mardi 7 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (17)

Tuy nhiên ngài không để cho chiến thắng dễ dàng, như thể ngài đã quật ngã tôi rồi. Ngài phản bác tôi, như là một phản đối không có lời giải (ghi chú 25), « sự hòa trộn đáng kinh ngạc của sự cao cả và sự thấp hèn, của nhiệt tình đối với sự thật và sở thích phạm sai lầm, khuynh hướng đức hạnh và xu hướng theo thói xấu », vốn tồn tại trong chúng ta. « Sự đối lập kỳ lạ, ngài nói thêm, khiến cho triết học ngoại đạo bối rối, và để cho nó lang thang trong những suy đoán vô ích ! »
Lý thuyết về con người không phải là những suy đoán vô ích, khi nó căn cứ vào tự nhiên, và nó vận hành dựa trên những sự việc bởi những hậu quả được gắn với nó, và khi nó dẫn chúng ta tới nguồn của đam mê, nó dạy cho chúng ta nắn lại dòng chảy của nó. Nếu ngài gọi «Tuyên bố về đức tin của cha sở xứ Savoie » là triết học ngoại đạo, thì tôi không thể trả lời cho sự gán ghép này, bởi tôi chẳng hiểu gì về việc đó cả (ghi chú 26, xem dưới đây – người dịch), nhưng tôi thấy buồn cười là ngài lại mượn gần như chính những từ ngữ của ông ấy để nói rằng ông ấy đã không giải thích điều mà ông ấy đã giải thích tốt nhất.
Hãy cho phép tôi, thưa Đức ông, được đặt trước mắt ngài kết luận mà ngài đã rút ra từ một phản bác đã được thảo luận kỹ đến thế, và nối tiếp là cả đoạn dài có liên quan. « Con người cảm thấy bị lôi kéo bởi một đường dốc tăm tối : và làm thế nào cưỡng lại được nó, nếu như tuổi thơ của nó không được hướng dẫn bởi những người thầy tràn đầy đức hạnh, sự khôn ngoan, sự chăm chú, và nếu như, trong suốt quá trình của cuộc sống, nó không tự mình, dưới sự bảo bọc và với những ân sủng của Thiên Chúa của nó, thực hiện những nỗ lực mạnh mẽ và liên tục (ghi chú 27) » ?
Nghĩa là : « Chúng ta thấy là con người ta độc ác, mặc dù không ngừng bị trấn áp ngay từ tuổi thơ. Vậy nếu ta không trấn áp họ ngay từ thuở ấy, làm thế nào mà người ta làm cho họ trở nên khôn ngoan được, bởi vì, ngay cả khi trấn áp họ liên tục, thì cũng không thể làm cho họ trở nên như vậy được ? »
---------------------------------------------------
Cependant vous ne laissez pas de triompher à votre aise, comme si vous m'aviez terrassé. Vous m'opposez comme une objection insoluble 25 ce mélange frappant de grandeur et de bassesse, d'ardeur pour la vérité et de goût pour l'erreur, d'inclination pour la vertu et de penchant pour le vice, qui se trouve en nous. Étonnant contraste, ajoutez-vous, qui déconcerte la philosophie païenne, et la laisse errer dans de vaines spéculations !
Ce n'est pas une vaine spéculation que la théorie de l'homme, lorsqu'elle se fonde sur la nature, qu'elle marche à l'appui des faits par des conséquences bien liées, et qu'en nous menant à la source des passions, elle nous apprend à régler leurs cours. Que si vous appelez philosophie païenne la Profession de foi du vicaire savoyard, je ne puis répondre à cette imputation, parce que je n'y comprends rien 26, mais je trouve plaisant que vous empruntiez presque ses propres termes pour dire qu'il n'explique pas ce qu'il a le mieux expliqué.
Permettez, monseigneur, que je mette sous vos yeux la conclusion que vous tirez d'une objection si bien discutée, et successivement toute la tirade qui s'y rapporte. L'homme se sent entraîné par une pente funeste : et comment se raidirait-il contre elle, si son enfance n'était dirigée par des maîtres pleins de vertu, de sagesse, de vigilance et si, durant tout le cours de sa vie, il ne faisait lui-même, sous la protection et avec les grâces de son Dieu, des efforts puissants et continuels 27 ?
C'est-à-dire : Nous voyons que les hommes sont méchants, quoique incessamment tyrannisés dès leur enfance. Si donc on ne les tyrannisait pas dès ce temps-là, comment parviendrait-on à les rendre sages, puisque, même en les tyrannisant sans cesse, il est impossible de les rendre tels ? 
------------------------------- 
(Ghi chú 26 : Trừ phi là nó liên quan tới lời tố cáo mà Đức ông de Beaumont cáo buộc tôi tiếp sau đó, là đã thừa nhận đa thần. » 

26 A moins qu'elle ne se rapporte à l'accusation que m'intente M. de Beaumont dans la suite, d'avoir admis plusieurs dieux. 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire