vendredi 16 mars 2012

Sénèque - Về sử dụng thời gian

Bức thư thứ nhất : Về sử dụng thời gian

Hãy theo đuổi kế hoạch của bạn, Lucilius thân mến; hãy lấy lại quyền sở hữu chính mình: thời gian mà cho tới lúc này đã bị tước đoạt, đánh cắp, hay là chính bạn đã để mất, hãy thu lượm lại nó và sắp đặt nó. Hãy thuyết phục chính mình rằng sự việc xảy ra như là tôi viết cho bạn ! có những giờ mà người ta lấy đi của chúng ta bằng vũ lực, những giờ khác một cách bất ngờ, những giờ khác nữa lại trôi đi từ chính tay của chúng ta. Vậy mà sự mất mát đáng xấu hổ nhất chính là do chểnh mảng; và nếu bạn để ý, phần lớn nhất của thời gian của cuộc đời trôi qua vào việc làm sai, một phần lớn vào việc không làm gì, và tất cả vào việc làm khác hơn điều mà người ta phải làm. Hãy chỉ cho tôi một người nào đã cho thời gian một cái giá dù là thấp nhất, hay người nào biết rằng một ngày đáng giá chừng nào, hay hiểu rằng mỗi ngày ông ta đang chết đi một ít! Bởi chúng ta thật sai lầm khi chỉ nhìn thấy cái chết ở phía trước mình : chúng ta đã để nó phần lớn ở phía sau rồi; tất cả khoảng cách đã vượt qua đã thuộc về nó.

Vậy thì hãy kiên trì, bạn ơi, mà làm điều mà bạn yêu cầu tôi : hãy là chủ nhân hoàn toàn của thời giờ của bạn. Bạn sẽ phụ thuộc ít hơn vào ngày mai, nếu bạn yên tâm hơn ngày hôm nay. Trong khi mà người ta hoãn nó lại, thì cuộc sống trôi đi. Lucilius thân mến, tất cả những thứ khác chỉ là vay mượn, chỉ có thời gian mới là của cải của chúng ta. Đó là vật duy nhất, thoáng qua và trơn tuột, mà tự nhiên đã giành cho ta làm tài sản; và tước đoạt nó của chúng ta khi ta muốn. Nhưng sự điên rồ của con người là như vậy đấy : món quà mỏng mảnh nhất và dễ vuột mất nhất, mà sự mất mát chí ít là còn sửa chữa được, chúng ta chắc hẳn phải biết ơn vì đã có được nó; vậy mà không ai tự cho rằng mình mang nợ về thời gian giành cho mình, cái kho báu duy nhất mà ý chí tốt đẹp nhất cũng không thể trả lại được.

Có lẽ bạn sẽ hỏi xem tôi làm như thế nào, người nói với bạn những lời răn hay này. Tôi sẽ thẳng thắn thú nhận : tôi hành xử như một người giàu sang, nhưng có trật tự; tôi ghi chép việc chi tiêu của mình. Tôi không thể tự khen mình là đã không để mất gì cả, nhưng những gì mà tôi mất, lý do vì sao và như thế nào mà mất, tôi có thể nói được, tôi có thể nhận thấy được phiền phức của mình. Rồi thì cũng xảy đến với tôi như là với phần lớn những người bị kiệt quệ cho dù đó không phải là lỗi của họ : mọi người đều tha thứ cho họ, nhưng không ai giúp họ cả. Nhưng sao kia ! Tôi chẳng hề coi là nghèo cái người mà, cho dù chỉ còn rất ít thôi, vẫn cảm thấy hài lòng. Tuy vậy tôi sẽ thích thấy bạn coi sóc tài sản của mình hơn, và lúc này là tốt để bắt đầu rồi. Quả nhiên là như cha ông chúng ta đã đánh giá : chăm lo phần đáy bình, là bắt đầu trễ rồi. Bởi vì phần cuối cùng còn sót lại không chỉ là phần ít nhất, mà còn là phần tồi tệ nhất.
(Hết)

---------------------------------------------- 


Lettre 1 : Sur l'emploi du temps

1. Suis ton plan, cher Lucilius[1] ; reprends possession de toi-même : le temps qui jusqu’ici t’était ravi, ou dérobé, ou que tu laissais perdre, recueille et ménage-le. Persuade-toi que la chose a lieu comme je te l’écris : il est des heures qu’on nous enlève par force, d’autres par surprise, d’autres coulent de nos mains. Or la plus honteuse perte est celle qui vient de négligence ; et, si tu y prends garde, la plus grande part de la vie se passe à mal faire, une grande à ne rien faire, le tout à faire autre chose que ce qu’on devrait. 2. Montre-moi un homme qui mette au temps le moindre prix, qui sache ce que vaut un jour, qui comprenne que chaque jour il meurt en détail ! Car c’est notre erreur de ne voir la mort que devant nous : en grande partie déjà on l’a laissée derrière ; tout l’espace franchi est à elle.
Persiste donc, ami, à faire ce que tu me mandes : sois complètement maître de toutes tes heures. Tu dépendras moins de demain, si tu t’assures bien d’aujourd’hui. Tandis qu’on l’ajourne, la vie passe. 3. Cher Lucilius, tout le reste est d’emprunt, le temps seul est notre bien. C’est la seule chose, fugitive et glissante, dont la nature nous livre la propriété ; et nous en dépossède qui veut. Mais telle est la folie humaine : le don le plus mince et le plus futile, dont la perte au moins se répare, on veut bien se croire obligé pour l’avoir obtenu ; et nul ne se juge redevable du temps qu’on lui donne, de ce seul trésor que la meilleure volonté ne peut rendre.
4. Tu demanderas peut-être comment je fais, moi qui t’adresse ces beaux préceptes. Je l’avouerai franchement : je fais comme un homme de grand luxe, mais qui a de l’ordre ; je tiens note de ma dépense. Je ne puis me flatter de ne rien perdre ; mais ce que je perds, et le pourquoi et le comment, je puis le dire, je puis rendre compte de ma gêne. Puis il m’arrive comme à la plupart des gens ruinés sans que ce soit leur faute : chacun les excuse, personne ne les aide. 5. Mais quoi ! je n’estime point pauvre l’homme qui, si peu qu’il lui demeure, est content. Pourtant j’aime mieux te voir veiller sur ton bien, et le moment est bon pour commencer. Comme l’ont en effet jugé nos pères : ménager le fond du vase, c’est s’y prendre tard. Car la partie qui reste la dernière est non-seulement la moindre, mais la pire[2]
(Fin)

lundi 12 mars 2012

FAUST - La nuit (Ban đêm) (2)

Hãy giải phóng chính mình ! Ném mình vào không gian ! Cuốn sách huyền bí này, hoàn toàn được viết từ bàn tay của Nostradamus, không đủ để dẫn dắt ngươi sao ? Ngươi sẽ biết được dòng chuyển động của các vì tinh tú, khi đó, nếu tự nhiên đoái dạy bảo ngươi, năng lượng của tâm hồn ngươi sẽ được giao chuyển, như một tinh thần tới một tinh thần khác. Sẽ là vô ích nếu như, bởi một giác quan cằn cỗi, ngươi muốn giải nghĩa những dấu hiệu thần thánh ở đây… Hỡi những tinh thần đang bơi lượn quanh tôi, hãy trả lời tôi, nếu các người nghe được tôi ! (Ông đập lên cuốn sách, và xem xét dấu hiệu của đại vũ trụ.) A! Thật là một niềm hứng khởi xâm chiếm toàn bộ con người tôi khi tôi nhìn nó ! Tôi tưởng chừng cảm nhận một cuộc sống mới, thánh khiết và sôi sục, đang chảy trong những sợi thần kinh và trong huyết mạch của tôi. Phải chăng chúng được vạch ra từ bàn tay một vị thần, những chữ viết này, chúng làm dịu những nỗi đau của tâm hồn tôi, khiến cho trái tim khốn khổ của tôi say sưa trong niềm vui, và vén màn xung quanh tôi những sức mạnh huyền bí của tự nhiên ? Phải chăng chính tôi là một vị thần ? Mọi thứ trở nên thật sáng rõ với tôi ! Trong những đường nét đơn giản này, thế giới tiết lộ cho tâm hồn tôi tất cả chuyển động của cuộc sống của nó, tất cả năng lượng của sự sáng tạo của nó. Tôi đã nhận ra rồi sự thật của những lời nói của nhà hiền triết : “ Thế giới tâm linh không hề đóng kín; giác quan của ngươi đang ngủ gật, trái tim của ngươi đã chết. Hãy đứng lên, đệ tử, và đưa lồng ngực phàm của ngươi tắm ngập trong ánh sáng đỏ tía của hừng đông!” (Ông nhìn vào dấu hiệu.) Kìa mọi vật đều đang chuyển động trong vũ trụ ! Kìa mọi vật, cái này trong cái khác, đều vận động và sống cùng một sự tồn tại ! Kìa những quyền năng của trời đang chuyển động lên xuống chuyền tay nhau những xô vàng ! Từ bầu trời xuống đến mặt đất, chúng trải ra một làn sương làm mát dịu mặt đất khô cằn, và những đôi cánh của chúng lay động làm ngập tràn những khoảng không âm vang với một hòa âm khôn tả.

Cảnh tượng ghê gớm ! Nhưng than ôi, đó chỉ là một cảnh tượng ! Nắm được người nơi đâu, hỡi tự nhiên vô tận ? Vậy là tôi cũng sẽ không thể ép những bầu vú của người, nơi treo lơ lửng cả trời và đất ? Tôi muốn uống thỏa thuê mạch sữa bất tận này… nhưng nó lan tràn khắp nơi, làm ngập lụt tất cả, và tôi, tôi ưu phiền vô vọng theo sau nó! (Ông đập cuốn sách với vẻ khinh bỉ, và xem xét dấu hiệu của Tinh thần của trái đất.) Dấu hiệu này tác động lên tôi mới khác chứ ! Tinh thần của trái đất, ngươi đang tiến lại gần; tôi đã cảm thấy ngay sức lực của tôi gia tăng; tôi đã sủi tăm như một chất rượu mới : Tôi cảm thấy lòng can đảm để trải hiểm nguy trên thế giới, chịu đựng những nỗi muộn phiền và những sự thịnh vượng; chiến đấu chống lại giông bão, và chẳng hề tái mặt vì nghe tiếng răng rắc của chiến thuyền của tôi. Những đám mây chồng chất phía trên đầu tôi ! Mặt trăng che giấu ánh sáng của nó… ngọn đèn phụt tắt, nó tỏa khói!...  Những tia sáng mãnh liệt xoay chuyển quanh đầu tôi.  Từ mái vòm rơi xuống một cơn rùng mình nhập vào tôi và ép chặt tôi. Tôi cảm thấy ngươi đang khuấy động quanh tôi, hỡi tinh thần mà tôi đã gọi hồn! A ! Lồng ngực tôi bị xé rách! Giác quan của tôi mở ra đón những cảm giác mới ! Tất cả trái tim tôi buông thả cho ngươi ! Hãy hiện ra ! Hãy hiện ra ! cho dù tôi có phải mất cả mạng sống !

Ông nắm lấy cuốn sách và thốt ra những dấu hiệu huyền bí của Tinh thần. Ông thắp một ngọn lửa đỏ, Tinh thần hiện ra trong ngọn lửa.

TINH THẦN : Ai gọi tôi ?
FAUST : Ảo giác kinh khủng !

vendredi 9 mars 2012

FAUST - La nuit (Ban đêm) (1)


Đêm, trong một căn phòng có mái vòm cao, hẹp, kiểu gô-tích. Faust, ưu tư, ngồi trước bàn làm việc.

Faust, một mình.

Triết học, than ôi, luật học, y học, và ngươi nữa, thần học buồn tẻ ! … Vậy là ta đã nghiên cứu các ngươi đến tận cùng với nhiệt tình và kiên nhẫn : và giờ thì tôi đây, kẻ điên tội nghiệp, cũng thông thái như trước đây. Tôi được gọi, thật vậy, là thầy, là tiến sĩ, và, từ mười năm nay, tôi dẫn dắt các học trò của mình bằng cách kéo mũi họ - Và tôi biết rõ rằng chúng ta chẳng có thể hiểu biết điều gì cả ! Chính điều đó làm máu tôi nóng lên ! Tôi chỉ biết rõ, thật vậy, rằng chỉ có toàn là những thằng ngốc, những tiến sĩ,  những vị thầy, nhà văn và thầy tu ở trên cõi đời này. Chẳng có sự cẩn trọng hay nghi ngờ nào dày vò tôi nữa ! Tôi chẳng sợ gì quỷ dữ, cũng như địa ngục ; nhưng tất cả niềm vui cũng bị lấy đi. Tôi quả thực không tin mình biết được điều gì tốt đẹp, cũng như không thể chỉ dạy gì cho con người để cải tạo họ hay là giáo hóa họ. Bởi thế tôi cũng chẳng có của cải, tiền bạc, danh dự, quyền lực thống trị nào trên thế giới này : một con chó cũng không muốn cuộc sống với giá này ! Từ nay tôi chỉ còn biết thả mình vào ma thuật. Ôi ước gì sức mạnh của trí tuệ và của lời nói có thể vén màn những bí mật mà tôi không hay biết, ước gì tôi không bị bắt buộc phải cực nhọc nói ra điều mà tôi không biết ; ước gì cuối cùng tôi có thể biết được tất cả những gì mà thế giới giấu trong lòng nó, và không tự ràng buộc mình vào những lời vô ích, thấy được điều mà tự nhiên cất giấu như là những năng lượng bí mật và những hạt giống vĩnh cửu ! Hỡi vì tinh tú với ánh sáng bạc, mặt trăng lặng lẽ, xin hãy đoái nhìn một ánh mắt lên nỗi phiền muộn của tôi ! Tôi vẫn thường xuyên thức đêm bên chiếc bàn này ! Khi đó bạn thường hiện ra với tôi trải lên chồng sách và giấy tờ, người bạn u hoài của tôi ! A, ước gì tôi có thể, dưới ánh sáng dịu dàng của bạn, leo lên những ngọn núi cao, lang thang trong những hang động cùng các linh hồn, nhảy múa trên thảm cỏ non của những cánh đồng, quên đi tất cả những nỗi khổ cực của khoa học, và tắm mình trẻ trung trong hơi mát của sương đêm !

Than ôi, tôi vẫn còn ưu phiền trong ngục tối của mình ! Cái lỗ hổng khốn khổ trên bức tường này, nơi ánh sáng êm dịu của bầu trời chỉ có thể khó nhọc xuyên qua những tấm kính màu ; qua đống sách bụi bặm và sâu mọt này, và giấy tờ chồng chất lên đến tận trần nhà. Tôi chỉ có thể nhìn thấy xung quanh mình những thủy tinh, hộp, dụng cụ, đồ đạc mục rữa, gia tài của tổ tiên tôi… Và đấy là thế giới của ngươi, và cái đó được gọi là thế giới !

Và ngươi vẫn hỏi tại sao trái tim ngươi thắt lại trong lồng ngực với nỗi lo âu, tại sao một nỗi đau thầm kín ngăn trở ngươi trong mọi chuyển động của cuộc sống ! Ngươi hỏi điều đó !... Và thay vì bao bọc mình bởi tự nhiên sống động trong đó Thượng đế đã tạo ra ngươi, thì ngươi lại chỉ bao quanh mình toàn là khói và nấm mốc, xác động vật và xương người chết !
(còn tiếp)

jeudi 8 mars 2012

Faust - cachot (trong ngục)

Faust, par Johann Wolfgang von Goethe, traduction française de Gérard de Nerval.

Trong ngục
FAUST (với một chùm chìa khóa và một ngọn đèn, trước một cánh cửa sắt nhỏ). Tôi cảm thấy một cơn ớn lạnh bất thường xâm chiếm lấy mình. Tất cả nỗi đau khổ của nhân loại đè nặng lên đầu tôi. Ở đây, nơi những bức tường ẩm ướt này, đó là nơi nàng sống, và tội lỗi của nàng chỉ là một sự lầm lẫn ngọt ngào ! Faust, ngươi run sợ khi tiến lại gần ! ngươi sợ gặp lại nàng ! Hãy vào đi thôi ! sự rụt rè của ngươi làm vội hơn khoảnh khắc cực hình của nàng.
Chàng quay chìa khóa, người ta hát ở bên trong :
Chính là cha tôi, tên vô lại
Đã cắt cổ tôi
Chính là mẹ tôi, một con đĩ
Đã ăn thịt tôi
Và chị tôi, người trẻ nhất, kẻ điên
Đã ném xương tôi vào một nơi ẩm lạnh
Và tôi hóa thành một con chim xinh đẹp bay lượn.
FAUST (đang mở cửa) : Nàng không biết rằng người yêu của nàng đang lắng nghe nàng, và nghe thấy tiếng lách cách của chuỗi xích và tiếng sột soạt của ổ rơm của nàng. (Chàng bước vào).
MARGUERITE (nấp trong chăn) : Than ôi ! Than ôi ! Họ tới rồi kìa. Cái chết thật cay đắng !
FAUST (nói khẽ) : Bình yên ! Bình yên ! Anh đến giải thoát cho em.
MARGUERITE (lê tới chân chàng) : Người có phải là một con người không ? Người sẽ thông cảm với nỗi đau khổ của tôi.
FAUST : Tiếng kêu của em sẽ đánh thức lính canh mất ! (Chàng cầm lấy chuỗi xích để tháo chúng ra).
MARGUERITE : Đao phủ ! Ai cho ngươi quyền lực này đối với ta ? Mới nửa đêm,  ngươi đã đến tìm ta rồi ! Xin hãy thương xót, hãy để cho tôi sống. Ngày mai, ngay từ sáng sớm, không phải là quá sớm ư ?
(Nàng đứng dậy). Thế mà tôi còn trẻ quá, trẻ quá, mà tôi đã phải chết rồi ! Tôi cũng đã từng xinh đẹp nữa, chính điều đó đã gây họa cho tôi.
Người thương của tôi đã từng ở bên tôi, bây giờ chàng đã xa rồi ; vương miện của tôi đã bị giằng mất, những bông hoa vương vãi khắp nơi…
Đừng kéo tôi mạnh thế ! hãy tha cho tôi ! Tôi đã làm gì người ? Đừng vô cảm với những giọt nước mắt của tôi : trong đời tôi chưa từng gặp người.
FAUST : Liệu tôi có thể chịu đựng được cảnh tượng đau đớn này chăng ?
MARGUERITE : Tôi hoàn toàn thuộc về quyền lực của người, nhưng hay để cho tôi còn được cho con bú ; Họ vừa mới tước đoạt nó đi để làm tôi phiền lòng, rồi bây giờ lại nói rằng chính tôi đã giết nó.
Không bao giờ niềm vui trở lại với tôi nữa. Họ hát những bài hát về tôi ! Họ thật là xấu. Có một câu chuyện cổ tích đã kết thúc như vậy. Họ muốn ám chỉ ai thế ?
FAUST (buông mình xuống chân nàng) : Người tình của em đang ở dưới chân em, chàng đang tìm cách tháo những xiềng xích đau đớn của em…
MARGUERITE (cũng quỳ gối xuống) : Ồ vâng, chúng ta hãy quỳ gối để cầu xin những vị thánh. Anh thấy không dưới những bậc thang này, ngay ngưỡng cửa này… địa ngục đang sôi sục ! Và ma quỷ, với những tiếng nghiến răng kinh khủng… Tiếng động ghê quá !
FAUST (nói to hơn) : Marguerite ! Marguerite !
MARGUERITE (chăm chú lắng nghe) : Đấy là tiếng của người thương của tôi ! (Nàng lao tới, xiềng xích rơi xuống). Chàng đâu rồi ? Tôi đã nghe tiếng chàng gọi tôi. Tôi được tự do ! Không ai giữ được tôi nữa, và tôi muốn bay tới vòng tay chàng ; ngả mình trên ngực chàng ! Chàng đã gọi Marguerite, chàng kia, trên ngưỡng cửa. Giữa những tiếng gào hú và hỗn độn của địa ngục, qua những tiếng nghiến răng, những giọng cười quỷ dữ, tôi đã nhận ra giọng chàng thật dịu dàng, thật thân thương !
FAUST : chính là anh đây !
MARGUERITE : Đúng là anh ! Ôi, hãy nói nữa đi (Xiết chặt chàng vào mình). Đúng là chàng, là chàng rồi! Những đau đớn của em đâu cả rồi ? Những nỗi kinh hoàng của nhà tù ? Xiềng xích đâu cả rồi ?... Đúng là anh thật ! Anh đến cứu em… Em đã được cứu rồi ! Con đường ấy đây, nơi em đã gặp anh lần đầu ! Kia là khu vườn mà em và Marthes đã đợi anh.
FAUST (cố gắng kéo nàng đi) Tới đây, tới đây với anh !
MARGUERITE : Ôi hãy ở lại đây, ở lại thêm chút nữa… Em yêu thích biết bao được ở nơi có anh !
(Nàng hôn chàng)
FAUST : Mau lên, chúng ta sẽ trả giá đắt cho mỗi khoảnh khắc chậm trễ.
MARGUERITE : Sao cơ ! Anh không thể hôn em nữa ? Bạn thân ơi, từ khi mới chỉ xa em chưa bao lâu, mà anh đã quên hôn em rồi ư ? Tại sao trong vòng tay anh mà em cảm thấy lo lắng thế, trong khi mà ngày xưa, chỉ một lời nói, một ánh mắt của anh đã mở ra cho em cả một bầu trời, và anh đã hôn em đến làm em nghẹt thở. Vậy hãy hôn em đi, hay là chính em sẽ hôn anh vậy! (Nàng hôn chàng)! Ôi Chúa ơi, môi anh lạnh, câm lặng. Tình yêu của anh, anh đã để nó ở đâu rồi ? Ai đã lấy mất nó của em ?
(Nàng quay đi khỏi chàng.)
FAUST : Tới đây ! Đi theo anh ! Người thương của anh, can đảm lên ! Anh đang cháy bỏng vì em bởi ngàn ngọn lửa ; nhưng hãy đi theo anh ; đó là lời cầu xin duy nhất của anh !
MARGUERITE (nhìn chằm chằm vào chàng) : Có đúng là anh thật không ? Anh có chắc đúng là anh không ?
FAUST : Chính là anh, tới đây nào !
MARGUERITE : Anh tháo xích cho em, anh ôm em vào lòng, làm thế nào mà anh lại không quay lưng lại với em với sự ghê tởm ? Và anh có biết rõ, bạn thân của em, anh có biết rõ là anh giải thoát cho ai không ?
FAUST : Đến đây, đến đây : Đêm tối bắt đầu rạng rồi !
MARGUERITE :  Mẹ em đã chết vì phiền muộn ! Con của em, em đã dìm nó chết đuối ! Nó đã được sinh ra cho anh như là cho em, vâng cho cả anh nữa. Vậy là anh thật ! Em hầu như không tin được. Đưa tay anh cho em. Không, đây không phải là giấc mơ. Bàn tay yêu dấu !... À, nhưng mà nó ẩm, vậy thì hãy lau nó đi ! Em thấy hình như là máu ! Ôi Chúa ơi, anh đã làm gì vậy ? Hãy cất thanh gươm này đi, em cầu xin anh đấy !
FAUST : Hãy để quá khứ lại quá khứ ! Em làm anh chết mất.
MARGUERITE : Không, anh phải theo em ! Em sẽ miêu tả cho anh ngôi mộ mà ngay ngày mai anh sẽ chăm chút đắp lên; phải dành chỗ tốt đẹp nhất cho mẹ em, anh trai em sẽ nằm ngay cạnh mẹ, còn em thì đặt một bên, tuy nhiên cũng đừng xa quá, và đứa bé ở trên ngực phải của em. Sẽ không có ai khác nữa ở bên cạnh em! Được yên nghỉ bên anh, đó sẽ là một niềm hạnh phúc thật là ngọt ngào, xúc động, nhưng từ nay điều đó sẽ không dành cho em nữa. Ngay khi em muốn lại gần anh, em luôn cảm thấy như anh đẩy em ra. Vậy mà đúng là anh thật, và cái nhìn của anh chứa đựng biết bao lòng tốt và âu yếm!
FAUST : Vì em đã cảm thấy là anh đang ở đây, vậy thì hãy đến đây!
MARGUERITE : Ra ngoài ư ?
FAUST : Tới tự do.
MARGUERITE : Ngoài kia, chính là nấm mồ ! Cái chết đang đợi em ! Từ đây đến nơi nghỉ vĩnh hằng, và không bước nào xa hơn nữa. Anh đi ư ! A Henri, ước gì em có thể đi theo anh !
FAUST : Em có thể, em chỉ cần muốn điều đó thôi, cửa đã mở !
MARGUERITE : Em không dám bước ra, em chẳng còn gì để hi vọng nữa, và đối với em, chạy trốn thì có ích lợi gì ? Họ rình rập nơi em qua ! Rồi nếu đến mức phải đi ăn mày, thì thật khốn khổ, lại còn với một lương tâm xấu nữa ! Thật khốn khổ khi phải lang thang nơi lưu đày ! Và đằng nào thì họ cũng biết cách bắt em trở lại.
FAUST : Vậy anh sẽ ở lại đây với em !
MARGUERITE : Mau lên ! Mau lên! Mau cứu con của anh ! Anh hãy đi đi, hãy đi theo con đường dọc theo dòng suối, vào con đường mòn, sâu trong rừng, nơi có đập ngăn nước, trong ao. Hãy nắm lấy nó, nó trồi lên mặt nước đấy, nó vẫn còn giãy dụa ! Hãy cứu nó ! cứu nó !
FAUST : Hãy định thần lại, chỉ một bước chân thôi, và em được tự do !
MARGUERITE : Nếu mà chúng ta đã vượt qua ngọn núi ! Mẹ em kia, đang ngồi trên phiến đá. Hơi lạnh ập lên gáy em ! Mẹ em kia, đang ngồi trên phiến đá, và bà lắc đầu, không tỏ với em bất kỳ dấu hiệu nào, không chớp mắt, đầu bà nặng trĩu, bà đã ngủ thật lâu ! … Bà không thức nữa, bà đã ngủ trong khi chúng ta đang vui thú. Đó là thời gian hạnh phúc.
FAUST : Vì rằng cả nước mắt cũng như lời nói cũng không hiệu lực gì với em, anh sẽ kéo em xa khỏi nơi đây.
MARGUERITE : Để em lại đây ! Không, em sẽ không chấp nhận bất cứ bạo lực nào ! Đừng nắm lấy em mạnh thế ! Em đã làm quá nhiều để vui lòng anh rồi !
FAUST : Trời sáng rồi ! Bạn thân của anh ! người thương của anh !
MARGUERITE : Trời sáng rồi ư ? Vâng, trời sáng rồi. Đây là ngày cuối cùng của em, nó cũng phải là ngày cưới của em nữa ! Đừng nói với ai là Marguerite đã tiếp đón anh từ sáng sớm như vậy nhé. A, danh dự của em, nó mới phiêu lưu làm sao ! Chúng ta sẽ gặp lại nhau, nhưng không phải ở buổi khiêu vũ. Đám đông dồn tới, người ta không ngừng nghe tiếng họ ; quảng trường, đường phố, liệu có đủ chứa họ không ? Tiếng chuông nhà thờ gọi em, chiếc đũa công lý đã bị bẻ gãy. Họ xích em mới chặt chứ ! Họ túm lấy em thật là mạnh ! Em đã được đưa lên giàn xử giảo, lưỡi dao sắc bén đã chém cổ bao người đã rơi trên cổ em. Kìa là cả thế giới im lặng như nấm mồ !
FAUST : Ôi ước gì tôi chưa bao giờ được sinh ra !
MEPHISTOPHELES (xuất hiện ở bên ngoài) ! Hay đi ra, hoặc là các người sẽ xong đời ! Toàn là những lời lẽ vô dụng, toàn là chậm trễ và băn khoăn ! Những con ngựa của tôi đang kích động, và ngày bắt đầu ló rạng rồi.
MARGUERITE : Ai hiện lên từ mặt đất như vậy ? Chính hắn ! Chính hắn ! Hãy đuổi hắn đi ; hắn tới đây làm gì trong địa thánh này ? Hắn muốn bắt em đấy !
FAUST : Em phải sống !
MARGUERITE : Sự công bình của Thiên chúa, tôi giao phó mình cho người !
MEPHISTOPHELES (nói với Faust) : Tới đây ! Tới đây ! Hoặc là tôi sẽ bỏ mặc ngài với cô ta dưới lưỡi chém !
MARGUERITE : Tôi thuộc về người, cha ơi, hãy cứu con ! Hỡi các thiên thần, hãy bảo bọc tôi với đội quân thần thánh. Henri, anh làm em ghê tởm !
MEPHISTOPHELES : Cô ta đã bị phán xử !
GIỌNG NÓI (từ trên cao) : Cô ấy đã được cứu rỗi !
MEPHISTOPHELES (nói với Faust) : Tới đây, với tôi ! (hắn biết mất cùng với Faust)
GIỌNG NÓI (từ phía sâu, yếu đi dần) : Henri ! Henri !

mardi 6 mars 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (22)

Nhưng tất cả những điều đó có gì là quan trọng, vì rằng tôi đã chẳng hề loại trừ họ ? Họ cứ việc nuôi dạy giới trẻ, nếu họ có khả năng, tôi không chống đối gì cả ; và điều mà ngài nói trên đây cũng chẳng có gì chống lại cuốn sách của tôi. Ngài cho rằng kế hoạch của tôi là xấu, chỉ bởi vì nó có thể phù hợp với cả những người khác hơn là những người của Giáo hội ? Nếu con người về bản chất là tốt, như tôi tin là đã chứng minh điều đó, thì suy ra là nó sẽ giữ nguyên bản chất như vậy chừng nào mà không có gì xa lạ với nó làm cho nó suy thoái ; và nếu con người ta độc ác, như là họ đã bỏ công dạy cho tôi điều ấy, thì suy ra là sự độc ác của họ đến từ nơi khác : vậy hãy đóng lại cánh cửa của thói xấu, và trái tim con người sẽ luôn tốt lành. Dựa trên nguyên tắc này tôi đã thiết lập cách giáo dục tiêu cực như là phương pháp tốt nhất hay đúng hơn là duy nhất đúng ; tôi cho thấy là tất cả một nền giáo dục tích cực theo đuổi, như là cách mà chúng ta tiến hành, một con đường đối lập với mục đích của nó ; và tôi chỉ ra như thế nào mà chúng ta hướng tới cùng một mục đích và người ta sẽ tới nơi bằng con đường mà tôi đã vạch ra.
Tôi gọi « giáo dục tích cực » để chỉ việc đào tạo trí tuệ trước tuổi, và cho trẻ con kiến thức về nghĩa vụ của con người. Tôi gọi là « giáo dục tiêu cực » phương pháp hướng tới hoàn thiện các cơ quan, công cụ của kiến thức của chúng ta, trước khi cho chúng ta những kiến thức này, và nó chuẩn bị cho lý trí bằng cách luyện tập các giác quan. Giáo dục tiêu cực không phải là nhàn rỗi, trái hẳn lại : nó không ban cho đức hạnh, nhưng nó ngăn ngừa thói xấu ; nó không dạy sự thật, nhưng nó phòng tránh sai lầm ; nó chuẩn bị đứa trẻ sẵn sàng cho tất cả những gì có thể dẫn nó tới sự thật khi nó có đủ khả năng để hiểu sự thật, và tới điều thiện khi nó có đủ khả năng để yêu điều thiện.
Phương thức này làm ngài khó chịu và bị sốc : rất dễ thấy vì sao. Ngài bắt đầu bằng việc vu khống những ý định của người đề nghị nó. Theo ngài, sự nhàn rỗi này của tâm hồn dường như là cần thiết đối với tôi để chuẩn bị nó cho những sai lầm mà tôi muốn làm tiêm nhiễm vào. Thế nhưng người ta không biết rõ lắm là sai lầm nào mà người này muốn tập cho học trò của mình khi người đó không dạy cho nó, với biết bao chăm chút, điều gì khác hơn là cảm nhận sự bất tri của nó và biết rằng nó chẳng biết gì cả.
------------------------------------------------
Mais qu'importe tout cela, puisque je ne leur ai point donné d'exclusion ? Qu'ils élèvent la jeunesse, s'ils en sont capables, je ne m'y oppose pas ; et ce que vous dites là-dessus 30 ne fait rien contre mon livre. Prétendriez-vous que mon plan fût mauvais, par cela seul qu'il peut convenir à d'autres qu'aux gens d'Église ? Si l'homme est bon par sa nature, comme je crois l'avoir démontré, il s'ensuit qu'il demeure tel tant que rien d'étranger à lui ne l'altère ; et si les hommes sont méchants, comme ils ont pris peine à me l'apprendre, il s'ensuit que leur méchanceté leur vient d'ailleurs : fermez donc l'entrée au vice, et le cœur humain sera toujours bon. Sur ce principe j'établis l'éducation négative comme la meilleure ou plutôt la seule bonne ; je fais voir comment toute éducation positive suit, comme qu'on s'y prenne, une route opposée à son but ; et je montre comment on tend au même but et comment on y arrive par le chemin que j'ai tracé.
J'appelle éducation positive ce qui tend à former l'esprit avant l'âge, et à donner à l'enfant la connaissance des devoirs de l'homme. J'appelle éducation négative celle qui tend à perfectionner les organes, instruments de nos connaissances, avant de nous donner ces connaissances, et qui prépare à la raison par l'exercice des sens. L'éducation négative n'est pas oisive, tant s'en faut : elle ne donne pas les vertus, mais elle prévient les vices ; elle n'apprend pas la vérité, mais elle préserve de l'erreur ; elle dispose l'enfant à tout ce qui peut le mener au vrai quand il est en état de l'entendre, et au bien quand il est en état de l'aimer.
Cette marche vous déplaît et vous choque : il est aisé de voir pourquoi. Vous commencez par calomnier les intentions de celui qui la propose. Selon vous, cette oisiveté de l'âme m'a paru nécessaire pour la disposer aux erreurs que je voulais inculquer. On ne sait pourtant pas trop quelle erreur veut donner à son élève celui qui ne lui apprend rien avec plus de soin qu'à sentir son ignorance et à savoir qu'il ne sait rien.

lundi 5 mars 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (21)

Còn nữa, mặc dù là, theo ngài, những sự sa ngã của giới trẻ vẫn còn là quá thường xuyên, quá nhân rộng do bởi khuynh hướng xấu của con người, dường như là về tổng thể ngài cũng không quá bực mình về chúng. Và ngài khá chiều lòng mình trong nền giáo dục lành mạnh và đạo đức mà những người thầy đầy đức hạnh, khôn ngoan và cảnh giác hiện nay đang dành cho chúng ; và rằng, theo ngài, chúng sẽ bị thiệt hại nhiều nếu được giáo dục theo một cách khác, và trong thâm tâm, ngài không nghĩ về thế kỷ này, "cặn bã của các thế kỷ", tất cả những điều tồi tệ mà ngài làm bộ nói tới ở phần mở đầu những lệnh thư của ngài.
Tôi đồng ý rằng tìm kiếm những kế hoạch giáo dục mới là thừa, khi người ta hài lòng đến thế về nền giáo dục đang tồn tại : nhưng ngài cũng phải thừa nhận, thưa Đức ông, rằng là về vấn đề này ngài không khó tính. Nếu như ngài cũng đã dễ dàng như vậy về mặt học thuyết, thì giáo phận của ngài sẽ ít bị kích động rối loạn hơn. Cơn bão mà ngài đã dấy lên đã chẳng hề giáng lên những linh mục dòng Tên ; tôi đã không bị đánh hội đồng bầm dập ; ngài đã được yên tĩnh hơn, mà tôi cũng thế. Ngài đã thừa nhận rằng để cải cách thế giới trong chừng mực mà sự yếu đuối cũng như là, theo ngài, sự tha hóa của bản chất tự nhiên của chúng ta, chỉ cần quan sát, dưới sự dẫn dắt và ấn tượng của ân sủng, những tia sáng đầu tiên của lí trí con người, nắm bắt chúng một cách cẩn thận, và hướng chúng về con đường dẫn tới sự thật. « Qua đó, ngài nói tiếp, những trí tuệ này, đang còn được miễn trừ khỏi những định kiến, sẽ luôn được gìn giữ chống lại sai lầm, những trái tim này, còn đang miễn nhiễm với những đam mê lớn, sẽ nhận được dấu ấn của tất cả mọi đức hạnh ». Vậy là chúng ta đồng ý với nhau về điểm này, bởi tôi cũng đã không nói khác hơn. Tôi đã không nói thêm, tôi thừa nhận như vậy, là cần phải nuôi dạy trẻ con bởi các linh mục ; thậm chí tôi cũng không nghĩ điều đó là cần thiết để tạo nên những công dân và những con người.
Sai lầm này, nếu nó là như vậy, là phổ biến cho nhiều người Công giáo, lại không phải là một tội lỗi lớn đến thế đối với một người Tin lành. Tôi không xét đoán xem, trong đất nước của ngài, chính các thầy tu có phải là những công dân tốt đến thế hay không ; nhưng do việc giáo dục thế hệ hiện nay là công việc của họ, thì giữa một bên là ngài, và một bên là những lệnh thư trước đây của ngài, sẽ cần phải quyết định xem thế hệ ấy có được hưởng lợi đến thế từ dòng sữa tinh thần ấy, liệu nó có tạo ra được những vị thánh cao cả đến thế, « những người tôn thờ Thiên chúa thực thụ », và những con người cao cả đến thế, « xứng đáng là tài nguyên và tô điểm cho tổ quốc ». Tôi có thể thêm vào một nhận xét mà nó sẽ gây ấn tượng cho tất cả những người Pháp tốt, và cũng như cả chính ngài vậy : đó là trong số biết bao vị vua mà quốc gia của chúng ta đã có, người tốt đẹp nhất cũng là người duy nhất đã không hề nuôi nấng các thầy tu.
-------------------------------------------------------------
Au reste, quoique, selon vous, les écarts de la jeunesse ne soient encore que trop fréquents, trop multipliés à cause de la pente de l'homme au mal, il paraît qu'à tout prendre vous n'êtes pas trop mécontent d'elle ; que vous vous complaisez assez dans l'éducation saine et vertueuse que lui donnent actuellement vos maîtres pleins de vertus, de sagesse et de vigilance ; que, selon vous, elle perdrait beaucoup à être élevée d'une autre manière, et qu'au fond vous ne pensez pas de ce siècle, la lie des siècles, tout le mal que vous affectez d'en dire à la tête de vos mandements.
Je conviens qu'il est superflu de chercher de nouveaux plans d'éducation, quand on est si content de celle qui existe : mais convenez aussi, monseigneur, qu'en ceci vous n'êtes pas difficile. Si vous eussiez été aussi coulant en matière de doctrine, votre diocèse eût été agité de moins de troubles ; l’orage que vous avez excité ne fût point retombé sur les jésuites ; je n'en aurais point été écrasé par compagnie ; vous fussiez resté plus tranquille, et moi aussi. Vous avouez que pour réformer le monde autant que le permettent la faiblesse et, selon vous, la corruption de notre nature, il suffirait d'observer, sous la direction et l'impression de la grâce, les premiers rayons de la raison humaine, de les saisir avec soin, et de les diriger vers la route qui conduit à la vérité 28. Par là, continuez vous, ces esprits, encore exempts de préjugés, seraient pour toujours en garde contre l'erreur : ces cœurs, encore exempts des grandes passions, prendraient les impressions de toutes les vertus. Nous sommes donc d'accord sur ce point, car je n'ai pas dit autre chose. Je n'ai pas ajouté, j'en conviens, qu'il fallût faire élever les enfants par des prêtres ; même je ne pensais pas que cela fût nécessaire pour en faire des citoyens et des hommes : et cette erreur, si c'en est une, commune à tant de catholiques, n'est pas un si grand crime à un protestant. Je n'examine pas si, dans votre pays, les prêtres eux-mêmes passent pour de si bons citoyens ; mais comme l'éducation de la génération présente est leur ouvrage, c'est entre vous d'un côté, et vos anciens mandements de l'autre, qu'il faut décider si leur lait spirituel lui a si bien profité, s'il en a fait de si grands saints 29, vrais adorateurs de Dieu, et de si grands hommes, dignes d'être la ressource et l'ornement de la patrie. Je puis ajouter une observation qui devrait frapper tous les bons Français, et vous-même comme tel : c'est que de tant de rois qu'a eus votre nation, le meilleur est le seul que n'ont point élevé les prêtres.

lundi 20 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (20)


« Than ôi ! Hỡi các người anh em thân mến của tôi, dù cho các nguyên tắc giáo dục lành mạnh nhất và đức hạnh nhất, dù cho những lời hứa hẹn đẹp đẽ nhất của tôn giáo và những lời đe dọa khủng khiếp nhất, những sự sa ngã của giới trẻ vẫn còn là quá thường xuyên, quá nhân rộng. » Tôi đã chứng minh rằng nền giáo dục này, mà ngài gọi là lành mạnh nhất, là điên rồ nhất ; rằng nền giáo dục mà ngài gọi là đức hạnh nhất đem đến cho trẻ em tất cả những thói tật của chúng : tôi đã chứng minh rằng tất cả vinh quang của thiên đường cám dỗ chúng ít hơn là một miếng đường, và chúng sợ bị buồn chán trong buổi kinh chiều còn hơn là bị thiêu cháy trong địa ngục, tôi đã chứng tỏ rằng những sự sa ngã của giới trẻ, mà người ta than phiền là không thể kìm hãm được bằng những biện pháp này, chính là tác phẩm của những biện pháp ấy. « Còn những sai lầm nào, còn những sự thái quá nào mà giới trẻ, bị bỏ mặc cho chính nó, lại không lao vào ! » Giới trẻ không bao giờ tự mình lạc bước, tất cả những sai lầm của chúng đều là do bị dẫn dắt sai ; Bạn bè và thầy giáo chỉ hoàn tất cái mà các linh mục và các gia sư đã khởi đầu : tôi đã chứng minh điều đó. « Đó là một dòng thác lũ tràn bờ, mặc cho những bờ đê vững chắc nhất mà người ta đã ngăn chặn nó. Sẽ ra sao nếu không có chướng ngại nào ngăn trở những làn sóng và phá vỡ những nỗ lực của nó ? » Tôi có thể nói rằng : « Chính là dòng thác lũ đã lật nhào những bờ đê bất lực của ngài và phá vỡ tất cả mọi thứ : hãy mở rộng lòng sông ra và để cho nó chảy không bị cản trở, nó sẽ không bao giờ làm gì hại cả. » Nhưng tôi thấy xấu hổ khi sử dụng trong một đề tài nghiêm túc như vậy những phép dùng từ kiểu trường phổ thông mà mỗi người áp dụng theo hứng của mình, và không chứng tỏ được gì cho bên nào cả.
-----------------------------------------------
Hélas ! M. T. C. F., malgré les principes de l'éducation la plus saine et la plus vertueuse, malgré des promesses les plus magnifiques de la religion et les menaces les plus terribles, les écarts de la jeunesse ne sont encore que trop fréquents, trop multipliés. J'ai prouvé que cette éducation, que vous appelez la plus saine était la plus insensée ; que cette éducation que vous appelez la plus vertueuse donnait aux enfants tous leurs vices : j'ai prouvé que toute la gloire du paradis les tentait
moins qu'un morceau de sucre, et qu'ils craignaient beaucoup plus de s'ennuyer à vêpres que de brûler en enfer, j'ai prouvé que les écarts de la jeunesse, qu'on se plaint de ne pouvoir réprimer par ces moyens, en étaient l'ouvrage. Dans quelles erreurs, dans quels excès, abandonnée à elle-même, ne se précipiterait-elle donc pas ! La jeunesse ne s'égare jamais d'elle-même, toutes ses erreurs lui viennent d'être mal conduite ; les camarades et les maîtres achèvent ce qu'ont commencé les prêtres et les précepteurs : j'ai prouvé cela. C'est un torrent qui se déborde, malgré les digues puissantes qu'on lui avait opposées. Que serait-ce donc si nul obstacle ne suspendait ses flots et ne rompait ses efforts ? Je pourrais dire : C'est un torrent qui renverse vos impuissantes digues et brise tout : élargissez son lit et le laissez courir sans obstacle, il ne fera jamais de mal. Mais j'ai honte d'employer, dans un sujet aussi sérieux, ces figures de collège, que chacun applique à sa fantaisie, et qui ne prouvent rien d'aucun côté.
---------------------------------------------

vendredi 17 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (19)

Cuối cùng giả sử rằng một người đàn ông nghiêm trọng, cũng quan tâm đến vấn đề, tin rằng mình cũng phải làm như những người khác, và, giữa những lời rủa xả và chửi bới, bèn quyết định tranh luận như vầy :
« Sao kia ! Kẻ khốn khổ, ngươi muốn tiêu hủy các chính phủ và luật lệ, trong khi mà những chính phủ và luật lệ là biện pháp duy nhất để kìm hãm các tệ nạn, mà vẫn còn rất khó nhọc mới kiềm chế được chúng ! Sẽ ra sao, lạy Đức Chúa, nếu chúng ta không có những thể chế ấy ? Ngươi muốn bỏ đi những giá treo cổ và bánh xe nhục hình, ngươi muốn thiết lập sự cướp bóc công cộng. Ngươi là một kẻ đáng ghê tởm. »
Nếu con người khốn khổ đó dám cất tiếng, chắc hẳn ông ta sẽ nói : « Thưa Đức ngài rất khả kính, Các hạ cao cả đang được cầu xin về nguyên tắc. Tôi không hề nói rằng không nên kìm hãm các tệ nạn, nhưng tôi nói rằng nên ngăn cản chúng nảy sinh thì tốt hơn. Tôi muốn bổ khuyết vào sự không đầy đủ của pháp luật, còn ngài cáo buộc tôi về sự không đầy đủ của pháp luật. Ngài tố cáo tôi là thiết lập những lạm dụng, bởi vì thay vì chữa trị chúng, tôi lại thích người ta ngăn ngừa chúng hơn. Sao kia ! Nếu có một phương cách để luôn luôn sống khỏe mạnh, thì lại phải loại bỏ nó đi, vì sợ làm cho các thầy thuốc trở nên nhàn rỗi ư ? Các hạ luôn muốn nhìn thấy những giá treo cổ và bánh xe nhục hình, còn tôi thì không muốn nhìn thấy bọn bất lương nữa : với tất cả sự tôn kính dành cho ngài, tôi không tin mình là một kẻ đáng ghê tởm. »
----------------------------------------
Supposons enfin qu'un homme grave, et qui aurait son intérêt à la chose, crût devoir aussi faire comme les autres et, parmi beaucoup de déclamations et d'injures, s'avisât d'argumenter ainsi :
Quoi ! malheureux, vous voulez anéantir les gouvernements et les lois, tandis que les gouvernements et les lois sont le seul frein du vice, et ont bien de la peine encore à le contenir ! Que serait-ce, grand Dieu, si nous ne les avions plus ? Vous nous ôtez les gibets et les roues, vous voulez établir un brigandage public. Vous êtes un homme abominable.
Si ce pauvre homme osait parler, il dirait sans doute : " Très excellent seigneur, votre Grandeur fait une pétition de principe. Je ne dis point qu'il ne faut pas réprimer le vice, mais je dis qu'il vaut mieux l'empêcher de naître. Je veux pourvoir à l'insuffisance des lois, et vous m'alléguez l'insuffisance des lois. Vous m'accusez d'établir les abus, parce qu'au lieu d'y remédier, j'aime mieux qu'on les prévienne. Quoi ! s'il était un moyen de vivre toujours en santé, faudrait-il donc le proscrire, de peur de rendre les médecins oisifs ? Votre Excellence veut toujours voir des gibets et des roues, et moi je voudrais ne plus voir de malfaiteurs : avec tout le respect que je lui dois, je ne crois pas être un homme abominable ".

jeudi 16 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (18)


Những lập luận của chúng ta về giáo dục có thể trở nên nhạy cảm hơn khi ta áp dụng chúng vào một chủ đề khác. Giả sử, thưa Đức ông, rằng ai đó đến nói một phát biểu sau đây với mọi người :
« Các ngài bận tâm thật nhiều để tìm ra những chính phủ công bằng và tìm kiếm cho mình những luật lệ tốt. Đầu tiên tôi sẽ chứng minh cho các ngài rằng chính là những chính phủ của các ngài đang gây ra những tệ nạn mà các ngài có tham vọng chữa trị chúng bằng những chính phủ đó. Tôi sẽ chứng tỏ cho các ngài thấy rằng là không bao giờ các ngài có thể có được dù là luật lệ tốt hay là những chính phủ công bằng ; và tiếp đó tôi sẽ chỉ ra cho các ngài rằng phương cách duy nhất để ngăn ngừa, mà không cần chính phủ cũng chẳng cần luật pháp, tất cả những tệ nạn mà các ngài than phiền. »
Giả sử sau đó ông ta giải thích hệ thống của mình và đề nghị phương cách đã được nói tới đó. Tôi chẳng hề xem xét xem liệu hệ thống này có vững chắc hay không và phương pháp có thực hành được không. Nếu không được như vậy, có lẽ người ta sẽ bằng lòng với việc nhốt tác giả chung với những kẻ điên, và người ta sẽ thực thi công lý đối với ông ấy, nhưng nếu bất hạnh thay, điều đó lại đúng, thì lại còn tệ hơn nữa ; và ngài thử hình dung xem, thưa Đức ông, hoặc những người khác cùng hình dung với ngài, rằng chắc sẽ không có đủ giàn hỏa thiêu cũng như bánh xe nhục hình để trừng trị kẻ kém may mắn vì đã có lý. Đó chưa phải là vấn đề ở đây.
Cho dù số phận của người đàn ông này ra sao, thì chắc chắn là một cơn hồng thủy các bài viết sẽ đổ lên bài viết của ông ấy : sẽ không có một nhà văn dở nào, để tán tỉnh các bậc quyền thế, tự hào được in sách với đặc quyền của đức vua, mà lại không tới quăng vào ông ấy cuốn sách của ông cùng những lời chửi rủa, và khoe khoang là đã làm im mồm kẻ có lẽ đã không thèm trả lời, hoặc đã bị người ta ngăn cản không cho nói. Nhưng đó cũng chưa phải là vấn đề ở đây.
-----------------------------------------------------
Nos raisonnements sur l'éducation pourront devenir plus sensibles en les appliquant à un autre sujet. Supposons, monseigneur, que quelqu'un vint tenir ce discours aux hommes.
" Vous vous tourmentez beaucoup pour chercher des gouvernements équitables et pour vous donner de bonnes lois. Je vais premièrement vous prouver que ce sont vos gouvernements mêmes qui font les maux auxquels vous prétendez remédier par eux. Je vous prouverai de plus qu'il est impossible que vous ayez jamais ni de bonnes lois ni des gouvernements équitables ; et je vais vous montrer ensuite le vrai moyen de prévenir, sans gouvernements et sans lois, tous ces maux dont vous vous plaignez. "

Supposons qu'il expliquât après cela son système et proposât son moyen prétendu. Je n'examine point si ce système serait solide et ce moyen praticable. S'il ne l'était pas, peut-être se contenterait-on d'enfermer l'auteur avec les fous, et l'on lui rendrait justice mais si malheureusement il l'était, ce serait bien pis ; et vous concevez, monseigneur, ou d'autres concevront pour vous, qu'il n'y aurait pas assez de bûchers et de roues pour punir l'infortuné d'avoir eu raison. Ce n'est pas de cela qu'il s'agit ici.
Quel que fût le sort de cet homme, il est sûr qu'un déluge d'écrits viendrait fondre sur le sien : il n'y aurait pas un grimaud qui, pour faire sa cour aux puissances, et tout fier d'imprimer avec privilège du roi, ne vint lancer sur lui sa brochure et ses injures, et ne se vantât d'avoir réduit au silence celui qui n'aurait pas daigné répondre, ou qu'on aurait empêché de parler. Mais ce n'est pas encore de cela qu'il s'agit.

mardi 7 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (17)

Tuy nhiên ngài không để cho chiến thắng dễ dàng, như thể ngài đã quật ngã tôi rồi. Ngài phản bác tôi, như là một phản đối không có lời giải (ghi chú 25), « sự hòa trộn đáng kinh ngạc của sự cao cả và sự thấp hèn, của nhiệt tình đối với sự thật và sở thích phạm sai lầm, khuynh hướng đức hạnh và xu hướng theo thói xấu », vốn tồn tại trong chúng ta. « Sự đối lập kỳ lạ, ngài nói thêm, khiến cho triết học ngoại đạo bối rối, và để cho nó lang thang trong những suy đoán vô ích ! »
Lý thuyết về con người không phải là những suy đoán vô ích, khi nó căn cứ vào tự nhiên, và nó vận hành dựa trên những sự việc bởi những hậu quả được gắn với nó, và khi nó dẫn chúng ta tới nguồn của đam mê, nó dạy cho chúng ta nắn lại dòng chảy của nó. Nếu ngài gọi «Tuyên bố về đức tin của cha sở xứ Savoie » là triết học ngoại đạo, thì tôi không thể trả lời cho sự gán ghép này, bởi tôi chẳng hiểu gì về việc đó cả (ghi chú 26, xem dưới đây – người dịch), nhưng tôi thấy buồn cười là ngài lại mượn gần như chính những từ ngữ của ông ấy để nói rằng ông ấy đã không giải thích điều mà ông ấy đã giải thích tốt nhất.
Hãy cho phép tôi, thưa Đức ông, được đặt trước mắt ngài kết luận mà ngài đã rút ra từ một phản bác đã được thảo luận kỹ đến thế, và nối tiếp là cả đoạn dài có liên quan. « Con người cảm thấy bị lôi kéo bởi một đường dốc tăm tối : và làm thế nào cưỡng lại được nó, nếu như tuổi thơ của nó không được hướng dẫn bởi những người thầy tràn đầy đức hạnh, sự khôn ngoan, sự chăm chú, và nếu như, trong suốt quá trình của cuộc sống, nó không tự mình, dưới sự bảo bọc và với những ân sủng của Thiên Chúa của nó, thực hiện những nỗ lực mạnh mẽ và liên tục (ghi chú 27) » ?
Nghĩa là : « Chúng ta thấy là con người ta độc ác, mặc dù không ngừng bị trấn áp ngay từ tuổi thơ. Vậy nếu ta không trấn áp họ ngay từ thuở ấy, làm thế nào mà người ta làm cho họ trở nên khôn ngoan được, bởi vì, ngay cả khi trấn áp họ liên tục, thì cũng không thể làm cho họ trở nên như vậy được ? »
---------------------------------------------------
Cependant vous ne laissez pas de triompher à votre aise, comme si vous m'aviez terrassé. Vous m'opposez comme une objection insoluble 25 ce mélange frappant de grandeur et de bassesse, d'ardeur pour la vérité et de goût pour l'erreur, d'inclination pour la vertu et de penchant pour le vice, qui se trouve en nous. Étonnant contraste, ajoutez-vous, qui déconcerte la philosophie païenne, et la laisse errer dans de vaines spéculations !
Ce n'est pas une vaine spéculation que la théorie de l'homme, lorsqu'elle se fonde sur la nature, qu'elle marche à l'appui des faits par des conséquences bien liées, et qu'en nous menant à la source des passions, elle nous apprend à régler leurs cours. Que si vous appelez philosophie païenne la Profession de foi du vicaire savoyard, je ne puis répondre à cette imputation, parce que je n'y comprends rien 26, mais je trouve plaisant que vous empruntiez presque ses propres termes pour dire qu'il n'explique pas ce qu'il a le mieux expliqué.
Permettez, monseigneur, que je mette sous vos yeux la conclusion que vous tirez d'une objection si bien discutée, et successivement toute la tirade qui s'y rapporte. L'homme se sent entraîné par une pente funeste : et comment se raidirait-il contre elle, si son enfance n'était dirigée par des maîtres pleins de vertu, de sagesse, de vigilance et si, durant tout le cours de sa vie, il ne faisait lui-même, sous la protection et avec les grâces de son Dieu, des efforts puissants et continuels 27 ?
C'est-à-dire : Nous voyons que les hommes sont méchants, quoique incessamment tyrannisés dès leur enfance. Si donc on ne les tyrannisait pas dès ce temps-là, comment parviendrait-on à les rendre sages, puisque, même en les tyrannisant sans cesse, il est impossible de les rendre tels ? 
------------------------------- 
(Ghi chú 26 : Trừ phi là nó liên quan tới lời tố cáo mà Đức ông de Beaumont cáo buộc tôi tiếp sau đó, là đã thừa nhận đa thần. » 

26 A moins qu'elle ne se rapporte à l'accusation que m'intente M. de Beaumont dans la suite, d'avoir admis plusieurs dieux. 

lundi 6 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (16)

Nhưng thưa Đức ông, thêm nữa là tôi không hề tin rằng nhờ môn thần học tốt mà người ta lại không có cách nào để thoát ra khỏi đó ; khi tôi đồng ý rằng lễ rửa tội chẳng hề chữa khỏi sự hư hỏng của bản chất tự nhiên của chúng ta, chừng nào mà ngài còn chưa lập luận về vấn đề đó một cách chắc chắn hơn. Ngài nói rằng, chúng ta là những kẻ có tội vì do tội lỗi của người cha đầu tiên của chúng ta. Nhưng người cha đầu tiên của chúng ta, vì sao chính ông ấy lại là kẻ tội lỗi ? Tại sao cũng cái lý do mà ngài dùng nó để giải thích tội lỗi của ông ấy lại không thể áp dụng được cho hậu thế của ông ấy mà không dùng đến tội tổ tông ? Và vì sao mà chúng ta lại gán cho Thiên Chúa sự bất công khi làm cho chúng ta trở nên tội lỗi và đáng bị trừng phạt bởi lỗi của sự sinh ra của chúng ta, trong khi mà người cha đầu tiên của chúng ta đã là kẻ có tội và bị trừng phạt như chúng ta mà không có lỗi ấy ? Tội tổ tông giải thích tất cả mọi thứ, ngoại trừ nguyên tắc của chính nó ; và chính là nguyên tắc này mà chúng ta cần giải thích.
Ngài lập luận rằng, theo nguyên tắc của tôi (ghi chú số 23), « chúng ta để vuột mất khỏi tầm nhìn tia sáng khiến chúng ta biết được điều bí ẩn của chính trái tim chúng ta » ; và ngài không thấy rằng, nguyên tắc này, phổ quát hơn nhiều, soi rọi ngay cả lỗi của con người đầu tiên (ghi chú số 24, xem dưới đây – người dịch), mà nguyên tắc của ngài đã để mặc trong bóng tối. Ngài chỉ thấy con người trong bàn tay của quỷ sứ, còn tôi thì thấy làm thế nào mà con người rơi vào tay hắn : nguyên nhân của điều ác, theo ngài, là bản chất hư hỏng, và chính sự hư hỏng này là điều ác mà cần phải tìm kiếm nguyên nhân. Con người sinh ra vốn tốt đẹp ; cả hai chúng ta đều đồng ý như vậy, tôi tin thế, nhưng ngài nói rằng con người độc ác bởi vì nó đã độc ác, còn tôi thì chỉ ra bằng cách nào nó đã độc ác. Ai trong chúng ta, theo ý ngài, đã tìm về nguyên tắc tốt hơn ?
---------------------------------------- 
Mais, monseigneur, outre que je ne crois point qu'en bonne théologie on n'ait pas quelque expédient pour sortir de là ; quand je conviendrais que le baptême ne remédie point à la corruption de notre nature, encore n'en auriez-vous pas raisonné plus solidement. Nous sommes, dites-vous, pécheurs à cause du péché de notre premier père. Mais notre premier père, pourquoi fut-il pécheur lui-même ? pourquoi la même raison par laquelle vous expliquerez son péché ne serait-elle pas applicable à ses descendants sans le péché originel ? et pourquoi faut-il que nous imputions à Dieu une injustice en nous rendant pécheurs et punissables par le vice de notre naissance ; tandis que notre premier père fut pécheur et puni comme nous sans cela ? Le péché originel explique tout, excepté son principe ; et c'est ce principe qu'il s'agit d'expliquer.
Vous avancez que, par mon principe à moi 23, l'on perd de vue le rayon de lumière qui nous fait connaître le mystère de notre propre cœur ; et vous ne voyez pas que ce principe, bien plus universel, éclaire même la faute du premier homme 24, que le vôtre laisse dans l'obscurité. Vous ne savez voir que l'homme dans les mains du diable, et moi je vois comment il y est tombé : la cause du mal est, selon vous, la nature corrompue, et cette corruption même est un mal dont il fallait chercher la cause. L'homme fut créé bon ; nous en convenons, je crois, tous les deux : mais vous dites qu'il est méchant parce qu'il a été méchant ; et moi je montre comment il a été méchant. Qui de nous, à votre avis, remonte le mieux au principe ?
-------------------------------------------- 

(Ghi chú 23 : Lệnh thư, § 3. 2)
(Ghi chú 24 : Kháng cự chống lại một sự cấm đoán vô ích và độc đoán là một khuynh hướng tự nhiên, nhưng thay vì là lẩn quẩn với chính nó, nó phù hợp với trật tự của sự vật và thể chế tốt đẹp của con người, bởi vì con người sẽ không còn khả năng tự bảo tồn, nếu nó không có một tình yêu mãnh liệt đối với bản thân mình và đối với việc duy trì tất cả mọi quyền của nó, như là nó đã nhận được chúng từ tự nhiên. Người có thể làm được tất cả sẽ chỉ muốn điều hữu ích đối với nó : nhưng một sinh vật yếu đuối, mà luật lệ còn kìm hãm và giới hạn quyền lực, đánh mất đi một phần của chính mình, và kêu đòi trong tim điều mà nó đã bị tước mất. Cho nó là tội lỗi vì điều ấy sẽ là bắt lỗi nó vì đã là chính mình mà không phải là người khác : như thế sẽ là đồng thời muốn nó là và nó không là. Bởi thế tôi thấy mệnh lệnh bị vi phạm bởi Adam có vẻ ít là một sự cấm đoán thực sự hơn là ý kiến của một người cha ; đó là một sự cảnh báo đừng ăn một trái cây nguy hại sẽ đem lại sự chết. Ý tưởng này chắc chắn là phù hợp hơn là ý tưởng mà chúng ta có về lòng tốt của Thiên Chúa, và phù hợp hơn ngay cả với văn bản của Kinh Sáng Thế, hơn là ý tưởng mà các tiến sĩ của chúng ta đã khuyến cáo ; bởi vì, về sự đe dọa về cái chết hai lần, người ta cho thấy là từ này : morte morieris (đã chết ngươi đang chết) (Gen., II, v.17) không có sự nhấn mạnh mà họ gán cho nó, và đó chỉ là một từ tiếng Do Thái cổ được sử dụng ở những nơi khác mà sự nhấn mạnh này đã không xảy ra. Hơn nữa có một duyên cớ tự nhiên của sự khoan dung và lòng trắc ẩn, trong mưu mẹo của kẻ cám dỗ và trong sự quyến rũ của người nữ, rằng là khi xem xét tất cả hoàn cảnh của tội lỗi của Adam, người ta chỉ thấy ở đó một lỗi loại nhẹ nhất. Tuy nhiên, theo họ, sự trừng phạt mới kinh khủng làm sao ? Thật không thể nào tạo nên một hình phạt khủng khiếp hơn ; vì hình phạt nào Adam đã có thể phải gánh chịu cho những tội lỗi lớn hơn, là bị kết án, chàng và toàn bộ nòi giống của mình, cho cái chết ở trên thế giới này, và trải qua sự vĩnh hằng trong thế giới khác, bị xâu xé bởi những ngọn lửa nơi địa ngục ? Liệu đó có phải là hình phạt mà Thiên Chúa từ bi dành cho một kẻ khốn khổ vì đã để mình bị lừa dối ? Tôi thật chán ghét giáo lý đáng nản của những nhà thần học cứng rắn của chúng ta ? Nếu có một lúc nào tôi đã bị cám dỗ mà chấp nhận nó, thì khi đó tôi tin là mình đã báng bổ.)
23 Mandement, § 3. 2. 24 Regimber contre une défense inutile et arbitraire est un penchant naturel, mais qui, loin d'être vicieux en lui-même, est conforme à l'ordre des choses et à la bonne constitution de l'homme, puisqu'il serait hors d'état de se conserver, s'il n'avait un amour très vif pour lui-même et pour le maintien de tous ses droits, tels qu'il les a reçus de la nature. Celui qui pourrait tout ne voudrait que ce qui lui serait utile : mais un être faible, dont la loi restreint et limite encore le pouvoir, perd une partie de luimême, et réclame en son cœur ce qui lui est ôté. Lui faire un crime de cela serait lui en faire un d'être lui et non pas un autre : ce serait vouloir en même temps qu'il fût et qu'il ne fût pas. Aussi l'ordre enfreint par Adam me paraît-il moins une véritable défense qu'un avis paternel ; c'est un avertissement de s'abstenir d'un fruit pernicieux qui donne la mort. Cette idée est assurément plus conforme à celle qu'on doit avoir de la bonté de Dieu, et même au texte de la Genèse, que celle qu'il plait aux docteurs de nous prescrire ; car, quant à la menace de la double mort, on fait voir que ce mot morte morieris (Gen., II, v. 17) n'a pas l'emphase qu'ils lui prêtent, et n'est qu'un hébraïsme employé en d'autres endroits où cette emphase ne peut avoir lieu. Il y a de plus un motif si naturel d'indulgence et de commisération dans la ruse du tentateur et dans la séduction de la femme, qu'à considérer dans toutes ses circonstances le péché d'Adam, l'on n'y peut trouver qu'une faute des plus légères. Cependant, selon eux, quelle effroyable punition ? Il est même impossible d'en concevoir une plus terrible ; car quel châtiment eût pu porter Adam pour les plus grands crimes, que d'être condamné, lui et toute sa race, à la mort en ce monde, et à passer l'éternité dans l'autre, dévorés des feux de l'enfer ? Est-ce là la peine imposée par le Dieu de miséricorde à un pauvre malheureux pour s'être laissé tromper ? Que je hais la décourageante doctrine de nos durs théologiens ? Si j'étais un moment tenté de l'admettre, c'est alors que je croirais blasphémer.

jeudi 2 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (15)

Nhưng về cơ bản, luận thuyết này có tác dụng gì với tác giả của Emile ? Cho dù ông ấy đã tin rằng cuốn sách của mình là hữu ích cho nhân loại, nhưng chính là để dành cho những tín hữu Thiên Chúa giáo mà nó nhắm tới ; nghĩa là những người đã được rửa khỏi tội tổ tông và những hậu quả của nó, chí ít là về mặt tâm hồn, bởi bí tích được lập nên nhằm mục đích đó. Cũng theo chính luận thuyết này, tất cả chúng ta trong tuổi ấu thơ đều đã được phục hồi sự ngây thơ khởi thủy ; tất cả chúng ta đã bước ra từ lễ rửa tội với trái tim trong trắng như Adam bước ra từ bàn tay Thiên Chúa. Chúng ta đã, như ngài nói, tiêm nhiễm những sự nhơ bẩn mới. Nhưng bởi vì chúng ta đã bắt đầu bằng việc được giải thoát khỏi chúng, làm thế nào mà lại một lần nữa chúng ta lại tiêm nhiễm chúng ? Máu của đấng Kitô chưa đủ mạnh để hoàn toàn xóa sạch vết nhơ ư ? hay vết nhơ đó là một hậu quả của sự suy thoái tự nhiên của xác thịt chúng ta ? như thể là, thậm chí một cách độc lập với tội tổ tông, Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta hư hỏng một cách cố tình, để có được thú vui trừng phạt chúng ta ! Ngài gán cho tội tổ tông những thói tật của những dân tộc mà ngài thừa nhận là đã được giải thoát khỏi tội tổ tông ; rồi thì ngài trách phạt tôi là đã gán nguồn gốc khác cho những thói tật này. Liệu có công bằng không khi trách tôi đã phạm tội lỗi vì đã không lập luận dở như ngài ?
Người ta cũng có thể, thực vậy, bảo tôi rằng những tác dụng mà tôi gắn với lễ rửa tội (ghi chú 22, xem dưới đây – người dịch) không biểu hiện ra bằng dấu hiệu bên ngoài nào cả ; rằng là người ta không thấy những người Thiên Chúa giáo ít có khuynh hướng hư hỏng hơn là những người ngoại đạo ; trong khi mà, theo tôi, chất độc ác được ngấm từ tội tổ tông lẽ ra phải biểu hiện trong những người ngoại đạo này bằng những khác biệt có thể nhận thấy được. Với những sự hỗ trợ mà ngài có được trong đạo đức Phúc Âm, lại thêm lễ rửa tội nữa, tất cả những người Thiên Chúa giáo, chúng ta có thể suy luận tiếp, hẳn phải là những thiên thần ; và những kẻ ngoại đạo, lại thêm lỗi tổ tông của họ nữa, sa vào những việc thờ phụng sai lầm, hẳn phải là quỷ dữ. Tôi hình dung rằng sự khó khăn này bị thúc bách sẽ có thể khiến ta bối rối : bởi vì biết trả lời thế nào đây cho những người sẽ làm cho tôi thấy rằng, đối với nhân loại, tác dụng của ơn cứu chuộc, được thực hiện với một giá cao như vậy, lại giảm xuống gần như là không có gì ?
--------------------------------------------------------
Mais au fond, que fait cette doctrine à l'auteur d'Émile ? Quoiqu'il ait cru son livre utile au genre humain, c'est à des chrétiens qu'il l'a destiné ; c'est à des hommes lavés du péché originel et de ses effets, du moins quant à l'âme, par le sacrement établi pour cela. Selon cette même doctrine, nous avons tous dans notre enfance recouvré l'innocence primitive ; nous sommes tous sortis du baptême aussi sains de cœur qu'Adam sortit de la main de Dieu. Nous avons, direz-vous, contracté de nouvelles souillures. Mais puisque nous avons commencé par en être délivrés, comment les avons-nous derechef contractées ? Le sang de Christ n'est-il donc pas encore assez fort pour effacer entièrement la tache ? ou bien serait-elle un effet de la corruption naturelle de notre chair ? comme si, même indépendamment du péché originel, Dieu nous eût créés corrompus, tout exprès pour avoir le plaisir de nous punir ! Vous attribuez au péché originel les vices des peuples que vous avouez avoir été délivrés du péché originel ; puis vous me blâmez d'avoir donné une autre origine à ces vices. Est-il juste de me faire un crime de n'avoir pas aussi mal raisonné que vous ?
On pourrait, il est vrai, me dire que ces effets que j'attribue au baptême 22, ne paraissent par nul signe extérieur ; qu'on ne voit pas les chrétiens moins enclins au mal que les infidèles ; au lieu que, selon moi, la malice infuse du péché devrait se marquer dans ceux-ci par des différences sensibles. Avec les secours que vous avez dans la morale évangélique, outre le baptême, tous les chrétiens, poursuivrait-on, devraient être des anges ; et les infidèles, outre leur corruption originelle, livrés à leurs cultes erronés, devraient être des démons. Je conçois que cette difficulté pressée pourrait devenir embarrassante : car que répondre à ceux qui me feraient voir que, relativement au genre humain, l'effet de la rédemption, faite à si haut prix, se réduit à peu près à rien ?
-------------------------------------------------------------------- 
(ghi chú 22 : Nếu người ta nói, cùng với tiến sĩ Thomas Burnet, rằng sự hư hỏng và sự phải chết của loài người, kết quả của tội lỗi của Adam, là một hiệu ứng tự nhiên của trái cấm ; rằng thực phẩm này chứa những chất độc làm cho rối loạn toàn bộ cấu tạo động vật, kích thích những đam mê, làm yếu đi trí hiểu biết, và mang đi khắp nơi những nguyên tắc của thói xấu và của cái chết, thì sẽ cần phải đồng ý rằng, bản chất của phương thuốc phải ứng với bản chất của bệnh đau, lễ rửa tội phải tác động về mặt thể chất lên thân thể của con người, trả lại cho nó cấu tạo mà nó đã từng có trong tình trạng vô tội, và nếu không phải là trả lại sự bất tử vốn phụ thuộc vào điều đó, thì ít nhất là tất cả những hiệu ứng đạo đức của cơ cấu động vật được phục hồi. )
22 Si l'on disait, avec le docteur Thomas Burnet, que la corruption et la mortalité de la race humaine, suite du péché d'Adam, fut un effet naturel du fruit défendu ; que cet aliment contenait des sucs venimeux qui dérangèrent toute l'économie animale, qui irritèrent les passions, qui affaiblirent l'entendement, et qui portèrent partout les principes du vice et de la mort, alors il faudrait convenir que, la nature du remède devant se rapporter à celle du mal, le baptême devrait agir physiquement sur le corps de l'homme, lui rendre la constitution qu'il avait dans l'état d'innocence, et sinon l'immortalité qui en dépendait, du moins tous les effets moraux de l'économie animale rétablie.

lundi 30 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (14)


Đó là, thưa Đức ông, trạng thái thứ ba và cuối cùng mà vượt ra khỏi nó chẳng còn gì để làm cả. Và đó là như thế nào mà con người tốt đẹp lại trở thành độc ác ;  Chính là để tìm hiểu xem nên dùng biện pháp nào để ngăn họ trở nên như vậy mà tôi đã dành cuốn sách của mình. Tôi đã không khẳng định rằng trong trật tự hiện tại điều đó hoàn toàn có thể, nhưng tôi đã khẳng định rõ và vẫn còn khẳng định rằng không có phương cách nào khác hơn, để đạt đến mục đích, ngoài những phương cách mà tôi đã đề nghị.
Về vấn đề đó ngài đã nói rằng phương án giáo dục của tôi, « còn xa mới phù hợp với Thiên chúa giáo, thậm chí không thích hợp để tạo ra những công dân hay cả những con người » : và chứng cớ duy nhất của ngài chống lại tôi là đưa ra tội tổ tông. Thưa Đức ông, có cách khác để giải thoát khỏi tội tổ tông, đó là lễ rửa tội. Từ đó suy ra rằng, theo ngài, không bao giờ có công dân cũng như con người nào khác ngoài người thiên chúa giáo. Hoặc là ngài hãy chối bỏ hậu quả này, hoặc ngài hãy chấp nhận rằng ngài đã chứng minh quá đáng.
Ngài đã lôi ra những bằng chứng của mình từ rất cao, đến nỗi mà ngài buộc tôi cũng phải đi tìm những câu trả lời của mình rất xa. Đầu tiên, chắc hẳn là, theo tôi, cái học thuyết về tội tổ tông, mà nó đang phải chịu những khó khăn khủng khiếp đến thế, đã không được nêu trong Kinh Thánh một cách rõ ràng và cứng rắn như là nhà hùng biện Augustin và các nhà thần học của chúng ta đã xây đắp nên. Và còn cái cách quan niệm rằng Thiên chúa tạo ra bấy nhiêu tâm hồn vô tội và trong trắng, để cố tình gắn chúng vào những thân thể tội lỗi, để khiến cho chúng tiêm nhiễm ở đó sự suy thoái tâm hồn, và để kết án tất cả chúng vào nơi địa ngục, không vì tội lỗi nào hơn là cái sự kết hợp này, vốn là tác phẩm của Người ? Tôi sẽ không nói là ngài có thể (như ngài đã tự khoe) làm sáng tỏ bằng hệ thống này những bí ẩn của trái tim chúng ta ; nhưng tôi thấy là ngài đã làm tối tăm đi rất nhiều sự công bằng và lòng tốt của Đấng tối cao. Nếu ngài giải quyết được một phản đối, đó là để thay thế nó bằng những phản đối còn trăm lần mạnh hơn thế.
------------------------------------------------------------
Voilà, monseigneur, le troisième et dernier terme au delà duquel rien ne reste à faire ; et voilà comment, l'homme étant bon, les hommes deviennent méchants. C'est à chercher comment il faudrait s'y prendre pour les empêcher de devenir tels, que j'ai consacré mon livre. Je n'ai pas affirmé que dans l'ordre actuel la chose fût absolument possible ; mais j'ai bien affirmé et j'affirme encore qu'il n'y a, pour en venir à bout, d'autres moyens que ceux que j'ai proposés.
Là-dessus vous dites que mon plan d'éducation 21, loin de s'accorder avec le christianisme, n'est pas même propre à faire des citoyens ni des hommes : et votre unique preuve est de m'opposer le péché originel. Monseigneur, il n'y a d'autre moyen de se délivrer du péché originel et de ses effets, que le baptême. D'où il suivrait, selon vous, qu'il n'y aurait jamais eu de citoyens ni d'hommes que des chrétiens. Ou niez cette conséquence, ou convenez que vous avez trop prouvé.
Vous tirez vos preuves de si haut, que vous me forcez d'aller aussi chercher loin mes réponses. D'abord il s'en faut bien, selon moi, que cette doctrine du péché originel, sujette à des difficultés si terribles, ne soit contenue dans l'Écriture ni si clairement ni si durement qu'il a plu au rhéteur Augustin et à nos théologiens de la bâtir. Et le moyen de concevoir que Dieu crée tant d'âmes innocentes et pures, tout exprès pour les joindre à des corps coupables, pour leur y faire contracter la corruption morale, et pour les condamner toutes à l'enfer, sans autre crime que cette union qui est son ouvrage ? Je ne dirai pas si (comme vous vous en vantez) vous éclaircissez par ce système le mystère de notre cœur ; mais je vois que vous obscurcissez beaucoup la justice et la bonté de l'Être suprême. Si vous levez une objection, c'est pour en substituer de cent fois plus fortes.

vendredi 27 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (13)


Khi mà, bởi sự phát triển mà tôi đã chỉ ra tiến trình, con người bắt đầu đưa mắt nhìn tới đồng loại, họ cũng bắt đầu thấy được mối quan hệ của họ và mối quan hệ của sự vật, và có ý niệm về sự phù hợp, công bằng và trật tự ; đạo đức đẹp đẽ bắt đầu được họ cảm thấy, và ý thức tác động : khi đó họ có đức hạnh ; và nếu họ cũng có những tật xấu nữa, thì đó là do bởi lợi ích của họ chồng chéo nhau, và tham vọng của họ thức dậy cùng là ánh sáng của họ trải rộng ra. Nhưng chừng nào mà còn có ít xung đột lợi ích hơn là tụ hội của ánh sáng, thì con người về cơ bản là tốt. Đó là trạng thái thứ hai.
Cuối cùng khi mà tất cả lợi ích cá nhân khuấy động va đập vào nhau, khi tình yêu bản thân được ủ lên men biến thành lòng tự ái, khi mà ý kiến, mà nó làm cho toàn vũ trụ trở thành cần thiết với mỗi con người, khiến tất cả họ sinh ra đã trở thành kẻ thù của nhau, và làm cho ai cũng chỉ thấy được lợi ích của mình trong sự đau khổ của kẻ khác, khi đó ý thức, yếu hơn là những đam mê bùng lên, bị chúng bóp nghẹt, và chỉ còn là trên miệng của con người một từ ngữ được dùng để lừa bịp lẫn nhau. Người nào cũng giả vờ muốn hy sinh lợi ích của mình cho công chúng, và tất cả đều dối trá. Ai cũng chỉ muốn lợi ích chung khi mà nó phù hợp với lợi ích của cá nhân : bởi thế sự phù hợp này là đối tượng của nền chính trị thực sự muốn làm cho dân chúng hạnh phúc và tốt hơn. Nhưng đến đây thì tôi bắt đầu nói một thứ ngôn ngữ lạ, ít được biết bởi độc giả cũng như bởi chính ngài.
-----------------------------------------------------------------
Quand, par un développement dont j'ai montré le progrès, les hommes commencent à jeter les yeux sur leurs semblables, ils commencent aussi à voir leurs rapports et les rapports des choses, à prendre des idées de convenance, de justice et d'ordre ; le beau moral commence à leur devenir sensible, et la conscience agit : alors ils ont des vertus ; et s'ils ont aussi des vices, c'est parce que leurs intérêts se croisent, et que leur ambition s'éveille à mesure que leurs lumières s'étendent. Mais tant qu'il y a moins d'opposition d'intérêts que de concours de lumières, les hommes sont essentiellement bons. Voilà le second état.
Quand enfin tous les intérêts particuliers agités s'entre-choquent, quand l'amour de soi mis en fermentation devient amour-propre, que l'opinion, rendant l'univers entier nécessaire à chaque homme, les rend tous ennemis nés les uns des autres, et fait que nul ne trouve son bien que dans le mal d'autrui, alors la conscience, plus faible que les passions exaltées, est étouffée par elles, et ne reste plus dans la bouche des hommes qu'un mot fait pour se tromper mutuellement. Chacun feint alors de vouloir sacrifier ses intérêts à ceux du public, et tous mentent. Nul ne veut le bien public que quand il s'accorde avec le sien : aussi cet accord est-il l'objet du vrai politique qui cherche à rendre les peuples heureux et bons. Mais c'est ici que je commence à parler une langue étrangère, aussi peu connue des lecteurs que de vous.

jeudi 26 janvier 2012

« Trí thức » vs « trí thức ánh sáng »


Đầu xuân thấy trên diễn đàn tranh cãi loạn xạ về « trí thức », tôi cũng muốn góp phần, bèn lôi tự điển tiếng Pháp (và cả tiếng Anh) ra tra.

Nhưng tôi nhận thấy là mọi người bàn về những khái niệm khác nhau. Định nghĩa của bác Châu về trí thức là định nghĩa chính xác trong tự điển, tức là người lao động trí óc. Theo bác Châu, người trí thức và tất cả mọi người nói chung nên « nói những gì mình nghĩ » (Phú-lang-sa tôi cho đó là phản biện ở dạng khiêm tốn và ngay thẳng nhất của nó).

Còn định nghĩa của các bác Quechoa, nhà văn NQV, nhà nghiên cứu N.V.Tuan, người Na Uy Nguyễn Quang Minh, thì không tương ứng với định nghĩa « trí thức » của tự điển, nên tôi tạm dùng một khái niệm khác để biểu hiện, đó là « nhân sĩ ». Như vậy nhân sĩ là người tham gia phản biện xã hội (có thể bao gồm trí thức, nông dân, vv.)

Bác N. V. Tuấn lại nói thêm là trí thức ( kiểu « nhân sĩ ») phải « nói sự thật cho kẻ có quyền thế ». Thế lỡ nói sai thì không được coi là trí thức nữa ạ ? Suy ra thì trí thức thì đều nói giống nhau, vì sự thật chỉ có một mà thôi, phải không ạ ? Thế thì đâu cần phản biện nữa ạ ? Hay là có nhiều sự thật khác nhau ?

Khái niệm của bác Huệ Chi lại hơi khác hơn một tí, vì bác ấy cho rằng trí thức là người « có lương tri và ánh sáng của lương tri », nên phải « làm việc hướng dẫn cộng đồng », tức là phản biện. Vậy liệu những người nông dân có thể « phản biện » để « hướng dẫn cộng đồng » được không ? Nếu có, tức là anh Châu đúng (vì anh ấy cho là phản biện là vai trò của mọi người trong xã hội). Nhưng câu trả lời của bác Huệ Chi là « không », vì bác ấy nói : « … tôi nghĩ phản biện xã hội là chức năng của trí thức, chứ không phải là chức năng của ai hết." Như vậy tức là định nghĩa « trí thức » của bác Huệ Chi khác với định nghĩa về trí thức « nhân sĩ ». Trong trường hợp này, tôi tạm dùng khái niệm « trí thức ánh sáng » để biểu hiện định nghĩa của bác Huệ Chi, còn  khái niệm « phản biện » của bác ấy thì tôi thấy nó gần với nghĩa « cố vấn » hơn.

Tôi thấy vụ này hơi giống vụ tranh cãi về từ « vô tri », tức là chúng ta bắt một từ « trí thức » phải cõng nhiều nghĩa quá, nên nó còng cả lưng.

Thôi tôi đi « lao động trí óc » đây, để xứng đáng là một trí thức đúng nghĩa trong tự điển, rồi sau đó tôi sẽ phấn đấu thành « nhân sĩ », và cuối cùng là « trí thức ánh sáng ».

Nhưng tôi nói thật, ở Việt Nam mình muốn làm trí thức trơn thôi là đã khó lắm rồi, các bác cứ thử đơn giản là « nói điều mình nghĩ » mà xem, các bác lãnh đạo còn chưa nói tới, chứ dân thường là đã lồng lộn lên rồi. Các bác lại muốn cứ mở mồm ra là nói sự thật, chắc phải sang Úc mà học bác Tuấn.

Tôi cũng luôn cố gắng « nói điều mình nghĩ », tuy luôn bị chửi te tua, nhưng tôi không sợ ! Bác Châu có giải Phinxờ giải đồ còn bị văn nhân mặc khách lăng mạ tối tăm mặt mũi, thì tôi đây nào có sá chi !

lundi 23 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (12)


Nguyên tắc căn bản của mọi luân lý, mà dựa trên đó tôi đã lập luận trong mọi bài viết của mình, và tôi đã khai triển trong bài viết cuối cùng với tất cả sự trong sáng mà tôi có thể, đó là con người là một sinh vật một cách tự nhiên có bản chất tốt, yêu công bằng và trật tự ; không hề có sự hư hỏng cội nguồn trong trái tim con người, và những động thái đầu tiên của tự nhiên là luôn luôn ngay thẳng. Tôi đã cho thấy rằng niềm đam mê duy nhất đã được sinh ra cùng với con người, cụ thể là tình yêu bản thân, là một niềm đam mê tự nó hoàn toàn thờ ơ với khái niệm thiện ác ; rằng đam mê ấy trở nên tốt hay xấu chỉ bởi rủi ro, và tùy theo hoàn cảnh nơi nó phát triển. Tôi đã chỉ ra rằng tất cả những thói xấu mà người ta quy cho trái tim con người đều không phải là tự nhiên : tôi đã nói cách chúng được sinh ra như thế nào ; như vậy có thể nói rằng tôi đã đi theo phả hệ của chúng ; và tôi đã cho thấy làm thế nào mà bởi sự suy thoái liên tiếp của mình, cuối cùng con người đã trở nên như hiện tại.
Tôi cũng lại đã giải thích điều mà tôi gọi là lòng tốt tự nhiên, mà nó dường như không được suy ra từ sự thờ ơ đối với cái thiện và cái ác, vốn là tự nhiên đối với tình yêu bản thân. Con người không phải là một sinh vật đơn giản ; nó được cấu tạo từ hai tố chất. Nếu tất cả mọi người không đồng ý như vậy, thì ngài và tôi sẽ thỏa thuận như vậy, và tôi đã cố gắng chứng minh điều đó với những người khác. Điều đó đã được chứng tỏ rồi, thì tình yêu bản thân không phải là một niềm say mê đơn giản mà nó có hai nguyên lý, cụ thể là sinh vật thông minh và sinh vật nhạy cảm, mà sự mãn nguyện của mỗi bên là không giống nhau. Sự thèm muốn của các giác quan hướng tới sự thèm muốn của thể xác, còn lòng yêu trật tự hướng tới tình yêu của tâm hồn. Tình yêu này, được phát triển và làm cho năng động, được gọi tên là ý thức ; nhưng ý thức chỉ phát triển và tác động với ánh sáng của con người. Chính bởi ánh sáng này mà con người nhận ra được trật tự, và chỉ khi con người biết được trật tự thì ý thức của nó mới khiến nó yêu trật tự. Vậy ý thức là vô hiệu khi con người không so sánh gì cả và không thấy được những mối quan hệ của nó. Trong tình trạng đó, con người chỉ biết có chính mình ; nó không ghét cũng không yêu gì cả ; bị giới hạn chỉ trong bản năng thể chất, nó là số không, nó ngu ngốc. Đó là điều tôi đã chỉ ra trong Bài luận về sự bất bình đẳng.

--------------------------------------------------------------
Le principe fondamental de toute morale, sur lequel j'ai raisonné dans tous mes écrits et que j'ai développé dans ce dernier avec toute la clarté dont j'étais capable, est que l'homme est un être naturellement bon, aimant la justice et l'ordre ; qu'il n'y a point de perversité originelle dans le cœur humain, et que les premiers mouvements de la nature sont toujours droits. J'ai fait voir que l'unique passion qui naisse avec l'homme, savoir l'amour de soi, est une passion indifférente en elle-même au bien et au mal ; qu'elle ne devient bonne ou mauvaise que par accident, et selon les circonstances dans lesquelles elle se développe. J'ai montré que tous les vices qu'on impute au cœur humain ne lui sont point naturels : j'ai dit la manière dont ils naissent ; j'en ai pour ainsi dire suivi la généalogie ; et j'ai fait voir comment, par l'altération successive de leur bonté originelle, les hommes deviennent enfin ce qu'ils sont.
J'ai encore expliqué ce que j'entendais par cette bonté originelle, qui ne semble pas se déduire de l'indifférence au bien et au mal, naturelle à l'amour de soi. L'homme n'est pas un être simple ; il est composé de deux substances. Si tout le monde ne convient pas de cela, nous en convenons vous et moi, et j'ai tâché de le prouver aux autres. Cela prouvé, l'amour de soi n'est plus une passion simple mais elle a deux principes, savoir, l'être intelligent et l'être sensitif dont le bien-être n'est pas le même. L'appétit des sens tend à celui du corps, et l'amour de l'ordre à celui de l'âme. Ce dernier amour, développé et rendu actif, porte le nom de conscience ; mais la conscience ne se développe et n'agit qu'avec les lumières de l'homme. Ce n'est que par ces lumières qu'il parvient à connaître l'ordre, et ce n'est que quand il le connaît que sa conscience le porte à l'aimer. La conscience est donc nulle dans l'homme qui n'a rien comparé et qui n'a point vu ses rapports. Dans cet état, l'homme ne connaît que lui ; il ne voit son bien-être opposé ni conforme à celui de personne ; il ne hait ni n'aime rien ; borné au seul instinct physique, il est nul, il est bête : c'est ce que j'ai fait voir dans mon Discours sur l'inégalité.