dimanche 3 juin 2018

Đặc khu kinh tế Tàu điên

PLS : Kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh, rất chắc chắn, tương lai chỉ vài năm nữa là cất cánh, cho nên Trung Quốc phát điên cố làm cú chót đấy, các bác hãy cảnh giác cao độ vào !  Nhưng mà tham thì thâm, muốn nuốt trọn một lúc cả ba tỉnh Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc, thì ta nhắn cho Tàu khựa biết là chúng mày có nuốt được vào thì dân Việt Nam cũng móc họng chúng mày ra !!!

Tôi đang căm lắm, các ông Phạm Vũ Luận, Đinh La Thăng, Phan Văn Vĩnh giỏi như thế, thì chúng từ từ loại bằng hết ! (Xem lão Bộ Trưởng GTVT làm cho tàu đâm nhau chí tử thì mới thấy được cái sự tài giỏi của ông Thăng, hén ?) Biển Đông đang khai thác dầu khí với Repsol đến đoạn khai thác thương mại rồi, chỉ còn đem tàu ra hứng dầu thôi, mà lão Nguyễn Sĩ Thanh cho dẹp ! Xuất khẩu nông nghiệp đang mạnh mẽ như thế, thì bây giờ chựng lại, để cho Trung Quốc lại thao túng giá cả ! Mấy thằng theo Tàu ấy là mấy thằng ngu, không có tiền của Tàu thì chúng tiêu từ lâu rồi, các bác thông minh tài giỏi thì các bác phải khéo léo tiêu diệt được chúng nó !

Bác Trọng, tôi chán ngấy cái vụ học đòi Tập Cận Bình chống tham nhũng của bác rồi đó nghen, bọn Tàu mượn tay bác xử người tài của ta ! Bác muốn chống tham nhũng thì bác sửa thể chế đi, còn bọn nào tham nhũng vừa phải, mà tài giỏi có đóng góp được cho đất nước, thì bác cũng nên nương tay cho họ !  Tôi hỏi bác chứ nếu phải chọn giữa tham nhũng và hàng phục Tàu, bán nước cho Tàu, thì ta nên chọn cái nào ? (Tôi chọn tham nhũng chứ còn gì nữa !) Vụ đặc khu không cần làm gấp rút như vậy !!! Tôi biết chắc chắn nó có liên quan đến cái Hội nghị Thành Đô, nghe nói là ta hứa Việt Nam trở thành tỉnh tự trị của Tàu trước 2020, bây giờ thấy nuốt không trôi thì cố cướp 3 tỉnh Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc chứ gì ? Bác Trọng, bác già rồi thì
bác phải khôn ngoan cẩn trọng chứ ???!!!


Đặc khu kinh tế: Tác động lan tỏa tới nền kinh tế


BNEWS.VN Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tác động lan tỏa của các đặc khu kinh tế.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: mpi.gov.vn
Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) vừa được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, đã có rất nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ và kỳ vọng khi Luật Đặc khu được thông qua sẽ mang lại luồng gió mới cho các nhà đầu tư.
Không những thế, 3 đặc khu này sẽ hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn, Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xung quanh nội dung này.

Phóng viên: Với tư duy thống nhất, mạnh dạn xây dựng một thể chế đột phá, tạo động lực phát triển cho 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, ông đánh giá như thế nào về sự lan tỏa của 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đến các vùng kinh tế và cả nước?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Các đặc khu kinh tế được định hướng phát triển với hai mục tiêu chính. Một là, hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế, thu hút công nghệ cao với những ngành nghề, lĩnh vực cạnh tranh phù hợp xu thế phát triển của thế giới. Các đặc khu này cũng sẽ trở thành nơi thịnh vượng về kinh tế song song với phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao đời sống của người dân.

Thêm nữa, với phương thức quản lý mới, hiện đại, các đặc khu cũng sẽ tạo ra môi trường sống hiện đại, xanh, an toàn cho người dân; tạo ra được giá trị mới và gia tăng cao trong một thời gian ngắn để bắt kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nâng cao thu nhập bình quân đầu người và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Hai là, chủ động tạo ra một “sân chơi mới” với các thể chế, chính sách đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh quốc tế cho phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (R&D); các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ mới 4.0; giáo dục, y tế chất lượng cao; dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, công nghiệp văn hóa; phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay; thương mại và tài chính quốc tế gắn với cảng biển.

Phóng viên: Thưa ông, để xây dựng các đặc khu thành công, một trong những yếu tố tiên quyết là phải tìm được nhà đầu tư chiến lược và xác định được dự án động lực. Nhưng cho đến nay, mới có Vân Đồn đã dần định hình “dáng dấp” nhà đầu tư chiến lược. Vậy, theo ông cách tiếp cận nhà đầu tư chiến lược đối với các đặc khu Phú Quốc và Bắc Vân Phong sẽ như thế nào?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Hiện nay, có 2 cách tiếp cận khác nhau về nhà đầu tư chiến lược. Đó là, xây dựng đặc khu dựa trên ý tưởng, kiến nghị của nhà đầu tư chiến lược sẵn có. Thể chế, chính sách cũng như mức độ cởi mở của đặc khu sẽ được Nhà nước xem xét dựa trên những kiến nghị này. Cách tiếp cận tiếp theo, chúng ta chủ động nghiên cứu thể chế, chính sách rồi mới xúc tiến kêu gọi đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược phù hợp.

Tôi cho rằng, ở cả hai cách tiếp cận này đều chỉ ra rằng nhà đầu tư chiến lược sẽ quyết định rất mạnh tới sự thành công của đặc khu từ việc phát triển ý tưởng, thể chế, khả năng quy hoạch tổng thể và khả năng đầu tư hạ tầng, kết nối với các nhà đầu tư khác để hội tụ tại đặc khu và cùng phát triển.

Phóng viên: Nhà đầu tư chiến lược sẽ có vai trò đặc biệt ở đặc khu. Do đó, để hút nhà đầu tư chiến lược, trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã xây dựng những chính sách gì, thưa ông ?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt đã đưa ra hàng loạt “quyền và nghĩa vụ chiến lược” đi kèm. Theo đó, nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư có từ 2 nhà đầu tư trở lên quan tâm đề xuất thực hiện; được tham gia đầu tư kinh doanh, phát triển, quản lý và vận hành các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và khu chức năng trong đặc khu; đến những ưu tiên hỗ trợ thủ tục đầu tư kinh doanh và thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.... hay thậm chí, là việc có thể tham gia lập, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng chính sách áp dụng tại đặc khu…

Theo tôi, mặc dù có 2 cách tiếp cận nhà đầu tư chiến lược để mở rộng thêm khả năng tiếp cận nhà đầu tư chiến lược cho cả 3 đặc khu sau khi hình thành nhưng rất nhiều hàng rào kỹ thuật đã được dựng lên để sàng lọc nhà đầu tư tiềm năng.
Nhà đầu tư chiến lược không phải chỉ dừng lại ở một vài dự án với một vài tỷ USD mà phải gắn với mục tiêu dài hạn và xuyên suốt sự phát triển của đặc khu.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư chiến lược ngoài việc đảm bảo các yếu tố về công nghệ cao, hiện đại, áp dụng phương thức quản lý hiện đại tiên tiến, có dự án quy mô lớn thì còn phải có đóng góp về ý tưởng phát triển đặc khu, quy hoạch đặc khu, đóng góp xây dựng cơ chế chính sách và kêu gọi các nhà đầu tư khác cùng tham gia đầu tư vào đặc khu.

Phóng viên: Xin ông cho biết, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở các đặc khu này sẽ được thực hiện như thế nào?

Vụ trưởng Trần Duy Đông: Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đặc khu là một cấp chính quyền, có Hội đồng nhân dân đặc khu và Ủy ban nhân dân đặc khu được tổ chức tinh gọn, hiệu quả, có một số điểm mới so với hệ thống chính quyền địa phương hiện nay.

Cụ thể, Hội đồng nhân dân đặc khu có tổng số đại biểu không quá 15 người, đa số đại biểu chuyên trách; không tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân; UBND đặc khu do Hội đồng nhân dân đặc khu bầu, chỉ bao gồm Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch.

Ở cấp xã, phường không tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND mà tổ chức các Khu hành chính. Trưởng Khu hành chính do Chủ tịch UBND đặc khu bổ nhiệm, là người đại diện của Chủ tịch UBND đặc khu tại khu hành chính.

Bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, UBND gồm Văn phòng giúp việc chung Hội đồng nhân dân và UBND, các cơ quan chuyên môn (không quá 7 cơ quan) và Trung tâm hành chính công.

Một điểm mới khác là sẽ giao thẩm quyền lớn cho Chủ tịch Ủy ban đặc khu để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong thực thi quản lý nhà nước tại đặc khu; Hội đồng nhân dân đặc khu, UBND đặc khu chỉ quyết định những nội dung lớn, quan trọng của đặc khu.

Về tổ chức cơ quan tư pháp; ngoài các thẩm quyền tương đương với Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định hiện hành; được bổ sung thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với các vụ việc, vụ án đặc thù về dân sự, hành chính (bao gồm cả các vụ án, vụ việc có yếu tố nước ngoài); về cơ cấu tổ chức, có thể được bổ sung các Tòa chuyên trách khác (như: Tòa kinh tế, Tòa hành chính) và có Thẩm phán cao cấp.

Phóng viên: Xin cám ơn ông!
http://bnews.vn/dac-khu-kinh-te-tac-dong-lan-toa-toi-nen-kinh-te/86431.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire