vendredi 31 mai 2019

Những ai cắt cơm giảm béo cần xem lại vì thực tế nó chống béo phì

PLS : GS NTZ ơi ! GS NTZ ơi ! Em nói điều này vào tai anh từ bao nhiêu lâu nay rồi, mà anh hổng có tin em, anh tin cái thằng cha Thạc sĩ dinh dưỡng tào lao nào ấy ! Thế bây giờ anh gày béo ra sao rồi ? :-) :-)


Thế mà chúng vẫn chưa hiểu ra là tại sao, công nhận bọn dốt ngu lâu thiệt ! Thì cơm gạo nó ít chất dinh dưỡng, mà nó lại no lâu, chắc dạ, ãn nó vào thì no căng ruột ra, không thèm ăn những thứ khác béo nữa, chứ còn gì nữa ! Nó lại còn là đường chậm, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, nên cơ thể không bị đói, thì người hoạt động năng động lại càng giảm béo chứ còn gì nữa !



Hôm nọ em nghe con gái của em nói chuyện với bạn nó mà em không nhịn được cười. Nó bảo, bố mẹ tao là những người ăn gạo (mangeurs de riz), họ có một loại tô to, mà họ xới cơm đầy vào đấy, sau đó họ ăn hết nó với thức ăn, và họ lại xới cơm đầy vào đấy lần nữa, và lại ăn hết (bạn cứ tròn xoe cả mắt ra vì kinh ngạc) :-D :-D Gíáo sư múa của em cứ nghỉ lễ xong là trông ảnh hơi mũm mĩm, má phính, đang dạy nhiều khi ảnh phải đi ra ngoài hút thuốc lá giữ dáng, chắc cũng phải ăn kiêng nữa, để mai mốt mình chỉ cho chàng chiêu ăn cơm :-)




Những ai cắt cơm giảm béo cần xem lại vì thực tế nó chống béo phì

Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên Bloomberg cho thấy, ăn cơm có thể giúp ngăn ngừa béo phì. Bloomberg dẫn lời các chuyên gia, những người theo chế độ ăn kiêng dựa trên khẩu phần ăn hàng ngày là gạo (cơm), giống như châu Á hoặc theo trường phái của người Nhật sẽ ít bị béo phì hơn so với các quốc gia tiêu thụ gạo thấp.
Dựa trên lượng tiêu thụ gạo ở 136 quốc gia và dựa trên chỉ số cơ thể (BMI), các nhà khoa học cho biết mức tiêu thụ gạo tối thiểu 50g/ngày có thể làm giảm tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới xuống 1% (từ 650 triệu người lớn béo phì xuống còn 643,5 triệu người).
Các nhà nghiên cứu cho biết chế độ ăn ít carbohydrate - trong đó gạo bị hạn chế tiêu thụ - là một chiến lược giảm cân phổ biến ở các quốc gia phát triển, nhưng tác động của gạo đối với chứng béo phì vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng.
Nhung ai cat com giam beo can xem lai vi thuc te no chong beo phi
Ảnh minh họa. 
Theo những phát hiện trong nghiên cứu, người Anh chỉ tiêu thụ 19g gạo/ngày, thấp hơn hàng chục quốc gia khác, trong đó có Canada, Tây Ban Nha và Mỹ.
Nhóm nghiên cứu tính toán rằng việc gia tăng tiêu thụ gạo ngay cả ở mức khiêm tốn là 50 g/ngày/người cũng có thể làm giảm 1% tỷ lệ béo phì trên toàn cầu (từ 650 triệu người trưởng thành xuống 643,5 triệu).
Giáo sư Tomoko Imai thuộc Đại học nữ sinh Doshisha, Kyoto, Nhật Bản, người đứng đầu nghiên cứu này, cho biết: "Những mối liên hệ quan sát được cho thấy các quốc gia ăn cơm như một loại lương thực chính có tỷ lệ béo phì thấp. Do đó, chế độ ăn theo kiểu Nhật Bản hay kiểu châu Á dựa trên cơm gạo có thể giúp ngăn ngừa béo phì".

"Khi xét tới sự gia tăng tình trạng béo phì trên toàn thế giới, việc ăn nhiều cơm gạo hơn cần được khuyến khích nhằm chống lại béo phì ngay cả ở các nước phương Tây".
Giáo sư Imai cho rằng việc gạo có ít chất béo là một trong những lý do giải thích tại sao gạo có thể ngăn chặn béo phì, và nói thêm: "Có thể chất xơ, chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật có trong ngũ cốc nguyên hạt có thể gia tăng cảm giác no và ngăn không cho người ta ăn quá nhiều."
Các tác giả kết luận: "Tỷ lệ béo phì thấp hơn đáng kể ở các quốc gia tiêu thụ nhiều gạo, ngay cả khi các chỉ số về đời sống và kinh tế xã hội là như nhau."
Phát biểu tại Đại hội béo phì châu Âu diễn ra tại Glasgow, Chủ tịch Diễn đàn béo phì quốc gia, ông Tam Fry cho biết: "Hàng thế kỷ nay, chúng ta đã biết rằng người dân ở vùng viễn đông thường có xu hướng mảnh mai hơn người phương tây vì gạo là loại lương thực chính ở phương đông, nhưng hầu như không có chuyên gia nào về béo phì có thể đánh giá được lý do.
Nghiên cứu mới này là công trình đầu tiên đưa ra giả thuyết rằng chúng ta có thể ngăn chặn béo phì bằng cách ăn thêm một lượng vừa phải".
Theo Minh Minh/ĐSPL
 
https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/nhung-ai-cat-com-giam-beo-can-xem-lai-vi-thuc-te-no-chong-beo-phi-1230007.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire