mardi 27 août 2019

Bão Podul mạnh cấp 8 áp sát Biển Đông

PLS : Hehe, Đức Lạc Long Quân đang nắn gân Trung Quốc tí chút đây ! Ngài mà nắn cho cơn bão hướng xuống phía nam một chút thì cái đám tàu thuyền Trung Quốc ấy không biết chạy đi đâu, muốn chạy về Trung Quốc cũng không còn đường về ! Không lẽ lại xin vào vịnh Cam Ranh của ta trú bão ? 


"Cho hay muôn sự tại Trời,
Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta !
Mấy người bạc ác tinh ma,
Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương !" 



Hay là xin vào đảo Yến, Vũng Chùa cúi lạy Đại tướng Võ Nguyên Giáp của ta thì Ngài cứu cho ?



Bão Podul mạnh cấp 8 áp sát Biển Đông

Mỹ Hà

Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông Philippines đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Podul. Bão có thể đi vào khu vực Biển Đông trong 2 ngày tới.
Sáng 27/8, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông miền Trung Philippines đã mạnh lên thành bão có tên quốc tế là Podul. Vị trí tâm bão trưa cùng ngày cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 500 km về phía đông đông nam với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 8, giật cấp 10.
Trong 24 giờ tới, bão Podul được dự báo di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 km. Đến sáng 28/8, tâm bão nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 770 km về phía đông đông nam với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, giật cấp 10.
Lúc này, bão giữ nguyên hướng di chuyển, giảm vận tốc xuống còn 20-25 km/h và có khả năng mạnh thêm. Sáng 29/8, tâm bão được dự báo cách quần đảo Hoàng Sa 200 km về phía đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 8-9, giật cấp 11.
Trong 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm lại theo hướng tây tây bắc với vận tốc 10-15 km/h, tiếp tục mạnh thêm. Đến ngày 30/8, tâm bão nằm cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160 km về phía đông nam. Tại đây, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão có thể đạt đến cấp 9, giật cấp 11.
Trong các giờ tiếp theo, bão giữ nguyên hướng di chuyển với vận tốc cũ và còn có khả năng mạnh hơn nữa. Do ảnh hưởng của bão, khu vực Biển Đông sẽ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trong 24 giờ tới.
Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão Podul khi đi vào Biển Đông sẽ có xu hướng kéo dài và liên tục mạnh lên. Hình thái thời tiết cực đoan này khả năng di chuyển vào đất liền và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Về thời tiết trên đất liền, trong ngày và đêm 27/8, ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với gió hội tụ khiến Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác. Khu vực vùng núi có mưa lớn cục bộ kèm theo lốc sét, gió giật mạnh.

https://news.zing.vn/bao-podul-manh-cap-8-ap-sat-bien-dong-post983248.html

Brazil nói không cần 20 triệu USD viện trợ cứu rừng Amazon, châu Âu nên lấy tiền mà trồng thêm cây

PLS : Tôi đảm bảo với các bác, đây chính là lão Tổng thống ngu nhất thế giới ! (Chẳng biết đệ nhất phu nhân của hắn có cảm thấy được vinh dự không ? ) Cái thằng ngu này nó không hiểu là, rừng Amazone là của cả thế giới, chứ không phải của riêng Brazil nhà nó !

Bởi vậy tôi mới bảo các bác rồi, ai khen các anh Brazil đẹp trai, chứ tôi thấy mặt mấy ảnh rất đần độn (nghe nói lại còn ở bẩn đến nỗi một phần ba đàn ông Brazil phải cắt cụt chim đi, thật là đáng thương thay cho các quý bà, quý cô Brazil, sexy cho cố để mà làm gì cơ chứ ? ) ! Thế mới cùng nhau bầu lên được một lão tổng thống ngu độn phi thường như thế chứ ? Rồi nào là mafia, nào là tham nhũng, dân chúng nghèo đói thảm hại, giết nhau như ngoé ! 

Đấy đấy, nền dân chủ Brazil nó là như thế đấy ! Thế các bác đã thấy rõ là Đảng ta lãnh đạo khá hơn nhiều chưa ?




Brazil nói không cần 20 triệu USD viện trợ cứu rừng Amazon, châu Âu nên lấy tiền mà trồng thêm cây

(VTC News) - Brazil từ chối đề nghị viện trợ của các quốc gia G-7 để chữa cháy rừng Amazon, cho rằng 20 triệu USD này nên được sử dụng cho việc trồng thêm cây ở châu Âu.

"Chúng tôi đánh giá cao lời đề nghị nhưng có lẽ những tài nguyên đó thích hợp hơn để tái trồng cây gây rừng châu Âu", Onyx Lorenzoni, Chánh văn phòng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm 27/8 cho hay.
Ông Lorenzoni nhấn mạnh rằng Tổng thống Macron còn chẳng chặn nổi một đám cháy có thể dự đoán từ trước trong nhà thờ Notre Dame nói gì tới việc đi thuyết giảng cho Brazil. 
"Ông ấy có nhiều việc cần làm tại quê nhà và các thuộc địa của Pháp", ông này cho hay. 
Brazil noi khong can 20 trieu USD vien tro cuu rung Amazon, chau Au nen lay tien ma trong them cay hinh anh 1
 Brazil từ chối viện trợ của G-7 để cứu rừng Amazon. (Ảnh: Reuters)
Các nước G-7 trước đó nhất trí chi 20 triệu USD mua thêm máy bay chữa cháy để chống lại các vụ hỏa hoạn ở các cánh rừng Amazon sau khi Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nói chính phủ của ông thiếu nguồn lực trong việc đối phó với hỏa hoạn. 
Tuy nhiên, Bộ trưởng Môi trường Brazil Ricardo Salles lại đưa ra quan điểm trái ngược với ông Lorenzoni khi khẳng định Brazil sẽ nhận tiền. 
Bản thân ông Bolsonaro tỏ ra không hào hứng với số tiền viện trợ từ G-7, khẳng định kế hoạch lập liên minh cứu rừng Amazon của Tổng thống Emanuel Macron như thể ông đang coi quốc gia Nam Mỹ như thuộc địa hay vùng đất không người. 
Ông Bolsonara, người vài ngày qua có những lời qua tiếng lại với ông Macron cáo buộc nhà lãnh đạo Pháp mở "cuộc tấn công bất hợp lý và vô cớ với các nước khu vực Amazon" cũng như "che giấu ý đồ của mình đằng sau ý tưởng một 'liên minh' cứu trợ của các nước G-7".
Ông khẳng định chủ quyền của Brazil cần được tôn trọng, nói thêm rằng ông đã thảo luận với Tổng thống Colombia về sự cần thiết của một 'kế hoạch chung" giữa các nước trong khu vực Amazon.
Nhà lãnh đạo Brazil trước đó cũng cáo buộc nước ngoài đang can thiệp vào chủ quyền quốc gia của Brazil thông qua các khoản hỗ trợ để cứu rừng Amazon.
Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil, tính từ đầu năm tới nay, có gần 79.000 đám cháy lớn nhỏ bùng phát tại của Brazil, hơn một nửa số đám cháy thuộc khu vực rừng Amazon, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2018.
Chỉ tính riêng trong tháng này, 25.000 vụ cháy đã nướng chín "lá phổi xanh" của Trái đất, con số cao nhất trong 1 thập kỷ qua.

https://vtc.vn/brazil-noi-khong-can-20-trieu-usd-vien-tro-cuu-rung-amazon-chau-au-nen-lay-tien-ma-trong-them-cay-d494855.html

mercredi 21 août 2019

“Cơn khát” sò tai tượng của đội tàu Trung Quốc tàn phá Biển Đông

PLS : Đây là một tổ chức mafia chứ sao gọi là quốc gia được ? Dân tộc gì mà tính tình ghê tởm thật ! Giết hết, tàn phá hết chỉ vì tiền !

Phải ra cái luật là thằng nào mua, bán, sở hữu sò tai tượng thì cho nó đi tù luôn ! Giống như là buôn bán ngà voi, sừng tê giác ấy !


“Cơn khát” sò tai tượng của đội tàu Trung Quốc tàn phá Biển Đông

23:15 | 20/08/2019
|
Giá trị của những con sò tai tượng được cho là mang lại may mắn, tuy vậy cái giá phải trả cho việc hủy hoại môi trường và gia tăng căng thẳng trên Biển Đông thậm chí còn cao hơn nhiều.
Sò tai tượng được xem là loài sinh vật giá trị đối với các tàu Trung Quốc (Ảnh: Blooberg)
Một cuộc xung đột có thể nổ ra từ những con sò tai tượng trên Biển Đông. Mặc dù trên thực tế, nhiều con sò đã chết từ lâu, song vấn đề thực sự nằm ở phần vỏ của loài sinh vật này. Tại Trung Quốc, vỏ sò tai tượng được cho là mang giá trị may mắn khi chúng có thể được sử dụng để chế tác thành đồ trang sức hoặc các bức tượng.
“Cơn khát” sò tai tượng đã thôi thúc từng đoàn tàu thuyền của ngư dân Trung Quốc từ đảo Hải Nam tràn xuống Biển Đông để khai thác trái phép loài sinh vật này. Việc khai thác ồ ạt sò tai tượng vốn đã để lại nhiều hậu quả, tuy nhiên điều đáng báo động là phương pháp khai thác có liên quan tới việc phá nát những rặng san hô khổng lồ. Những rặng san hô này phải mất hàng nghìn năm để hình thành và đang chịu tác động do biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động đánh bắt cá “trái phép, không được báo cáo và không được kiểm soát”. Ngành công nghiệp đánh bắt cá toàn cầu ước tính mang lại lợi nhuận từ 15 - 36 tỷ USD/năm.
Bắt đầu từ những năm 2010, các nhóm khai thác sò tai tượng của Trung Quốc đã đi dọc Biển Đông dưới hình thức các tàu cá cỡ nhỏ được hộ tống bởi các tàu đánh cá có lưới quét đóng vai trò như các “tàu mẹ”. Các tàu này không chỉ đi xa khỏi vùng lãnh hải của Trung Quốc, mà còn tiến vào vùng biển tranh chấp với các nước khác, thậm chí xâm phạm vùng biển “rõ ràng thuộc chủ quyền của các nước láng giềng”, theo Bloomberg.
Tàu Trung Quốc nạo vét rặng san hô tại bãi cạn Scarborough trên Biển Đông (Ảnh: Inquirer)
Khi các hạm đội tàu Trung Quốc tìm thấy một rặng san hô ở vùng nước nông, các ngư dân sẽ nhảy ra các thuyền nhỏ hơn và bắt đầu kéo qua kéo lại chân vịt của động cơ phía ngoài, vốn được gia cố bằng đồng, dọc theo rặng san hô cho tới khi vỏ sò tai tượng lộ ra. Việc khai thác đòi hỏi sự kỳ công vì một con sò tai tượng có thể dài tới 1,2 m và nặng gần 200 kg. Tuy nhiên, thành quả mà các ngư dân đạt được cũng “xứng đáng” vì mỗi vỏ sò có thể mang lại cho họ hàng chục nghìn USD khi được bán tại chợ Hải Nam. Nếu được chạm khắc thành các tác phẩm tinh xảo, một số vỏ sò tai tượng có thể được bán với giá 1 triệu USD.
Theo chuyên gia John McManus tại Trường Khoa học Khí quyển và Hàng hải tại Đại học Miami, hơn 10.000 hecta rặng san hô đã bị phá hủy do cách khai thác sò tai tượng như trên. Con số này lớn hơn nhiều so với gần 6.000 hecta san hô bị tàn phá bởi hoạt động nạo vét và bồi đắp của Trung Quốc nhằm xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.
Hoạt động khai thác sò tai tượng của các tàu Trung Quốc giảm mạnh từ năm 2016 đến cuối năm 2018. Năm 2016 cũng là thời điểm Philippines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Sau một thời gian im ắng, các hạm đội hủy diệt sò tai tượng của Trung Quốc đã quay trở lại Biển Đông từ cuối năm ngoái. Lần này, các tàu Trung Quốc sử dụng hệ thống ống hút áp suất cao, cho phép khai thác sò tai tượng dễ dàng hơn từ những rặng san hô nằm sâu dưới mặt nước so với phương pháp truyền thống.
Những hình ảnh chụp từ trên cao cho thấy kỹ thuật khai thác mới thậm chí gây tổn hại hơn nhiều cho hệ sinh thái, vì chúng thổi bay lớp trầm tích, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sinh sản và sự sinh tồn của các loài cá.
Vỏ sò tai tượng được chạm khắc tinh xảo và bày bán trong một cửa hàng tại đảo Hải Nam, Trung Quốc (Ảnh: Inquirer)
Căn cứ trên các hình ảnh vệ tinh, AMTI cho biết từ năm 2012 - 2015, các tàu khai thác sò tai tượng của Trung Quốc đã tàn phá nghiêm trọng hoặc phá hủy ít nhất 28 rạn san hô tại Biển Đông. Hành động khai thác tận diệt của Trung Quốc trong suốt thời gian dài đã tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái tại Biển Đông. Trong phán quyết của tòa trọng tài quốc tế liên quan tới vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines năm 2016, tòa kết luận Trung Quốc đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường.
Các đội tàu cá Trung Quốc thường chỉ là lực lượng tiên phong cho chiến lược hung hăng rộng lớn hơn của Bắc Kinh. Ngày càng nhiều tàu cá được các tàu vũ trang của cảnh sát biển hoặc dân quân biển Trung Quốc hộ tống. Các tàu này đưa ngư dân Trung Quốc tới vùng biển của các nước láng giềng, đôi khi bắt giữ các thủy thủ đoàn và cản trở lực lượng hải quân nước ngoài can thiệp.
Với bước đi tiếp theo, quân đội Trung Quốc sẽ nạo vét các bãi cạn và xây dựng các căn cứ quân sự trên biển, trong đó có cả các đường băng.
“Hoạt động khai thác sò tai tượng nằm trong chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm thiết lập quyền kiểm soát trên mặt biển, dưới đáy biển và khoảng không trên biển. Có một sự trùng hợp đó là: Bất kể nơi nào có đảo mới mọc lên, đội tàu khai thác sò tai tượng sẽ xuất hiện trước tiên”, Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington, nhận định.
"Tàu mẹ" trong đội tàu đánh bắt của Trung Quốc (bên trái) xuất hiện gần trạm quan sát đại dương của Trung Quốc. (Ảnh: CSIS/AMTI)
Bức ảnh do CSIS công bố cho thấy, hoạt động khai thác sò tai tượng của Trung Quốc hồi năm ngoái tại đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam diễn ra cùng thời điểm Bắc Kinh xây dựng cái gọi là trạm quan sát đại dương mọc lên từ dưới đáy biển, bao gồm một trạm radar và các tấm pin năng lượng mặt trời. Hiện chưa rõ bên dưới các tấm pin này ẩn chứa điều gì, song với vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quan trọng, chúng có thể liên quan tới hoạt động của lực lượng hải quân Trung Quốc.
Mặc dù việc bồi đắp các đảo nhân tạo đã được coi là động thái gây lo ngại của Trung Quốc, song chúng mới chỉ là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Bắc Kinh nhằm chiếm trọn các vùng biển và khoảng không phía trên, dựa trên cái gọi là yêu sách đường chín đoạn.
Theo Dân trí
https://petrotimes.vn/con-khat-so-tai-tuong-cua-doi-tau-trung-quoc-tan-pha-bien-dong-546869.html

lundi 19 août 2019

Biển Đông: Tình hình Bãi Tư Chính tiếp tục căng thẳng

PLS : Các bác cố gắng giữ đừng nổ súng có được không ? Tại vì ngay lúc này tình hình Trung Quốc đang rất  thê thảm do các đòn thương mại của ông Trump (ông Trump, ông giỏi thật đấy, chỉ nhón tay dùng vài đòn kinh tế thôi mà kinh động cả Trung Quốc !). Tập Cận Bình đang bế tắc, cố cứu vãn tình thế, sẽ tìm cách gây chiến với Việt Nam để dồn lòng căm thù của dân Tàu lên người Việt Nam mình. Đừng đánh lúc này ! Nếu muốn đánh, hãy đợi khi Trung Quốc tan thành 5 mảnh rồi hãy đánh ! Chỉ cần vài cơn áp thấp nhiệt đới nữa là cả cái đoàn ruồi nhặng ấy chúng sẽ lại co cẳng chạy nhanh như chớp. Đừng mắc mưu chúng, không đánh mà cũng không kiện, chỉ vây xung quanh thôi !

PS : Nếu cần đánh thật, thì phải đánh sập cái đập Trois-Gorges ấy !


Biển Đông: Tình hình Bãi Tư Chính tiếp tục căng thẳng

media Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố. Copie écran
Tại khu vực bãi Tư Chính, hôm nay 18/08/2019 các tàu Việt Nam tiếp tục đối đầu với nhóm tàu Trung Quốc, gồm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hải cảnh, xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Theo trang Đại sự ký Biển Đông, "sáng hôm qua 17/8, tàu hải cảnh 37111 trong nhóm tàu Trung Quốc bất ngờ neo đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát, nơi Việt Nam đang đóng quân. Giáo sư Alexander Vuving xác định thực thể này là bãi ngầm Mỹ Hải (Jubilee Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và do vậy thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Việc 37111 neo đậu ở bãi ngầm Mỹ Hải đã làm dấy lên những lo ngại từ nhiều nhà quan sát, rằng Trung Quốc có thể chiếm một thực thể không người ở phía tây nam Trường Sa, một vị trí chiến lược của khu vực và nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".
Đến cuối giờ chiều qua, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Hoa Kỳ cho biết chiếc hải cảnh 37111 đã rời khỏi bãi ngầm Mỹ Hải. Trang Marine Traffic cho biêt hải cảnh 37111 tiếp tục tham gia chuyển động cùng nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8.
Hai tàu Việt Nam đang bám đuổi chặn đường nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8, được cho là trong đó có tàu khu trục Quang Trung thuộc lớp Gepard của Hải Quân Việt Nam. Con tàu đã rời vịnh Cam Ranh từ ngày 15/8.
Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng, chân đế giàn khoan khổng lồ của dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt hôm nay đã được Việt Nam đặt xong tại khu vực bãi Tư Chính. Dự án này có nhà điều hành là tập đoàn Idemitsui Oil & Gas Co.Ltd.
Giáo sư Carl Thayer trong bài viết ngày 17/8 mang tựa đề « Hải Dương Địa Chất 8 quay lại bãi Tư Chính » nhận định, việc Bắc Kinh đưa nhóm tàu vào, rút đi rồi lại xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ; nhằm ép Hà Nội chấm dứt hợp tác với Rosneft, và tiếp đến buộc Việt Nam phải cùng khai thác với Trung Quốc.
Liệu việc quấy nhiễu này là nhằm tạo tiền lệ ? Theo giáo sư Thayer, Trung Quốc đã quấy phá các quốc gia ven biển Đông Nam Á từ 12 năm qua, nên đây không phải là sự kiện mới. Điều quan trọng và việc quấy nhiễu tiếp tục diễn ra sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 khẳng định đường lưỡi bò tự vẽ của Trung Quốc là vô căn cứ. Tuy phán quyết có giá trị ngay lập tức, nhưng Trung Quốc từ chối chấp hành, tạo ra tiền lệ vi phạm EEZ của các quốc gia khác mà không hề gánh lấy hậu quả nào.
Giáo sư Carl Thayer cho rằng, ngoài việc tiếp tục phản đối, Việt Nam không thể dùng vũ lực để giải quyết, cũng không thể dựa vào ASEAN. Chẳng hạn Kuala Lumpur vẫn im lặng khi hải cảnh Trung Quốc hiện diện thường xuyên ở cụm bãi cạn Luconia và tàu khảo sát Trung Quốc đi vào EEZ của Malaysia. Hoa Kỳ tuy lên tiếng mạnh mẽ trong vụ Tư Chính nhưng cũng không thể can thiệp.
Tuy nhiên Việt Nam có thể vận động hành lang để Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt các hành động trên Biển Đông và Biển Hoa Đông năm 2019. Một khả năng khác là kiện lên tòa quốc tế theo UNCLOS, nhưng trước hết Việt Nam phải chứng minh được là đã vận dụng hết mọi cách, từ chính trị cho đến ngoại giao, để cố giải quyết vấn đề với Trung Quốc. Cũng theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh vẫn sẽ làm ngơ trước mọi phán quyết, nhưng đây là cơ sở luật pháp để các đồng minh và đối tác có thể can dự - một điều chỉ có thể diễn ra một khi Việt Nam xích lại gần hơn với Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190818-bien-dong-tinh-hinh-bai-tu-chinh-tiep-tuc-cang-thang

mardi 13 août 2019

Nghỉ hè toán học

Hi my friends,

Các bác ra sao rồi ? Nghỉ hè có vui vẻ không ? Tôi nghe nói ở Việt Nam ta có tổ chức trường hè toán học, ở bên Pháp này tôi cũng có được một kỳ nghỉ hè toán học đấy !

Số là trong đoàn đi du lịch của tôi có một nhà toán học trẻ, hiền dịu, ân cần, hoàn toàn có những phẩm chất của một GS NBC tương lai. Cậu ấy muốn đi du lịch châu Âu cùng con trai tôi, ở mỗi nước nọ nước kia hai ba ngày. Tôi định mua vé tàu cho các cậu ấy vì tôi rất rành săn vé rẻ. Nhưng mà tôi tính toán cộng trừ thế nào mà cứ trật chìa hoài, làm cuối cùng cậu ấy phải hét lên : "Thế có định về Việt Nam không ?" Tôi mới bảo, không về Việt Nam thì thôi, T. thì bay thẳng về Canada, còn bà ở lại đây với dì, thế có được không ? Thế là cậu ấy nhăn cả mặt lại, không thèm trả lời nữa (thế mới biết vì sao các GS toán không thích nói chuyện với mình !)

Nhưng mà dù sao thì cũng phải mua vé đi châu Âu. Thế là tôi kiếm cho các cậu ấy những cái thẻ giảm giá giành cho thanh niên trẻ, rồi muốn đi đâu thì cứ tự mua vé mà đi ! Tất nhiên là để dì mua cho thì vé sẽ rẻ hơn, nhưng mà chúng mày tính toán phức tạp như thế thì tao làm gì được ??!!!


Đến khi các cậu ấy đi châu Âu về rồi, tôi mới có dịp nói chuyện với cậu ấy, nói chuyện toán học cho cậu ấy thích, chứ nói chuyện khác thì cậu ấy đóng tai lại, không nghe nữa. Tôi mới bảo, dì có một vài vấn đề về toán học, nếu mà T. giỏi thế, thì thử giải quyết cho dì xem sao ? Ví dụ như, khi dì tính ngày, tính cây trồng quanh một hình vuông, hoặc đổi từ tiền euros sang tiền Việt Nam... thì kết quả bao giờ cũng thừa ra hoặc thiếu hụt một cái gì đấy, ví dụ, một ngày, một cây, hoặc một vài số không, vv.

Thế là cậu ấy giảng giải cho tôi một cours rất hay, thanh toán gần như toàn bộ các vấn đề của mình luôn. Để từ từ tôi kể cho các bác nghe tiếp nha ! Cũng có hình đẹp nữa. Nhưng mà đi chơi với một cụ bà tai quái cùng một nhà toán học làm tôi bị căng thẳng thần kinh, đến bây giờ vẫn chưa hoàn hồn lại được !


Thế tôi mới bảo, này nhé, giả sử như thứ Năm này T và TD đi chơi châu Âu (mặc dù đã đi rồi), hôm nay là Chủ Nhật, vậy thì T sẽ ở lại Paris mấy ngày ? Bốn ngày, đúng không ? (Lắc đầu.) Tại sao lại không ? Này nhé, thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm (tôi xoè các ngón tay ra), đúng là 4 ngày rồi còn gì ? Trả lời : "Dì phải tính thêm ngày hôm nay".  Wouaouh ! Thật là thiên tài, hiểu rồi, mình phải tính thêm ngày hôm nay, sao lại có thể quên ngày hôm nay được chứ ? Nó là hiện tại của mình, nó gắn liền với quá khứ và tương lai của mình. OK, d'accord, lần sau ta sẽ luôn nhớ là phải tính thêm ngày hôm nay ! Thế nếu câu hỏi là, mấy ngày nữa thì T đi châu Âu, thì câu trả lời có phải là 5 ngày không ? (Lắc đầu.) Thế là thế nào ? Tại sao lại không phải là 5 ngày ? Thế không tính ngày hôm nay nữa à ? (Gật đầu.) Bổ khỉ, sao lại lúc tính, lúc không tính như vậy ? Tôi biết là cái chỗ khúc mắc này nó sẽ vẫn còn làm phiền tôi về sau, nhưng mà khi đó chúng tôi đến điện Louvre rồi, nên thôi tạm dừng lại.

Các bác biết không, tính toán có vẻ đơn giản như vậy, nhưng mà nó làm mình tập trung rất căng, nên tôi hơi bị căng thẳng. Thế mà đến bảo tàng Louvre, xem liền ba tiếng đồng hồ, mà tôi cảm thấy hoàn toàn thư giãn, chẳng có căng thẳng gì cả, kỳ lạ thật. Chỉ có khi tôi ngắm đi ngắm lại hoài các bức tượng của Pháp và châu Âu, thì cậu ấy có vẻ chán.

Thế tôi mới kể tiếp cho các bác nghe chuyện học toán. Tôi mới bảo, bây giờ, nếu dì phải trồng những cái cây xung quanh một hình vuông, mỗi cạnh có năm cây, thì dì sẽ có tất cả là 5x4 = 20 cây, đúng không ? (Lắc đầu.) "Nếu dì không tính các cây trồng ở các góc thì đúng, chàng nói." A thảo nào dì nhớ có ông kia bảo phải trừ bớt đi một cây, vậy là 19 cây, đúng không ? ( Lại lắc đầu.) Thế theo T là bao nhiêu cây ? "16 cây." Oái, sao lại chỉ có 16 cây thôi ? "Nếu dì tính các cây ở góc, thì hàng trên và hàng dưới có 5 cây, còn hai hàng cạnh bên mỗi hàng chỉ có 3 cây thôi." Ối, sao lại chỉ có 3 cây thôi ? Ít nhất cũng phải là 4 cây chứ ? Cậu ấy giải thích bằng ngôn ngữ toán học của cậu ấy tôi không nhớ nữa, đại khái là cây ở hai góc trên thuộc hàng trên, cây ở hai góc dưới thuộc hàng dưới, nên hai cạnh bên chỉ còn 3 cây mỗi cạnh thôi. Cũng khá dễ hiểu, mình cũng mường tượng ra được. Nhưng mà nếu có nhiều cây hơn, ví dụ 100 cây mỗi cạnh chẳng hạn, thì sẽ không thể mường tượng kiểu ấy được.

Cậu ấy bèn chỉ cách khác (tôi lại quên mất rồi), đại khái là nếu tính mỗi cạnh chỉ lấy một cây ở góc thôi, thì 5 cây trừ đi một cây còn 4, các cạnh nhân 4 thì sẽ ra 16 cây. Tôi thấy cách này có vẻ ổn, tôi bèn thử với các số cây khác nhau thì ra kết quả đều đúng, nên mình cũng cảm thấy hân hoan. Nếu mà biết được vì sao mỗi cạnh lại chỉ lấy một cây ở góc thôi, thì tôi sẽ nhớ tốt hơn, nhưng mà thôi không sao, mình sẽ tự nghiền ngẫm tiếp.

Tôi định kể luôn cho các bác nghe bài chuyển tiền ơ rô sang tiền đồng, nhưng mà tôi lại cảm thấy căng thẳng rồi, thôi để lần sau kể tiếp nghen. Chúc các bác một ngày tốt lành.

(Bisous các bác, còn tiếp)

jeudi 8 août 2019

Nhóm tàu Hải Dương 8 đã rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

PLS : Hehe, hai ngày trước nghe tin áp thấp nhiệt đới sắp đổ vào biển Đông, là tôi đã đoán là bọn hải tặc sẽ chuồn nhanh như chớp ! Bây giờ chúng ta phải cho tàu cảnh sát biển đuổi theo giả bộ đuổi chúng ra khỏi bãi Tư Chính, thế là bảo vệ được chủ quyền ! :-)

Nhóm tàu Hải Dương 8 đã rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Hương Ly 15:41 08/08/2019
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết nhóm tàu Hải Dương 8 đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ hôm 7/8.
Trả lời câu hỏi về hoạt động của tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 8/8 cho biết: "Chiều 7/8, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo sát địa chấn và rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi".
“Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã xác lập tại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
“Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp đúng pháp luật”, bà Hằng nói.
Nhom tau Hai Duong 8 da roi vung dac quyen kinh te cua Viet Nam hinh anh 1
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Việt Linh.
Theo người phát ngôn, Việt Nam đề nghị các nước tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam.
Việt Nam cũng luôn thể hiện, khẳng định thiện chí sẵn sàng thông qua đối thoại, trao đổi với các nước liên quan để xử lý bất đồng, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển tại Biển Đông, cũng như vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
Trước đó, trong tuyên bố đưa ra hôm 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết trong những ngày qua nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.
Tàu Hải Dương Địa Chất 8 khi đó có hai tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, một trong hai tàu đó nặng 12.000 tấn là một trong những tàu tuần duyên lớn nhất châu Á.
Theo China Daily, tàu Hải Dương Địa chất 8 có chiều dài 88 mét, có thể chạy hành trình dài 16.000 hải lý và có tốc độ tối đa trên 15 hải lý/giờ. Tàu được trang bị công nghệ tạo ra hình ảnh ba chiều có độ phân giải cao về cấu trúc địa chất của đáy biển.
Nhom tau Hai Duong 8 da roi vung dac quyen kinh te cua Viet Nam hinh anh 2
Sơ đồ đường đi của tàu Hải Dương Địa chất 8 trong khu vực chủ quyền của Việt Nam từ đầu tháng 7. Ảnh: Twitter/@rdmartinson88.
Đến ngày 5/8, Cục Hải sự Trung Quốc phát đi hai cảnh báo hàng hải về hoạt động "huấn luyện quân sự" tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lần lượt diễn ra trong hai ngày 6-7/8.
Theo các thông báo vắn tắt, cuộc tập trận thứ nhất diễn ra trong các khung giờ 9h30-11h30 và 15h-18h ngày 6/8, trong khi cuộc tập trận thứ hai diễn ra từ 15h tới 17h ngày 7/8. Tọa độ được nêu trong các thông báo cho thấy khu vực tập trận nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp từ năm 1974.
Phản ứng trước động thái này, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết ngày 7/8, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối hành động vi phạm nêu trên của phía Trung Quốc.
"Việc Trung Quốc tiến hành các cuộc huấn luyện quân sự ở Hoàng Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này", thông cáo của Bộ Ngoại giao dẫn lời bà Hằng.

https://news.zing.vn/nhom-tau-hai-duong-8-da-roi-vung-dac-quyen-kinh-te-cua-viet-nam-post976038.html

mardi 6 août 2019

Miss World Vietnam 2019

Xin chúc mừng Hoa Hậu Thuỳ Linh !

Các bác chọn người đẹp ổn rồi đấy. Cao ráo cân đối nở nang, nhìn dễ chịu quá đúng không ?

 'Bỏng mắt' với phần thi bikini của Top 25 'Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019' - ảnh 1
Sắc vóc tân Hoa hậu Thế giới Việt Nam Lương Thùy Linh. Cô đến từ Cao Bằng, sở hữu chiều cao nổi bật 1,77m cùng số đo ba vòng gợi cảm 87-65-90
Ảnh: BTC
 
Nhưng tôi thấy cô Đinh Quỳnh Trang này mới là đẹp cực này ! Các bác không cho cô ấy cái giải nào à ? Cô này đi thi Miss Grand International thì chắc chắn lọt top 15, chứ hai cô Á Hậu của các bác thân hình chán quá, hehe ! Còn cái cô được khán giả yêu thích nhất ấy thì trông thật ốm o, kinh khủng. Khán giả của ta có bị làm sao không ?
'Bỏng mắt' với phần thi bikini của Top 25 'Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019' - ảnh 8
Đinh Quỳnh Trang cao  1,72m, cô có số đo 3 vòng tương ứng là  87-67-93
Ảnh: BTC

https://thanhnien.vn/van-hoa/bong-mat-voi-phan-thi-bikini-cua-top-25-hoa-hau-the-gioi-viet-nam-2019-1110691.html

Nhìn tay chân của cổ mà xem, tròn trĩnh, săn chắc, đẹp quá chừng luôn, vai nở, eo thon (gương mặt cũng đẹp, mặt trái xoan, mắt lá răm, cười tươi, tóc đẹp !). Cô Thuỳ Linh tay chân còn rất èo uột, cô ấy mà rớt top Miss World thì là do cơ bắp kém đấy. Thuỳ Linh thử nhìn tay chân của H'Hen Niê mà xem, như thế mới gọi là đẹp ! Phải hỏi các anh Nam Vương của Việt Nam xem các anh ấy thấy phụ nữ như thế nào là đẹp, không thì lại thi rớt nữa, biết không ?

Bisous các bác, tôi mới đi nghỉ hè lần hai về (giống như cô Tấm đi nghỉ với hai mẹ con nhà Cám), tôi mệt như zombie luôn ! See you !