lundi 23 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (12)


Nguyên tắc căn bản của mọi luân lý, mà dựa trên đó tôi đã lập luận trong mọi bài viết của mình, và tôi đã khai triển trong bài viết cuối cùng với tất cả sự trong sáng mà tôi có thể, đó là con người là một sinh vật một cách tự nhiên có bản chất tốt, yêu công bằng và trật tự ; không hề có sự hư hỏng cội nguồn trong trái tim con người, và những động thái đầu tiên của tự nhiên là luôn luôn ngay thẳng. Tôi đã cho thấy rằng niềm đam mê duy nhất đã được sinh ra cùng với con người, cụ thể là tình yêu bản thân, là một niềm đam mê tự nó hoàn toàn thờ ơ với khái niệm thiện ác ; rằng đam mê ấy trở nên tốt hay xấu chỉ bởi rủi ro, và tùy theo hoàn cảnh nơi nó phát triển. Tôi đã chỉ ra rằng tất cả những thói xấu mà người ta quy cho trái tim con người đều không phải là tự nhiên : tôi đã nói cách chúng được sinh ra như thế nào ; như vậy có thể nói rằng tôi đã đi theo phả hệ của chúng ; và tôi đã cho thấy làm thế nào mà bởi sự suy thoái liên tiếp của mình, cuối cùng con người đã trở nên như hiện tại.
Tôi cũng lại đã giải thích điều mà tôi gọi là lòng tốt tự nhiên, mà nó dường như không được suy ra từ sự thờ ơ đối với cái thiện và cái ác, vốn là tự nhiên đối với tình yêu bản thân. Con người không phải là một sinh vật đơn giản ; nó được cấu tạo từ hai tố chất. Nếu tất cả mọi người không đồng ý như vậy, thì ngài và tôi sẽ thỏa thuận như vậy, và tôi đã cố gắng chứng minh điều đó với những người khác. Điều đó đã được chứng tỏ rồi, thì tình yêu bản thân không phải là một niềm say mê đơn giản mà nó có hai nguyên lý, cụ thể là sinh vật thông minh và sinh vật nhạy cảm, mà sự mãn nguyện của mỗi bên là không giống nhau. Sự thèm muốn của các giác quan hướng tới sự thèm muốn của thể xác, còn lòng yêu trật tự hướng tới tình yêu của tâm hồn. Tình yêu này, được phát triển và làm cho năng động, được gọi tên là ý thức ; nhưng ý thức chỉ phát triển và tác động với ánh sáng của con người. Chính bởi ánh sáng này mà con người nhận ra được trật tự, và chỉ khi con người biết được trật tự thì ý thức của nó mới khiến nó yêu trật tự. Vậy ý thức là vô hiệu khi con người không so sánh gì cả và không thấy được những mối quan hệ của nó. Trong tình trạng đó, con người chỉ biết có chính mình ; nó không ghét cũng không yêu gì cả ; bị giới hạn chỉ trong bản năng thể chất, nó là số không, nó ngu ngốc. Đó là điều tôi đã chỉ ra trong Bài luận về sự bất bình đẳng.

--------------------------------------------------------------
Le principe fondamental de toute morale, sur lequel j'ai raisonné dans tous mes écrits et que j'ai développé dans ce dernier avec toute la clarté dont j'étais capable, est que l'homme est un être naturellement bon, aimant la justice et l'ordre ; qu'il n'y a point de perversité originelle dans le cœur humain, et que les premiers mouvements de la nature sont toujours droits. J'ai fait voir que l'unique passion qui naisse avec l'homme, savoir l'amour de soi, est une passion indifférente en elle-même au bien et au mal ; qu'elle ne devient bonne ou mauvaise que par accident, et selon les circonstances dans lesquelles elle se développe. J'ai montré que tous les vices qu'on impute au cœur humain ne lui sont point naturels : j'ai dit la manière dont ils naissent ; j'en ai pour ainsi dire suivi la généalogie ; et j'ai fait voir comment, par l'altération successive de leur bonté originelle, les hommes deviennent enfin ce qu'ils sont.
J'ai encore expliqué ce que j'entendais par cette bonté originelle, qui ne semble pas se déduire de l'indifférence au bien et au mal, naturelle à l'amour de soi. L'homme n'est pas un être simple ; il est composé de deux substances. Si tout le monde ne convient pas de cela, nous en convenons vous et moi, et j'ai tâché de le prouver aux autres. Cela prouvé, l'amour de soi n'est plus une passion simple mais elle a deux principes, savoir, l'être intelligent et l'être sensitif dont le bien-être n'est pas le même. L'appétit des sens tend à celui du corps, et l'amour de l'ordre à celui de l'âme. Ce dernier amour, développé et rendu actif, porte le nom de conscience ; mais la conscience ne se développe et n'agit qu'avec les lumières de l'homme. Ce n'est que par ces lumières qu'il parvient à connaître l'ordre, et ce n'est que quand il le connaît que sa conscience le porte à l'aimer. La conscience est donc nulle dans l'homme qui n'a rien comparé et qui n'a point vu ses rapports. Dans cet état, l'homme ne connaît que lui ; il ne voit son bien-être opposé ni conforme à celui de personne ; il ne hait ni n'aime rien ; borné au seul instinct physique, il est nul, il est bête : c'est ce que j'ai fait voir dans mon Discours sur l'inégalité.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire