mercredi 17 juillet 2019

Vũ khí Trung Quốc biến thành "đống sắt vụn" chỉ sau 3 tháng ở Biển Đông?

PLS : Hehehe, có giỏi thì cứ đổ tiền xuống đấy ! :-)

"Lạc Long Quân hùng mạnh cha ta
Ngự đáy biển sâu nổi phong ba
Chôn vùi hải tặc, đưa gió thuận
Biển Đông vạn dặm của muôn nhà !"


Vũ khí Trung Quốc biến thành "đống sắt vụn" chỉ sau 3 tháng ở Biển Đông?

© REUTERS / U.S. Navy
Châu Á
URL rút ngắn
30
Thời tiết khắc nghiệt đã nhanh chóng bào mòn và phá hủy các hệ thống vũ khí và cơ sở hạ tầng được Trung Quốc xây dựng và triển khai trái phép ra các đảo nhân tạo ở Biển Đông, Infonet phản ánh.
Để giảm bớt tác động của thời tiết khắc nghiệt, các chuyên gia Trung Quốc đang nghiên cứu một chất phủ mới nhằm kéo dài thời gian hoạt động của các hệ thống vũ khí và cơ sở hạ tầng ở Biển Đông.  

“Một khẩu pháo đã bị rỉ sét và không thể hoạt động chỉ sau 3 tháng được triển khai ra đảo nhân tạo ở Biển Đông”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời một nhà nghiên cứu Trung Quốc giấu tên.
Điều đáng nói, không chỉ các loại vũ khí mà ngay cả radar, hệ thống phóng tên lửa, cầu cảng, tòa nhà sân bay và đường băng, đường ống dẫn nằm trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc cũng nhanh chóng bị phá hủy vì yếu tố thời tiết.
Do đó, quân đội Trung Quốc có ý định đưa lớp phủ graphene lên các khí tài kim loại. Lớp phủ này thực chất là một ứng dụng dân sự được các nhà khoa học Anh phát triển từ năm 2004 với độ dày chỉ bằng một nguyên tử nhưng độ cứng lại gấp 100 lần thép.
Còn theo ông Hu Qigao, Giáo sư Học viện Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đang phải "trả giá đắt" vì xây dựng ồ ạt các công trình nhân tạo trái phép ở Biển Đông trong giai đoạn từ năm 2013 - 2015.
"Trung Quốc không nghiên cứu đầy đủ các yếu tố môi trường tự nhiên ở Biển Đông cũng như tác động của chúng đối với cấu trúc kỹ thuật trên các đảo đá. Việc thiết kế và xây dựng các dự án đảo đá được tiến hành theo lịch trình gò bó và không có được những đánh giá khoa học sâu sát và dài hạn", ông Hu chia sẻ trên tờ Defence Technology Review.


Theo ông Hu, những tác động từ thời tiết ở Biển Đông bao gồm nhiệt độ, độ ẩm cao, sương mù, nồng độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn.
"Tốc độ hủy hoại thiết bị quân sự và các cấu trúc ở Biển Đông khiến quân đội Trung Quốc "thực sự bị sốc", ông Hu nhấn mạnh.
"Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị tan ra sau chưa đầy 3 năm trong khi những thiết bị bằng kim loại không thể hoạt động vì bị gỉ sét trong khoảng thời gian chưa tới 1 năm", ông Hu nói thêm.
Cũng theo ông Hu, tình trạng ăn mòn không chỉ tác động nghiêm trọng đến các cấu trúc kỹ thuật và cơ sở hạ tầng trái phép của Trung Quốc mà còn khiến Bắc Kinh tốn rất nhiều tiền để sửa chữa và vận hành.
Dù quân đội Trung Quốc không công khai về số tiền phải chi để bảo dưỡng vũ khí nhưng trong một nghiên cứu được công bố bởi Viện Khoa học Trung Quốc vào năm 2017, tình trạng ăn mòn nói chung đã khiến Bắc Kinh chi hơn 300 tỷ USD vào năm 2014.
Nói cách khác, rỉ sét chính là "cơn ác mộng" đối với bất cứ đội quân nào trên thế giới. Trong một bản báo cáo hồi năm ngoái của Lầu Năm Góc, để đối phó với tình trạng hao mòn vì yếu tố thời tiết lên các chiến đấu cơ, tàu thuyền, tên lửa và vũ khí hạt nhân, Mỹ đã phải chi số tiền lên tới 21 tỷ USD mỗi năm.

Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị thương mại lên tới 5 ngàn tỷ USD mỗi năm. Thậm chí, để hiện thực hóa những tuyên bố chủ quyền phi lý, Trung Quốc đã cho tăng cường cải tạo, xây dựng hàng loạt hòn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Bắc Kinh còn tiến hành quân sự hóa Biển Đông bằng cách triển khai vũ khí ra một số đảo nhân tạo.
Trong khi đó, Việt Nam đề nghị mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền và các lợi ích chính đáng của mọi quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực'.
Về phía Hoa Kỳ, Washington thường xuyên lên án những hành động phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông và thường xuyên điều tàu thực hiện tuyên bố về tự do hàng hải. Hoa Kỳ cho rằng hành động của quân đội Trung Quốc đã 'làm xáo trộn' tình hình và trái với cam kết của Bắc Kinh về việc không quân sự hóa trong khu vực.
https://vn.sputniknews.com/asia/201907167791990-vu-khi-trung-quoc-bien-thanh-dong-sat-vun-chi-sau-3-thang-o-bien-dong/

mardi 16 juillet 2019

Những lời cuối cùng của Thầy Hoàng Tụy

PLS : Thế là cụ Hoàng Tuỵ đã đi rồi ! Có những người mà mình tưởng là họ sẽ không chết ! Mong cụ được an nghỉ mát mẻ nơi suối vàng !

Em cũng đồng ý với thầy là điều quý nhất ở đời chỉ là một chút tình thân, tình thương ! Nhưng
thầy ơi, nước nhà cũng có được độc lập, nhân dân cũng được hạnh phúc hơn xưa đấy chứ ? Việt Nam cũng bắt đầu văn minh hơn rồi ! Còn nếu muốn "hoàn toàn độc lập", "hoàn toàn hạnh phúc", thì đời có gì là hoàn toàn, hoàn hảo đâu ?

Em xin kính vái vong linh
thầy !


Những lời cuối cùng của Thầy Hoàng Tụy

Ngày mồng 7 tháng 6 năm 2019, ba anh em chúng tôi, Phạm Duy Hiển, Chu Hảo và tôi, đến thăm Thầy Hoàng Tụy ở nhà Thầy tại ngõ 260 Đội Cấn Hà Nội. Thầy Hoàng Tụy ốm nặng đã nhiều tháng, những dịp ba anh em cùng có mặt ở Hà Nội thế nào cũng rủ nhau sắp xếp cùng đến thăm Thầy. Tôi là học trò của Thầy Tụy hồi năm 1947 khi học Chuyên khoa Toán ở trường Lê Khiết, Quảng Ngãi; anh Phạm Duy Hiển là học trò Thầy Tụy khi Thầy dạy môn Thiên văn ở Đại học, một điều ít ai biết; anh Chu Hảo tuy không học trực tiếp với Thầy Tụy nhưng cũng luôn tự coi mình là học trò của Thầy.
Hôm chúng tôi đến thăm, Thầy Tụy vừa ở bệnh viện Việt Pháp về nhà. Trước đó, Thầy đã trở bệnh rất nặng, có lúc hầu như không còn biết gì, phải vào viện ngay. Chị giúp việc vẫn theo sát chăm sóc Thầy kể: Ở viện mấy hôm, lúc tỉnh lại Thầy hỏi: “Trí tuệ của tôi nó đi đâu mất rồi?”.
Khi chúng tôi đến nhà, Thầy đang nằm trên ghế đi-văng, đã khá tỉnh táo hơn, Thầy nhận ra tất cả anh em chúng tôi, gọi tên từng người. Chúng tôi lưu luyến ngồi lại với Thầy gần một tiếng đồng hồ. Thầy nói vẫn khó nhọc, chậm rãi, ngắt quãng, nhưng nói nhiều. Các anh chị con Thầy trong nhà bảo từ khi ốm nặng chưa bao giờ Thầy nói nhiều thế, và sau đó cho đến khi mất vào ngày 14 tháng 7, Thầy cũng không nói như thế nữa. Chúng tôi ngồi nghe, hết sức cảm động, có cảm giác Thầy Hoàng Tụy kính yêu của chúng tôi, của chúng ta, đã nói với chúng tôi những lời trăng trối, những lời nhắn nhủ tâm huyết cuối cùng, Thầy cũng nhìn lại vắn tắt mà khái quát sâu sắc cuộc đời mình, cho đến những ngày cuối đời vẫn trằn trọc lo cho vận mệnh đất nước.
Tôi may mắn ghi lại được một clip về những giây phút quý giá bên Thầy. Tôi xin chép lại sau đây, vì nghĩ đây là những lời cuối cùng của một nhà trí thức lớn, vị sĩ phu cao quý thời nay của đất nước gửi lại cho tất cả chúng ta.
 
IMG_3697

LỜI THẦY HOÀNG TỤY 

“… Tôi bây giờ không còn sức quan tâm đến chuyện nước nữa rồi… Bây giờ công danh sự nghiệp chỉ là chuyện phù vân… Nhưng kể ra hạnh phúc ở đời cũng khó lắm thay… Nhưng kể ra sống mà trọn được một kiếp cũng thật là khó…
Các anh cùng tuổi cho nên những ngày này vẫn gặp nhau thường xuyên, đó cũng là điều an ủi, còn tôi một mình buồn lắm các anh ơi. Cô độc hết sức.
[Thầy gọi tên từng người] Anh Chu Hảo, anh Nguyên Ngọc, anh Phạm Duy Hiển…
Mọi chuyện ở đời đều là phù vân, nhưng cuộc đời không phải là phù vân. Sống cho phải cuộc đời cũng khó lắm chứ. Tôi nay 92, mọi chuyện hình như đến đây là chấm dứt, nhưng chưa chết. Cuộc đời lắm nháo nhăng, chẳng lẽ đi qua mà chả có ý kiến gì, nhưng mà có ý kiến thì mất lòng nhiều người, tôi cũng đã làm mất lòng nhiều người. Tôi rất buồn nhưng biết làm sao.
Các anh gần nhau có chuyện trò được, còn tôi cô độc một mình buồn lắm các anh ơi, tôi buồn vô cùng… Khi trẻ thì tưởng đến lúc già sẽ khác mà chẳng khác bao nhiêu. Buồn quá, biết làm sao…
Cám ơn các anh.
Người ta nói cuộc đời… cuộc đời là phù vân, không phải đâu… Lỡ biết bao nhiêu việc muốn làm mà không làm được, cho nên rời khỏi cuộc đời này là một nỗi tiếc… cho nên tất nhiên là cũng mong tất cả các bạn tiếp tục con đường… Hồi trẻ tôi lạc quan, bây giờ không phải bi quan nhưng mà cũng hết lạc quan rồi. Có thật sống để mà làm trọn mọi nhiệm vụ trong mọi kiếp thấy cũng không dễ, được cái này thì mất cái kia. Ông Trời cũng đa đoan. Cứ như lẽ tự nhiên thì có lẽ cuộc đời sướng hơn. Tôi bây giờ 92, muốn chết nhưng mà nào có chết được đâu. Nhưng chắc là tôi đi trước các anh. Dẫu sao tình bạn mấy chục năm cũng đáng cho chúng ta ghi lại và trung thành với nó.
Người ta cứ nói công danh sự nghiệp, nhưng tất cả đều là phù vân, còn lại ở đời chỉ là một chút tình thân. Dù sao thì cũng chào các anh trước khi đi.
Dù sao tôi cũng cố gắng sống một cuộc đời trung thực, không bao giờ nói trái lòng mình, dù cho lời nói làm bất bình bất cứ ai, có lẽ đó là ưu điểm của tôi, còn khuyết điểm thì chắc nhiều lắm.
Hồi trẻ tôi tưởng đến tuổi này là nước nhà hoàn toàn độc lập, nhân dân hạnh phúc, thế mà hóa ra khó khăn quá chừng. Nhưng tôi nghĩ có khó mới thật giá trị, chứ như dễ quá thì ai cũng làm được. Cho nên tôi vẫn không thất vọng, vẫn hy vọng một tương lai tươi sáng cho đất nước.
Nguyên Ngọc ghi
16 -7-2019
http://vanviet.info/van/nhung-loi-cuoi-cng-cua-thay-hong-tuy/

Việt Nam đoạt giải 'Nam vương Hoàn vũ Trái đất 2019'


https://thanhnien.vn/van-hoa/viet-nam-doat-giai-nam-vuong-hoan-vu-trai-dat-2019-1099073.html

PLS : Xin chúc mừng Đặng Hiếu Đức :-)

Đàn ông Việt Nam mình đẹp trai thật đấy ! Chắc là đẹp nhất thế giới chứ còn gì nữa ! Đấy là vì các anh ấy có cái vẻ thanh tú tự nhiên, khi mà luyện tập cơ bắp vạm vỡ lên thì vẫn giữ được cái vẻ tao nhã, duyên dáng như là vũ công ấy ! (Nhưng mà mình thích các anh Tiến Đoàn và Ngọc Tình hơn, bởi vì các anh ấy có cái vẻ hơi thơ mộng, lãng mạn :-) )


http://langgiaitri.vn/thoi-trang/dang-hieu-duc-don-tim-phai-dep-bang-bo-anh-he-cuc-mat.html

samedi 13 juillet 2019

SCMP: Cảnh sát biển Việt Nam đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông

PLS : Các bác đừng đánh nghen ! Chưa cần đánh !

Vì sao mà không cần đánh các bác biết không ? Vì sắp tới là các tháng có bão trên biển Đông, không cần đánh chúng cũng chạy, hehe !


SCMP: Cảnh sát biển Việt Nam đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông; Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc đối đầu ở Bãi Tư Chính

RFA

Tàu thăm dò của Trung Quốc và vị trí đang thăm dò.
Tàu thăm dò của Trung Quốc và vị trí đang thăm dò.
 Courtesy of Ryan Martinson/ RFA Edited
Có ít nhất 2 tàu hải cảnh Trung Quốc và 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang đối đầu với nhau ở Bãi Tư Chính trong khoảng một tuần qua, nơi Việt Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.
Thông tin này được mạng báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post - SCMP) đăng tải vào chiều 12/7.

Mạng báo tiếng Anh có trụ sở ở Hồng Kông trích dẫn đoạn Tweet của ông Ryan Martinson - Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ cho hay, hôm 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) đã đi vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.
Ông Ryan Martinson đăng tải ảnh chụp màn hình về thông tin theo dõi dữ liệu tàu trong một tweet hôm 11/7 chỉ ra, khu vực trên có sự xuất hiện của các tàu hộ tống tàu thăm dò Trung Quốc gồm tàu bảo vệ bờ biển vũ trang 12 ngàn tấn số hiệu 3901 mang theo trực thăng và tàu 2.200 tấn số hiệu 37111.
Trong khi đó, sáng 11/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ đột nhiên đi thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và nói chuyện qua điện thoại vệ tinh với các chiến sĩ làm việc trên các tàu CSB 4031, 4034, 9001, 8002, 4038, 4039.
Theo SCMP, cuộc đối đầu có thể dẫn đến đụng độ lớn nhất trên Biển Đông trong vòng 5 năm trở lại đây và có thể kích động làn sóng chống Trung Quốc chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 kéo vào vùng biển nước này.
Theo Wikipedia, Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông mà Việt Nam cho lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.
Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa.
Đài Loan và Trung Quốc quan niệm bãi này thuộc quần đảo Nam Sa. Khu vực bãi Tư Chính đã nhiều lần là đối tượng tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Năm 1994, tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu thăm dò Shiyan 2 rời đi sau 3 ngày đối đầu.
Hiện phía Việt Nam cũng như Trung Quốc chưa có bình luận gì về vụ việc này.
Vào ngày 11 tháng 7, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và lên tiếng cho rằng cơ quan này không được để bị động, bất ngờ trước các tình huống xảy ra trên biển.
Cũng vào chiều ngày 11 tháng 7, tại cuộc gặp ở Bắc Kinh giữa bà chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân với ông chủ tịch Nhân Đại Trung Quốc Lật Chiến Thư hai phía lặp lại cám kết sẽ tiếp tục tuân thủ nhận thức chung của hai lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước ‘thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc’.

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2019/07/tau-canh-sat-bien-viet-nam-va-trung.html

jeudi 11 juillet 2019

Việt Nam sẽ có cơ hội cho một nhà nước pháp quyền và dân chủ sau 2020 ?


Ehehe, rêve toujours !

Mời các bác đọc cái bài dài thườn thượt ấy ở đây :

http://www.vietnamthoibao.org/2019/07/viet-nam-se-co-co-hoi-cho-mot-nha-nuoc.html



Nhưng mà trong bài này, các nhà dân chủ nói có vẻ hơi lọt tai tôi rồi đấy ! (Chứ trước đây các ngài ấy nói những điều nghe nghịch nhĩ lắm !) Đại khái các ngài ấy nói rất đúng ý tôi là, dân Việt Nam ta còn chưa sẵn sàng tiếp nhận nền dân chủ (vì dân trí thấp chứ còn gì nữa, và cái điều ấy thì chẳng phải do lỗi tại Đảng ta, mà là lỗi của các nhà trí thức tồi của ta !).

Gớm tôi cứ nghe nói đến trí thức Việt Nam thì tôi lại phát ghét, vì tôi nhớ lại hồi họ xúm nhau vào chửi ông Ngô Bảo Châu vì ổng định nghĩa về trí thức đúng quá !

Hồi lâu rồi tôi có đọc một bài viết rất hay về ông Fukuzawa Yukichi, đại trí thức thời Meiji của Nhật Bản, nói về công trạng của ổng đã làm thay đổi xã hội Nhật Bản từ phong kiến sang hiện đại như thế nào. Cái ông tác giả Việt Nam rất là thông thái ấy (mà lâu quá tôi quên mất tên rồi, very sorry !), ổng có một nhận xét về sự khác nhau giữa Fukuzawa và trí thức Việt Nam, sự khác nhau ấy là gì các bác biết không ?

Đó là, ông Fukuzawa ông ấy lao động miệt mài, dịch sách, viết báo... để phổ cập tri thức cho quần chúng, đại chúng, để nhằm làm thay đổi suy nghĩ, trình độ tri thức của dân chúng (chứ không phải của Triều đình Nhật Bản). Trong khi mà các trí thức Việt Nam thì chỉ tìm cách làm thay đổi tư duy của các vị vua và các nhà lãnh đạo (và kệ cha dân chúng). Các bác thử suy ngẫm thật sâu sắc về điều này mà xem ? Để thấy được cái sự ngu dốt, kém cỏi, lười nhác và tự phụ của trí thức ta ?

Cho nên tôi biết rằng, chừng nào mà trí thức ta còn cư xử hẹp hòi, thiển cận như vậy, thì chừng đó dân ta còn ngu dốt, dân trí thấp, và dân chủ sẽ chỉ là một món đồ quá sang trọng và vô dụng đối với họ. Dân chủ thậm chí sẽ còn trở nên nguy hiểm, vì bọn Trung Quốc sẽ lợi dụng tình trạng rối ren để thao túng ta ngay. Chúng chỉ cần bỏ tiền ra là mua được ngay một đảng cướp thổ tả nào đấy đưa lên cầm quyền và tha hồ giật dây. Trong tình huống ấy thì Đảng Cộng Sản của ta vẫn còn là một đảng mạnh và sáng suốt nhất, và khó mua chuộc nhất.

Bác Trọng, em xin chúc mừng và kính chúc bác mau hồi phục sức khoẻ ! Em đang nóng lòng nghiên cứu cho xong công việc hiện nay của em, để em bắt tay vào đọc cuốn "Tư bản luận" của Karl Marx để hỗ trợ cho bác. Nhưng hiện nay em lại đang chuẩn bị đi nghỉ hè nữa, hihi, nên các bác cứ việc nghỉ ngơi, rèn luyện, trau dồi, chờ tới lúc em về nghen !

Em xin ôm hôn tất cả các bác và kính chúc các bác vui khoẻ !