mardi 14 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (20)


Hãy giả thiết rằng khó khăn đầu tiên này được vượt qua : chúng ta hãy băng qua trong một lúc khoảng không mênh mông này giữa tình trạng tự nhiên thuần khiết và nhu cầu ngôn ngữ; và chúng ta hãy tìm kiếm, trong khi giả thiết rằng ngôn ngữ là cần thiết (ghi chú 13), làm thế nào mà chúng đã có thể bắt đầu thiết lập. Khó khăn mới còn tệ hơn là khó khăn trước; bởi vì nếu con người cần đến lời nói để học cách suy nghĩ, thì họ lại còn cần phải biết nghĩ hơn nhiều để tìm thấy nghệ thuật của lời nói; và khi người ta sẽ hiểu làm thế nào mà những âm thanh của giọng nói đã được dùng làm phiên dịch quy ước cho những ý tưởng của chúng ta; thì cũng vẫn sẽ còn phải biết đâu là những phiên dịch của chính quy ước này cho những ý tưởng mà, không hề có một đối tượng nhạy cảm, không thể tự chỉ ra bởi cử chỉ, cũng không bởi giọng nói, theo cách mà người ta chỉ có thể vừa tạo nên những phỏng đoán có thể chấp nhận được về sự ra đời của nghệ thuật trao đổi những tư tưởng, và thiết lập một sự giao thương giữa các trí óc; nghệ thuật siêu phàm đã rất xa nguồn gốc của nó, nhưng nhà triết học thấy nó còn ở cách xa một khoảng cách phi thường đến sự hoàn hảo của nó, đến nỗi mà sẽ không có người nào đủ can đảm mà chắc chắn rằng liệu có bao giờ xảy ra, khi những sự trở lại mà thời gian nhất thiết mang tới sẽ bị đình chỉ trong lợi ích của nó, rằng những định kiến sẽ đi ra từ những viện hàn lâm hay sẽ im lặng trước chúng, và liệu chúng có thể chăm lo cái chủ đề gai góc này, trong toàn bộ hàng thế kỷ mà không bị gián đoạn.

------------------------------------------ 

Supposons cette première difficulté vaincue: franchissons pour un moment l'espace immense qui dut se trouver entre le pur état de nature et le besoin des langues; et cherchons, en les supposant nécessaires (note 13), comment elles purent commencer à s'établir. Nouvelle difficulté pire encore que la précédente; car si les hommes ont eu besoin de la parole pour apprendre à penser, ils ont eu bien plus besoin encore de savoir penser pour trouver l'art de la parole; et quand on comprendrait comment les sons de la voix ont été pris pour les interprètes conventionnels de nos idées, il resterait toujours à savoir quels ont pu être les interprètes mêmes de cette convention pour les idées qui, n'ayant point un objet sensible, ne pouvaient s'indiquer ni par le geste, ni par la voix, de sorte qu'à peine peut-on former des conjectures supportables sur la naissance de cet art de communiquer ses pensées, et d'établir un commerce entre les esprits: art sublime qui est déjà si loin de son origine, mais que le philosophe voit encore à une si prodigieuse distance de sa perfection qu'il n'y a point d'homme assez hardi pour assurer qu'il y arriverait jamais, quand les révolutions que le temps amène nécessairement seraient suspendues en sa faveur, que les préjugés sortiraient des académies ou se tairaient devant elles, et qu'elles pourraient s'occuper de cet objet épineux, durant des siècles entiers sans interruption. 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire