jeudi 19 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (11)

Thưa Đức ông, ngài đã không nhân đạo mà cũng không hào hiệp đối với tôi ; và không những ngài đã có thể được như vậy mà không bỏ qua bất cứ điều gì mà ngài đã nói ra để chống lại cuốn sách của tôi, mà lại còn có tác động tốt hơn. Tôi cũng thú thực là tôi không có quyền đòi hỏi ở ngài những đức tính ấy, cũng không có lý do để mong chờ chúng ở một linh mục. Hãy xem ít nhất thì ngài có công bình và công bằng không ; bởi đó là một nghĩa vụ nghiêm ngặt được đặt ra với tất cả mọi người, và ngay cả những vị thánh cũng không được miễn trừ.
Ngài có hai đối tượng trong lệnh thư của ngài, điều thứ nhất là kiểm duyệt cuốn sách của tôi, điều kia là phỉ báng tôi. Tôi tin rằng tôi sẽ đáp trả ngài rất hay nếu tôi chứng minh rằng hễ chỗ nào ngài  đã bác bỏ tôi thì ngài lập luận dở, và hễ chỗ nào ngài thóa mạ tôi thì ngài vu khống tôi. Nhưng khi mà người ta bước tới chỉ với bằng chứng trong tay, nhưng người ta lại bị bắt buộc, do bởi tầm quan trọng của chủ đề và bởi tính chất của đối thủ, phải theo một trình tự nặng nhọc và theo từng bước một tất cả những sự kiểm duyệt, thì để nói được một từ sẽ cần nhiều trang viết ; ấy vậy mà trong khi một bài châm biếm ngắn khiến ta vui, thì một bài biện hộ dài khiến ta buồn chán. Tuy nhiên tôi phải tự biện hộ, hoặc là tôi sẽ gánh chịu những lời đổ tội sai trái nhất của ngài. Vậy thì tôi sẽ tự vệ, nhưng tôi sẽ bảo vệ danh dự của tôi chứ không phải là cuốn sách của tôi. Đây không phải là việc xem xét Đức tin của cha sở xứ Savoie, mà là Lệnh thư của Đức Tổng Giám mục Paris ; và chỉ vì điều xấu mà ngài nói về người biên soạn cuốn sách khiến cho tôi phải nói về cuốn sách. Tôi làm điều mà tôi phải làm, bởi vì tôi có nghĩa vụ phải làm điều ấy, chứ không phải không biết rằng đó là một vị thế đáng buồn khi ta phải than phiền về một người quyền lực hơn ta ; và rằng bài biện minh cho một kẻ vô tội thật là một bài đọc nhạt nhẽo.
------------------------------------------------
Monseigneur, vous n'avez été pour moi ni humain ni généreux ; et non seulement vous pouviez l'être sans m'épargner aucune des choses que vous avez dites contre mon ouvrage, mais elles n'en auraient fait que mieux leur effet. J'avoue aussi que je n'avais pas droit d'exiger de vous ces vertus, ni lieu de les attendre d'un homme d'Église. Voyons si vous avez été du moins équitable et juste ; car c'est un devoir étroit imposé à tous les hommes, et les saints mêmes n'en sont pas dispensés.
Vous avez deux objets dans votre mandement, l'un de censurer mon livre, l'autre de décrier ma personne. Je croirai vous avoir bien répondu si je prouve que partout où vous m'avez réfuté vous avez mal raisonné, et que partout où vous m'avez insulté vous m'avez calomnié. Mais quand on ne marche que la preuve à la main quand on est forcé, par l'importance du sujet et par la qualité de l'adversaire à prendre une marche pesante et à suivre pied à pied toutes ses censures, pour chaque mot il faut des pages ; et tandis qu'une courte satire amuse, une longue défense ennuie. Cependant il faut que je me défende, ou que je reste chargé par vous des plus fausses imputations. Je me défendrai donc, mais je défendrai mon honneur plutôt que mon livre. Ce n'est point la Profession de foi du vicaire savoyard que j'examine, c'est le Mandement de l'archevêque de Paris ; et ce n'est que le mal qu'il dit de l'éditeur qui me force à parler de l'ouvrage. Je me rendrai ce que je me dois, parce que je le dois, mais sans ignorer que c'est une position bien triste que d'avoir à se plaindre d'un homme plus puissant que soi, et que c'est une bien fade lecture que la justification d'un innocent.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire