dimanche 12 mai 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (19)


Hãy để tôi được phép xem xét đôi chút những lúng túng về nguồn gốc của ngôn ngữ. Tôi rất có thể bằng lòng với việc trích dẫn hoặc lặp lại ở đây những nghiên cứu mà ngài Tu viện trưởng de Condillac đã thực hiện về đề tài này, tất cả những nghiên cứu ấy đều khẳng định hoàn toàn tình cảm của tôi, và có lẽ là đã cho tôi ý tưởng đầu tiên. Nhưng cái cách mà nhà triết học này giải quyết những khó khăn mà ông tự đặt ra cho mình về nguồn gốc của những dấu hiệu được thiết lập, chỉ ra rằng ông ấy đã giả thuyết cái điều mà tôi còn vấn hỏi, tức là một loại xã hội đã được thành lập giữa những người phát minh ra ngôn ngữ, tôi tin là khi tham khảo đến những suy nghĩ của ông ấy thì tôi phải kèm theo vào đấy những ý nghĩ của mình để trình bày cùng những khó khăn ấy vào lúc phù hợp với chủ đề của tôi. Khó khăn đầu tiên xuất hiện là tưởng tượng xem làm thế nào mà ngôn ngữ lại trở nên cần thiết; bởi vì con người không có sự liên lạc nào giữa họ, cũng không có nhu cầu nào phải liên lạc với nhau, thì người ta không quan niệm được sự cần thiết của phát minh này, cũng như tính có thể của nó, nếu nó không phải là không thể thiếu. Tôi sẽ cũng nói hay y như nhiều người khác, rằng là ngôn ngữ sinh ra trong mối quan hệ gia đình giữa cha, mẹ và trẻ con : nhưng ngoài việc là điều đó không giải quyết gì được những phản biện, đó cũng là phạm cái lỗi mà những người lập luận về tình trạng tự nhiên chuyển tải lên đó những ý tưởng lấy từ xã hội, luôn thấy gia đình tụ hợp lại trong cùng một nhà ở, và những thành viên của nó giữ được giữa họ một sự hòa hợp mật thiết và thường xuyên như là giữa chúng ta, nơi mà biết bao lợi ích chung gắn bó họ; trong khi mà trong tình trạng nguyên thủy, không có nhà, chẳng có túp lều, cũng không có bất cứ loại tài sản nào, ai cũng trú ngụ một cách ngẫu nhiên, và thường là chỉ cho một đêm; những con đực và những con cái kết hợp với nhau khi gặp nhau, khi có cơ hội, và khi ham muốn, mà không cần lời nói phải là người phiên dịch cần thiết cho những điều mà họ muốn nói : Họ rời bỏ nhau cũng dễ dàng y như vậy (ghi chú 12). Người mẹ cho các con bú trước tiên do nhu cầu của chính mình, rồi thói quen khiến chúng trở nên thân thương, sau đó người mẹ sẽ nuôi nấng chúng vì nhu cầu của chúng; ngay khi chúng có đủ sức mạnh để đi kiếm ăn, chúng sẽ không chậm trễ rời bỏ cả người mẹ; và do hầu như là không có cách nào khác hơn để mà không rời mắt khỏi nhau, họ sẽ mau chóng trở nên gần như không nhận ra nhau nữa. Hãy để ý thêm rằng đứa trẻ có tất cả những nhu cầu phải giải thích, và bởi vậy có nhiều điều để nói với người mẹ, hơn là người mẹ cần nói với con, chính nó phải tốn công nhất để mà phát minh, và ngôn ngữ mà nó sử dụng hẳn phần lớn phải là do công lao của nó; điều đó sẽ nhân lên bấy nhiêu lần số ngôn ngữ bằng số cá nhân nói những ngôn ngữ ấy, và thêm vào đó cuộc sống lang bạt và lang thang không để lại thời gian để định hình bất cứ thành ngữ nào; bởi vì nói rằng người mẹ đọc cho con mình từng lời, mà nó sẽ dùng để yêu cầu mẹ nó điều này hay điều kia, điều đó chỉ rõ người ta đã giảng dạy những ngôn ngữ đã được hình thành như thế nào, nhưng nó không dạy cho ta biết là như thế nào mà ngôn ngữ đã hình thành.

---------------------------------- 

Qu'il me soit permis de considérer un instant les embarras de l'origine des langues. Je pourrais me contenter de citer ou de répéter ici les recherches que M. l'Abbé de Condillac a faites sur cette matière, qui toutes confirment pleinement mon sentiment, et qui, peut-être, m'en ont donné la première idée. Mais la manière dont ce philosophe résout les difficultés qu'il se fait à lui-même sur l'origine des signes institués, montrant qu'il a supposé ce que je mets en question, savoir une sorte de société déjà établie entre les inventeurs du langage, je crois en renvoyant à ses réflexions devoir y joindre les miennes pour exposer les mêmes difficultés dans le jour qui convient à mon sujet. La première qui se présente est d'imaginer comment elles purent devenir nécessaires; car les hommes n'ayant nulle correspondance entre eux, ni aucun besoin d'en avoir, on ne conçoit ni la nécessité de cette invention, ni sa possibilité, si elle ne fut pas indispensable. Je dirais bien, comme beaucoup d'autres, que les langues sont nées dans le commerce domestique des pères, des mères et des enfants: mais outre que cela ne résoudrait point les objections, ce serait commettre la faute de ceux qui raisonnant sur l'état de nature, y transportent les idées prises dans la société, voient toujours la famille rassemblée dans une même habitation, et ses membres gardant entre eux une union aussi intime et aussi permanente que parmi nous, où tant d'intérêts communs les réunissent; au lieu que dans cet état primitif, n'ayant ni maison, ni cabanes, ni propriété d'aucune espèce, chacun se logeait au hasard, et souvent pour une seule nuit; les mâles, et les femelles s'unissaient fortuitement selon la rencontre, l'occasion, et le désir, sans que la parole fût un interprète fort nécessaire des choses qu'ils avaient à dire: Ils se quittaient avec la même facilité (note 12); la mère allaitait d'abord ses enfants pour son propre besoin; puis l'habitude les lui ayant rendus chers, elle les nourrissait ensuite pour le leur; sitôt qu'ils avaient la force de chercher leur pâture, ils ne tardaient pas à quitter la mère elle-même; et comme il n'y avait presque point d'autre moyen de se retrouver que de ne pas se perdre de vue ils en étaient bientôt au point de ne pas même se reconnaître les uns les autres. Remarquez encore que l'enfant ayant tous ses besoins à expliquer, et par conséquent plus de choses à dire à la mère, que la mère à l'enfant, c'est lui qui doit faire les plus grands frais de l'invention, et que la langue qu'il emploie doit être en grande partie son propre ouvrage; ce qui multiplie autant les langues qu'il y a d'individus pour les parler, à quoi contribue encore la vie errante, et vagabonde qui ne laisse à aucun idiome le temps de prendre de la consistance; car de dire que la mère dicte à l'enfant les mots, dont il devra se servir pour lui demander telle, ou telle chose, cela montre bien comment on enseigne des langues déjà formées mais cela n'apprend point comment elles se forment. 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire