mardi 7 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (18)


Khi chúng ta muốn giả thiết một con người hoang dã cũng khéo léo trong nghệ thuật suy nghĩ như là các nhà triết học của chúng ta; khi chúng ta sẽ tạo ra từ nó, theo ví dụ của họ, một nhà triết học thực thụ, một mình khám phá ra những chân lý cao cả nhất, tự tạo ra cho mình, nhờ một loạt những lập luận rất trừu tượng, những châm ngôn của công lý và trí khôn rút ra từ tình yêu trật tự nói chung, hay là từ ý nguyện đã được biết đến của Đấng Sáng tạo; để nói gọn, khi chúng ta giả thiết là người hoang dã có trong trí tuệ của mình bấy nhiêu là thông minh, là ánh sáng như nó phải có, và rồi chúng ta tìm thấy nơi hắn thực vậy bấy nhiêu là nặng nề và ngu ngốc, thì giống loài sẽ rút ra được từ tất cả siêu hình này lợi ích gì, khi mà nó không thể trao đổi được và sẽ chết đi với cá nhân đã phát minh ra nó ? Tiến bộ nào loài người có thể đạt được khi họ phân tán trong rừng giữa các thú vật ? Và đến mức nào con người có thể tự hoàn thiện, và chiếu sáng lẫn nhau khi mà, không có nơi ở cố định cũng như người nọ không cần đến người kia, họ sẽ gặp nhau, có lẽ chỉ chừng hai lần trong đời họ, mà không biết nhau, cũng không nói với nhau ?



Thử nghĩ xem chúng ta nợ bao nhiêu ý tưởng vào việc sử dụng lời nói; Ngữ pháp đã tập luyện và tạo thuận lợi biết bao cho trí óc; và chúng ta hãy nghĩ tới những khó nhọc không mường tượng nổi, và tới thời gian vô tận đã tốn cho việc sáng tạo những ngôn ngữ đầu tiên; Hãy nhập những suy nghĩ này vào những suy nghĩ trước, và chúng ta sẽ suy xét xem đã phải cần bao nhiêu nghìn thế kỷ, để phát triển liên tục trong trí tuệ con người những thao tác mà nó có thể làm.

---------------------------------------- 

Quand nous voudrions supposer un homme sauvage aussi habile dans l'art de penser que nous le font nos philosophes; quand nous en ferions, à leur exemple, un philosophe lui-même, découvrant seul les plus sublimes vérités, se faisant, par des suites de raisonnement très abstrait, des maximes de justice et de raisons tirées de l'amour de l'ordre en général, ou de la volonté connue de son Créateur; en un mot, quand nous lui supposerions dans l'esprit autant d'intelligence, et de lumières qu'il doit avoir, et qu'on lui trouve en effet de pesanteur et de stupidité, quelle utilité retirerait l'espèce de toute cette métaphysique, qui ne pourrait se communiquer et qui périrait avec l'individu qui l'aurait inventée? Quel progrès pourrait faire le genre humain épars dans les bois parmi les animaux? Et jusqu'à quel point pourraient se perfectionner, et s'éclairer mutuellement des hommes qui, n'ayant ni domicile fixe ni aucun besoin l'un de l'autre, se rencontreraient, peut-être à peine deux fois en leur vie, sans se connaître, et sans se parler?
Qu'on songe de combien d'idées nous sommes redevables à l'usage de la parole; combien la grammaire exerce, et facilite les opérations de l'esprit; et qu'on pense aux peines inconcevables, et au temps infini qu'a dû coûter la première invention des langues; qu'on joigne ces réflexions aux précédentes, et l'on jugera combien il eût fallu de milliers de siècles, pour développer successivement dans l'esprit humain les opérations dont il était capable. 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire