vendredi 19 juin 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Báo điện tử lớn nhất Việt Nam sao giống “bút nô” cho Trung Quốc thế này?

PLS : Nhục nhục lắm VnExpress ơi !

Từ lâu lắm rồi tôi đéo đọc cái báo thổ tả này (tôi đoán có thằng tình báo Hoa Nam làm việc ở đấy !)



Hoàng Nguyên Vũ - Báo điện tử lớn nhất Việt Nam sao giống “bút nô” cho Trung Quốc thế này?



Cuộc xung đột Trung - Ấn nếu đọc trên báo Việt Nam, mà cụ thể là tờ báo điện tử theo tôi là lớn nhất nước mình, tôi thấy rõ, gần như tờ báo này đổ hết mọi tội lỗi về phía Ấn Độ.
Điều đó đồng nghĩa với việc, Trung Quốc hiện lên trong các bài báo khá giống một “nạn nhân”. Các bài báo đều lồng ghép khéo léo cái dụng ý ấy cộng thêm những điều khẳng định không hề có cơ sở.
Ví dụ: “Phát hiện lều bạt lính Trung Quốc dựng tại khu vực tranh chấp ở Galwan, binh sĩ Ấn Độ kéo tới phá, khiến xung đột đẫm máu xảy ra”. “Lều dựng tại khu vực tranh chấp” cụ thể như thế nào, hình ảnh vệ tinh xác định toạ độ ở đâu? Qua bài báo, bạn sẽ dễ dàng thấy binh lính Ấn Độ gây chiến, mà cố tình lờ đi việc dựng lều của lính Trung Quốc, một trong muôn vàn hành động bành trướng ngông cuồng.

Hơn 5 bài báo, bài nào cũng hiện lên hình ảnh lính Ấn Độ hung hăng khát chiến, chứ không phải đang đưa khách quan rằng người Ấn đang bảo vệ chủ quyền của họ.
Các bài báo cũng đưa nhiều bình luận thể hiện Trung Quốc “yêu chuộng hòa bình”“nhẫn nhịn trước mọi khiêu khích” như thể là nạn nhân vậy. Tự dưng tôi thấy sao mà giống cái kiểu “Tàu cá Việt Nam khiêu khích tự đâm vào mũi tàu của Trung Quốc” như mụ Hoa Xuân Oánh lu loa vậy?
Rồi còn viết toẹt ra là Ấn Độ vừa khiêu khích lại vừa đổ lỗi cho Bắc Kinh. Xin hỏi bản báo, bạn báo lấy cơ sở nào để viết Ấn Độ “đổ lỗi”? Phóng viên của bản báo nằm vùng ở đó, hay chính là lính Trung Quốc vậy?
Sao báo nhà mình mà giống một dư luận viên của Bắc Kinh thế hỡi “tờ báo điện tử lớn nhất Việt Nam”? 
Trung Quốc im lặng vì không dám mở miệng tự tố cáo sự bành trướng ăn quen bén mùi của chính mình chứ không phải vì “nhẫn nhịn”, “yêu chuộng hoà bình”?
Ấn Độ bảo vệ chủ quyền của họ hay khiêu chiến, khiêu khích vậy thế?
Chưa đủ, tờ báo này còn đưa ra những câu phán xét kiểu như: “Ấn Độ tụt hậu thảm hại cả về kinh tế lẫn quân sự so với Trung Quốc” hoặc “ Thủ tướng Ấn Độ quá thiên về chủ nghĩa dân tộc”... Ôi trời, một Thủ tướng vì lợi ích dân tộc mình là sai à? Hay bán rẻ dân tộc họ để hữu hảo lờ lợ thì sẽ được bản báo ca ngợi?
Nhìn cái kiểu báo bút nô này thiên vị Bắc Kinh, mới hiểu bao năm chiến tranh biên giới 1979 gần như ít được nhắc tới cũng như Trung Quốc ức hiếp dân Việt liên miên thì vẫn lờ đi thành “tàu lạ nước lạ”
Vấn đề lớn là, Việt Nam đang là nạn nhân của sự bành trướng từ chính quyền Trung Quốc, mà bản báo đã không ca ngợi việc bảo vệ chủ quyền mà còn đi bôi bẩn lên điều đó, của một nước cũng đang chịu điều đó từ phía Trung Quốc, các anh có dụng ý gì? Chẳng phải các anh đang tiếp tay cho giặc một cách gián tiếp, thưa bản báo?
Gần 21/6, ngày báo chí cách mạng, đọc cái kiểu thế này, thấy nhục nhục lắm lắm...

HOÀNG NGUYÊN VŨ 18.06.2020
http://thuymyrfi.blogspot.com/2020/06/hoang-nguyen-vu-bao-ien-tu-lon-nhat.html


 ----------------------------

Xung đột Ấn-Trung bùng nổ: Bắc Kinh hiếu chiến hơn trong khủng hoảng ?

Người biểu tình tại Kolkata (Ấn Độ) ngày 18/06/2020 đốt cờ Trung Quốc và hình ông Tập Cận Bình. © REUTERS/Rupak De Chowdhuri
Đăng ngày:
« Cách đây 60 năm, tướng De Gaulle từ Luân Đôn đã đưa ra lời kêu gọi nhân dân Pháp kháng chiến », sự kiện lịch sử này được Le Figaro đưa lên trang nhất hôm nay 18/06/2020. Cũng với ảnh bìa tướng De Gaulle, La Croix chạy tựa « Một ngày 18 tháng Sáu năm xưa ». 
Le Monde quan tâm đến vấn đề « Thương mại : Châu Âu tự vệ trước Trung Quốc ». Les Echos phấn khởi trước « Kinh tế Pháp rốt cuộc đã ra khỏi giấc ngủ » : GDP giảm ít hơn quý I, tiêu dùng tiếp tục tăng. Hồ sơ của Libération dành cho cuộc điều tra đặc biệt về chất perfluore (PFAS) hiện diện trong nhiều sản phẩm như chất chống dính, mỹ phẩm…tồn tại rât lâu trong môi trường và cơ thể người, với ảnh bìa là một cái chảo và hàng tựa hàm ý« đầu độc trong im lặng ».

Ở các trang trong, xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, lần đầu tiên từ 45 năm qua, là sự kiện được các báo Pháp quan tâm nhất hôm nay. Một trong những bức ảnh ấn tượng trên Le Monde là hình Tập Cận Bình bị người biểu tình Ấn phẫn nộ đốt cháy.
Bắc Kinh miệng nói hòa bình nhưng lấn dần lãnh thổ ở biên giới
Ấn Độ và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền Ladakh và Aksai Chin từ thập niên 50, và theo thỏa thuận năm 1993 thì hai bên cam kết không dùng vũ lực để giải quyết bất đồng.
Cho đến nay, quân lính của đôi bên chỉ thóa mạ, đấm đá, phang nhau bằng gậy gộc vì các toán lính tuần tiễu không mang theo vũ khí để tránh nổ súng. Nhưng đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba 16/06/2020, có đến 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng khi đụng độ với quân Trung Quốc tại đường biên giới ở Ladakh, trong đó có một đại tá. Theo báo chí địa phương, khi lính Ấn Độ muốn dỡ các căn lều của quân Trung Quốc dựng lên dọc theo sông Galwan lấn sâu vào lãnh thổ Ấn, những người lính Ấn tay không đã bị tấn công dã man bằng gạch đá và gậy sắt. Một số chết rét khi rơi xuống sông, số khác bị bắt làm tù binh.
Le Figaro giải thích « Trung Quốc đã gặm nhấm dần Himalaya từng bước một như thế nào ». Trong lúc báo chí Ấn Độ phẫn nộ vì cuộc tấn công của Trung Quốc, truyền thông Hoa lục lại ít nói đến, thậm chí kênh truyền hình nhà nước CCTV còn làm ngơ, và tất nhiên không có thiệt hại nhân mạng nào ở phía Trung Quốc được đưa ra. Những tin nhắn hung hăng trên WeChat bị kiểm duyệt, được cho là Bắc Kinh muốn « giải quyết êm thắm ».
Nhưng dưới cái vỏ khiêm tốn về ngoại giao, ẩn giấu tham vọng của Bắc Kinh tại khu vực chiến lược nằm giữa Nam Á và Trung Á, nơi Trung Quốc dấn lên một cách có phương pháp. Bắc Kinh liên tục gặm nhấm lãnh thổ để mở rộng kiểm soát sang vùng Cachemire đang do Pakistan quản lý, khiến Ấn Độ mất đi cửa sổ ngó sang Tân Cương.

(...)

http://thuymyrfi.blogspot.com/2020/06/xung-ot-trung-bung-no-bac-kinh-hieu.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire