lundi 20 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (20)


« Than ôi ! Hỡi các người anh em thân mến của tôi, dù cho các nguyên tắc giáo dục lành mạnh nhất và đức hạnh nhất, dù cho những lời hứa hẹn đẹp đẽ nhất của tôn giáo và những lời đe dọa khủng khiếp nhất, những sự sa ngã của giới trẻ vẫn còn là quá thường xuyên, quá nhân rộng. » Tôi đã chứng minh rằng nền giáo dục này, mà ngài gọi là lành mạnh nhất, là điên rồ nhất ; rằng nền giáo dục mà ngài gọi là đức hạnh nhất đem đến cho trẻ em tất cả những thói tật của chúng : tôi đã chứng minh rằng tất cả vinh quang của thiên đường cám dỗ chúng ít hơn là một miếng đường, và chúng sợ bị buồn chán trong buổi kinh chiều còn hơn là bị thiêu cháy trong địa ngục, tôi đã chứng tỏ rằng những sự sa ngã của giới trẻ, mà người ta than phiền là không thể kìm hãm được bằng những biện pháp này, chính là tác phẩm của những biện pháp ấy. « Còn những sai lầm nào, còn những sự thái quá nào mà giới trẻ, bị bỏ mặc cho chính nó, lại không lao vào ! » Giới trẻ không bao giờ tự mình lạc bước, tất cả những sai lầm của chúng đều là do bị dẫn dắt sai ; Bạn bè và thầy giáo chỉ hoàn tất cái mà các linh mục và các gia sư đã khởi đầu : tôi đã chứng minh điều đó. « Đó là một dòng thác lũ tràn bờ, mặc cho những bờ đê vững chắc nhất mà người ta đã ngăn chặn nó. Sẽ ra sao nếu không có chướng ngại nào ngăn trở những làn sóng và phá vỡ những nỗ lực của nó ? » Tôi có thể nói rằng : « Chính là dòng thác lũ đã lật nhào những bờ đê bất lực của ngài và phá vỡ tất cả mọi thứ : hãy mở rộng lòng sông ra và để cho nó chảy không bị cản trở, nó sẽ không bao giờ làm gì hại cả. » Nhưng tôi thấy xấu hổ khi sử dụng trong một đề tài nghiêm túc như vậy những phép dùng từ kiểu trường phổ thông mà mỗi người áp dụng theo hứng của mình, và không chứng tỏ được gì cho bên nào cả.
-----------------------------------------------
Hélas ! M. T. C. F., malgré les principes de l'éducation la plus saine et la plus vertueuse, malgré des promesses les plus magnifiques de la religion et les menaces les plus terribles, les écarts de la jeunesse ne sont encore que trop fréquents, trop multipliés. J'ai prouvé que cette éducation, que vous appelez la plus saine était la plus insensée ; que cette éducation que vous appelez la plus vertueuse donnait aux enfants tous leurs vices : j'ai prouvé que toute la gloire du paradis les tentait
moins qu'un morceau de sucre, et qu'ils craignaient beaucoup plus de s'ennuyer à vêpres que de brûler en enfer, j'ai prouvé que les écarts de la jeunesse, qu'on se plaint de ne pouvoir réprimer par ces moyens, en étaient l'ouvrage. Dans quelles erreurs, dans quels excès, abandonnée à elle-même, ne se précipiterait-elle donc pas ! La jeunesse ne s'égare jamais d'elle-même, toutes ses erreurs lui viennent d'être mal conduite ; les camarades et les maîtres achèvent ce qu'ont commencé les prêtres et les précepteurs : j'ai prouvé cela. C'est un torrent qui se déborde, malgré les digues puissantes qu'on lui avait opposées. Que serait-ce donc si nul obstacle ne suspendait ses flots et ne rompait ses efforts ? Je pourrais dire : C'est un torrent qui renverse vos impuissantes digues et brise tout : élargissez son lit et le laissez courir sans obstacle, il ne fera jamais de mal. Mais j'ai honte d'employer, dans un sujet aussi sérieux, ces figures de collège, que chacun applique à sa fantaisie, et qui ne prouvent rien d'aucun côté.
---------------------------------------------

vendredi 17 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (19)

Cuối cùng giả sử rằng một người đàn ông nghiêm trọng, cũng quan tâm đến vấn đề, tin rằng mình cũng phải làm như những người khác, và, giữa những lời rủa xả và chửi bới, bèn quyết định tranh luận như vầy :
« Sao kia ! Kẻ khốn khổ, ngươi muốn tiêu hủy các chính phủ và luật lệ, trong khi mà những chính phủ và luật lệ là biện pháp duy nhất để kìm hãm các tệ nạn, mà vẫn còn rất khó nhọc mới kiềm chế được chúng ! Sẽ ra sao, lạy Đức Chúa, nếu chúng ta không có những thể chế ấy ? Ngươi muốn bỏ đi những giá treo cổ và bánh xe nhục hình, ngươi muốn thiết lập sự cướp bóc công cộng. Ngươi là một kẻ đáng ghê tởm. »
Nếu con người khốn khổ đó dám cất tiếng, chắc hẳn ông ta sẽ nói : « Thưa Đức ngài rất khả kính, Các hạ cao cả đang được cầu xin về nguyên tắc. Tôi không hề nói rằng không nên kìm hãm các tệ nạn, nhưng tôi nói rằng nên ngăn cản chúng nảy sinh thì tốt hơn. Tôi muốn bổ khuyết vào sự không đầy đủ của pháp luật, còn ngài cáo buộc tôi về sự không đầy đủ của pháp luật. Ngài tố cáo tôi là thiết lập những lạm dụng, bởi vì thay vì chữa trị chúng, tôi lại thích người ta ngăn ngừa chúng hơn. Sao kia ! Nếu có một phương cách để luôn luôn sống khỏe mạnh, thì lại phải loại bỏ nó đi, vì sợ làm cho các thầy thuốc trở nên nhàn rỗi ư ? Các hạ luôn muốn nhìn thấy những giá treo cổ và bánh xe nhục hình, còn tôi thì không muốn nhìn thấy bọn bất lương nữa : với tất cả sự tôn kính dành cho ngài, tôi không tin mình là một kẻ đáng ghê tởm. »
----------------------------------------
Supposons enfin qu'un homme grave, et qui aurait son intérêt à la chose, crût devoir aussi faire comme les autres et, parmi beaucoup de déclamations et d'injures, s'avisât d'argumenter ainsi :
Quoi ! malheureux, vous voulez anéantir les gouvernements et les lois, tandis que les gouvernements et les lois sont le seul frein du vice, et ont bien de la peine encore à le contenir ! Que serait-ce, grand Dieu, si nous ne les avions plus ? Vous nous ôtez les gibets et les roues, vous voulez établir un brigandage public. Vous êtes un homme abominable.
Si ce pauvre homme osait parler, il dirait sans doute : " Très excellent seigneur, votre Grandeur fait une pétition de principe. Je ne dis point qu'il ne faut pas réprimer le vice, mais je dis qu'il vaut mieux l'empêcher de naître. Je veux pourvoir à l'insuffisance des lois, et vous m'alléguez l'insuffisance des lois. Vous m'accusez d'établir les abus, parce qu'au lieu d'y remédier, j'aime mieux qu'on les prévienne. Quoi ! s'il était un moyen de vivre toujours en santé, faudrait-il donc le proscrire, de peur de rendre les médecins oisifs ? Votre Excellence veut toujours voir des gibets et des roues, et moi je voudrais ne plus voir de malfaiteurs : avec tout le respect que je lui dois, je ne crois pas être un homme abominable ".

jeudi 16 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (18)


Những lập luận của chúng ta về giáo dục có thể trở nên nhạy cảm hơn khi ta áp dụng chúng vào một chủ đề khác. Giả sử, thưa Đức ông, rằng ai đó đến nói một phát biểu sau đây với mọi người :
« Các ngài bận tâm thật nhiều để tìm ra những chính phủ công bằng và tìm kiếm cho mình những luật lệ tốt. Đầu tiên tôi sẽ chứng minh cho các ngài rằng chính là những chính phủ của các ngài đang gây ra những tệ nạn mà các ngài có tham vọng chữa trị chúng bằng những chính phủ đó. Tôi sẽ chứng tỏ cho các ngài thấy rằng là không bao giờ các ngài có thể có được dù là luật lệ tốt hay là những chính phủ công bằng ; và tiếp đó tôi sẽ chỉ ra cho các ngài rằng phương cách duy nhất để ngăn ngừa, mà không cần chính phủ cũng chẳng cần luật pháp, tất cả những tệ nạn mà các ngài than phiền. »
Giả sử sau đó ông ta giải thích hệ thống của mình và đề nghị phương cách đã được nói tới đó. Tôi chẳng hề xem xét xem liệu hệ thống này có vững chắc hay không và phương pháp có thực hành được không. Nếu không được như vậy, có lẽ người ta sẽ bằng lòng với việc nhốt tác giả chung với những kẻ điên, và người ta sẽ thực thi công lý đối với ông ấy, nhưng nếu bất hạnh thay, điều đó lại đúng, thì lại còn tệ hơn nữa ; và ngài thử hình dung xem, thưa Đức ông, hoặc những người khác cùng hình dung với ngài, rằng chắc sẽ không có đủ giàn hỏa thiêu cũng như bánh xe nhục hình để trừng trị kẻ kém may mắn vì đã có lý. Đó chưa phải là vấn đề ở đây.
Cho dù số phận của người đàn ông này ra sao, thì chắc chắn là một cơn hồng thủy các bài viết sẽ đổ lên bài viết của ông ấy : sẽ không có một nhà văn dở nào, để tán tỉnh các bậc quyền thế, tự hào được in sách với đặc quyền của đức vua, mà lại không tới quăng vào ông ấy cuốn sách của ông cùng những lời chửi rủa, và khoe khoang là đã làm im mồm kẻ có lẽ đã không thèm trả lời, hoặc đã bị người ta ngăn cản không cho nói. Nhưng đó cũng chưa phải là vấn đề ở đây.
-----------------------------------------------------
Nos raisonnements sur l'éducation pourront devenir plus sensibles en les appliquant à un autre sujet. Supposons, monseigneur, que quelqu'un vint tenir ce discours aux hommes.
" Vous vous tourmentez beaucoup pour chercher des gouvernements équitables et pour vous donner de bonnes lois. Je vais premièrement vous prouver que ce sont vos gouvernements mêmes qui font les maux auxquels vous prétendez remédier par eux. Je vous prouverai de plus qu'il est impossible que vous ayez jamais ni de bonnes lois ni des gouvernements équitables ; et je vais vous montrer ensuite le vrai moyen de prévenir, sans gouvernements et sans lois, tous ces maux dont vous vous plaignez. "

Supposons qu'il expliquât après cela son système et proposât son moyen prétendu. Je n'examine point si ce système serait solide et ce moyen praticable. S'il ne l'était pas, peut-être se contenterait-on d'enfermer l'auteur avec les fous, et l'on lui rendrait justice mais si malheureusement il l'était, ce serait bien pis ; et vous concevez, monseigneur, ou d'autres concevront pour vous, qu'il n'y aurait pas assez de bûchers et de roues pour punir l'infortuné d'avoir eu raison. Ce n'est pas de cela qu'il s'agit ici.
Quel que fût le sort de cet homme, il est sûr qu'un déluge d'écrits viendrait fondre sur le sien : il n'y aurait pas un grimaud qui, pour faire sa cour aux puissances, et tout fier d'imprimer avec privilège du roi, ne vint lancer sur lui sa brochure et ses injures, et ne se vantât d'avoir réduit au silence celui qui n'aurait pas daigné répondre, ou qu'on aurait empêché de parler. Mais ce n'est pas encore de cela qu'il s'agit.

mardi 7 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (17)

Tuy nhiên ngài không để cho chiến thắng dễ dàng, như thể ngài đã quật ngã tôi rồi. Ngài phản bác tôi, như là một phản đối không có lời giải (ghi chú 25), « sự hòa trộn đáng kinh ngạc của sự cao cả và sự thấp hèn, của nhiệt tình đối với sự thật và sở thích phạm sai lầm, khuynh hướng đức hạnh và xu hướng theo thói xấu », vốn tồn tại trong chúng ta. « Sự đối lập kỳ lạ, ngài nói thêm, khiến cho triết học ngoại đạo bối rối, và để cho nó lang thang trong những suy đoán vô ích ! »
Lý thuyết về con người không phải là những suy đoán vô ích, khi nó căn cứ vào tự nhiên, và nó vận hành dựa trên những sự việc bởi những hậu quả được gắn với nó, và khi nó dẫn chúng ta tới nguồn của đam mê, nó dạy cho chúng ta nắn lại dòng chảy của nó. Nếu ngài gọi «Tuyên bố về đức tin của cha sở xứ Savoie » là triết học ngoại đạo, thì tôi không thể trả lời cho sự gán ghép này, bởi tôi chẳng hiểu gì về việc đó cả (ghi chú 26, xem dưới đây – người dịch), nhưng tôi thấy buồn cười là ngài lại mượn gần như chính những từ ngữ của ông ấy để nói rằng ông ấy đã không giải thích điều mà ông ấy đã giải thích tốt nhất.
Hãy cho phép tôi, thưa Đức ông, được đặt trước mắt ngài kết luận mà ngài đã rút ra từ một phản bác đã được thảo luận kỹ đến thế, và nối tiếp là cả đoạn dài có liên quan. « Con người cảm thấy bị lôi kéo bởi một đường dốc tăm tối : và làm thế nào cưỡng lại được nó, nếu như tuổi thơ của nó không được hướng dẫn bởi những người thầy tràn đầy đức hạnh, sự khôn ngoan, sự chăm chú, và nếu như, trong suốt quá trình của cuộc sống, nó không tự mình, dưới sự bảo bọc và với những ân sủng của Thiên Chúa của nó, thực hiện những nỗ lực mạnh mẽ và liên tục (ghi chú 27) » ?
Nghĩa là : « Chúng ta thấy là con người ta độc ác, mặc dù không ngừng bị trấn áp ngay từ tuổi thơ. Vậy nếu ta không trấn áp họ ngay từ thuở ấy, làm thế nào mà người ta làm cho họ trở nên khôn ngoan được, bởi vì, ngay cả khi trấn áp họ liên tục, thì cũng không thể làm cho họ trở nên như vậy được ? »
---------------------------------------------------
Cependant vous ne laissez pas de triompher à votre aise, comme si vous m'aviez terrassé. Vous m'opposez comme une objection insoluble 25 ce mélange frappant de grandeur et de bassesse, d'ardeur pour la vérité et de goût pour l'erreur, d'inclination pour la vertu et de penchant pour le vice, qui se trouve en nous. Étonnant contraste, ajoutez-vous, qui déconcerte la philosophie païenne, et la laisse errer dans de vaines spéculations !
Ce n'est pas une vaine spéculation que la théorie de l'homme, lorsqu'elle se fonde sur la nature, qu'elle marche à l'appui des faits par des conséquences bien liées, et qu'en nous menant à la source des passions, elle nous apprend à régler leurs cours. Que si vous appelez philosophie païenne la Profession de foi du vicaire savoyard, je ne puis répondre à cette imputation, parce que je n'y comprends rien 26, mais je trouve plaisant que vous empruntiez presque ses propres termes pour dire qu'il n'explique pas ce qu'il a le mieux expliqué.
Permettez, monseigneur, que je mette sous vos yeux la conclusion que vous tirez d'une objection si bien discutée, et successivement toute la tirade qui s'y rapporte. L'homme se sent entraîné par une pente funeste : et comment se raidirait-il contre elle, si son enfance n'était dirigée par des maîtres pleins de vertu, de sagesse, de vigilance et si, durant tout le cours de sa vie, il ne faisait lui-même, sous la protection et avec les grâces de son Dieu, des efforts puissants et continuels 27 ?
C'est-à-dire : Nous voyons que les hommes sont méchants, quoique incessamment tyrannisés dès leur enfance. Si donc on ne les tyrannisait pas dès ce temps-là, comment parviendrait-on à les rendre sages, puisque, même en les tyrannisant sans cesse, il est impossible de les rendre tels ? 
------------------------------- 
(Ghi chú 26 : Trừ phi là nó liên quan tới lời tố cáo mà Đức ông de Beaumont cáo buộc tôi tiếp sau đó, là đã thừa nhận đa thần. » 

26 A moins qu'elle ne se rapporte à l'accusation que m'intente M. de Beaumont dans la suite, d'avoir admis plusieurs dieux. 

lundi 6 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (16)

Nhưng thưa Đức ông, thêm nữa là tôi không hề tin rằng nhờ môn thần học tốt mà người ta lại không có cách nào để thoát ra khỏi đó ; khi tôi đồng ý rằng lễ rửa tội chẳng hề chữa khỏi sự hư hỏng của bản chất tự nhiên của chúng ta, chừng nào mà ngài còn chưa lập luận về vấn đề đó một cách chắc chắn hơn. Ngài nói rằng, chúng ta là những kẻ có tội vì do tội lỗi của người cha đầu tiên của chúng ta. Nhưng người cha đầu tiên của chúng ta, vì sao chính ông ấy lại là kẻ tội lỗi ? Tại sao cũng cái lý do mà ngài dùng nó để giải thích tội lỗi của ông ấy lại không thể áp dụng được cho hậu thế của ông ấy mà không dùng đến tội tổ tông ? Và vì sao mà chúng ta lại gán cho Thiên Chúa sự bất công khi làm cho chúng ta trở nên tội lỗi và đáng bị trừng phạt bởi lỗi của sự sinh ra của chúng ta, trong khi mà người cha đầu tiên của chúng ta đã là kẻ có tội và bị trừng phạt như chúng ta mà không có lỗi ấy ? Tội tổ tông giải thích tất cả mọi thứ, ngoại trừ nguyên tắc của chính nó ; và chính là nguyên tắc này mà chúng ta cần giải thích.
Ngài lập luận rằng, theo nguyên tắc của tôi (ghi chú số 23), « chúng ta để vuột mất khỏi tầm nhìn tia sáng khiến chúng ta biết được điều bí ẩn của chính trái tim chúng ta » ; và ngài không thấy rằng, nguyên tắc này, phổ quát hơn nhiều, soi rọi ngay cả lỗi của con người đầu tiên (ghi chú số 24, xem dưới đây – người dịch), mà nguyên tắc của ngài đã để mặc trong bóng tối. Ngài chỉ thấy con người trong bàn tay của quỷ sứ, còn tôi thì thấy làm thế nào mà con người rơi vào tay hắn : nguyên nhân của điều ác, theo ngài, là bản chất hư hỏng, và chính sự hư hỏng này là điều ác mà cần phải tìm kiếm nguyên nhân. Con người sinh ra vốn tốt đẹp ; cả hai chúng ta đều đồng ý như vậy, tôi tin thế, nhưng ngài nói rằng con người độc ác bởi vì nó đã độc ác, còn tôi thì chỉ ra bằng cách nào nó đã độc ác. Ai trong chúng ta, theo ý ngài, đã tìm về nguyên tắc tốt hơn ?
---------------------------------------- 
Mais, monseigneur, outre que je ne crois point qu'en bonne théologie on n'ait pas quelque expédient pour sortir de là ; quand je conviendrais que le baptême ne remédie point à la corruption de notre nature, encore n'en auriez-vous pas raisonné plus solidement. Nous sommes, dites-vous, pécheurs à cause du péché de notre premier père. Mais notre premier père, pourquoi fut-il pécheur lui-même ? pourquoi la même raison par laquelle vous expliquerez son péché ne serait-elle pas applicable à ses descendants sans le péché originel ? et pourquoi faut-il que nous imputions à Dieu une injustice en nous rendant pécheurs et punissables par le vice de notre naissance ; tandis que notre premier père fut pécheur et puni comme nous sans cela ? Le péché originel explique tout, excepté son principe ; et c'est ce principe qu'il s'agit d'expliquer.
Vous avancez que, par mon principe à moi 23, l'on perd de vue le rayon de lumière qui nous fait connaître le mystère de notre propre cœur ; et vous ne voyez pas que ce principe, bien plus universel, éclaire même la faute du premier homme 24, que le vôtre laisse dans l'obscurité. Vous ne savez voir que l'homme dans les mains du diable, et moi je vois comment il y est tombé : la cause du mal est, selon vous, la nature corrompue, et cette corruption même est un mal dont il fallait chercher la cause. L'homme fut créé bon ; nous en convenons, je crois, tous les deux : mais vous dites qu'il est méchant parce qu'il a été méchant ; et moi je montre comment il a été méchant. Qui de nous, à votre avis, remonte le mieux au principe ?
-------------------------------------------- 

(Ghi chú 23 : Lệnh thư, § 3. 2)
(Ghi chú 24 : Kháng cự chống lại một sự cấm đoán vô ích và độc đoán là một khuynh hướng tự nhiên, nhưng thay vì là lẩn quẩn với chính nó, nó phù hợp với trật tự của sự vật và thể chế tốt đẹp của con người, bởi vì con người sẽ không còn khả năng tự bảo tồn, nếu nó không có một tình yêu mãnh liệt đối với bản thân mình và đối với việc duy trì tất cả mọi quyền của nó, như là nó đã nhận được chúng từ tự nhiên. Người có thể làm được tất cả sẽ chỉ muốn điều hữu ích đối với nó : nhưng một sinh vật yếu đuối, mà luật lệ còn kìm hãm và giới hạn quyền lực, đánh mất đi một phần của chính mình, và kêu đòi trong tim điều mà nó đã bị tước mất. Cho nó là tội lỗi vì điều ấy sẽ là bắt lỗi nó vì đã là chính mình mà không phải là người khác : như thế sẽ là đồng thời muốn nó là và nó không là. Bởi thế tôi thấy mệnh lệnh bị vi phạm bởi Adam có vẻ ít là một sự cấm đoán thực sự hơn là ý kiến của một người cha ; đó là một sự cảnh báo đừng ăn một trái cây nguy hại sẽ đem lại sự chết. Ý tưởng này chắc chắn là phù hợp hơn là ý tưởng mà chúng ta có về lòng tốt của Thiên Chúa, và phù hợp hơn ngay cả với văn bản của Kinh Sáng Thế, hơn là ý tưởng mà các tiến sĩ của chúng ta đã khuyến cáo ; bởi vì, về sự đe dọa về cái chết hai lần, người ta cho thấy là từ này : morte morieris (đã chết ngươi đang chết) (Gen., II, v.17) không có sự nhấn mạnh mà họ gán cho nó, và đó chỉ là một từ tiếng Do Thái cổ được sử dụng ở những nơi khác mà sự nhấn mạnh này đã không xảy ra. Hơn nữa có một duyên cớ tự nhiên của sự khoan dung và lòng trắc ẩn, trong mưu mẹo của kẻ cám dỗ và trong sự quyến rũ của người nữ, rằng là khi xem xét tất cả hoàn cảnh của tội lỗi của Adam, người ta chỉ thấy ở đó một lỗi loại nhẹ nhất. Tuy nhiên, theo họ, sự trừng phạt mới kinh khủng làm sao ? Thật không thể nào tạo nên một hình phạt khủng khiếp hơn ; vì hình phạt nào Adam đã có thể phải gánh chịu cho những tội lỗi lớn hơn, là bị kết án, chàng và toàn bộ nòi giống của mình, cho cái chết ở trên thế giới này, và trải qua sự vĩnh hằng trong thế giới khác, bị xâu xé bởi những ngọn lửa nơi địa ngục ? Liệu đó có phải là hình phạt mà Thiên Chúa từ bi dành cho một kẻ khốn khổ vì đã để mình bị lừa dối ? Tôi thật chán ghét giáo lý đáng nản của những nhà thần học cứng rắn của chúng ta ? Nếu có một lúc nào tôi đã bị cám dỗ mà chấp nhận nó, thì khi đó tôi tin là mình đã báng bổ.)
23 Mandement, § 3. 2. 24 Regimber contre une défense inutile et arbitraire est un penchant naturel, mais qui, loin d'être vicieux en lui-même, est conforme à l'ordre des choses et à la bonne constitution de l'homme, puisqu'il serait hors d'état de se conserver, s'il n'avait un amour très vif pour lui-même et pour le maintien de tous ses droits, tels qu'il les a reçus de la nature. Celui qui pourrait tout ne voudrait que ce qui lui serait utile : mais un être faible, dont la loi restreint et limite encore le pouvoir, perd une partie de luimême, et réclame en son cœur ce qui lui est ôté. Lui faire un crime de cela serait lui en faire un d'être lui et non pas un autre : ce serait vouloir en même temps qu'il fût et qu'il ne fût pas. Aussi l'ordre enfreint par Adam me paraît-il moins une véritable défense qu'un avis paternel ; c'est un avertissement de s'abstenir d'un fruit pernicieux qui donne la mort. Cette idée est assurément plus conforme à celle qu'on doit avoir de la bonté de Dieu, et même au texte de la Genèse, que celle qu'il plait aux docteurs de nous prescrire ; car, quant à la menace de la double mort, on fait voir que ce mot morte morieris (Gen., II, v. 17) n'a pas l'emphase qu'ils lui prêtent, et n'est qu'un hébraïsme employé en d'autres endroits où cette emphase ne peut avoir lieu. Il y a de plus un motif si naturel d'indulgence et de commisération dans la ruse du tentateur et dans la séduction de la femme, qu'à considérer dans toutes ses circonstances le péché d'Adam, l'on n'y peut trouver qu'une faute des plus légères. Cependant, selon eux, quelle effroyable punition ? Il est même impossible d'en concevoir une plus terrible ; car quel châtiment eût pu porter Adam pour les plus grands crimes, que d'être condamné, lui et toute sa race, à la mort en ce monde, et à passer l'éternité dans l'autre, dévorés des feux de l'enfer ? Est-ce là la peine imposée par le Dieu de miséricorde à un pauvre malheureux pour s'être laissé tromper ? Que je hais la décourageante doctrine de nos durs théologiens ? Si j'étais un moment tenté de l'admettre, c'est alors que je croirais blasphémer.

jeudi 2 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (15)

Nhưng về cơ bản, luận thuyết này có tác dụng gì với tác giả của Emile ? Cho dù ông ấy đã tin rằng cuốn sách của mình là hữu ích cho nhân loại, nhưng chính là để dành cho những tín hữu Thiên Chúa giáo mà nó nhắm tới ; nghĩa là những người đã được rửa khỏi tội tổ tông và những hậu quả của nó, chí ít là về mặt tâm hồn, bởi bí tích được lập nên nhằm mục đích đó. Cũng theo chính luận thuyết này, tất cả chúng ta trong tuổi ấu thơ đều đã được phục hồi sự ngây thơ khởi thủy ; tất cả chúng ta đã bước ra từ lễ rửa tội với trái tim trong trắng như Adam bước ra từ bàn tay Thiên Chúa. Chúng ta đã, như ngài nói, tiêm nhiễm những sự nhơ bẩn mới. Nhưng bởi vì chúng ta đã bắt đầu bằng việc được giải thoát khỏi chúng, làm thế nào mà lại một lần nữa chúng ta lại tiêm nhiễm chúng ? Máu của đấng Kitô chưa đủ mạnh để hoàn toàn xóa sạch vết nhơ ư ? hay vết nhơ đó là một hậu quả của sự suy thoái tự nhiên của xác thịt chúng ta ? như thể là, thậm chí một cách độc lập với tội tổ tông, Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta hư hỏng một cách cố tình, để có được thú vui trừng phạt chúng ta ! Ngài gán cho tội tổ tông những thói tật của những dân tộc mà ngài thừa nhận là đã được giải thoát khỏi tội tổ tông ; rồi thì ngài trách phạt tôi là đã gán nguồn gốc khác cho những thói tật này. Liệu có công bằng không khi trách tôi đã phạm tội lỗi vì đã không lập luận dở như ngài ?
Người ta cũng có thể, thực vậy, bảo tôi rằng những tác dụng mà tôi gắn với lễ rửa tội (ghi chú 22, xem dưới đây – người dịch) không biểu hiện ra bằng dấu hiệu bên ngoài nào cả ; rằng là người ta không thấy những người Thiên Chúa giáo ít có khuynh hướng hư hỏng hơn là những người ngoại đạo ; trong khi mà, theo tôi, chất độc ác được ngấm từ tội tổ tông lẽ ra phải biểu hiện trong những người ngoại đạo này bằng những khác biệt có thể nhận thấy được. Với những sự hỗ trợ mà ngài có được trong đạo đức Phúc Âm, lại thêm lễ rửa tội nữa, tất cả những người Thiên Chúa giáo, chúng ta có thể suy luận tiếp, hẳn phải là những thiên thần ; và những kẻ ngoại đạo, lại thêm lỗi tổ tông của họ nữa, sa vào những việc thờ phụng sai lầm, hẳn phải là quỷ dữ. Tôi hình dung rằng sự khó khăn này bị thúc bách sẽ có thể khiến ta bối rối : bởi vì biết trả lời thế nào đây cho những người sẽ làm cho tôi thấy rằng, đối với nhân loại, tác dụng của ơn cứu chuộc, được thực hiện với một giá cao như vậy, lại giảm xuống gần như là không có gì ?
--------------------------------------------------------
Mais au fond, que fait cette doctrine à l'auteur d'Émile ? Quoiqu'il ait cru son livre utile au genre humain, c'est à des chrétiens qu'il l'a destiné ; c'est à des hommes lavés du péché originel et de ses effets, du moins quant à l'âme, par le sacrement établi pour cela. Selon cette même doctrine, nous avons tous dans notre enfance recouvré l'innocence primitive ; nous sommes tous sortis du baptême aussi sains de cœur qu'Adam sortit de la main de Dieu. Nous avons, direz-vous, contracté de nouvelles souillures. Mais puisque nous avons commencé par en être délivrés, comment les avons-nous derechef contractées ? Le sang de Christ n'est-il donc pas encore assez fort pour effacer entièrement la tache ? ou bien serait-elle un effet de la corruption naturelle de notre chair ? comme si, même indépendamment du péché originel, Dieu nous eût créés corrompus, tout exprès pour avoir le plaisir de nous punir ! Vous attribuez au péché originel les vices des peuples que vous avouez avoir été délivrés du péché originel ; puis vous me blâmez d'avoir donné une autre origine à ces vices. Est-il juste de me faire un crime de n'avoir pas aussi mal raisonné que vous ?
On pourrait, il est vrai, me dire que ces effets que j'attribue au baptême 22, ne paraissent par nul signe extérieur ; qu'on ne voit pas les chrétiens moins enclins au mal que les infidèles ; au lieu que, selon moi, la malice infuse du péché devrait se marquer dans ceux-ci par des différences sensibles. Avec les secours que vous avez dans la morale évangélique, outre le baptême, tous les chrétiens, poursuivrait-on, devraient être des anges ; et les infidèles, outre leur corruption originelle, livrés à leurs cultes erronés, devraient être des démons. Je conçois que cette difficulté pressée pourrait devenir embarrassante : car que répondre à ceux qui me feraient voir que, relativement au genre humain, l'effet de la rédemption, faite à si haut prix, se réduit à peu près à rien ?
-------------------------------------------------------------------- 
(ghi chú 22 : Nếu người ta nói, cùng với tiến sĩ Thomas Burnet, rằng sự hư hỏng và sự phải chết của loài người, kết quả của tội lỗi của Adam, là một hiệu ứng tự nhiên của trái cấm ; rằng thực phẩm này chứa những chất độc làm cho rối loạn toàn bộ cấu tạo động vật, kích thích những đam mê, làm yếu đi trí hiểu biết, và mang đi khắp nơi những nguyên tắc của thói xấu và của cái chết, thì sẽ cần phải đồng ý rằng, bản chất của phương thuốc phải ứng với bản chất của bệnh đau, lễ rửa tội phải tác động về mặt thể chất lên thân thể của con người, trả lại cho nó cấu tạo mà nó đã từng có trong tình trạng vô tội, và nếu không phải là trả lại sự bất tử vốn phụ thuộc vào điều đó, thì ít nhất là tất cả những hiệu ứng đạo đức của cơ cấu động vật được phục hồi. )
22 Si l'on disait, avec le docteur Thomas Burnet, que la corruption et la mortalité de la race humaine, suite du péché d'Adam, fut un effet naturel du fruit défendu ; que cet aliment contenait des sucs venimeux qui dérangèrent toute l'économie animale, qui irritèrent les passions, qui affaiblirent l'entendement, et qui portèrent partout les principes du vice et de la mort, alors il faudrait convenir que, la nature du remède devant se rapporter à celle du mal, le baptême devrait agir physiquement sur le corps de l'homme, lui rendre la constitution qu'il avait dans l'état d'innocence, et sinon l'immortalité qui en dépendait, du moins tous les effets moraux de l'économie animale rétablie.