mercredi 25 décembre 2019

4 bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau hàng trăm năm



"Sông Đằng một dải dài ghê
Luồng to sóng lớn tuôn về bể Đông !"

 
Joyeux Noël à tous ! :-)

Các bác có biết vì sao bãi cọc Bạch Đằng sau hàng trăm năm mới phát lộ không ? Là bởi vì có kẻ muốn ỉm đi, giấu biệt đi, để cho không ai biết được di tích trận đánh Bạch Đằng lịch sử nữa ! Chứ những bãi cọc lộ thiên lớn như vậy, làm gì mà không biết, không ai biết ? 

Ehehe, tôi tưởng tượng sau ba lần Ô Mã Nhi dẫn đại quân sang đánh nước ta, mà đến lần thứ ba bị Trùng Hưng nhị thánh bắt được (đố các bác biết đấy là những vị nào đấy ?), thì chắc là nhân dân ta phải sướng điên lên, còn hơn cả trận Việt Nam đoạt HCV Seagames mới đây nữa !

Hồi năm nào bọn Trung Quốc cho dàn khoan vào cắm ở Biển Đông, mà tôi thấy tàu chở thịt trâu của chúng đi ngang qua bị đắm ở Móng Cái, là tôi đã cười thầm, biết rằng Phiêu Kỵ Đại tướng quân đang nhắc bọn giặc Mông rằng tao vẫn đang trấn ở Vân Đồn đây ! Đến cuối năm nay, đột nhiên các bãi cọc Bạch Đằng phát lộ, đúng là Sấm Trạng Trình ứng nghiệm thật rồi !


Ngày xưa một mình Đại Việt đánh tan tác cả đế quốc Nguyên Mông, ngày nay Việt Nam ta sát cánh cùng anh em bạn bè năm châu, lại không diệt được lũ mafia Tàu Cộng ư ?




4 bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau hàng trăm năm


Trước Cao Quỳ (Hải Phòng), người dân cùng các nhà khoa học tìm thấy ba bãi cọc của trận chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).

Cận cảnh 4 bãi cọc liên quan đến trận chiến Bạch Đằng Ngoài Cao Quỳ (Hải Phòng) vừa phát hiện, ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) từng có 3 bãi cọc liên quan đến trận chiến Bạch Đằng 1288 được phát hiện.

4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 1 1_zing_.JPG
Năm 1958, người dân đào đất đắp đê sông Chanh (một phân lưu của sông Bạch Đằng), cánh đồng Yên Giang (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) thì phát hiện có nhiều cọc gỗ.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 2 2_zing_.JPG
Sau nhiều lần khai quật từ năm 1958, các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm chiếc cọc chủ yếu là gỗ lim, táu dài 2,6 đến 2,8 m, đường kính 20-30 cm được cắm thẳng. Khoảng cách giữa các cọc trung bình từ 0,9 m đến 1,5 m. Phần đầu cọc nhô lên đa phần bị gẫy xước do nước bào mòn mất phần giác gỗ.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 3 4_zing_.JPG
Một số cọc được vớt lên có chiều dài 2,6 m đến 2,8 m, phần gốc được vạt nhọn có chiều dài 0,5 m đến 1 m, phần giác đã bị mục mủn nhưng lõi còn rất chắc, dẻo. Các cuộc nghiên cứu, khai quật đều khẳng định, bãi cọc nằm ở cửa sông Chanh này là một phần của trận chiến Bạch Đằng năm 1288.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 4 8_zing_.jpg
Bãi cọc Yên Giang được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Sau đó, di tích được khoanh vùng bảo vệ, dựng bia giới thiệu, tôn tạo đường vào tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan. Đây cũng là địa chỉ để các em học sinh đến tìm hiểu lịch sử, phục vụ việc học tập.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 5 3_zing_.JPG
Hiện bãi cọc Yên Giang còn khoảng trên 300 cây nằm trong lòng đất. Ở khu di tích, bãi cọc được bơm nước đầy mặt ao để bảo tồn.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 6 9_zing_.jpg
Cách đó vài km là bãi cọc Đồng Vạn Muối, thuộc phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 7 10_zing_.JPG
Bãi cọc này được người dân phát hiện trong quá trình canh tác, đào ao năm 2005. Các cuộc khai quật khảo cổ học sau đó tìm thấy tổng cộng gần 200 cọc. Bãi cọc sau đó được vùi lấp dưới lớp bùn để được bảo quản tốt hơn.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 8 8_2_Opt_1.jpg
Cũng tại phường Nam Hòa, năm 2009, bãi cọc Đồng Má Ngựa được phát hiện và khảo sát. Bãi nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc Đồng Vạn Muối khoảng 1 km về hướng nam với trên 200 cọc. Bãi dài 70 m, rộng 30 m. Nhiều loại gỗ có đường kính 6-22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành. Hiện bãi cọc nằm sâu dưới lớp bùn, có phạm vi bảo vệ rộng khoảng 40 ha. Các nghiên cứu cho thấy các bãi cọc nói trên tạo nên những bãi chông ngầm lớn, phức tạp, kín đáo dưới mặt nước trong trận chiến chống Nguyên Mông năm 1288. Ảnh: Lao Động.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 9 7_zing_.JPG
Mới đây, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật 3 hố tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên phát hiện 27 chiếc cọc.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 10 12_zing_.JPG
Các cọc xuất lộ bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc. Trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 11 11_zing_.JPG
Bước đầu, Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 - năm 1288 chống quân Nguyên Mông. Đây là trận địa nhằm ngăn chặn quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Quân địch buộc phải đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn khiến tàu bị nhấn chìm xuống lòng sông Bạch Đằng.

Người dân đổ về bãi cọc nghìn năm tham quan Ngày 23/12, nhiều người dân đến tham quan bãi cọc Cao Quỳ. Họ chia sẻ sự xúc động, tự hào về ý chí chống giặc Nguyên Mông của cha ông thời Trần.
https://news.zing.vn/4-bai-coc-bach-dang-phat-lo-sau-hang-tram-nam-post1029011.html

lundi 23 décembre 2019

Tận mắt ngắm bãi cọc gỗ cổ trong trận chiến Bạch Đằng năm 1288


"Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã
Cũng là bãi đất xưa Ngô Chúa phá Hoằng Thao !"
(Phú Bạch Đằng giang)



Tận mắt ngắm bãi cọc gỗ cổ trong trận chiến Bạch Đằng năm 1288

LÃ TIẾN
(GDVN) - Bãi cọc gỗ cổ khoảng nghìn năm tuổi được phát hiện tại cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) thuộc trận chiến Bạch Đằng năm 1288.
Ngày 20/12, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cùng các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà sử học, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố đã khảo sát thực địa tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê (huyện Thủy Nguyên).
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng cùng các nhà khoa học, chuyên gia, nhà sử học khảo sát thực địa bãi cọc gỗ cổ tại cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) (Ảnh: Lã Tiến)
Từ khoảng 13 giờ, lực lượng chức năng thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên cùng hàng trăm người dân đã có mặt tại khu vực bãi cọc gỗ cổ.
Theo quan sát của phóng viên, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo Cổ học đã khai quật tại cánh đồng Cao Quỳ 3 hố với diện tích gần 1.000 m2.
Tại 3 hố này có nhiều cọc gỗ cổ năm dưới lòng đất với độ sâu khoảng 50 cm đến gần 2 mét.
Bãi cọc với nhiều cọc gỗ cổ có niên đại hàng nghìn năm được cho thuộc trận chiến Bằng Đằng 1288 (Ảnh: Lã Tiến)
Báo cáo sơ bộ của Bảo tàng Hải Phòng cho biết, chiều 1/10/2019, trong quá trình đào vườn tại cánh đồng Cao Quỳ, ông Nguyễn Tuân Triệu (ở thôn 3, làng Mai Động, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên) phát hiện 2 cọc gỗ dài hơn 3 mét, đường kính hơn 30 cm.
Ông Triệu cùng nhiều người dân cho rằng đây có thể là cọc gỗ liên quan đến các trận đánh trên sông Bạch Đằng.
Các cọc gỗ cổ nằm sâu dưới lòng đất (Ảnh: Lã Tiến)
Nhận được tin báo, Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên và Bảo tàng Hải Phòng đã đến lấy mẫu để giám định.
Đến ngày 1/11, đoàn khảo sát do ông Nguyễn Gia Đồi, quyền Viện trưởng Viện khảo cổ học đã xuống hiện trường và phát hiện thêm 9 đầu cọc gỗ khác.
Các cọc gỗ cổ được khai quật có đường kính từ 26 đến 46 cm (Ảnh: Lã Tiến)
Các cọc gỗ này đã gãy phần đầu, màu đỏ sẫm, rắn chắc, phân bố không thẳng hàng, nằm cách nhau theo chiều đông tây khoảng 5 - 7 mét, chiều bắc nam 3,5-5 mét.
Đường kính cọc từ 26-46 cm, một cọc đường kính 14 cm. Trong đó có 4 cọc nằm nghiêng từ 20-45 độ theo các hướng tây, nam.
Kết quả giám định C14 cho kết quả niên đại các cọc gỗ là từ năm 1.270 - 1.430 sau công nguyên.
Các cọc gỗ cổ có thể được chôn/đóng xuống qua lớp bùn đen có niên đại khoảng nghìn năm (Ảnh: Lã Tiến)
Nghiên cứu địa tầng cho thấy khu vực phát lộ cọc là lòng sông bị bồi lấp. Các cọc phát lộ trong lớp bùn xám, có thể được chôn/đóng xuống qua lớp bùn đen lẫn cát hoặc tới lớp trầm tích.
Trên các cọc có ngoàm dùng để luồn dây kéo hoặc mộng ở giữa cọc để giằng ngang.
Dựa trên kết quả khảo sát khảo cổ học kết hợp với các tài liệu lịch sử, văn hóa dân gian… còn lưu giữ tại địa phương, bước đầu nhận định di tích bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) có thể liên quan đến chiến trường Bạch Đằng năm 1288.
Các nhà khảo cổ bước đầu nhận định di tích bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) có thể liên quan đến chiến trường Bạch Đằng năm 1288. (Ảnh: Lã Tiến)
Dựa trên các kết quả trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho khai quật, khảo cổ tại nơi phát hiện các cọc gỗ.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hải Phòng, kết quả khai quật tại 3 hố đã phát hiện 27 cọc gỗ.
Bên cạnh đó, một số người dân tại xã Liên Khê cũng cho biết từng tìm thấy các cọc gỗ tương tự khi canh tác trên cánh đồng Cao Quỳ.
Bãi cọc nằm sâu dưới lòng đất với độ sâu khoảng 50 cm đến gần 2 mét (Ảnh: Lã Tiến)
Bước đầu, Viện Khảo Cổ học nhận định: Bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn;
Đồng thời buộc quân Mông - Nguyên đi theo đường sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Mông - Nguyên xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên với quốc gia Đại Việt.
Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ghi nhận một số hình ảnh thực địa bãi cọc gỗ cổ tại cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng):
Các cọc gỗ cổ được chôn/đóng xuống qua lớp bùn đen lẫn cát hoặc tới lớp trầm tích. (Ảnh: Lã Tiến)
Nhiều chiếc cọc to được làm bằng gỗ lim, nằm sau dưới lòng đất (Ảnh: Lã Tiến)
Nhiều chiếc cọc to, nằm nghiêng có ngoàm dùng để luồn dây hoặc để giằng ngang (Ảnh: Lã Tiến)
Theo các nhà khảo cổ, một số chiếc cọc đã bị mục ruỗng (Ảnh: Lã Tiến)
Các chiếc cọc gỗ cổ phân bố không thẳng hàng, nằm cách nhau 5-7 mét (Ảnh: Lã Tiến)
Khu vực bãi cọc được khai quật có thể liên quan đến trận chiến Bằng Đằng năm 1288. (Ảnh: Lã Tiến)
LÃ TIẾN
https://giaoduc.net.vn/van-hoa/tan-mat-ngam-bai-coc-go-co-trong-tran-chien-bach-dang-nam-1288-post205562.gd

Kinh tế Việt Nam 2019 tăng trưởng ấn tượng

PLS : Em xin chúc mừng bác Xuân Phúc ! Việt Nam thật vinh dự có được một vị Thủ tướng như bác ! Em kính chúc bác cùng bác Trọng được nhiều sức khoẻ, dẻo dai, sáng suốt !


Kinh tế Việt Nam 2019 tăng trưởng ấn tượng

14:29, 23/12/2019
|
- Trong bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu suy giảm thì tăng trưởng của Việt Nam dự báo trên 7%, là một trong những nước tăng trưởng cao nhất châu Á và thế giới. Môi trường kinh doanh vững chắc với lạm phát thấp.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp 2019: “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp – Hội nhập, hiệu quả, bền vững” diễn ra hôm nay (23/12) tại Hà Nội.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
Mở đầu bài phát biểu khai mạc Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sáng nay (23/12), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hôm qua Thủ tướng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có cuộc gặp mặt đoàn thể thao Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc tại SEA Games 30 với 98 huy chương vàng (HCV), nhiều bộ môn lần đầu tiên đạt HCV, đặc biệt là bóng đá nam và nữ. 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chia sẻ tối qua, Thủ tướng có xem chương trình truyền hình rất hay tên “Việt Nam cất cánh” trong đó có câu: “Không phải chỉ cất cánh trên đường băng mà một cá nhân, một doanh nhân, doanh nghiệp, thậm chí cả một quốc gia có khát vọng lớn, hết mình vì khát vọng đó chính là cội nguồn của năng lượng, sức mạnh tiềm ẩn để mang đến thành công và sẽ cất cánh mạnh mẽ, bền vững”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Chinhphu.vn)
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa kết thúc năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cung cấp một số thông tin ban đầu về tình hình kinh tế - xã hội cả nước. Theo đó, trong bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu suy giảm thì tăng trưởng của Việt Nam trên 7%, là một trong những nước tăng trưởng cao nhất châu Á và thế giới. Môi trường kinh doanh vững chắc với lạm phát thấp. Cán cân thương mại thặng dư kỷ lục, trên 9 tỷ USD. Lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cán đích 500 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục chưa từng có. Thâm hụt ngân sách và nợ công giảm đáng kể, năng lực tài chính Nhà nước được củng cố, từ trên 64% năm 2016, nay nợ công Việt Nam chỉ còn 56% GDP. 
Thu hút dòng vốn quốc tế tiếp tục tăng cao, trên 32 tỷ USD, giải ngân trên 17,7 tỷ USD, con số cao nhất trong các năm gần đây. Tỉ lệ hộ nghèo còn 1,45%, con số mà nhà lãnh đạo Myanmar, trong cuộc gặp gỡ mới đây với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã nhận xét là “đáng kinh ngạc”.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sự lớn mạnh của doanh nghiệp không thể thiếu vai trò của Nhà nước, ngược lại, sự yếu kém của doanh nghiệp chắc chắn có phần trách nhiệm của Nhà nước. Với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, Chính phủ kiến tạo phát triển sẽ phải không ngừng tìm cách giảm mức độ rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro do thể chế, chính sách và nhũng nhiễu của bộ máy hành chính gây ra.
Số doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng cao trong 5 năm qua 
Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, quá trình cải cách mạnh mẽ, quyết liệt của Chính phủ cùng với nỗ lực của chính cộng đồng doanh nghiệp đã góp phần tạo nên những điểm sáng ấn tượng của khu vực doanh nghiệp thời gian qua, trong đó có ba điểm sáng quan trọng nhất. 
Một là, tinh thần khởi nghiệp kinh doanh ngày càng mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bằng chứng, số doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng cao trong 5 năm qua, trung bình mỗi năm có thêm trên 126 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2011-2015, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động lên khoảng 760 nghìn doanh nghiệp. Niềm tin, kỳ vọng của các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã có mức tăng đáng kể, trong đó, 76% tổng số doanh nghiệp có kế hoạch tăng đầu tư, mở rộng thị trường trong năm 2020, 49% lãnh đạo doanh nghiệp APEC tại Việt Nam bày tỏ “rất lạc quan” về tăng trưởng doanh thu, cao hơn mức trung bình trong khối APEC là 34%.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị
Hai là, chuyển dịch cơ cấu quy mô và ngành nghề có bước chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp có quy mô vừa tăng lên và doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ có xu hướng giảm. Trong những năm gần đây, tỷ trọng doanh nghiệp quy mô vừa tăng từ 2,5% lên 3,5% tổng số doanh nghiệp, tỷ trọng nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ giảm từ 70% xuống 63%. 
Xu hướng dịch chuyển đầu tư, kinh doanh từ đơn ngành hoặc khai thác tài nguyên thô sang các lĩnh vực chế biến, chế tạo, dịch vụ diễn ra ngày càng mạnh, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, hàng hóa. Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng doanh nghiệp đăng ký trong ngành chế biến, chế tạo đã tăng 40%, trong ngành hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ tăng 56,6% so với giai đoạn 2011-2015. Các mô hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo diễn ra sôi động, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, được các quỹ đầu tư nước ngoài quan tâm, đầu tư vốn. Xu hướng phát triển bền vững, phát triển bao trùm, nâng cao trách nhiệm xã hội cũng được lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh doanh hướng tới cộng đồng thu nhập thấp, nhóm yếu thế trong xã hội như EcoLink, KOTO, KymViet…
Ba là, mức độ linh hoạt và đổi mới sáng tạo trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến lớn và được các tổ chức có uy tín trên thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Chỉ số mức độ năng động trong kinh doanh là một trong ba trụ cột có cải tiến lớn nhất, năm 2019 tăng 12 bậc về thứ hạng so với năm 2018; chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 3 bậc so với năm 2018 và tăng 17 bậc so với năm 2016, lên vị trí 42 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore và Malaysia.
Minh Ngọc
http://vnmedia.vn/kinh-te/201912/kinh-te-viet-nam-tang-truong-an-tuong-du-bao-dat-tren-7-trong-nam-2019-4d33a40/

mardi 10 décembre 2019

Khởi sắc phong trào rèn luyện sức khỏe

PLS : Hoan hô các bác Cộng Sản ! Tổ chức phong trào là nhất các bác ! :-) Dân chúng khoẻ mạnh, thể dục thể thao như vậy thì không lo gì đất nước không phát triển !

Bravo anh Đam, anh cũng bắt đầu khởi sắc rồi đấy ! :-) Mến chúc anh nhiều sức khoẻ, hăng hái phong trào !


Khởi sắc phong trào rèn luyện sức khỏe

Cập nhật lúc 23:32, Thứ Ba, 10/12/2019 (GMT+7)
Phát huy tinh thần toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, phong trào thể dục - thể thao (TDTT) quần chúng trên địa bàn tỉnh ngày một khởi sắc cả về số lượng, chất lượng và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Người dân xã Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ) tích cực tham gia rèn luyện sức khỏe. Ảnh: L.Na
Người dân xã Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ) tích cực tham gia rèn luyện sức khỏe. Ảnh: L.Na
Các môn thể thao đã có sự phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều đối tượng tham gia tập luyện... góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, thể chất của nhân dân.
* Nhiều sân chơi vì sức khỏe cộng đồng
Dạo quanh TP.Biên Hòa vào sáng sớm hoặc chiều muộn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân tham gia tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe. Ðịa điểm tập trung nhiều người là khu vực Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh, Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh, phố đi bộ Nguyễn Văn Trị, một số trung tâm văn hóa - thể thao học tập cộng đồng... Ưu thế của các sân chơi này là không gian thoáng đãng, lắp đặt nhiều thiết bị, dụng cụ thể dục ngoài trời như: đạp xe, xà kép tập tay và ngực, thiết bị xoay vai… rất đơn giản và dễ sử dụng.
Năm 2019, toàn tỉnh có 25% gia đình thể thao và 37,4% người tham gia luyện tập TDTT thường xuyên. Đặc biệt, thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa, huy động đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho thể thao đã góp phần thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu.         
Đặc biệt, từ khi chương trình 30 phút thể thao cho sức khỏe mỗi ngày đi vào hoạt động (tháng 6-2013), tại sân Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh trở nên sôi động hơn vào 5 giờ 30 mỗi ngày. Với các bài tập aerobic đơn giản trên nền nhạc sôi động, chương trình thu hút từ 200-500 người tham gia. Không chỉ ở nhà thi đấu mà chương trình còn lan tỏa rộng khắp 11 huyện, thành phố, tiêu biểu như: Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc...
Tập luyện TDTT hằng ngày đã trở thành thói quen, niềm vui và là “món ăn” tinh thần không thể thiếu với bà Hoàng Thị Minh (xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ). Ðều đặn mỗi chiều, bà cùng những người cao tuổi ra Trung tâm văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng của xã để tập dưỡng sinh. Bà Minh cho biết, những người cao tuổi như bà ngoài thời gian chăm sóc con cháu cũng ít việc làm. Ngoại trừ những hôm trời mưa, bà đều thu xếp thời gian để tập dưỡng sinh, vừa giúp rèn luyện sức khỏe vừa được gặp gỡ, giao lưu với bạn bè nên tinh thần thoải mái hơn.
Theo Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ Nguyễn Văn Thắng, hoạt động rèn luyện TDTT trên địa bàn huyện thời gian qua được duy trì và ngày càng có bước phát triển. Số người tham gia phong trào thường xuyên tăng từ 37,5% năm 2018 lên 38,1% năm 2019. Nhiều mô hình câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, bơi lội, cầu lông, cờ tướng, bóng đá nhân rộng trong các xã như: Xuân Tây, Xuân Mỹ, Sông Ray, Nhân Nghĩa… thu hút đông đảo nhân dân đến luyện tập, tạo nên sự chuyển biến mới cho phong trào TDTT của huyện Cẩm Mỹ.
Tại huyện Trảng Bom, việc triển khai thực hiện phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại được thực hiện dưới nhiều hình thức, phù hợp với mọi đối tượng tham gia. Phó chủ tịch UBND huyện Trảng Bom Lê Ngọc Tiên cho biết: “Hiện, huyện Trảng Bom có 125 câu lạc bộ TDTT với nhiều bộ môn như: cầu lông, tennis, bida, thể dục thẩm mỹ; 71/71 ấp đều có khu thể thao trên 500m2 (một số ấp cộng dồn diện tích). Các trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao của huyện đã phát huy tốt công năng phục vụ nhu cầu của người dân.
Theo thống kê của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã trang bị được khoảng 300 dụng cụ luyện tập TDTT nơi công cộng. Hầu hết các địa phương đều thực hiện việc trang bị dụng cụ thể thao ngoài trời, nổi bật như: TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh; huyện Xuân Lộc, Long Thành… Ngoài tập luyện thường xuyên, tại các thiết chế văn hóa còn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thể thao. Nhờ vậy tỷ lệ người tập TDTT thường xuyên trên địa bàn tỉnh tăng lên hằng năm, bình quân tăng 1%/năm.
* Phát triển thể thao quần chúng
Cùng với hệ thống dụng cụ luyện tập TDTT ngoài trời, nhiều điểm tập luyện tại các cơ quan, đơn vị, trường học đã được xây dựng từ nguồn xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư. Việc thành lập các câu lạc bộ, phòng tập TDTT, khu liên hợp thể thao, sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, phòng tập thể hình… được nhân rộng đã góp phần đa dạng các loại hình TDTT quần chúng, giúp người dân thoải mái lựa chọn bộ môn thể thao yêu thích.
Theo Phó trưởng phòng Văn hóa - thông tin huyện Định Quán Thiều Quang Tân, hiện Định Quán đang đẩy mạnh xã hội hóa TDTT tại các điểm công cộng và các thiết chế văn hóa. Bởi người dân dù chơi bộ môn thể thao nào thì tất cả đều hướng đến mục tiêu rèn luyện thân thể, phòng chống bệnh tật, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.
Người dân ở TP.Biên Hòa rèn luyện sức khỏe tại Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh
Người dân ở TP.Biên Hòa rèn luyện sức khỏe tại Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh
“Xã hội hóa TDTT được xem là mô hình phát triển bền vững của phong trào thể thao quần chúng. Nó không chỉ nâng cao đời sống văn hóa cho người dân mà còn giúp các đơn vị, cá nhân kết hợp việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, thương hiệu theo đúng quy định của pháp luật” - anh Thiều Quang Tân nhấn mạnh.
Trưởng phòng Văn hóa - thông tin TP.Long Khánh Trương Thị Hương cho hay, ngoài các công trình TDTT cơ bản, hiện thành phố có hơn 50 dụng cụ luyện tập TDTT tại các công viên, khuôn viên sân vận động và nhà văn hóa ấp được trang bị từ nguồn vận động xã hội hóa. Từ phong trào này, đời sống tinh thần người dân ngày càng khởi sắc, đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi sau những giờ lao động vất vả.
Đánh giá về kết quả phong trào TDTT quần chúng trong thời gian qua, Giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Lê Kim Bằng cho biết: “Hưởng ứng Cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, phong trào tập luyện TDTT trên địa bàn tỉnh đang ngày càng lan tỏa sâu rộng. Nhờ đó, tạo nên nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh và mang ý nghĩa thiết thực cho người dân. Đây chính là nền tảng thúc đẩy phong trào TDTT phát triển, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh”.
Ly Na
http://www.baodongnai.com.vn/vanhoa/201912/khoi-sac-phong-trao-ren-luyen-suc-khoe-2978107/

dimanche 8 décembre 2019

Tổ chức Nhật Bản 'buồn vì Chủ tịch Hà Nội thông tin sai sự thật'

PLS : Cái dòng sông Tô Lịch trong xanh bị biến thành hôi thối ấy nó là bùa yểm Hà Nội và cả nước ta từ bao nhiêu năm nay đấy ! Cho nên có một bọn Thái thú Trung Quốc từ bao nhiêu lâu nay chúng nó cố giữ cho hôi thối như vậy để Việt Nam bị thối từ óc thối xuống đấy. Mà thi hài Bác ở trong lăng Ba Đình là để yểm cho trái tim của chúng ta bị nhiễm độc đấy ! (Tổ cha ông Lê Duẩn !) Bác nào yêu nước mà tài giỏi thật thì phải xử lý được hai việc ấy đi, thì lúc đó mọi việc sẽ tự nhiên tốt đẹp !

Tổ chức Nhật Bản 'buồn vì Chủ tịch Hà Nội thông tin sai sự thật'

JEBO Nhật Bản thấy buồn vì Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng việc JEBO thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch khi chưa xin phép TP.

Trong thông cáo phát đi sáng nay, Tổ chức xúc tiến thương mại và môi trường Nhật Bản (JEBO) phản bác thông tin cho rằng "Thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch chưa xin phép thành phố".
"Chúng tôi xin lấy danh dự ra đảm bảo và khẳng định 100% đây là thông tin sai sự thật. Thực tế, sau khi có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 11/4, chúng tôi thực hiện kết luận và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
Ngày 26/4, chúng tôi đã có buổi làm việc tại trụ sở UBND TP Hà Nội để tham dự cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng chủ trì xem xét về việc đoàn chuyên gia Nhật Bản và công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) đề nghị tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây”, thông cáo nêu.
Tổ chức Nhật Bản 'buồn vì Chủ tịch Hà Nội thông tin sai sự thật'Tổ chức Nhật Bản 'buồn vì Chủ tịch Hà Nội thông tin sai sự thật'
JEBO cho biết tham dự cuộc họp có lãnh đạo các sở: Xây dựng, Ngoại vụ, TN&MT, KH&CN, Văn phòng UBND TP, Ban quản lý dự án công trình cấp nước thoát nước và môi trường, công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Sau khi nghe ý kiến của đoàn chuyên gia Nhật Bản và JVE, ý kiến phát biểu của các đơn vị dự họp, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng kết luận, chỉ đạo:
Đồng ý cho đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với JVE thực hiện thí điểm xử lý làm sạch môi trường nước trên một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản (đơn vị tự nguyện thực hiện thí điểm và tài trợ kinh phí thí điểm).
Thống nhất thời điểm thực hiện thí điểm (dự kiến bắt đầu từ 16/5/2019).
JEBO cũng gửi kèm cả văn bản thông báo 142/TB-VP ngày 9/5/2019 của chính UBND TP Hà Nội ban hành, trong đó có gửi cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
"Vì vậy, chúng tôi không rõ thông tin đưa ra về việc chúng tôi không xin phép TP có căn cứ như thế nào? JEBO cũng đặt câu hỏi Thông báo 142/TB-VP đã ban hành có giá trị pháp lý không? Có còn hiệu lực không?
Nội dung văn bản đã ghi rất rõ ràng là “đồng ý cho chúng tôi thực hiện” thì chúng tôi không hiểu còn phải làm thủ tục xin phép UBND TP nào nữa? Vì chính UBND TP Hà Nội đã ra văn bản cho phép chúng tôi thực hiện rồi", thông cáo của JEBO cho biết.
Tổ chức Nhật Bản thấy buồn vì Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng việc họ tiến hành thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép TP.
Kết luận trong thông cáo nêu rõ: "Như kiểu chúng tôi “làm chui” mà không xin phép UBND TP trong khi thực tế chúng tôi thực hiện theo thông báo số 142/TB-VP ngày 9/5/2019 của chính UBND TP nêu rõ đồng ý cho phép JEBO thực hiện".
Tổ chức Nhật Bản 'buồn vì Chủ tịch Hà Nội thông tin sai sự thật'
Cần thủ vây kín khu làm sạch của chuyên gia Nhật trên sông Tô Lịch

XEM VIDEO: Chuyên gia Nhật tắm gội, bơi trên sông Tô Lịch, tháng 8/2019
browser not support iframe.
Chiều qua, trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Hoàn Kiếm, trả lời về việc xử lý, làm sạch sông Tô Lịch, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết phía đơn vị thử nghiệm không hề xin phép TP mà đã thông qua công ty thoát nước Hà Nội để vào thử nghiệm xử lý.
Trong quá trình thực hiện, JEBO, JVE đã không tuân thủ yêu cầu của TP. Cụ thể, việc mời các cơ quan báo chí, sử dụng thông tin truyền thông trong quá trình thử nghiệm để khuyếch trương công tác thí điểm khi chưa có kết quả thử nghiệm.
Không phối hợp với các cơ quan khi xử lý thông tin gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội. Hà Nội đã đề nghị phía tổ chức này và JVE rút kinh nghiệm, đồng thời nghiên cứu kỹ pháp luật về xử lý môi trường.
Hà Nội cũng đề nghị Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản chuẩn bị các hồ sơ chứng minh năng lực để thẩm định.

Ông Nguyễn Đức Chung nghi ngờ công nghệ làm sạch sông Tô Lịch của Nhật

Chiều nay, tại buổi tiếp xúc cử tri Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trả lời vấn đề ô nhiễm ....
Thành Nam
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/moi-truong/to-chuc-nhat-ban-buon-vi-chu-tich-ha-noi-thong-tin-sai-su-that-595767.html