nước về các lĩnh vực mang tính nhân đạo hoặc phát triển xã hội như y tế, giáo dục, môi trường, kinh tế, nông nghiệp...
Thời điểm đó, khi trở về mọi người vào các cơ quan Nhà nước, hoặc các tổ chức phát triển quốc tế, tổ chức phi chính phủ, làm dự án... Họ đóng góp được khá nhiều cho quá trình phát triển, nhưng vẫn là đi đường vòng – giúp Tây để giúp Ta, giúp chính phủ để giúp dân. Rất ít người đứng ra lập nghiệp, bỏ vốn, công sức của gia đình mình ra để xây dựng sự nghiệp của mình, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn.
Mặc dù ở làn sóng du học thứ hai số lượng trở về vẫn còn ít so với làn sóng thứ nhất, nhưng đây là thời điểm bắt đầu, mà điểm quý là sự tự giác và tự lực.
Vì chủ động hơn nên các bạn trẻ hướng vào khoa học công nghệ và những lĩnh vực mà trước đây những học bổng quốc tế không cho phép. Thế nhưng, cần phải nói rất rõ rằng đây là giai đoạn chạng vạng, trăn trở giữa xu thế tốt và xu thế cũng không phải là xấu nhưng đáng buồn, là mọi người muốn tránh khó khăn, lo lắng về rủi ro, bất bình với hiện trạng… nên chưa muốn quay trở lại.
Chúng ta phải đấu tranh rất nhiều để thay đổi, đảo ngược quá trình chảy máu chất xám này.
Theo ông, trước mắt có thể trông đợi gì từ những người đã trở về?
- Ở Việt Nam lúc này không thể trông đợi ngay được các bạn trẻ về tổ chức lấy doanh nghiệp, xây dựng các cơ sở, cung cấp dịch vụ hay các tổ chức đầu tư vào trong nông nghiệp nông thôn.
Nhưng trong làn sóng đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, trong làn đô thị hóa tiến về nông thôn, trong làn sóng công nghiệp hóa mà phân tán về nông thôn và gắn với nông nghiệp, chúng ta có thể trông đợi lực lượng trí thức trẻ đi theo làn sóng đó và sống, phát triển thúc đẩy làn sóng đó.
Cách tốt nhất để đối xử với trí thức
Đối tượng du học về làm cán bộ xã, huyện là việc khá hiếm hoi, tới mức khi có người được báo chí phản ánh đã có không ít ngờ vực về động cơ, con đường… của họ. Quan điểm của ông về hiện tượng này?
- Về nguyên tắc một người được đào tạo tử tế, có năng lực, kiến thức, thì khi trở về địa phương sẽ tạo nên một hiệu quả rất tốt. Ngay thời xưa, thường những người được đào tạo tử tế về bao giờ cũng có cơ hội được chọn vào những vị trí quan trọng, không ở quốc tế thì cũng trung ương, cùng lắm đến cấp tỉnh do tài nguyên con người quá hiếm, thường chỉ có những ông bất đắc chí không được sử dụng, hoặc có chí lớn và tài cao nhưng thấy không được đáp ứng thoả đáng thì người ta mới về dạy học, chữa bệnh (làm “thầy”) ở nông thôn…, chứ ít người về làm quan cấp địa phương.
Nông thôn bây giờ, người đẹp, người trẻ, người khỏe, người giàu đều chạy về đô thị chứ chẳng riêng gì trí thức, bởi chúng ta đang sống trong cơ chế thị trường, nơi mà giá cả là quyết định, kể cả trong thị trường lao động.
"Tôi nghĩ rằng bên cạnh quy luật kinh tế thị trường còn có quy luật niềm tin của con người".
Tuy nhiên, một vài trường hợp cá biệt có thể có lý do riêng. Nếu họ không bị ràng buộc về đời sống tiền bạc nữa, thật sự muốn đóng góp, thử sức, thì tôi nghĩ về nông thôn là lựa chọn thực sự khôn ngoan. Tôi tin chắc chắn là ở đấy, điều kiện và năng lực làm việc của con người sẽ lên rất nhanh, người đó có điều kiện để tiến vượt lên rất nhiều so với những bạn bè ngang lứa ở đô thị.
Lý do thứ hai, là có những người thực sự muốn làm nên sự nghiệp lớn bằng chính sức mình. Trong thời buổi nào cũng có người sống bằng ý chí, nhiệt huyết, niềm tin của mình. Và họ nghĩ rằng học vấn đấy chính là của trời cho, không chỉ cho họ, mà cho cả cho cộng đồng. Với những người này, mục tiêu của họ không phải đến xứ mù để làm vua, mà họ ở đấy để giúp cho người dân, để được thực thi ‘sứ mệnh’ của mình.
Tôi nghĩ rằng bên cạnh quy luật kinh tế thị trường còn có quy luật niềm tin của con người.
Theo ông Sơn, vừa qua có một số tỉnh thực hiện chính sách “trải thảm đỏ đón nhân tài” như cung cấp học bổng cho mọi người đi học hay là trả lương cao, cấp nhà, giao biên chế cho các trí thức được đào tạo trở về nông thôn. Tuy nhiên, các cách làm này hiệu quả cũng không cao. Ông Sơn cho rằng nhóm chính sách thứ 3 mới là quan trọng nhất.
- Đó không phải là chỉ tạo ra nguồn cung hay mở cửa thu hút vào, mà là tạo ra cơ hội cho đối tượng phát triển. Chỉ có mở ra cơ hội phát triển chắc chắn trong tương lai mới làm cho người ta sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn thách thức, trở ngại trước mắt, để cống hiến cả tuổi trẻ và trí tuệ vào mục tiêu mà người ta tin là sẽ được đền đáp.
Hiện nay chưa có nhóm chính sách như thế.
Nếu phải đề xuất một vài điều gì đó cho nhóm chính sách này, ông đề xuất những gì?
- Tôi nghĩ rằng có hai kiểu làm, như Hàn Quốc, Singapore trước đây. Đó là đưa những người thực tài vào vị trí quan trọng về quản lý, về ra quyết định, về thi hành nhiệm vụ…, trả một mức lương xấp xỉ với mức lương trên thị trường lao động trong và ngoài nước. Tạo cho họ và gia đình điều kiện ăn ở, đi lại, y tế và giáo dục tốt tương đương tiêu chuẩn ở đô thị. Nếu không được, thì có hình thức bù đắp tương xứng. Đó là loại chính sách theo cơ chế thị trường.
Còn một loại chính sách nữa, trong kháng chiến chủ tịch Hồ Chí Minh từng áp dụng, là dùng lòng yêu nước. Cụ Hồ thuyết phục tất cả những trí thức hàng đầu mà đất nước đang cần đến, nhưng không đưa ra tiêu chuẩn quốc tế để so sánh mà đưa ra tiêu chuẩn của chính những người lãnh đạo trong nước. Nghĩa là những người lãnh đạo tại chỗ ăn ở thế nào, đi lại, làm việc ra sao thì những trí thức kia cũng được hưởng như thế. Người lãnh đạo được giao nhiệm vụ gì, quyết định vấn đề gì, được điều hành dự án như thế nào, thì người trí thức hàng đầu cũng phải được đối xử như thế. Người lãnh đạo được tiếp cận những loại thông tin nào, được tổ chức lực lượng, được trọng vọng, phục vụ bảo vệ như thế nào thì người trí thức cũng được như thế... Tức là trọng dụng theo kiểu giao trách nhiệm, giao quyền hạn và tôn trọng. Và những điều đó cũng thu hút, đem lại lòng nhiệt tình cống hiến say mê, chấp nhận hi sinh của trí thức.
Tôi nghĩ không nhất thiết là những khẩu hiệu, huân chương, hoặc tiền bạc. Vấn đề là trọng dụng - Có trọng dụng nhân tài hay không, có tin cậy người ta hay không, và có mở cho người ta cơ hội trong tương lai hay không.
Theo tôi đó là những cách tốt nhất để đối xử với trí thức trong nước và quốc tế, cho dù trẻ hay già.
Xin cảm ơn ông.
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác lo ngại rằng trong các cộng đồng nghèo, cộng đồng xa xôi, nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số, càng ngày càng mất đi thủ lĩnh của mình, không xây dựng được đội ngũ tinh hoa của chính mình. Đội ngũ tinh hoa gồm những người phục vụ như bác sĩ, giáo viên giỏi, những người duy trì nề nếp văn hóa dân tộc... cho đến những người lãnh đạo đủ sức định hình cho một xã hội tương lai, đưa dân tộc đấy đi lên, phát triển mà vẫn giữ được bản sắc của mình.
Bây giờ, khi điều kiện kinh tế, văn hóa đã cho phép, chúng ta phải chủ động đi thẳng vào việc tạo cơ hội cho họ làm chủ đưa cộng đồng mình vươn lên làm chủ sự nghiệp của chính mình. Đó mới là điều quan trọng nhất, vượt qua khỏi vấn đề chính sách sử dụng người.
Chi Mai thực hiện

dimanche 29 mars 2015

Những điều trông thấy

PLS : Lão Đỗ Mười đúng là một lão khỉ ! Còn GS Ngô Bảo Châu thì em thấy vẫn duyên như thường (ôm hôn Giáo sư !) Chỉ có điều thời này, vẫn còn vô số lão khỉ và mụ khỉ, y như lão Đỗ Mười, mà lại còn là giáo sư tiến sĩ nữa cơ chứ, mà vẫn còn to họng kêu gào "tiên học lễ hậu học văn" theo cái lão Tôn Ngộ Không Khổng Tử ấy ! Bố khỉ bảy mươi đời nhà khỉ !

Những điều trông thấy

Published on March 29, 2015   ·   No Comments TTXVA BIÊN TẬP

Cậu bé Bill Clinton 16 tuổi

CLINTON-16TUOI

Ngày 24 tháng 7 năm 1963, một cậu bé 16 tuổi ở bang Arkansas, tên là Bill Clinton, đã được diện kiến tổng thống John F. Kennedy tại White House. Tổng thống John F. Kennedy đã thân mật bắt tay cậu bé.
Ba mươi năm sau, cậu bé Bill Clinton trở thành vị tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ.
Hồi tưởng giây phút được bắt tay tổng thống John F. Kennedy 30 năm trước, tổng thống Bill Cinton nói:
“Giây phút đó gây một tác động sâu sắc trong tôi. Tôi nghĩ rằng giây phút đó là một điều gì tôi luôn luôn mang theo, và tôi rất may mắn vì có một người nào đã chụp ảnh giây phút đó và cho tôi bức ảnh để tôi có thể tưởng nhớ.”
(It had a very profound impact on me… I think that it was something that I carry with me always, and I was very fortunate that someone took the photo of it and gave it to me so I was able to remember it.)
Giây phút đó đã được thu vào phim tài liệu của White House và hiện nay đã được chiếu lại trên Youtube để cả thế giới có thể xem.

Cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi

NGOBAOCHAU-16TUOI

Ở Việt Nam, cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi, mới học lớp 11, đã đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1988 tại Canberra. Năm sau đó, một lần nữa cậu lại đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1989 tại Braunschweig. Sau kỳ tích này, thần đồng toán học đã phải đến báo cáo thành tích với ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười với tư thái như thế.
Ông Đỗ Mười (trình độ học vấn như thế nào thì ai cũng biết cả rồi!) ngồi chễm chệ trên ghế dựa, mắt không nhìn cậu bé Ngô Bảo Châu. Trong khi đó, cậu bé thần đồng toán học đứng khép nép rụt rè báo cáo về những điều mà ông Đỗ Mười không bao giờ hiểu nổi.
Trong tuần qua, tấm hình này đã được đăng lại trên rất nhiều báo ở Việt Nam. Dưới tấm hình,
báo Vietnamnet ghi:
Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng khi đó là Đỗ Mười, sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
Báo Tuổi Trẻ ghi:
Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với nguyên Thủ tướng Đỗ Mười sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
Báo Bình Định, Cơ quan của Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Bình Định, ghi:
Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng.
Tôi muốn hỏi: Tại sao một cậu bé thần đồng toán học lại phải báo cáo thành tích cho một ông lãnh đạo Đảng (mà chính ông ấy lại là một kẻ dốt toán)?
Cái thái độ quan liêu dửng dưng của ông lãnh đạo Đảng chứng tỏ rằng Đảng không hề quan tâm đến toán học hay khoa học gì cả. Đảng chỉ quan tâm đến những thành tích mà cậu bé thần đồng đạt được. Cái trò này chỉ là cái trò chực giành lấy thành tích của một cá nhân làm thành tích của Đảng.
Bình thường, học sinh Việt Nam sống đói rách, học hành nhếch nhác trong một hệ thống giáo dục tệ hại ra sao, thì ai cũng biết, nhưng Đảng mặc kệ. Đợi đến khi có một ai đạt thành tích gì to lớn, thì Đảng vội vàng vơ lấy, theo kiểu “nhờ ơn Đảng mà mày mới được thế này!”
Trò này cứ tái diễn mãi. Ai cũng biết cả rồi.

Cậu học trò Clinton mười sáu tuổi
Dẫu thông minh nhưng chưa phải thần đồng
Tòa Bạch Ốc, một chuyến thăm, cậu tới
Cậu được hân hoan lịch sự chào mừng
Đón cậu học trò, mầm xanh tổ quốc
Bằng ân cần, bằng thân ái gửi trao
Vị Tổng thống, uy quyền cao nhất nước
Cậu đến nơi, ông đứng, bắt tay chào!
***********************************
Ngô Bảo Châu cũng năm mười sáu tuổi
Đạt giải năm châu toán học, thần đồng
Bộ trưởng Đỗ Mười noi theo LUẬT ĐẢNG
Bảo cậu tường trình thành quả lên ông
Ngồi trên ghế, ông lạnh lùng, quan cách
Không bắt tay và cũng chảng mời ngồi
Cậu bé rụt rè, chắp tay, cúi mặt
Tội nghiệp thần đồng nước Việt Nam tôi!!!

 https://www.ttxva.net/nhung-dieu-trong-thay/

vendredi 27 mars 2015

(Khuyên) Thế Thảo (3)

Tôi cứ cho là Ủy Ban Hà Nội bị oan đi, thì tôi cho ông Thế Thảo một lời khuyên cấp tốc là ông đứng đầu thành phố nổi tiếng thanh lịch (thực ra cũng chẳng thanh lịch cái cóc khô gì, cứ khen vống lên thế !), thì ông không được làm những chuyện XẤU XÍ. Làm những chuyện xấu xí người ta ghét lắm ! Ông Platon đã dạy về "Chân, Thiện, Mỹ" rằng là cái gì nó thật sự là "Chân", thì nó cũng phải đồng thời là "Thiện" và "Mỹ", và đảo lại cũng đúng luôn. Cho nên, cái gì trông có vẻ đẹp thì chưa chắc là "Chân" và "Thiện", nhưng mà cái gì mà xấu xí thì chắc ăn là nó cũng không phải là hai cái đó.

Thì mới đầu, nghe nói thay cây già, cây mục, cây không phù hợp... thì tôi thấy cũng tốt thôi. Ở trong Sài Gòn có đường Tôn Đức Thắng, có cây xanh bóng mát rất đẹp, mà tôi chuyên phải đi đường vòng để tránh, vì rễ cây ăn lên mặt đường, chạy xe tay lái yếu, nảy lên ngã ra là xe tải cán chết ngay. Từ cách đây cả hai chục năm tôi đã nghĩ sao không cho chặt cha mấy cái cây ấy đi, đào rễ lên, mà chắc là không có tiền, nên cứ để vậy.

Vậy mà bác Thế Thảo bác ấy làm ăn thế nào? Bác ấy cưa lấy cưa để, chặt phăng bao nhiêu cây to cây lớn hàng loạt, trồng vô mấy cái cây màu bờn bợt trụi lủi (các bác có giấu như mèo giấu phân thì tôi cũng thừa biết là đưa từ Trung Quốc qua, chứ cây lấy từ Việt Nam thì nó còn lá xanh tươi như bốn cái cây ở trước khách sạn Bảo Sơn trên đường Nguyễn Chí Thanh ấy), các bác trồng ngay vào giữa thủ đô !! Các bác cho tôi gởi lời nhắn bọn mafia Trung Quốc là chúng mày ngu vừa thôi chứ đừng ngu quá như thế ! Các bác nhắn bọn bầu Đức, bầu Vượng là bọn chúng khoét rừng rỗng ruột hết cả rồi, bây giờ ngang nhiên xông vào giữa thủ đô mà làm lâm tặc hả? Để tôi xem tiền có mua được tư cách của bọn chúng không ? Mà tôi xem bọn chúng cứ cuống cuồng lên như thế, thì tôi đoán cũng nợ nần ngập cổ rồi, không còn mấy tiền đâu, các bác đừng ham !

Cho nên tôi khuyên bác Thế Thảo và các bác là "Từ tốn, từ tốn". Làm gì thì cũng chăm chút cẩn thận cho nó đẹp. Mới đầu các bác thử đốn một số cây xấu thôi, xong các bác thay ngay vào đấy mấy cái cây hoa lá xanh tươi thật đẹp, cho dân chúng hài lòng thích thú, xong các bác lại từ từ làm tiếp, khi nào nhân dân nhất quyết không chịu, xua đuổi hắt hủi các bác, thì các bác thôi. Mà các bác chọn cây mới thì cũng phải chọn cho tử tế, bộ mặt của Thủ đô đấy, đừng có để bọn Tàu khựa vào làm trò khỉ ! Mà các bác cũng đừng có chọn cây Mỡ Vàng Tâm hay Mỡ Vàng Da, nhìn lũ sâu đã thấy tởm, mai mốt ở giữa Thủ đô, sâu to vàng đầu đen cứ ngày ngày rơi xuống đầu xuống cổ các bác, thì bác Trương Tấn Sang sẽ nói sao ? Sao các bác không hỏi Đại học Lâm Nghiệp đi xem họ khuyên trồng cây nào?
 
http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/su-kien-hang-ngay/chat-6700-cay-o-ha-noi-yeu-cau-dinh-chi-hang-loat-can-bo-a88235.html


Bonus : http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/bay-cau-hoi-ve-chat-ha-6700-cay-xanh-ha-noi.html

mardi 24 mars 2015

Tưới nước cam lồ

PLS : Hehehehehehehe :-D :-D Nước này tưới lên người cũng làm trẻ lại đấy !

Hà Nội: Cây “lạ” được thay trên phố ban đêm?

Published on March 24, 2015   ·   No Comments CAY-VANGTAM1
Những cây phượng, cây sưa trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh đã được chặt bỏ và thay thế cây được cho là vàng tâm

CAY-VANGTAM2
Sáng nay, theo ghi nhận của phóng viên, trước cửa khách sạn Bảo Sơn lại xuất hiện 4 cây nhìn rất khác với những cây còn lại.

CAY-VANGTAM4
Hai cây sát nhau nhưng một cây không có cành lá, một cây cành lá xum xuê.

CAY-VANGTAM5
Theo những người bảo vệ ở đây, chiều hôm qua còn thấy 4 cây này không có cành, vậy mà sáng nay đã thấy có lá, có cành.

CAY-VANGTAM6
Đất ở 4 gốc cây có tán lá rộng nhận thấy vẫn còn mới

CAY-VANGTAM7
Rất nhiều cành phụ mọc ra từ thân cây

CAY-VANGTAM8
 Lá còn tươi, xanh mướt

CAY-VANGTAM9
Thân cây màu xanh, có những đốm trắng khắc hẳn với những thân cây bên cạnh.

CAY-VANGTAM10
Thân cây cũ có màu trắng

CAY-VANGTAM11
Đất ở hai gốc cây cũng có màu khác nhau

Nhiều người bất ngờ vì chỉ sau một đêm, 4 cây trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội bỗng nhiên cao lớn, xanh tốt lạ thường
Trong khi dư luận, các chuyên gia lâm nghiệp vẫn đang tranh cãi về hàng trăm cây thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây gỗ quý vàng tâm hay cây Mỡ thì sáng nay, tuyến phố này xuất hiện 4 cây được trồng mới.
Theo ghi nhận của phóng viên, trên trục đường Nguyễn Chí Thanh (trước cổng khách sạn Bảo Sơn) có 4 cây mới, tán lá xum xuê, thân màu xanh rêu, không giống những cây trồng cùng thời điểm vài ngày trước.
Bà Chu Thị Lợi, bán quán nước gần khách sạn Bảo Sơn (Nguyễn Chí Thanh, HN), ngạc nhiên thốt lên: “Thần kì thật! 6h chiều hôm qua tôi còn thấy mấy cây này trơ trụi lá, vậy mà 7h sáng nay cây đã xanh tốt, cành lá xum xuê, thân cây khác hẳn so với những cây được thay thế mấy ngày trước.”
Ông Nguyễn Văn Cường, nhân viên bảo vệ gần đó cũng khẳng định “Chắc chắn 4 cây này được thay thế tối hôm qua. Tôi làm ca chiều hôm qua vẫn thấy những cây giống với với cây đằng kia. Sáng nay đi làm, thấy 4 cây này lại mọc ra tán lá rộng, không thể tin được”.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV cây xanh Hà Nội xác nhận, 4 cây thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh, đoạn gần khách sạn Bảo Sơn vừa trồng lại vào ngày 22.3.
“Đó là 4 cây vàng tâm trưởng thành có tán rộng, nụ hoa, lá xanh tốt, được nhà tài trợ trồng làm mẫu vì các cây cũ còn nhỏ và yếu. Cây trồng thay thế đều do các nhà tài trợ lựa chọn mua về.”, ông Hoàng nói.
Ông Hoàng cho hay, ông không nắm rõ thời điểm 4 cây kia trồng lại vào ban ngày, hay ban đêm.
TGĐ công ty cây xanh cho biết thêm, tính đến thời điểm UBND TP Hà Nội ra quyết định dừng chặt cây (20.3), trên đường Nguyễn Chí Thanh đã có 239 cây bị chặt hạ và di chuyển (trong đó 111 cây chặt ha, di chuyển 128 cây).
Được biết, theo kế hoạch TP Hà Nội triển khai trồng khoảng 382 cây vàng tâm trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, trong đó 191 cây bên dãy phố đánh số lẻ là sự đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội, 191 cây bên dãy phố đánh số chẵn là do một ngân hàng đóng góp.
Trước những ý kiến trái chiều về việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh, ngày 20.3, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu dừng chặt hạ, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định.
Ngày 22.3, UBND TP Hà Nội có công văn hỏa tốc gửi Chánh Thanh tra TP, Giám đốc Công an TP, Giám đốc Sở Xây dựng và một số sở, ngành liên quan về việc “kiểm điểm trách nhiệm, thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh trên một số tuyến phố”.
Chủ tịch Thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, đồng thời tạm đình chỉ công tác trưởng phòng, phó trưởng phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên để phục vụ công tác thanh tra.
THEO DÂN VIỆT

lundi 23 mars 2015

Nhà thiết kế phản pháo về bộ đồ bị chê của Kỳ Duyên

PLS : Hehe, rốt cuộc cũng phải có được chuyên gia nói được một lời phải chứ, không thì tôi thấy cái đám báo chí thời trang của Việt Nam chúng bất tri quá đi ! Trong các vị nghệ sĩ có mặt ở buổi polo ấy, tôi chỉ thấy có cô Kỳ Duyên là ăn mặc cư xử đúng mực phải phép nhất, thế mà không ai nhận ra ! Nhưng mà tôi cũng không chê gì các nghệ sĩ cả, bởi vì họ thì có thể phá cách, kỳ dị, đấy là nghề của họ !

http://us.24h.com.vn/thoi-trang/nha-thiet-ke-phan-phao-ve-bo-do-bi-che-cua-ky-duyen-c78a698106.html

Nhà thiết kế phản pháo về bộ đồ bị chê của Kỳ Duyên


Nhà thiết kế khẳng định sự cố khi chọn phụ kiện đã dẫn tới lỗi trang phục của hoa hậu.
    Nếu như phút đăng quang chỉ kéo dài trong vài giờ ngắn ngủi thì chặng đường mà các tân hoa hậu phải đối mặt lại rất dài và chông gai. Kỳ Duyên là một trong những người đẹp phải hứng chịu không ít “búa rìu” dư luận như vậy.
    Vào ngày 20.3 vừa qua, khi tham dự giải đấu Polo (mã cầu) do vợ chồng Thu Minh tổ chức tại Đồng Nai, trang phục mà Kỳ Duyên lựa chọn lại trở thành tâm điểm chú ý của giới mộ điệu.
     Nhà thiết kế phản pháo về bộ đồ bị chê của Kỳ Duyên - 1
    Trang phục của hoa hậu Kỳ Duyên khi tới dự giải đấu Polo do vợ chồng Thu Minh tổ chức.
    Khi tham dự sự kiện ngoài trời, tân hoa hậu mặc sơ mi trắng với bộ suit tông hồng tươi trẻ - một trang phục của nhà thiết kế (NTK) Linh Đoàn, kết hợp với những phụ kiện hàng hiệu sang trọng. Trong khi đó, tại bữa tiệc tối, cô mặc chiếc váy liền với cape (áo choàng không tay) tông trắng thanh lịch, kết hợp với túi xách hồng nhạt và trang sức điểm nhấn.
    Tuy rất chăm chút, đầu tư cho hình ảnh của mình nhưng trang phục của tân hoa hậu vẫn trở thành đề tài để cộng đồng mạng “mổ xẻ” trong những ngày qua. Rất nhiều người cho rằng bộ cánh mà Kỳ Duyên mặc tại giải Polo ngoài trời làm cô già đi và hơi “sến”, trông như một nữ công sở chứ không tôn được vẻ đẹp của hoa hậu. Những phụ kiện đi kèm cũng không được đánh giá cao.
    Trang phục trong bữa tiệc tối thì nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có người nghĩ rằng nó khá thanh lịch, sang trọng nhưng không ít ý kiến cho rằng bộ cánh này khiến Kỳ Duyên già trước tuổi và còn đem ra so sánh với một trang phục mà Hồ Ngọc Hà từng mặc trước đó.
     Nhà thiết kế phản pháo về bộ đồ bị chê của Kỳ Duyên - 2
    Bộ cánh mà Kỳ Duyên mặc trong bữa tiệc tối.
    Người tư vấn trang phục cho Kỳ Duyên cũng lọt vào “tầm ngắm” của cộng đồng mạng. Đó là Linh Đoàn – nhà thiết kế từng được tạp chí thời trang Vogue Italy bình chọn trong 200 gương mặt thiết kế trẻ trên toàn thế giới. Trước phản ứng nhiều chiều của dư luận, cô đã lên tiếng về trang phục của Kỳ Duyên.
    -          Bộ đồ của Kỳ Duyên khi đi xem giải đấu Polo bị chê là không đẹp, chưa phù hợp. Là người tư vấn trang phục cho Duyên, chị có suy nghĩ gì?
    Là người tư vấn và giúp Duyên chuẩn bị đồ, tôi thấy rất vui khi Duyên khá nổi bật trong trận đấu Polo. Tuy nhiên, do một số sự cố, Duyên không thể mang phụ kiện như lúc chuẩn bị ban đầu, dẫn đến lỗi trong trang phục. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là mọi người lại phản ứng khắt khe với cô bé như vậy.
    Hơn nữa, mọi người nhận xét về trang phục của Duyên mà quên mất rằng cô ấy đi xem giải đấu Polo, nên mặc sao cho phù hợp với chủ đề (theme) của sự kiện. Tôi nghĩ rằng các bạn viết báo nên có kiến thức về thời trang đi xem đấu Polo để viết bài chứ không nên nhận định sai như thế, dẫn đến định hướng và hiểu sai cho những ai không biết và am hiểu về thời trang.
    Buổi hôm đó, có rất nhiều người đi dự sự kiện mà không mặc đúng chủ đề. Cũng có những người mặc rất đẹp mà lại bị đánh giá sai.
     Nhà thiết kế phản pháo về bộ đồ bị chê của Kỳ Duyên - 3
    NTK Linh Đoàn cho hay cô thấy vui vì Kỳ Duyên khá nổi bật tại sự kiện.
    -          Vậy định hướng đúng về trang phục đi xem Polo như thế nào?
    Thông thường, đó là những trang phục từ chất liệu nhẹ. Có thể mặc đầm dài, ngắn tùy ý nhưng phải “chic” (phong cách). Cũng có thể mặc áo sơ mi trắng, quần linen hay jumpsuit (áo liền quần), miễn sao cảm thấy thoải mái và thể hiện gu thẩm mỹ. Tuyệt đối không mặc trang phục gợi cảm, đồ lấp lánh như lên bar, pub…
    Những gam màu tươi sáng như vàng, hồng, trắng thường được ưa chuộng. Nên đi các loại giày bệt, đế xuồng, sandals thoải mái. Không nên chọn các loại phụ kiện lấp lánh, mà có thể kết hợp với các loại mũ đính lông hoặc lưới mảnh che mặt…
    Thời điểm diễn ra trận đấu cũng là điểm đáng cân nhắc khi chọn trang phục. Với sự kiện ban ngày, trang phục sẽ tự nhiên hơn, trong khi vào buổi chiều, tối thì cần ăn mặc nghiêm túc hơn.
     Nhà thiết kế phản pháo về bộ đồ bị chê của Kỳ Duyên - 4
    Một vài hình ảnh mà NTK trẻ cung cấp để đưa ra cái nhìn đúng đắn hơn về trang phục thường được lựa chọn tại các trận đấu Polo.
    -          Chị có nói rằng do phụ kiện không phù hợp nên dẫn tới lỗi trang phục. Đúng là cũng có những người khen trang phục trẻ trung và quy lỗi cho phụ kiện. Chị có thể nói rõ hơn về ý này?
    Với bộ trang phục đi xem Polo, lúc đầu, tôi chuẩn bị cho Duyên một chiếc túi khác. Tuy nhiên, do vài sự cố nên Duyên không thể dùng được, dẫn đến việc không ăn khớp trong bộ đồ.
    Còn về phần trang phục buổi tối. Do thời gian chuẩn bị gấp rút nên tôi đã dùng luôn thiết kế sẵn có của mình và phát triển thêm ra cho phù hợp với Duyên. Tôi không hề nghĩ mọi người lại đem so sánh cô ấy với Hồ Ngọc Hà vì hai bộ trang phục không hề giống nhau về kiểu dáng, màu sắc và phong cách. Của chị Hồ Ngọc Hà là áo khoác cape còn của Kỳ Duyên là váy liền cape.
    Mẫu này tôi thực hiện từ mùa đông năm ngoái và từ trước đến nay, dáng cape vẫn rất thịnh hành, luôn được những người nổi tiếng, tầm cỡ quốc tế ưu ái về độ sang trọng, thanh lịch, kín đáo mà nó mang lại.
     Nhà thiết kế phản pháo về bộ đồ bị chê của Kỳ Duyên - 5
    Nhà thiết kế trẻ Linh Đoàn là người tư vấn trang phục, định hướng phong cách cho hoa hậu Việt Nam 2014.
     Nhà thiết kế phản pháo về bộ đồ bị chê của Kỳ Duyên - 6
    Bộ sưu tập của Linh Đoàn đăng trên tạp chí thời trang Vogue Italy.
    -          Vậy chị đang là stylist riêng của Kỳ Duyên. Vậy định hướng phong cách của chị cho Kỳ Duyên trong những sự kiện sắp tới như thế nào?
    Tôi không phải stylist, mọi người đừng nhầm nhé. Tôi vừa tốt nghiệp ngành Fashion Design with Business Study ở Anh, và hiện đang theo nghiệp thiết kế. Tôi đang tư vấn và giúp Kỳ Duyên định hướng phong cách. Còn phong cách gì thì các bạn hãy đợi sự thay đổi của Duyên trong thời gian tới nhé!
    - Cám ơn chị về những chia sẻ!

    dimanche 22 mars 2015

    Mặc cảm tự ti

    PLS :
    Cái ông Nguyễn Thanh Giang này ông ấy bị mặc cảm tự ti nặng ! Lại có hơi hướng tâm thần phân liệt; ông ấy lại còn phát biểu thay cho ông Obama, tỉ như "ai cũng biết là... đây là lời mời bất đắc dĩ" của ông Obama; rằng là "ông Obama phải hạ mình xuống để chiều chuộng đối phương..." cứ như thể ông Obama là đồ ngu ấy; ông ấy rảnh việc đến mức không còn việc gì để làm, chỉ đi làm toàn những trò ngu ngốc như ông Nguyễn Thanh Giang tưởng tượng ra hay sao ?

    Rồi lại nói "không biết đến Hoa Kỳ thì ông [Trọng] sẽ làm gì?" Hehe, ông Thanh Giang ơi, tôi đố ông biết đấy ! Ông biết được, thì chắc ông đã làm Tổng Bí Thư rồi, chứ đâu có ngồi trong một cái ngõ ngách nào đấy ở Hà Nội mà thóa mạ cá nhân người khác ? Ông nói "ông Trọng không có tư cách gì...", còn tôi thì thấy rằng chính những người tư cách rất kém thì mới hay chửi người khác không có tư cách.

    Tư cách của con người, ông Giang ạ, nó đến từ giá trị của con người; giá trị của con người nó đến từ lao động, từ lao động lương thiện. Không có lao động thì Giáo sư Tiến sĩ cũng chỉ là kẻ mạo danh, mà có lao động thì anh xe ôm, chị bán dâm cũng có tư cách ; Chứ tiền bạc, của cải, địa vị... nó không tạo ra giá trị, tư cách ! Những kẻ tự ti, mặc cảm, yếu đuối, chuyên rủa xả và đổ lỗi cho người khác, nếu không phải do tật bệnh gì, thì là do chúng lười lao động, một cái lao động giản đơn nhất là chăm sóc sức khỏe của bản thân mình. Tôi rất ngờ rằng ông là một người như vậy, ông nên chơi một môn thể thao nào đi !


    3625. NGUYỄN THANH GIANG: ÔNG TRỌNG CẦN PHẢI ĐI MỸ

    Posted by adminbasam on 22/03/2015
    Nguyễn Thanh Giang
    22-03-2015
    AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
    AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
    Qua lời ngỏ của ngoại trưởng John Kerry, chính phủ Mỹ đã mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ. Có lẽ hàng loạt hoạt động ngoại giao, kể cả chuyến thăm Hoa Kỳ của đại tướng Trần Đại Quang, bộ trưởng Công an Việt Nam, đang tích cực dọn đường cho chuyến đi này. Tuy nhiên, tin cho hay, cho đến giờ, Tổng thống Barack Obama không định tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng. Không biết rồi ông Nguyễn Phú Trọng có sẽ đến Hoa Kỳ, đến thì ông sẽ làm gi? Xin nêu mấy suy nghĩ về chuyện này:
    Về phía tổng thống Barack Obama, ai cũng biết đây là lời mời bất đắc dĩ. Ngoài cái tội vi phạm nhân quyền, chà đạp dân chủ, ông Nguyễn Phú Trọng không có tư cách gì để được tổng thống Hoa Kỳ mời mọc, tiếp đón cả. Thực tế cho thấy, các Tổng thống Mỹ không kênh kiệu, không xem thường nhược tiểu như bọn Đại Hán. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Trương Tấn Sang, thủ tướng Phan Văn Khải đã từng được tiếp trong Phòng Bầu Dục. Tiếp đón một khách mời của chính phủ theo nghi thức nào là vấn đề quy định lễ nghi của nhà nước Hoa Kỳ. Tuy nhiên chúng tôi mong rằng, vì quyền lợi của nhân dân Việt Nam cũng như vì lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, Tổng thống hãy nhân nhượng đến mức tối đa để chuyến viếng thăm vẫn được diễn ra suôn sẻ. Hạ mình xuống để chièu chuộng đối phương trong trường hợp này sẽ được xem là sự hy sinh của Tổng thống. Hy sinh vì quyền lợi của nhân dân Việt Nam và vì lợi ích quốc gia Hoa Kỳ. Sẽ không vì thế mà tầm mức của Tổng thống bị hạ thấp trước một đối tượng chẳng đáng gì. Dẫu sao, chắc Tổng thống cũng nhận thức được rằng đàng sau cái hình nhân ấy là một dân tộc rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng tôn kính, như bất cứ dân tộc nào trên thế giới.
    Về phía ông Nguyễn Phú Trọng. Ông nên tỉnh táo để tự đánh giá mình. Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 10 của ĐCSVN vừa qua đã xếp ông ở hàng thứ 8. Tại đây, người bỏ phiếu phần nhiều trực tiếp chiụ ơn mưa móc của ông và mong còn được ông tiếp tục tiến cử trong Đại hội XII sắp tới. Nếu đưa ông ra cho quảng đại nhân dân bỏ phiếu thì chắc kết quả thảm hại hơn nhiều. Không ai thành kiến, tư thù gì ông. Người ta đánh giá ông qua lời nói, qua hành động cụ thể của ông. Ông sợ Trung Quốc hay cá nhân ông chịu ơn mưa móc sâu nặng của họ mà ông luôn luôn lấp liếm bao che cho họ. Khi họ đã thành lập thành phố Tam Sa trên hầu hết Biển Đông của ta, cắt cáp thăm dò dầu khí của ta, bắn giết ngư phủ của ta …, Quốc hôi đòi được nghe báo cáo tình hình Biển Đông, ông gạt đi không cho ai được nói, được nghe. Dàn khoan HD 981 ngang nhiên kéo đến chọc vào lãnh hải của ta lúc ông đang chủ trì Hội nghị Trung ương nhưng ông lờ đi không thông báo, cũng không tỏ thái độ gì. Sao lại vô cảm, vô trách nhiệm đến thế được!
    Ông giành lấy quyền chỉ huy chống tham những từ tay thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để rồi không làm được gì nên hồn mà còn bao biện cho tham nhũng. Ông thanh minh: Đường Tăng đi thỉnh kinh còn phải hối lộ. Ông dọa: đánh chuột sẽ vỡ bình.
    Mang danh giáo sư-tiến sỹ nhưng ông không biểu lộ được trình độ tương đương. Đăng đàn ở đâu, buông tờ giấy ra là ông ăn nói rất chuệnh choạng. Ngay các văn bản soạn sẵn của ông đọc lên không những không có hồn, không có bóng dáng thực tế mà chỉ trình bầy những kiến thức chính trị Mác-Lê-Mao sơ cứng, cũ mèm như trong giáo khoa Trung học Phổ thông. Vậy mà ông dám đem đi thuyết giảng ở Cuba, làm cho tổng thống Brazil Dilma Rousseff – thuộc đảng Công nhân cánh tả thân Cộng sản – mà cũng thấy quá chối tai, vội vàng tuyên bố cắt bỏ lời mời đối với ông. Cán bộ trong Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong lịch sử quan hệ quốc tế, chưa bao giờ Hà Nội bị một vố bất ngờ và mất thể diện đến như vậy! 
    Ấy thế mà, được Giáo hoàng và một số thủ lãnh EU tiếp vào cuối tháng 1.2013 ông hý hửng khoe khoang kiểu AQ: “Mình phải như thế nào thì người ta mới mời chứ!”. Ông không biết rằng chỉ vì cần hội nhập với cái địa thế chính trị rất đáng quan tâm, cái tiềm năng rất đáng trân trọng của dân tộc Việt Nam, của đất nước Việt Nam mà người ta phải dằn lòng mời một người như ông?
    Được Hồ Cẩm Đào cử đặc phái viên sang chúc mừng, ông vênh vang coi như mình là nhất. Ông phỉ báng cả các bậc tiền nhiệm: Chưa bao giờ ngay sau Đại hội, một số đảng anh em như… Đảng Cộng sản Trung Cộng cử đặc phái viên của Tổng bí thư, Chủ tịch nước sang gặp Tổng bí thư ta để trực tiếp chúc mừng thành công của Đại hội”! 
    Đến thăm Cuba, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, ông được tiếp đón như người lãnh đạo cao nhất, còn hơn nguyên thủ quốc gia, chủ tịch nước, ông được ở nhà khách nhiều sao nhất, ngồi xe sang nhất với hai hàng môtô hộ tống, được mời duyệt đội quân danh dự, có 21 phát đại bác chào mừng, được mời tiệc quốc yến. Đi đâu ông cũng hý hửng khoe về 21 phát đại bác. Ông có chắc chắn đấy là biểu hiện tôn kính cá nhân ông hay chỉ cùng cảnh ngộ mà người ta muốn tô son trát phấn cho nhau, khích động nhau. Chính vì vậy ông càng mê man lú lẫn đến mức dám ngang nhiên tuyên bố: “Hiến Pháp đứng sau cương lĩnh của Đảng”, “Quốc hội là thể chế hóa các nghị quyết và quyết định của Trung ương và Bộ Chính trị”. Ông có biết như vậy là Đảng trắng trợn ăn cướp quyền dân chủ, quyền con người của cả dân tộc không? Nếu tôi nhớ không nhầm thì chưa Tổng Bí thư nào cuả ĐCSVN lộ liễu, trâng tráo đến vậy.
    Nghĩ rằng, lịch sứ ĐCSVN rồi sẽ không xếp ông cùng hạng được với, ngay cả các vị ít học như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu mà may lắm ngang với Nông Đức Mạnh.
    Cho nên, mong rằng ông đừng đòi hỏi gì nhiều mà bằng mọi giá yết kiến cho được tổng thống Barack Obama càng sớm càng tốt.
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ghi được dáu ấn nâng tầm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên mức đối tác toàn diện. Lẽ ra trong chuyến đi này ông phải nâng tầm lên được mức đối tác chiến lược. Tuy nhiên, ai cũng biết trông mong ở ông về việc này là chuyện “rau diếp làm đình”. Vấn đề chỉ còn là yêu cầu ông phải ra sức tạo điều kiện cho Việt Nam được gia nhập Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP ngay trong năm nay.
    Chỉ e rằng Trung Quốc lại xui khôn xui dại ông như đã xui Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu ngăn trở Phan Văn Khài trì hoãn Việt Nam vào WTO chờ Trung Quốc vào trước!
    Chỉ vào TPP Việt Nam mới cơ may cứu vãn được nguy cơ sụp đổ kinh tế.
    Ký được Hiệp uớc Thương mại Việt Mỹ, vào được Tổ chức Mậu dịch Quốc tế WTO, năm 2014 kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Mỹ đã đạt 36,3 tỉ đô la, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 30,6 tỉ đô la, nhập khẩu đạt 5,7 tỉ đô la. Như vậy năm 2014 Việt Nam xuất siêu qua thị trường Mỹ 24,9 tỉ đô la, mức xuất siêu cao nhất từ trước đến nay. Vượt qua nhiều đối thủ trong ASEAN, năm 2014 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu số 1 vào thị trường Mỹ. Nhờ xuất siêu được sang Mỹ cán cân thương mại Việt Nam mới có nguồn bù cho khoản nhập siêu từ Trung Quốc gần 29 tỷ đô la năm 2014.
    TPP sẽ là một cơ hội to lớn hơn đối với Việt Nam. Nó dắt dẫn bước tiến hợp lý tiếp theo cho Việt Nam hội nhập sâu thêm vào nền kinh tế toàn cầu. Nhờ các rào cản bị dỡ bỏ, hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao này sẽ mở ra những xa lộ thương mại mới, những cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. Một khi được làm thành viên của TPP, doanh số xuất khẩu của nước ta sẽ tăng dần lên 2 rồi 3 lần trong 5 -10 năm tới, mức sống của đồng bào ta sẽ bắt kịp Thái lan và kỹ nghệ của ta sẽ có dịp phát triển theo gương của Đài loan và Hàn Quốc.

    Điều quan trọng là ông Nguyễn Phú Trọng phải tích cực đổi mới tư duy. Thẳng thắn hơn, ông phải cải tạo cái tư duy cũ mèm, sơ cứng, lạc hậu đến mức như là phản động của ông. Phải từ bỏ cái gọi là chủ nghĩa xã hội, từ bỏ tư tưởng thần phục Trung Quốc để chủ động tích cực cầu thân với Hoa Kỳ. Không thể duy trì đường lối đu dây, ngả hẳn theo Hoa Kỳ là yêu cầu bức thiết, là mệnh lệnh nghiêm cẩn của tình hình thực tế. Ngả hẳn theo Hoa Kỳ không chỉ để có nước giầu, dân mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà còn để bảo toàn được độc lập dân tộc, lãnh thổ, lãnh hải. Không có Hoa Kỳ Việt Nam rất khó đương đầu với ý đồ xâm lăng tàn bạo của Đại Hán.
    Tất nhiên không bao giờ nên chọc giận Trung Quốc. Mềm mỏng, hữu nghị nhưng kiếm chế, thậm chí khuất phục được đối phương là nghệ thuật, là tài năng của người lãnh đạo. Vả chăng, cũng phải có cả cái uy của một người bạn chiến lược như Hoa Kỳ đứng sát một bên thì mới buộc Trung Quốc tự kìm chế bớt cái thói tham lam, ngông cuồng Đại Hán của họ.
    Cầu thân để thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ không dễ nhưng không phải không làm được ngay trong ngày một ngày hai. Sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế và chính trị cùng với nguy cơ khống chế lưu thông trên Biển Đông đang là mối lo ngại của Mỹ. Trong chiến luợc xoay trục an ninh qua Châu Á-Thái Binh Dương, bên cạnh Nhật Bản chắc chắn Hoa Kỳ xem Việt Nam là đối tác quan trọng nhất. Việt Nam không chỉ có quân cảng Cam Ranh mà còn có tiềm năng quân sự yểm tàng từ Bạch Đằng, Đống Đa.
    Dù còn e ngại những người lãnh đạo, Hoa Kỳ không thể không ngưỡng mộ dân tộc Việt Nam. Hoa Kỳ cần Việt Nam.
    Nhất là vừa qua tổng thống Obama đã bổ nhiệm một Đại sứ rất tha thiết với Việt Nam, ông Ted Osius mà trong buổi nói chuyện ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mới đây ông đã nhiều lần hứa hẹn “Không có gì là không thể”.
    Mong ông Trọng sẽ đến Mỹ và sẽ làm được những gì cần thiết nhất có thể.
    Hà Nội 22 tháng 3 năm 2015
    Nguyễn Thanh Giang
    Số nhà 5, ngõ 341 đường Trung Văn
    Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
    Hotline: 0984 724 165

    Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân

    PLS : Vui vẻ quá nhỉ? :-D Hoan hô các bạn, hoan hô Kỳ Duyên ! (Loan đâu rồi ?)

    Các bác phải tổ chức thường xuyên hơn một chút, rồi mỗi phố phường quận huyện xây một cái đường chạy (trên đường chạy thỉnh thoảng có vật cản trở, ví dụ những thanh chắn ngoằn ngoèo bằng sắt, để bọn xe hai bánh không chạy được), để cho dân chạy hàng ngày chứ? Mỗi năm chạy có một lần thì ăn thua gì? Nhưng vẫn còn hơn là không có gì! :-)

     ky-duyen-4-4134-1427000195.jpg
    http://ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/showbiz-viet/ky-duyen-hao-hung-chay-bo-ren-suc-khoe-3160781.html
      - 13
    http://khampha.vn/the-thao/soi-dong-ngay-chay-olympic-vi-suc-khoe-toan-dan-o-tp-hcm-c9a319159.html

    samedi 21 mars 2015

    Bài ca dân chủ

    PLS : Cái anh Kami này đầu óc thì cũng tầm thường thôi, đại khái cũng chịu khó đọc báo tổng hợp viết bài, thế là hết ! Tâm hồn thì thi thoảng lộ ra vài điều gớm ghiếc. Này các bác dân chủ, nhiều lúc thực là tôi không thể nhịn được, tôi thấy các bác rất là đáng khinh. Các bác tự suy lại mình đi, các bác vẫn còn tầm thường, giáo điều và ham dạy dỗ người khác lắm. Cái đám dư luận viên ấy chúng nó còn trẻ, chúng nó còn sai lầm nhiều, cứ để cho chúng nó dấn thân, các bác đừng có làm bộ cây cao bóng cả mà dạy dỗ thiên hạ, thực ra là chỉ tìm cách sỉ nhục người khác để nâng giá trị của mình lên ! Riêng tôi thì tôi thấy Việt Nam vẫn cứ hơn đứt mấy nước đang ra sức vì dân chủ mà chém giết nhau !
    Mà các bác thôi cái bài ca "Chính trị là như vậy, không có kẻ thù vĩnh viễn cũng như đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích của mỗi cá nhân/ của mỗi quốc gia..." đi nhé ! Nghe nó tởm lắm ! Các bác suy nghĩ lại đi xem nào, rồi mai mốt tôi rảnh tôi giải thích cho.

     

    Vì sao chính quyền lại trở mặt với Dư luận viên lúc này?


    Kami


    Ngày 14/3/2015, nhân kỷ niệm 27 năm lính Trung Quốc sát hại 64 chiến sĩ công binh hải quân để cưỡng chiếm đảo Gạc Ma của Việt nam, tổ chức xã hội dân sự NO-U đã tiến hành tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ trước khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ (bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Không hiểu vì sao, hoạt động tưởng niệm này đã trùng với hoạt động tổ chức giao lưu của lực lượng thanh niên tình nguyện của các trường Đại học ở Hà nội như Văn hóa, Giao thông, Ngân hàng ... về cả thời gian lẫn địa điểm (!?)

    Ngày hôm đó, đã có một nhóm người với những khuôn mặt quen thuộc mặc áo đỏ có logo với dòng chữ “Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc - DLV” hay Viet Vision mà lâu nay trên mạng xã hội người ta thường gọi là các dư luận viên (DLV). Với một thái độ hết sức kiêu ngạo, những người này không chỉ dùng những lá cờ đảng đỏ choét để che chắn, cản trở việc thắp hương tưởng niệm của người khác, mà họ còn xông đến nơi những người đến tham gia buổi lễ tưởng niệm để chửi rủa, khiêu khích hỗn láo. Thậm chí họ còn cướp băng rôn, hình ảnh rồi bỏ chạy, đồng thời hò hét các khẩu hiệu ca ngợi Đảng. Điều đó không chỉ đã tạo nên một hình ảnh lộn xộn, bát nháo giữa trung tâm thủ đô Hà nội - một thành phố hòa bình, làm cho những du khách và người dân có mặt ở đó sự thực sự bất bình. Đáng ngạc nhiên là điều đó đã xảy ra trước sự chứng kiến của nhiều lực lượng an ninh, cảnh sát, dân phòng trong và ngoài sắc phục.

    Cuộc đối đầu giữa 2 xu hướng ...

    Rất dễ thấy đây là các hành động có tổ chức nhằm cố tình ngăn cản hoạt động tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở Gạc ma do tổ chức NO-U khởi xướng. Đám thanh niên gây rối - DLV đó không phải mới xuất hiện để phá rối lần đầu, mà trước đây nhóm người này cũng đã có một số lần khiêu khích những người ủng hộ xu thế dân chủ trong các cuộc biểu tình chống ngoại xâm, trong các cuộc tưởng niệm liệt sĩ hay các lần tập hợp để trao kiến nghị của các tổ chức XHDS. Thậm chí họ đã công khai tuyên bố sẽ có các tổ xung kích để khủng bố, đe dọa những người ủng hộ dân chủ mà họ gọi là "Rận" bằng mắm tôm và kể cả ném người xuống hồ Gươm nếu cần thiết.

    Sở dĩ nhóm DLV có các hành động cực đoan đó là vì, theo họ những người ủng hộ dân chủ dưới danh nghĩa NO-U không hề thật tâm yêu nước hay biết ơn các liệt sĩ, mà chỉ lợi dụng các sự kiện này để tập trung đông người nhằm gây rối với mục đích chống chính quyền. Do vậy nhóm người này xác định họ cần phải chống lại và về cơ bản họ đã thành công. Nhóm người này đã trở thành khắc tinh của những hoạt động nhằm ủng hộ dân chủ ở Hà nội. Đã có rất nhiều các hoạt động tụ tập đông người của những người ủng hộ dân chủ ở Hà nội đã bị thất bại, phải chuyển địa điểm hoặc giải tán nhanh chóng. Như việc trao Kiến nghị chúng tôi muốn biết cho cơ quan tiến dân của Quốc hội trước đây là một ví dụ.

    Nói tóm lại, sự kiện xảy ra ngày Chủ nhật 14/3 vừa qua, chỉ là sự hiềm khích và đối đầu giữa 02 xu hướng khác nhau, đó là một bên ủng hộ dân chủ - chống độc tài và một bên thì chống dân chủ và ủng hộ độc tài.

    ... bỗng trở thành quan trọng và bất thường

    Dư luận cho rằng, vụ việc này là hành động có tổ chức, có sự chỉ đạo và liên kết của nhiều cơ quan ban ngành của chính quyền Hà nội, như Đoàn thanh niên CS, Công an, cơ quan tuyên giáo..., đã diễn ra nhiều lần chứ không phải là hiện tượng cá biệt. Tuy vậy, trong cuộc họp giao ban báo chí tại Thành ủy TP Hà Nội chiều 17/3, trả lời câu hỏi về việc vụ việc này, Giám đốc công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung xác nhận đã có một nhóm người mặc áo đỏ in dòng chữ "DLV" đã có hành vi ngăn cản việc đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử (Hà Nội) sáng 14/3. Theo tướng Chung thì nhóm thanh niên đó có thể là lực lượng tự phát và cho biết "Công an thành phố đang tổ chức xác minh và khi có kết quả sẽ thông tin tới báo chí trong kỳ họp giao ban tới", đồng thời khẳng định, nhóm người trên không thuộc quản lý của công an thành phố và Ban tuyên giáo. Ý kiến này của tướng Chung trùng hợp với phát biểu của Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà nội Phan Đăng Long khi cho rằng “Lực lượng (DLV) này không bao giờ xuống đường”. Không chỉ như thế, Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long trong lần trả lời VOA Việt Ngữ còn cho rằng có thể có “một tổ chức xấu” đứng sau vụ gây rối này này.

    Điều bất ngờ là đã có rất nhiều báo chí đồng loạt vào cuộc như nhận được tín hiệu của ai, từ đâu đó. Hầu hết các trang báo lớn đều đưa tin về cuộc họp báo và nội dung về việc gây rối của nhóm DLV ngăn cản người dân đặt hoa, thắp hương tưởng niệm 64 chiến sỹ đã hy sinh trong trận Gạc Ma. Kể cả việc xuất hiện các bài viết với nội dung lên án hết sức danh thép.

    Trên báo Giáo dục Việt nam đã có bài Một hành động không thể chấp nhận được! , khẳng định: “Thiết nghĩ Công an thành phố Hà Nội cần phải huy động lực lượng, cần phải tìm ngay những kẻ gây rối tại buổi lễ tưởng niệm, cần phải đưa nhóm này, ít nhất là ra trước tòa án dư luận để những kẻ ngông cuồng đang đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc, đi ngược lại đạo lý làm người nhận thức được hành động của chúng cũng là tội lỗi”. 

    Và Báo Nông nghiệp Việt nam có  bài viết với tựa đề "Bọn chúng là ai" đã cho rằng: "Là ai mà dám ngang nhiên ngăn cản việc người dân thể hiện lòng yêu nước của mình, giữa thanh thiên bạch nhật? Tổ chức mua đồng phục, in lô gô trên áo và cuối cùng là tập hợp thành băng, nhóm kéo đến tượng đài để ngăn cản người dân đặt hoa, thắp hương tưởng niệm 64 chiến sỹ đã hy sinh trong trận Gạc Ma. Hành vi của nhóm người trên rõ ràng đã cấu thành tội “Gây rối trật tự công cộng”, được quy định tại điều 245 Bộ luật Hình sự.

    Đến đây, câu chuyện đã đi quá xa, bỗng trở thành một vấn đề quan trọng và có nhiều điều bất thường. Quan trọng, vì đây là cuộc đối mặt giữa những người có xu hướng chính trị khác nhau đã được chính quyền thừa nhận. Còn bất thường là vì gió bỗng đổi chiều, những ủng hộ viên dân chủ vốn dĩ từ trước đến nay luôn bị coi là những người chống chính quyền, thì nay lại được những người có trách nhiệm coi là những người yêu nước. Ngược lại, đám dư luận viên, một dạng Hồng vệ binh mới bảo vệ Đảng CSVN bằng niềm tin và sự mù quáng, đột nhiên bị coi là kẻ gây rối.

    Đáng chú ý nhất là, qua các hình ảnh trong đám đông những người đến dự lễ tưởng niệm các chiến sĩ Gạc ma lần này, người ta thấy xuất hiện các băng-rôn với nội dung nhạy cảm như: "bè lũ nào đã ép 64 liệt sĩ làm bia đỡ đạn Tàu tại Trường Sa?" và thậm chí cả "Đả đảo Nông Đức Mạnh bán nước". Nhưng không hiểu tại sao Giám đốc công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung vẫn khẳng định họ là những người yêu nước? Đây không thể là sự vô tình hay nhầm lẫn, mà chắc chắn là có chủ ý và điều đó đã nói lên điều gì?

    Dư luận viên tay chân của ai?

    Sự việc gây rối với một thái độ hết sức kiêu ngạo của các DLV, đã xảy ra trước sự chứng kiến của nhiều lực lượng an ninh, cảnh sát, dân phòng trong và ngoài sắc phục cũng cho thấy chắc chắn họ phải có sự bảo kê từ phía chính quyền.

    Trước hết, những khuôn mặt gây rối và cản trở việc tiến hành tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở Gạc ma là những khuôn mặt quen thuộc trên mạng xã hội facebook, mà kẻ cầm đầu thì ai cũng biết. Đây là một nhóm có tổ chức hoàn chỉnh, với phù hiệu, logo và đồng phục, không chỉ thế nhóm này có cả hệ thống truyền thông riêng với hệ thống Viet Vision trên You tube và các blog làm nhiệm vụ chống xu hướng ủng hộ dân chủ... Cộng với việc họ tự nhận mình là dư luận viên, điều này dễ làm người ta liên tưởng đến việc Hà Nội có hơn 900 dư luận viên như phát biểu của Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Hà nội Hồ Quang Lợi.

    Đó là những người yêu bác Hồ, ủng hộ Đảng CSVN và chống "Rận", họ có nhiệm vụ lâu dài là để thực hiện các hoạt động phản biểu tình theo chủ trương của chính quyền. Nghĩa là, khi có một nhóm biểu tình chống chính quyền vì một lý do nào đó xuât hiện, để làm cho nhóm đó bị mất tập trung vào mục đích chính, chính quyền sẽ sử dụn nhóm này tụ tập, quấy rối thậm chí sinh sự, đánh nhau với nhóm biểu tình kia... Nếu nhóm biểu tình chống chính quyền lại có hành vi đánh, chửi, tấn công lại nhóm "phản biểu tình" thì trước hết sẽ giảm hiệu quả của việc biểu tình hoặc có thể bị khép vào tội có hành vi gây rối trật tự công cộng để lấy cớ can thiệp và giải tán.

    Đến ngay Báo Nông nghiệp Việt nam cũng không dấu được sự nghi ngờ, khi cho rằng: "Một điều khiến dư luận thắc mắc là: Hành vi ngăn cản người dân đặt hoa, thắp hương tưởng niệm 64 chiến sỹ trận Gạc Ma của nhóm người trên diễn ra ngay trước mắt lực lượng công an làm nhiệm vụ “bảo đảm an ninh trật tự” tại khu tượng đài. Mà đã biết nhóm đó không phải là người của công an và các dư luận viên, vậy tại sao công an không kịp thời bắt giữ ngay những kẻ đang gây rối trật tự công cộng đó? Nếu làm thế, thì việc xác minh chúng là ai, sau đó, sẽ dễ dàng hơn nhiều."

    Không chỉ thế, việc các đối tượng này sử dụng Đảng kỳ (cờ đỏ búa liềm) chứ không sử dụng quốc kỳ hay các khẩu hiệu khác để làm phương tiện gây rối. Cái đó cộng với sự phản bác của Giám đốc công an Hà Nội và Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà nội Phan Đăng Long khi cho rằng: "nhóm người trên không thuộc quản lý của công an thành phố và Ban tuyên giáo". Đây là phản ứng của kẻ có tật giật mình, điều đó cũng chính là bằng chứng cho thấy nhóm DLV chắc chắn chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà nội.

    Vì sao chính quyền trở mặt với DLV vào lúc này?

    Lâu nay Thành ủy Hà nội vốn được cho là thành trì của phe bảo thủ, giáo điều và thân Trung quốc trong Đảng. Và Hà nội là nơi mà các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các sự kiện có liên quan đến vấn đề Trung Quốc của người dân thường bị chính quyền đối xử không mấy mặn mà, khác hẳn với TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời đây cũng là nơi Trưởng ban tuyên giáo Hồ Quang Lợi là người đầu tiên đề cập tới khái niệm dư luận viên ủng hộ Đảng.

    Tại sao một vấn để không mấy quan trọng và thường xảy ra trước đó như việc phá rối lễ tưởng niệm của các DLV lại bị thổi bùng lên vào thời điểm này? Ngoài việc chính quyền đề cập tới và hứa sẽ điều tra để xử lý, thì báo chí và truyền thông nhà nước đã đánh nhóm DLV này không thương tiếc. Đó là điều mà dư luận đã cho rằng chính quyền đã quay lưng lại với các lực lượng thanh niên tình nguyện và dư luận viên của Đảng. Ngược lại, những người thường bị coi là các thành phần "tụ tập đông người bất hợp pháp" với các băng-rôn với nội dung nhạy cảm như: "bè lũ nào đã ép 64 liệt sĩ làm bia đỡ đạn Tàu tại Trường Sa?" và thậm chí cả "Đả đảo Nông Đức Mạnh bán nước" đột nhiên lại được coi là những người yêu nước? Đây là điều hoàn toàn không đơn giản.

    Trước hết, việc sử dụng Đảng kỳ vào việc quấy rối, ngăn cản việc tưởng niệm của lực lượng DLV là một hành động khó có ai có thể chấp nhận được. Nó không chỉ là tính toán hết sức ngu xuẩn của những người tổ chức việc đó. Họ chỉ nghĩ rằng giương Đảng kỳ lên nhằm để bầy tỏ ý thức cũng như sự ủng hộ Đảng CSVN của họ, đồng thời muốn ngầm chuyển thông điệp để chứng tỏ họ là những người phò Đảng, được chính quyền bảo kê. Mà họ không nghĩ hết rằng, hành động này là một điều xỉ nhục Đảng CSVN một tổ chức tự cho mình quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, lại đi làm cái việc quấy phá ngăn cản việc tưởng niệm những liệt sĩ đã ngã xuống dưới họng súng của người anh em Trung quốc, để bảo vệ chủ quyền của đất nước giữa thanh thiên bạch nhật giữa trung tâm thủ đô Hà nội. Điều đó cho thấy, việc Giám đốc công an Hà nội và báo chí vào cuộc là cần thiết để lấy lại uy tín cho Đảng.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh khi Bí thư Thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị đã thất thế, là người đứng hàng thứ 19/20, gần như đội sổ trong Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 20 thành viên cao cấp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư trong Hội nghị TW 10 vừa qua cũng sẽ có tác động rất lớn đến vấn đề này. Bây giờ là lúc cánh cửa tiến tới chức vụ Tổng BT Đảng CSVN của ông Phạm Quang Nghị, vốn là một ứng viên sáng giá được sự ủng hộ của TBT Nguyên Phú Trọng hầu như đã khép lại. Trong lúc phe của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đang làm chủ tình thế, với nhiều hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều kết quả trong Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016.

    Người ta phù thịnh chứ không ai phù suy, trong bối cảnh đó thì Giám đốc công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, một cán bộ chủ chốt của Thành phố Hà nội chắc chắn cũng cần phải có một lựa chọn dứt khoát cho mình, nếu như không muốn nhỡ chuyến tàu quyền lực sắp tới. Đã tới lúc tướng Chũng đã nhận thấy, không thể trông chờ vào Bí thư Thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị được nữa. Việc yêu cầu điều tra xử lý nhóm các dư luận viên, mà dư luận cho rằng đó là công cụ đắc lực của Ban Tuyên giáp Thành ủy Hà nội không chỉ là việc lấy lại danh dự cho Đảng. Mà còn là hành động gián tiếp nhằm phản lại Bí thư Thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị của tướng Chung, để nhằm đánh tiếng cho phe đang thắng thế bên kia rằng gió sẽ đổi chiều.

    Chính trị là như vậy, không có kẻ thù vĩnh viễn cũng như đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích của mỗi cá nhân, là vấn đề quan trọng nhất phải được đặt lên hàng đầu. Chỉ đáng kiếp cho lũ tay sai dư luận viên của Đảng, tuy đã phò Đảng hết lòng với sự tận tâm tận lực vô bờ bến. Nhưng một khi trái ý và không có lợi cho một cá nhân trong Đảng, thì họ cũng sẵn sàng vứt chúng vào sọt rác mà không hề mảy may thương tiếc.

    Ngày 21 tháng 03 năm 2015

    © Kami

    Photoshop dỏm

    PLS :

    @ Hoàng Anh : Với tính cách như thế thì HA phù hợp với nghệ thuật đấy ! Nghệ sĩ thì phải có cảm hứng thì họ mới sáng tác được, không thì họ chán :-) HA đầu tư tiếp vào môn múa đi, khi làm bất cứ một công việc nào thì lưu ý thêm một chút sáng tạo nghệ thuật vào.

    Có một điều mình định lưu ý Loan, Kỳ Duyên và cả Hoàng Anh nữa ! Đó là mình nhận thấy là có một số anh "chiên da" tin học chuyên ngành photoshop mấy ảnh không được tử tế lắm, đặc biệt là mấy anh của VnExpress. Các bạn phải biết là photoshop cho đẹp được thì cũng làm cho xấu được, đấy là chưa kể "chiên da" chỉ rành kỹ thuật chứ không rành nghệ thuật, mấy ảnh có photoshop thì cũng không biết thế nào là đẹp, nên cứ làm theo một khuôn mẫu thôi, trông rất là nhàm chán. Nhưng làm xấu xí méo mó đi thì mấy ảnh rất rành, và mình có cảm tưởng là mấy ảnh cố tình làm vậy để cho lên hình xấu, thì các cô Hoa Hậu, Á Hậu phải trả tiền để cho mấy ảnh photoshop lần sau. Ví dụ như cái đợt hình các cô Hoa khôi Áo dài trên VnExpress, chắc là mấy cổ không chịu trả tiền nên cô nào trông cũng như quái vật cả ! Mình thì cũng không muốn đụng vào nồi cơm của mấy ảnh nên cũng không thèm nói !

    Khán giả thì bị lừa thôi chứ mình nhìn vidéo là mình biết, ngoài ra thì nhìn nhiều hình khác nhau, hình chụp tự nhiên trong đám đông chẳng hạn, là mình biết cô nào đẹp hay không đẹp.

    Lời khuyên cho các cô là, mỗi cô phải có site riêng của mình để đăng hình mình ưng ý; để mấy anh "chiên viên" dỏm mấy ảnh không vô chỉnh sửa được; đừng để ý đến những comment chửi rủa miệt thị, đấy là bọn ngu như bò chẳng biết đẹp xấu là gì đâu; ngoài ra thì lắng nghe ý kiến của công chúng.

    Hoàng Anh: 'Tôi thấy ghen tị với Hoa hậu Kỳ Duyên'

    09:13 20/03/2015
    Á hậu Việt Nam 2012 ngày càng mờ nhạt trong khi thế hệ Hoa hậu đàn em lại được truyền thông săn đón.

    - Nửa năm trở lại đây, chị ít xuất hiện tại các event khiến không ít khán giả tò mò. Vì sao chị lại im ắng như thế?
    - Tôi vẫn đi làm bình thường, tham gia các sự kiện khách hàng, tuy nhiên, tôi không chủ động chia sẻ với báo chí như trước kia. Không phải do tôi chán nản showbiz mà tôi chưa hài lòng với hình ảnh của bản thân. Hơn nữa, tôi có nhiều dự định khác không liên quan đến lĩnh vực thuộc showbiz. Do đó, tôi cần tập trung thời gian để thực hiện kế hoạch riêng.
    Trước khi thi Hoa hậu Việt Nam 2012, tôi từng có học bổng du học Trung Quốc. Tuy nhiên, vì bất ngờ đoạt danh hiệu Á hậu 2 nên tôi đành tạm gác giấc mơ du học để theo đuổi nghệ thuật. Hiện tại, tôi muốn thử sức lại.
    hoang-anh3-3672-1426664267.jpg
    Gần nửa năm qua, Hoàng Anh không còn xuất hiện nhiều như trước. 
    - Chị chưa hài lòng về mình ở điểm nào? 
    - Tôi cảm thấy mình thất bại trong việc định hướng một style rõ ràng. Mỗi lần xuất hiện, tôi nghĩ ra style bất kỳ và làm theo chứ không có gout cố định. Nhìn lại loạt ảnh trên báo của mình trong thời gian qua, tôi thấy, lúc mình trẻ con quá, lúc lại trông rất già dặn. Sau mỗi bài báo, tôi đều nhận được những lời bình luận không tích cực về mình nên thấy hơi buồn.
    - Chỉ vì bị tổn thương bởi lời chê bai của dân mạng mà chị quyết định 'ở ẩn' sao? 
    - Không có chuyện đó đâu. Những bình luận không thể đánh gục được tôi nhưng nó làm tôi nhụt chí. Người ta vẫn đồn tôi đi dao kéo, thậm chí sửa ngực. Đây đều là những tin đồn không có căn cứ. Bản thân tôi không bao giờ muốn tạo scandal để thu hút sự chú ý của mọi người. Lý do tôi 'ở ẩn' là vì tôi gặp quá nhiều chuyện buồn trong cuộc sống.
    Tôi đang ở trạng thái chơi vơi, lựa chọn một hướng đi lâu dài cho mình. Tôi chưa biết mình giỏi ở lĩnh vực nào và đâu mới là điều khiến tôi thực sự đam mê và quyết tâm theo đuổi. Tôi từng thử làm MC hay diễn xuất... nhưng tất cả đều không phù hợp. Tôi cũng không thể cứ mãi xuất hiện ở event. Nếu như thế, tôi còn chán bản thân mình, huống gì là khán giả.
    - Vậy chị có thấy ghen tỵ khi trong thời gian chị 'mờ nhạt', giới truyền thông và công chúng chỉ quan tâm đến những nhan sắc mới như Hoa hậu Kỳ Duyên, Á hậu Huyền My? 
    - Cảm giác ghen tỵ là có. Đó là sự thật, tôi không muốn dối lòng mình. Tuy nhiên, ghen tỵ là để tôi có thêm động lực 'làm mới' mình, chứ tôi không bao giờ đố kỵ họ.
    Trong suốt một năm qua, tôi chưa có nhiều dấu ấn trong công việc. Thi thoảng gặp gỡ các anh chị đồng nghiệp, ai cũng hỏi tôi vì sao không thấy 'lên báo'? Tôi chỉ cười mà không biết giải thích ra sao. Có lần tôi hỏi Hoa hậu Ngọc Hân, làm thế nào mà chị ấy lại có được thành công như vậy. Chị Hân nói, không phải là làm thế nào, tất cả đều xuất phát từ sự quyết tâm của mình. Nhưng tôi là người không quyết đoán, làm việc gì cũng nửa vời, thiếu sự kiên trì và không xác định được mục tiêu để phấn đấu.
    hoang-anh2-2884-1426664267.jpg
    Sự thay đổi về ngoại hình của Á hậu làm nảy sinh tin đồn cô dao kéo. 
    - Nếu chị cứ 'chơi vơi', chị sẽ bỏ rất nhiều cơ hội mà danh hiệu Á hậu mang lại. Chị không hối hận sao? 
    - Quả thực là tôi đã đánh mất rất nhiều cơ hội vì tính cách của mình. Nghĩ lại, tôi hối tiếc lắm. Nhưng dù sao, tôi cũng thấy may mắn vì chưa vướng vào cạm bẫy nào của showbiz trong suốt 3 năm qua.
    Hai năm đầu tiên ở cương vị Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2012, cuộc sống của tôi rất tuyệt vời. Tôi liên tục bận rộn với các show diễn và nó đem lại khoản thu nhập không hề nhỏ. Tôi tự hào vì mình không phải sống dựa dẫm vào bố mẹ. Nhưng từ năm ngoái, tôi bị stress vì mất phương hướng.
    - Chị gặp những chuyện buồn gì?
    - Việc học ở trường không ổn, trong khi tôi lại gặp sức ép từ mâu thuẫn với gia đình. Tôi cũng đã chia tay bạn trai và mất đi nhiều mối quan hệ bạn bè mà tôi tin tưởng. Nếu ngày trước, mỗi lần đi diễn về, tôi thường ngồi trò chuyện cùng bố mẹ. Nhưng hiện tại, tôi không muốn gần gũi bất cứ ai, kể cả bố mẹ. Trong đầu tôi có quá nhiều thứ bùng nổ. Không hiểu sao, tôi có cảm giác mình sẽ gây phiền toái cho những người xung quanh. Rồi tự nhiên, tôi thích được ở một mình để suy nghĩ. Chắc là tôi đang mắc bệnh tự kỷ.
    Đã có thời điểm, tôi muốn vất bỏ tất cả vì mọi chuyện buồn cứ dồn dập đến. Nhưng ngẫm lại, danh hiệu Á hậu lại là ước mơ của rất nhiều cô gái. Tôi không muốn sau này mình hối tiếc vì đã không biết cách làm cho nó tỏa sáng.
    - Việc đổ vỡ trong tình yêu khiến chị sụp đổ đến thế sao? 
    - Tôi là người rất mạnh mẽ trong tình yêu. Tôi làm chủ được tình cảm của mình và chưa bao giờ cho phép bản thân sa đà vào nỗi buồn vì chuyện chia tay. Thứ chi phối tôi nhiều là công việc. Ngay cả lúc rất hạnh phúc trong tình yêu, tôi vẫn lý trí, suy nghĩ cho sự nghiệp và tương lai. Có nhiều cô gái dám từ bỏ tất cả vì bạn trai, nhưng tôi thì ngược lại. Có lẽ, do tôi chưa gặp được người đàn ông để mình sẵn sàng hy sinh.
    Chuyện tình cảm của tôi hơi rắc rối vì gia đình can thiệp khá nhiều. Bố mẹ tôi rất quý mến bạn trai cũ, điều đó khiến tôi bị áp lực. Khi chúng tôi chia tay, họ lo lắng và sợ tôi sẽ không tìm được bạn trai nào tốt hơn anh ấy.
    hoang-anh1-2067-1426664267.jpg
    Người đẹp thú nhận, cô đang mất phương hướng trong cuộc sống và cần có thời gian để tìm hướng đi cho mình.
    - Hiện tại chị đã tìm được bờ vai mới hay vẫn một mình? 
    - Tôi không có thấy hứng thú với tình yêu nữa. Hiện tại, tôi chỉ muốn tập trung vào chuyện học hành và công việc. Tôi cần phải ổn định lại tinh thần. Dù sao, tôi mới 21 tuổi, là một cô gái vừa bước vào ngưỡng cửa cuộc đời và còn rất nhiều thiếu sót. Có lẽ, tôi cần thời gian để trưởng thành, chín chắn.
    - Hình ảnh của chị khá 'sạch' trên mặt báo, còn ở ngoài đời, chị là cô gái thế nào?
    - Tôi thấy mình khá nổi loạn. Nhưng từ khi đoạt danh hiệu Á hậu, tôi luôn phải giữ gìn hình tượng nên hàng ngày đều chú ý từng lời nói, hành động. Gần đây, tôi cảm thấy sự nổi loạn trong mình bộc lộ ngày càng nhiều. Tôi đã cắt tóc ngắn, cũng có lúc nhuộm màu nổi bật, thậm chí muốn đi xăm hình.
    Ngôi sao

    vendredi 20 mars 2015

    Thế thảo (2)

    Hehe, các bác ạ, tôi hỏi là hỏi thế thôi, chứ tôi thấy tiệt trên các báo các blog, không có lấy một nhời nào đả động đến đám cây Vàng Anh/ Vàng Tâm ấy từ đâu ra, là tôi biết tỏng rồi. Đời tôi lên rừng xuống bể, đi thăm thú đồng ruộng Việt Nam cũng nhiều, mà chả có bao giờ thấy một cái cây Vàng Anh/ Vàng Tâm nào cả ! Cho nên tự dưng một lúc xuất hiện tới 6700 cái cây ấy, thì các bác cũng thừa biết đâu là cái tổ của con chuồn chuồn chứ ? Còn ai trồng khoai đất này? Sao các bác không trồng 6700 cây muỗng, cây xoan, cây đinh, cây lim, cây sến, cây táu... cho nhân dân Việt Nam được nhờ, mà lại cứ đi trồng cây Vàng Anh để phục vụ nhân dân Trung Quốc?

    Có kẻ, như lời bác Trọng Vĩnh kể, lại nói là, Trung Quốc đã giúp ta hai cuộc kháng chiến, nên ta phải biết ơn họ, không được động đến họ !!! Tôi đảm bảo với các bác, gã nào lên giọng kể công như thế thì là dân Tàu khựa thứ thiệt đó ! Các bác hỏi lại gã ấy, sao ngày xưa lúc giúp ta kháng chiến, không nói rõ là bây giờ tao giúp mầy, mai mốt tao xiết đất xiết đảo mầy trả nợ, để chúng tôi còn tính, sau này khỏi phải mang ơn lâu, ơn dài? Đấy là đầu cơ tình cảm, đầu cơ xương máu, là tính toán kiểu con buôn, chứ làm ơn có ai đòi trả ơn bao giờ?

    Thế khi xưa, một ngàn năm chúng bay sang vơ vét của cải nước Việt ta :

    "[...]
    Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
    Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
    Người bị ép xuống biển còng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
    Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
    Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
    Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
    Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
    Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng
    [...]"

    Bao nhiêu của cải vàng ngọc chim thú ấy, chúng bay cướp mang về Trung Quốc, có nhớ ơn, trả ơn chúng ta chưa? Còn bao năm nay, chúng ta sản xuất gạo rau, cây trái, xuất sang Trung Quốc nuôi dân chúng bay, và còn nuôi nữa, vẫn chưa đủ trả ơn hay sao ? Ơn gì mà ơn to ơn dày thế ? Chúng bay đưa quân sang Việt Nam năm 1979, giết dân Việt Nam ta, có còn ơn nghĩa gì nữa không?

     Ôi giời ơiiiiii ! Ông Khổng Tử ơi là ông Khổng Tử ơiiiiiii !!!!!! Ngày xưa, ông dạy dỗ dân Trung Quốc thế nào, những là "tam tòng, tứ đức, ngũ trảo, thập lục chữ vàng...."; mà nay con cháu ông chúng nó ngu si, man rợ, cướp đất, cướp đảo, giết người, diệt cây... như vậy !!!! Bớ ba hồn bảy vía nhà ông Khổng Tử, ông có sống khôn thác thiêng, thì ông quay về dạy lại cho dân Trung Quốc nhà ông ít tiếng Anh, cho chúng văn minh lên chút, bớt dã man, mọi rợ đi, cho hàng xóm nhà chúng được nhờờờờờờờ !!!!!

     Confucius
    http://www.historyforkids.org/learn/china/philosophy/confucius2.htm

    jeudi 19 mars 2015

    Thế thảo

    (Dạ thưa các bác, tôi xin mượn ý một bác blogger, bác ấy cắt nghĩa "thế" nghĩa là "thay", "thảo" nghĩa là "cây", để nói về vụ thay 6700 cây xanh ở Hà Nội).



    "Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo?"

    Thưa GS NBC, em xin phép được thêm câu thứ 11 vào danh sách 10 câu hỏi của GS :

    11. Thưa ông Thế Thảo, xin ông báo cáo cho nhân dân Hà Nội cùng nhân dân chúng tôi được rõ, là cái số lượng 6700 cây Vàng Anh mà ông định đem trồng ở Hà Nội là do ai cung cấp?

    (Nếu là do bọn Tàu khựa cung cấp, thì ta ỉa vào cái đám cây ấy, đem về biên giới nước chúng mày mà trồng, đừng có mà đem trồng chúng ở Thủ đô của chúng ta ! Để yên cái đám cây già cây cong ấy cho bà ! Chị em Hà Nội ơi, hãy leo lên cây cố thủ biểu tình cho đến khi nào họ trình bày minh bạch rõ ràng !)

    Notes de séminaire (7)

     Marie-Claire Thomine — avec Olivier Millet, modérateur
    "Sémantique et emplois de “vocation”, “vacation” et “profession” dans le champ littéraire de la première modernité »

    (Séminaire général du CELLF 2014-2015, jeudi 12 mars)

    Montaigne, "profession" - noblesse d'épée, vocation d'armes
    Traité des nobles - rendre justice, noblesse, générosité - la publication des arrêts - divulgation, diffusion - Traité sur la noblesse.
    Création littéraire - l'esthétique - éviter de schématiser les lignes de partages
    Longues vacances du Parlement - ouvrage de jurisprudence
    La vie professionnelle publique et vie privée
    Pratique de l'écrit - au coeur de la vie active et publique - une petite retraite - habitation philosophale et de repos
    Le loisir lettré - vent de liberté qui souffle dans l'oeuvre - le désordre - attitude de touche-à-tout (?) de grand seigneur
    Lieu de divertissement - raconter des histoires - divertir (?) des avis
    La condition gentilhomme - vocation, vacation, même profession - mis au service des rois (et du public) - trois aspects : littérature, juridique et autres xxxx de l'Etat.
    Vocation appliquée à la littérature - un autre champ littéraire - au 16e siècle a-t-on employé ce terme de "vocation littéraire", "vocation du poète"
    "Vocation", "vacation" et "profession", dans le sens littéraire de la modernité - interaction des discours politique, philosophique, artistique.

    (Méthode) Enquête lexicale - corpus des auteurs du 16e siècle - D'Aubigné
    Vocation prophétique et vocation poétique
    La notion de "vocation" est très importante chez les poètes de la Pléiade, pas chez Ronsard, ni non plus chez Du Bellay - pas les mots - ils privilégiaient plutôt le terme de "métier".
    Jean de la Taille - tragédie - son traité de poétique - recueil des pièces de théâtre et de poésie - les oeuvres de son frère, mort à vingt ans - Jacques, et Pascal - revaloriser le statut de la noblesse - combattre l'ignorance de la noblesse - lettre de Gargantua à son fils : "tu as vraiment la chance de vivre à l'époque ... à accéder aux lettres ..." - son destin est de suivre Apollon et ses Muses, ayant la plume à la main (morte).
    "Vacation" - dans la pièce comique "Les Corrivaus" - amoureux tellement qu'il a ... vaqué aux Lettres.
    Faire un travail à la fois dans les dictionnaires  et ... électronique - sondage - à partir des bases de données.
    Quelques indications sur les mots :
    "Vocation"  - religieux, et "profession"
    Une vocation est ce à quoi nous sommes appelés - "vocatio" (latin) = appel fait par Dieu - 1er épître corinthien 1.7.20 - "demeure donc envers Dieu en ce à quoi il est appelé" - l'institution de la religion chrétienne.
    Consultation systématique des dictionnaires - évolution régulière - emploi profane "profession" qui existe en moyen français.
    Des emplois au 15e siècle ... manquants
    Ces emplois profanes disparaissent en français classique - (vérifier cela grâce aux bases de données)
    Dictionnaire Richelet - quelques exemples suivent - inclination, envie, pente, dessein ... - ton hystérique, burlesque.
    Le dictionnaire de l'Académie : différentes versions du dictionnaire de l'Académie - 1798 - acceptation laïque - "mouvement intérieur par lequel Dieu appelle la personne" et "..."
    L'usage périmé "l'inclination que l'on se sent pour 1 ..."
    "Disposition, talent marqué ... pour ces occupations, pour ces sortes d'affaires"
    1835 : "il a une vocation décidée pour la peinture, la musique ..."
    La première concurrence chez Montaigne - vocation appliquée littéraire.
    "Vocatio", latin  vaquer - être vide (pour occuper ?) - en parlant de personnes = oisif.
    Vaquer = avoir du temps libre (philosophie) - sens juridique = dispense, exemption (des tâches militaires)
    - genre de loisir d'otium - le temps que les gens de loi s'occupent de l'affaire - Polysémie très intéressante du terme.
    L'insistance sur l'idée de métier (Dic. Richelet) - un emploi dans la vie - sorte de métier dont on gagne la vie - Vacances (vacations) des tribunaux

    "Profession", dernier terme - la déclaration de xxx, l'action de faire la profession - en contexte religieux avant de prendre le sens de métier - au figuré.
    Etudier quelques cas - Traité de Pierre de la Place - Traité sur ... la profession - premièrement l'avocat du roi, outre cela, ... historien - "De la vocation et manière de vivre à laquelle chacun est appelé " - mort assassiné au lendemain de la Saint-Barthélémy - Réforme  - républié après sa mort, sous un autre titre : "Discours politiques sur la voie d’entrer dûment aux États et manière de constamment s’y maintenir et gouverner " - plus du tout le mot de "vocation".
    L'ambition de ce traité est bien politique - à Charles IX (neuf) - il place d'emblée sa problématique sur l'emploi de vocation.
    La confusion possible / substitution possible - vulgaire = commun : "ce mot est désormais vulgaire" - P. de La Place a traduit un manuscrit dans lequel "vocation" ... - l'activité dans la cache (?) de la retraite - prendre l'exemple de Charles Quint, Cicéron (qui se consacrent à l'otium)
    La seule dimension de la littérature est "hors" de la vocation.

    François de L'Alouëte - "Traité des nobles et des vertus dont ils sont formés" - les structures binaires - les gens de cette époque (16e siècle) adorent.
    La question de vocation et la question de l'enseignement - "essais de morale sur le luxe et la mode", etc. - les inclinations naturelles chez les enfants (difficiles) - 
    Vocation/Vacation militaire de la noblesse - enfant qui ne veut rien faire (est à faire le métier d'armes).

    Etienne Dolet - pas le mot de "vocation" chez E. Dolet - vie extrêmement mouvementée, douloureuse, 37 ans sur le bûcher - Vocation d'écrivain et son métier d'imprimeur ... qui donnent sens à sa vie - auteur soucieux ainsi à son immortalité - très bon traducteur (latin) - le mot de "vacation" et non "vocation" - "pour outre ma profession profite au plus au bien public..."

    Sauce de salade, pèlerins, Gargantua - vivant comme le conseille le bon apôtre Saint-Paul - 1542 "vocation" corrigé en "vacation" - pas d'autres concurrences chez Rabelais - conseil très précieux que donne Pantagruel : mettre en exécution (ce projet de mariage) - "vocation" est attaché à la qualité et étude.

    Une signature discrète de la (Réforme ?) protestante - il prête segment au catholicisme ( Du Fail ?)

    Montaigne - les trois occurrences du mot sont tous de Montaigne (ses/ces ajouts) - (Lire le site de) l'Université de Chicago, sur Montaigne.
    "Les personnes qui obtiennent une place pour la littérature ... s'adonnent à autre chose".
    Vacation lettrée - travaux de savants, de doctes - la vanité, l'oisiveté, l'otium, les Muses - se retirer de la vie publique - une arrière-boutique (Montaigne) - sa pratique de l'écriture dans ses essais.
    (Sens) spirituel, religieux - 18e siècle, en transfert du monde sacré au monde des Lettres - homme de lettres comme un saint laïc/laïque - une religion de l'art - certains auteurs ... le sentiment religieux
    Les jeunes qui cherchent leur vocation - vocationnel.
    Les ateliers d'écritures (à l'opposé de) l'appel religieux - la fracture entre profession et non-profession - profession et amateur.

    Commentaires : Paysage large, très large
    Réponse : Littérature narrative facétieuse - Du Fail - suspendus (ses écrits ?) par des raisons religieuses - sa volonté de ne pas écrire un traité - ce côté comique - c'est un mode (?) de confronter les idées - forme dialogique - conflit sympathique - Du Fail est très didactique - d'autres cas plus indécidables.
    Question : Transfert
    Question : Vacation, comme une limitation - il faut faire/ne pas faire certaine chose en fonction de cela - idéologie ancienne - chaque individu est ... de sa vocation spécifique - la source d'ambivalence.
    Réponse : Du Fail - une posture comique - des balivernes - une conception de paraître - Marot, Ronsard, D'Aubigné, Du Bellay - ces quatre plus grands poètes du 16e siècle - "vocation", sens religieux, contraignant.
    Commentaire : Dans la culture française on n'apprend pas à devenir écrivain - mais par vocation - les écrivains qui vaquent.
    Réponse : les écrivains d'aujourd'hui, pas de vocation ?
    Commentaire : Valoriser et pour soi, et pour le public - d'autres interventions ?
    Question : Le terme est connoté dans le sens religieux - éducation à donner à l'enfant - le terme est extrêmement polysémique - encore très connoté dans cette acception - vocation forcée.
    Commentaire : Par astrologie (Dieu), pourquoi un enfant ... - jamais ce mot de vocation, même chez Michel-Ange - jamais dans le domaine, dans les arts plastiques (me semble-t-il).
    Annonce : le tricentenaire de Vauvenargues, colloque dans la Maison de la Recherche.

    (Fin)