jeudi 2 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (14)


Cho đến đây tôi đã chỉ suy xét con người thể chất. Bây giờ chúng ta hãy thử nhìn nó từ phía siêu hình và tinh thần.

Tôi chỉ thấy trong mọi động vật một cỗ máy tài tình, mà tự nhiên đã cho nó những giác quan để nó tự lên dây, và để đảm bảo tránh được, đến một mức độ nào đó, tất cả những gì có khuynh hướng tiêu hủy nó, hoặc là làm phiền nó. Tôi nhận thấy chính xác cùng những điều ấy trong bộ máy con người, với sự khác nhau này, là tự nhiên một mình làm mọi thứ trong các hoạt động của thú vật, trong khi mà con người góp phần vào hoạt động của nó, như một tác nhân tự do. Một bên thì chọn lựa hoặc chối bỏ bởi bản năng, và bên kia bởi một hành động tự do; điều này khiến cho thú vật không thể rời khỏi quy luật đã được quy định cho nó, ngay cả khi làm điều đó có lợi cho nó, và con người lại thường rời bỏ quy luật mà lại làm phương hại cho nó. Chính như thế mà một con chim bồ câu sẽ chết đói bên một bồn đầy thịt ngon nhất, và một con mèo trên một đống trái cây hoặc hạt ngũ cốc, mặc dù con này lẫn con kia rất có thể tự nuôi mình bằng thức ăn mà nó không đếm xỉa, nếu nó đổi ý mà ăn thử. Chính như thế mà những người phóng đãng buông thả mình vào những sự thái quá, khiến cho họ sốt và tử vong; bởi vì trí óc làm suy thoái các giác quan, và ý chí vẫn tiếp tục nói, khi tự nhiên im tiếng.


Tất cả động vật đều có ý tưởng bởi vì nó có giác quan, thậm chí nó còn kết hợp những ý tưởng của nó tới một mức độ nào đó, và con người về mặt này chỉ khác con vật hơn hoặc kém chút ít. Một vài nhà triết học thậm chí còn đưa ra giả thuyết rằng có nhiều khác biệt giữa người này với người khác hơn là giữa người này với con vật khác; như vậy không hẳn là sự thấu hiểu tạo nên giữa các động vật sự khác biệt đặc thù của con người mà là phẩm chất tác nhân tự do của nó. Tự nhiên chỉ huy mọi động vật, và thú vật tuân theo. Con người có cùng cảm giác ấy, nhưng nó tự nhận thấy mình được tự do chấp thuận hay là kháng cự lại; và nhất là trong ý thức về sự tự do này mà biểu lộ tinh thần của tâm hồn nó: bởi vì vật lý giải thích theo một cách nào đó cơ chế của các giác quan và sự hình thành của ý tưởng; nhưng trong sức mạnh của mong muốn hay đúng hơn là của lựa chon, và trong tình cảm về sức mạnh này người ta chỉ thấy những hành động thuần túy tinh thần, mà người ta không thể giải thích được gì bằng những quy luật cơ học.

---------------------------------- 

Je n'ai considéré jusqu'ici que l'homme physique. Tâchons de le regarder maintenant par le côté métaphysique et moral.
Je ne vois dans tout animal qu'une machine ingénieuse, à qui la nature a donné des sens pour se remonter elle-même, et pour se garantir, jusqu'à un certain point, de tout ce qui tend à la détruire, ou à la déranger. J'aperçois précisément les mêmes choses dans la machine humaine, avec cette différence que la nature seule fait tout dans les opérations de la bête, au lieu que l'homme concourt aux siennes, en qualité d'agent libre. L'un choisit ou rejette par instinct, et l'autre par un acte de liberté; ce qui fait que la bête ne peut s'écarter de la règle qui lui est prescrite, même quand il lui serait avantageux de le faire, et que l'homme s'en écarte souvent à son préjudice. C'est ainsi qu'un pigeon mourrait de faim près d'un bassin rempli des meilleures viandes, et un chat sur des tas de fruits ou de grain, quoique l'un et l'autre pût très bien se nourrir de l'aliment qu'il dédaigne, s'il s'était avisé d'en essayer. C'est ainsi que les hommes dissolus se livrent à des excès, qui leur causent la fièvre et la mort; parce que l'esprit déprave les sens, et que la volonté parle encore, quand la nature se tait.
Tout animal a des idées puisqu'il a des sens, il combine même ses idées jusqu'à un certain point, et l'homme ne diffère à cet égard de la bête que du plus au moins. Quelques philosophes ont même avancé qu'il y a plus de différence de tel homme à tel homme que de tel homme à telle bête; ce n'est donc pas tant l'entendement qui fait parmi les animaux la distinction spécifique de l'homme que sa qualité d'agent libre. La nature commande à tout animal, et la bête obéit. L'homme éprouve la même impression, mais il se reconnaît libre d'acquiescer, ou de résister; et c'est surtout dans la conscience de cette liberté que se montre la spiritualité de son âme: car la physique explique en quelque manière le mécanisme des sens et la formation des idées; mais dans la puissance de vouloir ou plutôt de choisir, et dans le sentiment de cette puissance on ne trouve que des actes purement spirituels, dont on n'explique rien par les lois de la mécanique. 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire