Còn mụ Ninh Thị Hồng này, các bác bảo mụ ấy câm mồm lại ! Các bác đã biết thế nào là trông trẻ thiểu năng chưa ? Trông trẻ bình thường đã rất vất vả, trẻ thiểu năng nó như một con thú, nó chộp được cái gì thì nó đập vào đầu, chọc vào mắt bạn ! Ở bên Pháp này trong lớp mà có trẻ thiểu năng là có riêng một cô trông nó. Đi ra đường, thậm chí trẻ bình thường các cô trông trẻ cũng có dây, có đai để cột chúng vào xe đẩy, như là cột trâu ngựa ấy, chẳng có ai thấy làm sao. Đó là để bảo đảm an toàn cho chúng nó và cho mọi người !
Thằng bé nó có bị đau đớn gì không ? Có nguy hiểm gì đến tính mạng không ? Có bị sỉ nhục không ? Còn bao nhiêu thằng bị tra tấn giết hại hiếp dâm, thì cái hội khốn nạn này nó ở đâu, mà không bao giờ thấy nó lên tiếng, can thiệp gì ?
Tôi thương cô giáo quá ! Cô ấy làm thế là cô ấy có tâm đấy, cô ấy đảm bảo bọn trẻ khác, và cả chính thằng bé bị cột dây, được an toàn, thế mà bọn khốn lại xông vào đánh hội đồng cổ, còn vụ tát thằng nhỏ 231 cái thì im bặt đi. Cái xã hội Việt Nam của các bác, và cái nền giáo dục của các bác, nó rất là ngu xuẩn, bất nhân, các bác có biết không ?
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam lên tiếng việc cô giáo cột bé trai vào cửa sổ
Bà Ninh Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam - cho biết, dù nguyên nhân cô giáo ở Nam Định dùng dây cột bé trai 4 tuổi vào cửa sổ là gì đi nữa thì hành vi của cô vẫn là sai và rất phản cảm.
“Cô giáo đối xử với cháu bé như vậy là không thể chấp nhận”
Những giờ qua, vụ việc bé trai 4 tuổi học tại Trường mẫu giáo B Trực
Đại (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) bị cô giáo dùng dây cột vào cửa sổ
lớp học đã gây bức xúc và phản ứng trái chiều trong dư luận.
Người cho rằng hành vi của cô giáo là không thể chấp nhận, cần bị xử lý nghiêm. Người lại nói nên thông cảm cho các cô, vì cháu bé bị rối loạn phổ tự kỷ, câm điếc, có biểu hiện giẫm, cắn vào người. Việc hai giáo viên làm như vậy là để giữ an toàn cho chính cháu bé và những trẻ khác trong lớp.
Về vấn đề, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã chính thức lên tiếng. Bày tỏ quan điểm về vụ việc, bà Ninh Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam - khẳng định dù em bé có bị tăng động hay nghịch ngợm thì biện pháp của cô giáo là không được và cho thấy các cô đã thiếu kỹ năng sư phạm.
“Trong một lớp mầm non thì sẽ có trẻ thế này thế kia. Nếu phát hiện ra trẻ có biểu hiện như các cô nói thì phải phản ánh với ban giám hiệu, với gia đình cháu bé để có hướng xử lý. Gia đình và nhà trường sẽ cùng bàn bạc để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cháu.
Ví dụ như gia cảnh cháu bé quá khó khăn thì có thể báo cáo với lãnh đạo địa phương, để tìm biện pháp giúp đỡ, hoặc hướng các cháu vào học ở những lớp học đặc biệt - nơi có ít học sinh và giáo viên được trang bị kỹ năng để dạy dỗ và chăm sóc trẻ đặc biệt.
Đằng này các cô lại tự ý dùng biện pháp buộc, hay cột cháu bé vào cửa sổ như vậy, thực sự rất tội và thương cho cháu. Việc làm này rất phản giáo dục và không thể chấp nhận được” - bà Ninh Thị Hồng chia sẻ.
Cũng theo đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, trong vụ việc ở Nam Định, hiệu trưởng nhà trường cũng phải có trách nhiệm - đặc biệt nếu trước đó giáo viên đã báo cáo về tình hình của cháu bé mà hiệu trưởng không xử lý.
Bà Hồng cho rằng, từ vụ việc này cho thấy công tác giáo dục hòa nhập của chúng ta chưa tốt. Hiện rất ít giáo viên được đào tạo và có kinh nghiệm giảng dạy, chăm sóc trẻ đặc biệt. Khi cô không có kỹ năng, lại thiếu sự sâu sát của lãnh đạo nhà trường thì sẽ dẫn đến việc có những bước xử lý chưa đúng, gây phản cảm.
"Công tác tuyên truyền về quyền trẻ em chưa thực hiện tốt"
Thời gian qua, ngoài vụ việc bé trai 4 tuổi bị buộc dây, cột vào cửa sổ như ở Nam Định, còn xảy ra không ít vụ học sinh bị bạo hành trong trường học - nơi được xem là môi trường an toàn nhất để giáo dục trẻ. Có vụ nghiêm trọng và gây phẫn nộ trong dư luận như việc giáo viên phạt học trò bằng 231 cái tát ở Quảng Bình.
Trước tình trạng này, đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam thừa nhận công tác tuyên truyền về quyền trẻ em đến chính đối tượng trẻ em thực hiện chưa tốt. Vì trẻ không được gia đình, nhà trường giáo dục về những quyền của mình nên mới xảy ra việc 23 học sinh học lớp 6 chấp nhận tát vào mặt bạn theo lời cô giáo, không em nào dám ý kiến hay báo cho các cơ quan chức năng về vụ việc.
“Chúng ta đã thất bại trong quá trình chuyển tải những quy định về quyền trẻ em. Ngoài việc tăng cường tuyên truyền thì gia đình và nhà trường không thể giữ mãi kiểu giáo dục áp đặt, một chiều. Người lớn chúng ta phải tạo điều kiện và học cách lắng nghe ý kiến của trẻ em nhiều hơn” - bà Hồng nhấn mạnh.
Người cho rằng hành vi của cô giáo là không thể chấp nhận, cần bị xử lý nghiêm. Người lại nói nên thông cảm cho các cô, vì cháu bé bị rối loạn phổ tự kỷ, câm điếc, có biểu hiện giẫm, cắn vào người. Việc hai giáo viên làm như vậy là để giữ an toàn cho chính cháu bé và những trẻ khác trong lớp.
Về vấn đề, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã chính thức lên tiếng. Bày tỏ quan điểm về vụ việc, bà Ninh Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam - khẳng định dù em bé có bị tăng động hay nghịch ngợm thì biện pháp của cô giáo là không được và cho thấy các cô đã thiếu kỹ năng sư phạm.
“Trong một lớp mầm non thì sẽ có trẻ thế này thế kia. Nếu phát hiện ra trẻ có biểu hiện như các cô nói thì phải phản ánh với ban giám hiệu, với gia đình cháu bé để có hướng xử lý. Gia đình và nhà trường sẽ cùng bàn bạc để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cháu.
Ví dụ như gia cảnh cháu bé quá khó khăn thì có thể báo cáo với lãnh đạo địa phương, để tìm biện pháp giúp đỡ, hoặc hướng các cháu vào học ở những lớp học đặc biệt - nơi có ít học sinh và giáo viên được trang bị kỹ năng để dạy dỗ và chăm sóc trẻ đặc biệt.
Đằng này các cô lại tự ý dùng biện pháp buộc, hay cột cháu bé vào cửa sổ như vậy, thực sự rất tội và thương cho cháu. Việc làm này rất phản giáo dục và không thể chấp nhận được” - bà Ninh Thị Hồng chia sẻ.
Cũng theo đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, trong vụ việc ở Nam Định, hiệu trưởng nhà trường cũng phải có trách nhiệm - đặc biệt nếu trước đó giáo viên đã báo cáo về tình hình của cháu bé mà hiệu trưởng không xử lý.
Bà Hồng cho rằng, từ vụ việc này cho thấy công tác giáo dục hòa nhập của chúng ta chưa tốt. Hiện rất ít giáo viên được đào tạo và có kinh nghiệm giảng dạy, chăm sóc trẻ đặc biệt. Khi cô không có kỹ năng, lại thiếu sự sâu sát của lãnh đạo nhà trường thì sẽ dẫn đến việc có những bước xử lý chưa đúng, gây phản cảm.
"Công tác tuyên truyền về quyền trẻ em chưa thực hiện tốt"
Thời gian qua, ngoài vụ việc bé trai 4 tuổi bị buộc dây, cột vào cửa sổ như ở Nam Định, còn xảy ra không ít vụ học sinh bị bạo hành trong trường học - nơi được xem là môi trường an toàn nhất để giáo dục trẻ. Có vụ nghiêm trọng và gây phẫn nộ trong dư luận như việc giáo viên phạt học trò bằng 231 cái tát ở Quảng Bình.
Trước tình trạng này, đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam thừa nhận công tác tuyên truyền về quyền trẻ em đến chính đối tượng trẻ em thực hiện chưa tốt. Vì trẻ không được gia đình, nhà trường giáo dục về những quyền của mình nên mới xảy ra việc 23 học sinh học lớp 6 chấp nhận tát vào mặt bạn theo lời cô giáo, không em nào dám ý kiến hay báo cho các cơ quan chức năng về vụ việc.
“Chúng ta đã thất bại trong quá trình chuyển tải những quy định về quyền trẻ em. Ngoài việc tăng cường tuyên truyền thì gia đình và nhà trường không thể giữ mãi kiểu giáo dục áp đặt, một chiều. Người lớn chúng ta phải tạo điều kiện và học cách lắng nghe ý kiến của trẻ em nhiều hơn” - bà Hồng nhấn mạnh.
dfgd