vendredi 13 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (9)

Liệu người ta có nghĩ rằng, nếu mà cuốn sách của tôi đã không bị truy tố ở nghị viện, thì ông có tấn công tôi ít hơn không ? Những người khác có thể tin như vậy hoặc nói như vậy ; nhưng còn ngài, mà lương tâm không thể chịu đựng được sự dối trá, ngài sẽ không nói như vậy. Cuốn « Luận về sự bất bình đẳng » của tôi đã truyền khắp giáo phận của ngài, mà ngài đã chẳng ban lệnh thư. « Thư gửi ngài d’Alembert » của tôi đã truyền khắp giáo phận của ngài, mà ngài đã chẳng ban lệnh thư. « Nàng Héloïse mới » đã truyền khắp giáo phận của ngài, mà ngài đã chẳng ban lệnh thư. Tuy thế tất cả những cuốn sách này, mà ngài đã đọc, bởi vì ngài đã phán xét chúng, đều hít thở cùng những châm ngôn ; ngay cả những cách suy nghĩ cũng không bị che giấu ; nếu chủ đề đã khiến chúng không có cùng một cách khai triển, chúng giành được về sức mạnh cái mà chúng mất đi về quy mô, và người ta sẽ thấy ở đó đức tin mà tác giả đã thổ lộ một cách ít dè dặt hơn là đức tin của cha xứ vùng Savoyard. Vậy tại sao mà khi đó ngài đã không nói gì ? Thưa Đức ông, bầy chiên của ông đã ít thân thương đối với ngài chăng ? Họ đã đọc tôi ít hơn chăng ? Họ đã ít thích sách của tôi hơn ? Họ đã ít tiếp xúc với sai lầm hơn ? Không phải ; nhưng khi đó chẳng hề có tu sĩ dòng Tên phải xua đuổi, những kẻ phản trắc còn chưa cuốn tôi vào cạm bẫy của chúng ; Ghi chú định mệnh kia còn chưa được biết tới, và khi nó được biết tới thì công chúng đã bầu phiếu cho cuốn sách của tôi rồi. Khi đó đã quá muộn để gây điều tiếng, người ta đã muốn trì hoãn, người ta chờ cơ hội, người ta rình nó, nắm bắt nó, người ta tận dụng nó với sự thịnh nộ thông thường của các tín đồ ; người ta chỉ nói tới những xiềng xích và giàn hỏa thiêu ; cuốn sách của tôi đã là hồi chuông báo động của tình trạng vô chính phủ và tiếng kèn của chủ nghĩa vô thần ; tác giả đã là một con quái vật cần bóp nghẹt ; người ta kinh ngạc là đã để hắn sống lâu đến thế. Trong cơn điên giận rộng khắp này, hẳn là ngài đã xấu hổ vì đã giữ im lặng : ngài đã thà làm một hành động tàn ác còn hơn là bị tố là thiếu lòng nhiệt thành, thà phục vụ kẻ thù của mình hơn là bị chúng chê trách. Vậy đó, thưa Đức ông, ngài hãy thừa nhận lý do thực sự của lệnh thư của ngài ; Đó có vẻ là sự hội tụ của những sự kiện khá đặc biệt khiến cho số phận của tôi đáng được gọi là kỳ lạ.

--------------------------------------------------------------------------
Croira-t-on que, quand mon livre n'eût point été déféré au parlement, vous ne l'eussiez pas moins attaqué ? D'autres pourront le croire ou le dire ; mais vous, dont la conscience ne sait point souffrir le mensonge, vous ne le direz pas. Mon Discours sur l'inégalité a couru votre diocèse, et vous n'avez point donné de mandement. Ma Lettre à M. d'Alembert a couru votre diocèse, et vous n'avez point donné de mandement. La Nouvelle Héloïse a couru votre diocèse, et vous n'avez point donné de mandement. Cependant tous ces livres, que vous avez lus, puisque vous les jugez, respirent les mêmes maximes ; les mêmes manières de penser n'y sont pas plus déguisées : si le sujet ne les a pas rendues susceptibles du même développement, elles gagnent en force ce qu'elles perdent en étendue, et l'on y voit la profession de foi de l'auteur exprimée avec moins de réserve que celle du Vicaire savoyard. Pourquoi donc n'avez-vous rien dit alors ? Monseigneur, votre troupeau vous était-il moins cher ? me lisait-il moins ? goûtait-il moins mes livres ? était-il moins exposé à l'erreur ? Non ; mais il n'y avait point alors de jésuites à proscrire ; des traîtres ne m'avaient point encore enlacé dans leurs pièges ; la note fatale n'était point connue et, quand elle le fut, le public avait déjà donné son suffrage au livre. Il était trop tard pour faire du bruit ; on aima mieux différer, on attendit l'occasion, on l'épia, on la saisit, on s'en prévalut avec la fureur ordinaire aux dévots ; on ne parlait que de chaînes et de bûchers ; mon livre était le tocsin de l'anarchie et la trompette de l'athéisme ; l'auteur était un monstre à étouffer ; on s'étonnait qu'on l'eût si longtemps laissé vivre. Dans cette rage universelle, vous eûtes honte de garder le silence : vous aimâtes mieux faire un acte de cruauté que d'être accusé de manquer de zèle, et servir vos ennemis que d'essuyer leurs reproches. Voilà, monseigneur, convenez-en, le vrai motif de votre mandement ; voilà ce me semble, un concours de faits assez singuliers pour donner à mon sort le nom de bizarre.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire