lundi 9 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (6)

Người công dân Genève chẳng mắc nợ gì đối với những vị thẩm phán bất công và bất tài, dựa trên một bản cáo trạng vu khống, không triệu tập ông ta, mà lại ra lệnh bắt. Không được triệu tới hầu tòa, ông ta không bị bắt buộc phải tới đó. Người ta chỉ sử dụng vũ lực chống lại ông ta, và ông ta né tránh nó. Ông ta giũ bụi trên giày, và đi ra khỏi mảnh đất mến khách này nơi người ta hăm hở đàn áp kẻ yếu, và tặng gông cùm cho người ngoại quốc trước khi lắng nghe người đó, trước khi biết được là hành động mà người ta tố cáo người đó có đáng bị trừng phạt hay không, trước khi biết được là người đó có phạm phải nó không.
Ông ta thở dài mà rời bỏ sự cô đơn ưa thích. Ông chỉ có một của cải duy nhất, nhưng quý giá, đó là bạn bè mình : ông chạy trốn họ. Trong sự yếu ớt của mình, ông chịu đựng một chuyến du hành dài : ông tới đích, và tin rằng mình đang thở trên một vùng đất tự do ; ông tiến gần đến tổ quốc của mình, tổ quốc mà ông đã xiết bao tự hào, yêu quý và vinh danh ; hy vọng được đón tiếp ở đó an ủi ông khỏi những sự thất sủng… Tôi biết nói gì đây ? Tim tôi thắt lại, tay tôi run rẩy, bút lông rơi xuống ; cần phải im lặng, và không bắt chước tội ác của Cham. Cần phải bí mật nuốt xuống nỗi đau đắng cay nhất của mình !
Vì sao tất cả những điều này ? Tôi sẽ không nói vì lý do nào, mà là mượn cớ nào. Người ta tố cáo tôi tội vô đạo, mà không nghĩ rằng cuốn sách mà người ta tìm kiếm tội đó đang nằm trong tay tất cả mọi người. Có điều gì mà người không sẵn lòng cho đi để có thể hủy đi cái vật chứng này, và nói rằng nó chứa đựng tất cả những thứ mà họ giả bộ tìm thấy ! Nhưng nó sẽ vẫn còn đó, cho dù người ta có làm gì đi nữa ; và trong khi tìm kiếm những tội ác mà tác giả bị trách cứ, hậu thế sẽ chỉ tìm thấy ở đó, trong cả những nhầm lẫn của ông ấy, những sai lầm của một người bạn của đức hạnh.

-----------------------------------------------------
Le citoyen de Genève ne doit rien à des magistrats injustes et incompétents qui, sur un réquisitoire calomnieux, ne le citent pas, mais le décrètent. N'étant point sommé de comparaître, il n'y est point obligé. L'on n'emploie contre lui que la force, et il s'y soustrait. Il secoue la poudre de ses souliers, et sort de cette terre hospitalière où l'on s'empresse d'opprimer le faible, et où l'on donne des fers à l'étranger avant de l'entendre, avant de savoir si l'acte dont on l'accuse est punissable, avant de savoir s'il l'a commis.
Il abandonne en soupirant sa chère solitude. Il n'a qu'un seul bien, mais précieux, des amis ; il les fuit. Dans sa faiblesse, il supporte un long voyage : il arrive, et croit respirer dans une terre de liberté ; il s'approche de sa patrie, de cette patrie dont il s'est tant vanté, qu'il a chérie et honorée ; l'espoir d'y être accueilli le console de ses disgrâces... Que vais-je dire ? Mon cœur se serre, ma main tremble, la plume en tombe ; il faut se taire, et ne pas imiter le crime de Cham. Que ne puis-je dévorer en secret la plus amère de mes douleurs !
Et pourquoi tout cela ? Je ne dis pas sur quelle raison, mais sur quel prétexte. On ose m'accuser d'impiété, sans songer que le livre où l'on la cherche est entre les mains de tout le monde. Que ne donnerait-on point pour pouvoir supprimer cette pièce justificative, et dire qu'elle contient tout ce qu'on a feint d'y trouver ! Mais elle restera, quoi qu'on fasse ; et, en y cherchant les crimes reprochés à l'auteur, la postérité n'y verra, dans ses erreurs mêmes, que les torts d'un ami de la vertu.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire