samedi 4 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (16)


Người hoang dã, được giao phó duy nhất cho bản năng bởi tự nhiên, hay đúng hơn là được bù đắp cho bản năng mà có lẽ nó thiếu, bởi những khả năng có thể bổ sung cho điều đó trước tiên, rồi sau đó nâng nó lên cao hơn nhiều khả năng ấy, thì nó sẽ bắt đầu với những chức năng thuần túy động vật (ghi chú 10): nhận biết và cảm thấy sẽ là tình trạng đầu tiên của nó, và điều đó là chung cho mọi loài động vật. Muốn hay không muốn, thèm muốn hay sợ hãi, sẽ là những thao tác đầu tiên, và gần như là duy nhất, của tâm hồn nó, cho đến khi mà những hoàn cảnh mới sẽ gây nên những phát triển mới.



Cho dù các nhà đạo đức có nói gì đi nữa, thì sự hiểu biết của con người phải nhờ rất nhiều vào những đam mê, mà chúng thì, cũng phải thừa nhận là cũng nhờ rất nhiều vào sự hiểu biết : chính nhờ hoạt động của chúng mà lý trí của chúng ta hoàn thiện; chúng ta chỉ tìm để biết bởi vì chúng ta mong muốn được thụ hưởng; và không thể nào quan niệm được tại sao cái người mà không có thèm muốn cũng như sợ hãi lại tự phiền mình phải suy luận. Những đam mê, đến lượt chúng, lại rút ra nguồn gốc của chúng từ những nhu cầu, và sự tiến triển của chúng từ những kiến thức của chúng ta; bởi vì người ta chỉ có thể thèm muốn hay sợ hãi những gì mà người ta có thể có những ý tưởng về chúng, hoặc là bởi xung động đơn thuần của tự nhiên; và người hoang dã, bị tước bỏ mọi loại ánh sáng, chỉ nếm trải những đam mê thuộc loại sau cùng này; những ham muốn của nó không vượt quá những nhu cầu thể chất (ghi chú 11); những điều tốt đẹp duy nhất mà nó biết trong vũ trụ là thức ăn, một con cái và sự nghỉ ngơi; những đau khổ duy nhất mà nó biết là sự đau đớn và sự đói; tôi nói là sự đau đớn chứ không phải là cái chết; bởi không bao giờ thú vật sẽ biết được chết là gì, và tri thức về cái chết, về những sự kinh sợ cái chết, là một trong những hiểu biết đầu tiên mà con người đạt được khi rời xa khỏi tình trạng thú vật.



Tôi sẽ rất dễ dàng, nếu tôi thấy là cần thiết, nâng đỡ tình cảm này bằng những sự kiện, và cho thấy rằng nơi mọi quốc gia trên thế giới, những tiến bộ của trí tuệ tỉ lệ thuận chính xác với những nhu cầu mà các dân tộc đã nhận được từ tự nhiên, hoặc là những nhu cầu mà hoàn cảnh đã buộc vào họ, và do đó là tỷ lệ thuận với những đam mê khiến họ cung ứng cho những nhu cầu này. Tôi sẽ chỉ ra ở Ai Cập những ngành nghệ thuật đã sinh ra và trải dài theo những đợt tràn bờ của sông Nil; tôi sẽ dõi theo tiến bộ của chúng nơi người Hy lạp, nơi đó ta thấy chúng nảy mầm, phát triển và vươn cao tới tận bầu trời, giữa cát và những tảng đá miền Attique, mà không bén rễ trên đôi bờ màu mỡ của sông Eurotas; tôi sẽ nhận xét rằng nói chung những dân tộc phương Bắc cần cù hơn dân miền Nam, bởi vì họ ít có thể không cần cù hơn, như thể là tự nhiên muốn cân bằng mọi thứ như vậy, bằng cách ban cho những trí tuệ sự phì nhiêu mà nó từ chối ban cho đất.

------------------------------- 

L'homme sauvage, livré par la nature au seul instinct, ou plutôt dédommagé de celui qui lui manque peut-être, par des facultés capables d'y suppléer d'abord, et de l'élever ensuite fort au-dessus de celle-là, commencera donc par les fonctions purement animales (note 10): apercevoir et sentir sera son premier état, qui lui sera commun avec tous les animaux. Vouloir et ne pas vouloir, désirer et craindre, seront les premières, et presque les seules opérations de son âme, jusqu'à ce que de nouvelles circonstances y causent de nouveaux développements.
Quoi qu'en disent les moralistes, l'entendement humain doit beaucoup aux passions, qui, d'un commun aveu, lui doivent beaucoup aussi: c'est par leur activité que notre raison se perfectionne; nous ne cherchons à connaître que parce que nous désirons de jouir, et il n'est pas possible de concevoir pourquoi celui qui n'aurait ni désirs ni craintes se donnerait la peine de raisonner. Les passions, à leur tour, tirent leur origine de nos besoins, et leur progrès de nos connaissances; car on ne peut désirer ou craindre les choses que sur les idées qu'on en peut avoir, ou par la simple impulsion de la nature; et l'homme sauvage, privé de toute sorte de lumières, n'éprouve que les passions de cette dernière espèce; ses désirs ne passent pas ses besoins physiques (note 11); les seuls biens, qu'il connaisse dans l'univers sont la nourriture, une femelle et le repos; les seuls maux qu'il craigne sont la douleur et la faim; je dis la douleur et non la mort; car jamais l'animal ne saura ce que c'est que mourir, et la connaissance de la mort, et de ses terreurs, est une des premières acquisitions que l'homme ait faites, en s'éloignant de la condition animale.



Il me serait aisé, si cela m'était nécessaire, d'appuyer ce sentiment par les faits, et de faire voir que chez toutes les nations du monde, les progrès de l'esprit se sont précisément proportionnés aux besoins que les peuples avaient reçus de la nature, ou auxquels les circonstances les avaient assujettis, et par conséquent aux passions, qui les portaient à pourvoir à ces besoins. Je montrerais en Egypte les arts naissants, et s'étendant avec les débordements du Nil; je suivrais leur progrès chez les Grecs, où l'on les vit germer, croître, et s'élever jusqu'aux cieux parmi les sables et les rochers de l'Attique, sans pouvoir prendre racine sur les bords fertiles de l'Eurotas; je remarquerais qu'en général les peuples du Nord sont plus industrieux que ceux du Midi, parce qu'ils peuvent moins se passer de l'être, comme si la nature voulait ainsi égaliser les choses, en donnant aux esprits la fertilité qu'elle refuse à la terre. 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire