mardi 10 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (7)

Tôi sẽ tránh nói tới những người cùng thời với tôi ; tôi không muốn làm hại ai cả. Nhưng nhà vô thần Spinoza đã được yên bình giảng giải luận thuyết của ông ; ông ấy cho in sách của mình mà không bị trở ngại nào, người ta đọc chúng công khai : ông đến sống ở Pháp và được tiếp đón rất tốt ; tất cả các nhà nước đã mở cửa với ông, ông tìm được sự bảo trợ ở khắp nơi, hoặc chí ít là sự an toàn ; các ông hoàng trọng thị ông, tặng cho ông những chức giảng : ông đã sống và chết bình yên, thậm chí được coi trọng. Ngày nay, trong cái thế kỷ được tôn vinh bởi triết học, lý trí, nhân văn, chỉ vì đã phát biểu với sự thận trọng, thậm chí là với sự kính trọng và tình yêu đối với loài người, một vài sự nghi ngờ được thiết lập dựa trên chính vinh quang của Đấng tối cao, mà người bênh vực chính nghĩa của Thiên Chúa, mang tai tiếng, bị hắt hủi, bị săn đuổi từ nước này sang nước khác, từ nơi tị nạn này đến nơi tị nạn khác, không xét tới sự bần cùng của người đó, không xót thương đối với những khuyết tật của ông, với một sự dai dẳng mà chưa một kẻ bất lương nào phải chịu qua, và sẽ là dã man ngay cả đối với một người khỏe mạnh, bị tước đoạt lửa và nước trong gần như toàn châu Âu ; người ta xua đuổi ông cả ở giữa rừng : phải có được sự kiên quyết của một người bảo hộ danh tiếng và tất cả lòng tốt của một vị hoàng thân sáng suốt thì ông mới được để cho yên giữa núi non. Ông ta lẽ ra đã phải sống những ngày cuối đời khốn khổ trong gông cùm, ông ta lẽ ra đã chết trong nhục hình nếu như trong cơn choáng đầu tiên của các chính phủ, ông ta lại tùy thuộc vào lòng thương xót của những kẻ đã ngược đãi mình.
Thoát khỏi tay đao phủ, ông lại rơi vào tay thầy tu. Đó không phải là điều mà tôi cho là đáng kinh ngạc, nhưng đây lại là một con người đức hạnh mà tâm hồn cũng cao quý như là dòng dõi, một đức Tổng Giám mục danh tiếng, người lẽ ra phải trấn áp sự hèn hạ của những kẻ đó, lại cho phép điều này : ông ấy không xấu hổ, người lẽ ra phải thương xót những kẻ bị áp bức, lại đi kết tội một người như vậy trong lúc bất hạnh khốn cùng nhất. Ông ấy, một giáo chức Công giáo, tung ra một bức lệnh thư chống lại một tác giả Tin lành ; ông lên bục tòa án để phán xét như một vị thẩm phán về học thuyết đặc biệt của một kẻ dị giáo : và mặc dù là ông kết án một cách không phân biệt bất kỳ kẻ nào không thuộc về Giáo hội của ông, không cho phép kẻ bị tố cáo được lang thang theo cách của hắn, có thể nói như vậy ông đã vẽ ra cho kẻ đó con đường để anh ta đi thẳng xuống địa ngục. Ngay lập tức phần còn lại của các giáo sĩ của ông hăm hở, miệt mài, bám riết quanh một kẻ thù mà họ tin là đã bị hạ gục. Lớn và nhỏ, tất cả đều xúm vào : tên giữ đồ thờ tầm thường nhất cũng ra bộ giỏi giang ; không một tên ngốc mặc áo chùng nào, không một kẻ ốm o quen mặt nào trong xứ đạo, được thả sức chế nhạo kẻ mà cả Thượng nghị viện lẫn Đức giám mục của chúng hợp sức chống, lại không muốn có được vinh dự cho hắn một cú đá cuối cùng. 

----------------------------------------------
J'éviterai de parler de mes contemporains ; je ne veux nuire à personne. Mais l'athée Spinoza enseignait paisiblement sa doctrine, il faisait sans obstacle imprimer ses livres, on les débitait publiquement : il vint en France, et il y fut bien reçu ; tous les États lui étaient ouverts, partout il trouvait protection, ou du moins sûreté ; les princes lui rendaient des honneurs, lui offraient des chaires : il vécut et mourut tranquille, et même considéré. Aujourd'hui, dans le siècle tant célébré de la philosophie, de la raison, de l'humanité, pour avoir proposé avec circonspection, même avec respect et pour l'amour du genre humain, quelques doutes fondés sur la gloire même de l'Être suprême, le défenseur de la cause de Dieu, flétri, proscrit, poursuivi d'État en État, d'asile en asile, sans égard pour son indigence, sans pitié pour ses infirmités, avec un acharnement que n'éprouva jamais aucun malfaiteur et qui serait barbare même contre un homme en santé, se voit interdire le feu et l'eau dans l'Europe presque entière ; on le chasse du milieu des bois : il faut toute la fermeté d'un protecteur illustre et toute la bonté d'un prince éclairé pour le laisser en paix au sein des montagnes. Il eût passé le reste de ses malheureux jours dans les fers, il eût péri peut-être dans les supplices si durant le premier vertige qui gagnait les gouvernements, il se fût trouvé à la merci de ceux qui l'ont persécuté.
Échappé aux bourreaux, il tombe dans les mains des prêtres. Ce n'est pas là ce que je donne pour étonnant, mais un homme vertueux qui a l'âme aussi noble que la naissance, un illustre archevêque qui devrait réprimer leur lâcheté, l'autorise : il n'a pas honte, lui qui devrait plaindre les opprimés, d'en accabler un dans le fort de ses disgrâces ; il lance, lui prélat catholique, un mandement contre un auteur protestant ; il monte sur son tribunal pour examiner comme juge la doctrine particulière d'un hérétique : et, quoiqu'il damne indistinctement quiconque n'est pas de son Église, sans permettre à l'accusé d'errer à sa mode, il lui prescrit en quelque sorte la route par laquelle il doit aller en enfer. Aussitôt le reste de son clergé s'empresse, s'évertue, s'acharne autour d'un ennemi qu'il croit terrassé. Petits et grands, tout s'en mêle : le dernier cuistre vient trancher du capable ; il n'y a pas un sot en petit collet, pas un chétif habitué de paroisse qui, bravant à plaisir celui contre qui sont réunis leur sénat et leur évêque, ne veuille avoir la gloire de lui porter le dernier coup de pied.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire