jeudi 2 juin 2022

Chiến tranh ở Ukraine có thể không còn dừng lại được nữa. Và Mỹ xứng đáng bị đổ lỗi nhiều nhất !

 PLS : Mời các bác ngu động não !

 

Cù Tuấn dịch từ New York Times

Trong nhật báo Le Figaro ở Paris tháng này, Henri Guaino, cố vấn hàng đầu của Nicolas Sarkozy khi ông còn là tổng thống Pháp, cảnh báo rằng các quốc gia châu Âu, dưới sự lãnh đạo thiển cận của Mỹ, đang “mộng du” trong cuộc chiến với Nga. Ông Guaino đang mượn một phép ẩn dụ mà sử gia Christopher Clark dùng để mô tả nguồn gốc của Thế chiến thứ nhất.

Đương nhiên, ông Guaino hiểu rằng Nga phải chịu trách nhiệm trực tiếp nhất trong cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine. Chính Nga đã đưa quân ồ ạt ra biên giới với nước này vào mùa thu và mùa đông năm ngoái, đã yêu cầu NATO một số đảm bảo an ninh liên quan đến Ukraine nhưng NATO đã từ chối. Sau đó Nga đã bắt đầu các cuộc pháo kích và giết chóc vào ngày 24 tháng 2.

Nhưng Mỹ đã giúp biến cuộc xung đột bi thảm, cục bộ và mơ hồ này thành một cuộc xung đột tiềm tàng quy mô thế giới. Ông Guaino lập luận rằng bằng cách hiểu sai logic của cuộc chiến, phương Tây, dẫn đầu là chính quyền Biden, đang tạo cho xung đột một động lực khiến nó không thể dừng lại.

Guaino nói đúng.

Vào năm 2014, Mỹ ủng hộ một cuộc nổi dậy – trong giai đoạn cuối của nó là một cuộc nổi dậy mang tính bạo lực – chống lại chính phủ Ukraine được bầu hợp pháp của Viktor Yanukovych, một lãnh tụ thân Nga. (Sự tham nhũng trong chính phủ của ông Yanukovych đã bị những người ủng hộ phe nổi dậy thêm mắm muối vào, nhưng tham nhũng là một vấn đề lâu năm của Ukraine, vẫn còn đến ngày nay.) Đến lượt mình, Nga sáp nhập Crimea, một vùng lịch sử nói tiếng Nga của Ukraine kể từ thế kỷ 18 từng là nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen của Nga.

Người ta có thể tranh luận về các tuyên bố chủ quyền của Nga đối với Crimea, nhưng người Nga rất coi trọng chúng. Hàng trăm nghìn binh sĩ của Nga và Liên Xô đã hy sinh để bảo vệ thành phố Sevastopol của Crimea trước các lực lượng châu Âu trong hai cuộc bao vây – một trong Chiến tranh Crimea và một trong Thế chiến thứ hai. Trong những năm gần đây, việc Nga kiểm soát Crimea dường như mang lại một dàn xếp ổn định trong khu vực: các nước láng giềng châu Âu của Nga có vẻ đã để cứt trâu hóa bùn.

Nhưng Mỹ không bao giờ chấp nhận sự sắp xếp này. Vào ngày 10 tháng 11 năm 2021, Mỹ và Ukraine đã ký một “hiến chương về quan hệ đối tác chiến lược” kêu gọi Ukraine gia nhập NATO, lên án “sự xâm lược đang diễn ra của Nga” và khẳng định “cam kết kiên định” đối với việc tái hòa nhập Crimea vào Ukraine.

Hiến chương này đã “thuyết phục Nga rằng họ phải tấn công hoặc bị tấn công,” ông Guaino viết. “Đó là quá trình không thể cưỡng lại của năm 1914 với sự chính xác đáng ngại.”

Đây là lời kể trung thực về cuộc chiến mà Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố sẽ chiến đấu. Ông Putin cho biết tại Lễ diễu hành Chiến thắng hàng năm của Nga vào ngày 9 tháng 5, đề cập đến việc nước ngoài trang bị vũ khí cho Ukraine. “Mối nguy hiểm đang tăng lên mỗi ngày.”

Liệu ông Putin có đúng khi lo lắng về an ninh của Nga hay không tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Các bản tin phương Tây có xu hướng coi thường ông.

Diễn biến khó khăn của cuộc chiến ở Ukraine cho đến nay đã chứng minh cho nhận định của ông Putin, nếu không phải là hành vi của ông ấy. Mặc dù ngành công nghiệp quân sự của Ukraine rất quan trọng trong thời Liên Xô, nhưng đến năm 2014, quốc gia này hầu như không có quân đội hiện đại. Các nhà tài phiệt chứ không phải nhà nước đã vũ trang và tài trợ cho một số dân quân được cử đến để chống lại phe ly khai do Nga hỗ trợ ở miền đông. Mỹ bắt đầu trang bị và huấn luyện quân đội Ukraine, lúc đầu vẫn còn do dự dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, các vũ khí hiện đại đã bắt đầu chảy vào Ukraina thời chính quyền Trump, và ngày nay đất nước này được trang bị vũ khí tận răng.

Kể từ năm 2018, Ukraine đã nhận được tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ chế tạo, pháo của Séc và máy bay không người lái Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ và các loại vũ khí tương thích khác của NATO. Mỹ và Canada gần đây đã gửi những khẩu pháo M777 mới nhất do Anh thiết kế để bắn đạn pháo Excalibur dẫn đường bằng GPS. Tổng thống Biden vừa ký thành luật gói viện trợ quân sự trị giá 40 tỷ USD.

Dưới góc độ này, sự chế giễu về thành tích chiến trường của Nga là không đúng chỗ. Nga không phải đang đối đầu với một quốc gia nông nghiệp kém cỏi với diện tích chỉ bằng một phần ba diện tích của Nga; ít nhất là hiện tại, Nga đang chống lại các vũ khí kinh tế, vũ khí mạng và vũ khí chiến trường tiên tiến của NATO.

Và đây là nơi ông Guaino cáo buộc phương Tây mắc chứng mộng du là chính xác. Mỹ đang cố gắng duy trì giả thuyết rằng trang bị vũ khí cho các đồng minh của mình là không giống như việc tham gia chiến đấu trực tiếp.

Trong thời đại thông tin, sự phân biệt này ngày càng mang tính hình thức. Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo cho Ukraina sử dụng để giết các tướng lĩnh Nga. Các thông tin nhắm mục tiêu do Mỹ cung cấp đã giúp đánh chìm tàu ​​tuần dương tên lửa Moskva của Nga ở Biển Đen, khiến khoảng 40 thủy thủ thiệt mạng.

Và Mỹ có thể đóng một vai trò trực tiếp hơn nữa. Có hàng nghìn chiến binh nước ngoài ở Ukraine. Một tình nguyện viên đã nói chuyện với Tổng công ty Phát thanh truyền hình Canada trong tháng này khi chiến đấu cùng với “những người bạn” “đến từ Thủy quân lục chiến Mỹ”. Cũng như thật dễ dàng vượt qua ranh giới giữa việc trở thành một nhà cung cấp vũ khí và trở thành một chiến binh, cũng rất dễ dàng vượt qua ranh giới từ tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm sang tiến hành một cuộc chiến bí mật.

Nói một cách tinh vi hơn, một quốc gia đang cố gắng chống lại một cuộc chiến tranh như vậy có nguy cơ bị lôi kéo từ sự can dự một phần, chuyển sang tham gia toàn bộ do sức mạnh của lý luận đạo đức. Có lẽ các quan chức Mỹ biện minh cho việc xuất khẩu vũ khí theo cách mà họ biện minh cho việc lập ngân sách cho nó: Các vũ khí này mạnh đến mức nó có sức thuyết phục rất lớn. Tiền được chi tiêu xả láng vì nó mua được sự bình yên. Tuy nhiên, nếu những khẩu súng lớn hơn không thể thuyết phục được kẻ thù, chúng sẽ dẫn đến những cuộc chiến tranh lớn hơn.

Một số ít người đã chết trong cuộc tiếp quản Crimea của Nga vào năm 2014. Nhưng lần này, mức độ tương xứng về vũ khí đã ngang nhau – và thậm chí còn vượt trội trong một số trường hợp – Nga đã trở lại với một cuộc chiến bắn phá dùng pháo binh giống như Thế chiến thứ hai.

Ngay cả khi chúng ta không chấp nhận tuyên bố của ông Putin rằng việc Mỹ trang bị vũ khí cho Ukraine là lý do khiến chiến tranh xảy ra ngay từ đầu, thì đó chắc chắn là lý do khiến cuộc chiến diễn ra ở dạng sát thương, bùng nổ, chết chóc theo cách mà nó đang được tiến hành. Vai trò của chúng ta trong việc này không phải là thụ động hay ngẫu nhiên. Chúng ta đã đưa ra lý do để người Ukraine tin rằng họ có thể thắng trong một cuộc chiến leo thang.

Hàng nghìn người Ukraine đã thiệt mạng, những người này có khả năng sẽ không chết nếu Mỹ đứng sang một bên. Điều đó tự nhiên có thể tạo ra cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ ý thức về nghĩa vụ đạo đức và chính trị để đi đúng hướng, leo thang xung đột, chơi khô máu với đối thủ.

Mỹ đã cho thấy quốc gia này không chỉ có khả năng leo thang mà còn có xu hướng thích leo thang. Vào tháng 3, ông Biden đã cầu nguyện Chúa trời trước khi nhấn mạnh rằng ông Putin “không thể tiếp tục nắm quyền”. Vào tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin giải thích rằng Mỹ đang muốn “chứng kiến ​​Nga suy yếu”.

Noam Chomsky đã cảnh báo về những động lực nghịch lý của những “tuyên bố anh hùng” như vậy trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Tư. Ông nói: “Có thể các tuyên bố này giống như việc đóng giả Winston Churchill, rất thú vị. Nhưng những câu đó lại được dịch thành là: Hủy diệt Ukraine.”

Vì những lý do tương tự, việc ông Biden đề nghị ông Putin bị xét xử vì tội ác chiến tranh là một hành động vô trách nhiệm hoàn toàn. Đòn này nghiêm trọng đến mức, một khi đã được đáp trả, không giúp hai bên kiềm chế; suy cho cùng, một nhà lãnh đạo phạm một tội ác chiến tranh sẽ không khác gì so với kẻ phạm tội ác chiến tranh cả nghìn lần. Hiệu quả là, dù cố ý hay không, đã ngăn cản mọi hoạt động dẫn đến đàm phán hòa bình.

Tình hình trên chiến trường Ukraine đã chuyển sang một giai đoạn khó xử. Cả Nga và Ukraine đều bị tổn thất nặng nề. Nhưng mỗi bên cũng đều có lợi. Nga có một cầu nối đất liền với Crimea và kiểm soát một số vùng đất nông nghiệp màu mỡ nhất và các mỏ năng lượng của Ukraine, và trong những ngày gần đây đã giữ vững đà phát triển trên chiến trường. Ukraine, sau khi bảo vệ vững chắc các thành phố của mình, có thể mong đợi thêm sự hỗ trợ tài chính, đào tạo và vũ khí của NATO – một động lực mạnh mẽ để không sớm kết thúc cuộc chiến.

Nhưng nếu cuộc chiến này không sớm kết thúc, những nguy hiểm của nó sẽ ngày càng gia tăng. “Các cuộc đàm phán cần phải bắt đầu trong hai tháng tới,” cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cảnh báo vào tuần trước, “trước khi nó tạo ra những biến động và căng thẳng mà hai bên không dễ dàng vượt qua”. Ông nói thêm, kêu gọi quay trở lại nguyên trạng: “Theo đuổi cuộc chiến vượt quá thời điểm này là không phải vì quyền tự do của Ukraine mà là một cuộc chiến mới chống lại chính nước Nga.”

Về mặt này, ông Kissinger cùng quan điểm với ông Guaino. Ông Guaino cảnh báo: “Nhượng bộ Nga sẽ là chịu thua hành động gây hấn. Nhưng không nhượng bộ Nga chút nào sẽ là hành động điên rồ.”

Mỹ đang không nhượng bộ. Làm vậy sẽ rất mất mặt. Một cuộc bầu cử đang sắp đến gần. Vì vậy, chính quyền Biden đang đóng sập cửa các con đường đàm phán và nỗ lực để tăng cường chiến tranh. Chúng ta tham gia vào cuộc chiến để giành chiến thắng. Cùng với thời gian, việc đưa vào Ukraina số lượng lớn vũ khí giết người, bao gồm cả từ khoản phân bổ 40 tỷ đô la mới được ủy quyền, có thể đưa cuộc chiến lên một cấp độ khác. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cảnh báo trong một bài phát biểu trước các sinh viên trong tháng này rằng: những ngày đẫm máu nhất của cuộc chiến đang sắp đến.

https://nghiencuulichsu.com/2022/06/02/38820/

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire