lundi 20 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (20)


« Than ôi ! Hỡi các người anh em thân mến của tôi, dù cho các nguyên tắc giáo dục lành mạnh nhất và đức hạnh nhất, dù cho những lời hứa hẹn đẹp đẽ nhất của tôn giáo và những lời đe dọa khủng khiếp nhất, những sự sa ngã của giới trẻ vẫn còn là quá thường xuyên, quá nhân rộng. » Tôi đã chứng minh rằng nền giáo dục này, mà ngài gọi là lành mạnh nhất, là điên rồ nhất ; rằng nền giáo dục mà ngài gọi là đức hạnh nhất đem đến cho trẻ em tất cả những thói tật của chúng : tôi đã chứng minh rằng tất cả vinh quang của thiên đường cám dỗ chúng ít hơn là một miếng đường, và chúng sợ bị buồn chán trong buổi kinh chiều còn hơn là bị thiêu cháy trong địa ngục, tôi đã chứng tỏ rằng những sự sa ngã của giới trẻ, mà người ta than phiền là không thể kìm hãm được bằng những biện pháp này, chính là tác phẩm của những biện pháp ấy. « Còn những sai lầm nào, còn những sự thái quá nào mà giới trẻ, bị bỏ mặc cho chính nó, lại không lao vào ! » Giới trẻ không bao giờ tự mình lạc bước, tất cả những sai lầm của chúng đều là do bị dẫn dắt sai ; Bạn bè và thầy giáo chỉ hoàn tất cái mà các linh mục và các gia sư đã khởi đầu : tôi đã chứng minh điều đó. « Đó là một dòng thác lũ tràn bờ, mặc cho những bờ đê vững chắc nhất mà người ta đã ngăn chặn nó. Sẽ ra sao nếu không có chướng ngại nào ngăn trở những làn sóng và phá vỡ những nỗ lực của nó ? » Tôi có thể nói rằng : « Chính là dòng thác lũ đã lật nhào những bờ đê bất lực của ngài và phá vỡ tất cả mọi thứ : hãy mở rộng lòng sông ra và để cho nó chảy không bị cản trở, nó sẽ không bao giờ làm gì hại cả. » Nhưng tôi thấy xấu hổ khi sử dụng trong một đề tài nghiêm túc như vậy những phép dùng từ kiểu trường phổ thông mà mỗi người áp dụng theo hứng của mình, và không chứng tỏ được gì cho bên nào cả.
-----------------------------------------------
Hélas ! M. T. C. F., malgré les principes de l'éducation la plus saine et la plus vertueuse, malgré des promesses les plus magnifiques de la religion et les menaces les plus terribles, les écarts de la jeunesse ne sont encore que trop fréquents, trop multipliés. J'ai prouvé que cette éducation, que vous appelez la plus saine était la plus insensée ; que cette éducation que vous appelez la plus vertueuse donnait aux enfants tous leurs vices : j'ai prouvé que toute la gloire du paradis les tentait
moins qu'un morceau de sucre, et qu'ils craignaient beaucoup plus de s'ennuyer à vêpres que de brûler en enfer, j'ai prouvé que les écarts de la jeunesse, qu'on se plaint de ne pouvoir réprimer par ces moyens, en étaient l'ouvrage. Dans quelles erreurs, dans quels excès, abandonnée à elle-même, ne se précipiterait-elle donc pas ! La jeunesse ne s'égare jamais d'elle-même, toutes ses erreurs lui viennent d'être mal conduite ; les camarades et les maîtres achèvent ce qu'ont commencé les prêtres et les précepteurs : j'ai prouvé cela. C'est un torrent qui se déborde, malgré les digues puissantes qu'on lui avait opposées. Que serait-ce donc si nul obstacle ne suspendait ses flots et ne rompait ses efforts ? Je pourrais dire : C'est un torrent qui renverse vos impuissantes digues et brise tout : élargissez son lit et le laissez courir sans obstacle, il ne fera jamais de mal. Mais j'ai honte d'employer, dans un sujet aussi sérieux, ces figures de collège, que chacun applique à sa fantaisie, et qui ne prouvent rien d'aucun côté.
---------------------------------------------

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire