lundi 5 novembre 2018

1 tập đoàn lớn của Pháp muốn mua nhiều trái cây Việt Nam

PLS : Hú hú hú ! Mong ước bao nhiêu lâu nay của ta, bây giờ mới bắt đầu thành hiện thực ! Xin cảm ơn ông Valentin Tran, xin chúc ông nhiều sức khoẻ và đạt được nhiều thành công to lớn ! Chúng ta mà mở cửa được thị trường trái cây, đặc biệt là nước trái cây, vào Pháp và châu Âu, thì trái cây Việt Nam sẽ không bao giờ ế nữa, ta cứ ngồi mà ăn dài dài (nhớ nuôi trẻ con ăn học cho nó đàng hoàng tử tế nghen, đừng để cho chúng bị suy dinh dưỡng kém phát triển nghen !).  

Ông Valentin Tran ơi, tôi xin thông báo cho ông biết là nhà tôi dùng toàn nước trái cây Andros, là nước trái cây tươi nguyên chất không đường không chất bảo quản, vị gì cũng ngon. Các bác phải tạo điều kiện cho họ làm ăn được suôn sẻ, Andros là một tập đoàn lớn họ sẽ giúp Việt Nam phát triển ngành nông nghiệp trái cây vươn ra thế giới ! Các bác phải biết là tương lai thế giới họ sẽ còn tiêu thụ trái cây và nước trái cây càng lúc càng nhiều, vì nó tốt cho sức khoẻ. Các bác cứ thử uống nước trái cây tươi hàng ngày xem, lúc nào cũng thấy tỉnh táo khoẻ mạnh, làm việc không biết mệt.

(Nhân tiện, tôi thấy ông Edouard Philippe có vẻ là một tay cừ, và nếu Pháp can dự vào biển Đông thì nhất định ta sẽ lấy lại được Hoàng Sa, các bác phải chịu khó o bế ổng nhiều nhiều vào !)



1 tập đoàn lớn của Pháp muốn mua nhiều trái cây Việt Nam

 
 
1 tập đoàn lớn của Pháp muốn mua nhiều trái cây Việt Nam
(PLO)- Một tập đoàn của Pháp muốn chọn Việt Nam làm trung tâm sản xuất cho cả vùng Đông Nam Á gồm cả Nhật Bản.
Tin liên quan
Tại diễn đàn doanh nghiệp Pháp-Việt vừa diễn ra cuối tuần qua tại TP.HCM thu hút sự tham dự của hơn 200 doanh nghiệp (DN) Pháp và Việt Nam. Chia sẻ lý do vì sao chọn đầu tư tại Việt Nam, ông Valentin Trần, Tổng Giám đốc Chi nhánh Việt Nam Andros Asia - chuyên chế biến các sản phẩm từ trái cây, cho biết: Tập đoàn chọn Việt Nam đầu tư để phát triển sang các thị trường khu vực vì Việt Nam có nền kinh tế phát triển rất nhanh, có dân số đông hơn 90 triệu người cùng nguồn nguyên liệu trái cây dồi dào.
Bên cạnh đó, thị trường trong khu vực còn rất tiềm năng cho các sản phẩm chất lượng cao từ trái cây để pha chế đồ uống, trái cây nghiền nguyên chất ăn liền, nước trái cây,...
Do đó, năm 2016 Andros đã mua lại hai nhà máy tại Mỹ Tho và Gò Công nhằm tập trung phát triển trái cây sơ chế đông lạnh phục vụ sản xuất công nghiệp và sản phẩm thành phẩm chế biến hoàn chỉnh từ trái cây để vừa xuất khẩu khắp châu Âu, châu Á. Trong đó chủ yếu là Pháp cũng như các quốc gia khác gồm Campuchia, Thái Lan... và cả thị trường Việt Nam.
Hiện tại hai nhà máy ở Việt Nam, các loại trái cây địa phương như xoài, chanh dây, sơri, tắc, mãng cầu, thơm, chuối… sản lượng xuất khẩu rất lớn, phục vụ cho những nhà máy trong tập đoàn trên thế giới.

“Đó cũng là lý do để tập đoàn chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất cho cả vùng Đông Nam Á gồm cả Nhật Bản. Trong năm đầu tiên của dự án, công suất nhà máy sẽ có thể sản xuất sản lượng thành phẩm lên đến 15.000 tấn. Đối với trái cây để sản xuất các loại mứt pha chế và trái cây xay nhuyễn đóng gói trực tiếp vào bao bì để tiêu thụ ở Việt Nam cũng như xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, tháng 11 này sẽ chính thức ra mắt tại thị trường” - ông Valentin Trần cho hay.
1 tập đoàn lớn của Pháp muốn mua nhiều trái cây Việt Nam  - ảnh 1
Các doanh nghiệp cùng trao đổi khi tham gia diễn đàn.
Theo ông Valentin Trần, với 30 nhà máy sản xuất ở nước ngoài, hoạt động hiện tại của tập đoàn là duy trì thu mua các loại trái ở Tiền Giang, Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như các vùng nguyên liệu khác tại miền Trung, miền Bắc Việt Nam về để sản xuất trái cây sơ chế đông lạnh.
Ngoài ra, Tập đoàn Andros cũng quan tâm đến thị trường mua bán-sáp nhập, hình thành các liên doanh ở Việt Nam, hợp tác với các nhà cung cấp trong nước…
Ông Fabrice Carrasco, Giám đốc khu vực châu Á Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, nhu cầu tiêu dùng nội địa của Việt Nam đang tăng trưởng ở mức 12%/năm. Người Việt Nam ngày càng chi tiêu nhiều hơn vào các lĩnh vực giáo dục, ăn uống bên ngoài, nghỉ dưỡng, sức khỏe, mỹ phẩm…
Thị trường Việt Nam còn tiềm năng lớn khi dân số tiếp tục tăng và độ tuổi trung bình trẻ cao, nhu cầu tiêu dùng cao. Hiện nay sức mua tăng gấp đôi so với năm năm trước. Và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm nữa.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư  trong 10 tháng đầu năm 2018 tổng vốn đầu tư Pháp cam kết vào Việt Nam đạt 717,7 triệu USD. Đến nay, Pháp có 533 dự án đầu tư FDI vào Việt Nam, với tổng vốn cam kết đạt 3,616 tỉ USD, trở thành quốc gia có vốn cam kết lớn thứ 15 trong 129 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI vào Việt Nam.
TÚ UYÊN
http://plo.vn/kinh-te/1-tap-doan-lon-cua-phap-muon-mua-nhieu-trai-cay-viet-nam-801219.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire