Đại sứ Kritenbrink: Việt Nam đã hành động xuất sắc để chống COVID-19
Trả lời phỏng vấn VietnamPlus, Đại sứ Hoa Kỳ Daniel
Kritenbrink đánh giá Chính phủ Việt Nam đã hành động một cách xuất sắc,
luôn chủ động, sẵn sàng hợp tác và hoàn toàn minh bạch.
Hợp tác quốc tế luôn là một trong những thành tố
quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại những đại dịch mang tính toàn
cầu như dịch Viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Với ý nghĩa đó, Chính phủ Hoa Kỳ đã dành 274 triệu USD tài trợ cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, chia sẻ trách nhiệm ứng phó với đại dịch. Ngược lại, Việt Nam cũng chủ động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan.
Nhân dịp này, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đã dành riêng cho VietnamPlus một bài phỏng vấn, trong đó ông đánh giá rất cao những biện pháp, cũng như vai trò của Việt Nam trong nỗ lực chung của toàn thế giới chống lại đại dịch.
- Được biết, Hoa Kỳ sẽ tài trợ cho Việt Nam gần 3 triệu USD, nằm trong gói 274 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo và y tế khẩn cấp cho các nước chống dịch COVID-19. Xin được hỏi đại sứ là việc phân bổ số tiền này cho các quốc gia dựa theo các tiêu chí ra sao (chẳng hạn như quan hệ đồng minh, vị trí địa chiến lược, …)?
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm. Các bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là những sự hỗ trợ từ Mỹ, để hỗ trợ cho công tác ứng phó với dịch bệnh ở trong nước.
Vị trí địa lý phù hợp cùng với một đường biên giới dài với Trung Quốc [quốc gia đầu tiên trên thế giới ghi nhận dịch bệch COVID-19 bùng phát - PV] khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sớm đại dịch.
USAID sẽ sử dụng khoản hỗ trợ này để giúp đỡ Việt Nam mở rộng các biện pháp phòng chống COVID-19.
- Vậy số tiền này sẽ được USAID sử dụng như thế nào, chẳng hạn như mua thiết bị y tế hay xây dựng hệ thống giám sát, phòng ngừa lây nhiễm…?
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: Các khoản hỗ trợ sẽ được thiết lập thông qua các đối tác của USAID tại Việt Nam và được sử dụng cho các mục đích như hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện cho nhân viên y tế, cung cấp trang thiết bị theo dõi và quản lý các ca mắc bệnh COVID-19, lập chốt kiểm tra sức khoẻ tại các khu vực nhập cảnh, tăng khả năng xét nghiệm cho các phòng thí nghiệm, các hoạt động giáo dục và tiếp xúc với cộng đồng, phòng chống lây nhiễm dịch bệnh trong môi trường y tế.
- Các ngài có thể điểm qua những hoạt động hỗ trợ tương tự mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam những năm qua, đồng thời đánh giá hiệu quả của những chương trình đó ?
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: Trong 25 năm qua, Hoa Kỳ đã hợp tác chặt chẽ với chính quyền Việt Nam để nỗ lực cải thiện sức khoẻ cho người dân Việt Nam. Sự hỗ trợ này phải kể đến những khoản đóng góp tài chính đáng kể trong suốt thập kỷ qua nhằm phát hiện, ngăn chặn và đối phó với những dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện.
Mặt khác, sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng liên quan đến nhiều vấn đề khác như củng cố hệ thống giám sát và tăng cường năng lực của các phòng thí nghiệm, thiết lập một mạng lưới Trung tâm ứng cứu khẩn cấp, đẩy mạnh việc tập huấn cho đội ngũ nhân viên y tế tại các trường học và nơi công sở...
Chính phủ Việt Nam đã sở hữu được khả năng đối phó với các loại dịch bệnh một cách mạnh mẽ, hiệu quả và họ đang huy động mọi nguồn lực có thể để giải quyết những thách thức mới như dịch COVID-19.
Trong vòng 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 706 triệu USD để hỗ trợ cho hệ thống y tế tại Việt Nam.
- Hoa Kỳ được cho là có nhiều lợi thế trong việc phát triển thuốc và vắcxin chống COVID-19 - điều đang được nhiều nước quan tâm. Liệu chính phủ Hoa Kỳ có can thiệp với các công ty dược để họ không độc quyền những loại hàng hóa mang tính thiết yếu này hay không?
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: Chính phủ Hoa Kỳ đang phối hợp với khu vực tư nhân nhằm giảm thiểu sư lây lan của COVID-19 trên toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đang trực tiếp đối đầu với những thách thức này bằng cách chuyển đổi dây chuyền sang sản xuất các trang thiết bị y tế thiết yếu như quần áo bảo hộ, máy thở, nước rửa tay sát khuẩn hay khẩu trang y tế.
Hiện các nhà sáng chế Mỹ cũng đang nghiên cứu vắcxin cũng như các phương pháp điều trị mới để ngăn chặn và dập tắt đại dịch COVID-19. Ngoài ra, thông qua Viện Y tế Quốc gia, Hoa Kỳ cũng đang tích cực hỗ trợ các quốc gia đối tác trong việc đối phó với dịch bệnh và nghiên cứu chế tạo vắcxin.
- Gần đây, nhiều chính trị gia và chuyên gia đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò của một siêu cường, cũng như chia sẻ nguồn lực to lớn của mình để dẫn đầu nỗ lực toàn cầu chống lại đại dịch COVID-19. Theo ngài Đại sứ, liệu chính sách đó có sớm thay đổi trong thời gian tới hay không? Và sau khi đại dịch kết thúc, Hoa Kỳ sẽ làm gì để giúp đỡ các quốc gia tái thiết nền kinh tế chịu thiệt hại như trong thời gian qua.
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: Chính phủ Hoa Kỳ đang dẫn đầu thế giới trong những nỗ lực nhân đạo và hỗ trợ y tế nhằm đối phó với dịch COVID-19. Chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực để có thể ứng phó một cách nhanh nhất ở cả trong và ngoài nước.
Mỹ đã chi gần 274 triệu USD cho các hoạt động y tế khẩn cấp và hỗ trợ nhân đạo để đối phó với COVID-19. Điều này cho thấy vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong vấn đề viện trợ nhân đạo.
Mặc dù vậy, cần phải hiểu rằng Mỹ không thể một mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu về hỗ trợ nhân đạo nhằm ngăn chặn dịch bệnh trên toàn thế giới.
Với việc phối hợp với khu vực tư nhân và các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm, chính phủ Hoa Kỳ hy vọng có thể mở rộng tầm ảnh hưởng tối đa và gây tác động sâu sắc trong cuộc chiến chống COVID-19 trên toàn cầu, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng mang lại những giá trị và sự tin tưởng cho các công dân Mỹ.
Dịch bệnh COVID-19 lan rộng đang tạo ra một thách thức đối với an ninh của toàn cầu. Một trong những trách nhiệm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là thực hiện các chiến lược an ninh quốc gia bằng việc tận dụng vai trò của Mỹ trong vấn đề hỗ trợ nhân đạo để giảm thiểu số người phải chịu khổ cực.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò xúc tác trong các hoạt động đối phó với những thảm hoa do thiên nhiên và con người gây ra, tiếp tục đóng góp chuyên môn và năng lực cho những nơi đang cần. Chúng tôi cũng hy vọng các quốc gia khác có thể chia sẻ trách nhiệm này cùng với Hoa Kỳ.
- Cách đây khoảng 1 tháng, một phái đoàn của Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đã lên kế hoạch sang Việt Nam để làm việc và học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh. Vậy ngài đánh giá thế nào về cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của Việt Nam và kinh nghiệm của Việt Nam có thể được áp dụng để đối phó với dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ hay không?
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: CDC đang trong quá trình thiết lập các văn phòng khu vực ở nhiều nơi trên thế giới. Những văn phòng này sẽ đóng góp vai trò trong việc thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu, đồng thời duy trì sự hiện diện ổn định của Hoa Kỳ trên khắp thế giới.
Cách tiếp cận này sẽ giúp CDC tăng cường khả năng hoàn thành sứ mệnh của mình bằng việc ứng phó một cách nhanh chóng và hiệu quả đối với các thách thức về y tế, dù xảy ra ở bất cứ đâu.
Trong vài tháng qua, CDC đang đẩy mạnh việc lập chi nhánh ở 5 khu vực gồm Nam Mỹ, Tây Phi, Đông Âu/Trung Á, Trung Đông/Bắc Phi và Đông Nam Á. Chúng tôi rất vui khi thủ đô Hà Nội của Việt Nam được CDC lựa chọn làm nơi đặt văn phòng cho khu vực Đông Nam Á.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã hành động một cách xuất sắc, luôn chủ động, sẵn sàng hợp tác và hoàn toàn minh bạch. Ngay từ ban đầu, Việt Nam đã lựa chọn cách tiếp cận chủ động với việc xác định toàn bộ các ca nhiễm bệnh trên toàn quốc, phát hiện và cách ly những cấp độ tiếp xúc, tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Chính phủ Việt Nam cũng nỗ lực tiếp xúc với cộng đồng, công bố thông tin cho người dân một cách kịp thời, huy động mọi nguồn lực về người và của tại tất cả các bệnh viện và trung tâm y tế, tiến hành mọi biện pháp vệ sinh dịch tễ cần thiết để đối phó với dịch bệnh một cách hiệu quả.
Sự nỗ lực này đã gặt hái được những thành quả ban đầu, khi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa diễn biến quá phức tạp và vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
- Xin cảm ơn Ngài Đại sứ đã dành cho VietnamPlus một cuộc phỏng vấn thẳng thắn. Xin chúc cho mối quan hệ giữa hai quốc gia tiếp tục được thắt chặt, góp phần đẩy lùi dịch bệnh cũng như ứng phó với các vấn đề mang tính toàn cầu./.
Với ý nghĩa đó, Chính phủ Hoa Kỳ đã dành 274 triệu USD tài trợ cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, chia sẻ trách nhiệm ứng phó với đại dịch. Ngược lại, Việt Nam cũng chủ động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan.
Nhân dịp này, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đã dành riêng cho VietnamPlus một bài phỏng vấn, trong đó ông đánh giá rất cao những biện pháp, cũng như vai trò của Việt Nam trong nỗ lực chung của toàn thế giới chống lại đại dịch.
- Được biết, Hoa Kỳ sẽ tài trợ cho Việt Nam gần 3 triệu USD, nằm trong gói 274 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo và y tế khẩn cấp cho các nước chống dịch COVID-19. Xin được hỏi đại sứ là việc phân bổ số tiền này cho các quốc gia dựa theo các tiêu chí ra sao (chẳng hạn như quan hệ đồng minh, vị trí địa chiến lược, …)?
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm. Các bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là những sự hỗ trợ từ Mỹ, để hỗ trợ cho công tác ứng phó với dịch bệnh ở trong nước.
Vị trí địa lý phù hợp cùng với một đường biên giới dài với Trung Quốc [quốc gia đầu tiên trên thế giới ghi nhận dịch bệch COVID-19 bùng phát - PV] khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sớm đại dịch.
USAID sẽ sử dụng khoản hỗ trợ này để giúp đỡ Việt Nam mở rộng các biện pháp phòng chống COVID-19.
- Vậy số tiền này sẽ được USAID sử dụng như thế nào, chẳng hạn như mua thiết bị y tế hay xây dựng hệ thống giám sát, phòng ngừa lây nhiễm…?
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: Các khoản hỗ trợ sẽ được thiết lập thông qua các đối tác của USAID tại Việt Nam và được sử dụng cho các mục đích như hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện cho nhân viên y tế, cung cấp trang thiết bị theo dõi và quản lý các ca mắc bệnh COVID-19, lập chốt kiểm tra sức khoẻ tại các khu vực nhập cảnh, tăng khả năng xét nghiệm cho các phòng thí nghiệm, các hoạt động giáo dục và tiếp xúc với cộng đồng, phòng chống lây nhiễm dịch bệnh trong môi trường y tế.
- Các ngài có thể điểm qua những hoạt động hỗ trợ tương tự mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam những năm qua, đồng thời đánh giá hiệu quả của những chương trình đó ?
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: Trong 25 năm qua, Hoa Kỳ đã hợp tác chặt chẽ với chính quyền Việt Nam để nỗ lực cải thiện sức khoẻ cho người dân Việt Nam. Sự hỗ trợ này phải kể đến những khoản đóng góp tài chính đáng kể trong suốt thập kỷ qua nhằm phát hiện, ngăn chặn và đối phó với những dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện.
Mặt khác, sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng liên quan đến nhiều vấn đề khác như củng cố hệ thống giám sát và tăng cường năng lực của các phòng thí nghiệm, thiết lập một mạng lưới Trung tâm ứng cứu khẩn cấp, đẩy mạnh việc tập huấn cho đội ngũ nhân viên y tế tại các trường học và nơi công sở...
Chính phủ Việt Nam đã sở hữu được khả năng đối phó với các loại dịch bệnh một cách mạnh mẽ, hiệu quả và họ đang huy động mọi nguồn lực có thể để giải quyết những thách thức mới như dịch COVID-19.
Trong vòng 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 706 triệu USD để hỗ trợ cho hệ thống y tế tại Việt Nam.
- Hoa Kỳ được cho là có nhiều lợi thế trong việc phát triển thuốc và vắcxin chống COVID-19 - điều đang được nhiều nước quan tâm. Liệu chính phủ Hoa Kỳ có can thiệp với các công ty dược để họ không độc quyền những loại hàng hóa mang tính thiết yếu này hay không?
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: Chính phủ Hoa Kỳ đang phối hợp với khu vực tư nhân nhằm giảm thiểu sư lây lan của COVID-19 trên toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đang trực tiếp đối đầu với những thách thức này bằng cách chuyển đổi dây chuyền sang sản xuất các trang thiết bị y tế thiết yếu như quần áo bảo hộ, máy thở, nước rửa tay sát khuẩn hay khẩu trang y tế.
Hiện các nhà sáng chế Mỹ cũng đang nghiên cứu vắcxin cũng như các phương pháp điều trị mới để ngăn chặn và dập tắt đại dịch COVID-19. Ngoài ra, thông qua Viện Y tế Quốc gia, Hoa Kỳ cũng đang tích cực hỗ trợ các quốc gia đối tác trong việc đối phó với dịch bệnh và nghiên cứu chế tạo vắcxin.
- Gần đây, nhiều chính trị gia và chuyên gia đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò của một siêu cường, cũng như chia sẻ nguồn lực to lớn của mình để dẫn đầu nỗ lực toàn cầu chống lại đại dịch COVID-19. Theo ngài Đại sứ, liệu chính sách đó có sớm thay đổi trong thời gian tới hay không? Và sau khi đại dịch kết thúc, Hoa Kỳ sẽ làm gì để giúp đỡ các quốc gia tái thiết nền kinh tế chịu thiệt hại như trong thời gian qua.
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: Chính phủ Hoa Kỳ đang dẫn đầu thế giới trong những nỗ lực nhân đạo và hỗ trợ y tế nhằm đối phó với dịch COVID-19. Chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực để có thể ứng phó một cách nhanh nhất ở cả trong và ngoài nước.
Mỹ đã chi gần 274 triệu USD cho các hoạt động y tế khẩn cấp và hỗ trợ nhân đạo để đối phó với COVID-19. Điều này cho thấy vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong vấn đề viện trợ nhân đạo.
Mặc dù vậy, cần phải hiểu rằng Mỹ không thể một mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu về hỗ trợ nhân đạo nhằm ngăn chặn dịch bệnh trên toàn thế giới.
Với việc phối hợp với khu vực tư nhân và các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm, chính phủ Hoa Kỳ hy vọng có thể mở rộng tầm ảnh hưởng tối đa và gây tác động sâu sắc trong cuộc chiến chống COVID-19 trên toàn cầu, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng mang lại những giá trị và sự tin tưởng cho các công dân Mỹ.
Dịch bệnh COVID-19 lan rộng đang tạo ra một thách thức đối với an ninh của toàn cầu. Một trong những trách nhiệm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là thực hiện các chiến lược an ninh quốc gia bằng việc tận dụng vai trò của Mỹ trong vấn đề hỗ trợ nhân đạo để giảm thiểu số người phải chịu khổ cực.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò xúc tác trong các hoạt động đối phó với những thảm hoa do thiên nhiên và con người gây ra, tiếp tục đóng góp chuyên môn và năng lực cho những nơi đang cần. Chúng tôi cũng hy vọng các quốc gia khác có thể chia sẻ trách nhiệm này cùng với Hoa Kỳ.
- Cách đây khoảng 1 tháng, một phái đoàn của Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đã lên kế hoạch sang Việt Nam để làm việc và học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh. Vậy ngài đánh giá thế nào về cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của Việt Nam và kinh nghiệm của Việt Nam có thể được áp dụng để đối phó với dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ hay không?
- Đại sứ Daniel Kritenbrink: CDC đang trong quá trình thiết lập các văn phòng khu vực ở nhiều nơi trên thế giới. Những văn phòng này sẽ đóng góp vai trò trong việc thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu, đồng thời duy trì sự hiện diện ổn định của Hoa Kỳ trên khắp thế giới.
Cách tiếp cận này sẽ giúp CDC tăng cường khả năng hoàn thành sứ mệnh của mình bằng việc ứng phó một cách nhanh chóng và hiệu quả đối với các thách thức về y tế, dù xảy ra ở bất cứ đâu.
Trong vài tháng qua, CDC đang đẩy mạnh việc lập chi nhánh ở 5 khu vực gồm Nam Mỹ, Tây Phi, Đông Âu/Trung Á, Trung Đông/Bắc Phi và Đông Nam Á. Chúng tôi rất vui khi thủ đô Hà Nội của Việt Nam được CDC lựa chọn làm nơi đặt văn phòng cho khu vực Đông Nam Á.
Khu
vực trạm xét nghiệm nhanh được dựng lên ở khu vực quận Đống Đa, góp
phần sàng lọc những ca nghi nhiễm có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai
(Ảnh: Minh Quyết – TTXVN)
Dù dịch COVID-19 đã khiến phái đoàn của CDC không thể đến Việt Nam
vào tháng 3/2020, nhưng chúng tôi đã lên kế hoạch tổ chức các cuộc họp
trực tuyến, nhằm thảo luận việc thành lập văn phòng đại diện khu vực ở
Việt Nam.Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã hành động một cách xuất sắc, luôn chủ động, sẵn sàng hợp tác và hoàn toàn minh bạch. Ngay từ ban đầu, Việt Nam đã lựa chọn cách tiếp cận chủ động với việc xác định toàn bộ các ca nhiễm bệnh trên toàn quốc, phát hiện và cách ly những cấp độ tiếp xúc, tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Chính phủ Việt Nam cũng nỗ lực tiếp xúc với cộng đồng, công bố thông tin cho người dân một cách kịp thời, huy động mọi nguồn lực về người và của tại tất cả các bệnh viện và trung tâm y tế, tiến hành mọi biện pháp vệ sinh dịch tễ cần thiết để đối phó với dịch bệnh một cách hiệu quả.
Sự nỗ lực này đã gặt hái được những thành quả ban đầu, khi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa diễn biến quá phức tạp và vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
- Xin cảm ơn Ngài Đại sứ đã dành cho VietnamPlus một cuộc phỏng vấn thẳng thắn. Xin chúc cho mối quan hệ giữa hai quốc gia tiếp tục được thắt chặt, góp phần đẩy lùi dịch bệnh cũng như ứng phó với các vấn đề mang tính toàn cầu./.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire