"Sông Đằng một dải dài ghê Luồng to sóng lớn tuôn về bể Đông !"
Joyeux Noël à tous ! :-)
Các bác có biết vì sao bãi cọc Bạch Đằng sau hàng trăm năm mới phát lộ không ? Là bởi vì có kẻ muốn ỉm đi, giấu biệt đi, để cho không ai biết được di tích trận đánh Bạch Đằng lịch sử nữa ! Chứ những bãi cọc lộ thiên lớn như vậy, làm gì mà không biết, không ai biết ? Ehehe, tôi tưởng tượng sau ba lần Ô Mã Nhi dẫn đại quân sang đánh nước ta, mà đến lần thứ ba bị Trùng Hưng nhị thánh bắt được (đố các bác biết đấy là những vị nào đấy ?), thì chắc là nhân dân ta phải sướng điên lên, còn hơn cả trận Việt Nam đoạt HCV Seagames mới đây nữa !
Hồi năm nào bọn Trung Quốc cho dàn khoan vào cắm ở Biển Đông, mà tôi thấy tàu chở thịt trâu của chúng đi ngang qua bị đắm ở Móng Cái, là tôi đã cười thầm, biết rằng Phiêu Kỵ Đại tướng quân đang nhắc bọn giặc Mông rằng tao vẫn đang trấn ở Vân Đồn đây ! Đến cuối năm nay, đột nhiên các bãi cọc Bạch Đằng phát lộ, đúng là Sấm Trạng Trình ứng nghiệm thật rồi ! Ngày xưa một mình Đại Việt đánh tan tác cả đế quốc Nguyên Mông, ngày nay Việt Nam ta sát cánh cùng anh em bạn bè năm châu, lại không diệt được lũ mafia Tàu Cộng ư ?
Trước Cao Quỳ (Hải Phòng),
người dân cùng các nhà khoa học tìm thấy ba bãi cọc của trận chiến chống
quân Nguyên Mông năm 1288 ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).
Năm 1958, người dân đào đất đắp đê sông Chanh (một phân lưu của sông Bạch Đằng), cánh đồng Yên Giang (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) thì phát hiện có nhiều cọc gỗ.
Sau
nhiều lần khai quật từ năm 1958, các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm
chiếc cọc chủ yếu là gỗ lim, táu dài 2,6 đến 2,8 m, đường kính 20-30 cm
được cắm thẳng. Khoảng cách giữa các cọc trung bình từ 0,9 m đến 1,5 m.
Phần đầu cọc nhô lên đa phần bị gẫy xước do nước bào mòn mất phần giác
gỗ.
Một
số cọc được vớt lên có chiều dài 2,6 m đến 2,8 m, phần gốc được vạt
nhọn có chiều dài 0,5 m đến 1 m, phần giác đã bị mục mủn nhưng lõi còn
rất chắc, dẻo. Các cuộc nghiên cứu, khai quật đều khẳng định, bãi cọc
nằm ở cửa sông Chanh này là một phần của trận chiến Bạch Đằng năm 1288.
Bãi
cọc Yên Giang được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Sau
đó, di tích được khoanh vùng bảo vệ, dựng bia giới thiệu, tôn tạo đường
vào tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan. Đây cũng là địa chỉ
để các em học sinh đến tìm hiểu lịch sử, phục vụ việc học tập.
Hiện bãi cọc Yên Giang còn khoảng trên 300 cây nằm trong lòng đất. Ở khu di tích, bãi cọc được bơm nước đầy mặt ao để bảo tồn.
Cách đó vài km là bãi cọc Đồng Vạn Muối, thuộc phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên.
Bãi
cọc này được người dân phát hiện trong quá trình canh tác, đào ao năm
2005. Các cuộc khai quật khảo cổ học sau đó tìm thấy tổng cộng gần 200
cọc. Bãi cọc sau đó được vùi lấp dưới lớp bùn để được bảo quản tốt hơn.
Cũng
tại phường Nam Hòa, năm 2009, bãi cọc Đồng Má Ngựa được phát hiện và
khảo sát. Bãi nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc Đồng Vạn Muối khoảng 1
km về hướng nam với trên 200 cọc. Bãi dài 70 m, rộng 30 m. Nhiều loại gỗ
có đường kính 6-22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành. Hiện
bãi cọc nằm sâu dưới lớp bùn, có phạm vi bảo vệ rộng khoảng 40 ha. Các
nghiên cứu cho thấy các bãi cọc nói trên tạo nên những bãi chông ngầm
lớn, phức tạp, kín đáo dưới mặt nước trong trận chiến chống Nguyên Mông
năm 1288. Ảnh: Lao Động.
Mới đây, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật 3 hố tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên phát hiện 27 chiếc cọc.
Các cọc xuất lộ bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc. Trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo.
Bước
đầu, Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần
3 - năm 1288 chống quân Nguyên Mông. Đây là trận địa nhằm ngăn chặn
quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Quân địch buộc phải đi theo sông Đá
Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn khiến tàu
bị nhấn chìm xuống lòng sông Bạch Đằng.
Người dân đổ về bãi cọc nghìn năm tham quan
Ngày 23/12, nhiều người dân đến tham quan bãi cọc Cao Quỳ. Họ chia sẻ
sự xúc động, tự hào về ý chí chống giặc Nguyên Mông của cha ông thời
Trần.
https://news.zing.vn/4-bai-coc-bach-dang-phat-lo-sau-hang-tram-nam-post1029011.html
(GDVN) - Bãi cọc
gỗ cổ khoảng nghìn năm tuổi được phát hiện tại cánh đồng Cao Quỳ (xã
Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) thuộc trận chiến Bạch Đằng năm
1288.
Ngày 20/12, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải
Phòng cùng các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà sử học, đại diện lãnh
đạo Ủy ban nhân dân thành phố đã khảo sát thực địa tại cánh đồng Cao
Quỳ, xã Liên Khê (huyện Thủy Nguyên).
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng cùng
các nhà khoa học, chuyên gia, nhà sử học khảo sát thực địa bãi cọc gỗ cổ
tại cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) (Ảnh:
Lã Tiến)
Từ khoảng 13 giờ, lực lượng chức năng thành phố Hải Phòng, huyện Thủy
Nguyên cùng hàng trăm người dân đã có mặt tại khu vực bãi cọc gỗ cổ.
Theo quan sát của phóng viên, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo Cổ học
đã khai quật tại cánh đồng Cao Quỳ 3 hố với diện tích gần 1.000 m2.
Tại 3 hố này có nhiều cọc gỗ cổ năm dưới lòng đất với độ sâu khoảng 50 cm đến gần 2 mét.
Bãi cọc với nhiều cọc gỗ cổ có niên đại hàng nghìn năm được cho thuộc trận chiến Bằng Đằng 1288 (Ảnh: Lã Tiến)
Báo cáo sơ bộ của Bảo tàng Hải Phòng cho biết, chiều 1/10/2019, trong
quá trình đào vườn tại cánh đồng Cao Quỳ, ông Nguyễn Tuân Triệu (ở thôn
3, làng Mai Động, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên) phát hiện 2 cọc gỗ
dài hơn 3 mét, đường kính hơn 30 cm.
Ông Triệu cùng nhiều người dân cho rằng đây có thể là cọc gỗ liên quan đến các trận đánh trên sông Bạch Đằng.
Các cọc gỗ cổ nằm sâu dưới lòng đất (Ảnh: Lã Tiến)
Nhận được tin báo, Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hải Phòng, Ủy ban
nhân dân huyện Thủy Nguyên và Bảo tàng Hải Phòng đã đến lấy mẫu để giám
định.
Đến ngày 1/11, đoàn khảo sát do ông Nguyễn Gia Đồi, quyền Viện trưởng
Viện khảo cổ học đã xuống hiện trường và phát hiện thêm 9 đầu cọc gỗ
khác.
Các cọc gỗ cổ được khai quật có đường kính từ 26 đến 46 cm (Ảnh: Lã Tiến)
Các cọc gỗ này đã gãy phần đầu, màu đỏ sẫm, rắn chắc, phân bố không
thẳng hàng, nằm cách nhau theo chiều đông tây khoảng 5 - 7 mét, chiều
bắc nam 3,5-5 mét.
Đường kính cọc từ 26-46 cm, một cọc đường kính 14 cm. Trong đó có 4 cọc nằm nghiêng từ 20-45 độ theo các hướng tây, nam.
Kết quả giám định C14 cho kết quả niên đại các cọc gỗ là từ năm 1.270 - 1.430 sau công nguyên.
Các cọc gỗ cổ có thể được chôn/đóng xuống qua lớp bùn đen có niên đại khoảng nghìn năm (Ảnh: Lã Tiến)
Nghiên cứu địa tầng cho thấy khu vực phát lộ cọc là lòng sông bị bồi
lấp. Các cọc phát lộ trong lớp bùn xám, có thể được chôn/đóng xuống qua
lớp bùn đen lẫn cát hoặc tới lớp trầm tích.
Trên các cọc có ngoàm dùng để luồn dây kéo hoặc mộng ở giữa cọc để giằng ngang.
Dựa trên kết quả khảo sát khảo cổ học kết hợp với các tài liệu lịch
sử, văn hóa dân gian… còn lưu giữ tại địa phương, bước đầu nhận định di
tích bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) có thể
liên quan đến chiến trường Bạch Đằng năm 1288.
Các nhà khảo cổ bước đầu nhận định
di tích bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) có
thể liên quan đến chiến trường Bạch Đằng năm 1288. (Ảnh: Lã Tiến)
Dựa trên các kết quả trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho khai quật, khảo cổ tại nơi phát hiện các cọc gỗ.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hải Phòng, kết quả khai quật tại 3 hố đã phát hiện 27 cọc gỗ.
Bên cạnh đó, một số người dân tại xã Liên Khê cũng cho biết từng tìm
thấy các cọc gỗ tương tự khi canh tác trên cánh đồng Cao Quỳ.
Bãi cọc nằm sâu dưới lòng đất với độ sâu khoảng 50 cm đến gần 2 mét (Ảnh: Lã Tiến)
Bước đầu, Viện Khảo Cổ học nhận định: Bãi cọc thuộc trận chiến Bạch
Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu
vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn;
Đồng thời buộc quân Mông - Nguyên đi theo đường sông Đá Bạc vào sông
Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn,
nhấn chìm toàn bộ quân Mông - Nguyên xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt
hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên với quốc gia Đại
Việt.
Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ghi nhận một số hình ảnh
thực địa bãi cọc gỗ cổ tại cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy
Nguyên, Hải Phòng):
Các cọc gỗ cổ được chôn/đóng xuống qua lớp bùn đen lẫn cát hoặc tới lớp trầm tích. (Ảnh: Lã Tiến)
Nhiều chiếc cọc to được làm bằng gỗ lim, nằm sau dưới lòng đất (Ảnh: Lã Tiến)
Nhiều chiếc cọc to, nằm nghiêng có ngoàm dùng để luồn dây hoặc để giằng ngang (Ảnh: Lã Tiến)
Theo các nhà khảo cổ, một số chiếc cọc đã bị mục ruỗng (Ảnh: Lã Tiến)
Các chiếc cọc gỗ cổ phân bố không thẳng hàng, nằm cách nhau 5-7 mét (Ảnh: Lã Tiến)
Khu vực bãi cọc được khai quật có thể liên quan đến trận chiến Bằng Đằng năm 1288. (Ảnh: Lã Tiến)
PLS : Em xin chúc mừng bác Xuân Phúc ! Việt Nam thật vinh dự có được một vị Thủ tướng như bác ! Em kính chúc bác cùng bác Trọng được nhiều sức khoẻ, dẻo dai, sáng suốt !
Kinh tế Việt Nam 2019 tăng trưởng ấn tượng
14:29, 23/12/2019
|
- Trong
bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu suy giảm thì tăng trưởng của Việt
Nam dự báo trên 7%, là một trong những nước tăng trưởng cao nhất châu Á
và thế giới. Môi trường kinh doanh vững chắc với lạm phát thấp.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị
Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp 2019: “Phát triển mạnh mẽ doanh
nghiệp – Hội nhập, hiệu quả, bền vững” diễn ra hôm nay (23/12) tại Hà
Nội.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
Mở đầu bài phát biểu khai mạc Hội nghị
Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sáng nay (23/12), Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc cho biết, hôm qua Thủ tướng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có
cuộc gặp mặt đoàn thể thao Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc tại SEA
Games 30 với 98 huy chương vàng (HCV), nhiều bộ môn lần đầu tiên đạt
HCV, đặc biệt là bóng đá nam và nữ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chia sẻ
tối qua, Thủ tướng có xem chương trình truyền hình rất hay tên “Việt Nam
cất cánh” trong đó có câu: “Không phải chỉ cất cánh trên đường băng mà
một cá nhân, một doanh nhân, doanh nghiệp, thậm chí cả một quốc gia có
khát vọng lớn, hết mình vì khát vọng đó chính là cội nguồn của năng
lượng, sức mạnh tiềm ẩn để mang đến thành công và sẽ cất cánh mạnh mẽ,
bền vững”.
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa kết thúc
năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cung cấp một số thông tin ban
đầu về tình hình kinh tế - xã hội cả nước. Theo đó, trong bối cảnh kinh
tế khu vực và toàn cầu suy giảm thì tăng trưởng của Việt Nam trên 7%, là
một trong những nước tăng trưởng cao nhất châu Á và thế giới. Môi
trường kinh doanh vững chắc với lạm phát thấp. Cán cân thương mại thặng
dư kỷ lục, trên 9 tỷ USD. Lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam cán đích 500 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục chưa từng có. Thâm
hụt ngân sách và nợ công giảm đáng kể, năng lực tài chính Nhà nước được
củng cố, từ trên 64% năm 2016, nay nợ công Việt Nam chỉ còn 56% GDP.
Thu hút dòng vốn quốc tế tiếp tục tăng
cao, trên 32 tỷ USD, giải ngân trên 17,7 tỷ USD, con số cao nhất trong
các năm gần đây. Tỉ lệ hộ nghèo còn 1,45%, con số mà nhà lãnh đạo
Myanmar, trong cuộc gặp gỡ mới đây với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã
nhận xét là “đáng kinh ngạc”.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sự lớn
mạnh của doanh nghiệp không thể thiếu vai trò của Nhà nước, ngược lại,
sự yếu kém của doanh nghiệp chắc chắn có phần trách nhiệm của Nhà nước.
Với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, Chính phủ kiến tạo phát triển
sẽ phải không ngừng tìm cách giảm mức độ rủi ro và chi phí cho doanh
nghiệp, đặc biệt là rủi ro do thể chế, chính sách và nhũng nhiễu của bộ
máy hành chính gây ra.
Số doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng cao trong 5 năm qua
Cũng tại Hội nghị,Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, quá trình cải cách
mạnh mẽ, quyết liệt của Chính phủ cùng với nỗ lực của chính cộng đồng
doanh nghiệp đã góp phần tạo nên những điểm sáng ấn tượng của khu vực
doanh nghiệp thời gian qua, trong đó có ba điểm sáng quan trọng nhất.
Một là, tinh thần khởi nghiệp
kinh doanh ngày càng mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Bằng chứng, số doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng cao trong 5 năm
qua, trung bình mỗi năm có thêm trên 126 nghìn doanh nghiệp thành lập
mới, tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2011-2015, nâng tổng số doanh
nghiệp đang hoạt động lên khoảng 760 nghìn doanh nghiệp. Niềm tin, kỳ
vọng của các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã có mức tăng đáng kể, trong
đó, 76% tổng số doanh nghiệp có kế hoạch tăng đầu tư, mở rộng thị trường
trong năm 2020, 49% lãnh đạo doanh nghiệp APEC tại Việt Nam bày tỏ “rất
lạc quan” về tăng trưởng doanh thu, cao hơn mức trung bình trong khối
APEC là 34%.
Hai là, chuyển dịch cơ cấu quy
mô và ngành nghề có bước chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp có quy mô
vừa tăng lên và doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ có xu hướng giảm. Trong
những năm gần đây, tỷ trọng doanh nghiệp quy mô vừa tăng từ 2,5% lên
3,5% tổng số doanh nghiệp, tỷ trọng nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ giảm từ
70% xuống 63%.
Xu hướng dịch chuyển đầu tư, kinh doanh
từ đơn ngành hoặc khai thác tài nguyên thô sang các lĩnh vực chế biến,
chế tạo, dịch vụ diễn ra ngày càng mạnh, tạo thêm giá trị gia tăng cho
sản phẩm, hàng hóa. Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng doanh nghiệp
đăng ký trong ngành chế biến, chế tạo đã tăng 40%, trong ngành hoạt động
chuyên môn khoa học và công nghệ tăng 56,6% so với giai đoạn 2011-2015.
Các mô hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo diễn ra sôi động, nhiều
doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, được các quỹ đầu tư nước ngoài quan
tâm, đầu tư vốn. Xu hướng phát triển bền vững, phát triển bao trùm,
nâng cao trách nhiệm xã hội cũng được lan tỏa trong cộng đồng doanh
nghiệp, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh doanh hướng tới cộng đồng
thu nhập thấp, nhóm yếu thế trong xã hội như EcoLink, KOTO, KymViet…
Ba là, mức độ linh hoạt và đổi
mới sáng tạo trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đã có những
bước tiến lớn và được các tổ chức có uy tín trên thế giới ghi nhận và
đánh giá cao. Chỉ số mức độ năng động trong kinh doanh là một trong ba
trụ cột có cải tiến lớn nhất, năm 2019 tăng 12 bậc về thứ hạng so với
năm 2018; chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 3 bậc so với năm
2018 và tăng 17 bậc so với năm 2016, lên vị trí 42 và đưa Việt Nam vươn
lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp, đứng
thứ 3 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore và Malaysia.
PLS : Hoan hô các bác Cộng Sản ! Tổ chức phong trào là nhất các bác ! :-) Dân chúng khoẻ mạnh, thể dục thể thao như vậy thì không lo gì đất nước không phát triển ! Bravo anh Đam, anh cũng bắt đầu khởi sắc rồi đấy ! :-) Mến chúc anh nhiều sức khoẻ, hăng hái phong trào !
Khởi sắc phong trào rèn luyện sức khỏe
Cập nhật lúc 23:32, Thứ Ba, 10/12/2019 (GMT+7)
Phát huy tinh thần toàn dân rèn luyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, phong trào thể dục - thể thao (TDTT)
quần chúng trên địa bàn tỉnh ngày một khởi sắc cả về số lượng, chất
lượng và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Người dân xã Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ) tích cực tham gia rèn luyện sức khỏe. Ảnh: L.Na
Các môn thể thao đã có sự phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều đối tượng
tham gia tập luyện... góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống văn
hóa, tinh thần, thể chất của nhân dân. * Nhiều sân chơi vì sức khỏe cộng đồng
Dạo quanh TP.Biên Hòa vào sáng sớm hoặc chiều muộn có thể dễ dàng bắt
gặp hình ảnh người dân tham gia tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe. Ðịa
điểm tập trung nhiều người là khu vực Trung tâm hội nghị và tổ chức sự
kiện tỉnh, Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh, phố đi bộ Nguyễn
Văn Trị, một số trung tâm văn hóa - thể thao học tập cộng đồng... Ưu thế
của các sân chơi này là không gian thoáng đãng, lắp đặt nhiều thiết bị,
dụng cụ thể dục ngoài trời như: đạp xe, xà kép tập tay và ngực, thiết
bị xoay vai… rất đơn giản và dễ sử dụng.
Năm 2019, toàn tỉnh có 25% gia đình
thể thao và 37,4% người tham gia luyện tập TDTT thường xuyên. Đặc biệt,
thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa, huy động đa dạng hóa các nguồn
lực đầu tư cho thể thao đã góp phần thúc đẩy phong trào ngày càng phát
triển, đi vào chiều sâu.
Đặc biệt, từ khi chương trình 30 phút thể thao cho sức khỏe mỗi ngày
đi vào hoạt động (tháng 6-2013), tại sân Trung tâm huấn luyện và thi đấu
TDTT tỉnh trở nên sôi động hơn vào 5 giờ 30 mỗi ngày. Với các bài tập
aerobic đơn giản trên nền nhạc sôi động, chương trình thu hút từ 200-500
người tham gia. Không chỉ ở nhà thi đấu mà chương trình còn lan tỏa
rộng khắp 11 huyện, thành phố, tiêu biểu như: Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Trảng
Bom, Xuân Lộc...
Tập luyện TDTT hằng ngày đã trở thành thói quen, niềm vui và là “món
ăn” tinh thần không thể thiếu với bà Hoàng Thị Minh (xã Sông Ray, huyện
Cẩm Mỹ). Ðều đặn mỗi chiều, bà cùng những người cao tuổi ra Trung tâm
văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng của xã để tập dưỡng sinh. Bà
Minh cho biết, những người cao tuổi như bà ngoài thời gian chăm sóc con
cháu cũng ít việc làm. Ngoại trừ những hôm trời mưa, bà đều thu xếp thời
gian để tập dưỡng sinh, vừa giúp rèn luyện sức khỏe vừa được gặp gỡ,
giao lưu với bạn bè nên tinh thần thoải mái hơn.
Theo Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ Nguyễn Văn Thắng, hoạt động rèn
luyện TDTT trên địa bàn huyện thời gian qua được duy trì và ngày càng có
bước phát triển. Số người tham gia phong trào thường xuyên tăng từ
37,5% năm 2018 lên 38,1% năm 2019. Nhiều mô hình câu lạc bộ thể dục
dưỡng sinh, bơi lội, cầu lông, cờ tướng, bóng đá nhân rộng trong các xã
như: Xuân Tây, Xuân Mỹ, Sông Ray, Nhân Nghĩa… thu hút đông đảo nhân dân
đến luyện tập, tạo nên sự chuyển biến mới cho phong trào TDTT của huyện
Cẩm Mỹ.
Tại huyện Trảng Bom, việc triển khai thực hiện phong trào Toàn dân
rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại được thực hiện dưới nhiều
hình thức, phù hợp với mọi đối tượng tham gia. Phó chủ tịch UBND huyện
Trảng Bom Lê Ngọc Tiên cho biết: “Hiện, huyện Trảng Bom có 125 câu lạc
bộ TDTT với nhiều bộ môn như: cầu lông, tennis, bida, thể dục thẩm mỹ;
71/71 ấp đều có khu thể thao trên 500m2 (một số ấp cộng dồn diện tích).
Các trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao của huyện đã phát huy tốt
công năng phục vụ nhu cầu của người dân.
Theo thống kê của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, tính đến thời
điểm hiện tại toàn tỉnh đã trang bị được khoảng 300 dụng cụ luyện tập
TDTT nơi công cộng. Hầu hết các địa phương đều thực hiện việc trang bị
dụng cụ thể thao ngoài trời, nổi bật như: TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh;
huyện Xuân Lộc, Long Thành… Ngoài tập luyện thường xuyên, tại các thiết
chế văn hóa còn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thể thao. Nhờ vậy tỷ lệ
người tập TDTT thường xuyên trên địa bàn tỉnh tăng lên hằng năm, bình
quân tăng 1%/năm. * Phát triển thể thao quần chúng
Cùng với hệ thống dụng cụ luyện tập TDTT ngoài trời, nhiều điểm tập
luyện tại các cơ quan, đơn vị, trường học đã được xây dựng từ nguồn xã
hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư. Việc thành lập các
câu lạc bộ, phòng tập TDTT, khu liên hợp thể thao, sân bóng đá mini cỏ
nhân tạo, phòng tập thể hình… được nhân rộng đã góp phần đa dạng các
loại hình TDTT quần chúng, giúp người dân thoải mái lựa chọn bộ môn thể
thao yêu thích.
Theo Phó trưởng phòng Văn hóa - thông tin huyện Định Quán Thiều Quang
Tân, hiện Định Quán đang đẩy mạnh xã hội hóa TDTT tại các điểm công
cộng và các thiết chế văn hóa. Bởi người dân dù chơi bộ môn thể thao nào
thì tất cả đều hướng đến mục tiêu rèn luyện thân thể, phòng chống bệnh
tật, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.
Người dân ở TP.Biên Hòa rèn luyện sức khỏe tại Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh
“Xã hội hóa TDTT được xem là mô hình phát triển bền vững của phong
trào thể thao quần chúng. Nó không chỉ nâng cao đời sống văn hóa cho
người dân mà còn giúp các đơn vị, cá nhân kết hợp việc giới thiệu, quảng
bá sản phẩm, thương hiệu theo đúng quy định của pháp luật” - anh Thiều
Quang Tân nhấn mạnh.
Trưởng phòng Văn hóa - thông tin TP.Long Khánh Trương Thị Hương cho
hay, ngoài các công trình TDTT cơ bản, hiện thành phố có hơn 50 dụng cụ
luyện tập TDTT tại các công viên, khuôn viên sân vận động và nhà văn hóa
ấp được trang bị từ nguồn vận động xã hội hóa. Từ phong trào này, đời
sống tinh thần người dân ngày càng khởi sắc, đã tạo không khí vui tươi,
phấn khởi sau những giờ lao động vất vả.
Đánh giá về kết quả phong trào TDTT quần chúng trong thời gian qua,
Giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Lê Kim Bằng cho biết: “Hưởng
ứng Cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại,
phong trào tập luyện TDTT trên địa bàn tỉnh đang ngày càng lan tỏa sâu
rộng. Nhờ đó, tạo nên nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh và mang ý nghĩa
thiết thực cho người dân. Đây chính là nền tảng thúc đẩy phong trào TDTT
phát triển, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính
trị, văn hóa, xã hội của tỉnh”.
PLS : Cái dòng sông Tô Lịch trong xanh bị biến thành hôi thối ấy nó là bùa yểm Hà Nội và cả nước ta từ bao nhiêu năm nay đấy ! Cho nên có một bọn Thái thú Trung Quốc từ bao nhiêu lâu nay chúng nó cố giữ cho hôi thối như vậy để Việt Nam bị thối từ óc thối xuống đấy. Mà thi hài Bác ở trong lăng Ba Đình là để yểm cho trái tim của chúng ta bị nhiễm độc đấy ! (Tổ cha ông Lê Duẩn !) Bác nào yêu nước mà tài giỏi thật thì phải xử lý được hai việc ấy đi, thì lúc đó mọi việc sẽ tự nhiên tốt đẹp !
Tổ chức Nhật Bản 'buồn vì Chủ tịch Hà Nội thông tin sai sự thật'
Trong
thông cáo phát đi sáng nay, Tổ chức xúc tiến thương mại và môi trường
Nhật Bản (JEBO) phản bác thông tin cho rằng "Thử nghiệm công nghệ
Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch chưa xin phép thành phố".
"Chúng
tôi xin lấy danh dự ra đảm bảo và khẳng định 100% đây là thông tin sai
sự thật. Thực tế, sau khi có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
ngày 11/4, chúng tôi thực hiện kết luận và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
Ngày
26/4, chúng tôi đã có buổi làm việc tại trụ sở UBND TP Hà Nội để tham
dự cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng chủ trì xem xét về
việc đoàn chuyên gia Nhật Bản và công ty CP Cải thiện môi trường Nhật
Việt (JVE) đề nghị tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và
một góc Hồ Tây”, thông cáo nêu.
JEBO
cho biết tham dự cuộc họp có lãnh đạo các sở: Xây dựng, Ngoại vụ,
TN&MT, KH&CN, Văn phòng UBND TP, Ban quản lý dự án công trình
cấp nước thoát nước và môi trường, công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Sau
khi nghe ý kiến của đoàn chuyên gia Nhật Bản và JVE, ý kiến phát biểu
của các đơn vị dự họp, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng kết luận,
chỉ đạo:
Đồng ý cho đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với JVE thực
hiện thí điểm xử lý làm sạch môi trường nước trên một đoạn sông Tô Lịch
và một góc hồ Tây bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản (đơn vị tự nguyện
thực hiện thí điểm và tài trợ kinh phí thí điểm).
Thống nhất thời điểm thực hiện thí điểm (dự kiến bắt đầu từ 16/5/2019).
JEBO cũng
gửi kèm cả văn bản thông báo 142/TB-VP ngày 9/5/2019 của chính UBND TP
Hà Nội ban hành, trong đó có gửi cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
"Vì
vậy, chúng tôi không rõ thông tin đưa ra về việc chúng tôi không xin
phép TP có căn cứ như thế nào? JEBO cũng đặt câu hỏi Thông báo 142/TB-VP
đã ban hành có giá trị pháp lý không? Có còn hiệu lực không?
Nội
dung văn bản đã ghi rất rõ ràng là “đồng ý cho chúng tôi thực hiện” thì
chúng tôi không hiểu còn phải làm thủ tục xin phép UBND TP nào nữa? Vì
chính UBND TP Hà Nội đã ra văn bản cho phép chúng tôi thực hiện rồi",
thông cáo của JEBO cho biết.
Tổ
chức Nhật Bản thấy buồn vì Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng việc họ
tiến hành thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch mà
chưa xin phép TP.
Kết luận trong thông cáo nêu rõ: "Như kiểu chúng
tôi “làm chui” mà không xin phép UBND TP trong khi thực tế chúng tôi
thực hiện theo thông báo số 142/TB-VP ngày 9/5/2019 của chính UBND TP
nêu rõ đồng ý cho phép JEBO thực hiện".
Cần thủ vây kín khu làm sạch của chuyên gia Nhật trên sông Tô Lịch
XEM VIDEO: Chuyên gia Nhật tắm gội, bơi trên sông Tô Lịch, tháng 8/2019
browser not support iframe.
Chiều
qua, trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Hoàn Kiếm, trả lời về việc xử
lý, làm sạch sông Tô Lịch, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết phía đơn
vị thử nghiệm không hề xin phép TP mà đã thông qua công ty thoát nước Hà
Nội để vào thử nghiệm xử lý.
Trong quá trình thực hiện, JEBO, JVE
đã không tuân thủ yêu cầu của TP. Cụ thể, việc mời các cơ quan báo chí,
sử dụng thông tin truyền thông trong quá trình thử nghiệm để khuyếch
trương công tác thí điểm khi chưa có kết quả thử nghiệm.
Không
phối hợp với các cơ quan khi xử lý thông tin gây ảnh hưởng không tốt đến
dư luận xã hội. Hà Nội đã đề nghị phía tổ chức này và JVE rút kinh
nghiệm, đồng thời nghiên cứu kỹ pháp luật về xử lý môi trường.
Hà Nội cũng đề nghị Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản chuẩn bị các hồ sơ chứng minh năng lực để thẩm định.
Sáng
21/11, thông tin với báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
cho biết Chính phủ quyết định sẽ ứng trước chi phí để hỗ trợ các gia
đình đưa lọ tro hoặc thi hài 39 nạn nhân trong container ở Anh về nước.
Sau đó, địa phương sẽ làm việc với các gia đình để hoàn trả lại chi phí
này cho ngân sách theo đúng quy định.
Cũng
theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Việt Nam đang thống nhất với cơ quan chức
năng Anh các vấn đề về kỹ thuật trong việc đưa nạn nhận về nước, thu xếp
chuyến bay sao cho hợp lý. Các tỉnh, thành có nạn nhân sẽ chủ động
phương án tiếp nhận lọ tro hoặc thi hài tại sân bay, đưa về địa phương
và bàn giao cho gia đình.
Trước thông
tin có doanh nghiệp muốn tài trợ chi phí nêu trên, ông Sơn cho biết
việc này sẽ do doanh nghiệp làm việc trực tiếp với chính quyền địa
phương và các gia đình.
Ngày 14/11,
Bộ Ngoại giao có văn bản thông báo về chi phí đưa thi hài hoặc lọ tro từ
Anh về Việt Nam và đề nghị các địa phương có người tử vong ở Anh là
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hải Dương, Hải Phòng khẩn
trương lấy nguyện vọng của các gia đình.
Chi
phí để mang lọ tro từ Anh về đến sân bay Nội Bài (không bao gồm chi phí
đưa về quê) là 1.170 bảng/trường hợp (tiếp nhận thi thể mang đi hỏa
táng, vận chuyển ra sân bay Heathrow, hoàn thiện các giấy tờ liên quan);
phí vận chuyển hàng không là 200 bảng/lọ tro (50% so với giá thị
trường).
Tổng chi phí là khoảng 1.370 bảng Anh/lọ tro (tương đương 41,1 triệu đồng).
Chi
phí để mang quan tài kẽm từ Anh về Việt Nam tại Anh là 990 bảng (nhận
thi hài mang đi đóng quan tài kẽm, vận chuyển đến sân bay Heathrow, hoàn
thiện các giấy tờ liên quan); phí vận chuyển hàng không là 1.218 bảng
(50% so với giá thị trường).
Tổng chi phí đưa từ Anh về Việt Nam là khoảng 2.208 bảng/quan tài (tương đương hơn 66,2 triệu đồng).
Trước
đó, ngày 23/10, cảnh sát Anh tìm thấy 39 thi thể trong thùng xe
container tại khu công nghiệp Grays, hạt Essex, đông bắc thủ đô London.
Chiếc container được đưa từ Bỉ sang Anh bằng phà từ đêm 22/10.
Tối
8/11, Bộ Công an và cảnh sát Anh thông tin chi tiết về tên tuổi, quê
quán của 39 người chết trong container tại hạt Essex, tất cả đều quốc
tịch Việt Nam. Nghệ An là tỉnh có nhiều nạn nhân nhất với 21 người, Hà
Tĩnh 10 người, Hải Phòng 3 người, Quảng Bình 3 người, Thừa Thiên Huế và
Hải Dương mỗi tỉnh một người.
PLS : Thấy không ? Bọn Bắc Kinh gớm thật ! Sinh viên trẻ của chúng mà chúng còn xử như vậy, thì Việt Nam đối với chúng là cái thá gì ? Nhưng phải thừa nhận là so sánh với tên Đặng Tiểu Bình và vụ Thiên An Môn, thì ông Tập Cận Bình còn khá hơn thật ! Ông Tập Cận Bình, ông đừng đi vào vết xe đổ của Đặng Tiểu Bình, giết thanh niên giết sinh viên thì làm lãnh đạo làm chó gì cho nó ô nhục ra ? Tôi hy vọng là ông thông minh và hiền hậu hơn ! Hãy cho ông Tập Cận Bình một cơ hội !
Cuộc chiến ác liệt ở PolyU và tương lai u ám của Hồng Kông
Cảnh sát bắt giữ các sinh viên cố thoát ra khỏi trường đại học Bách Khoa (PolyU) đang bị vây hãm, ngày 18/11/2019.
Theo thông tin trên mạng xã hội, tất cả các nhóm
biểu tình tổ chức theo quận và phường đã gởi những chiến binh tinh nhuệ
nhất của mình đến đại học Bách Khoa (PolyU). Chuyên gia François
Godement nhận xét : « Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ một số lượng
đáng kể người biểu tình, và có thể mục tiêu hiện nay của họ là gài bẫy
số đang cố thủ ở PolyU, tin rằng trong số đó có những người quyết chiến
nhất ».
Tựa chính các báo Pháp được dành cho vấn đề xã hội như Le Monde với « Tình trạng lão hóa dân số đã làm đảo lộn xã hội chúng ta như thế nào, Les Echos nhận xét « Cải cách hưu bổng vấp phải bức tường thâm hụt ngân sách », La Croix nói về « Câu chuyện của các sinh viên có cuộc sống bấp bênh ». Libération nhìn sang « Irak, một mùa xuân vào tháng 11 ».
Le Figaro nhấn mạnh « Trung Quốc gia tăng áp lực lên Hồng Kông » với
ảnh trang bìa là cảnh sát Hồng Kông đang đàn áp người biểu tình trong
màn khói hơi cay. Ở các trang trong, tất cả các nhật báo Paris hôm nay
đều dành rất nhiều đất cho cuộc chiến đấu vì tự do dân chủ của người dân
Hồng Kông, với các bài phóng sự và phỏng vấn.
Phóng sự của Le Figaro « Cuộc chiến ở PolyU, thành trì của những người nổi dậy Hồng Kông »
tả lại cảnh người đấu tranh tẩu thoát khỏi khu vực trường đại học Bách
Khoa bị vây hãm mấy ngày nay, như trong phim Lý Tiểu Long.
Cuộc tẩu thoát ấn tượng như trong xi-nê
Chống
chọi với những lằn đạn cao su của cảnh sát bay đầy trời trong đêm đen
Hồng Kông, những thân hình mảnh khảnh đu dây từ trên cầu vượt một xa lộ,
vội vã nhảy xuống mặt đường. Một chiếc xe gắn máy trờ tới, đón người
vừa thoát được và biến mất trên xa lộ ngoằn ngoèo giữa những tòa nhà
chọc trời ở khu Cửu Long. Nhờ phương cách táo bạo này mà một số sinh
viên tối hôm qua, thứ Hai 18/11 đã trốn khỏi đại học Bách Khoa (PolyU)
bị cảnh sát bao vây tứ phía. Libération dẫn con số của Apple Daily cho biết có khoảng 100 người trốn thoát bằng cách đu dây, trước khi cảnh sát phát hiện được.
Hàng trăm người biểu tình vẫn còn kẹt bên trong, và từ Chủ nhật 17/11, đã có hơn 400 người bị bắt xung quanh PolyU. Le Monde
tả lại, chiều Chủ nhật, những cuộc đụng độ nổ ra khắp nơi. Ngoài hơi
cay, vòi rồng, lần đầu tiên cảnh sát sử dụng vũ khí âm thanh LRAD (Long
Range Acoustic Device) phát ra tiếng động đinh tai nhức óc, thường chỉ
dùng để giải tán đám đông. Trong khi tại trường đại học này, cảnh sát
kiểm soát tất cả lối ra vào, nội bất xuất ngoại bất nhập. Các « chiến sĩ
xung kích » ở PolyU đã dùng bom xăng bắn cháy được một chiếc xe bọc
thép, và giữ được vị trí nhờ phóng hỏa một cổng vào nhà trường, chặn lối
cảnh sát.
Chiều qua cảnh sát đe dọa bắn đạn thật, sau đợt tấn công lúc rạng đông. Những người cố thủ đã nổi lửa khắp nơi, dùng cung tên để bảo vệ thành trì. Một mũi tên trúng vào bắp chân một cảnh sát, thế là viên chỉ huy cáo buộc « hành động sát nhân », cảnh cáo không nên « vượt lằn ranh đỏ ».
Tất cả cho tiền tuyến !
Nhưng
đến tối, đám đông hàng mấy chục ngàn người sau giờ làm việc đã tập
trung ở khu Cửu Long, nhằm đánh lạc hướng để giúp sinh viên chạy trốn.
Họ
tiến lên trước những ngọn đèn pha xe cảnh sát, dưới ánh lửa màu cam của
bom xăng, trong mùi hơi cay nồng nặc. Đôi khi biển người này kêu la,
lùi lại khi cảnh sát quăng lựu đạn cay, bắn đạn cao su và đôi khi xịt
vòi rồng vào họ. Nhưng rồi đám đông lại tiến về nơi đang diễn ra trận
chiến tối hậu. Trong cảnh hỗn loạn, hình thành những chuỗi người chuyền
tay nhau những chiếc dù, chai nước, thực phẩm và vỏ chai bia chứa dầu
lửa.
Một cử nhân 23 tuổi nói với phóng viên Le Figaro : « Tất cả những thứ này dành cho tiền tuyến. Tôi thì không đủ can đảm để chiến đấu, nên giúp gì được thì giúp ».
Người Hồng Kông như một đàn kiến cần cù, hòa nhã và rất trẻ trung,
thách thức chính quyền mà đằng sau là Trung Quốc cộng sản của Tập Cận
Bình. Bản thân đám đông này đã vạch trần luận điệu của Bắc Kinh, là chỉ
có một nhúm « những kẻ nổi loạn cực đoan », bị cô lập với cư dân Hồng Kông, muốn ly khai với mẫu quốc.
Vây hãm PolyU để truy bắt các chiến sĩ xung kích
Phóng sự của Le Monde « Hồng Kông : Cuộc chiến ác liệt ở PolyU »
cho biết thêm, từ sau khi người biểu tình bị đẩy khỏi trường đại học
Trung Văn (CUHK) ở Sa Điền (Sha Tin) hôm thứ Sáu 15/11, PolyU đã trở nên
thành trì mới của phong trào phản kháng.
Trường này nằm bên cạnh
xa lộ (Tolo Highway) và một tuyến đường sắt (Eastern Line) đã bị người
biểu tình phong tỏa nhiều ngày. Giá trị chiến lược của PolyU còn ở vị
trí ngay lối ra của đường hầm chính trong số ba đường hầm nối đảo Hồng
Kông với phần còn lại của đặc khu, rất đông xe cộ qua lại. Lần đầu tiên
trong lịch sử, đường hầm trung tâm này bị đóng cửa lâu như thế, từ hôm
thứ Tư đến nay.
Theo thông tin trên mạng xã hội, tất cả các nhóm
biểu tình tổ chức theo quận và phường đã gởi những chiến binh tinh nhuệ
nhất của mình đến PolyU. Một nam sinh viên cho biết : « Nếu PolyU thất thủ, phong trào sẽ bị mất hầu hết các thành viên xung kích ». Một nữ sinh viên thổ lộ với AFP : «
Tôi rất sợ rằng nếu thất bại trong trận chiến này, chúng tôi sẽ mất đi
cả cuộc cách mạng. Bọn họ muốn nhân dịp này bắt hết những người đấu
tranh tích cực nhất ». Tương tự, chuyên gia François Godement nhận xét trên Le
Figaro : « Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ một số lượng đáng kể người
biểu tình, và có thể mục tiêu hiện nay của họ là gài bẫy số đang cố thủ ở
PolyU, cho rằng trong số đó có những người quyết chiến nhất ».
Thông điệp tuyệt vọng từ « pháo đài » PolyU
Gerald, một nhân viên 30 tuổi nói với Le Monde,
anh đến để tăng viện cho các sinh viên vốn còn quá trẻ, đang đấu tranh
cho tất cả mọi người. Cô bé Syrus, 16 tuổi, đang trấn giữ balcon Y ở
tiền phương. Nhiệm vụ của cô là mang lại các chai bom xăng càng nhanh
càng tốt cho các chiến sĩ chuyên ném « bom », ở phía dưới cách đó vài
mét. Các cô gái trong trang phục công sở chỉnh tề bơm gaz vào những chai
bia rỗng, ở căng-tin, những người khác nhúng các mũi tên vào một thứ
chất lỏng…Để củng cố tinh thần, các bức tường đầy những áp-phích và hình
vẽ, nhắc nhở « Lý tưởng trụ vững trước những viên đạn », « Chúng ta không sợ chết lẫn bị bắt, vì lịch sử sẽ minh chứng cho ta ».
«
Tôi viết cho quý vị vì cuộc chiến giữa cảnh sát và sinh viên ở đại học
Bách Khoa đã biến thành cuộc khủng hoảng nhân đạo (…). Tất cả các lối ra
đều bị cảnh sát phong tỏa, sinh viên bị kẹt trong chiếc bẫy, không có
đủ thức ăn, nước uống. Một số người bị thương, nhưng xe cấp cứu không
được phép vào, và đa số nhân viên y tế tình nguyện đã bị bắt. Cảnh sát
yêu cầu sinh viên ra khỏi, nhưng khi đi ra thì bị bắt, bị xịt hơi cay,
họ ra lệnh cho các nhà báo không được quay phim (…). Người Hồng Kông
sống trong không khí khủng bố. Tôi cầu cứu cộng đồng quốc tế ».
Thông điệp tuyệt vọng này được Maya, một nữ sinh viên gởi đến báo Libération
chiều thứ Hai. Bóng ma một Thiên An Môn thứ hai, mới cách đây vài tuần
khó thể nghĩ đến, đang đe dọa mọi người. Hôm thứ Hai, đại sứ Trung Quốc
lại Luân Đôn, Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming) đe dọa Bắc Kinh « sẽ không khoanh tay đứng nhìn », và việc sự xuất hiện của quân Trung Quốc đóng tại đặc khu hôm thứ Bảy được coi như một lời cảnh báo.
Thách thức không thể chấp nhận đối với Bắc Kinh
Trong bài xã luận mang tựa đề « Thách thức cho Bắc Kinh », Le Figaro nhận định cuộc khủng hoảng Hồng Kông chừng như đang tiến gần đến giới hạn tối hậu. Cảnh
sát đe dọa giới nghiêm và bắn đạn thật, trong khi người biểu tình trang
bị gạch đá, cung tên, khiến cuộc đối đầu thêm căng thẳng.Theo tờ báo,
việc vây hãm trường đại học Bách Khoa là một sự trả thù : nếu đây là
hành động cuối cùng của phong trào nổi dậy, thì Bắc Kinh chắc hẳn sẽ
giành phần thắng.
Chiến lược nuốt chửng kẻ thù đã mang lại kết
quả. Từ hai triệu người Hồng Kông biểu tình hồi tháng Sáu để bảo vệ dân
chủ, chỉ còn lại năm, sáu trăm thanh niên quyết chiến, bị bao vây trong
một tấm lưới, mà mỗi lần họ cố thoát ra thì cảnh sát lại ngăn chận. Cũng
không hoàn toàn loại trừ giả thiết một sự can thiệp của quân đội. Dù
sao đi nữa, ai sẽ đứng dậy ngăn cản Tập Cận Bình ? Chắc không phải là
Donald Trump, người chú tâm vào đàm phán thương mại, đe dọa sẽ phủ quyết
dự luật ủng hộ Hồng Kông của Quốc hội.
Cuộc nổi dậy Hồng Kông là
thử thách không thể chấp nhận được đối với hoàng đế đỏ, vốn đã bỏ tù
hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương, đòi
hỏi phải huy động « các cơ quan chuyên chính ». Với một chế độ không chịu đựng phong trào phản kháng nào, « nhất quốc lưỡng chế » rất bất lợi về chính trị, dù có những lợi ích từ trung tâm tài chính này.
Theo Le Figaro,
một thất bại trong cuộc bầu cử địa phương dự kiến vào Chủ nhật tới sẽ
nhắc nhở cho thế giới là tương quan lực lượng không chỉ giới hạn ở
trường đại học Bách Khoa. Libération dẫn lời giáo sư
chính trị học Chu Bảo Tùng (Chow Po Chung) cho biết thêm, chiến lược gia
tăng đàn áp của cảnh sát có thể nhằm hủy bỏ cuộc bầu cử địa phương, với
hàng trăm ứng cử viên từ phong trào dân chủ. Nếu chiến thắng, họ sẽ có
quyền bầu ra trưởng đặc khu, điều mà Bắc Kinh muốn tránh bằng mọi giá.
Tương lai xám xịt cho người Hồng Kông
Trả lời phỏng vấn của Le Figaro,
chuyên gia François Godement, cố vấn về châu Á của Viện Montaigne cho
rằng Trung Quốc muốn gây áp lực với chính quyền Hồng Kông để có hành
động cứng rắn hơn trước người biểu tình đòi dân chủ.
Ông Godement
nhận định, tình hình đang bùng nổ, vì những cuộc biểu tình ôn hòa đại
quy mô trong nhiều tháng trời chỉ đạt được một kết quả nhỏ nhoi là việc
rút lại dự luật dẫn độ. Sau đó mới xuất hiện những người phản kháng
triệt để hơn, nhưng đa số người dân vẫn ủng hộ phong trào. Về phía chính
quyền Hồng Kông ngày càng thô bạo hơn. Bắc Kinh ban đầu hy vọng phong
trào sẽ xẹp dần, nhưng điều này không diễn ra. Thế nên hoặc là cảnh sát
Hồng Kông dẹp được các cuộc biểu tình, hoặc có nguy cơ Trung Quốc sẽ can
thiệp bằng một cách nào đó.
Chuyên gia trên nhận thấy bài diễn
văn của Tập Cận Bình tuần trước đầy đe dọa hơn bao giờ hết, và việc quân
đội Trung Quốc đóng tại Hồng Kông xuất hiện cho thấy họ có thể tự ý
hành động mà không cần chính quyền Hồng Kông yêu cầu. Cho đến nay, người
ta vẫn cho rằng sẽ không có việc cho quân đội đàn áp, nhưng mối đe dọa
này đang hiển hiện. Kinh tế Hồng Kông đang suy thoái, và Bắc Kinh không
muốn hình ảnh của mình trên trường quốc tế quá xấu xí. Với tiết lộ của
New York Times vừa qua, kẻ ra lệnh đàn áp Tân Cương đã lộ diện : đó là
Tập Cận Bình năm 2014. Người Hồng Kông có lý do khi lo sợ số mệnh của
đặc khu một ngày nào đó cũng tương tự.
Ông Godement lo ngại cho số
phận của rất nhiều người biểu tình đã bị bắt hoặc nhận diện. Dù trong
đó có nhiều người ôn hòa, nhưng một khi bộ máy đàn áp của đảng Cộng Sản
Trung Quốc bắt đầu khởi động, thì sẽ không dừng lại. Tương lai như vậy
rất u ám cho người Hồng Kông.
Gia đình có người thân tử nạn ở Anh phải trả tiền đưa thi hài về nước
19/11/2019 | 15:42
Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc
(Hà Tĩnh) Bùi Huy Cường cho biết, đã có thông báo của Bộ Ngoại giao về
chi phí đưa thi hài hoặc tro cốt của các nạn nhân tử vong ở Anh về nước
Cũng theo ông Cường, huyện đã giao cho các đoàn thể tổ chức cuộc họp với các gia đình có con tử nạn để lấy nguyện vọng một cách công khai và phân tích cho các gia đình để lựa chọn phương án thuận lợi nhất.
UBND huyện Can Lộc đang yêu cầu 8 gia đình có con tử nạn làm đơn đề nghị giúp đỡ, thể hiện nguyện vọng của gia đình.
Ông Nguyễn Đình Gia, bố nạn nhân Nguyễn Văn Lượng
Ông Nguyễn Đình Gia (trú xã Thanh Lộc),
bố của nạn nhân Nguyễn Văn Lượng cho hay, trước đây gia đình làm đơn
đồng ý tiếp nhận tro cốt của con trai nhưng mới đây, gia đình đã làm đơn
đề nghị cơ quan chức năng giúp đỡ đưa thi hài về quê mai táng.
"Hiện vẫn chưa biết cụ thể thời gian đưa
thi hài của nạn nhân về. Gia đình trước đây làm đơn nhận tro cốt, giờ
chúng tôi được làm đơn lại nhận thi hài. Và gia đình phải đóng chi phí
hơn 66 triệu đồng để đưa thi hài của con về nước", ông Gia nói.
Ông Gia cũng tâm sự, gia đình ông hoàn
cảnh khó khăn, mong được các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm kinh phí để đưa thi
hài con trai về quê sớm nhất.
Trước đó, ngày 14/11, Bộ Ngoại giao có
văn bản thông báo về chi phí đưa thi hài hoặc lọ tro từ Anh về Việt Nam
và đề nghị các địa phương khẩn trương lấy nguyện vọng của các gia đình.
Tổng chi phí để đưa từ Anh về Việt Nam là khoảng 1.370 bảng Anh/lọ tro (tương đương 41,1 triệu đồng).
Về chi phí để mang quan tài kẽm từ Anh
về Việt Nam tại Anh gồm 990 bảng (nhận thi hài mang đi đóng quan tài
kẽm, vận chuyển đến sân bay Heathrow, hoàn thiện các giấy tờ liên quan);
phí vận chuyển hàng không là 1.218 bảng (50% so với giá thị trường).
Tổng chi phí đưa từ Anh về Việt Nam là khoảng 2.208 bảng/quan tài (tương đương hơn 66,2 triệu đồng).
Phen này ASEAN bị mua đứt rồi hay sao ? (Bị Việt Nam bán rẻ hay sao ?)
Việt Nam sẽ làm hết sức để RCEP được ký kết trong năm 2020
ASEAN đã
đạt được tiến bộ rất đáng khích lệ khi tại Hội nghị cấp cao lần thứ 35
vừa qua ở Bangkok, Thái Lan, 15/16 nước đã đạt được sự đồng thuận, tuyên
bố kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
và nhất trí cho Ấn Độ thêm thời gian để cân nhắc trước khi quyết định
có tham gia RCEP
hay không, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng thư ký Ủy
ban Quốc gia ASEAN 2020 tại cuộc họp báo quốc tế ngày 18/11 cho biết.
Họp báo Quốc tế về năm Chủ tịch ASEAN 2020 tại Hà Nội sáng 18/11.
Ông Nguyễn
Quốc Dũng nói: “Chúng tôi rất mong Ấn Độ xem xét để có quyết định phù
hợp với lợi ích chung và với lợi ích của Ấn Độ. Với tư cách là Chủ tịch
ASEAN 2020, Việt Nam rất mong muốn RCEP sẽ được ký trong năm tới và
chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy các bên hoàn tất
RCEP, tiến hành các công việc tiếp theo như rà soát pháp lý, các vấn đề
kỹ thuật còn lại, đồng thời phối hợp, trao đổi thêm với Ấn Độ về quyết
định của nước này và hy vọng RCEP sẽ được ký kết vào năm 2020”.
“Việt Nam rất quan tâm tới RCEP. Đây là
lợi ích chung và cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam trong ủng hộ
tự do hóa thương mại, ủng hộ các cơ chế thương mại đa phương. Nếu RCEP
được thực hiện sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả khu vực, cho xu thế
tự do hóa thương mại toàn cầu, đóng góp vào xu hướng chung để loại bỏ tư
tưởng về chủ nghĩa bảo hộ. Việt Nam rất ủng hộ chủ trương này và Việt
Nam sẽ làm hết sức mình để RCEP được ký kết trong năm 2020”, Thứ trưởng
Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh.
Được bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng
11/2012, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực - RCEP đặt mục tiêu
tăng cường hợp tác kinh tế giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia
mà hiệp hội này đã ký hiệp định thương mại tự do là Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và New Zealand.
Là một hiệp định thương mại tự do quy mô
lớn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, RCEP khi được ký kết sẽ hình
thành một khối thương mại chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu, với tổng dân số
3,56 tỷ người và tạo ra giá trị thương mại hơn 1.000 tỷ USD, tương đương
29% giá trị thương mại toàn cầu./.
Hôm Nhật Hoàng đăng quang, trời có mưa nhiều, có cầu vồng, mà núi Phú Sĩ thì có tuyết đầu mùa ! Toàn là điềm lành ! Hy vọng là thế giới sẽ được thịnh vượng (mưa là tiền), hài hoà và tươi sáng.
Đẹp lộng lẫy lễ diễu hành đăng quang của Nhật hoàng Naruhito
16:12 10/11/2019
Đúng 3h chiều 10-11 (giờ địa phương), trước sự chứng kiến
của đông đảo người dân Nhật Bản, lễ diễu hành đăng quang của Nhà vua
Nhật Bản Naruhito đã chính thức diễn ra.
Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako
xuất hiện trong sự chào đón của người dân. Tân Nhật hoàng vẫy tay và nở
nụ cười chào đón muôn dân của mình. Ảnh: AP
Nhật hoàng và Hoàng hậu diễn hành trên
chiếc xe limousine mui trần, chạy dọc trên quãng đường diễu hành khoảng
4,6 km qua các đường phố của Tokyo đến tư dinh trong khu vực Akasaka.
Ảnh: Reuters
Nghi lễ diễu hành được tổ chức theo nghi
thức quốc gia sau khi Nhật hoàng Naruhito đăng quang để Nhật hoàng và
Hoàng hậu đón nhận lời chúc mừng và chúc phúc của người dân. Ảnh:
Reuters
Lễ diễu hành kéo dài trong khoảng 30 phút,
song hàng nghìn người dân Nhật Bản đã xếp hàng dài trên đường phố từ
sáng sớm để được tận mắt chứng kiến Nhà vua và Hoàng hậu. Ảnh: Reuters
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa
tin khoảng 26.000 cảnh sát đã được triển khai để đảm bảo an ninh cho lễ
diễu hành, trong đó có 3.000 người được cử đến từ các tỉnh khác. Ảnh:
Reuters
Trên đường phố, các phần biểu diễn và những lễ hội nhỏ liên tục được diễn ra để chúc mừng tân Nhật hoàng và Hoàng hậu. Ảnh: AP
Nhật hoàng Naruhito, 59 tuổi, lên ngôi
Hoàng đế Nhật Bản với niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa), có nghĩa là “sự hòa
hợp tốt đẹp,” vào ngày 1-5 vừa qua sau khi Nhật hoàng Akihito thoái vị
một ngày trước đó. Ảnh: AP
Dòng người chờ đón sự xuất hiện của đoàn xe
diễu hành. Trước đó hôm 22-10, lễ đăng quang chính thức của Nhật hoàng
Naruhito đã diễn ra với sự tham gia chứng kiến của gần 2000 quan khách
trong và ngoài nước. Ảnh: AP
Những nghệ sĩ múa trong trang phục truyền thống tham gia các tiết mục chào mừng lễ diễu hành. Ảnh: Reuters