PLS : Hehehe, tư vấn Pháp nói không khác gì PLS phán, thấy chưa ? Giá mà nghe lời tôi ngay thì có phải đỡ tốn tiền xin tư vấn không ? (Hihi đùa đấy, cứ xin quốc tế tư vấn cho nó minh bạch rõ ràng !) Pháp là họ thông minh trung thực nhất rồi ! Cho nên các bác cứ lồng lộn lên đòi xây đường băng mới ở chỗ sân golf là các bác tính sai đấy ! Quân đội họ thông minh đấy, họ tính đúng, không gây thiệt hại cho ai, mà họ cũng được lợi, tính thế là quá phải, hợp tình hợp lý ! Các bác đừng có thói xấu không được ăn thì đạp đổ, như mấy anh bán hoa tồi không bán được hoa thì đập hoa chứ ? (Hoa nó làm gì mà tự dưng đi đập nó ? Rõ đồ ngu xuẩn, giận cá chém thớt, đéo biết đâu là phải quấy ! Cứ đối xử với nhau tàn bạo thế thì còn khối thằng trẻ nó đi giết cả nhà người ta !)
Nhưng tôi xin thông báo thêm là tôi không muốn bỏ sân bay TSN, tôi muốn biến nó thành ga quốc nội, như là sân bay Orly của Pháp ấy. Mai mốt du lịch phát triển vẫn cần đấy ! Một mình Paris nhỏ xíu mà có tới mấy cái sân bay, các bác biết không ? Cả vùng Sài Gòn, miền Nam & Đông Nam Á của mình thì 2 cái cũng không phải là thừa đâu !
Tư vấn Pháp đề xuất Không xây đường băng thứ 3 tại Tân Sơn Nhất
Tư vấn độc lập ADPi (Pháp) khuyến nghị không nên xây đường băng thứ 3 tại Tân Sơn Nhất và nên mở rộng về phía nam thay vì phía bắc (vị trí đất sân golf).
Tư vấn Pháp cho rằng mở rộng lên phía bắc sẽ nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 60 - 70 triệu khách/năm nhưng không khả thi
Ảnh M.Hà
Chiều nay, 27.2, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp
nghe Công ty tư vấn Pháp ADPi Engineering báo cáo cuối kỳ về điều chỉnh
quy hoạch mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo ông Thể, nghiên cứu của ADPi là ý kiến phản biện quốc tế, độc
lập, không phụ thuộc vào ngành giao thông cũng như bất cứ tổ chức nào
của Việt Nam.
Một thông tin đáng chú ý được đưa ra trong báo cáo của ông Vincent
Gaubert, Giám đốc dự án, đại diện ADPi, về kết quả nghiên cứu lần này là
khuyến nghị “Không nên xây dựng đường cất hạ cánh mới để tăng công suất
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vượt lên trên 50 triệu hành
khách”.
Cụ thể, ADPi tính toán tới năm 2025, Tân Sơn Nhất sẽ khai thác với
công suất 50 triệu hành khách vào thời gian sân bay quốc tế Long Thành
đi vào khai thác.
Để đáp ứng được điều này, ADPi cho rằng cần cải thiện hệ thống
đường cất hạ cánh và đường lăn (bổ sung thêm đường lăn); cải thiện
phương thức khai thác vùng trời; tổ chức lại sân đỗ, mở rộng khu vực nhà
ga, bao gồm vị trí sân đỗ tàu bay và nhà ga hành khách; phát triển thêm
giao thông tiếp cận và cuối cùng là phát triển nhà ga hành khách và
dịch vụ ở khu vực phía Nam sân bay. Tại khu vực phía bắc sân bay Tân Sơn
Nhất, ADPi khuyến cáo phát triển hàng hoá và dịch vụ hỗ trợ.
Đánh giá về khả năng tăng công suất của cảng hàng không, Tư vấn
ADPi khẳng định tại Tân Sơn Nhất, hệ thống đường lăn, đường băng và vùng
trời là yếu tố hạn chế lớn cho việc tăng công suất.
"Câu hỏi đặt ra là liệu có thể phát triển Tân Sơn Nhất vượt qua 50
triệu khách, lên tới 60, thậm chí là 70 triệu khách không?", đại diện
ADPi nêu tình huống.
Trên cơ sở tính toán khoa học, với cấu hình hiện tại, ADPi khẳng
định sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể đạt công suất tối đa 50 triệu
khách/năm. Nếu muốn vượt lên trên ngưỡng này, phải xây thêm 1 đường cất
hạ cánh mới cũng như phải tăng khoảng cách giữa các đường cất hạ cánh.
Tuy nhiên, khi đó phải giải toả mặt bằng đất dân cư vô cùng tốn kém,
chưa kể đến việc ảnh hưởng tiếng ồn đối với cộng đồng dân cư xung quanh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, phương án cuối cùng sẽ được Bộ GTVT
báo cáo Thủ tướng trong tuần tới, sau khi tư vấn ADPi hoàn chỉnh lại
các vấn đề liên quan.
Ông Thể cũng yêu cầu, việc nghiên cứu mở rộng Tân Sơn Nhất phải
được đặt trong bài toán tổng thể phát triển các sân bay lân cận như Cần
Thơ, Cam Ranh, thậm chí là Biên Hòa, khi xử lý xong chất độc dioxin, và
sân bay Long Thành sau khi hoàn thành vào năm 2025, để phát huy hiệu quả
và chi phí tiết kiệm nhất.
Tôi thì tôi rất thích đọc bài của các GS toán nhưng mà ông này ổng hay có thói quen viết dài, nói dài quá, cho nên mỗi lần tôi chỉ đọc được nửa bài là tôi kiệt sức dừng lại, định là sau sẽ đọc tiếp nhưng rồi quên luôn ! !
Mà tôi cứ tò mò hoài, ông ấy thành đạt danh giá, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp (chắc là vậy, chứ không lẽ vợ GS lại xấu ?), con khôn, lẽ ra ổng phải hài lòng, vui vẻ, mãn nguyện, chứ sao ông ấy lúc nào cũng sưng sỉa, cáu kỉnh như là một anh cẩu cuồng phong ? Bởi vậy tôi mới bảo, ngày xưa con nhỏ nkd thật là ngu mới xông vào tán tỉnh ổng, cố đấm ăn xôi, mà hoá ra bị phù mỏ còn chẳng thấy xôi đâu ! (Nè nkd, em ra sao rồi ? Định tán anh nào nhớ chọn anh hiền hậu, vui vẻ, dịu dàng, dễ thương nha, chứ đừng có nhào vô mấy anh hung tợn mà chỉ có bươu đầu sứt trán, thương tích đầy mình !)
Mới đây ổng còn có bài nào nhiếc các "giáo sư chim chuột" nữa chứ ! (Chính vợ chồng nhà ông là GS chim chuột thì có !)
Còn ông Phùng Xuân Nhạ thì tôi thấy ổng cũng tạm được, đầu óc kém cởi mở hơn ông Phạm Vũ Luận, nhưng ông ấy là nhà kỹ trị, làm việc cũng hiệu quả, nhưng mà ý tưởng thì không có được đẹp, hay, bay bổng lắm. Để tôi xem ổng tuổi gì mà đầu năm đã bị "cẩu xực" nghen ! E hèm, ổng tuổi Mèo, Quý Mão, bị chó rượt là phải rồi ! À không, mình nhầm, ổng tuổi Quý Tỵ. À không, đúng là Quý Mão thật ! Năm nay ngài bị "Trư phùng hoả" nên hơi nóng một chút, nhưng ngài cứ xông ra đối đáp là sẽ thắng lợi vẻ vang đấy ! Ngoài ra thì ngài phải dễ thương với phái nữ, được họ hỗ trợ thì ngài mới thành công ! (Đừng có chê ông PVL nữa nha kẻo mà tôi giận !)
@ GS NTZ : Thưa GS, em nghe Thày trưởng khoa của em ở ĐH Sorbonne nói là tự đạo văn mình thì cũng không sao mà ? Chỉ hơi xấu xí tí thôi nhưng không cấm đâu mà ?
Mậu Tuất anh cẩu thanh tao,
Thông minh vui vẻ, vốn nòi hào hoa
Tính tình thân thiện thật thà
Mặt vuông mày kiếm thật là đẹp giai !
Ngày ngày chăm chỉ giảng bài
Đêm đêm múa bút miệt mài văn thơ
Siêng năng chăm chỉ có thừa
Cơm no áo ấm ai đùa mặc ai !
Xuân sang ngày rộng tháng dài
Trau giồi tinh tấn có ngày hiển vinh !
(giống ảnh :-) )
Đăng thêm hình Nữ hoàng của Việt Nam để lấy hên cả năm nè :
PLS: Nè nè, buôn gì được thì buôn, không thì đi buôn cứt bán cho chó, chứ sao lại đi buôn hoa làm gì ? Các bác đừng có để những cảnh phản cảm như vậy diễn ra chứ ? Chơi hoa rồi lại đi đập hoa, tởm quá đi mất, nó cho thấy cái tâm địa, cái văn hoá của người Việt Nam mình đấy !
(HNM) -
Tầm vóc và thể lực của người Việt vừa là câu chuyện cá nhân vừa là vấn
đề liên quan chặt chẽ đến chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.
Sở dĩ phải thêm một lần đề cập tới nội dung này là bởi quan hệ chặt chẽ
giữa thể lực và trí lực, thứ góp phần tạo nên chân hạnh phúc của con
người. Đây còn là một trọng tâm mới được nêu rõ tại Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Nghị quyết số 21-NQ/TƯ
ngày 25-10-2017) về công tác dân số trong tình hình mới.
Vấn đề này được đặt ra trong bối cảnh thực trạng thể lực của người Việt
Nam chậm được cải thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước.
Một vài chỉ số cho thấy những nỗi lo có thật: Đó là, tỷ lệ suy dinh
dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện vẫn ở mức
cao. Thanh niên, lực lượng dồi dào sức khỏe nhất cũng có chiều cao ở
mức khiêm tốn, khi không những thấp hơn chuẩn quốc tế khoảng 10cm mà còn
thấp hơn mức trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực
Châu Á...
Quả thực, đất nước nhiều năm dài bước qua chiến tranh, để có được miếng
cơm ấm bụng đã là cả một nỗ lực rất lớn, thậm chí phải đánh đổi bằng máu
và nước mắt; câu chuyện dinh dưỡng đúng cách, vai trò của tầm vóc và
thể lực mỗi người chưa được nhìn nhận, cải thiện rõ rệt cũng là dễ hiểu.
Tuy nhiên, thời gian không chờ đợi ai, nhất là trước những thời cơ và
thách thức phía trước đối với sự phát triển bền vững đất nước. Nâng cao
chất lượng dân số, trong đó có cải thiện và cải thiện hiệu quả hơn nữa
tầm vóc và thể lực của người Việt Nam là một đòi hỏi từ thực tế.
Trước hết, đúng như tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TƯ ngày 25-10-2017 Hội
nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã nêu thì rất
cần: Thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân
dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về tiếp tục chuyển trọng
tâm chính sách từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết
toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu… và chất lượng dân số trong mối quan
hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Điều đó có nghĩa là, ngay từ cấp chính quyền cơ sở đã rất cần thấu hiểu:
Thể lực của mỗi người dân chính là nguồn lực của địa phương, của đất
nước. Và các chỉ tiêu liên quan đến nội dung này phải được đặt đúng tầm
mức, có mặt trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
được xác định và đo đếm hiệu quả cụ thể...
Bên cạnh đó, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân cũng đều có
trách nhiệm trong việc tiếp tục thực hiện tốt “Đề án tổng thể phát triển
thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030” vốn đã đi được một
phần ba chặng đường. Gần đây là Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21-12-2017
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình
hình mới. Từ đây, cùng nhau làm tốt hơn việc huy động nguồn lực tại chỗ
nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này.
Đặc biệt, hoạt động thể dục, thể thao trong cộng đồng, trong trường học
đã được chú trọng thì tới đây sẽ phải được chú trọng hơn. Người dân chắc
chắn cũng mong mỏi ngành Y tế sẽ có thêm nhiều chương trình cụ thể nhằm
hướng dẫn, chăm sóc nhân dân thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp với
đối tượng lao động, lứa tuổi, khu vực đặc thù…
"Dân cường, nước thịnh"! Hơn ai hết, mỗi người dân, mỗi gia đình phải
chủ động trong việc tạo giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường thể lực, tạo dựng một cuộc sống
khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, vì hạnh phúc bản thân mà cũng vì
khát vọng đi lên của đất nước.
Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường ơi, tôi rất hiểu và thông cảm cho ông đấy !
Vào cái thời buổi chiến tranh tàn khốc như vậy, thì người trí thức phải chọn lựa thôi. Hoặc là ông phải dấn thân, hoặc là ông để mặc cho con tạo xoay vần. Có những người họ thức thời, cầu tiến, thì họ bao giờ cũng khéo léo thu vén được cho chính mình, còn mặc kệ tha nhân. Nhưng tôi xin nói lại là sau cái nạn đói năm 1945, thì việc Cộng Sản nắm quyền là chính nghĩa hoàn toàn thuộc về họ. Không một người có lương tri nào có thể chấp nhận được những giai cấp lãnh đạo như thời ấy nữa, phải làm cách mạng thôi, phải đánh nhau thôi, cố cùng liều thân thôi, hoặc là cả hai cùng chết, chứ không thể để bọn lang sói cú diều chúng tàn sát dân đen con đỏ được !
Ông cũng đừng bận lòng về những kẻ chửi ông dối trá, đời này ai tự xưng mình hoàn toàn chân thật được, hoạ may là có ông Ngô Bảo Châu ! Không ai tránh được lúc bắt buộc phải nói dối. So với ông, những kẻ chuyên dựng chuyện để giết người như bọn đế quốc Mỹ (mà thời nay chúng vẫn còn tiếp tục làm như thế đấy !), thì những lời nói dối của ông là vô hại, chỉ có tấm lòng ông thương xót phẫn nộ là chân thật thôi, người có lương tri nghe là họ hiểu.
Ngoài ra thì tôi cho rằng, tên Nguyễn Phúc Ánh đã làm những chuyện độc ác, trời không dung, đất không tha, nên Huế của ông còn bị quả báo nhiều đời. Chẳng phải là ông gây nên thảm sát, ông chỉ là một người trí thức, lúc vận nước gặp khó khăn thì cố gắng phụng sự mà thôi.
PLS : Gớm bạn quý với bạn đểu, thế mà cứ cố ôm vào ! Thế sao không đàm phán xuất khẩu trái cây sang Ấn Độ đi ? Tham nhũng là đây chứ đâu ? Không lo đánh, lại đi đánh ông Đinh La Thăng !! Ông Thăng ơi, ông cứ vững chí bền gan ! Chừng nào bọn thân Tàu toi thì lúc ấy Việt Nam mới khá được, thì ông mới qua được cơn hoạn nạn !
Thế có thấy là thời ông Tấn Dũng, kiều hối đổ về ùn ùn, bây giờ đếch có nữa không ?
Để ta xem bọn Tàu nuôi chúng bay được bao nhiêu ngày, rồi chúng nó nuốt chửng cả Việt Nam ! Để chúng nó nuôi như nuôi heo thế mà chịu được ! Người ngu lắm hay sao mà phải sống hèn đến thế ? (Hả ông Chí Vịnh ?)
Nông sản tươi Việt Nam xếp hàng ‘chờ chết’ ở biên giới Trung Quốc
Xe nông sản ùn tắc, xếp hàng dài tại cửa khẩu Tân Thanh ngày 4/2/2018.
Hàng trăm xe tải chở các loại hoa quả tươi Việt Nam xuất sang Trung
Quốc đang bị kẹt lại ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, nhiều ngày liên
tiếp. Nguyên nhân được cho biết là do phía Trung Quốc chỉ cho thông quan
khoảng 250 xe/ngày, trong khi lượng xe chở hoa quả mỗi ngày đến cửa
khẩu lên đến khoảng 700-800 chiếc vào dịp cận Tết.
Tình trạng ùn tắc bắt đầu diễn ra từ ngày 2/2 khi gần cả ngàn xe tải
chở dưa hấu, thanh long, xoài, chuối… từ các tỉnh đổ đến cửa khẩu Tân
Thanh để chờ làm thủ tục sang Trung Quốc bán.
Đồn trưởng Biên phòng Tân Thanh, Thượng tá Nông Quang Tám, được Tiền
Phong trích lời cho biết mặc dù lực lượng chức năng đã tăng thêm 2 giờ
làm việc nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng dồn ứ xe nông sản,
dẫn đến gần cả ngàn xe nối đuôi nhau hàng chục cây số nằm chờ tại cửa
khẩu nhiều ngày.
“Vì mùa này là mùa trái cây xuất đi nhiều, gần Tết mà. Nguyên nhân là
do bên đầu của mình dồn ứ nhiều quá nên hải quan thủ tục làm chưa được,
nên phải xếp đuôi” chủ một hãng vận tải chuyên đưa hàng lên cửa khẩu
Tân Thanh nói với VOA tối 6/2.
Tân Thanh là cửa khẩu duy nhất mà Trung Quốc cho nhập nông sản tươi.
Do vậy, dù bị kẹt lại nhiều ngày, các chủ hàng vẫn phải chờ đợi để được
phép qua bên kia biên giới bán hàng tại chợ Pò Chài.
Được biết, Trung Quốc có chính sách cửa khẩu và thu thuế riêng cho
từng vùng nên doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tuân theo chính sách “phân
vùng” này. Chẳng hạn, Trung Quốc ra quy định mặt hàng dưa hấu chỉ được
phép nhập khẩu qua cửa khẩu Pò Chài và thị trấn Bằng Tường của Trung
Quốc, dẫn đến các chủ hàng Việt Nam chỉ có thể xuất hàng qua cửa khẩu
Tân Thanh mà không thể đưa sang cửa khẩu nào khác mỗi khi xảy ra ùn tắc.
Một số chuyên gia kinh tế của Việt Nam cho rằng đây không chỉ đơn
thuần là vấn đề về chính sách kinh tế, mà còn là “vấn đề ngoại giao hai
nước”, nhất là khi tình trạng dồn ứ sản phẩm nông sản đã diễn ra nhiều
năm qua, dẫn đến thiệt hại nặng nề cho thương nhân Việt.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói: “Nếu Trung Quốc chỉ cho một cửa khẩu
thì chúng ta bị kẹt ở khâu đó. Đó là vấn đề ngoại giao giữa Việt Nam và
Trung Quốc, thương lượng với nhau thế nào để bảo đảm quyền lợi cho người
xuất khẩu tại Việt Nam”.
Một số thương nhân cho biết giá nông sản Việt Nam thường bị ép mỗi
khi lượng hàng đổ sang Trung Quốc nhiều. Đôi khi chủ hàng phải bán đổ
bán tháo, chấp nhận lỗ vốn để đưa xe về vì nguy cơ nông sản bị hỏng và
chi phí trong lúc chờ đợi cao nếu ùn tắc kéo dài nhiều ngày.
“Xe đông lạnh mà nổ [máy] dầu một ngày thì chết tiền. Một ngày tốn từ
1,5 triệu đến 2 triệu”, chủ hãng vận tải không muốn tiết lộ danh tính
nói với VOA.
Chi cục Hải quan Tân Thanh nói một phần nguyên nhân của tình trạng ứ
đọng hàng nông sản là do thời tiết giá lạnh ở Trung Quốc khiến việc phân
phối và tiêu thị hoa quả chậm, dẫn đến chủ hàng Trung Quốc chọn hàng
rất kỹ. Báo Thanh Niên dẫn lời Phó chi cục Đoàn Tuấn Anh cho biết với
mặt hàng dưa hấu, phía Trung Quốc thường trả về 1-2 tấn hàng mỗi xe.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và
chính sách của Trường Đại học Kinh tế-ĐHQG, cho rằng vì là thị trường
tiêu thụ lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam và các nước xung quanh, Trung
Quốc hay có cách làm “độc đoán” và “khó dự báo trước”, gây thiệt hại cho
các quốc gia nhập khẩu vào nước này, đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp thực phẩm.
“Trung Quốc họ hay làm khó dễ với nhiều nước nhập khẩu hàng vào. Có
lẽ đó cũng là một hình thức họ hạn chế nhập khẩu, hoặc cũng có thể do có
vấn đề về mặt kỹ thuật của sản phẩm nông nghiệp của mình”.
TS. Nguyễn Đức Thành nói đây là “cái dở” khi giữa hai nước không có “thiện chí thực sự”.
“Việc này thực ra là do quan hệ của mỗi nước, giữa hai nước với nhau.
Nếu họ cứ đơn phương làm như vậy thì Việt Nam phải có cách giải quyết.
Nếu không thì buộc phải ứng xử tương ứng”, TS. Nguyễn Đức Thành nói.
Ngày 6/2, Ban quản lý Khu kinh tế cửu khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn, đã
phải cử đoàn công tác sang Quảng Tây để kiến nghị phía Trung Quốc tăng
thời gian làm việc và rút ngắn thủ tục thông quan để giải quyết tình
trạng ứ đọng hàng tại cửa khẩu Tân Thanh.
Thời gian qua, Việt Nam cũng đã cử các đoàn công tác sang Trung Quốc
để kiến nghị nước này cho phép xuất khẩu nông sản sang các cửa khẩu khác
ngoài Tân Thanh, nhưng việc này vẫn chưa mang lại kết quả.
VOA
http://dannews.info/2018/02/07/nong-san-tuoi-viet-nam-xep-hang-cho-chet-o-bien-gioi-trung-quoc/
Rõ rành rành mười mắt đều trông, Phỉ mặt Đảng trơ như mặt thớt !
Nhân dịp này các bác cứ quan sát kỹ xem, thằng cha nào duyệt thì đấy đích thị là thằng bán nước ! Giấu mãi rồi cũng phải lộ mặt ra ! Đừng có để cho nó nắm quyền trong tay ! Sát Thát !
Việt Nam-Trung Quốc: “Hai Quốc gia, Một trạm Kiểm soát Cửa khẩu”
VOA
6-2-2018 Hơn
100 người Việt tụ tập trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ tại trung tâm Hà
Nội hôm 17/02/16 để tưởng niệm kỷ niệm ngày nổ ra chiến tranh biên giới
Việt-Trung. Những tấm biểu ngữ ghi hàng chữ “Ngày 17/2/1979, Nhân dân sẽ
không quên”. AP Photo/ Tran Van Minh.
Bắc Kinh và Hà Nội đang thảo luận việc thành lập một hệ thống “Hai
quốc gia, một trạm kiểm soát cửa khẩu”. Dự kiến dự án này sẽ được đưa
vào hoạt động vào tháng 5 năm nay.
Kế
hoạch thành lập một trạm kiểm soát biên giới chung giữa hai nước đã
được thảo luận từ nhiều năm nay, và trong quá khứ từng được hoan nghênh
như một bước tích cực trên con đường hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong
bối cảnh cuộc tranh giành chủ quyền trong khu vực, và tham vọng bành
trướng lãnh thổ của Trung Quốc, khái niệm “Hai quốc gia, một trạm kiểm
tra cửa khẩu” gây lo ngại, bởi vì theo một cách nào đó, nó gợi nhớ khái
niệm “Một quốc gia, 2 thể chế” nối kết Trung Quốc với Hong Kong giữa lúc
Bắc Kinh đang có những động thái đi ngược lại cam kết và đang siết dần
gọng kềm tại đặc khu hành chánh lẽ ra còn được quyền tự trị. Tiến sĩ Sử
học Nguyễn Nhã ở thành phố HCM và Tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà nội trao
đổi ý kiến với VOA về đề tài này.
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới đất liền dài tới 1,280 km
và kế hoạch thành lập một trạm kiểm soát biên giới chung đã có từ lâu.
Hôm 4/2, tờ South China Morning Post của Hong Kong dẫn lời một giới chức
Trung Quốc nói rằng dự án này có thể sớm đi vào hoạt động, có lẽ từ
tháng Năm năm nay. Ông Jian Xingchao, phó thị trưởng thành phố Phòng
Thành Cảng, nơi được chọn làm địa điểm đặt 1 trong hai trạm kiểm soát
cửa khẩu chung, nói: “Rất nhiều chi tiết còn đang dược thảo luận, nhưng
cả hai bên đều có chung ước muốn đó.”
Trạm kiểm soát đầu tiên, ở Phòng Thành Cảng (Fanchenggang), sẽ được
thiết lập trên cầu Dongxing-Móng Cái. Trạm thứ nhì có thể được đặt ở Cầu
Hữu nghị, cửa khẩu ở Pingxiang.
Cả Phòng Thành Cảng lẫn Pingxiang đều thuộc Khu tự trị dân tộc Choang
Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc. Trạm đầu tiên sẽ kết nối với thành phố
Móng Cái ở tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Quảng Ninh và trạm kiểm soát thứ hai kết
nối với thị trấn Đông Đăng ở tỉnh Lạng Sơn.
Theo ông Jian, vấn đề chủ yếu xoay quanh vấn đề chủ quyền vì bên nào
tiến hành kiểm tra ở biên giới thì trên thực tế bên đó có hiệu lực thực
hiện chủ quyền đối với bên kia, do đó đây là một vấn đề “khó giải quyết
bởi vì không bên nào muốn buông bỏ quyền lực đó”.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển
IDS và Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Hungary, nhận định:
“Cái đó có thể gây nhiều lo ngại trong dân chúng Việt Nam. Thực sự
nếu trong một bối cảnh chung của sự hội nhập quốc tế mà chúng ta thấy ở
ASEAN hay ở các nước thuộc khu vực Schengen chẳng hạn, thì việc đó có
thể là một việc bình thường, thậm chí đáng hoan nghênh, nhưng với hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam và Trung Quốc, thì tôi nghĩ cái chuyện
đấy gây rất nhiều phản cảm.”
Ông nói thái độ hoài nghi và tinh thần phản kháng Trung Quốc nơi
người dân Việt Nam còn rất cao, trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm mọi
cách để bành trướng và gây ảnh hưởng lớn tới Việt Nam “như đã gây ở
Campuchia và Lào.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng dự án này có lợi cho Trung Quốc để
thực hiện cái gọi là chiến lược “tằm ăn dâu” lấn chiếm đất, bởi vì nó
tạo điều kiện dễ dàng cho người Trung Quốc vào Việt Nam hơn là người
Việt Nam vào Trung Quốc, kể cả dưới chiêu bài du lịch. Ông đơn cử trường
hợp thành phố Phủ Lý, cách đây mấy chục năm chỉ có vài chục người Trung
Quốc đi du lịch đến rồi ở lại, bây giờ có khoảng 40,000 người Trung
Quốc làm ăn trong một thành phố chỉ có khoảng 100,000 dân. TS Quang A
cho rằng đó là một “sự bành trướng rất hữu hiệu của Trung Quốc.”
“Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới và có chủ trương nhất
quán là như thế, thì đối với kinh nghiệm của VN lịch sử nhiều ngàn năm
về việc giữ gìn độc lập thì chắc chắn là người dân và tôi tin rằng trong
giới lãnh đạo cũng có người quan ngại về tiến triển đấy”.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, tác giả của nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, nhận định:
“Tôi đã từng đến Lạng Sơn thì tôi thấy cửa ngõ của Lạng Sơn, ở bên
này là của VN, bên kia là của Trung Quốc, thì bây giờ nhập lại một thì
tôi không hiểu là ý đồ thế nào. Như vậy là phải thống nhất với nhau, mà
có khi bên này bên kia không đồng ý với nhau thì sao, thì tôi cũng không
rõ.”
Báo South China Morning Post dẫn lời Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp của Viện
nghiên cứu Yusof Ishak ở Singapore, tỏ ra lạc quan là Việt Nam và Trung
Quốc có thể hợp tác với nhau, ông coi dự án này như một cách để 2 nước
có thể làm việc với nhau và phục vụ các lợi ích chung, vượt lên trên
cuộc tranh chấp ở Biển Đông để hướng tới phía trước.
Nhưng nhà sử học Nguyễn Nhã tiên đoán sẽ có những phức tạp khó khăn
khi kế hoạch “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát cửa khẩu” đi vào hoạt
động:
“Như vậy cái chủ quyền của hai nước nó không được xác định rõ ràng.
Tôi không hiểu tại sao mà lại phải nhập làm một. Tôi là một người nghiên
cứu lịch sử từ xưa đến nay, tôi cũng không hiểu.”
Tuy các nhà nghiên cứu đều cho rằng dự án này cũng có mặt tích cực
của nó khi tạo thuận lợi cho hợp tác giao thương, giao lưu văn hóa, tăng
sự hiểu biết lẫn nhau trong khu vực, nhưng cùng lúc, họ cảnh báo về mối
nguy tiềm tàng trong bối cảnh Trung Quốc kiên trì tiến hành chiến dịch
tằm ăn dâu để thực hiện tham vọng “Nam tiến”.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A:
“Nếu người ta hiểu biết lẫn nhau hơn, giao thương làm ăn với nhau hơn
thì các sự căng thẳng sẽ giảm bớt, nhưng tôi nghĩ phải lưu ý đến luôn
cả mặt kia nữa vì không khéo thì lợi bất cập hại cho nên làm cái gì cũng
phải có một mức độ tính toán thiệt hơn.”
Liệu khái niệm “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát cửa khẩu”, có gợi
lên cách hành xử của Trung Quốc khi thực hiện chính sách “Một quốc gia,
hai thể chế” tại đặc khu Hong Kong?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng kế hoạch “Hai quốc gia, một trạm kiểm
soát” càng gây thêm nghi ngờ về hiệp định Thành Đô bí mật giữa lãnh đạo
Đảng Cộng sản VN và Trung Quốc như tin đồn bấy lâu nay.
“Tôi nghĩ rằng cái đó nó càng gây nghi ngờ trong dân chúng về những
cái gọi là hiệp định bí mật như hiệp ước Thành Đô mà rất tiếc là chính
quyền Việt nam, Đảng Cộng sản VN không bác bỏ mà cũng không công nhận,
và cái điều đấy nó càng làm cho sự lo ngại nó có cơ sở hơn. ”
Tiến sĩ Nguyễn Nhã không nhắc tới hiệp định Thành Đô, nhưng cũng nêu lên quan ngại của nhiều người và của cá nhân ông:
“Theo tôi, nếu không có chuyện Trung Quốc áp đặt bằng vũ lực ở Hoàng
Sa đó thì có khi lại không đặt vấn đề ra, và các nước như Cộng đồng
chung Châu Âu đó thì họ cũng có sự hợp tác rất là chặt chẽ, nhưng mà chủ
quyền của nước nào, và văn hóa của nước nào họ vẫn tôn trọng. Hàng rào
có thể bỏ đi nhưng tôi thấy là các nước từ nước Pháp qua nước Đức và các
nước còn lại thì tôi thấy chủ quyền của mỗi nước vẫn được tôn trọng..”
Nhà sử học nói nhiều người lấy làm lo ngại, và bản thân ông cũng lo ngại nhưng “sau này thì lịch sử viết ra thì mới biết được”.