PLS : Hồi dịch COVID-19 mới bùng phát mạnh, tôi nghe có tin đồn nói là con coronavirus này được chế ra nhằm để tấn công vào quân đội các nước láng giềng của Trung Quốc. Nếu tin này đúng là thật, thì tôi đố các bác biết là nó được nhằm vào quân đội của nước nào đấy ? Tôi bắt đầu sợ thiệt rồi đó nghen, tôi hy vọng là quân đội của ta phải cảnh giác cao độ ! Các bác có để ý thấy là, các bác sĩ nam của Trung Quốc còn trẻ khoẻ, chỉ trên dưới 30 tuổi thôi, mà họ chết rất nhanh không ?
Bây giờ thì hoá ra là quân đội của Hàn Quốc dính chấu. Tại vì vấn đề là con virus này nó không chịu được khí hậu nóng, cho nên khí hậu Hàn Quốc hợp với nó hơn. Hy vọng là các bạn Hàn Quốc xoay sở tốt. Có cần Việt Nam mình giúp đỡ chuyên gia không ?
Tôi định nói về cái phác đồ điều trị của ta, mà vẫn chưa có lúc nào để làm. Nó rất khác với cách điều trị của các nước khác, đặc biệt là trong việc ăn uống, và giữ vệ sinh cổ họng. Cho nên hồi dịch SARS 2003, ở Việt Nam có 6 người chết, mà tất cả họ là đều ở bệnh viện Việt Pháp, các bác thấy không ? Đó là vì các bác sĩ Pháp họ điều trị khác mình.
Hãng thông tấn Yonhap cho biết:
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông tin đến sáng nay (24/2), có 11 quân nhân
được xác nhận nhiễm Covid-19, khoảng 7.700 người bị cách ly để ngăn chặn
virus lây lan sang các doanh trại khác.
Đến
10 giờ sáng thứ Hai (giờ địa phương), Hàn Quốc có 11 quân nhân đã xác
định nhiễm Covid-19. Trong khi đó, ngày hôm trước mới chỉ có 7 trường
hợp.
4 binh sĩ mới được xác nhận bị nghi ngờ đã tiếp xúc với virus sau khi liên lạc với bệnh nhân bên trong doanh trại.
11
thành viên quân đội nằm trong số 763 trường hợp nhiễm coronavirus mới
của Hàn Quốc. Tính đến thứ hai, nước này đã báo cáo bảy trường hợp tử
vong trong số các bệnh nhân dân sự.
Hàn Quốc cũng đang cách ly khoảng 7.900 binh sĩ tại căn cứ của họ.
"Trong
số họ, khoảng 350 người đã có triệu chứng hoặc tiếp xúc trực tiếp với
bệnh nhân. Nhưng chúng tôi đã áp dụng các tiêu chuẩn kiểm dịch khó khăn
hơn như các bước phòng ngừa", phát ngôn viên của Bộ trưởng Moon Hong-sik
nói ngắn gọn.
Trước đó, vào Chủ nhật (23/2),
Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo lên "nghiêm trọng", mức cao nhất trong hệ
thống bốn cấp của mình, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp bổ sung để
ngăn chặn dịch.
Tất cả các cuộc tập trận ngoài
trời đã bị dừng lại trên toàn quốc, và những người thực hiện các cuộc
tập trận ngoài lắp đặt đã được lệnh quay trở lại căn cứ của họ ngay lập
tức, theo các quan chức.
Để ngăn chặn tình trạng
ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của quân đội, Bộ Quốc phòng cũng ban hành các
hướng dẫn liên quan đến hoạt động cho tất cả các ngành dịch vụ kêu gọi
các biện pháp bổ sung để đảm bảo cảnh giác giữa các nhân viên chủ chốt
tại các đồn biên phòng, trung tâm chỉ huy và kiểm soát quân sự, những
người phụ trách các hệ thống giám sát hàng hải và hàng không lớn.
"Nhìn
nhận tình hình hiện tại một cách nghiêm túc, quân đội của chúng tôi sẽ
duy trì sự sẵn sàng trung thành và chủ động hỗ trợ các nỗ lực của chính
phủ để khắc phục thảm họa", ông Moon nói thêm.
Bộ
Quốc phòng cũng có kế hoạch tiết lộ dữ liệu chính thức về các trường
hợp nhiễm coronavirus mới giữa các binh sĩ hai lần một ngày - vào lúc 10
giờ sáng và 5 giờ chiều - bắt đầu từ thứ Hai.
PLS : Phải công nhận là Việt Nam cư xử rất khác Trung Quốc trong việc phòng chống dịch, các bác thấy không ? Trước tiên là tôi thấy các bác sĩ Việt Nam rất nhanh chóng phổ biến đến dân chúng cách tự phòng chống dịch bệnh, "cẩm nang phòng chống Coronavirus", cập nhật liên tục, thường xuyên. Điều này khiến tôi nghĩ tới bà Kim Tiến và tôi chê bà ấy hồi có dịch bệnh chân-tay-miệng. Hồi ấy dịch hoành hành trẻ con chết rất nhiều, thế mà vào đến bệnh viện, tôi không thấy một tờ thông báo tuyên truyền nào về phòng chống dịch bệnh. Cho nên người ta chê bà Kim Tiến là vì bả có vẻ không có tâm, và các bác thấy là Trung Quốc cũng đang chống dịch Covid-19 theo cùng một kiểu như bả, tức là thiếu từ tâm. May mà bả xuống chức rồi chứ nếu không kỳ này chắc cũng khối người mất mạng !
Vậy các bác sĩ Việt Nam làm thế nào ? Họ công bố ngay lập tức cho dân chúng cách tự phòng chống hiệu quả. Đó là vì mỗi người cũng phải tự lo lấy mình trước, thì chia sẻ bớt gánh nặng cho ngành y tế, chứ tất cả đổ bệnh ra đấy thì ai sức tài thánh mà cứu được ? Thứ hai là, họ gửi ngay hỗ trợ tới vùng dịch, chứ bọn Trung Quốc để dân Vũ Hán tự xoay sở rất lâu, cho nên bác sĩ Vũ Hán cứ chết như ngả rạ. Bác sĩ chết thì còn ai chăm sóc bệnh nhân nữa ? Hồi Bộ Y tế của ta gửi bác sĩ từ các bệnh viện Trung ương tới Vĩnh Phúc, tôi cũng hơi hoảng hốt, thế mà cuối cùng họ cũng dập được dịch ở Vĩnh Phúc, hay thật !
Thứ ba là, bác sĩ của ta họ có nói là họ rút ngay kinh nghiệm từ đợt dịch SARS trước đây, nên họ kinh nghiệm đầy mình, hành động hiệu quả. Thứ tư là, họ rất rành chữa bệnh virus (xứ nhiệt đới mà), cho nên họ chữa bệnh do coronavirus theo cùng một kiểu phòng chống virus nói chung, cho nên tất nhiên là phải hiệu quả. Các bác phải đọc kỹ cái phác đồ điều trị của họ ấy, rất là khoa học, chặt chẽ ! Vân vân và vân vân :-) Tôi theo dõi tình hình bác sĩ ta chống virus thấy thú vị lắm, họ thông minh từ tâm thật, tôi sẽ cập nhật tình hình cho các bác đọc, nếu thấy có gì hay.
Ngoài ra, công đầu chống virus tất nhiên là các bác sĩ, nhưng kế đến là phải kể đến tài năng của anh Vũ Đức Đam. Theo dõi ảnh hoạt động trong lĩnh vực thể thao, sức khoẻ, y tế, là thấy ảnh làm công tác cộng đồng tốt, và là người có tâm. Tôi thấy chính là ảnh mới xứng đáng chức Bí thư Hà Nội, chứ không phải ông Vương Đình Huệ.
Ôm hôn các bác, chúc các bác tăng cường giữ gìn sức khoẻ, phòng chống coronavirus thật tốt nhé ! (Ở bên Pháp này tôi cũng rất lo, vì tôi biết là nếu mắc bệnh mà bác sĩ Pháp chữa là khả năng tử vong cao.)
Kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2020)
ANTD.VN - Khi huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) trở thành tâm dịch
Covid-19, khi xã Sơn Lôi của huyện này bị cách ly toàn bộ trong 20 ngày,
chỉ một lệnh huy động từ Sở Y tế Vĩnh Phúc được ban ra, 65 y bác sĩ từ
khắp các bệnh viện đóng trên địa bàn đã lập tức lên đường đến “điểm
nóng”.
Các bác sỹ sẵn sàng xông pha vào ổ dịch, không ngại vất vả, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng
Phần lớn trong số các y bác sĩ nói trên đến hỗ trợ công tác phòng
chống dịch Covid-19 ở tâm dịch Bình Xuyên với tinh thần tình nguyện.
Trực tiếp ăn, ngủ, khám chữa bệnh cho người dân ở xã Sơn Lôi, nơi có
lệnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” vì có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất
cả nước (7 ca), một bác sĩ của Bệnh viện 74 Trung ương (đóng trên địa
bàn thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc) viết lên những lời thơ đầy xúc động:
“Hoan hô bác sĩ Bảy Tư/Xung phong ra trận chẳng từ hiểm nguy/Blouse
chẳng kịp cài khuy/ Lao luôn vào chặn dịch suy ngay mà...”.
Tại Hà Nội, khi thành phố quyết định cử nhân viên y tế lên Vĩnh Phúc
hỗ trợ chống dịch Covid-19, 3 cán bộ thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
thành phố gồm 2 bác sĩ và 1 lái xe đã tình nguyện lên đường. Hai cán bộ y
tế này đều còn rất trẻ, đó là bác sĩ y học dự phòng Nguyễn Văn Khiêm
(sinh năm 1989) và bác sĩ y học dự phòng Nguyễn Việt Anh (sinh năm
1993). Không quản ngại khó khăn, vất vả, thậm chí có thể nguy hiểm đến
tính mạng khi xâm nhập vào ổ dịch, những cán bộ y tế, bác sĩ y học dự
phòng là những con người xông pha nơi tuyến đầu trong trận chiến với
dịch bệnh, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bác sĩ Nguyễn Văn Khiêm chia sẻ, mỗi khi nhận được thông tin về dịch
bệnh, dù ở bất cứ đâu, anh và các đồng nghiệp đều sẵn sàng đến để điều
tra dịch tễ, lấy mẫu bệnh phẩm làm các xét nghiệm, thực hiện vệ sinh môi
trường, xử lý ổ dịch. So với bác sĩ khối điều trị, bác sĩ y học dự
phòng nhìn chung có phần thiệt thòi hơn vì thu nhập thấp hơn nhiều, công
lao thì lại chẳng mấy ai điểm mặt. “Nhiều lúc cũng sợ vì chỉ cần sơ sẩy
một chút thôi là có thể bị nhiễm bệnh, mang mầm bệnh đó về cho gia đình
và người thân của mình, tuy nhiên vào những lúc đó chúng tôi đã động
viên nhau vượt qua” - bác sĩ Khiêm chia sẻ.
Tương tự, tại Bệnh viện Bạch Mai, dù lãnh đạo bệnh viện thông báo
không bắt buộc nhân viên y tế lao vào tâm dịch Covid-19 mà dựa trên cơ
sở tình nguyện, thế nhưng điều bất ngờ là danh sách đăng ký vào vùng
dịch ngày càng dài hơn. Tiến sỹ Dương Đức Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện
Bạch Mai chia sẻ, nhìn danh sách tình nguyện đó ai cũng thấy ấm lòng.
Ông khẳng định, các bác sĩ tình nguyện vào “tâm dịch” bởi đó là trách
nhiệm với cộng đồng, tất cả vì bệnh nhân, bởi khi bước vào cổng trường
y, ai cũng hiểu sứ mệnh của mình là thế nào.
Thực tế, xã hội đôi khi vẫn còn những cái nhìn phiến diện với ngành
y. Thậm chí khi có sự cố y khoa nào đó, ngay lập tức người ta đặt vấn đề
rằng y đức xuống cấp. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Duệ - nguyên Giám đốc
Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai - người từng trải qua những ngày
chống dịch SARS cách đây 17 năm nhớ lại, 2 bác sĩ và 2 y tá Việt Nam hy
sinh trong trận chiến chống SARS ngày đó không được công nhận liệt sỹ,
sự hy sinh của họ nhanh chóng bị lãng quên. Còn câu chuyện “phong bì”
bệnh viện dù chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” lại bị người ta đay đi
đay lại như mũi dao cứa vào tim những người mặc blouse trắng. Nhưng vượt
qua tất cả, ngay lúc này, khi dịch Covid-19 đang hoành hành, thì y đức
Việt Nam vẫn thăng hoa, sự dấn thân và hy sinh của các y bác bác sỹ đã
chứng minh tất cả.
Họa sĩ Phạm Lực: Tin tưởng Việt Nam sẽ dập tắt dịch Covid 19
Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tôi cảm thấy e ngại và có chút sợ
hãi. Đi ra khỏi nhà là tôi đều đeo khẩu trang, theo khuyến cáo của ngành
y tế, để phòng chống dịch bệnh lây lan cho bản thân và cộng đồng. Với
sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của người
dân, đặc biệt là sự tích cực của các thầy thuốc Việt Nam, cho đến nay
tôi cảm thấy rất yên tâm. Những người dương tính với Covid-19 tại Việt
Nam đều đã được chữa khỏi và xuất viện. Đó là một điều rất đáng mừng và
tôi trân trọng sự cố gắng của đội ngũ y bác sĩ với lòng biết ơn. Nhờ họ,
tôi tin tưởng dịch bệnh Covid-19 sẽ được dập tắt tại Việt Nam. Cuộc
sống của tôi và nhiều người dân khác sẽ trở lại bình thường. Nhân ngày
Thầy thuốc Việt Nam, cho phép tôi được gửi lời chúc mừng tốt đẹp tới các
y bác sĩ. Chúc các thầy thuốc có một sức khỏe dồi dào, một trí tuệ sáng
suốt để sớm tìm ra phương thuốc đặc hiệu chữa trị và dập tắt dịch
bệnh.
Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam Tống Toàn Thắng: Mong các thầy thuốc sớm tìm ra biện pháp chữa trị dịch bệnh
Dịch Covid-19 làm cho kế hoạch biểu diễn đầu năm của Liên đoàn Xiếc
Việt Nam bị xáo trộn. Nhiều chương trình đã phải tạm dừng để phòng chống
dịch. Vì thế đời sống của các nghệ sĩ bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút
đáng kể. Thời gian tạm nghỉ biểu diễn, các diễn viên của Liên đoàn Xiếc
Việt Nam vẫn duy trì tập luyện đều đặn để giữ phong độ ổn định. Đồng
thời, liên đoàn cũng tiến hành các biện pháp phòng dịch, khử trùng theo
khuyến cáo của Bộ Y tế. Tuy nhiên, chúng tôi không biết chính xác, đến
thời điểm nào, dịch bệnh sẽ được dập tắt. Do vậy, mong mỏi lớn nhất của
tôi, đồng thời cũng là của các nghệ sĩ lúc này chính là dịch bệnh sớm
được dập tắt. Để làm được điều đó, tôi trông chờ vào những nỗ lực của
đội ngũ y bác sĩ Việt Nam Nam nói riêng và của ngành y tế nói chung.
Chúc các thầy thuốc mạnh khỏe, có nhiều năng lượng, dồn tâm trí tìm ra
phương thuốc chữa dịch bệnh, đưa đời sống của nhân dân trở lại nhịp sống
bình thường.
Ông Xuân Phúc, ông đúng đấy ! Và Việt Nam chống dịch Covid-19 quá giỏi, thật vinh dự cho các bác sĩ của ta ! (Và cả lãnh đạo của ta, hoan hô anh Vũ Đức Đam !). Các bác sĩ Việt Nam họ đã công bố phác đồ điều trị rất rõ ràng, chừng nào mà bọn Trung Quốc còn chưa áp dụng thì chúng nó còn chết ! Chế ra mấy cái thứ thuốc chống dịch vớ vẩn, có mà mafia kiếm tiền thì có !
Ông Xuân Phúc, các nữ giáo sư, nữ trí thức ủng hộ ông, ông tài giỏi lắm ! Ôm hôn cô giáo Chu Ngọc Thanh ! "Chị em ta bánh đa bánh đúc !" Cái thằng Dương Quốc Chính ấy Facebook của nó thối như cứt !
BTV Tiếng Dân
20-2-2020
Cô giáo Chu Ngọc Thanh,
giáo viên Trường THCS Hùng Vương ở tỉnh Gia Lai, có làm bài thơ ca
ngợi, nhất là đề cao vai trò của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong cuộc
chiến chống dịch Covid-19, đăng trên báo Thanh Niên ngày 18/2/2020.
Bài thơ có tựa đề “Đất nước ở trong tim“, tương tự như bài thơ của cô giáo Nguyễn Thị Lam ở Hà Tĩnh, đã từng gây bão trên mạng gần 4 năm trước: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh“.
Ngày 19/2/2020, Văn phòng Chính phủ đã ra công văn số 1264/VPCP-KGVX khen ngợi và cảm ơn cô giáo Chu Ngọc Thanh. Nội dung công văn có đoạn:
“Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đọc và thấy rằng bài thơ
đã phản ánh đúng thực trạng phòng, chống dịch Covid-19 của đất nước;
thể hiện được niềm tin và tinh thần yêu nước nồng nàn; có ý nghĩa vận
động toàn xã hội (trong học tập và sinh hoạt) cùng đoàn kết, chung sức,
chung lòng thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 mà
Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo và triển
khai“.
Ai đã bịt miệng Thủ tướng? Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng hay Bộ
trưởng 4T Nguyễn Mạnh Hùng? Và vì sao Thủ tướng bị bịt miệng? Facebooker Dương Quốc Chính bình luận: “Văn
thơ hay dở chưa tính, đầu tiên nó phải dựa trên những sự việc có thật
và đúng đã. Bịa đặt để tuyên truyền thì không chấp nhận được, nhất là
lại còn được thủ tướng khen ngợi nữa. Chả nhẽ Thủ tướng cũng bị cô lừa?”
Thủ tướng bị lừa ở chỗ nào? Ông Dương Quốc Chính cho biết, ngoài bài
thơ, còn kèm theo một đoạn văn khá dài, nhưng hầu hết các tờ báo cắt
đoạn văn, chỉ lấy bài thơ để đăng. Ông Chính đưa ra những chi tiết mà cô
giáo Chu Ngọc Thanh đã bịa ra như sau:
“Trong lúc nhân dân các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ biểu
tình không cho người dân của nước họ từ vùng dịch trở về thì
Chính phủ ta lại tuyên bố một câu đơn giản ‘sẵn sàng đón bà con về
nước’. “Trong lúc các nước Nhật Bản, Đài Loan và Philipnes từ chối,
cấm không cho Du thuyền MS Wesrerdam cập cảng dù đã thỏa thuận từ
trước, vì sợ sự lây truyền vi rút Covid-19 thì khi con tàu du lịch
Diamond Princess Nhật Bản chở 3.700 hành khách, trong đó 61 người nhiễm
Covid-19, Chính phủ ta vẫn cho họ được cập cảng Chân Mây (Thừa
Thiên-Huế) và Hạ Long (Quảng Ninh)”. “Cả thế giới nghiêng mình trước một Việt Nam bé nhỏ
nhưng giàu lòng nhân đạo, nhân ái, nhân từ; Cả thế giới ái mộ
một Việt Nam tài giỏi đi đầu trong công tác phân lập để ‘bắt’
được con virut khủng khiếp đó“.
“Với con tàu đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ”.
Ông Dương Quốc Chính đặt câu hỏi: “Thưa cô là chả có người dân
nước nào biểu tình không cho người dân nước họ từ vùng dịch trở về, mà
họ chỉ yêu cầu phải cách ly những người đó mà thôi. VN cũng làm y như
vậy, sao cô phải thủ dâm? Cô làm nhục người dân nước khác để đề cao nước
mình sao? Con tàu Diamond Princess đến VN trong hoàn cảnh VN không hề biết
hành khách trên đó nhiễm virus nCoV, họ cũng đã kiểm tra thân nhiệt hành
khách nhưng không phát hiện được. Tức là VN cho hành khách tự do đi lại
là CHẲNG MAY, sao cô lại thủ dâm là ‘VN không thể thờ ơ’? Lưu ý thêm là Quảng Ninh cũng từ chối 1 con tàu khác cập cảng vì
lý do an toàn dịch bệnh, khiến tàu đó không cập nốt 2 cảng khác của VN.
Sao cô không kể ra?
Việc VN đi đón 30 trên gần 300 người VN còn ở Vũ Hán là việc quá bình thường, sao cô lại đem ra để thủ dâm cho CP? Chả biết cả thế giới nghiêng mình, ái mộ trước VN lúc nào hả cô?!
Cả thế giới chỉ nghiêng mình ngưỡng mộ thủ tướng Hun Sen dám ôm hôn
thắm thiết hành khách nhiễm NCoV mà không cần đeo khẩu trang, ngưỡng mộ
nước Campuchia nhỏ bé mà cảm tử chào đón con tàu có hành khách nhiễm
virus chết người mà thôi!”
***
Chúng tôi xin được đăng lại bài báo: “Thủ tướng gửi lời cảm ơn đến cô giáo sáng tác bài thơ đặc biệt về dịch Covid-19“, đăng trên báo Thanh Niên nhưng đã bị gỡ bỏ chỉ vài tiếng sau đó.
____ Thanh Niên
Thủ tướng gửi lời cảm ơn đến cô giáo sáng tác bài thơ đặc biệt về dịch Covid-19
Mai Anh
20-2-2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa gửi lời cảm ơn đến cô giáo Chu Ngọc
Thanh – tác giả của bài thơ ca ngợi đất nước trong cuộc chiê’n chô’ng
dịch Covid-19.
Ngày 19/2, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc gửi lời cảm ơn đến cô giáo Chu Ngọc
Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương (Gia Lai) – tác gi ả của bài thơ
ca ngợi đất nước trong cuộc chiê’n chô’ng dịch Covid-19.
Theo đó, sau khi bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô Chu Ngọc Thanh
viết được báo chí đăng tải, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc và thấy
rằng bài thơ ph.ả.n ánh đúng thực trạng phòng, chô’ng dịch Covid-19 của
đất nước; thể hiện được niềm tin và tinh thần yêu nước nồng nàn.
Bên cạnh đó, theo Thủ tướng, bài thơ còn có ý nghĩa vận động toàn xã
hội (trong học tập và sinh hoạt) cùng đoàn kết, chung sức, chung lòng
thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chô’ng dịch Covid-19 mà Đảng, Nhà
nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo và triển khai.
Dưới đây là bài thơ đặc biệt về dịch Covid-19 viết cho học trò, ca
ngợi đất nước trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 của cô Chu Ngọc
Thanh:
Đất nước ở trong tim
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất v.ả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiê’n này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
Tính đến ngày 19/2, tất cả 16 ca bệnh nhiễm virus Covid-19 ở Việt Nam đều đã khỏi bệnh và dự kiến sẽ sớm xuất viện.
Khi chia sẻ bài thơ, cô giáo Chu Ngọc Thanh cũng không quên nhắn nhủ
học trò: “Trước hết, cô muốn các em khắc s.â.u trong tim mình bóng hình
đất nước. Và giờ thì cô sẽ nói rõ lý do vì sao cô lại muốn các em làm
điều đó. Ít ngày nữa, các em sẽ đi học trở lại sau vài tuần ng.h.ỉ học
để phòng chô’ng dịch bệnh do virus Corona. Cô trò ta sẽ gặp lại nhau sau
một thời gian dài được nghỉ, và rồi, cô lại tiếp tục công việc của mình
với những bài giảng m.ê s.a.y. Để chuẩn bị cho những bài giảng ấy, cô
muốn b.ắ.t đầu bằng câu chuyện về đất nước mình trong những ngày vừa
qua, những ngày mà báo đài và các cơ quan truyền thông nói rất nhiều về
dịch bệnh”.
“Dịch bệnh thật kh.ủ.ng khiê’p phải không các em? Nhưng hôm nay, cô
không muốn nói về sự kh.ủ.ng kh.i.ế.p ấy, cô cũng không muốn nói nhiều
về cách phòng chô’ng dịch, bởi vì điều đó đã được Bộ Y tế nhắc nhở hằng
ngày. Cô chỉ muốn nói với các em về hình ảnh của đất nước ta trong cuộc
chiê’n chô’ng lại dịch bệnh với sự vào cuộc của cả nước, với sự h.y sinh
cao cả của đội ngũ y, bác sĩ, với sự thận trọng đầy trách nhiệm của tất
cả mọi người… Bởi cô cho rằng, những bài học này, sách giáo khoa và
chương trình học tập sẽ không cập nhật ngay được”, cô giáo nhắn gửi học
sinh.
Cô giáo có bài thơ đặc biệt về dịch Covid-19 cũng bày tỏ h.y vọng của
mình đối với học sinh: “Cô hy vọng rằng các em sẽ khắc sâu trong
tim mình bóng hình đất nước, sẽ cảm ơn thật nhiều nước Việt
Nam hôm nay đã cho ta được sống trong niềm hạnh phúc được sẻ
chia, được che chở. Cô tin rằng, tình yêu đất nước sẽ giúp các
em được hạnh phúc và sẽ trở thành một thứ vốn liếng quý giá
để sau này giúp các em trở thành người giàu về tất cả”.
PLS : Cứ mỗi năm, ngày này, tôi lại cõng em tôi đi chạy giặc !
Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của trên 1.700 liệt sỹ. Bà
Nguyễn Thị Đạo, 83 tuổi, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Văn Thịnh - chiến sĩ Đại
đội 11, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 149, Sư đoàn 356 - bên bia mộ của con
trai mình tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên. Nguồn: Internet.
Hà Tuấn Ngọc |
Thứ Hai, 17/02/2020 11:39 GMT +7
GỬI NHỮNG NGƯỜI ĐI GIỖ TRẬN VỊ XUYÊN
Hôm nay giỗ trận Vị Xuyên
Những người ngã xuống vùng biên một ngày
Linh hồn các bạn có hay
Người thân, đồng đội lên đây trùng phùng
Khói hương tỏa khắp một vùng
Dãi thây trăm họ, anh hùng riêng ai ?
Hai ngàn hài cốt vẫn phơi
Nghị trường bỏng rát mấy lời gió mây
Trời cao cùng với đất dày
Nhớ ngày giỗ trận đất này năm xưa
“Mai sau dù có bao giờ”
Câu “trai thời loạn” mịt mờ…quen quen
Mai sau ai nhớ, ai quên
Đi lên ải Bắc qua miền Hà Giang
Dừng chân…nếu có mơ màng
Thấy bao người lính xếp hàng trong mưa
Mấy trăm năm vẫn đứng chờ
Sử quan viết lại mối thù ngàn năm…
Để thảnh thơi để yên nằm
Vui lòng nhắm mắt trong lòng quê hương.
H-T-N
Rút từ VỀ MIỀN LỤC BÁT - NXB HNV 2018
http://vanhien.vn/news/gui-nhung-nguoi-di-gio-tran-vi-xuyen-74756
PLS : Bọn Quảng Ninh láo, sao chúng dám tự tiện làm thế ? Lại bọn Thái thú Tàu chơi đểu Việt Nam mình hay sao ? Chúng tưởng đấy là đất Trung Quốc, muốn làm gì thì làm như ở Vũ Hán hay sao ? Dân Vũ Hán phải trả giá bằng sinh mạng của họ, vì bọn lãnh đạo đểu cáng ngu xuẩn đấy ! Các bác cách chức ngay cái thằng cha nào ra cái lệnh ấy, nó không có tử tế gì đâu ! Đang lúc Việt Nam khó khăn chồng chất như thế, mà nó đổ thêm dầu vào lửa, các bác hỏi xem chúng nó muốn gì ?
Không cho tàu Aida Vita cập cảng Hạ Long, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh chấn chỉnh
0
Yên Vân
ANTD.VN -Sau sự việc ngày 13-2, khi
UBND tỉnh Quảng Ninh từ chối cấp phép cho tàu du lịch quốc tịch Italy
cập cảng Hạ Long, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã yêu cầu UBND tỉnh Quảng
Ninh chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.
Trước đó, Báo ANTĐ đã đưa tin về việc
tàu Aida Vita (quốc tịch Italy) không được cấp phép cập cảng tại Hạ
Long. Tàu Aida Vita chở hơn 1.116 khách châu Âu (95% quốc tịch Đức,
không có châu Á), xuất phát từ Bali, Indonesia ngày 17/01, qua 09 cảng
(không có Trung Quốc, Hồng Công). Sau khi bị từ chối nhập cảnh Hạ Long
tàu quyết định hủy toàn bộ hành trình tới Việt Nam tại 3 cảng còn lại là
Đà Nẵng (15/02), Nha Trang (17/02) và Thành phố Hồ Chí Minh (18/02).
Sau sự việc này, Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh chấn chỉnh, rút kinh nghiệm. Phó Thủ
tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp
tục thực hiện nghiêm các Chỉ thị, công điện và văn bản chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19, không để
xảy ra các trường hợp tương tự. Bảo đảm thực hiện chặt chẽ công tác quản
lý nhập cảnh đối với khách du lịch nước ngoài và phương tiện vận chuyển
đến từ/đi qua vùng dịch, thực hiện cách ly y tế theo đúng hướng dẫn của
Bộ Y tế nhằm kiểm soát tốt sự lây nhiễm của dịch bệnh Covid-19, đồng
thời tránh để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu hút du
lịch.
Sắc thanh hương vị dịu dàng
Khẽ khàng ai rót chén tàng các xưa
Mời em, hoa cúc hiên mưa
Cỏ sương còn đọng quanh bờ tầm xuân
Cứ chầm chậm, cứ bâng khuâng
Cho ta vẽ lại đường tâm quanh người. Lý Thừa Nghiệp
https://hopluu.net/p121a3429/tem-mieng-trau-xanh
Nghị viện Châu Âu (EP) ngày
12/2 bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định
Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EU).
Cụ thể, EVFTA được thông qua với 401 phiếu thuận, còn EVIPA được thông qua với 407 phiếu thuận.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh ngày 12/2 cho biết Việt Nam sẽ phê chuẩn EVFTA trong kỳ họp quốc hội sắp tới.
Trước
đó, EVFTA và EVIPA đã được Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Nghị viện
châu Âu thông qua ngày 21/1 tại Brussels, Bỉ, để trình lên EP. Theo đó,
EVFTA được thông qua với số phiếu 29/40, trong khi EVIPA được chấp nhận
với 26 phiếu thuận.
Việt Nam và EU đã ký EVFTA và EVIPA tại Văn
phòng Chính phủ ở Hà Nội hôm 30/6, cột mốc quan trọng mở đường cho quá
trình phê chuẩn ở Nghị viện Châu Âu và Quốc hội Việt Nam.
Tại
cuộc họp báo tối 31/10 của phái đoàn Nghị viện Châu Âu sang thăm Việt
Nam, từ trái qua: Jan Zahradil, Phó chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế;
Bernd Lange (giữa), Chủ tịch ủy ban; và Giorgio Aliberti, đại sứ EU tại
Việt Nam. Ảnh: Trọng Thuấn.
Đàm
phán thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và EU chính thức bắt đầu
từ tháng 6/2012 và kết thúc vào ngày 2/12/2015. Tuy nhiên, việc đưa ra
kết luận chính thức về thỏa thuận bị trì hoãn vì hai bên phải chờ Tòa án
Công lý Châu Âu (ECJ) quyết định về yêu cầu đối với việc phê chuẩn thỏa
thuận.
Theo ý kiến được ECJ đưa ra vào tháng 5/2017, Ủy ban Châu
Âu quyết định chia thành 2 thỏa thuận riêng biệt để ký kết và phê
chuẩn. Trong khi EVFTA chỉ cần sự phê chuẩn của Nghị viện Châu Âu để có
hiệu lực thì EVIPA cần cả sự phê chuẩn của quốc hội tất cả các nước
thành viên EU.
EVFTA được trông chờ không chỉ vì đây là thỏa
thuận song phương "thế hệ mới" mà còn vì đây là FTA thứ tư mà EU ký kết
tại châu Á, sau các thỏa thuận với Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Việt
Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU tại Đông Nam Á, sau
Singapore, với kim ngạch hai chiều đạt mức 50 tỷ euro/năm về hàng hóa và
4 tỷ euro về dịch vụ. Hiệp định được kỳ vọng mở ra giai đoạn mới trong
giao thương giữa hai bên.
"65% thuế quan hàng xuất khẩu của EU
tới Việt Nam sẽ được loại bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực, trong khi
số còn lại sẽ được loại bỏ dần dần trong thời gian 10 năm", Hội đồng
Châu Âu cho hay trong một thông cáo hồi tháng 6. Trong khi với hàng Việt
Nam xuất khẩu sang EU, con số tương ứng lần lượt là 71% và 7 năm.
PLS : Hoan hô các bạn trẻ ! Nuôi ăn là được phúc đức vào bậc nhất đấy ! Các bạn cố lên ! :-D Càng ăn nhiều rau trái, hoa quả, thì càng khoẻ, càng đẹp !
Tôi rất giận các bác để cho thương lái đập bỏ hoa vào dịp Tết. Mình không ăn được thì để người khác ăn ! Buôn bán được thì buôn, không thì đi buôn cứt bán cho chó, việc gì phải đi buôn hoa rồi dẫm đạp lên hoa ? Đấy là một cái tính tình ghê tởm, cho nên bọn thanh niên Việt Nam chúng mới có cái thói không yêu được thì chà đạp, tạt a xít, giết người yêu ! Các bác để như thế mà thấy được à ? Thiệt tình tôi thấy cái ông Nguyễn Thiện Nhân ổng vô cảm phát ớn luôn !
Bất ngờ với điểm phát miễn phí hàng tấn dưa hấu ở TP HCM và Đồng Tháp
(NLĐO) - Người dân TP HCM mua dưa hấu
của nông dân Gia Lai rồi đem trở lại TP phát miễn phí để cứu nông sản
đang rớt giá.
Sáng 9-2, hàng trăm người tìm đến một điểm phát dưa hấu nằm trên đường Lạc Long Quân, quận 11, TP HCM để nhận miễn phí.
Đây là dưa được nông dân trồng tại Gia Lai và nhiều ngày qua không thể xuất khẩu sang Trung Quốc bởi ảnh hưởng dịch Corona.
Giá
dưa hấu mọi năm đạt từ 8.000-10.000 đồng/kg, tuy nhiên lần này hạ còn
còn 4.000 đồng/kg. Trong 7 ngày tới sản lượng dưa sẽ vào đỉnh điểm thu
hoạch trong khi phía thương lái Trung Quốc đã ngưng mua. Nếu không bán
được chỉ có thể vứt bỏ tại vườn. Trung bình mỗi sào dưa hấu vốn người
nông dân bỏ ra 8 triệu đồng thu hoạch gần 2 tấn dưa. Như vậy muốn thu
hồi lại vốn phải bán 5.000 đồng/kg.
Trước tình trạng này, một nhóm bạn trẻ đã lên tận các nhà vườn mua nhiều tấn dưa để vận chuyển xuống TP HCM phát miễn phí.
Ít nhất 3 tấn dưa hấu được người dân TP HCM thu mua giúp nông dân Gia Lai và phát tặng miễn phí.
Hay tin tặng dưa miễn phí đông đảo người dân tìm đến để lấy mang về
Một vài người chung tay bằng cách bỏ tiền vào thùng nhựa để hỗ trợ một phần kinh phí giúp nhóm tình nguyện.
Dự kiến trong những ngày tới người dân TP HCM sẽ mua thêm nhiều tấn dưa tiếp tục phát miễn phí
Chỉ trong vòng 10 phút đã có 3 tấn dưa hấu phát ra miễn phí.
Nhiều người vui mừng khi nhận được dưa hấu miễn phí
"Trong
vòng 10 phút đã phát tặng 3 tấn dưa hấu. Ngày mai (10-2) chúng tôi sẽ
tặng thêm 10 tấn dưa hấu. Ban đầu ý định muốn tặng miễn phí nhưng sau đó
một số người dân ngỏ ý chung tay nên chúng tôi đặt một chiếc thùng
nhựa. Ai tuỳ tâm thì ủng hộ để chúng tôi tiếp tục giải cứu dưa hấu" -
một mạnh thường quân tặng dưa hấu, nói.
Ngoài ra, nhóm tình nguyện này còn mang đến tặng các trung tâm dưỡng lão để giải phóng thêm số lượng dưa hấu đang rớt giá.
Tại
Đồng Tháp, trong 2 ngày 8 và 9 – 2, hàng trăm người tìm đến một điểm
phát dưa hấu nằm trên đường thuộc thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông để
nhận miễn phí. Đây là dưa hấu được nông dân trồng đến mùa thu hoạch
nhưng không thể bán được do ảnh hưởng dịch corona.
Chị Hồ Ngọc Diễm Trinh ngồi phát dưa hấu miễn phí trên đường cho người dân
Nhiều người dân đến nhận dưa hấu miễn phí
Là
người mua dưa hấu giải cứu cho nông dân, chị Hồ Ngọc Diễm Trinh (ngụ
thị trấn Tràm Chim), cho biết: "Mấy ngày qua, người dân trồng dưa hấu
trên địa bàn huyện gặp khó khăn về đầu ra. Tôi đã quyết định mua 1,2 tấn
dưa hấu để chung tay giúp đỡ nông dân trồng. Sắp tới, sản lượng dưa sẽ
vào đỉnh điểm thu hoạch trong khi phía thương lái Trung Quốc đã ngưng
mua. Nếu không bán được chỉ có thể vứt bỏ tại vườn. Tôi sẽ vận động
người nhà tiếp tục mua dưa hấu để ủng hộ nông dân vượt qua khó khăn".